Tải bản đầy đủ (.pdf) (96 trang)

Giải pháp hoàn thiện hệ thống thông tin kế toán quản trị tại các ngân hàng thương mại việt nam,

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (19.93 MB, 96 trang )

Thư viện - Học viện Ngân Hàng

3



: c;

<
-?&>
=3
1

b 5E 3
o
o
-

3

co

2

:

1ƠQ


=====
*~



3

ơo
_____

LV.000713


Bộ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

HỌC VIỆN NGÂN HÀNG

PHẠM THỊ THƠM

GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN
HỆ THỐNG THƠNG TIN KÉ TỐN QUẲN TRỊ
TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯONG MẠI VIỆT NAM
CHUYÊN NGÀNH: KINH TÉ - TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG
MÃ SÓ: 60.31.12

LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TÉ

HỌC VIỆN NGÂN HÀNG
TRUNG TÂM THÔNG ĨỈN-THƯ VIỆN

T H Ự V IỆ N


sI X

L



ỉ ỉ

.

....

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. v ủ THI LIÊN
HÀ NỘI - NẢM 2008


LỜI CAM ĐOAN

Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết
quả nêu trong luận văn là trung thục và có nguồn trích dẫn rõ ràng.

Hà Nội, ngày 01 tháng 06 năm 2008
Tác giả

Phạm Thị Thơm


MỤC LỤC

MỞ ĐẦU.................................................................................................................. ..

CHƯƠNG 1 C ơ SỞ LÍ LUẬN VÈ HỆ THĨNG THƠNG TIN KÉ TỐN
QUẢN TRỊ TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG M ẠI......... ............... ............. 3
1.1. Tổng quan về KTQT và hệ thống thông tin KTQT tại các NHTM............3
3
1.1.1. Kê toán quản trị..............................................................
1.1.2. Kê toán quản trị trong hoạt động của NHTM (KTQT ngân hàng)..............5
1.1.3. Hệ thống thông tin KTQT ngan hàng.................................... 15
1.2. Các tiêu chí đánh giá và nhân tố ảnh hưởng đến hệ thống thông tin KTQT
NHTM........................................................................... .......... „ 22
1.2.1. Các tiêu chí đánh giá đối với hệ thống thông tin KTQT NHTM...............22
1.2.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến hệ thống thông tin KTQT..............................24
1.3. Kinh nghiệm Quốc tế về tổ chức hệ thống thông tin KTQT và bài học kinh
nghiệm cho các NHTM Việt Nam............................................................. ‘
25
1.3.1. Kinh nghiệm về tổ chức KTQT và hệ thong thong tin KTQT ngân hang tại
một sô nước tiên tiên trên thê giới.................................
25
1.3.2. Bài học kinh nghiệm rút ra cho các NHTM Việt Nam..............................30
T H ự c t r ạ n g v è h ệ t h ó n g t h ô n g t in k é t o á n q u ả n
TRỊ TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM.............................31
2.1. Một số nét khái quát về tình hình hoạt động kinh doanh tai các NHTM
3J
Việt Nam........ ......................................
2.2. Thực trạng về hệ thống thông tin KTQT tại các NHTM...........................33
2.2.1. Thực trạng ứng dụng công nghệ thông tin, nền tảng của hệ thống thơng tin
KTQT ................... -,■■■■;.....■..........."••••■....... ................................ ............ ............33
2.2.2. Thực trạng về tổ chức KTQT và hệ thống thông tin KTQT tại các NHTM
Việt Nam................................... .
38
2.3. Đánh giá về hệ thống thông tin KTQT tại NHTM Việt Nam.....................50

2.3.1. Những kết quả đạt được.................... ’................... 50
2.3.2. Những tồn tại/ hạn che của hệ thống thông tin KTQt Z Z ^ Z ^ " Z " Z ^ 5 2
CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP HỒN THIỆN HỆ THĨNG THƠNG TIN KÉ
TOÁN QUẢN TRỊ TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM....59
3.1. Định hướng phát triên hoạt động kinh doanh của các ngân hàng trong thời
59
gian tới........... ................................ .............................. ”.........


3.2. Định hướng hồn thiện chế độ kế tốn các TCTD theo chuẩn mực kế toán

Quốc tế- nền tảng dữ liệu chuẩn của hệ thống thơng tin kế tốn......................60
3.3. Một số giải pháp hồn thiện hệ thống thơng tin KTQT tại các NHTM Việt
Nam......................................................................................................................... 62
62
3.3.1. Hoàn thiện về tổ chức KTQT.....................................
3.3.2. Tạo lập hệ thống thông tin, thu nhận, xử lý và cung cấp thơng tin thích hợp
cho việc ra quyết định..........................................................................................73
3.4. Kiến nghị đối với các cơ quan quản lý nhà nước.........................................84
KÉT LUẬN............................................................................................................. 87
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................. 89


