Tải bản đầy đủ (.pdf) (81 trang)

Đánh giá tác động của tỷ giá đến hoạt động xuất nhập khẩu của việt nam và một số khuyến nghị chính sách,

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.28 MB, 81 trang )

NGÂN HÀNG NHÀ NƢỚC VIỆT NAM

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

HỌC VIỆN NGÂN HÀNG
-------*****-------

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA TỶ GIÁ ĐẾN HOẠT ĐỘNG
XUẤT NHẬP KHẨU CỦA VIỆT NAM VÀ MỘT SỐ
KHUYẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH

GVHD

: TS. PHẠM THỊ HỒNG ANH

Họ và tên sinh viên: VŨ THỊ QUN
Lớp

: TTQTA

Khóa

: K13

Khoa

: NGÂN HÀNG

Hà Nội, tháng 5 năm 2014




NGÂN HÀNG NHÀ NƢỚC VIỆT NAM

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

HỌC VIỆN NGÂN HÀNG
-------*****-------

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA TỶ GIÁ ĐẾN HOẠT ĐỘNG
XUẤT NHẬP KHẨU CỦA VIỆT NAM VÀ MỘT SỐ
KHUYẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH

GVHD

: TS. PHẠM THỊ HỒNG ANH

Họ và tên sinh viên: VŨ THỊ QUN
Lớp

: TTQTA

Khóa

: K13

Khoa


: NGÂN HÀNG

Hà Nội, tháng 5 năm 2014


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, trực tiếp thực hiện
dưới sự hướng dẫn của giáo viên hướng dẫn. Các số liệu, kết quả trong khóa luận là
trung thực và có nguồn gốc rõ ràng.
Hà Nội, ngày 25 tháng 5 năm 2013
Sinh viên thực hiện
Vũ Thị Quyên


LỜI CẢM ƠN
Trước hết, em xin được gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất tới cô giáo
TS.Phạm Thị Hoàng Anh – khoa Ngân hàng – trường Học viện Ngân hàng đã tận tình
giúp đỡ và hướng dẫn em trong suốt q trình nghiên cứu và hồn thành khóa luận tốt
nghiệp.
Tiếp theo, em xin chân thành cảm ơn các thầy, cô trong khoa Ngân hàng đã tạo
điều kiện giúp đỡ em trong q trình hồn thành khóa luận.
Em cũng xin gửi lời cảm ơn đến gia đình và bạn bè đã ln động viên em trong
suốt q trình học tập và hồn thiện bài khóa luận này.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 25 tháng 5 năm 2013
Sinh viên thực hiện
Vũ Thị Quyên


DANH MỤC CÁC CHỮ CÁI VIẾT TẮT

STT

Viết tắt

Nguyên văn tiếng Việt

1

APEC

Diễn đàn Hợp tác kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương

2

ASEAN

Hiệp hội các quốc gia Đơng Nam Á

3

BQLNH

Bình qn liên ngân hàng

4

CPI

Chỉ số giá tiêu dùng


5

EU

Liên minh Châu Âu

6

FDI

Đầu tư trực tiếp nước ngoài

7

FED

Cục dự trữ liên bang Mỹ

8

NER

Tỷ giá danh nghĩa song phương

9

NEER

Tỷ giá danh nghĩa đa phương


10

NHNN

Ngân hàng Nhà nước

111

NHTW

Ngân hàng trung ương

12

NHTM

Ngân hàng thương mại

13

RER

Tỷ giá thực song phương

14

REER

Tỷ giá thực đa phương


15

WTO

Tổ chức Thương mại thế giới


DANH MỤC BẢNG BIỂU, ĐỒ THỊ
Loại

Tên

Trang

Bảng
Bảng 2.1

Biên độ giao dịch tỷ giá từ năm 2007 đến nay

29

Bảng 2.2

Thứ hạng xuất khẩu, nhập khẩu của Việt Nam trên toàn thế

34

giới giai đoạn 2002-2012
Bảng 2.3


Tỷ giá thực song phương USD VND

Bảng 2.4

Tỷ giá thực đa phương REER VND) 1999-2013

51

Đồ thị 2.1

Diễn biến tỷ giá giai đoạn 2007-2013

26

Đồ thị 2.2

Kim ngạch xuất nhập khẩu và cán cân thương mại của Việt

32

) 1999-2013

45

Đồ thị

Nam giai đoạn 2007-2013
Đồ thị 2.3

Kim ngạch xuất khẩu một số mặt hàng chính của Việt Nam


34

Đồ thị 2.4

Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang các thị trường

37

chính
Đồ thị 2.5

Kim ngạch một số nhóm hàng nhập khẩu chính của Việt

40

Nam.
Đồ thị 2.6

Kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam từ các thị trường chính.

41

Đồ thị 2.7

Mối quan hệ giữa tỷ giá thực USD/VND và tỷ lệ X/N

46

Đồ thị 2.8


Tỷ giá thực song phương, tỷ giá thực đa phương và tỷ lệ X/N

52

của Việt Nam


MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU………………………………………………………………………...1
CHƢƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ TÁC ĐỘNG CỦA TỶ GIÁ ĐẾN HOẠT
ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU………………………………………………………...3
1.1 Những vấn đề lý luận về tỷ giá hối đoái…………….…………………......…….3
1.1.1 Khái niệm và phân loại tỷ giá………………………………...……………..…..3
1.1.2 Các nhân tố tác động đến tỷ giá………………………..…………………….....8
1.1.3 Chế độ tỷ giá………………………………………...………………………...12
1.2

Tác động của tỷ giá đến hoạt động xuất nhập khẩu………………...…...….14

1.2.1 Tác động của tỷ giá đến hoạt động xuất khẩu……...………………………….14
1.2.2 Tác động của tỷ giá đến hoạt động nhập khẩu………...……………………....15
1.2.3 Điều kiện Marshall – Lerner………..……………………………………...….16
1.3

Một số nghiên cứu về mối quan hệ giữa tỷ giá với hoạt động xuất nhập khẩu
của một số nƣớc trên thế giới ……………………………………………...…21

