Tải bản đầy đủ (.pdf) (29 trang)

Hoạt Động Thẩm Định Tài Chính Dự Án Đầu Tư Tại BIDV Chi Nhánh Sơn Tây

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (552.82 KB, 29 trang )




ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ




NGUYỄN MẠNH HÀ





HOẠT ĐỘNG THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ
TẠI BIDV CHI NHÁNH SƠN TÂY





LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG







Hà Nội – 2012




ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ



NGUYỄN MẠNH HÀ




HOẠT ĐỘNG THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ
TẠI BIDV CHI NHÁNH SƠN TÂY

Chuyên ngành: TC & NH

LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH NGÂN
HÀNG


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS LÊ HOÀNG NGA




Hà Nội – 2012




Mục lục
Trang

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT i
DANH MỤC CÁC BẢNG ii
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ iii
Mở đầu 1
LỜI CẢM ƠN 3
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH DỰ ÁN
ĐẦU TƯ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 6
1.1. Những vấn đề chung về thẩm định TCDA đầu tư 6
1.1.1. Khái niệm dự án đầu tư 6
1.1.2. Phân loại dự án đầu tư 8
1.1.3. Các giai đoạn của dự án đầu tư 8
1.2. Hoạt động thẩm định tài chính dự án đầu tư tại các NHTM 10
1.2.1. Hoạt động cho vay theo dự án của NHTM 10
1.2.2. Khái niệm, mục đích và sự cần thiết phải thẩm định TCDA án đầu
tư của NHTM. 14
1.2.3. Quy trình và nội dung thẩm định TCDA đầu tư của NHTM. 16
1.3. Đánh giá hoạt động thẩm định TCDA đầu tư của NHTM 29
1.3.1. Các chỉ tiêu đánh giá hoạt động thẩm định TCDA đầu tư của
NHTM………………………………………………………………… 29
1.3.2. Các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động thẩm định TCDA đầu tư của
NHTM. 32
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH DỰ
ÁN ĐẦU TƯ TẠI BIDV CHI NHÁNH SƠN TÂY 37
2.1. Khái quát về BIDV chi nhánh Sơn Tây. 37


2.1.1. Cơ cấu tổ chức. 38

2.1.2. Tình hình hoạt động kinh doanh của BIDV chi nhánh Sơn Tây. 39
2.1.3. Tình hình cho vay các dự án đầu tư tại BIDV chi nhánh Sơn Tây.45
2.2. Thực trạng hoạt động thẩm định TCDA đầu tư tại BIDV chi nhánh Sơn
Tây. 48
2.2.1. Cơ sở thẩm định tài chính đối với dự án đầu tư 48
2.2.2. Quy trình TĐDA đầu tư và tổ chức thực hiện thẩm định TCDA đầu
tư tại BIDV chi nhánh Sơn Tây. 50
2.2.3. Thực trạng hoạt động thẩm định TCDA đầu tư của BIDV chi nhánh
Sơn Tây. 54
2.3. Đánh giá hoạt động thẩm định TCDA đầu tư tại BIDV chi nhánh Sơn
Tây. 59
2.3.1. Những kết quả đạt được. 59
2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân. 61
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG THẨM ĐỊNH TÀI
CHÍNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI BIDV CHI NHÁNH SƠN TÂY. 67
3.1. Định hướng hoạt động cho vay và thẩm định TCDA đầu tư của BIDV
chi nhánh Sơn Tây. 67
3.1.1. Định hướng hoạt động cho vay của BIDV chi nhánh Sơn Tây. 67
3.1.2. Định hướng hoạt động thẩm định TCDA đầu tư của BIDV chi
nhánh Sơn Tây. 69
3.2. Giải pháp hoàn thiện hoạt động thẩm định TCDA tại BIDV chi nhánh
Sơn Tây. 71
3.2.1. Giải pháp chính: 71
3.2.2. Giải pháp hỗ trợ: 78
3.3. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện hoạt động TCDA đầu tư ở BIDV
Sơn Tây. 89


