Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Mô hình sử dụng phân bón NEB 26 điều hòa dinh dưỡng cho cây lúa ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (94.96 KB, 3 trang )

Mô hình sử dụng phân bón NEB 26 điều hòa dinh
dưỡng cho cây lúa

Trong những năm gần đây, nhu cầu sử dụng các giống mới có
tiềm năng về năng suất và chất lượng ngày càng cao. Tuy nhiên,
thực tế cho thấy, trong quá trình canh tác, người nông dân chỉ
quan tâm đến năng suất của cây trồng mà chưa chú ý đến việc
bồi dưỡng, cải tạo đất trồng trọt cũng như áp dụng chưa triệt để,
đầy đủ các biện pháp kỹ thuật như: bón phân không cân đối, sử
dụng quá nhiều phân bón hóa học ( đặc biệt là phân đạm), thuốc
BVTV; thiếu các loại phân hữu cơ, hữu cơ vi sinh, vi sinh
vật…Nếu quá trình canh tác nói trên kéo dài sẽ làm cho đất
trồng trọt bị chai cứng, thoái hóa, gây ảnh hưởng rất lớn đến
chất lượng môi trường đất trồng nói chung.
NEB 26 là loại phân bón mới được nhập khẩu từ Hoa Kỳ, có
tác dụng tăng cường và điều hòa dinh dưỡng cho cây trồng. Đây
là loại phân bón dạng lỏng, tác dụng của phân được dựa trên
nguyên tắc cung cấp vào đất các chất dinh dưỡng bao gồm: chất
hữu, lân dễ tiêu, kali dễ tiêu, một số nguyên tố trung lượng, vi
lượng và các chất cần thiết khác tạo điều kiện cho vi sinh vật có
ích trong đất hoạt động mạnh, phát triển cả về số lượng và
chủng loại. Từ đó giúp cây trồng sinh trưởng và phát triển tốt,
cho năng suất cao, tăng khả năng chống chịu với nhiều loại sâu
bệnh hại.
Mô hình trình diễn được triển khai với quy mô 5ha tại xứ đồng
với các giống lúa tham gia trình diễn là giống lúa thuần chất
lượng VS1, ĐTL2 và 02 giống lúa lai VT404, VT505. Với
nguyên tắc sử dụng phân NEB 26 là: sử dụng thay thế 1/2 lượng
phân đạm ure, các loại phân bón khác như: supe lân, kali không
thay đổi. Sử dụng 7ml NEB 26 thay thế 1kg urê, phối trộn đạm
trước sau đó bón cho lúa. Bón phối hợp NEB 26 với các loại


phân bón thông thường khác theo quy trình kỹ thuật.
Kết quả theo dõi các chỉ tiêu về tình hình sinh trưởng, năng
suất và tình hình sâu bệnh hại cho thấy:
Tuy nhiên, khi được bón phân NEB 26 cây lúa sinh trưởng,
phát triển tốt, đẻ nhiều hơn; chiều cao cây cao hơn; chiều dài
bông dài hơn; trỗ tập trung hơn từ đó rút ngắn thời gian sinh
trưởng. Lúa chín sớm hơn so với đối chứng từ 3-5 ngày. Đặc
biệt đối với giống VS1(là giống chịu rét trung bình) khi được
bón NEB 26, khả năng chịu rét của lúa tốt hơn so với đối chứng.
Biểu hiện qua đợt rét bộ lá lúa trong mô hình có màu xanh nhạt (
đối chứng có màu xanh vàng).
Khi bón phân cân đối, kết hợp với sử dụng phân NEB 26 cho
thấy: số bông trên khóm tăng so với đối chứng là 0,4 bông
/khóm, tỷ lệ hạt chắc/bông tăng 6% so với đối chứng. Từ đó dẫn
đến năng suất của các ruộng sử dụng phân NEB 26 cao hơn so
với ruộng không được bón phân NEB 26 là 23,3kg/sào (tương
đương 12,1%).
Khi sử dụng phân bón NEB 26 cây lúa sinh trưởng khỏe, cây
cứng cáp, bộ lá có màu sáng, đặc biệt là lá đòng to hơn và khi
chín lá đòng vẫn còn xanh. Biểu hiện không bị thừa đạm nên sâu
bệnh hại ít hơn. Tuy nhiên, ở giai đoạn lúa chuẩn bị trỗ hộ nông
dân vẫn tiến hành phun 1 lần thuốc để phòng trừ các loại sâu
bệnh hại. Khi không bón phân NEB, lá có màu xanh đậm, sâu
bệnh hại nhiều hơn. Số lượt phun thuốc phòng trừ sâu bệnh là 2-
3 lần.
So sánh hiệu quả kinh tế khi sử dụng phân bón NEB 26 và khi
không sử dụng loại phân này cho thấy: năng suất lúa bón NEB
26 tăng hơn so với đối chứng là 23,3kg/sào (tăng 12,1%). Tổng
chi phí sản xuất cho 01 sào lúa có sử dụng phân NEB 26 thấp
hơn so với không sử dụng phân NEB 26 là 98.800 đồng/sào.

Hiệu quả kinh tế khi bón phân NEB 26 là 285.200 đồng/sào (
tăng 38,7% so với đối chứng)

×