1.3.1 Trường hợp của Argentina…………………………………...……………......21
1.3.2 Trường hợp của Trung Quốc………..…………………………………............21

1.3.3 Trường hợp của Malaysia……………..…………………………….………....22
1.3.4 Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam …………………………………………..23
TÓM TẮT CHƢƠNG 1……………………………..……………………….……...25
CHƢƠNG 2: TÁC ĐỘNG CỦA TỶ GIÁ ĐẾN HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP
KHẨU CỦA VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN QUA……………….…………..26
2.1 Diễn biến tỷ giá và hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam 2007 – 2013…26
2.1.1 Diễn biến tỷ giá 2007-2013………………………………………..…………...26
2.1.2 Tình hình xuất nhập khẩu của Việt Nam giai đoạn 2007-2013……………......32
2.2 Phân tích tác động của tỷ giá đến hoạt động xuất nhập khẩu của
Việt Nam ………………………………………………………………………..……44


2.2.1 Tác động của tỷ giá thực song phương đến hoạt động xuất nhập khẩu của
Việt Nam………………………………………...………….……………….…..…....44
2.2.2 Tác động của tỷ giá thực đa phương đến hoạt động xuất nhập khẩu của
Việt Nam…………………………………..……………………………….………....48
2.3 Đánh giá chung về tác động của tỷ giá đến hoạt động xuất nhập khẩu của Việt
Nam trong thời gian qua…………………………………………….……………....55
2.3.1 Những kết quả đạt được…...……………………………………………………55
2.3.2 Những tồn tại và nguyên nhân…………………………………………...……..56
TÓM TẮT CHƢƠNG 2.………………………………………...…………………..58
CHƢƠNG 3: MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH………...……………....59
3.1 Định hƣớng chính sách tỷ giá và hoạt động xuất nhập khẩu của nƣớc ta trong
thời gian tới…………………………………………………………………………..59
3.1.1 Định hướng chính sách tỷ giá……...……………………………………………59
3.1.2 Định hướng về hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam trong thời gian tới…..60
3.2 Một số khuyến nghị chính sách………...……………………………………….62
3.3 Một số kiến nghị…….…………………………………………………………...65
3.3.1 Kiến nghị với Chính phủ…..........................................................………….......65
3.3.2 Kiến nghị


với NHNN…...............................…………….…..…………......67

TÓM TẮT CHƢƠNG 3...………………...…………………………………………69
KẾT LUẬN…………...……………………………………………………………...70


1
LỜI NĨI ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Khi nền kinh tế ngày càng phát triển cùng với xu hướng khu vực hóa, tồn cầu
hóa, việc giao thương đã khơng cịn bị bó hẹp trong phạm vi một quốc gia mà đã được
mở rộng trên phạm vi khu vực, toàn cầu. Hiện nay Việt Nam đã là thành viên của hàng
chục tổ chức liên kết kinh tế quốc tế như ASEAN, APEC, WTO… và hợp tác với hàng
trăm các quốc gia trên tồn thế giới. Có thể nói đây là cơ hội vô cùng to lớn đối với
hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam.
Có rất nhiều nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất nhập khẩu trong đó, tỷ giá
hối đối ln được xem là một nhân tố quan trọng tác động nhanh, mạnh đến hoạt động
xuất nhập khẩu. Chính vì vậy mà chính sách tỷ giá vẫn ln được các quốc gia sử dụng
như một công cụ điều tiết các quan hệ kinh tế quốc tế và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế
đặc biệt trong việc cải thiện cán cân thương mại của quốc gia.
Thực tế những năm vừa qua cho thấy, kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam
không ngừng tăng trưởng qua các năm nhưng đồng thời cán cân thương mại lại liên
tục thâm hụt. Việt Nam đã có những động thái như thế nào trong điều hành chính sách
tỷ giá để cải thiện tình hình nhập siêu liên tục trong nhiều năm qua và nó đã có những
tác động gì đến hoạt động xuất nhập khẩu của nước ta. Do vậy, tác giả thực hiện
nghiên cứu đề tài “Đánh giá tác động của tỷ giá đến hoạt động xuất nhập khẩu của
Việt Nam và một số khuyến nghị chính sách” nhằm nghiên cứu tác động của tỷ giá
đến hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam và từ đó đưa ra những khuyến nghị chính
sách phù hợp.

2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở lý luận chung về tỷ giá và tác động của nó đến hoạt động xuất nhập
khẩu, khóa luận được thực hiện nhằm các mục đích nghiên cứu sau:
- Nghiên cứu diễn biến tỷ giá và xuất nhập khẩu của Việt Nam giai đoạn 2007 2013.
-Tính tốn số liệu về tỷ giá thực song phương, tỷ giá thực đa phương của Đồng
Việt Nam từ đó rút ra mối quan hệ giữa tỷ giá và hoạt động xuất nhập khẩu của Việt
Nam trong thời gian qua.


2
- Từ những phân tích về tác động của tỷ giá đến hoạt động xuất nhập khẩu của
Việt Nam, tác giả đề xuất một số khuyến nghị chính sách nhằm nâng cao sức cạnh
tranh hàng hóa của Việt Nam trên trường quốc tế.
3. Phƣơng pháp nghiên cứu
Sử dụng các số liệu trong quá khứ để tính tỷ giá thực song phương, đa phương
của Đồng Việt Nam từ đó đánh giá mức độ ảnh hưởng của tỷ giá đến xuất nhập khẩu
của Việt Nam.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là tỷ giá danh nghĩa, tỷ giá thực, giá trị xuất nhập khẩu,
chỉ số giá tiêu dùng.
Phạm vi nghiên cứu là đồng tiền của nước ta và các nước có quan hệ thương
mại chủ yếu gồm Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, Singapore, Thái Lan, Đài Loan, Đức,
Pháp, Hàn Quốc, Úc. Số liệu để tính tốn tỷ giá thực được lấy theo năm từ năm 1999
đến năm 2013.
5. Kết cấu đề tài
Khóa luận nghiên cứu đề tài “Đánh giá tác động của tỷ giá đến hoạt động
xuất nhập khẩu của Việt Nam và một số khuyến nghị chính sách”.
Kết cấu đề tài gồm 3 chương:
Chƣơng 1: Lý luận chung về tác động của tỷ giá đến hoạt động xuất nhập khẩu.
Chƣơng 2: Tác động của tỷ giá đến hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam

trong thời gian qua.
Chƣơng 3: Một số khuyến nghị chính sách.
6. Ý nghĩa nghiên cứu và thực tiễn
Khóa luận đi tính tốn, phân tích và đưa ra những đánh giá mang tính thực tế về
tỷ giá thực, biến động của tỷ giá thực và tác động của nó đến hoạt động xuất nhập
khẩu. Từ đó khái quát những đặc trưng về mối quan hệ giữa tỷ giá và hoạt động xuất
nhập khẩu đồng thời đưa ra những giải pháp phù hợp nhằm cải thiện cán cân thương
mại của Việt Nam trong những năm tới.


