Tải bản đầy đủ (.pdf) (15 trang)

CHƯƠNG 3: THIẾT LẬP CÁC THÔNG SỐ & SỬ DỤNG MỘT SỐ DỊCH VỤ CƠ BẢN TRÊN INTERNET docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (788.55 KB, 15 trang )

20 Chương 3: Thiết lập thông số & sử dụng một số DV cơ bản trên Internet
Tài liệu tập huấn Internet TTTH - ĐH An Giang
CHƯƠNG 3:
THIẾT LẬP CÁC THÔNG SỐ & SỬ DỤNG MỘT
SỐ DỊCH VỤ CƠ BẢN TRÊN INTERNET

3.1. TRÌNH DUYỆT WEB
3.1.1. Các thuật ngữ
 WWW: World wide web. Một phương tiện định vị thông tin trên Internet bằng
cách sử dụng các siêu liên kết (hyperlink).
 Web site: Là một vị trí trên Internet, nơi cung cấp dịch vụ web. Mỗi web site có
một địa chỉ URL khác nhau.
 Web page: Trang web. Trang thông tin hiển thị dưới dạng các trang siêu văn
bản.
 Home page: Trang chủ. Là trang thông tin đầu tiên của một web site mà người
dùng nhìn thấy khi người ấy truy cập đến địa chỉ của web site này.
 Web browser: Trình duyệt web. Là chương trình được cài đặt và thực hiện tại
máy tính của người dùng. Nó có các chức năng:
o Gởi các yêu cầu tra cứu thông tin đến web server.
o Nhận và hiển thị thông tin kết quả.
Các trình duyệt thông dụng nhất hiện nay là Internet Explorer của hãng
Microsoft, Netscape Navigator đi kèm bộ Netscape Communicator của hãng
Nestcape,
 On-line: Trực tuyến. Là trạng thái của một máy tính đang kết nối với một máy
tính khác.
 Off-line: Ngoại tuyến. Không kết nối trực tiếp với một máy tính khác.
 Hyperlink: Siêu liên kết. Là một vị trí nào đó trên trang web mà khi nhắp chuột
vào nó thì trình duyệt sẽ chuyển sang một trang web khác.
 Html (Hyper Text Markup Language): Ngôn ngữ đánh dấu siêu văn bản. Đây
là một ngôn ngữ được dùng trong việc tạo ra các trang web.
 Download: Tải xuống. Sao chép một tập tin trên Internet về máy tính của


mình.
 URL (Uniform Resource Locator): Đường dẫn chỉ tới một tập tin trên trong một
máy chủ trên Internet. Chuỗi URL thường bao gồm: Tên giao thức, tên máy
chủ, và đường dẫn đến tập tin trên máy chủ đó. Ví dụ:

Chương 3: Thiết lập thông số & sử dụng một số DV cơ bản trên Internet 21
TTTH - ĐH An Giang Tài liệu tập huấn Internet cho CBKHCS
3.1.2. TRÌNH DUYỆT WEB INTERNET EXPLORER 5.5
3.1.2.1. Giới thiệu giao diện
 Thanh tiêu đề (Title bar): Chứa tiêu đề (Title) của trang web đang duyệt và
tên của trình duyệt.
 Thanh trình đơn (Menu bar): Chứa các lệnh của trình duyệt. Bạn có thể truy
xuất các lệnh này bằng cách nhắp chuột vào menu tương ứng rồi chọn lệnh cần
thực hiện trong menu thả xuống. Bạn cũng có thể dùng bàn phím để truy xuất
các lệnh này bằng cách dùng phím ALT kích hoạt thanh trình đơn kết hợp với
các phím mũi tên để di chuyển đến các lệnh tương ứng hoặc kết hợp với các ký
tự gạch chân trên trình đơn.
 Thanh công cụ (Toolbar): Chứa các nút tương ứng với các lệnh thường
dùng nhất của Internet Explorer. Bạn có thể truy xuất các lệnh tương ứng này từ
các trình đơn.
 Thanh địa chỉ (Address bar): Chứa địa chỉ của trang web đang duyệt và là
nơi để bạn nhập địa chỉ của một trang web vào. Ngoài ra, trên thanh này còn lưu
giữ các trang web mới được truy cập.
Các liên kết (link)
Thanh trạng thái