3.3.1. Kiến nghị với Nhà nước, các Bộ, ngành. 89
3.3.2. Kiến nghị với NHNN và BIDV. 90

3.3.3. Kiến nghị với Chủ đầu tư. 92
KẾT LUẬN 94
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 96
Phụ lục





2

Mở đầu
1. Tính cấp thiết của đề tài:
Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển của nền kinh tế, các
dự án xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội và phục vụ đời sống ngày càng
nhiều, do đó hoạt động cho vay theo dự án của các ngân hàng ngày càng phát
triển. Tuy nhiên, cùng với việc mở rộng thêm quy mô cho vay tài trợ cho các
dự án đầu tư thì ngân hàng cũng có nguy cơ gia tăng những rủi ro tiềm ẩn. Vì
vậy trước khi cho vay, ngân hàng phải tiến hành đánh giá tính hiệu quả, rủi ro
của dự án đầu tư cho vay. Trong thẩm định dự án đầu tư, thẩm định tài chính
dự án đầu tư là nội dung rất quan trọng để đánh giá về tính sinh lời của dự án
đầu tư, khả năng thu hồi vốn, hiệu quả và sự an toàn trong hoạt động kinh
doanh của ngân hàng. Việc này càng cần thiết đối với hệ thống ngân hàng
thương mại cổ phần Đầu tư và phát triển Việt Nam vốn có thế mạnh về cho
vay theo dự án.
Những năm gần đây, cùng với xu hướng đô thị hóa, thị xã Sơn Tây
đang quyết tâm phấn đấu trở thành đô thị loại II, do vậy các dự án đầu tư trên
địa bàn Sơn Tây được triển khai ngày càng nhiều, nhất là các dự án đầu tư về
xây dựng các khu đô thị, di dân và xây dựng cơ sở hạ tầng nền kinh tế xã hội,
hoạt động cho vay theo các dự án đầu tư của BIDV chi nhánh Sơn Tây ngày

càng được phát triển. Tuy vậy, công tác TĐDA đầu tư tại chi nhánh chưa
được quan tâm đúng mức. Cùng với tình hình khó khăn chung của đất nước
trong mấy năm gần đây, đã gây tác động xấu tới chất lượng cho vay theo dự
án đầu tư của ngân hàng. Hoạt động cho vay theo dự án đầu tư của chi nhánh
đã có những chi nhánh đã có nhiều vấn đề, hạn chế nảy sinh, nợ quá hạn và
nợ xấu tăng nhanh làm giảm hiệu quả của kinh doanh và ảnh hưởng tới uy tín
của ngân hàng.


3

Vì thế, hoạt động TĐDA đầu tư, nhất là thẩm định tài chính dự án đầu
tư là rất quan trọng và trong giai đoạn hiện nay thì càng cần phải chú trọng
nhằm nâng cao chất lượng các khoản cho vay.
Nhằm góp phần giải quyết các vấn đề đã nêu ở trên và hoàn thiện hoạt
động thẩm định tài chính dự án đầu tư tại BIDV chi nhánh Sơn Tây, tác giả đã
chọn đề tài: “Hoạt động thẩm định tài chính dự án đầu tư tại BIDV chi
nhánh Sơn Tây” làm luận văn tốt nghiệp.
2. Tình hình nghiên cứu:

Hoàn thiện hoạt động thẩm định tài chính dự án đầu tư tại các ngân
hàng thương mại là một vấn đề không mới, từ năm 2008 đến nay đã có nhiều
công trình nghiên cứu dưới dạng luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ… công bố.
Có thể nêu một số công trình nghiên cứu điển hình như: Luận văn thạc sĩ
‘‘Giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay theo dự án đầu tư trung và dài hạn
trong hệ thống ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam’’
năm 2008; Luận văn thạc sĩ ‘‘Nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án
trong hoạt động cho vay tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn
Đông Hà Nội’’ năm 2009 của Trần Hồng Khánh, Đại học Kinh tế Quốc Dân;
Luận văn thạc sĩ ‘‘Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác thẩm

định cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại NHTM cổ phần Công
thương Việt Nam – chi nhánh Tô Hiệu’’ năm 2011 của Đỗ Thị Tuyết, Học
viện Tài chính; Luận án tiến sĩ ‘‘Hiệu quả cho vay theo dự án đầu tư tại các
NHTM Việt Nam’’ năm 2011 của Nguyễn Văn Thắng, Học viện Tài chính;
Luận văn thạc sĩ ‘‘Hoàn thiện công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư tại
Tổng công ty Tài chính cổ phần Dầu khí Việt Nam – chi nhánh Đà Nẵng’’
năm 2012 của Nguyễn Văn Lành, Đại học Đà Nẵng … Một số nghiên cứu về
các vấn đề có liên quan đến cho vay dự án đầu tư hoặc thẩm định tài chính dự
án đầu tư của các ngân hàng dưới dạng bài báo được đăng tải trên một số tạp