3
CHƢƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ TÁC ĐỘNG CỦA TỶ GIÁ ĐẾN HOẠT
ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU
1.2 Những vấn đề lý luận về tỷ giá hối đoái
1.2.1 Khái niệm và phân loại tỷ giá
1.2.1.1

Khái niệm tỷ giá
Trong điều kiện một nền kinh tế mở, thương mại quốc tế trở thành phổ biến,

việc thanh toán giữa các quốc gia nhất thiết phải sử dụng tiền tệ của nước này hay
nước khác. Để thực hiện việc chuyển đổi tiền tệ giữa các nước, các quốc gia phải sử
dụng tỷ giá. Để có cơ sở hình thành một khái niệm chung về tỷ giá phù hợp với bối
cảnh các thị trường tài chính quốc tế ngày càng phát triển mạnh mẽ như hiện nay thì
việc nghiên cứu khái niệm tỷ giá là cần thiết.
Theo Fredic S.Miskin: The economics of money, Banking and Financial
market, “The price of one currency in terms of another is called the exchange rate”.
Nghĩa là “Giá của một đồng tiền được biểu thị thông qua một đồng tiền khác được gọi
là tỷ giá”.
Theo Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành năm 2010, điều 6, khoản

5: “Tỷ giá hối đoái của đồng Việt Nam là giá của một đơn vị tiền tệ nước ngồi tính
bằng đơn vị tiền tệ của Việt Nam”.
Như vậy, qua các khái niệm về tỷ giá cho thấy cách diễn đạt về tỷ giá có khác
nhau nhưng cách hiểu chung nhất thì tỷ giá được hiểu như sau: “Tỷ giá là giá cả của
một đồng tiền được biểu thị thông qua đồng tiền khác”. Hiện nay, tỷ giá có thể được
niêm yết theo hai phương pháp:
Phương pháp yết giá trực tiếp: Là phương pháp yết tỷ giá mà tỷ giá là giá của
một đơn vị ngoại tệ tính bằng số đơn vị nội tệ. Hầu hết các quốc gia trên thế giới đều
dùng phương pháp yết tỷ giá trực tiếp trong đó có Việt Nam.
Phương pháp yết giá gián tiếp: Là phương pháp yết tỷ giá mà tỷ giá là giá của
một đơn vị nội tệ tính bằng số đơn vị ngoại tệ. Hiện nay, trên thế giới có 5 đồng tiền
sử dụng phương pháp yết tỷ giá gián tiếp, gồm: GBP, AUD, NZD, EUR và SDR.


4
Trong phạm vi của khóa luận, để thuận tiện theo dõi và nhất quán, quy ước viết
tỷ giá theo cách trực tiếp, ví dụ trên thị trường ngoại hối Việt Nam yết giá
USD/VND = 21000 có nghĩa là 1USD = 21000VND.
1.2.1.2

Phân loại tỷ giá
Căn cứ vào tính chất tác động đến thương mại quốc tế, ta có:

Tỷ giá danh nghĩa song phƣơng (Nominal Bilateral Exchange Rate – NER)
“Tỷ giá danh nghĩa song phương là giá cả của một đồng tiền được biểu thị
thông qua một đồng tiền khác mà chưa đề cập đến tương quan sức mua hàng hóa,
dịch vụ giữa chúng”1.
Để đo lường sự biến động giá trị của các đồng tiền, ta sử dụng khái niệm chỉ số
tỷ giá danh nghĩa: et =


(1.1)

Trong đó: et: là chỉ số tỷ giá danh nghĩa
Et: là tỷ giá danh nghĩa thời điểm t
E0: là tỷ giá danh nghĩa tại thời điểm gốc.
Vậy khi tỷ giá tăng, đồng tiền yết giá đổi được nhiều đồng tiền định giá hơn nên
đồng tiền yết giá được gọi là đồng tiền lên giá, đồng tiền định giá đổi được ít đồng tiền
yết giá hơn nên gọi là đồng tiền giảm giá.
Tỷ giá thực song phƣơng (Real Bilateral Exchange Rate – RER)
“Tỷ giá thực song phương bằng tỷ giá danh nghĩa đã được điều chỉnh bởi tỷ lệ
lạm phát giữa trong nước với nước ngoài, do đó, nó là chỉ số phản ánh tương quan
sức mua giữa nội tệ và ngoại tệ”2
Tại một thời điểm, tỷ giá thực trạng thái tĩnh được đo bằng:
er = E

(1.2)

Trong đó: Er: tỷ giá thực (dạng chỉ số)
1 ,2

GS. TS Nguyễn Văn Tiến (2011), Giáo trình Tài chính quốc tế, NXB Thống Kê.


5
E: tỷ giá danh nghĩa;
P*: mức giá cả ở nước ngoài bằng ngoại tệ;
P: mức giá cả ở trong nước bằng nội tệ.
Theo công thức 1.2, bản chất của tỷ giá thực là chỉ số, đo lường bằng mức giá
cả hàng hóa nước ngồi tính bằng ngoại tệ quy đổi ra nội tệ và giá hàng hóa trong
nước tính bằng nội tệ. Do đó, ta dễ dàng so sánh mức giá hàng hóa trong nước lớn

hơn, nhỏ hơn hay bằng với giá hàng hóa nước ngồi thơng qua việc so sánh tỷ giá thực
với 1.