DANH MỤC BẢNG BIỂU s ơ ĐỒ
Sơ đồ 1.1: Tóm tắt sự khác biệt giữa KTQT và KTTC..............................................5
Sơ đồ 1.2: Mối quan hệ giữa các chức năng quản lý và q trình KTQT................. 6
Sơ đồ 1.3. Vai trị của KTQT trong phân bổ nguồn lực............................................ 7
Sơ đồ 1.4: Mơ hình hệ thống chuyển giao vốn nội bộ FTP...................................... 9
Sơ đồ 1.5: Phương pháp lãi suất thị trường chuyển đổi kỳ hạn.................................11
Sơ đồ 1.6: Hệ thống thơng tin kế tốn..................................................................... 16

Sơ đồ 1.7: Kế tốn vai trị như hệ thống thơng tin....................................................17
Sơ đồ 1.8: Bảng phân biệt thông tin KTQT và thơng tin KTTC..............................19
Sơ đồ 1.9: Quan hệ giữa chi phí, doanh thu trong hoạt động NHTM..................... 27
Sơ đồ 1.10: Hệ thống thông tin KTQT tại Mỹ.........................................................29
Sơ đồ 2.1: Bảng quy mô vốn chủ sở hữu của các NHTM tại Việt N am .................32
Sơ đồ 2.2: Mơ hình hệ thống Core banking............................................................. 35
Sơ đồ 2.3: Mơ hình hệ thống CNTT tập trung......................................................... 36
Sơ đồ 2.4: Mơ hình hệ thống CNTT phân tán......................................................... 37
Sơ đồ 2.5: Biểu đồ tỷ lệ tham gia của các tổ chức tín dụng....................................40
Sơ đồ 2.6: Mơ tả tài khoản khách hàng...................................................................44
Sơ đồ 2.7: Sơ đồ hệ thống thơng tin kế tốn............................................................ 45
Sơ đồ 2.8: Mơ hình ln chuyển vốn theo phương pháp FTP................................. 47
Sơ đồ 2.9: Xác định kết quả hoạt động cho từng đơn vị kinh doanh (Chi nhánh) ...48
Sơ đồ 2.10: Bảng phân tích thu lãi chi phí trả lã i................................................... 53
Sơ đồ 2.11: Phân tích thu lãi chi phí trả lãi áp dụng FPT........................................54
Sơ đồ 2.12: Bảng lãi suất thị trường liên N H ..........................................................54
Sơ đồ 3.1: Mơ hình Quản trị và Điều hành của NHTM/ TCTD.............................. 64
Sơ đồ 3.2: Phân loại thu nhập chi phí phổ biến....................................................... 67
Sơ đồ 3.3: Bảng phân bổ nội bộ thu nhập và chi phí............................................... 69
Sơ đồ 3.4: Ví dụ so sánh điều tiết vốn..................................................................... 73
Sơ đơ 3.5: TK chi tiêt gôm 27 ký tự theo yêu cầu của công tác quản trị điều hành.75
Sơ đồ 3.6: Mô hình kho dữ liệu xử lý thơng tin KTQT........................................... 77
Sơ đô 3.7: Báo cáo kêt quả hoạt động bộ phận/ mảng kinh doanh tháng/ năm.......82
Sơ đồ 3.8: Báo cáo bộ phận..................................................................................... 83


DANH MỤC TỪ VIÉT TẮT
Chữ viết tắt
BCĐKT
BCĐTKKT

BCKQKD
BQ
BCTC
CĐKT
FTP
GD
HSC
IAS
IFRS
HĐKD
HĐQT
KD
KH
KTỌT
KTTC
NH
NHTM
NHTM CP
NN
NV
ỌĐ
TCTD
TM BCTC
TS
TSC
TSN
VCSH
VN
WB


Viết đầy đủ
Bảng cân đối kế toán
Bảng cân đối tài khoản kế tốn
Báo cáo kết quả kinh doanh
Bình qn
Báo cáo tài chính
Cân đối kế toán
Giá chuyển vốn (Fund Transfer Pricing)
Giao dịch
Hội sở chính
Chuẩn mực kế tốn Quốc tế (CMKTQT)
(International Accounting Standards)
Chuẩn mực báo cáo tài chính Quốc tế
(International Financial Reporting Standards )
Hoạt động kinh doanh
Hội đồng quản trị
Kinh doanh
Khách hàng
Ke toán quản trị
Ke tốn tài chính
Ngân hàng
NHTM
NHTM cổ phần
Nhà nước
Nguồn vốn
Quyết định
Tổ chức tín dụng
Thuyết minh báo cáo tài chính
Tài sản
Tài sản có

Tài sản nợ
Vốn chủ sở hữu
Việt Nam
Ngân hàng thế giới (World Bank)


