Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Cách viết mở bài docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (120.36 KB, 7 trang )

Cách viết mở bài
1- Khái niệm : Mở bài là phần đầu tiên ,là phần trước nhất đến với
người đọc ,gây cho người đọc cảm giác và ấn tượng ban đầu về bài
viết , tạo ra âm hưởng chung cho toàn bài văn .
-phần này có một vai trò và tầm quan trọng khá đặc biệt vì một mở
bài gọn gàng hấp dẫn sẽ tạo được hứng thú ở người đọc thường báo hiệu
một nội dung tốt . nên mở bài rất khó viết hay .
2- Cấu tạo của mở bài :
a- Về nội dung :
Mở bài thường có những bộ phận nhỏ sau :
+ Gợi mở vào đề :( Kiểu mở bài lung khởi )
- Nêu xuất xứ của đề , của nhận định …
Nêu lý do đưa đến bài viết …
+ Giớ thiệu đề : Đây là trọng tâm của mở bài co nhiệm vụ tạo nên tình
huống có vấn đề mà ta giải quyết ở phần thân bài :
- Giới thiệu nội dung vấn đề .
- Xác định phương hướng , phương pháp ,phạm vi mức độ giới hạn (nếu có )
- Nếu đoạn thơ thì có thể trích dẫn .
- B- Hình thức : Dung lượng và độ dài phải cân xứng với bài viết . Đặc biệt phải
liên hệ chặt chẽ và sự tương ứng cả về dung lượng lẫn phong cách diễn đạt với
kiểu bài .
- -Nên viết ngắn gọn , khéo léo ,gợi hứng thú .
- - Tránh viết vòng cèo mà không vào được vấn đề .
- - Tráng viết lan man không ăn khớp với các phần sau .
- - Tránh viết bay bướm cầu kỳ dài dòng làm phân tán sự chú ý người đọc .

2- Một số kiểu viết mở bài :
- Giới thiếu thẳng với người đọc vấn đề sẽ trình bày .
- Cách mở bai này nhanh gọn và giản dị dễ tiếp nhận thích hợp với
những bài viết ngắn .
- Nhược điểm nếu viết không khéo sẽ khô khan , ít hấp dẫn .


+ Sau đây là một số kinh nghiệm dạy làm mở bài cho học sinh :
a- Mở bài trực khởi: (trực tiếp )
- Giới thiệu tac giả .(1) .
- Giới thiệu tác phâm (2) và hoàn cảnh ra đời của tác phẩm ,(3)
- Đánh giá sơ bộ về nội dung(4) +nghệ thuật .(5)
- Với năm yếu tố trên ta có thể viết được các kiểu mở bài như sau :


1 2 3 4 / 4 5
2 1 3 4 / 4 5
3 2 1 4 / 4 5
4 1 2 3 /5
5 3 1 2 / 4
*Ví dụ : Phân tích bài thơ “Đồng chí” của Chính Hữu .
- Ta viết mở bài như sau :Chính Hữu là một nhà thơ quân đội thường xuyên viết về
đề tài người lính . Nhưng có lẽ thành công nhất là bài thơ “Đồng chí” đó là hình
ảnh anh bộ đội cụ Hồ trong chin năm trường kỳ chống thực dân Pháp .Từ khi ra
đời đến nay tác phẩm đã chiếm được cảm tình người đọc đặc biệt là các thế hệ học
trò
( Các kiểu khác thì chúng ta cũng vết tương tự )
b- Mở bài lung khởi : (Gián tiếp )
+ Là kiểu mở bài không đi thẳng vào vấn đề mà gợi mở vào đề bằng cách
so sánh, tương phản, nghi vấn giả định ,…bằng cách đưa ra :
- Một hình ảnh tương phản , đối lập .
- Một hình ảnh so sánh .
- Một đánh giá một trích dẫn,một câu tục ngữ ,ca dao .
- Một câu chuyện ngắn gọn .
+ mở bài lung khởi n ếukhéo viết thì rất sinh động gợi cảm,hấp dẫn gây hứng
thú cho người đọc .