- Nếu er > 1 tức là E.P* > P, lúc đó, mỗi đơn vị nội tệ sẽ mua được ít hàng hóa ở
nước ngồi hơn so với trong nước, nên đồng nội tệ được coi là định giá thực thấp.
Đồng tiền được định giá thực thấp sẽ nâng cao vị thế cạnh tranh thương mại của quốc
gia so với nước bạn hàng, nghĩa là xuất khẩu được nhiều hơn cịn nhập khẩu thì ít hơn.

- Nếu er < 1 tức là E.P* < P, lúc đó, mỗi đồng nội tệ sẽ mua được nhiều hàng hóa
hơn ở nước ngồi so với trong nước, nên đồng nội tệ được gọi là định giá thực cao.
Đồng tiền được định giá thực cao sẽ hạ thấp vị thế cạnh tranh thương mại của quốc gia
so với nước bạn hàng, nghĩa là xuất khẩu thì ít mà nhập khẩu thì nhiều.

- Nếu er = 1 tức là E.P* = P, nghĩa là mua hàng hóa ở trong nước hay nước ngồi
là như nhau nên ta nói rằng hai đồng tiền là ngang giá sức mua (PPP).
Công thức (1.2) chỉ đo lường được tỷ giá thực ở trạng thái tĩnh và có nhược
điểm là các quốc gia khơng tính tốn và công bố mức giá cả của một rổ hàng hóa ở
trong nước nên khơng tính được tỷ giá thực. Để khắc phục điểm yếu này, chúng ta sử
dụng công thức tính tỷ giá thực ở trạng thái động để tính tốn. Cơng thức tỷ giá thực ở
trạng thái động:
=

.

.100%

Trong đó:

(1.3)


là chỉ số tỷ giá thực tại thời điểm t so với thời điểm 0;
là chỉ số tỷ giá danh nghĩa tại thời điểm t so với thời điểm 0;
là chỉ số giá ở nước ngoài tại thời điểm t so với thời điểm 0;


6
là chỉ số giá ở trong nước tại thời điểm t so với thời điểm 0.
Ý nghĩa của sự thay đổi tỷ giá thực:

- Tỷ giá thực tăng làm cho sức mua đối ngoại của nội tệ giảm, nội tệ giảm giá
thực. Một đồng tiền giảm giá thực khi sức mua đối ngoại của nó giảm tương đối so với
đồng tiền khác từ thời điểm này sang thời điểm khác, góp phần làm tăng sức cạnh
tranh thương mại quốc tế của quốc gia này.

- Tỷ giá thực giảm, làm cho sức mua đối ngoại của nội tệ tăng, nội tệ lên giá
thực. Một đồng tiền lên giá thực khi sức mua đối ngoại của nó tăng tương đối so với
đồng tiền khác từ thời điểm này sang thời điểm khác, làm xói mịn sức cạnh tranh
thương mại quốc tế của quốc gia này.

- Tỷ giá thực khơng đổi có tác dụng duy trì cố định sức cạnh tranh thương mại
quốc tế.
Với các nhân tố khác không đổi, khi tỷ giá danh nghĩa tăng làm cho tỷ giá thực
tăng. Điều này hàm ý rằng, do giá hàng hóa khơng co dãn trong ngắn hạn, nên khi phá
giá nội tệ sẽ giúp cải thiện sức cạnh tranh thương mại quốc tế. Đây là một trong những
nội dung quan trọng của chính sách tỷ giá.
Tỷ giá danh nghĩa đa phƣơng (Nominal Effective Exchange Rate – NEER)
“Tỷ giá danh nghĩa đa phương là chỉ số tỷ giá trung bình của một đồng tiền so
với các đồng tiền cịn lại”.3
Để tính NEER, ta tiến hành theo các bước:


- Chọn một rổ các đồng tiền đặc trưng, bao gồm những đồng tiền mà quốc gia
này có mối quan hệ thương mại.

- Căn cứ vào tỷ trọng thương mại của các đồng tiền trong rổ, ấn định tỷ trọng
tính tỷ giá song phương.

- Tính NEER: NEERi = ∑

.wj

Trong đó: e là chỉ số tỷ giá danh nghĩa song phương, w là tỷ trọng của tỷ giá
song phương, j là số thứ tự của các tỷ giá song phương, i là kỳ tính tốn.
3

GS. TS Nguyễn Văn Tiến (2011), Giáo trình tài chính quốc tế, NXB Thống Kê.


7
Tỷ trọng ngoại tệ được xác định trên cơ sở tỷ trọng thương mại giữa một quốc
gia với các nước bạn hàng. Trên thực tế có rất nhiều loại ngoại tệ nên ta khơng thể đưa
tất cả vào để tính NEER mà chỉ chọn những loại ngoại tệ nào mà quốc gia này có tỷ
trọng thương mại lớn. Nếu NEER > 1 thì nội tệ được xem là giảm giá đối với tất cả
các đổng tiền còn lại. Nếu NEER < 1 thì nội tệ được xem là lên giá với tất cả các đồng
tiền còn lại. Do NEER chưa đề cập đến tương quan sức mua của các đồng tiền nên khi
NEER tăng hay giảm không nhất thiết phải đồng nghĩa với sự tăng hay giảm sức cạnh
tranh thương mại quốc tế của quốc gia này với các nước còn lại.
Tỷ giá thực đa phƣơng (Real Effective Exchange Rate – REER)
“Tỷ giá thực đa phương bằng tỷ giá danh nghĩa đa phương đã được điều chỉnh
bởi tỷ lệ lạm phát ở trong nước với tất cả các nước còn lại, do đó, nó phản ánh tương
quan sức mua giữa nội tệ với tất cả các đồng tiền còn lại”4

REER được coi là thước đo tổng hợp vị thế cạnh tranh thương mại của một
nước so với tất cả các nước bạn hàng cịn lại. Để tính tốn tỷ giá thực đa phương
REER, ta làm theo các bước:

- Tính NEER
- Tính chỉ số lạm phát trung bình của tất cả các đồng tiền trong rổ theo tỷ trọng
thương mại của mỗi nước.