1

MỞ ĐẦU
I. Tính cấp thiết của đề tài
Nền kinh tế Việt Nam đang trong thời kỳ hội nhập và phát triển, đặc biệt
Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức của tổ chức thương mại thế giới WTO,
cùng với những cam kết mở cửa nền kinh tế nói chung và lĩnh vực tài chính- tiên tệ
nói riêng. Theo đó, ngày càng nhiều các ngân hàng nước ngồi có tiềm lực về vốn,
công nghệ và kỹ năng quản trị tốt tham gia, tạo nên một sự cạnh tranh ngày càng
gay gắt trong một sân chơi chung bình đẳng. Các NHTM Việt Nam muốn đứng
vững và phát triển bền vững trên thị trường cần phải có định hướng chiến lược đúng
đắn cũng như sử dụng nguồn lực tối ưu. Như vậy, địi hỏi mỗi ngân hàng phải xây
dựng cho mình một hệ thống thông tin KTQT linh hoạt và hiệu quả để phân tích, xử
lý và cung cấp các thơng tin quan trọng trong quá trình hoạch định chiến lược kinh
doanh và kiểm sốt hiệu quả q trình hoạt động đảm bảo thực hiện tôt mục tiêu đã
đề ra.
Trong những năm trước đây, hầu hết các NHTM Việt Nam mới quan tâm và
giải quyết vấn đề KTTC. Hệ thống thông tin kế toán chủ yếu đảm bảo thu thập, xử
lý và cung cấp thông tin KTTC tuân thủ theo các quy định pháp luật. Hệ thông
thông tin KTQT, phục vụ cho quản trị điều hành của chính các NHTM Việt Nam
chưa được quan tâm đúng mức. Điều này đặt ra thách thức lớn cho các NHTM khi
Việt Nam từng bước mở cửa thị trường tài chính, hội nhập kinh tế với khu vực và
thế giới. Xuất phát từ thực trạng trên, tôi đã chọn đề tài luận văn thạc sĩ của mình là:
“Giải pháp hồn thiện hệ thống thơng tin KTQT tại các NHTM Việt Nam”.

II. Mục đích nghiên cứu của đề tài luận văn
Trên cơ sở hệ thống hoá, phân tích về lý luận và kinh nghiệm Quốc tế về
KTQT và hệ thống thông tin KTQT trong NHTM, đề tài đi sâu phân tích đánh giá
về thực trạng hệ thống thông tin KTQT tại các NHTM Việt Nam, đưa ra những giải
pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện hệ thống thông tin KTQT tại các NHTM Việt
Nam.


2

III. Đối tượng, phạm vi nghiên cửu
Đối tượng nghiên cứu: Là hệ thống thông tin KTQT tại các NHTM Việt
Nam.
Phạm vi nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu các vấn đề lý luận về
KTQT và hệ thống thông tin KTQT; thực trạng hệ thống thông tin KTQT tại các
NHTM Việt Nam. Trên cơ sở đó đưa ra những giải pháp và kiến nghị hồn thiện hệ
thống thơng tin KTQT tại các NHTM Việt Nam. v ề thời gian: luận văn tập trung
xem xét, đánh giá thực trạng KTQT và hệ thống thông tin KTQT của các NHTM
Việt Nam trong 5 năm trở lại đây.
IV. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử làm
phương pháp chủ đạo, ngồi ra cịn sử dụng các phương pháp khác như thông kê,
tổng hợp, phân tích, so sánh, dùng hệ thống sơ đơ bảng biêu đê trình bày các nội
dung lý luận và thực tiễn.
V. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn được trình bày theo 3 chương:
Chương 1. Cơ sở lí luận về hệ thống thơng tin KTQT tại các NHTM Việt Nam
Chương 2. Thực trạng về hệ thống thông tin KTQT tại các NHTM Việt Nam
Chương 3. Giải pháp hồn thiện hệ thống thơng tin KTQT tại các NHTM Việt
Nam



3

CHƯƠNG 1
C ơ SỞ LÍ LUẬN VÈ HỆ THỐNG THƠNG TIN KẾ TOÁN QUẢN
TRỊ TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1. Tổng quan về KTQT và hệ thống thông tin KTQT tại các NHTM
1.1.1. Kế toán quản trị
1.1.1.1. Khái niệm
Ke toán quản trị là việc thu thập, xử lý, phân tích và cung cấp thơng tin kinh
tế, tài chính theo u cầu quản trị và quyết định kinh tế, tài chính trong nội bộ đơn
vị kế tốn ( Trích từ Luật Ke toán năm 2003).
1.1.1.2. Đặc điểm cơ bản của kế toán quản trị
- KTQT nhấn mạnh việc cung cấp số liệu cho việc sử dụng nội bộ của
người quản lý, nó sử dụng các thơng tin kế tốn ban đầu, xử lý, phân tích và cung
cấp thơng tin kinh tế tài chính theo u cầu thơng tin nhà quản trị ngân hàng.
Đối tượng sử dụng thông tin KTQT là những nhà quản trị, những người trực
tiếp điều hành hoạt động kinh doanh hàng ngày của ngân hàng, thường xuyên phải
đề ra các các quyết định khác nhau liên quan tới quá trình sinh lời trong ngắn và dài
hạn. Vì vậy, họ cần phải có những thơng tin riêng biệt, phù hợp với từng loại quyết
định. KTQT cung cấp các thông tin tài chính nội bộ, có vai trị đo lường và giám sát
kết quả hoạt động ngân hàng và cung cấp thông tin cho việc ra quyết định quản lý.
- KTQT chủ yếu đặt trọng tâm cho tương lai, được thiết lập bởi nhu cầu
thông tin trong việc lập kế hoạch chiến lược và hoạt động kinh doanh. Trong nền
kinh tê thị trường, do yêu cầu phải nhạy bén và nắm bắt nhanh cơ hội kinh doanh
nên KTQT cung cấp thông tin cho nhà quản trị cần linh hoạt, tốc độ và thích hợp
với từng quyết định, có thể cung cấp bất kỳ khi nào nhà quản lý cần: hàng tháng,
tuần, ngày, thậm chí có thể báo cáo ngay lập tức, do đó nó có tính linh hoạt cao nên
khơng địi hởi phải tn thủ theo pháp luật kế tốn và cũng khơng địi hỏi tính chính

xác tuyệt đối của số liệu.
- KTQT mang tính linh hoạt và phù hợp với nhu cầu thông tin, được biểu