4

chí chuyên ngành như bài nghiên cứu ‘‘Xây dựng hệ thống chỉ tiêu chất lượng
thẩm định tài chính dự án đầu tư’’ năm 2012 của Ths. Phạm Trung Kiên và
Ths. Hồ Thị Hương, tạp chí Thị trường tài chính tiền tệ; bài nghiên cứu ‘‘Bàn
thêm về giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong giai đoạn thực
hiện tái cơ cấu NHTM’’ năm 2012 của TS. Nguyễn Đức Hải và ThS. Đặng
Lan Hương, tạp chí Thị trường tài chính tiền tệ; bài nghiên cứu ‘‘Rủi ro đạo
đức và vấn đề an toàn của hệ thống’’ năm 2012 của Kim Anh, tạp chí Thị
trường tài chính tiền tệ; bài nghiên cứu “BIDV - nhìn lại gia tài lớn qua 55
năm xây dựng, phát triển và một vài đề xuất về chiến lược phát triển mới”
năm 2012 của TS. Nguyễn Đại Lai, tạp chí Thị trường tài chính tiền tệ.
Trong các công trình nghiên cứu trên, các tác giả đã nêu ra được thực
trạng của công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư tại các NHTM trong
những giai đoạn mà mình nghiên cứu. Đồng thời mỗi tác giả cũng đã đưa ra
được các biện pháp nhằm nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu
tư tại các NHTM nói chung và tại các ngân hàng mình lựa chọn nghiên cứu
nói riêng.
Tuy nhiên, với những giai đoạn khác nhau thì mỗi ngân hàng khác nhau

lại có chiến lược kinh doanh khác nhau để phù hợp với tình hình phát triển
kinh tế - xã hội trên địa bàn. Trong tình hình kinh tế khó khăn hiện nay thì
BIDV chi nhánh Sơn Tây đang tập trung vào việc nâng cao chất lượng cho
vay theo dự án đầu tư nhằm giảm thiểu rủi ro tín dụng. Nhưng, để nâng cao
được chất lượng hoạt động cho vay theo dự án đầu tư thì BIDV chi nhánh Sơn
Tây phải nâng cao chất lượng hoạt động thẩm định tài chính dự án đầu tư vì
chất lượng hoạt động thẩm định tài chính đầu tư đóng vai trò quyết định đến
chất lượng khoản vay sau này. Xuất phát từ nhu cầu thực tế của BIDV chi
nhánh Sơn Tây và hiện chưa có một đề tài nào nghiên cứu một cách tổng thể
về ‘‘Hoạt động thẩm định tài chính dự án đầu tư tại BIDV chi nhánh Sơn


5

Tây’’, tác giả xin chọn đề tài ‘‘Hoạt động thẩm định TCDA đầu tư tại BIDV
chi nhánh Sơn Tây’’ để nghiên cứu.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu:
* Mục đích: Hoàn thiện hoạt động thẩm định tài chính dự án đầu tư tại
BIDV chi nhánh Sơn Tây góp phần vào nâng cao hiệu quả trong hoạt động
đầu tư của BIDV chi nhánh Sơn Tây.
* Nhiệm vụ nghiên cứu:
- Nghiên cứu lý luận chung về hoạt động thẩm định tài chính dự án đầu
tư của NHTM.
- Nghiên cứu thực trạng hoạt động thẩm định tài chính dự án đầu tư tại
BIDV – chi nhánh Sơn Tây.
- Đề xuất các giải pháp, kiến nghị nhằm hoàn thiện hoạt động thẩm
định tài chính dự án đầu tư tại BIDV – chi nhánh Sơn Tây.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
- Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động thẩm định tài chính dự án đầu tư
của NHTM.

- Phạm vi nghiên cứu: Hoạt động thẩm định tài chính dự án đầu tư tại
BIDV chi nhánh Sơn Tây giai đoạn 2009 đến 30/06/2012 và tới năm 2015,
các nghiên cứu đứng về phía NHTM là chủ yếu.
5. Phương pháp nghiên cứu:
Phương pháp tổng hợp, phân tích, phương pháp so sánh, các phương
pháp thống kê dựa trên số liệu thực tế và điều tra khảo sát.
6. Những đóng góp mới của luận văn:
- Nghiên cứu thực trạng hoạt động tài chính dự án đầu tư tại BIDV chi
nhánh Sơn Tây gắn với đặc điểm kinh tế - xã hội trên địa bàn.
- Đề xuất những giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện hoạt động thẩm
định tài chính dự án đầu tư tại BIDV chi nhánh Sơn Tây giai đoạn 2012 -2015.


6

7. Bố cục của luận văn: Luận văn ngoài phần mở đầu, danh mục tài liệu
tham khảo, danh mục chữ viết tắt, luận văn được chia thành 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về dự án đầu tư và thẩm định tài chính dự án
đầu tư của NHTM.
Chương 2: Thực trạng hoạt động thẩm định tài chính dự án đầu tư tại
BIDV chi nhánh Sơn Tây.
Chương 3: Giải pháp hoàn thiện hoạt động thẩm định tài chính dự án
đầu tư tại BIDV chi nhánh Sơn Tây.


































