Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (151.4 KB, 3 trang )
Hạt Gấc Trị Đau Khớp, Vết Thương
Nhân hạt gấc màu vàng nhạt chứa các chất vô
cơ, lipit, protit, gluxit, vitamin, xenlulo và các
men photphotoba, invedaxa, có tác dụng trị đau
khớp và các vết thương rất hiệu quả.
Đông y gọi hạt gấc là "mộc miết tử" (con ba ba gỗ) vì nó dẹt, hình gần như
tròn, vỏ cứng, mép có răng cưa, hai mặt có những đường vân lõm xuống,
trông tựa như con ba ba nhỏ.
Theo các sách cổ, nhân hạt gấc vị đắng, hơi ngọt, tính ôn, hơi độc, vào 2
kinh can và đại tràng, có tác dụng chữa mụn nhọt, sưng tấy, tràng nhạc, lở
loét, sưng vú, tắt tia sữa, chấn thương, ứ huyết
Nhiều gia đình có thói quen để dành hạt gấc sống hoặc đã qua đồ xôi. Khi
cần thì chặt đôi đem mài với ít rượu hoặc giấm thanh để bôi chỗ sưng tấy do
mụn nhọt, sưng quai bị; bôi nhiều lần trong ngày, cứ khô lại bôi, rất mau
khỏi.
Làm thuốc trị bệnh đau khớp và các vết thương: Lấy 50 hạt gấc chín, rửa
thật sạch, để ráo, nướng trên than củi sao cho hạt gấc thật vàng, đổ ra báo
trên nền đất khô ráo cho nguội, dùng dao tách vỏ, lấy ruột dập đều. Cho ruột
gấc vào lọ chai thuỷ tinh, đổ rượu trắng 45 độ (ngập xấp xấp), đậy nút kín,
ngâm 120 phút là có thể dùng được (ngâm càng lâu càng tốt).
Trị đau răng, họng, chảy máu răng, miệng, lưỡi : Hớp 1 ngụm rượu vào
miệng, ngậm 30 phút sáng và chiều. Không được nuốt vì hạt gấc có độc.
Trị đau khớp, vết cắn, vết thương do đụng giập, ngã : Dùng bông gòn y tế,
chấm thuốc rượu gấc xoa lên chỗ đau, có tác dụng tốt gần như mật gấu.