4

diễn dưới hình thức giá trị, vật chất và được báo cáo chi tiết, đi sâu vào từng mảng
hoạt động. Các báo cáo tập trung vào các lĩnh vực: sản phẩm, khách hàng và các
mảng kinh doanh. KTQT thu thập, xử lý, phân tích thơng tin trên cơ sở kết hợp dữ
liệu lịch sử, dữ liệu hiện tại, dữ liệu ước tính và các dự án tương lai.
Nguồn dữ liệu của KTQT là hệ thống dữ liệu kế toán của ngân hàng, cùng
với các nguồn thông tin khác như: hồ sơ khách hàng, xu hướng phát triển của
ngành, tình hình cạnh tranh, xu hướng biến động của các yếu tố thị trường như lãi
suất, tỷ giá...
- KTQT khơng mang tính pháp lệnh và không tuân thủ các nguyên tắc
chung về áp dụng kế tốn, ngân hàng có thể quy định ra các nguyên tăc cơ bản
riêng và các số sách cần thiết phù họp với nhu câu quản lý mà không bi ràng buộc
bởi các quy định của các cơ quan quản lý nhà nước.
1.1.1.3.

Mối quan hệ giữa KTQT và KTTC

KTQT và KTTC là hai bộ phận cấu thành, không tách rời của hệ thống kế
tốn, chúng có mối quan hệ mật thiết với nhau, nhăm phản ánh trung thực hiện
trạng, bản chất sự việc, nội dung và giá trị của nghiệp vụ kinh tế, tài chính. Cả
KTQT và KTTC đều sử dụng một nguồn dữ liệu đầu vào phản ánh các nghiệp vụ
kinh tế phát sinh. KTTC có trách nhiệm phản ánh số liệu tổng quát về tình hình tài
chính như kết quả kinh doanh, vốn , tài sản và sự vận động của chúng trong toàn hệ
thống ngân hàng. KTQT thực hiện phản ánh số liệu về tình hình sử dụng vốn, kết
quả kinh doanh theo từng bộ phận, theo từng cán bộ có trách nhiệm với thu nhập và

chi phí thực hiện.
KTQT và KTTC có những điểm khác nhau được thể hiện qua bảng sau:


5

Sơ đồ 1.1: Tóm tắt sự khác biệt giữa KTQT và KTTC
KTQT

KTTC

1. Mục đích

Phục vụ quản trị kinh doanh

Phục vụ việc lập báo cáo tài
chính

2. Đối tượng phục vụ

Các nhà quản lý các cấp bên
trong doanh nghiệp

Các đối tượng bên ngồi
doanh nghiệp

3. Đặc điểm thơng tin

Linh hoạt, thích hợp, hướng
về tương lai, biểu hiện bằng

giá trị và hiện vật

Phản ánh quá khứ khách
quan, biểu hiện bằng giá trị

4. Các nguyên tắc cung
cấp thơng tin

Do người quản lý quyết định,
hữu ích cho quản lý, khơng
có ngun tắc chung

Tn theo các ngun tắc,
chuẩn mực kế tốn

5. Phạm vi thơng tin

Từng bộ phận, khâu cơng
việc

Tồn doanh nghiệp

6. Kỳ báo cáo

Thường xun tuỳ theo yêu
cầu quản lý

Định kỳ (tháng/ quý/ năm)

7. Mức độ chính xác


Chú trọng tính kịp thời, ít chú Tính chính xác cao hơn
trọng tính chính xác
Có tính pháp lệnh
Khơng có tính pháp lệnh

Tiêu chí

8. Tính pháp lệnh

1.1.2. Kế tốn quản trị trong hoạt động của NHTM (KTQT ngăn hàng)
1.1.2.1. Khái niệm, bản chất KTQT ngân hàng
KTQT ngân hàng là một quy trình thu thập, định lượng, đo lường, tổng hợp
phân tích, lập báo biểu giải trình và thơng đạt các số liệu tài chính và phi tài chính
cho các cấp quản trị trong ngân hàng để lập kế hoạch đánh giá theo dõi việc thực
hiện kể hoạch trong phạm vi nội bộ ngân hàng và để đảm bảo cho việc sử dụng có
hiệu quả tài sản cũng như quản lí chặt chẽ các tài sản này. Nó là một bộ phận câu
thành của hệ thống kế toán ngân hàng (bên cạnh cơng tác kế tốn tài chính ngân
hàng).
KTQT ngân hàng khơng chỉ thu nhận, xử lý và cung cấp các thông tin về các
nghiệp vụ kinh tế đã hoàn thành mà cịn phân tích và cung cấp thơng tin phục vụ
cho việc ra quyết định quản trị. Như vậy, để có các thông tin này, KTQT ngân hàng
phải sử dụng các phương pháp khoa học để phân tích và xử lý chúng một cách cụ
thể, phù hợp với nhu cầu thông tin của nhà quản trị, hệ thống hố các thơng tin theo


6

một trình tự dễ hiểu và giải trình quá trình phân tích theo các chỉ tiêu cụ thể phục vụ
cho công tác quản trị ngân hàng.