7


CHƯƠNG I

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ
CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1. Những vấn đề chung về thẩm định TCDA đầu tư
1.1.1. Khái niệm dự án đầu tư
Theo Luật Đầu tư năm 2005 thì “Dự án đầu tư là tập hợp các đề xuất
bỏ vốn trung và dài hạn để tiến hành các hoạt động đầu tư trên địa bàn cụ
thể, trong khoảng thời gian xác định”.
* Các đặc trưng cơ bản của một dự án đầu tư
- Dự án có mục đích, mục tiêu rõ ràng/Dự án có chu kỳ phát triển riêng
và thời gian tồn tại hữu hạn/Dự án chịu sự ràng buộc về nguồn lực/Dự án có
tính bất định và độ rủi ro cao
1.1.2. Phân loại dự án đầu tư
Theo cơ cấu tái sản xuất/Theo lĩnh vực hoạt động trong xã hội/Theo các
giai đoạn hoạt động của các dự án đầu tư trong quá trình tái sản xuất xã
hội/Theo thời gian thực hiện và phát huy tác dụng để thu hồi đủ vốn đã bỏ
ra/Theo sự phân cấp quản lý dự án (theo thẩm quyền quyết định hoặc giấy
phép đầu tư)/Theo nguồn vốn
1.1.3. Các giai đoạn của dự án đầu tư
Ta có thể minh họa các giai đoạn của dự án đầu tư theo hình sau đây:




Hình 1.1: Các giai đoạn của dự án đầu tư
Giai đoạn 1: Chuẩn bị đầu tư
Giai đoạn 2: Thực hiện đầu tư.
Ý đồ về
dự án
mới
Vận hành

các kết quả
đầu tư
Thực hiện
đầu tư
Chuẩn bị
đầu tư
Ý đồ về
dự án
đầu tư


8

Giai đoạn 3: Vận hành kết quả đầu tư
1.2. Thẩm định tài chính dự án đầu tư tại các NHTM
1.2.1. Hoạt động cho vay theo dự án đầu tư của NHTM
Cho vay theo dự án đầu tư được hiểu là một dạng cho vay trung và dài
hạn chủ yếu nhất của các NHTM. Đó là việc các NHTM hỗ trợ các khách
hàng có đủ nguồn lực tài chính thực hiện các dự định đầu tư mà thời gian thu
hồi vốn đầu tư vượt quá 12 tháng.
* Đặc điểm của hoạt động cho vay theo dự án đầu tư
- Đối tượng cho vay là các dự án đầu tư về thiết bị, máy móc, nhà
xưởng, các công trình xây dựng cơ bản nên thời hạn cho vay thường dài. Do
vậy cho vay theo dự án đầu tư thuộc loại tín dụng trung, dài hạn.
- Cho vay theo dự án đầu tư có số vốn cho vay lớn, thời gian cho vay
dài, chịu nhiều biến động và do đó có độ rủi ro cao.
* Quy trình cho vay theo dự án đầu tư
Giống như cho vay ngắn hạn, chu kỳ cho vay dự án đầu tư đối với các
khách hàng được bắt đầu bằng việc xem xét và quyết định cho vay, sau đó là
giải ngân vốn, theo dõi nợ vay và kết thúc bằng việc thu nợ gốc và lãi. Dựa

trên đề xuất vay dự án đầu tư của khách hàng vay, NHTM phải xem xét trong
một thời gian nhất định và đưa ra quyết định từ chối hay chấp nhận cho vay.


9


Hình 1.2: Quy trình cho vay theo dự án đầu tư của NHTM
1.2.2. Khái niệm, mục đích và sự cần thiết phải thẩm định TCDA án đầu
tư của NHTM
* Khái niệm TĐDA đầu tư
TĐDA là việc tổ chức xem xét một cách khách quan có khoa học và
toàn diện các nội dung cơ bản ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp tới việc đầu
tư cũng như tính khả thi của một dự án đầu tư để ra quyết định về đầu tư và
cho phép đầu tư.
* Khái niệm thẩm định TCDA đầu tư
Thẩm định TCDA đầu tư là thẩm định các yếu tố ảnh hưởng tới hiệu
quả tài chính của dự án đầu tư. Hay nói cách khác, thẩm định tài chính dự án