+ Nhận biết sự khác nhau :

+ Mô hình lung khởi
- So sánh tương phản
- Trích dẫn văn thơ
- Mẫu chuyện
+ Mô hình trực khởi
-Tác phẩm -> Tác giả
- Hoàn cảnh nghệ thuật
- Khái quát về nội dung

 Ví dụ : Phân tích tám câu cuối đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích”
Buồn trông cửa bể chiều hôm
Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa
Buồn trông ngọn nước mơi sa
Hoa trôi man mác biết là về đâu ?
Buồn trông nội cỏ rầu rầu
Chân mây mặt đất một màu xanh xanh
Buồn trông gió cuốn mặt duềnh
Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi
( Truyện Kiều - Nguyễn Du )
+ Tìm hiểu đề :
- Thể loại : phân tích tác phẩm
- Ý – Có 4 ý
- Dàn bài
+ Mở bài :
- Gợi mở vào đề -> gới thiệu tác phẩm :”Truyện Kiều” (1) ->tác giả Nguyễn Du
(2) ->Hoàn cảnh thời phong kiến(3) ->Đánh giá khái quát về nghệ thuật (4) -
>Nội dung (5) .
* Từ những yếu tố trên ,chúng ta có thể viết được các kiểu bài như sau :

1 - Gợi mở vấn đề : 123/45
2 - Gợi mở vấn đề : 213/45
3 - Gợi mở vấn đề : 321/45
4 - Gợi mở vấn đề : 4123/5
5 - Gợi mở vấn đề : 5312/4
* Ví dụ về cách viết : 213/45
Trong bài thơ “ Kính gửi cụ Nguyễn Du” Nhà thơ Tố Hữu viết:
Nghìn năm sau nhớ Nguyễn Du
Tiếng thương như tiếng mẹ ru hàng ngày
Nghin năm sau nhân dân ta vẫn luôn tưởng nhớ đến Nguyễn Du ,một đại thi
hào của nền văn học Việt Nam ,một danh nhân văn hoá thế giới . Nhờ có Tố
Như chúng ta nhớ ngay đến áng thơ bất hủ Truyện Kiều” được sáng tác vào
thời kỳ chế độ phong kiến mục ruỗng thối nát cùng cực làm cho nhân dân ta
vô cùng khốn khổ . Đặc biệt là người phụ nữ . Bằng bút pháp tá cánh ngụ tình
độc đáo, nhà thơ đà làm sống dậy hình ảnh một người con gái tài sắc vẹn toàn
nhưng cuộc đời bị vùi dập bi thảm được diễn tả bằng những câu thơ tuyệt tác :
Buồn trông cửa bể chiều hôm
……………………………………
+ Mở bài theo kiểu : 5321/4
Trong bài “Kính gửi cụ Nguyện Du” nhà thơ Tố Hữu từng viết :
Nghìn năm sau nhớ Nguyên Du
Tiếng thương như tiếng mẹ ru hàng ngày
Nghìn năm sau nhân dân ta vẫn nhớ đến Nguyễn Du một đại thi hào dân tộc,
một danh nhân văn hoá thế giới . Tố Như đã để lại cho đời một áng thơ bất hủ
“Truyện Kiều” . Được sáng tác vào thời kỳ chế độ phong kến việt nammucj
ruỗng thối nát làm cho nhân dân ta cực khổ trăm bề . Đặc biệt là người phụ nữ
.Bằng bút pháp tả cảnh ngụ tình độc đáo, nhà thơ đã làm sống dậy hình ảnh
người con gái tài sắc vẹn toàn nhưng cuộc đời bị vùi dập bi thảm , được diễn tả
sinh động qua những dòng thơ tuyệt tác :
Buồn trông cửa bể chiều hôm

…………………………………….
 Các Kiểu dẫn dắt vào bài :
 1 – Các kiểu :.
a-Giới thiệu vài nét về tác giả -> Tác phẩm -> giới thiệu khái quát về đoạn trích
(chép nguyên văn đoạn trích )
b -Giới thiệu khái quát về tác phẩm -> Tác giả -> Giới thiệu khái quát về đoạn
trích (chép nguyên văn đoạn trích )
c- Giới thiệu khái quát về dòng văn học -> Tác phẩm -> Giới thiệu đoan trích
(chép nguyên văn )
d- Diễn dịch bằng cách dữa vào nội dung tác phẩm sắp xếp phân tích -> Giới
thiệu đề (chép nguyên văn )
2 - Giới thiệu đề :
- Sau bước dẫn dắt là bước giới thiệu đề .Bước này là bắt buộc . Giới thiệu đề
là chép y nguyên văn đoan thơ hoặc khổ thơ mà mình phân tích . Trường hợp
quá dài thì chép câu đầu rồi chấm lửng sau đó chép câu cuối là được . Nếu phân
tích cả bài thì chỉ cần giới thiệu tên tác phẩm là được .
3 - Chuyển ý :
= Bước này là bước nối liền giới thiệu đề với thân bài . Bước này còn gọi là giới
hạn vấn đề , báo cho người đọc biết bài mình làm trong phạm vi nao ?

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×