KTQT ngân hàng chỉ cung cấp những thơng tin về hoạt động kinh tế tài
chính trong phạm vi yêu cầu quản lý nội bộ của ngân hàng. Những thơng tin đó có ý
nghĩa rất lớn đối với các cấp quản trị ngân hàng, góp phần cho việc ra quyết định về
kế hoạch kinh doanh ngắn hạn cũng như chiến lược dài hạn của ngân hàng.
KTQT ngân hàng chỉ cung cấp những thông tin về hoạt động kinh tế tài
chính trong phạm vi yêu cầu quản lý nội bộ của ngân hàng. Những thơng tin đó có ý
nghĩa rất lớn đối với các cấp quản trị ngân hàng, góp phần cho việc ra quyết định về
kế hoạch kinh doanh ngắn hạn cũng như chiến lược dài hạn của ngân hàng.
1.1.2.2. Vai trò của KTQT ngân hàng
- Vai trò của KTQT ngân hàng với chức năng quản lý: Đe đạt được mục
tiêu điều hành và quản lý hoạt động kinh doanh, Ban lãnh đạo cần phải lập kế hoạch
trên cơ sở mục tiêu đã đề ra, tổ chức điều hành thực hiện kế hoạch và kiểm tra đánh
giá việc thực hiện kế hoạch, KTQT ngân hàng đóng vai trò là “người giúp việc” đắc
lực cho Ban lãnh đạo trong việc tổ chức thực hiện cụ thể hoá các thông tin chỉ đạo
điều hành của Ban lãnh đạo. Vai trò của KTQT ngân hàng đối với chức năng quản
lý được thể hiện qua mối quan hệ tại sơ đồ 1.2.
Sơ đồ 1.2: Mối quan hệ giữa các chức năng quản lý và quá trình KTQT
1'
Xác định
mục tiêu
1
Lập kế hoạch

r

--------



r


1r
Tổ chức
điều hành
1r
Kiểm tra
Đánh giá

1
Chính thức hố các mục tiêu
thành các chỉ tiêu kinh tế

------ ►

1r
Lập dự toán chung và các
dự toán chi tiết
1
Thu nhận
kết quả thực hiện
r

—>

1
Soạn thảo
các báo cáo thực hiện
r





7

Thơng tin KTQT đã chính thức hố các mục tiêu thành các chỉ tiêu kinh tế,
lập dự toán chung và các dự toán chi tiết, cung cấp một cách đầy đủ, kịp thời các kết
quả thực hiện kế hoạch và soạn thảo các báo cáo thực hiện kế hoạch và phân tích
các nguyên nhân chênh lệch theo yêu cầu của Ban lãnh đạo.
- Vai trò của KTQT ngân hàng trong phân bổ nguồn lực: KTQT giúp cho
Ban lãnh đạo ngân hàng có thể tính tốn, lựa chọn để đưa ra quyết định tối ưu nhất
cho việc phân bố các nguồn lực sẵn có một cách hiệu quả hon. Thơng tin KTQT
cung cấp trung thực về tình hình chi phí, thu nhập và kết quả lợi nhuận thu được của
từng mảng hoạt động (ngân hàng bán buôn, ngân hàng bán lẻ... ), từng đối tượng
khách hàng, từng sản phẩm dịch vụ, KTQT cho phép nhận diện rủi ro, hạn chế của
ngân hàng trong từng mảng nghiệp vụ như rủi ro lãi suất, rủi ro thanh khoản, rủi ro
tỷ giá... từ đó đưa ra các thông tin đánh giá kết quả tài chính, phân tích nguyên nhân
của từng mảng hoạt động kinh doanh, những thông tin này sẽ giúp Ban lãnh đạo
quyết định cung cấp ra thị trường sản phẩm dịch vụ nào, số lượng bao nhiêu, doanh
thư, chi phí và lợi nhuận thế nào, chi phí thực tế so với chi phí dự tính là bao nhiêu,
biện pháp để giảm thấp chi phí, tăng lợi nhuận là gì... được thể hiện qua sơ đồ 1.3.
Sơ đồ 1.3. Vai trò của KTQT trong phân bổ nguồn lực


8

Như vậy KTQT là một công cụ rất quan trọng và hữu ích giúp cho các nhà
quản trị ngân hàng điều hành hiệu quả hoạt động kinh doanh với rủi ro thâp nhât
phù hợp với yêu cầu hoạt động của ngân hàng trong nên kinh te thị trương.
1.1.2.3. Nội dung cơ bản của KTQT ngân hàng
a/ Xác định giá thành vốn chuyển giao nội bộ trong NHTM