10

đầu tư là thẩm định tính khả thi về mặt tài chính của dự án đầu tư, nhu cầu
vay vốn của dự án đầu tư cũng như khả năng trả nợ và lãi vay của dự án đầu
tư.
* Sự cần thiết của thẩm định TCDA đầu tư
Về mặt nghiệp vụ, công tác thẩm định TCDA đầu tư của ngân hàng
giúp cho:
- Ngân hàng có cơ sở tương đối vững chắc để xác định được hiệu quả
đầu tư vốn cũng như khả năng hoàn vốn của dự án đầu tư, quan trọng hơn cả

là xác định khả năng trả nợ của chủ đầu tư.
- Ngân hàng có thể dự đoán được những rủi ro có thể xảy ra, ảnh hưởng
tới quá trình triển khai thực hiện dự án đầu tư. Trên cơ sở này, phát hiện và bổ
sung thêm các biện pháp khắc phục hoặc hạn chế rủi ro, đảm bảo tính khả thi
của dự án đầu tư đồng thời tham gia ý kiến với các cơ quan quản lý Nhà nước
và chủ đầu tư để có quyết định đầu tư đúng đắn.
1.2.3. Quy trình và nội dung thẩm định TCDA đầu tư của NHTM
Công tác thẩm định TCDA đầu tư trong cho vay của NHTM thông
thường được tiến hành qua một số bước sau:




Hình 1.3: Quy trình thẩm định tài chính dự án đầu tư tại các NHTM
Bước 1: Tiếp nhận dự án đầu tư, thu thập thông tin tài chính
* Hồ sơ dự án đầu tư về mặt tài chính bao gồm:
- Hồ sơ pháp lý.
- Hồ sơ về tình hình sản xuất kinh doanh và tài chính.
- Hồ sơ về dự án đầu tư vay vốn.
Phân tích tài chính
dự án đầu tư
Xử lý
thông tin
Tiếp nhận dự án,
thu thập các
thông tin tài chính


11


* Thông tin tài chính:
- Báo cáo về hồ sơ pháp lý liên quan đến nguồn tài chính của chủ dự án
đầu tư/Báo cáo tài chính
- Thông tin tài chính liên quan đến dự án đầu tư vay vốn.
- Các tài liệu liên quan khác:
Bước 2: Xử lý thông tin
Trên cơ sở nguồn thông tin thu thập được, CBTD thực hiện đánh giá
tính chính xác, độ tin cậy, tính khách quan của các thông tin để đảm bảo phục
vụ hiệu quả cho hoạt động thẩm định TCDA đầu tư sau này.
Bước 3: Phân tích tài chính dự án đầu tư
* Lựa chọn phương pháp thẩm định:
Tùy thuộc vào quy mô, mức độ quan trọng, tính chất phức tạp của từng
dự án đầu tư mà có thể có các phương pháp thẩm định khác nhau.
* Xem xét các chỉ tiêu tài chính
Các chỉ tiêu tài chính được xem xét trong thẩm định TCDA đầu tư bao
gồm một số các chỉ tiêu sau:
- Lãi suất chiết khấu.
- Giá trị hiện tại ròng (NPV).
- Tỷ suất hoàn vốn nội bộ (IRR).
- Chỉ số doanh lợi (PI).
- Điểm hòa vốn (BP).
- Khả năng trả nợ của dự án (DSCR)…
* Nội dung thẩm định TCDA đầu tư:
Thẩm định tài chính dự án đầu tư bao gồm nhiều nội dung liên quan
chặt chẽ với nhau. Những nội dung chủ yếu được NHTM chú trọng thẩm định
là:
- Thẩm định tổng mức vốn đầu tư của dự án đầu tư và nguồn tài trợ.


12


- Thẩm định dòng tiền của dự án đầu tư.
- Thẩm định lãi suất chiết khấu.
- Thẩm định các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tài chính của dự án đầu tư.
- Thẩm định rủi ro của dự án đầu tư.
1.3. Đánh giá hoạt động thẩm định TCDA đầu tư của NHTM
1.3.1. Các chỉ tiêu đánh giá hoạt động thẩm định TCDA đầu tư của
NHTM
 Chỉ tiêu định tính
* Về phía chủ dự án đầu tư:
* Về phía NHTM:
* Chỉ tiêu định lượng:
- Xây dựng được hệ thống các chỉ tiêu đánh giá dự án đầu tư phù hợp
với từng dự án.
Đưa ra kết quả thẩm định tài chính dự án đầu tư có hiệu quả.
1.3.2. Các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động thẩm định TCDA đầu
tư của NHTM.
1.3.2.1. Các nhân tố chủ quan.
* Nhân tố tổ chức, điều hành:
* Nhân tố con người:
* Nhân tố tiêu chuẩn, kỹ thuật thẩm định:
* Nhân tố trang thiết bị, kỹ thuật, cơ sở vật chất:
1.3.2.2. Các nhân tố khách quan.
* Nhân tố thông tin:
* Cơ chế chính sách, luật pháp của Nhà nước:
* Môi trường kinh tế xã hội:
* Về phía chủ dự án đầu tư:




