Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Hướng dẫn nuôi tôm nước lợ năm 2012 pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (134.92 KB, 5 trang )

Hướng dẫn nuôi tôm nước lợ
năm 2012

I. Về công tác chỉ đạo sản xuất
1. Lịch thả tôm nuôi
1.1. Vùng triều nuôi tôm trong ao đất, ao lót bạt lấy và thải
nước vào các lưu vực sông: Thời gian bắt đầu thả tôm từ
ngày 1/3/2012.
- Những ao nuôi có cơ sở hạ tầng đảm bảo (bờ ao cao, chắc
chắn, đáy ao ít tích tụ hữu cơ, ), nguồn nước cấp thuận lợi, thời
gian thả nuôi từ ngày 01/3/2012 (dương lịch) và kết thúc chậm
nhất đến ngày 15 tháng 9 năm 2012.
- Những ao nuôi tôm sú hoặc nuôi tôm thẻ chân trắng
nhưng chưa đảm bảo mực nước (nước ao nuôi thấp, thường
xuyên bị thấm lậu), nguồn nước cấp vào ao nuôi khó khăn, tôm
nuôi thường xuyên bị bệnh, chỉ thả nuôi 1 vụ. Thời gian thả nuôi
tùy vào sự lựa chọn của người nuôi, nhưng phải sau ngày
1/3/2012.
- Trong khoảng thời gian từ ngày 01/01/2012 đến ngày
28/02/2012, các hộ không được nuôi bất kỳ các loài giáp xác
nào (tôm, cua,…) ở ao nuôi (trừ các loại cá).
1.2. Vùng nuôi tôm trên cát lót bạt, cấp nước từ biển:
Các vùng này có cơ sở hạ tầng ao nuôi tương đối tốt, đảm
bảo đủ điều kiện nuôi thâm canh, có thể thả nuôi quanh năm.
Tuy nhiên, lượng chất thải, nước thải trong quá trình nuôi trước
khi đưa ra môi trường bên ngoài cần phải xử lý đảm bảo yêu cầu
theo qui định.
2. Con giống và mật độ thả
- Mật độ thả giống:
+ Vùng triều ven sông: Mật độ thả tôm sú từ 10 - 15
con/m


2
, tôm thẻ chân trắng từ 60 - 80 con/m
2
. Những ao nuôi
với hình thức tổng hợp (tôm sú - cua), thì thả tôm sú với mật độ
4 - 6 con/m
2
.
+ Vùng nuôi tôm thẻ lót bạt: Mật độ thả nuôi từ 100 - 150
con/m
2
.
- Con giống trước khi thả nuôi phải thực hiện kiểm dịch;
kiểm tra chất lượng để loại bỏ những đàn tôm yếu, nhiễm bệnh,
đặc biệt là mầm bệnh do virus, vi khuẩn, nấm, ký sinh trùng.
Tôm giống thả nuôi cần phải biết xuất xứ, giống có chất
cao, tốt nhất các hộ nuôi liên kết lại và có kế hoạch đặt mua tôm
giống tại các cơ sở cung cấp tôm giống có uy tín.
II. Tổ chức thực hiện
1. UBND, phòng NN&PTNT, phòng Kinh tế các huyện,
thành phố và các xã/phường nghề cá
- Thông báo lịch thời vụ nuôi tôm năm 2012, hướng dẫn
triển khai đến người dân cho phù hợp với từng vùng nuôi.
- Tổ chức giám sát vùng nuôi, tăng cường công tác kiểm tra
việc thực hiện lịch thời vụ tại các vùng nuôi tôm trong huyện,
thành phố, xã, phường. Có kế hoạch xử lý các trường hợp thả
tôm nuôi trước lịch thời vụ và xử lý triệt để ao nuôi khi có dịch
bệnh xảy ra.
- Đối với các địa phương: Núi Thành, Điện Bàn, Tam Kỳ
phối hợp với các cơ quan chức năng của tỉnh tăng cường công