Cửa sổ duyệt web Thanh cuộn
Thanh tiêu đề

Thanh trình đơn


Thanh công cụ

Thanh liên kết

Thanh địa chỉ

Hình 3.1: Màn hình giao diện của Internet Explorer 5.5
22 Chương 3: Thiết lập thông số & sử dụng một số DV cơ bản trên Internet
Tài liệu tập huấn Internet TTTH - ĐH An Giang
 Thanh liên kết (Link bar): Thanh liên kết chứa các liên kết dẫn đến các web
site được truy cập nhiều nhất trên Internet. Bạn có thể thêm vào hay bớt ra các
các liên kết trong thanh này bằng cách dùng chuột nhắp các địa chỉ trong trình
đơn Favorites hoặc trong cửa sổ History và thả vào thanh này.
 Thanh trạng thái (status bar): Nằm ở đáy cửa sổ, chứa các thông tin về
trạng thái của trang web đang hiển thị.
 Khung duyệt web: Hiển thị nội dung trang web.
 Thanh cuộn: Dùng để cuộn khung duyệt web đến các phần nội dung mà
khung duyệt web không hiển thị hết.
3.1.2.2. Thiết lập các thông số cần thiết
Để sử dụng có hiệu quả Internet Explorer, bạn cần phải đặt các thông số cho
trình duyệt trong cửa sổ Internet Options (vào trình đơn Tools và chọn Internet
Options) như sau:
a. Chọn trang mặc nhiên
Theo mặc định của nhà sản xuất (Hãng Microsoft), trang web của họ sẽ tự
động được mở mỗi khi khởi động Internet Explorer. Bạn có thể chọn lại địa chỉ
một website khác làm trang mặc nhiên bằng cách:
 Trong trình đơn Tools, chọn Internet Options và chọn thẻ General để mở
hộp thoại như hình 3.2.
Hình 3.2: Chọn trang mặc nhiên cho trình duyệt.

 Trong khung Home page, bạn có thể:
o Nhắp nút Use Current để chọn trang đang mở làm trang mặc nhiên.
o Hoặc gõ địa chỉ trang web bạn muốn sử dụng vào hộp Address.
o Hoặc nhắp nút Use Default để dùng trang mặc nhiên của Microsoft.
Chương 3: Thiết lập thông số & sử dụng một số DV cơ bản trên Internet 23
TTTH - ĐH An Giang Tài liệu tập huấn Internet cho CBKHCS
o Hoặc nhắp nút Use Blank để sử dụng trang trắng làm trang mặc nhiên.
 Nhắp OK để lưu lại thiết lập của bạn.
Lưu ý: Nếu không thường xuyên phải mở một trang web nào đó, bạn nên
chọn mở một trang trắng để khi khởi động, Internet Explorer khỏi mất thời gian
dò tìm địa chỉ Internet không cần thiết.
b. Xác định dung lượng đĩa cứng dùng để lưu các tập tin tạm
Thông tin trên các trang web được tải về và lưu trữ tạm thời trên đĩa cứng
khi bạn duyệt qua. Điều này giúp tăng tốc độ truy cập đối với các trang web mà
bạn thường đến thăm và đồng thời bạn có thể xem kỹ lại các trang Web đã xem
qua mà không phải nối kết vào mạng.
Để thiết lập dung lượng đĩa cứng để lưu trữ tạm thời các trang web, bạn
nhắp vào nút lệnh Settings (Hình 3.2) để mở cửa sổ Settings (Hình 3.3), sau đó
bạn dùng chuột để di chuyển con chạy ở mục Amount of disk space to use hoặc
nhập vào số chỉ dung lượng (tính bằng MB) ở hộp nhỏ bên phải con chạy và
nhắp OK để lưu lại thiết lập của bạn.