13

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH DỰ ÁN ĐẦU
TƯ TẠI BIDV CHI NHÁNH SƠN TÂY

2.1. Khái quát về BIDV chi nhánh Sơn Tây
Ngân hàng đầu tư và phát triển Sơn Tây tiền thân là Chi điếm của ngân
hàng kiến thiết tỉnh Hà Sơn Bình. Từ 1982 - 1992 sáp nhập về Hà Nội là Chi
điếm 06 của ngân hàng đầu tư và xây dựng Hà Nội. Từ 1993 – 2006 là chi
nhánh cấp 2 của NH Đầu tư và Phát triển tỉnh Hà Tây. Từ 01/10/2006 được
nâng cấp lên chi nhánh cấp I, trực thuộc NH Đầu tư và Phát triển Việt Nam.
2.1.1. Cơ cấu tổ chức

Hình 2.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức BIDV chi nhánh Sơn Tây
2.1.2. Tình hình hoạt động kinh doanh của BIDV chi nhánh Sơn Tây
2.1.3. Tình hình cho vay các dự án đầu tư tại BIDV chi nhánh Sơn Tây.
Bảng 2.4: Tình hình cho vay các dự án đầu tư tại BIDV Sơn Tây giai
đoạn 2009 đến 30/6/2012
Đơn vị tính: Tỷ đồng


14

Chỉ tiêu Năm 2009

Năm 2010

Năm 2011

30/6/2012


1. Tổng số DN vay vốn 47

55

68

72

2. Số DAĐT 11

13

16

18

3. Tổng dư nợ 904

1.226

1.474

1.621,6

4. Dư nợ cho vay DAĐT 180,8

281,98

331,65


369,72

5. Tỷ trọng dư nợ của DAĐT/Tổng dư
nợ
20%

23%

22,5%

22,8%

6. Nợ quá hạn cho vay theo dự án 0,82%

1,08%

4,1%

15,3%

7. Nợ xấu 0,63%

0,92%

2,56%

4,21%



(Nguồn: Báo cáo thường niên BIDV chi nhánh Sơn Tây năm 2009 – 2012)
* Về tốc độ tăng trưởng tín dụng đối với cho vay theo dự án đầu tư:

Hình 2.5: Tổng dư nợ và dư nợ cho vay theo dự án đầu tư tại BIDV chi nhánh
Sơn Tây giai đoạn 2009 – 2012
* Về tỷ lệ nợ quá hạn và nợ xấu của cho vay theo dự án đầu tư


15


Hình 2.6: Tỷ lệ nợ quá hạn và tỷ lệ nợ xấu cho vay theo dự án đầu tư tại
BIDV chi nhánh Sơn Tây giai đoạn 2009 – 2012.
* Về cơ cấu cho vay dự án đầu tư theo ngành nghề tại BIDV chi
nhánh Sơn Tây
Bảng 2.5: Cơ cấu cho vay dự án đầu tư theo ngành nghề tại BIDV Sơn Tây
Stt

Lĩnh vực đầu tư
2009 2010 2011 30/06/2012
Dư nợ
Tỷ
trọng
Dư nợ
Tỷ
trọng
Dư nợ
Tỷ
trọng


Dư nợ
Tỷ
trọng
1
Các dự án xây dựng
và phát triển nhà
119,33

66%

194,57

69%

235,47

71%

251,41

68%

2 Các dự án sản xuất
27,12

15%

45,17

16%


56,38

17%

77,64

21%

3 Các dự án kinh
doanh thương mại
28,92

16%

36,66

13%

34,83

10,5
%

33,27

9%

4 Các DA khác
5,43


3%

5,58

2%

4,97

1,5%

7,4

2%

Tổng dư nợ
cho vay dự án
180,8

100%

281,98

100%

331,65

100%

369,72


100%


(Nguồn: Báo cáo thường niên BIDV chi nhánh Sơn Tây năm 2009 – 2012)
2.2. Thực trạng hoạt động thẩm định TCDA đầu tư tại BIDV chi nhánh
Sơn Tây
2.2.1. Cơ sở thẩm định tài chính đối với dự án đầu tư


16

Các văn bản làm cơ sở cho hoạt động thẩm định TCDA đầu tư:
- Văn bản của BIDV:
- Các văn bản liên quan đến NHNN:
- Các văn bản liên quan đến Nhà nước:
- Các văn bản liên quan đến chủ dự án đầu tư:
2.2.2. Quy trình TĐDA đầu tư và tổ chức thực hiện thẩm định TCDA
đầu tư tại BIDV chi nhánh Sơn Tây
* Quy trình TĐDA đầu tư tại BIDV chi nhánh Sơn Tây