- Tính REER theo cơng thức:
REERi = NEERi
Trong đó:

=∑

wj

là chỉ số giá tiêu dùng trung bình của tất cả các đồng tiền trong rổ,
là chỉ số giá tiêu dùng của nội tệ ,
j là số thứ tự của các đồng tiền trong rổ, i là kỳ tính tốn,
wj là tỷ trọng của đồng tiền thứ j trong rổ.

4

GS. TS Nguyễn Văn Tiến (2011), Giáo trình tài chính quốc tế, NXB Thống Kê.


8
Về ý nghĩa của REER là tương tự như tỷ giá thực song phương , tuy nhiên,
REER có ý nghĩa hơn ở chỗ nó là thước đo tổng hợp vị thế cạnh tranh thương mại của
một nước so với tất cả các nước bạn hàng cịn lại. Do có ý nghĩa như vậy nên hiện nay

hầu hết các nước đều tính tốn và cơng bố chỉ tiêu này.
Tỷ giá thực trạng thái tĩnh và ý nghĩa của nó:
Là việc tại một thời điểm nhất định, so sánh mức tỷ giá thực với 100. Nếu tỷ giá
thực lớn hơn 100, tức VND đang được định giá thực thấp hơn các đồng tiền trong rổ,
điều này nói lên rằng vị thế cạnh tranh của quốc gia là cao hơn các nước bạn hàng.
Còn nếu tỷ giá thực nhỏ hơn 100, tức VND đang bị định giá thực cao hơn các đồng
tiền trong rổ, điều này cho biết vị thế cạnh tranh của quốc gia là thấp hơn các nước bạn
hàng. Nều tỷ giá thực bằng 100 thì vị thế cạnh tranh của hai quốc gia là như nhau.
Tỷ giá thực trạng thái động và ý nghĩa của nó:
Là việc tỷ giá thực tăng lên hay giảm xuống từ thời kỳ này sang thời kỳ khác.
Nếu tỷ giá thực tăng, VND giảm giá thực, điều này làm tăng sức cạnh tranh thương
mại quốc tế của quốc gia. Nếu tỷ giá thực giảm, VND lên giá thực, làm cho sức cạnh
tranh thương mại quốc tế của quốc gia bị xói mịn.
1.2.2 Các nhân tố tác động đến tỷ giá
Chúng ta có thể thấy, trong thực tế, tỷ giá biến động rất nhanh và mạnh trong
ngắn hạn nhưng lại có xu hướng biến động từ từ trong dài hạn, có thể đưa ra các nhân
tố tác động đến tỷ giá như sau:
Các nhân tố tác động đến tỷ giá trong dài hạn:

- Mức giá cả tương đối
Khi tỷ lệ lạm phát trong nước tăng tương đối so với tỷ lệ lạm phát ở nước
ngoài, làm cho giá hàng hóa trong nước đắt hơn tương đối so với hàng hóa ở nước
ngồi. Điều này kích thích nhập khẩu dẫn đến cung ngoại tệ giảm, cầu ngoại tệ tăng
làm tỷ giá tăng.


9

USD/VND
D1

E1

S1
S0

D0
E0

Q(USD)

- Mức tăng thu nhập tương đối
Do xuất khẩu phụ thuộc vào thu nhập của người dân ở nước ngoài, nhập khẩu
phụ thuộc vào thu nhập của người dân ở trong nước, do đó, khi thu nhập trong nước
tăng nhanh hơn so với thu nhập ở nước ngoài sẽ dẫn đến tình trạng nhu cầu nhập khẩu
tăng nhanh hơn so với xuất khẩu. Điều này làm cho cầu ngoại tệ tăng nhanh hơn cung
ngoại tệ, ngoại tệ tăng giá – tỷ giá tăng.

- Hàng rào thương mại (Thuế quan và hạn ngạch)
Nếu một quốc gia tăng mức thuế quan hoặc áp dụng hạn ngạch đối với hàng
hóa nhập khẩu sẽ làm cho giá hàng hóa nhập khẩu tính bằng nội tệ tăng, làm giảm cầu
nhập khẩu hàng hóa, làm cho cầu ngoại tệ giảm dẫn đến đồng nội tệ sẽ lên giá và
ngược lại.
Nếu phía nước ngồi (ví dụ Mỹ) tăng mức thuế quan và áp dụng hạn ngạch đối
với hàng hóa nhập khẩu (ví dụ của Việt Nam) sẽ làm cho giá hàng hóa nhập khẩu vào
Mỹ tính bằng USD tăng, dẫn đến giảm cầu nhập khẩu hàng hóa từ Việt Nam hay kìm
hãm hoạt động xuất khẩu trong nước, từ đó làm giảm cung ngoại tệ khiến cho tỷ giá
tăng, nội tệ giảm giá.
Vì thuế quan và hạn ngạch là những biện pháp chính sách thương mại nên chỉ
thay đổi từ từ trong dài hạn nên chúng được xem là các nhân tố tác động đến tỷ giá
trong dài hạn. Ngày nay, với xu thế tự do hóa thương mại, biện pháp hạn ngạch hầu



10
như rất ít các quốc gia áp dụng đồng thời các nước thành viên WTO đang từng bước
thảo luận nhằm cắt giảm mức thuế quan và đối xử công bằng. Chính vì vậy, ý nghĩa
của thuế quan và hạn ngạch là những nhân tố tác động đến tỷ giá trong dài hạn ngày
càng giảm.