Hình 3.3: Xác định dung lượng đĩa cứng để lưu các tập tin tạm.
Bạn có thể xoá toàn bộ các thông tin bằng cách nhắp vào nút lệnh Delete
Files trong khung Temporary Internet Files ở hình 3.2.
c. Lưu lại các trang web vừa mới viếng thăm (mục History)
Trong khi truy cập các trang web, Internet Explorer lưu lại các địa chỉ bạn đã
truy cập thành một danh sách giúp cho việc truy cập nhanh đến các trang này.
Bạn có thể chỉ định giới hạn thời gian lưu trữ các tập tin tạm trong thời gian
bao nhiêu ngày bằng cách thay đổi số ngày trong ô Days to keep pages in

history của khung History (hình 3.2) hoặc xoá danh sách này (nếu muốn) bằng
cách nhắp chuột vào nút lệnh Clear History.
Để tìm một trang lưu lại trong danh sách History, trên thanh công cụ bạn
nhắp chuột vào nút để mở khung History (hình 3.4) ở bên phải khung
duyệt. Theo mặc nhiên, danh sách History sẽ được lưu trữ theo thứ tự thời gian
từ xa đến hiện tại. Ví dụ: Cách đây 3 tuần (3 Weeks Ago), tuần rồi
24 Chương 3: Thiết lập thông số & sử dụng một số DV cơ bản trên Internet
Tài liệu tập huấn Internet TTTH - ĐH An Giang

Hình 3.4: Danh sách các trang web được trình duyệt lưu lại.
(Last week), ngày hôm nay (today),…Trong khung này bạn chọn ngày và
nhắp vào địa chỉ trang web cần truy cập (nếu có).
d. Cấu hình kết nối Internet
Sau khi đã cài đặt một kết nối Internet, (xem chương 2), trình duyệt sẽ dùng
kết nối đó để kết nối vào Internet nếu bạn chưa kết nối
trước đó. Tuy nhiên cần phải đặt lại các tuỳ chọn như sau:
1. Trong trình đơn Tools, chọn Internet Options, chọn thẻ Connections để mở
hộp thoại như hình 3.5.

Hình 3.5: Thiết lập kết nối dạng quay số.
2. Nhắp chọn tuỳ chọn Always dial my default connection và nhắp OK để
ưu lại tuỳ chọn này.
* Lưu ý: Nếu máy tính của bạn kết nối Internet thông qua một máy chủ trên
mạng cục bộ (Proxy server) thì bạn phải cấu hình kết nối như sau:
1. Nhắp vào nút LAN Settings ở hình 3.5 để mở cửa sổ Local Area Network
(LAN) Settings (hình 3.6).
Chương 3: Thiết lập thông số & sử dụng một số DV cơ bản trên Internet 25
TTTH - ĐH An Giang Tài liệu tập huấn Internet cho CBKHCS
2. Đánh dấu vào tuỳ chọn Use a proxy server và nhập địa chỉ IP của máy
chủ vào hộp Address và số cổng vào hộp Port.