Hình 2.7: Quy trình thẩm định dự án đầu tư tại BIDV chi nhánh Sơn Tây
* Tổ chức thực hiện thẩm định TCDA đầu tư tại BIDV chi nhánh
Sơn Tây
Tổ chức thực hiện thẩm định TCDA đầu tư tại BIDV chi nhánh Sơn
Tây được thực hiện theo các nội dung sau/Đánh giá về tính khả thi của nguồn
vốn, cơ cấu vốn đầu tư/Đánh giá về mặt thị trường, khả năng tiêu thụ sản
phẩm, dịch vụ đầu ra của dự án và phương án tiêu thụ sản phẩm sẽ đưa vào để



17

tính toán/Đánh giá về khả năng cung cấp vật tư, nguyên liệu đầu vào cùng với
đặc tính của dây chuyền công nghệ để xác định giá thành đơn vị sản phẩm,
tổng chi phí sản xuất trực tiếp.
2.2.3. Thực trạng hoạt động thẩm định TCDA đầu tư của BIDV chi
nhánh Sơn Tây
a. Về phía chủ dự án đầu tư:
Thứ nhất, phải kể đến đó là chất lượng các báo cáo tài chính của chủ dự
án đầu tư chưa cao, nhiều biểu mẫu chưa đúng và còn đôi khi thiếu sót.
Thứ hai, lập dự án đầu tư còn sơ sài, đôi khi chưa mang tính khoa học.
Thứ ba, các yếu tố hỗ trợ cho việc TĐDA đầu tư như các thông tin từ
internet, báo chí, ti vi, các thông tin của các ban ngành, đôi khi còn chưa đầy
đủ và thiếu
b. Về phía BIDV chi nhánh Sơn Tây:
Thứ nhất, đánh giá và phân tích của cán bộ thẩm định về khách hàng
còn thiếu sót và chưa toàn diện.
Thứ hai, công tác tổ chức, quản lý bộ máy thẩm định của chi nhánh,
quy trình tương đối khoa học và hoàn thiện từ hội sở chính đến tất cả các chi
nhánh.

Thứ ba, về phương pháp thẩm định thì hiện tại BIDV chi nhánh Sơn
Tây sử dụng phương pháp chiết khấu
Thứ tư, hiện tại BIDV chi nhánh Sơn Tây đang sử dụng các chỉ tiêu là
NPV, IRR, (DSCR). Về phân tích rủi ro, hiện tại BIDV chi nhánh Sơn Tây
mới sử dụng phương pháp phân tích độ nhạy từ đó xem xét sự thay đổi của
chi phí đầu vào, công suất hoạt động và giá bán qua đó đánh giá mức độ rủi ro
của dự án đầu tư qua sự thay đổi của các chỉ tiêu NPV, IRR và DSCR.
Thứ năm, về xác định lãi suất chiết khấu trong cho vay theo dự án đầu
tư tại BIDV chi nhánh Sơn Tây chính là chi phí vốn bình quân gia quyền của



18

các lãi suất của các nguồn mà chủ dự án đầu tư huy động cùng với lợi tức kỳ
vọng của vốn chủ sở hữu.
Thứ sáu, trong những năm gần đây, BIDV đã điều chỉnh ngày càng
giảm xuống thời gian phán quyết và tăng hạn mức phán quyết tại chi nhánh
đối với cho vay đầu tư dự án.
Thứ bảy, số lượng cán bộ thẩm định tín dụng tại BIDV chi nhánh Sơn
Tây còn ít, kinh nghiệm còn chưa nhiều, chủ yếu tốt nghiệp các trường kinh tế
với các chuyên ngành tài chính ngân hàng, quản trị kinh doanh,
Tuy vậy, BIDV hiện tại chưa xây dựng được hệ thống các chỉ tiêu đánh
giá dự án phù hợp với từng loại dự án đầu tư.
2.3. Đánh giá hoạt động thẩm định TCDA đầu tư tại BIDV chi nhánh
Sơn Tây
2.3.1. Những kết quả đạt được
- Cổ phần hóa thành công BIDV giúp BIDV chi nhánh Sơn Tây nâng
cao hiệu quả kinh doanh, trong đó có hiệu quả hoạt động TĐDA đầu tư.
- Tiếp tục hoàn thiện quy trình, nội dung, phương pháp của công tác
thẩm định TCDA đầu tư trong hoạt động cho vay.
- Đội ngũ cán bộ thẩm định được bổ sung:
2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân
2.3.2.1. Hạn chế
- Về đội ngũ nhân lực thẩm định:
- Nguồn dữ liệu đầu vào phục vụ công tác TĐDA đầu tư:
- Phương pháp thẩm định TCDA đầu tư còn đơn giản:
- Thẩm định một số chỉ tiêu trong thẩm định TCDA đầu tư còn sơ sài,
chưa thực sự chặt chẽ và nghiêm túc:
- Năng lực và kinh nghiệm về lập dự án của chủ đầu tư còn chưa cao:

