Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Đề 5 : Viết đoạn văn ngắn ( khoảng 15 - 17 dòng ) , trình bày cảm nhậm của em docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (161.75 KB, 6 trang )

Đề 5 : Viết đoạn văn ngắn ( khoảng 15 - 17 dòng ) , trình bày cảm nhậm của em về
đoạn thơ sau :
Vân xem trang trọng khác vời,
Khuôn trăng đầy đặn nét ngài nở nang.
Hoa cười ngọc thốt đoan trang,
Mây thua nước tóc tuyết nhường màu da.
( Truyện Kiều – Nguyễn Du )
* Đoạn văn mẫu :
Chỉ bằng 4 câu thơ, ND đã đặc tả được vẻ đẹp của Thuý Vân . Vân mới đẹp
làm sao! Con người nàng toát lên vẻ trang trọng khỏc vời ,từng đường nét dường
như đều là một kỳ công của tạo hoá : gương mặt trũn đầy ,tươi sáng như ánh trăng
,đôi mày dài thanh thoát,miệng cười tươi thắm như hoa ,tiếng nói trong như ngọc
,mái tóc mềm hơn mây ,làn da trắng mịn màng hơn tuyết …Cô gái ấy đó đẹp người
lại ý nhị, đoan trang . Mỗi câu thơ thực sự là một nét vẽ tài hoa về bức chân dung
của một giai nhân , tuyệt thế. Vẻ đẹp của nàng sánh ngang sự sáng trong của trăng,
hoa, ngọc,mõy,tuyết - những báu vật tinh khôi trong trẻo của đất trời. Vẫn là bút
pháp nghệ thuật ước lệ tryền thống với những hình tượng quen thuộc nhưng vẻ đẹp
của TV lại hiện lên một cách cụ thể dưới ngòi bút của ND. Cụ thể trong thủ pháp
liệt kê : Từ khuôn mặt, đôi mày, mái tóc, làn da, nụ cười đều được so sánh với
trăng, hoa, mây, tuyết, ngọc. Cụ thể trong việc sử dụng từ ngữ để làm nổi bật vẻ
đẹp riêng của Tv. Dường như phải tả như thế mới nói hết vẻ yêu kiều của một giai
nhân. Vẻ đẹp của Thuý Vân đươc thiên nhiên ưu ái nhường nhịn nên có lẽ cuộc
đời sẽ phẳng lặng ấm êm.
Đề 6 : Viết đoạn văn ngắn ( khoảng 15 - 17 dòng ) , trình bày cảm nhậm của em về
vẻ đẹp của NV Thuý Kiều ( Truyện Kiều – Nguyễn Du )
* Đoạn văn mẫu :
Vẻ đẹp của Kiều là sự kết hợp của cả sắc, tài, tình. Kiều đến với người đọc
bằng ấn tượng đầu tiên là cỏi “sắc sảo mặn mà” của người con gái đang độ trăng
trũn .Không chi tiết như khi tả Thuý Vân ,tả Kiều tác giả chỉ tập trung đặc tả đôi
mắt.Đôi mắt đẹp như làn nước mùa thu được điểm tô bằng đôi mày thanh nhẹ ,tươi
tắn như dáng núi mùa xuõn. Nàng đẹp lắm, đẹp đến mức hoa phải ghen, liều phải


hờn! Phộp nhõn hoỏ tài tỡnh khiến người đọc chợt liên tưởng :phải chăng hoa ghen
với nàng bởi kém nàng hương sắc ,liễu hờn với nàng bởi kém nàng sự mềm mại
thướt tha ? Vẫn là bút pháp ước lệ tượng trưng nhưng Kiều đó thật sự hiện ra trước
mắt người đọc với đầy đủ vẻ đẹp lộng lẫy của một trang quốc sắc thiên hương, đủ
khiến cho thành xiêu nước đổ .Có lẽ, chính vẻ đẹp sắc sảo mặn mà khiến thiên
nhiên cũng phải hờn ghen, đố kỵ ấy đó dự bỏo trước một cuộc đời đầy sóng gió sẽ
ập đến với nàng .Không chỉ có nhan sắc tuyệt đỉnh,Thuý Kiều cũn là người con gái
thông minh, đa tài.Ở nàng, cái tài đạt tới mức lí tưởng theo quan niệm thẩm mĩ
phong kiến, hội tụ đầy đủ tài thi- ca -nhạc- hoạ.Đỉnh cao của khiếu âm nhạc ở nàng
là tài soạn nhạc với cung đàn“bạc mệnh ”mang âm điệu nóo nựng. Cực tả cái tài
của Kiều cũng là để ca ngợi cái tâm đặc biệt của nàng . Dường như số phận đó
nhập vào điệu hồn riêng của nàng để hoá thân thành bản đàn bạc mệnh, ghi lại
tiếng lòng của một trái tim đa sầu đa cảm.

Đề 7 : Viết một đoạn văn khoảng 8 đến 10 câu nhận xét về nghệ thuật tả người của
Nguyễn Du qua đoạn trích “Chị em Thuý Kiều” (Ngữ văn 9 - Tập một).
* Gợi ý :
HS viết được các ý cụ thể :
- Tả chị em Thuý Kiều, Nguyễn Du sử dụng bút pháp ước lệ tượng trưng, lấy vẻ
đẹp của thiên nhiên để so sánh với vẻ đẹp của con người :
+ Thuý Vận : Đoan trang, phúc hậu, quý phái : hoa cười, ngọc thốt, mây thua
nước tóc, tuyết nhường màu da.
+ Thuý Kiều : Sắc sảo mặn mà, làn thu thuỷ, nét xuân sơn, hoa ghen liễu hờn.
- Dùng lối ẩn dụ để ví von so sánh nhằm làm nổi bật lên vẻ đẹp đài các của
hai cô gái mà qua đó, nhà thơ muốn đề cao vẻ đẹp của con người.
- Thủ pháp đòn bẩy, tả Vân trước, Kiều sau cũng là một bút pháp tài hoa của
Nguyễn Du để nhấn vào nhân vật trung tâm : Thý Kiều, qua đó làm nổi bật
vẻ đẹp của nàng Kiều cùng những dự báo về nỗi truân chuyên của cuộc đời
nàng sau này.
Đề 8 : Cảm nhận của em trước bức hoạ tuyệt đẹp về mùa xuân trong bốn câu thơ