Hình 3.6: Cấu hình kết nối Internet qua máy chủ trên mạng cục bộ.
e. Thay đổi kích cỡ ký tự hiển thị
Internet Explorer cho phép bạn thay đổi các ký tự hiển thị trên trang web.
Nếu bạn chọn cỡ ký tự lớn thì lượng thông tin hiển thị trên một màn hình ít đi
và ngược lại.
Để thay đổi kích cỡ ký tự hiển thị, bạn nhắp vào menu View, chọn Text size
và nhắp chọn kích cỡ ký tự thích hợp trong 5 mức: Nhỏ nhất (Smallest), nhỏ
hơn (Smaller), trung bình (Medium), lớn hơn (Larger) và lớn nhất (Largest).
f. Chọn đổi bộ mã ký tự để hiển thị
Thông thường, Internet Explorer sẽ xác định được thông tin về bộ mã ký tự
sử dụng trong trang web mà nó đang tải về để hiển thị chính xác lên cửa sổ
duyệt web. Nếu trang web không chứa đựng thông tin về bộ mã ký tự thì
Internet Explorer có thể xác định được bộ mã ký tự tương ứng để hiển thị nếu
chức năng tự chọn ngôn ngữ Auto-Select được bật. Để bật chức năng Auto-
Select, bạn nhắp chuột vào trình đơn View, chọn Encoding và nhắp Auto-
Select nếu nó chưa được đánh dấu.
Ngoài ra, nếu chức năng tự chọn ngôn ngữ (đã nói ở trên) không thể xác
định đúng bộ mã ký tự và bạn biết bộ mã ký tự đang được sử dụng trên trang
web thì bạn có thể tự chọn bộ mã ký tự đó bằng cách nhắp chuột vào trình đơn
View, chọn Encoding và nhắp bộ mã ký tự tương ứng trong dang sách.
26 Chương 3: Thiết lập thông số & sử dụng một số DV cơ bản trên Internet
Tài liệu tập huấn Internet TTTH - ĐH An Giang
g. Tăng tốc độ truy cập bằng cách tắt các tuỳ chọn Multimedia
Nếu không cần thiết phải tải các hình ảnh, các hiệu ứng âm thanh,…
(Multimedia) trên các trang web về trình duyệt web của mình, bạn có thể thiết lập
các tuỳ chọn trong trình duyệt để làm việc này theo trình tự sau:
 Trong Internet Explorer, chọn Tools\Internet Options và nhắp chuột vào
thẻ Advanced.
 Dùng chuột di chuyển thanh trượt trong khung Settings để tìm các thiết lập

trong phần Multimedia (Hình 3.7)

Hình 3.7: Gỡ bỏ các tuỳ chọn Multimedia.
 Nhắp chuột vào các tuỳ chọn trong phần Multimedia đang được đánh dấu
để tắt nó. Bạn có thể chọn bật hoặc tắt bất kỳ tuỳ chọn nào.
 Nhắp OK để lưu lại sự lựa chọn của bạn.
h. Bảo vệ máy tính khi đang truy cập
Internet Explorer hỗ trợ các khái niệm về các khu vực an toàn (Security
Zone). Bạn có thể thiết lập mức độ an toàn trên bốn khu vực, rồi gán các địa
chỉ web vào các khu vực tương ứng. Khi bạn mở một trang web, Internet
Explorer sẽ xác định trang web bạn định mở đang ở khu vực nào và sẽ áp dụng
các mức độ an toàn đã được thiết lập cho khu vực đó.
Sau đây là bốn khu vực an toàn mà Interner Explorer hỗ trợ (Hình):
1. Internet: Đây là khu vực mặc định. Internet Explorer sẽ áp dụng các
thiết lập an toàn trong khu vực này cho tất cả các trang web không được
gán vào một trong các khu vực khác.
2. Local intranet: Khu vực này dành cho các trang web trên mạng cục bộ
của bạn.
3. Trusted sites: Khu vực này dành cho các địa chỉ web bạn tin tưởng
hoàn toàn.
Chương 3: Thiết lập thông số & sử dụng một số DV cơ bản trên Internet 27
TTTH - ĐH An Giang Tài liệu tập huấn Internet cho CBKHCS
4. Restricted sites: Khu vực này dành cho các địa chỉ web có thể làm
ảnh hưởng xấu đến sự an toàn cho máy tính của bạn.
* Cách cấu hình từng khu vực an toàn
1. Trong Internet Explorer, chọn Tools\Internet Options và nhắp chọn thẻ
Security để mở hộp thoại như hình 3.8.

Hình 3.8: Thiết lập mức độ an toàn trên cho từng khu vực an toàn.
2. Nhắp chọn một khu vực mà bạn muốn cấu hình.