- Tâm lý ưa thích hàng ngoại
Nếu người dân trong nước ưa thích các sản phẩm hàng hóa, dịch vụ của nước
ngồi hơn so với sản phẩm trong nước sẽ làm tăng cầu nhập khẩu hàng hóa, dẫn đến
tăng cầu ngoại tệ, làm nội tệ giảm giá.
USD/VND
D1
S

D0
E1
E0

Q(USD)

Nếu người nước ngồi trở nên ưa thích sản phẩm hàng hóa, dịch vụ của một
quốc gia nào đó ví dụ của Việt Nam) sẽ làm cho cầu xuất khẩu hàng hóa của quốc gia
đó tăng lên, dẫn đến cung ngoại tệ tăng, làm cho đồng nội tệ lên giá.
USD/VND
S0
D
S1
E0

E1

Q(USD)


11

- Năng suất lao động
Nếu năng suất lao động của một quốc gia tăng nhanh hơn thế giới, làm cho mức
giá hàng hóa của quốc gia đó có xu hướng giảm, dẫn đến tăng cầu xuất khẩu hàng hóa
của quốc gia này, làm tăng cung ngoại tệ, làm đồng nội tệ của quốc gia này lên giá tức
tỷ giá giảm.
Nếu năng suất lao động của một quốc gia tăng chậm hơn thế giới làm cho mức
giá hàng hóa của quốc gia đó có xu hướng tăng, dẫn đến giảm cầu xuất khẩu hàng hóa
của quốc gia này, làm giảm cung ngoại tệ, kết quả là nội tệ giảm giá, tức tỷ giá tăng.
Các nhân tố tác động đến tỷ giá trong ngắn hạn:

- Mức lãi suất tương đối
Khi lãi suất thực đồng nội tệ lớn hơn lãi suất thực đồng ngoại tệ thì các tài sản
tài chính bằng nội tệ sẽ hấp dẫn các nhà đầu tư hơn. Các nhà đầu tư sẽ dịch chuyển từ
tài sản tài chính ghi bằng ngoại tệ sang tài sản tài chính ghi bằng nội tệ, làm cung
ngoại tệ tăng, cầu ngoại tệ giảm, kết quả là đồng nội tệ lên giá.

- Can thiệp của NHTW trên thị trường ngoại hối
NHTW các nước, đặc biệt là các nước áp dụng chế độ tỷ giá thả nổi có điều tiết,
tích cực tham gia can thiệp trên thị trường ngoại hối nhằm tác động lên tỷ giá theo
hướng có lợi cho nền kinh tế. Khi NHTW mua ngoại tệ làm tăng cầu tài sản ngoại tệ,
kết quả là tỷ giá tăng. Khi NHTW bán ngoại tệ, làm tăng cung tài sản ngoại tệ, dẫn đến
tỷ giá giảm.


- Những cú sốc về chính trị, kinh tế, xã hội, thiên tai, dịch bệnh…
Thế giới hiện nay đang tồn tại trong một mơi trường đầy biến động về chính trị,
kinh tế, thiên tai, dịch bệnh… Mỗi cú sốc diễn ra bất ngờ, tác động ngay lập tức đến tỷ
giá. Những cú sốc tích cực sẽ làm cho đồng nội tệ lên giá, ngược lại, những cú sốc tiêu
cực làm cho đồng nội tệ giảm giá.

- Kỳ vọng của giới đầu cơ


12
Các giới đầu cơ tham gia thị trường ngoại hối trên cơ sở kỳ vọng về xu hướng
vận động của tỷ giá trong tương lai. Nếu giới đầu cơ kỳ vọng đồng ngoại tệ tăng giá
trong tương lai thì họ sẽ chuyển đổi tài sản định danh bằng nội tệ sang tài sản định
danh bằng ngoại tệ, dẫn đến làm tăng cầu ngoại tệ, tăng cung nội tệ. Nói cách khác,
giới đầu cơ mua đồng tiền mà họ kỳ vọng là nó tăng giá và bán đồng tiền mà họ dự
đốn là nó giảm giá. Với các hoạt động này, giới đầu cơ tác động lên cung cầu các
đồng tiền và do đó, tác động lên tỷ giá.
1.2.3 Chế độ tỷ giá
1.2.3.1

Khái niệm
Tỷ giá vừa là một phạm trù kinh tế, vừa là một cơng cụ của chính sách kinh tế

của chính phủ. Vì là cơng cụ của chính sách kinh tế nên tỷ giá chứa đựng những yếu tố
chủ quan, chính vì vậy, “các quốc gia ln xây dựng những quy tắc, cơ chế xác định
và điều tiết tỷ giá của riêng mình. Tập hợp các quy tắc, cơ chế xác định và điều tiết tỷ
giá của một quốc gia tạo nên chế độ tỷ giá của quốc gia nàỳ”5. Chế độ tỷ giá của một
quốc gia có thể thay đổi từ thời gian này sang thời gian khác và chế độ tỷ giá của mỗi
quốc gia cũng thường là khác nhau.
1.1.3.2


Phân loại chế độ tỷ giá
Tùy vào mức độ can thiệp của chính phủ, theo lý thuyết, có thể nêu ra ba chế độ

tỷ giá đặc trưng là: Chế độ tỷ giá thả nổi hoàn toàn, chế độ tỷ giá thả nổi có điều tiết,
chế độ tỷ giá cố định.
Chế độ tỷ giá thả nổi hoàn toàn
Là chế độ, trong đó tỷ giá được xác định hồn tồn tự do theo quy luật cung cầu
trên thị trường ngoại hối mà khơng có bất cứ sự can thiệp nào của NHTW.
Trong chế độ tỷ giá thả nổi hoàn toàn, sự biến động của tỷ giá là khơng có giới
hạn và luôn phản ánh những thay đổi trong quan hệ cung cầu trên thị trường ngoại hối.

5

GS.TS Nguyễn Văn Tiến (2011), Giáo trình tài chính quốc tế, NXB Thống Kê.