đầu đoạn trích: “Cảnh ngày xuân” (trích “Truyện Kiều” của Nguyễn Du)
Gợi ý:
- Cần làm rõ 4 câu thơ dầu của đoạn trích"Cảnh ngày xuân" là một bức hoạ tuyệt
đẹp về mùa xuân.
+ Hai câu thơ đầu gợi không gian và thời gian - Mùa xuân thấm thoắt trôi mau.
Không gian tràn ngập vẻ đẹp của mùa xuân, rộng lớn, bát ngát.
+ Hai câu thơ sau tập trung miêu tả làm nổi bật lên vẻ đẹp mới mẻ, tinh khôi giàu
sức sống, nhẹ nhàng thanh khiết và có hồn qua: đường nét, hình ảnh, màu sắc, khí
trời cảnh vật
- Tâm hồn con người vui tươi, phấn chấn qua cái nhìn thiên nhiên trong trẻo, tươi
tắn hồn nhiên.
- Ngòi bút của Nguyễn Du tài hoa, giàu chất tạo hình, ngôn ngữ biểu cảm gợi tả.
* Đoạn văn mẫu :
Bằng việc sử dụng từ ngữ giàu chất tạo hình kết hợp bút pháp miêu tả sinh động,
gợi cảm, Tg đã khắc hoạ được 1 bức tranh tuyệt đẹp về mùa xuân với những vẻ
đẹp riêng . Mặc dù ngày xuân trôi mau, tiết trời sang tháng ba .Trong tháng cuối
cùng của mùa xuân, những cánh chim én vẫn rộn ràng bay lượn như thoi đưa giữa
bầu trời trong sáng. Vẻ đẹp của mùa xuân tháng ba cũng được lộ ra qua chi tiết
điển hình : Cỏ non xanh tận chân trời- Cành lê trắng điểm một vài bông hoa. Một
bức tranh mùa xuân có màu sắc, có hình ảnh, có linh hồn. Khiến ai dù có vô tâm
cũng không thể cưỡng lại được cái cảm giác say sưa, ngây ngất bởi cái nền màu
xanh non của thảm cỏ trải rộng tới chân trời, còn điểm xuyết một vài bông hoa lê
trắng - tất cả gợi lên vẻ đẹp riêng của mùa xuân. Đó là vẻ đẹp mới mẻ, tinh khôi,
giàu sức sống (cỏ non), kháng đạt trong trẻo ( xanh tận chan trời), nhẹ nhàng thanh
khiết( trắng điểm một vài bông hoa.). Chữ điểm làm cho cảnh vật trở nên sinh
động, có hồn chứ không tĩnh tại.
Đề 9 : Dựa vào nội dung gợi ý sau đây, em hãy viết thành một đoạn văn theo kiểu
kết cấu tổng phân hợp.
- Bình Ngô đại cáo là một áng văn chương bất hủ.
Gợi ý:

Bình Ngô đại cáo là áng văn chương yêu nước bất hủ của Nguyễn Trãi, là niềm
tự hào của văn học cổ Việt Nam. Tư tưởng chủ đạo của toàn bộ áng văn chương
này là niềm tự hào dân tộc của một đất nước đã giàng được thắng lợi vẻ vang, đem
lại hoà bình, độc lập cho toàn dân sau cuộc kháng chiến mười năm chống giặc
Minh đầy gay go, gian khổ nhưng cũng đầy những chiến công hiển hách. Lời lẽ
của bài cáo vừa rắn rỏi mạnh mẽ, vừa sống động, cụ thể, vừa hào hùng khoáng đạt.
Bình Ngô đại cáo đúng là một thiên cổ hùng văn có một không hai trong nền văn
học yêu nước truyền thống của dân tộc.
GV cho HS tiếp cận với một đoạn văn có kiểu kết cấu tổng phân hợp trước khi
thực hành viết bài :
Tiếng Việt của chúng ta rất đẹp: đẹp như thế nào, đó là điều rất khó nói. Chúng
ta không thể nói tiếng ta đẹp như thế nào, cũng như chúng ta không thể nào phân
tích cái đẹp của ánh sáng, của thiên nhiên. Nhưng đối với chúng ta là người Việt
Nam, chuiúng ta cảm thấy và thưởng thức một cách tự nhiên cái đẹp của tiếng
nước ta, tiếng nói của quần chúng nhân dân trong ca dao và dân ca, lời của cácnhà
văn lớn. Có lẽ tiếng Việt của chúng ta đẹp, bởi vì tâm hồn của người Việt Nam ta
rất đẹp, bởi vì đời sống, cuộc đấu tranh của nhân dân ta từ trước tới nay là cao
quý, là vĩ đại, nghĩa là rất đẹp.
(Phạm Văn Đồng)
Hướng dẫn về nhà và chuẩn bị tiết sau :
- Hoàn thiện các đoạn văn đã được gợi ý.
- Đọc tài liệu tham khảo liên quan đến các VB trích đoạn Truyện Kiều
- Tập ra đề và tự viết đoạn văn theo đề mình ra.

×