Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Đề :Cảm nhận của em về “Chuyện người con gái Nam Xương” doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (84.04 KB, 4 trang )

Đề :Cảm nhận của em về “Chuyện người con gái Nam
Xương”
Bài viết:
,Thế kỷ 16 là thời kỳ suy tàn của chế độ phong kiến Việt Nam.Các thế lực
phong kiến tranh giành quyền lực chém giết lẫn nhau đẩy người dân vô tội đến
bước đường cùng không lối thoát.Trong đem trường đen tối đó Nguyễn Dữ là
một nhà văn giàu lòng nhân đạo, Ông đã dùng ngòi bút của mình lên án các
cuộc chiến tranh phi nghĩa,ca ngợi và bênh vực quyền sống con người , đặc biệt
là người phụ nữ.Mà tác phẩm thành công nhất là “Chuyện người con gái Nan
Xương”.
Toàn bộ câu chuyện xoay quanh số phận nhân vật Vũ Nương khi còn con
gái, lúc đi lấy chồng và cái chết oan nghiệt. Ấn tượng sâu sắc nhất đối với
chúng ta đó là hình ảnh Vũ Thị Thiết một người con gái “thuỳ mị nết na lại có
tư dung tốt đẹp” mà phải chịu nhiều bất hạnh .
Dưới ngòi bút của tác giả Vũ Nương hiện lên là một cô gái hoàn hảo
.Thế nhưng dưới chế độ phong kiến người con gái đó đâu có quyền định đoạt
hạnh phúc của mình.Chỉ vì nhà nghèo Nàng phải kết duyên với Trương Sinh
một anh chàng đa nghi, hay ghen và dốt nát chỉ vì Chàng có “trăm lạng”.Phải
chăng trong chế độ thối nát đó ,thân phận người con gái chẳng khác gì một món
hàng.Người đọc cảm thấy nao lòng thương cho nàng ,lo cho Nàng trước mối
tình ngang trái đó .
Mặc dầu lấy phải người chồng không như ý muốn ,thế nhưng trong
những ngày ấy mọi phẩm chất tốt đẹp của Nàng đã được bộc lộ một cách rõ nét
.Biết chồng là người đa nghi “phòng ngừa quá mức” nhưng Nàng vẫn dự gìn
khuôn phép khiến vợ chồng không bao giờ dẫn đến thất hoà .Phải chăng khi đã
có chồng Nàng đã giành toàn bộ tình cảm cho chồng ,cho cái mái ấm gia đình
ấy .Chỉ vì một mong ước bình thường của Nàng đó là th vui “nghi gia nghi thất”
.Cái mong ước của Nàng cũng là mong ước của tất cả những người phụ nữ Việt
Nam .
Đọc tác phẩm độc giả chú ý nhất là hình ảnh khi tiễn chồng ra trận .Hãy
lắng nghe lời dặn dò của nàng “Chàng đi chuyến này thiếp chẳng mong được


đeo ấn phong hầu mặc áo gấm trở về quê cũ, chỉ mong ngày về mang được chữ
bình an”.Một suy nghĩ thật là bình dị ,cái suy nghĩ ấy được xuất phát từ một
người vợ chỉ mong ước vợ chồng sớm tối sum vầy bên nhau .Những ngày
chồng ra trận, mặc dầu nhớ chồng nhưng Nàng không buồn tủi .Trái lại Nàng
đã gánh vác mọi trọng trách của gia đình, sinh nở một mình ,thay chồng nuôi
mẹ nuôi con,dung hoà được quan hệ “mẹ chồng nàng dâu” khiến những ngày ấy
Nàng là chỗ dựa vững chắc cho cả gia đình kể cả vật chất lẫn tinh thần .Không
chỉ thế khi khi mẹ chồng ốm thì thuốc thang chu đáo, khi mẹ chết thì ma chay
tử tế lo cho mồ yên mả đẹp .
Ở Nàng ta không chỉ cảm nhận được đức tính đảm đang hiếu thảo mà ở đó
còn là trái tim nhân hậu thuỷ chung .Những ngày xa chồng hình ảnh Trương
Sinh là hình ảnh thường trực trong trái tim Nàng .Mỗi lần nhớ chồng Nàng
thường chỉ bóng mình trên tường nói với con đó là “cha Đản” để khuây đi nỗi
nhớ . Nàng có biết đâu rằng chính cái bóng ấy là sợi dây oan nghiệt giết chết
cuộc đời Nàng.Có thể nói rằng những đức tính tốt đẹp ấy và niềm khát khao
cháy bỏng về hạnh phúc gia đình là động lực to lớn giúp Nàng vượt qua tất cả
mọi khó khăn đợi chồng từ chiến trận trở về.
“Chuyện người con giái Nam Xương” đã để lại trong lòng người đọc một
nỗi đau nhức nhói . Đó là ngày trở về của Trương Sinh .Sau ba năm đằng đặng
chờ mong thì ngày sum họp của Nàng với chồng cũng đã đến .Thể nhưng chỉ vì
một lời nói ngây thơ của một đứa trẻ “ông cũng là cha của tôi ư ?”…Với bản
tính ghen tuông và sự dốt nát sẵn có Trương Sinh đã phủ nhận tất cả những
thành quả mà Nàng đã tạo dựng nên .Bỏ ngoài tai tất cả mọi sự can ngăn .Y đã
chửi mắng đáng đập Nàng một cách thậm tệ .Thế là cái hạnh phúc gia đình ấy
bổng cốc trở thành mây khói. Để minh oan cho sự trong trắng của mình Nàng
đã tìm đến cái chết kết thúc mối tình ngang trái đó .Nhưng càn oan nghiệt hơn
khi người gây nên cái chết không ngoài ai khác đó là đứa con mấy năm trời
Nàng ấp iu bú mớm và người chồng ba năm dài trông ngóng chờ mong . Họ là
thủ phạm đảy Nàng đến cái chết bi thương .Mặc dầu kết thúc tác phẩm Nàng
cũng có những tươi đẹp nơi chốn làn mây cung nước nhưng chẳng qua là niềm

mơ ước mà thôi.
Hơn bốn trăm năm đã trôi qua, nhưng tác phẩm còn nguyên giá trị của nó
.Câu chuyện là bài học lớn về hạnh phúc gia đình,là cuốn sách gối đầu giường
cho bao đôi bạn trẻ.Cảm ơn nhà văn Nguyễn Dữ người đã để lại cho nền văn
học nước nhà môt “thiên cổ kỳ bút”, để lại cho hậu thế một thiên tình sử bi
thảm làm nhức nhói trái tim người đọc bao đời .

×