3. Nhắp vào nút lệnh Default Level và di chuyển thanh trượt để thay đổi
mức độ an toàn mà bạn muốn áp dụng cho khu vực đó trong bốn mức sau:
high, medium, medium-low và low.
* Thêm địa chỉ web site vào các khu vực Trusted sites và Restricted
Sites
1. Trong Internet Explorer, chọn Tools\Internet Options và nhắp chọn thẻ
Security để mở hộp thoại ở hình 3.
2. Nhắp chọn khu vực Trusted sites hoặc Restricted sites mà bạn muốn
thêm địa chỉ web site vào và nhắp vào nút lệnh Sites để mở hộp thoại
Trusted sites giống như hình 3.9 (Hộp thoại Restricted sites cũng có
dạng tương tự).
28 Chương 3: Thiết lập thông số & sử dụng một số DV cơ bản trên Internet
Tài liệu tập huấn Internet TTTH - ĐH An Giang

Hình 3.9: Thêm địa chỉ web vào các khu vực an toàn.
3. Nhập địa chỉ bạn muốn thêm vào trong hộp Add this Web site to the
zone và nhắp nút lệnh Add để thêm địa chỉ vào khung Web sites ở bên
dưới.
4. Lặp lại bước 3 cho các địa chỉ khác.
Nếu muốn loại bỏ một địa chỉ đã có trong khu vực, bạn chọn địa chỉ đó
trong khung Web sites và nhắp nút lệnh Remove.
5. Nhắp OK để ghi lại các địa chỉ đã thêm vào.
3.1.2.3. Sử dụng Internet Explorer 5.5
a. Khởi động trình duyệt
Có nhiều cách khởi động Internet Explorer:
 Nhắp biểu tượng Internet Explorer trên màn hình nền (Desktop) hoặc
trên thanh tác vụ (Taskbar).
 Trên menu Start, nhắp Favorites và chọn mở một trang Web có trong
Favorites.
 Trên menu Start, chọn On the Internet của mục Find, để truy cập các cơ

chế tìm kiếm thông tin (search engine) trên Web.
Nếu bạn đã thiết lập một nối kết vào Internet (xem lại trong phần thiết lập
thông số) thì mỗi khi bạn khởi động trình duyệt, Internet Explorer sẽ đưa ra cửa
sổ như hình 3.10.

Hình 3.10
Chương 3: Thiết lập thông số & sử dụng một số DV cơ bản trên Internet 29
TTTH - ĐH An Giang Tài liệu tập huấn Internet cho CBKHCS
Nếu muốn kết nối vào mạng (online) bạn nhắp nút Connect, Internet Explorer
sẽ kết nối và mở trang web mặc nhiên. Ngược lại, nếu không muốn kết nối, bạn
chọn Stay Offline.
b. Mở một trang web
b1. Mở một trang web khi bạn đã có địa chỉ
Cách mở một trang web trực tiếp nhất là phải gõ địa chỉ của trang web đó
trong thanh địa chỉ của Internet Explorer (ví dụ: rồi ấn phím
Enter hoặc nhắp chuột vào nút lệnh Go ở bên phải thanh địa chỉ.

* Lưu ý: Nếu bạn đang ở chế độ Offline, sau khi thực hiện các thao tác trên,
trình duyệt sẽ đưa ra hộp thoại như hình 3.10, bạn nhắp Connect để kết nối và
mở trang web bạn vừa nhập địa chỉ.
b2. Mở một trang web mới bằng các liên kết hiện có trên trang hiện tại
Trên hầu hết các trang web đều có các liên kết (link hoặc hyperlink) tới các
trang web khác. Thông thường, các liên kết có màu xanh dương và được gạch
dưới. Ngoài ra, bất kỳ một hình ảnh, văn bản nào khi di chuyển con trỏ chuột lên
nó thì chuyển sang hình đều là các liên kết. Khi bạn nhắp chuột lên các liên
kết này thì trình duyệt sẽ mở trang web mới trên cửa sổ duyệt hiện tại. Nếu muốn
mở trang web liên kết tới trên một cửa sổ duyệt khác, bạn nhắp phải chuột vào vị
trí của liên kết và chọn Open in New window từ trình đơn tắt.
* Lưu ý: Khi bạn rà chuột lên một liên kết trong trang web đang xem, địa chỉ gắn
với liên kết đó sẽ xuất hiện ở bên trái thanh trạng thái của trình duyệt.