13
NHTW tham gia thị trường ngoại hối với tư cách là một thành viên bình
thường, nghĩa là NHTW có thể mua hay bán một đồng tiền nhất định phục vụ cho mục
đích hoạt động của mình chứ khơng nhằm mục đích can thiệp lên tỷ giá.
Chế độ tỷ giá thả nổi hồn tồn khơng có bất cứ sự can thiệp nào của NHTW
chỉ tồn tại về mặt lý thuyết. Trên thực tế, nói là áp dụng chế độ tỷ giá thả nổi độc lập,
nhưng NHTW không thờ ơ với sự biến động thất thường của tỷ giá, nên ít nhiều can
thiệp để giảm sự biến động của tỷ giá. Tuy nhiên, can thiệp của chính phủ là tùy ý và
khơng đặt ra bất cứ mục tiêu bắt buộc cụ thể nào phải đạt được.
Chế độ tỷ giá thả nổi có điều tiết
Chế độ tỷ giá thả nổi có điều tiết là chế độ, trong đó tỷ giá được biến động hàng
ngày, nhưng NHTW tiến hành can thiệp tích cực trên thị trường ngoại hối bằng cách
mua vào hay bán ra đồng nội tệ nhằm tác động lên sự biến động của tỷ giá. Hoạt động

can thiệp của NHTW lên tỷ giá có tính chất tùy ý, tức khơng bắt buộc, không thông
báo trước và không đặt ra mục tiêu cụ thể phải đạt được.
Trong nhiều trường hợp, NHTW công bố một biên độ biến động được phép
hàng ngày đối với tỷ giá và chỉ can thiệp vào thị trường với tư cách là người mua, bán
cuối cùng khi tỷ giá thị trường có những biến động mạnh vượt quá biên độ cho phép.
NHTW tích cực và chủ động can thiệp để tỷ giá biến động theo hướng có lợi cho nền
kinh tế.
Chế độ tỷ giá cố định
Là chế độ tỷ giá, trong đó NHTW cơng bố và cam kết can thiệp để duy trì tỷ giá
cố định (tỷ giá trung tâm) trong một biên độ hẹp đã được định trước.
Tỷ giá được NHTW cam kết cố định trong một biên độ hẹp, không phụ thuộc
vào quan hệ cung cầu trên thị trường ngoại hối. Do mỗi đồng tiền quốc gia đều có tỷ
giá đối với các đồng tiền khác, do đó tỷ giá của một đồng tiền có thể được thả nổi với
đồng tiền này nhưng lại được cố định với đồng tiền khác.


14
Trong chế độ tỷ giá cố định, NHTW buộc phải mua vào hay bán ra đồng nội tệ
trên thị trường ngoại hối nhằm duy trì tỷ giá trung tâm trong biên độ hẹp đã định
trước. Để tiến hành can thiệp trên thị trường ngoại hối địi hỏi NHTW phải có sẵn
nguồn dự trữ ngoại hối nhất định.
Tác động của tỷ giá đến hoạt động xuất nhập khẩu

1.2

1.3.1 Tác động của tỷ giá đến hoạt động xuất khẩu
Với các nhân tố khác khơng đổi (hàm ý giá hàng hóa ở trong nước và ở nước
ngồi khơng đổi), thì khi tỷ giá tăng, làm cho giá hàng hóa xuất khẩu tính bằng ngoại
tệ giảm, kích thích tăng khối lượng xuất khẩu.
-


Làm tăng giá trị xuất khẩu tính bằng nội tệ
Do giá trị xuất khẩu bằng nội tệ được biểu diễn bằng hàm số:
Giá trị xuất khẩu tính bằng nội tệ: X = P.

(1.1)

Trong đó : P là giá hàng hóa xuất khẩu tính bằng nội tệ
là khối lượng hàng hóa xuất khẩu
X là giá trị hàng hóa xuất khẩu tính bằng nội tệ
Khi tỷ giá tăng, khối lượng xuất khẩu tăng hay
tăng, làm cho giá trị xuất
khẩu tính bằng nội tệ tăng, tức là làm tăng cầu nội tệ trên thị trường ngoại hối.
-

Làm cho giá trị xuất khẩu bằng ngoại tệ có thể tăng, giảm hoặc khơng đổi
Giá trị xuất khẩu tính bằng ngoại tệ:

=

(1.2)

Trong đó : P là giá hàng hóa xuất khẩu tính bằng nội tệ
là khối lượng hàng hóa xuất khẩu
E là tỷ giá hối đối, E =
là giá trị xuất khẩu tính bằng ngoại tệ
Khi tỷ giá tăng hay E tăng, khối lượng xuất khẩu tăng tức
khẩu tính bằng ngoại tệ
khẩu


tăng, giá trị xuất

có thể sẽ tăng trong trường hợp tỷ lệ tăng khối lượng xuất

lớn hơn tỷ lệ tăng tỷ giá E, và ngược lại. Giá trị xuất khẩu tính bằng ngoại tệ


15
có thể khơng thay đổi trong trường hợp tỷ lệ tăng khối lượng xuất khẩu

bằng tỷ lệ

tăng tỷ giá E.
Tóm lại, tỷ giá tăng chắc chắn làm tăng cầu nội tệ nhưng không nhất thiết làm
tăng cung ngoại tệ trên thị trường ngoại hối. Nói cách khác, tỷ giá tăng làm tăng giá trị
xuất khẩu tính bằng nội tệ nhưng khơng nhất thiết làm tăng giá trị xuất khẩu tính bằng
ngoại tệ.
1.3.2 Tác động của tỷ giá đến hoạt động nhập khẩu
Với giả thiết các yếu tố khác không đổi, khi tỷ giá tăng hay đồng nội tệ giảm
giá làm cho hàng hóa trong nước rẻ hơn so với nước ngồi nhưng làm cho hàng hóa
nhập khẩu trở nên đắt hơn khiến cho khối lượng nhập khẩu giảm xuống.
-

Xét giá trị nhập khẩu tính bằng nội tệ
Giá trị nhập khẩu tính bằng nội tệ : M =

.

.E


(1.5)

Trong đó: M là giá trị nhập khẩu tính bằng nội tệ
là giá hàng hóa thế giới
là khối lượng hàng hóa nhập khẩu
E là tỷ giá hối đoái
Tỷ giá tăng dẫn đến khối lượng hàng hóa nhập khẩu giảm và giá trị hàng hóa
nhập khẩu tính bằng nội tệ có thể sẽ tăng lên nếu tỷ lệ tăng tỷ giá lớn hơn tỷ lệ giảm
khối lượng nhập khẩu, và ngược lại. Giá trị hàng hóa nhập khẩu tính bằng nội tệ có thể
khơng thay đổi trong trường hợp tỷ lệ tăng tỷ giá bằng tỷ lệ giảm khối lượng xuất
khẩu.
-

Xét giá trị nhập khẩu tính bằng ngoại tệ
Giá trị nhập khẩu tính bằng ngoại tệ : M =

.