tác kiểm tra, xử lý các cơ sở sản xuất, kinh doanh tôm giống đối
với hoạt động cung ứng tôm giống trước thời gian lịch thả tôm
nuôi trên địa bàn tỉnh.
- Có kế hoạch hướng dẫn các hộ nuôi tôm sản xuất theo
nhóm, tổ cộng đồng.
2. Chi cục Nuôi trồng Thủy sản
- Kiểm tra điều kiện sản xuất, kinh doanh, điều kiện vệ sinh
thú y các cơ sở sản xuất tôm giống; kinh doanh thuốc, thức ăn,
hóa chất, chế phẩm sinh học dùng trong nuôi trồng thủy sản.
- Kiểm tra, kiểm soát nguồn tôm giống tại các cơ sở sản
xuất, lưu giữ tôm giống trên địa bàn tỉnh; kiên quyết xử lý các
trường hợp tôm giống xuất trại, tôm giống nhập vào tỉnh không
rõ nguồn gốc, tôm giống lưu thông mà không thực hiện kiểm
dịch, cung ứng tôm giống cho người nuôi không theo lịch thời
vụ.
- Chủ động xây dựng phương án phòng chống dịch bệnh
đối với tôm nuôi; tham mưu kịp thời cho các cơ quan chức năng
xử lý và công bố dịch (nếu có). Phối hợp với các địa phương
trong phòng chống và khắc phục hậu quả dịch bệnh.
- Thực hiện công tác giám sát môi trường và bệnh trên tôm
nuôi.
3. Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư tỉnh
- Phối hợp với các đơn vị, địa phương triển khai nội dung
công văn này đến các địa phương nghề cá trên địa bàn tỉnh.
- Tổ chức các lớp tập huấn kỹ thuật nhằm giúp người nuôi
kiểm tra, chọn tôm giống sạch bệnh, hướng dẫn nuôi một số đối
tượng thủy sản nước lợ khác
- Xây dựng các mô hình nuôi thủy sản an toàn dịch bệnh và
ứng dụng các kỹ thuật mới vào nuôi tôm để hướng dẫn người
nuôi thực hiện.

4. Các cơ sở sản xuất, kinh doanh tôm giống và vật tư
liên quan đến nuôi trồng thủy sản
- Các cơ sở sản xuất, cung ứng tôm giống cần chấp hành
nghiêm các qui định của nhà nước trong việc sản xuất và kinh
doanh tôm giống. Không xuất bán tôm giống cho các hộ nuôi
tôm vùng triều trong tỉnh trước lịch mùa vụ qui định. Thực hiện
nghiêm công tác kiểm dịch tôm giống trước khi xuất bán. Thực
hiện công bố chất lượng sản phẩm, đồng thời thực hiện tốt việc
ghi chép quá trình sản xuất cũng như xuất bán tôm giống cho
các hộ nuôi.
- Đối với cơ sở cung ứng tôm giống trực tiếp tại địa bàn
tỉnh Quảng Nam cần đăng ký kế hoạch cung ứng với Chi cục
NTTS tỉnh để thực hiện công tác kiểm tra, giám sát, kiểm dịch
khi cần thiết. Tất cả nguồn tôm giống nhập vào tỉnh phải có xuất
xứ và thực hiện nghiêm các qui định về kiểm dịch, vận chuyển
hàng hóa.
- Các cơ sở sản xuất, kinh doanh thức ăn, thuốc, hóa chất,
chế phẩm sinh học phải đảm bảo điều kiện sản xuất, kinh doanh
theo qui định, không bán các loại hóa chất, kháng sinh cấm. Mọi
sản phẩm dùng trong nuôi trồng thủy sản phải có nhãn mác hàng
hóa đúng qui định và được công khai niêm yết giá bán.
5. Các hộ nuôi tôm trên địa bàn tỉnh
- Cần nghiêm túc thực hiện nuôi tôm đúng lịch thời vụ.
Thực hiện tốt công tác chọn tôm giống trước khi thả nuôi và
nuôi đúng kỹ thuật.
- Khi phát hiện tôm nuôi có dấu hiệu bất thường cần thông
báo cho chính quyền địa phương và cơ quan chuyên môn biết để
có biện pháp xử lý kịp thời.
- Tuyệt đối không được xả nước chưa qua xử lý hoặc tôm
chết ra môi trường, chấp hành nghiêm các biện pháp phòng

chống dịch bệnh.
- Cần liên kết chặt chẽ các hộ nuôi trong vùng trong việc
cải tạo ao nuôi, lấy nước, chọn và mua tôm giống để có được
đàn giống có chất lượng tốt.
- Người nuôi cần theo dõi tình hình thời tiết (như không khí
lạnh, mưa…) để có kế hoạch thả tôm giống, điều tiết môi trường
ao nuôi cho phù hợp.
- Cần tổ chức sản xuất theo các Tổ cộng đồng để tương trợ,
giúp đỡ lẫn nhau trong sản xuất, bảo vệ môi trường vùng nuôi.
Các hộ cần thực hiện quy trình kỹ thuật nuôi phù hợp đối với
từng hình thức nuôi.

×