Ví dụ: khi bạn rà chuột vào liên kết Make Google Your Hompage của trang tìm
kiếm Google () thì trên thanh trạng thái sẽ xuất hiện thông
tin sau:

c. Các thao tác duyệt web
c1. Quay về trang web phía trước hoặc đến trang web phía sau
Khi duyệt web, thông thường bạn sẽ đến rất nhiều trang web. Nếu bạn muốn
xem một trang web bạn vừa mới đến trước đó, bạn nhắp vào nút lệnh Back trên
thanh công cụ để mở trang cuối cùng mà bạn đến trước trang hiện hành. Thao
tác này được lặp lại nếu bạn muốn đến các trang web trước đó nữa. Khi nút lệnh
Back bị mờ và không có tác dụng nữa có nghĩa là bạn đã đến trang mà bạn truy
cập đầu tiên từ khi bạn khởi động trình duyệt.
Nút lệnh Forward có công dụng ngược lại nút Back. Nó cho phép bạn di
chuyển đến các trang web ở phía sau trang web hiện hành. Nút Forward chỉ có
tác dụng sau khi bạn đã sử dụng nút Back.
Để liệt kê danh sách các trang web bạn vừa duyệt, nhắp vào nút mũi tên nhỏ
hướng xuống bên cạnh nút Back hoặc nút Forward.
c2. Làm tươi một trang web
Nếu muốn cập nhật các nội dung mới nhất của trang web đang xem, bạn
nhắp vào nút lệnh Refresh trên thanh công cụ hoặc nhấn phím F5 trên bàn
phím.
30 Chương 3: Thiết lập thông số & sử dụng một số DV cơ bản trên Internet
Tài liệu tập huấn Internet TTTH - ĐH An Giang
c3. Ngừng truy cập một trang web
Nếu muốn ngưng tải một trang web vì phải chờ đợi quá lâu hoặc không muốn
tải nữa, bạn nhắp vào nút Stop trên thanh công cụ.
c4. Xem trang web ở chế độ hiển thị toàn màn hình (Full screen)
Nếu bạn muốn che giấu tạm thời các thanh địa chỉ, thanh trình đơn, thanh
trạng thái,… để dành không gian cho khung duyệt web, bạn nhấn phím F11 trên
bàn phím. Muốn trở lại trạng thái thông thường, bạn nhấn phím F11 lần nữa.

d. Lưu lại các thông tin lên đĩa
Trong khi truy cập các thông tin trên Internet, nếu muốn lưu lại các thông tin
cần thiết, bạn có thể thực hiện một trong các thao tác sau.
d1. Lưu trữ toàn bộ trang Web vào một tập tin duy nhất
Thao tác này sẽ lưu toàn bộ các thành phần hiện có trên trang web vào
một tập tin có phần mở rộng là .mht. Các bước thực hiện như sau:
1. Trên trình đơn File, chọn Save As để mở hộp thoại Save Web Page (Hình 3.11).

Hình 3.11: Lưu toàn bộ trang web vào một tập tin.
2. Chỉ ra đường dẫn để lưu tập tin và nhập tên tập tin vào hộp File name.
3. Trong khung Save as type chọn loại tập tin là Web Archive, single file
(*.mht).
4. Nhắp nút lệnh Save.
d2. Lưu trữ một phần trang web
Đôi khi bạn không cần lưu toàn bộ trang web mà chỉ quan tâm đến một phần
nội dung của trang web. Trong trường hợp này bạn cần phải sử dụng thêm một
chương trình xử lý văn bản để lưu trữ phần thông tin cần thiết. Cách thực hiện
như sau:
1. Dùng chuột để quét chọn phần trang web cần lưu.
2. Trên trình đơn Edit, chọn Copy hoặc nhấn tổ hợp phím Ctrl + C.
3. Khởi động một chương trình soạn thảo văn bản (Word, Notepad,
Wordpad,…).
4. Sử dụng chức năng dán dữ liệu (Edit\Paste hoặc Ctrl + V) trong chương
trình soạn thảo văn bản để dán dữ liệu đã sao chép ở bước 2.
5. Lưu lại tập tin trong chương trình soạn thảo văn bản.
Chương 3: Thiết lập thông số & sử dụng một số DV cơ bản trên Internet 31
TTTH - ĐH An Giang Tài liệu tập huấn Internet cho CBKHCS
d3. Lưu trữ hình ảnh trên trang web
Nếu chỉ muốn sao lưu các hình ảnh trong các trang web, bạn thực hiện như
sau cho từng hình ảnh.