2.3.2.2. Nguyên nhân


19

* Nguyên nhân chủ quan từ phía ngân hàng
- Thông tin về dự án đầu tư không đầy đủ, thiếu độ tin cậy:
- Cán bộ thẩm định chưa nhận thức rõ vai trò của công tác thẩm định
TCDA đầu tư:
- Số lượng và chất lượng cán bộ thẩm định còn hạn chế:
* Nguyên nhân khách quan:
- Nguyên nhân từ phía khách hàng:
- Nguyên nhân từ phía môi trường:



































20

CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG THẨM ĐỊNH
TÀI CHÍNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI BIDV CHI NHÁNH SƠN TÂY

3.1. Định hướng hoạt động cho vay và thẩm định TCDA đầu tư của
BIDV chi nhánh Sơn Tây
3.1.1. Định hướng hoạt động cho vay của BIDV chi nhánh Sơn Tây
- Bám sát chương trình phát triển kinh tế xã hội của Nhà nước, chính
sách kinh tế vĩ mô của Chính phủ, chính sách tiền tệ của NHNN Việt Nam và
định hướng, quy hoạch phát triển của các Bộ, ban ngành có liên quan…
- Quán triệt và thực hiện nghiêm túc các nghị quyết của hội đồng quản
trị và định hướng hoạt động kinh doanh của BIDV.

- Nâng cao chất lượng tín dụng, chất lượng công tác thẩm định.
3.1.2. Định hướng hoạt động thẩm định TCDA đầu tư của BIDV chi
nhánh Sơn Tây
- Tuân thủ mọi quy định của Nhà nước trong công tác TĐDA đầu tư,
đảm bảo theo đúng theo các quy định pháp luật về hoạt động thẩm định
TCDA đầu tư.
- Tuân thủ tốt các chỉ đạo của BIDV về công tác TĐDA đầu tư và thẩm
định TCDA đầu tư. Đề xuất lên BIDV xem xét hoàn thiện và chuẩn hóa các
quy trình, cẩm nang về công tác TĐDA đầu tư và thẩm định TCDA đầu tư.
- Đề xuất lên BIDV mở các lớp đào tạo nâng cao trình độ cán bộ
TĐDA đầu tư.
- Đề xuất lên BIDV cho phép chi nhánh được thực hiện hiện đại hóa
thiết bị công nghệ.
- TĐDA đầu tư phải đảm bảo tính khách quan, tính kịp thời, nắm bắt
cơ hội đầu tư có hiệu quả.


21

3.2. Giải pháp hoàn thiện hoạt động thẩm định TCDA đầu tư tại BIDV
chi nhánh Sơn Tây
3.2.1. Giải pháp chính
3.2.1.1. Hoàn thiện nội dung thẩm định TCDA đầu tư
* Thẩm định khách hàng vay vốn:
* Thẩm định phương án, dự án vay vốn:
3.2.1.2. Hoàn thiện phương pháp, quy trình thẩm định TCDA đầu tư
- Tiếp tục xem xét và đề xuất lên BIDV về việc hoàn thiện quy trình tín
dụng.
- Quá trình thẩm định cần kết hợp các phương pháp thẩm định như so
sánh, dự báo, phân tích rủi ro hoặc triệt tiêu rủi ro trên cơ sở phát huy những

thế mạnh của từng phương pháp.
3.2.2. Giải pháp hỗ trợ
3.2.2.1. Hoàn thiện công tác tổ chức thẩm định TCDA đầu tư
- Khi thẩm định TCDA đầu tư đòi hỏi CBTD phải nắm vững quy trình,
nội dung và phương pháp thẩm định.
- BIDV cần đề xuất hoặc thực hiện tách rời hai chức năng thẩm định và
chức năng theo dõi, quản lý cho vay tại chi nhánh.
- Đề xuất lên BIDV về thành lập một tổ thẩm định tín dụng nằm trong
phòng quan hệ khách hàng của Hội sở chi nhánh để chủ động trong các công
việc TĐDA đầu tư và nâng cao tính chuyên nghiệp trong thẩm định TCDA
đầu tư.
- Phân định rõ trách nhiệm cũng như quyền lợi của từng cá nhân tham
gia trong quy trình thẩm định và phê duyệt dự án gồm CBTD và lãnh đạo
phòng liên quan.
- Nâng cao công tác quản trị rủi ro tại chi nhánh.

×