(1.6)

Giá nhập khẩu bằng ngoại tệ P* không đổi trong khi tỷ giá tăng làm khối lượng
nhập khẩu

giảm khiến giá trị nhập khẩu tính bằng ngoại tệ giảm.


16
1.2.3

Điều kiện Marshall – Lerner

Do giá cả hàng hóa khơng co giãn trong ngắn hạn, nên khi phá giá tiền tệ làm

cho tỷ giá thực tăng; tỷ giá thực tăng kích thích tăng khối lượng xuất khẩu và hạn chế
khối lượng nhập khẩu, tức cải thiện sức cạnh tranh thương mại quốc tế. Do đó, có
nhiều người lầm tưởng rằng, cán cân thương mại cũng được cải thiện khi phá giá tiền
tệ. Thực tế thì khơng nhất thiết phải như vậy. Để thấy được ảnh hưởng của phá giá lên
cán cân thương mại, chúng ta sử dụng phương pháp tiếp cận Marshall – Lerner.
Alfred Marshall và Abba Lerner là 2 học giả kinh tế đã phát hiện và áp dụng lần
đầu phương pháp hệ số co giãn xuất nhập khẩu.
Điều kiện Marshall - Lerner phát biểu rằng: Để cho việc phá giá tiền tệ có tác
động tích cực đến cán cân thƣơng mại quốc tế thì tổng giá trị tuyệt đối của 2 hệ số
co giãn xuất khẩu và nhập khẩu phải lớn hơn 1 (ηx+ ηm> 1).
Hệ số co giãn xuất khẩu ηx: Biểu diễn tỷ lệ % thay đổi giá trị xuất khẩu khi tỷ
giá thay đổi 1%
ηx =
Hệ số co giãn nhập khẩu ηm : Biểu diễn tỷ lệ % thay đổi giá trị nhập khẩu khi
tỷ giá thay đổi 1%
ηm =
Trong đó: X là giá trị xuất khẩu tính bằng nội tệ, M là giá trị nhập khẩu tính
bằng ngoại tệ.
Điều kiện Marshall – Lerner cho biết : Nếu trạng thái ban đầu của cán cân
thương mại là cân bằng, sau khi phá giá nội tệ, cán cân thương mại có thể sẽ rơi vào
một trong ba khả năng sau:
-

Cán cân thương mại sẽ được cải thiện nếu nx+nm >1.

-

Cán cân thương mại sẽ xấu đi nếu nx+nm <1.


-

Cán cân thương mại sẽ không thay đổi nếu nx+nm = 1.


17
Khi áp dụng phương pháp Marshall – Lerner vào điều hành chính sách tỷ giá,
từng quốc gia đã rút ra được những kinh nghiệm riêng cho bản thân. Nhiều quốc gia
đang phát triển nhận thấy rằng, quốc gia của họ phụ thuộc nhiều vào hàng nhập khẩu
nên giá trị nhập khẩu của họ rất ít thay đổi khi có sự thay đổi của tỷ giá bởi vậy nm
thông thường rất nhỏ. Ở các nước phát triển thì họ thường có khối lượng xuất khẩu
khá lớn, thị trường xuát khẩu rộng khắp, sản phẩm xuất khẩu có tính cạnh tranh cao
bởi vậy nx thường lớn. Chính vì vậy, việc phá giá tiền tệ đối với mỗi quốc gia sẽ cho ra
những kết quả không như nhau, cụ thể ở những nước phát triển có tỷ trọng xuất khẩu
lớn việc phá giá tiền tệ có thể kích thích mạnh tới cán cân thương mại quốc tế, hơn là
đối với nhưng quốc gia đang phát triển có tỷ trọng nhập khẩu lớn. Đối với những quốc
gia có tỷ trọng nhập khẩu lớn ở các mặt hàng thiết yếu điều này thậm chí cịn làm tăng
giá trị khoản phải trả của quốc gia đó gây ảnh hưởng xấu đến lợi ích kinh tế quốc gia.
Bởi vậy lời khuyên cho các quốc gia đang phát triển là hãy thận trọng khi sử dụng
chính sách phá giá nội tệ trong việc cải thiện cán cân thương mại.
Như vậy, phá giá tiền tệ chắc chắn làm cho khối lượng xuất khẩu tăng và khối
lượng nhập khẩu giảm nhưng cán cân thương mại không nhất thiết được cải thiện .
Điều này là do phá giá tiền tệ sẽ tạo ra hiệu ứng lên giá cả và hiệu ứng lên khối lượng.
Cán cân thương mại được cải thiện hay xấu đi là phụ thuộc vào tính trội của hiệu ứng
khối lượng hay giá cả. Do hiệu ứng giá cả có tác dụng lập tức ngay sau khi phá giá,
trong khi hiệu ứng khối lượng chỉ có tác dụng sau một khoảng thời gian nhất định.
Điều này là do khối lượng xuất nhập khẩu không co dãn trong ngắn hạn mà chỉ co giãn
từ từ trong dài hạn. Có thể nêu ra ba nguyên nhân chủ yếu sau :
Thứ nhất, cầu nhập khẩu khơng giảm ngay trong ngắn hạn.

Nhìn chung, cầu nhập khẩu ở trong nước và nước ngoài cần có một thời gian
nhất định để điều chỉnh cơ cấu ưu tiên hàng hóa sử dụng sau khi phá giá.
Đối với trong nước : Quá trình chuyển từ sử dụng hàng ngoại sang sử dụng
hàng nội không diễn ra lập tức sau khi phá giá mà thường là sau một thời gian nhất
định. Điều này xảy ra là vì người trong nước còn lo lắng về các vấn đề như chất lượng
hàng hóa, độ tin cậy, danh tiếng cơ sở sản xuất nội địa… do đó, khơng vì giá hàng hóa
nhập đắt lên mà khối lượng nhập khẩu giảm ngay lập tức trong ngắn hạn, điều này lại


×