1. Nhắp chuột phải vào hình ảnh muốn sao lưu.
2. Chọn lệnh Save Picture As… trong trình đơn tắt để mở hộp thoại Save
Picture (hình 3.12).
Hình 3.12: Lưu trữ hình ảnh trên trang web vào đĩa.
3. Chỉ ra đường dẫn và nhập tên tập tin vào hộp File name.
4. Nhắp nút Save.
d4. Download tập tin
Đối với một số liên kết đặc biệt, thay vì liên kết đến một trang web khác, sẽ
liên kết đến một tập tin. Khi nhắp vào các liên kết loại này thì trình duyệt sẽ thực
hiện việc chép tập tin về máy tính của bạn. Thao tác này gọi là download. Thông
thường, các liên kết loại này sẽ có một đoạn văn bản kế bên cho biết đây là liên
kết cho phép download tập tin như: Click here to download, download now,
download,… hoặc tên tập tin.
Khi nhắp chuột vào các liên kết loại này, hộp thoại File Download sẽ xuất hiện
tương tự như hình 3.13.

Hình 3.13: Cửa sổ download tập tin.
32 Chương 3: Thiết lập thông số & sử dụng một số DV cơ bản trên Internet
Tài liệu tập huấn Internet TTTH - ĐH An Giang
Nếu muốn lưu lại trên máy tính của mình, bạn chọn tuỳ chọn Save this file to
disk và nhắp nút lệnh OK. Trong hộp thoại Save As (tương tự hộp thoại ở hình
3.11) bạn chọn đường dẫn cho tập tin, và thay đổi tên tập (nếu muốn). Sau đó
nhắp nút lệnh Save.
Đối với các liên kết đến các tập tin thông dụng như *.doc, *.xls,… thì trình
duyệt web sẽ mở các tập tin bằng các chương trình ứng dụng tương ứng thay vì cho
phép download. Khi đó ta có thể lưu lại lên đĩa cứng từ các trình ứng dụng. Nếu
muốn thực hiện thao tác download, bạn nhắp chuột phải vào liên kết và chọn chức
năng Save Target As từ trình đơn tắt.
* Chú ý: Trong trường hợp bạn đang truy cập các trang Web trên Internet qua
modem và đường dây điện thoại, bạn nên duyệt lướt qua các trang web cần xem thật

nhanh để tìm kiếm các thông tin cần thiết. Sau đó, bạn thoát khỏi mạng (Disconnect)
và đọc lại các trang này ở chế độ ngoại tuyến (offline). Điều này giúp bạn tiết kiệm
được tiền điện thoại, tiền truy cập. Các bạn cũng không nên lưu các thành phần của
trang web trong khi đang nối mạng mà hãy dùng khi đang ở chế độ offline (nếu cần
thiết).
e. Mở một trang web đã có trên đĩa
Muốn xem lại một trang web đã lưu lên đĩa, bạn sử dụng chức năng mở tập tin
của Internet Exporer theo trình tự sau:
1. Trên trình đơn File, chọn Open để mở hộp thoại Open (hình 3.14).

Hình 3.14: Mở một trang web đang có trên đĩa.

2. Nhắp chuột vào nút lệnh Browse để mở hộp thoại Microsoft Internet
Explorer (hình 3.15).
3. Xác định thư mục chứa tập tin cần mở và nhắp chọn tập tin này.
4. Nhắp nút lệnh Open.