Xác định giá thành chuyển giao vốn nội bộ trong NHTM là cơ chê xác đinh
chênh lệch giữa giá cả giao dịch thực với khách hàng với giá cả trên cơ sở giá thị
trường tương ứng của những khoản vốn điều chuyển, dịch vụ chuyển giao nội bộ đê
tính tốn thu nhập hoặc chi phí đối với các bên có liên quan trong q trình luân
chuyển vốn nội bộ nhằm xác định mức độ đóng góp về lợi nhuận của từng đơn vị/
bộ phận, mảng hoạt động kinh doanh hoặc dòng sản phẩm trong kết quả hoạt động
kinh doanh của ngân hàng.
Để quản lý nguồn vốn và sử dụng vốn hiệu quả, đạt được các chỉ tiêu kê
hoạch tài chính của ngân hàng cũng như phát huy được lợi thế kinh doanh của các
chi nhánh trên các địa bàn khác nhau, nguồn vốn phải được quản lý theo nguyên tắc
tập trung toàn hệ thống tại hội sở chính của NHTM. Cơng tác điều hành vôn nội bộ
được thực hiện qua cơ chế “mua - bán” vơn, Hội sở chính (bộ phận treasury) thực
hiện mua tồn bộ tài sản Nợ và bán tài sản Có cho các đơn vị/ bộ phận, mảng hoạt
động kinh doanh. Như vậy, cùng với hoạt động “mua - bán” vôn thì tồn bộ rủi ro
về vốn (rủi ro thanh khoản, rủi ro lãi suất) được chuyển về Hội sở chính. Các đơn
vị/ bộ phận, mảng hoạt động kinh doanh phải trả lãi cho hoạt động “mua” vôn
(tương ứng với Tài sản Có) và nhận được lãi khi “bán” vốn cho bộ phận treasury
(tương ứng với Tài sản Nợ). Lãi hay giá của hoạt động “mua - bán von (gia chuyên
vốn) được bộ phận treasury xác định trên cơ sở giá trị thị trường của các dòng sản
phẩm thay thế và thông báo tới các đơn vị/ bộ phận, mảng hoạt động kinh doanh. Sơ
đồ 1.4 thể hiện thông lệ tốt nhất cho hệ thống FTP.
Căn cứ xác định giá điều chuyển vốn nội bộ:
- Loại giao dịch: là giao dịch "mua vôn" hay "bán vôn .
- Đồng tiền giao dịch: VND, USD, EUR, khác.


9

- Kỳ hạn chuyển vốn.
- Lãi suất thị trường được điều chỉnh theo mức độ rủi ro của hoạt động kinh

doanh đảm bảo tỷ lệ thu nhập cận biên nhất định cho đơn vị kinh doanh.
Sơ đồ 1.4: Mơ hình hệ thống chuyển giao vốn nội bộ FTP

7

Quản lý
Treasury
(CFO)

Vón

Treasury
'C hi phí sử
dụng vốn
(Cost o f funds)

lươc
7 Chiến
-------------- ►/

7

ALCO
Quản lý vốn
tập trung

vơn

---------------- /


Chi nhánh
cung cấp vốn
/ Thu nhập từ (Deposit)

' vón
(Credit of funds)

7
7

Phương pháp xác định giá thành chuyển giao vốn nội bộ ngân hàng (FTPFunds Transfer Pricing): Được thực hiện trên cơ sở xác định chênh lệch giữa lãi
suất giao dịch với khách hàng và mức lãi suất chuẩn thị trường (giá tham chiếu) của
các giao dịch thay thế thích hợp với lãi suất thay thế tương ứng. Cụ thể:
Từ một giao dịch với khách hàng, xác định giao dịch thay thế thích hợp trên
thị trường liên ngân hàng.
Xác định chênh lệch lãi suất giao dịch với khách hàng với mức lãi suất chuẩn
của giao dịch thay thế thích hợp.
Đối với nghiệp vụ bên Tài sản, giá thành vốn nội bộ (thu nhập lãi) là khoản
doanh thu cao hơn từ giao dịch với khách hàng so với giao dịch thay thế thích hợp
trên thị trường liên ngân hàng.
Cơng thức:


10

Zvốn nội bộ = (LS GD KH- LS GD thay thế) * số tiền * Thời gian chuyển giao
Đối với nghiệp vụ bên Nợ, giá thành vốn nội bộ (thu nhập lãi) là khoản chi
phí thấp hơn từ giao dịch với khách hàng so với giao dịch thay thế thích hợp trên thị
trường liên ngân hàng.
Công thức:

Zvốn nội bộ = (LS GD thay thế - LS GD KH) * số tiền * Thời gian chuyển giao
Có thể thấy rõ phương pháp xác định này qua số liệu giả định sau:
NHTM A có nghiệp vụ phát sinh bên Tài sản: cấp khoản tín dụng đầu tư với
số tiền là : 1.000.000.000 đồng, thời hạn 5 năm, lãi suất 12% năm. Nghiệp vụ phát
sinh bên Nợ: nhận một khoản tiền gửi có kỳ hạn 6 tháng, số tiền là 1.000.000.000
đồng lãi suất 7.5% năm.
Xác định giá thành chuyển giao vốn nội bộ cho các giao dịch tín dụng, huy
động vốn, quản lý rủi ro.
Điểm đáng lưu ý ở đây là ngân hàng bất kỳ lúc nào cũng có thể ký các giao
dịch liên ngân hàng hay giao dịch về trái phiếu thay thế cho các giao dịch với khách
hàng, như vậy chỉ những giao dịch với khách hàng có những điều khoản tốt hơn
giao dịch liên ngân hàng thay thế thì mới có lợi cho ngân hàng.
Trước hết, xác định các giao dịch thay thế thích hợp với mức lãi suất thay thế
tương ứng. Giả định, thay vì giao dịch nhận tiền gửi có kỳ hạn 6 tháng với khách
hàng LS 7.5% năm, về ngun tắc có thể tìm nguồn trên thị trường tiền tệ, Ngân
hàng A vay có kỳ hạn 6 tháng trên thị trường này với lãi suất 8% năm. Tương tự,
thay thế cho việc cấp tín dụng, về nguyên tắc ngân hàng có thế đầu tư vào trái phiêu
chính phủ thời hạn 5 năm với lãi suất trái phiếu là 9.5% năm. Ta có sơ đồ 1.5.
Thu nhập lãi này nhìn chung được tính tốn cho năm kinh doanh và tính cho
bộ phận, cán bộ thực hiện giao dịch với khách hàng.
Thu nhập lãi từ giao dịch tín dụng (bên Tài sản) — 1.000.000.000* 2.5% =
25.000.000 đồng.


11

Thu nhập lãi từ giao dịch nhận vốn tiền gửi (bên Nợ) = 1.000.000.000* 0.5%
= 5.000.000 đồng.

Sơ đồ 1.5: Phương pháp lãi suất thị trường chuyển đổi kỷ hạn

Tài sản

Ngân hàng

Nọ

Khoản thu nhập này là kết quả của nồ lực thành cơng của cán bộ chăm sóc
khách hàng, thơng qua giao dịch với khách hàng đã thu được cho ngân hàng những
điều khoản tốt hơn là giao dịch thay thế (alternative)/ giao dịch chuẩn thị trường.
Khi tổng hợp hai giao dịch đơn lẻ lại, thông qua việc tái đầu tư khoản tiền
gửi có kỳ hạn đã huy động được, tống cộng (ngân hàng) đã thu được một khoản cho
kết quả hoạt động ở mức là 30.000.000 đồng.
Khoản chênh lệch lãi suất 1.5% là do có sự chuyển đổi kỳ hạn giữa nguồn
vốn và sử dụng vốn. Ngân hàng đã sử dụng khoản tiền gửi với thời hạn 6 tháng cho
vay dài hạn với thời hạn 5 năm, như vậy, đây là giá của việc ngân hàng đã phải đối
mặt với rủi ro lãi suất và rủi ro thanh khoản.


12

b/ Phăn bồ chi phí hoạt động và xác định hiệu quả kinh doanh theo từng
sản phẩm, bộ phận/ ngạch kinh doanh hay nhóm khách hàng
(ỉ) Một số khái niệm cơ bản về chỉ phí và kế tốn chi phí
- Chi phí: là nguồn lực phải hy sinh để đạt được mục đích nhất định.
- Chi phí thực tế: là khoản chi phí đã xảy ra.
- Chi phí kế hoạch/ chi phí chuẩn: là khoản chi phí dự kiến trước.
- Kế tốn chi phí: là việc ghi chép, kiểm tra và theo dõi các chi phí có quan
hệ trực tiếp với đối tượng tập hợp chi phí và phân bổ các chi phí có quan hệ gián
tiếp với đổi tượng tập hợp chi phí.
(ii) Phăn loại chi phí

-

Phân loại chi phí theo đối tượng tập hợp chi phí
+ Chi phí trực tiếp là chi phí có thể tính trực tiếp cho một đối tượng liên

quan.
+ Chi phí gián tiếp là chi phí phát sinh và liên quan đồng thời đến nhiều
đối tượng tập họp chi phí, vì vậy khơng thể theo dõi trực tiếp cho đối tượng tập hợp
chi phí một cách thuận tiện hay kinh tế được.
Phân loại chi phí theo cách ứng xử chi phí
+ Chi phí khả biến (biến phí) là các chi phí thay đổi về tổng số tỷ lệ với sự
thay đổi của mức độ hoạt động. Mức độ hoạt động có thể là quy mô các sản
phẩm ngân hàng (khối lượng giao dịch, doanh thu...).
+ Chi phí bất biến (định phí) là những khoản phí khơng biến đổi theo mức
độ hoạt động hoặc thay đổi trong phạm vi phù họp còn nếu mức độ hoạt động thay
đổi ngồi phạm vi đó thì chi phí sẽ tăng.
+ Chi phí hỗn họp: Là chi phí mà bản thân nó gồm cả chi phí cố định và
chi phí biến đổi như trả dịch vụ điện thoại và bưu phí, chi giữ tài khoản ...
(Ui) Nguyên tắc chung trong phân bo chi phí
Dù khơng trực tiếp tham gia hoạt động kinh doanh song những chi phí đê
duy trì các bộ phận phục vụ được coi là một phần chi phí cho các đổi tượng chịu chi
phí. Vì vậy việc ghi nhận các khoản chi phí phát sinh ở bộ phận này phân bổ cho