Hình 3.15: Xác định đường dẫn của một trang web trên đĩa.
Chương 3: Thiết lập thông số & sử dụng một số DV cơ bản trên Internet 33
TTTH - ĐH An Giang Tài liệu tập huấn Internet cho CBKHCS
f. Tìm kiếm thông tin trên trang web đang xem
Nếu một trang web có nhiều trang và bạn muốn tìm một phần thông tin trong
đó, bạn có thể thực hiện nhanh bằng cách:
1. Chọn lệnh Find (on This Page) trên trình đơn Edit của Internet Explorer
để mở hộp thoại Find (hình 3.16).

Hình 3.16: Tìm kiếm thông tin trên trang web đang duyệt.
2. Nhập thông tin cần tìm vào hộp Find what rồi nhắp vào nút lệnh Find
Next để bắt đầu tìm.
e. Lưu địa chỉ các trang web ưa thích (Favorites)

Internet Explorer cho phép bạn tạo và lưu lại danh sách địa chỉ các website
thường truy cập để thực hiện truy cập nhanh hơn về sau vì không cần phải gõ lại
địa chỉ. Bạn có thể tổ chức lại các địa chỉ này theo hệ thống cây thư mục tuỳ ý.
 Thêm địa chỉ vào Favorites: Khi đang truy cập một trang web và muốn lưu
lại địa chỉ, bạn thực hiện lệnh Favorites\Add to Favorites hoặc click phải
chuột vào một vị trí bất kỳ trên trang web và chọn Add to Favorites từ menu tắt
để mở cửa sổ Add Favorite (Hình 3.17).

Hình 3.17: Lưu địa chỉ trang web ưa thích vào danh sách Favorites
Trong cửa sổ này, bạn có thể nhập một tên gợi nhớ cho web site này hoặc
giữ nguyên tên do Internet Explorer chọn trong hộp Name (Lưu ý: Tên này
không phải là địa chỉ của trang web đang xem), xong click OK.
Theo mặc định, địa chỉ sẽ được lưu vào thư mục Favorites. Bạn cũng có
thể lưu địa chỉ này trong một thư mục khác bằng cách click vào nút lệnh
để mở hộp thoại có cây thư mục Favorites như hình 3.18.

Hình 3.18
Bạn chọn thư mục muốn lưu địa chỉ vào và click OK.
34 Chương 3: Thiết lập thông số & sử dụng một số DV cơ bản trên Internet
Tài liệu tập huấn Internet TTTH - ĐH An Giang
Ngoài ra, bạn có thể tạo một thư mục mới để lưu địa chỉ vào như sau:
- Chọn thư mục muốn tạo thư mục con trong cây thư mục Favorites.
- Click vào nút lệnh ở hình 3.18 và nhập vào tên thư mục
trong hộp thoại ở hình 3.19.

Hình 3.19
- Click OK để lưu thư mục mới vào.
* Lưu ý: Ngoài cách tạo thư mục như trên, bạn cũng có thể thực hiện bằng
cách click vào nút lệnh ở hình 3.20 (cách tạo cũng tương tự trên).
 Tổ chức lại danh sách: Bạn có thể đổi tên (Rename), xoá (Delete) hoặc di

chuyển đến thư mục khác (Move to Folder) một thư mục hoặc một địa chỉ có
trong danh sách Favorites hiện có bằng cách chọn thư mục hoặc địa chỉ và
nhắp vào các nút lệnh tương ứng trong cửa sổ Organize Favorites (Lệnh
Favorites\Organize favorites- hình 3.20).

Hình 3.20: Tổ chức lại danh sách Favorites.
 Truy cập một trang web có địa chỉ trong Favorites
Nhắp vào trình đơn Favorites trong Internet Explorer hoặc trong trình đơn Start
của Windows, tìm địa chỉ trang web cần mở và nhắp vào.
3.1.3. Trình duyệt web Netscape Navigator
Netscape Navigator cũng là một trình duyệt rất thông dụng trên thế giới trước
đây. Nhưng muốn sử dụng nó trong hệ điều hành Windows thì bạn phải thực hiện
việc cài đặt nó.
Cách sử dụng trình duyệt Netscape Navigator cũng tương tự như Internet
Explorer.

×