13

các bộ phận kinh doanh nguyên tắc cơ bản sau:
Ntnivên tắc 1: Chọn tiêu chuẩn phân bổ chi phí phục vụ
- Tiêu chuẩn phân bổ là căn cứ đê phân chia chi phí nhăm xác đinh hiẹu qua
của hoạt động dịch vụ ngân hàng, chỉ tiêu phân bổ chi phí phục vụ có thể là số giờ

lao động, số diện tích sử dụng, chi phí, doanh thu hoạt động, sơ nhân viên tham gia,
thời gian sử dụng... và luôn phải thoả mãn các điêu kiện lụa chọn, cụ the như sau:
(1) Tiêu chuẩn phân bổ có liên quan biên động cùng chiêu VỚI chi phí bọ phạn.
(2) Tiêu chuẩn phân bổ là đơn vị đo lường và biết trước.
(3) Tiêu chuẩn phân bổ phải có tính đại diện và tính đo lường mức phí của bộ
phận phục vụ sau khi đã chia cho từng đối tượng chịu thuế.
(4) Tiêu chuẩn phải có nội dung kinh tế gắn với chi phí phân bơ.
(5) Tiêu chuẩn phải rõ ràng, dễ tính tốn, sau khi chọn phải sử dụng tối thiểu
trong suốt một niên độ tài chính.
- Các tiêu chuẩn thường được chọn làm căn cứ phân bổ có thể dùng theo bộ
phận dịch vụ:
Trung tâm dịch vụ (Tin học, đào tạo, hành chính quản trị...): tiêu chuân phân
bổ thường là thời gian biểu dự tính/ tiêu thức thơng kê khác (sơ nhân cơng, giờ
cơng, diện tích sử dụng, số đầu máy PC).
Trung tâm xử lý nghiệp vụ (Kế toán và ngân quỹ, phòng nghiệp vụ, ...): căn
cứ vào số lượng nghiệp vụ được xử lý.
Trung tâm quản lý (Ban lãnh đạo,...): Dựa trên thời gian biêu dự tính.
Nsuyên tắc 2: Phân bổ chi phí trong nội bộ các bộ phận phục vụ với nhau
Các bộ phận phục vụ có thể sử dụng dịch vụ lẫn nhau dẫn đến chi phí các bộ
phận phục vụ sau khi phân bổ lẫn nhau khá lớn so với mức phí ban đâu của mơi bộ
phận. Ví dụ: bảo vệ, điện tốn, quản lý hành chính... Vì vậy, trước khi phân bổ chi
phí bộ phận phục vụ trung tâm chính cần phải phân bổ lẫn nhau trong nội bộ các bộ
phận, có thể phân bổ theo hai phương pháp:
Phương pháp trực tiếp là phương pháp phân bô thăng tât cả các chi phí của
mỗi bộ phận phục vụ cho các hoạt động kinh doanh tiêu dùng dịch vụ, không phân


14

bổ qua lại phần chi phí tương ứng với khối lượng dịch vụ đã cung cấp giữa các bộ

phận phục vụ theo một tiêu chí phân bổ cụ thể đã chọn.
Phương pháp bậc thang là ghi nhận chi phí luân chuyển nội bộ giữa các
trung tâm phụ theo đó chi phí phân bổ bậc thang từ bộ phận có mức độ phục vụ
nhiều nhất đến bộ phận có mức độ phục vụ ít nhất.
Nsuvên tắc 3: Phân bổ chi phí theo nguyên tắc ứng xử chi phí:
Việc phân bổ chi phí của bộ phận phục vụ theo tính chất khả biến hay bất
biến của chi phí, nguyên tắc này làm tăng tính hợp lý của việc phân bổ, cung cấp số
liệu khách quan hơn cho việc lập kế hoạch, kiểm tra thực tế hoạt động của mỗi bộ
phận có sử dụng dịch vụ của bộ phận phục vụ.
Chi phí khả biến của bộ phận phục vụ là chi phí biến đổi cùng quy mô mức
độ tiêu dùng ở bộ phận phục vụ, vì vậy chi phí khả biến được phân bổ theo tỷ lệ,
tiêu chí phù hợp với mức độ tiêu dùng thực tế cung câp cho các bộ phận.
Chi phí bất biến của bộ phận phục vụ thì được tính cho các đơn vị nội bộ,
theo nguyên tắc phân bổ chi phí trên nhu cầu phục vụ bình qn và sẽ tương đôi cô
định trong một thời kỳ dài trừ khi ngân hàng có sự thay đổi về cơ cấu tổ chức.
Nsuvên tắc 4: Không sử dụng căn cứ phân bổ chi phí khả biến để phân bơ
chi phí bất biến vì sẽ tạo ra lãi giả lỗ thật của bộ phận dẫn đến đánh giá sai lệch hiệu
quả kinh doanh của từng bộ phận/sản phẩm...
Để phân bổ chi phí bất biến một cách họp lý là căn cứ vào nhu cầu phục vụ
bình quân lâu dài của bộ phận đó, như vậy với mức doanh thu hoạt động tăng lên
với chi phí bất biến phân bổ cho bộ phận không đổi, bộ phận sẽ đạt được hiệu quả
cao hơn do tiết kiệm chi phí bất biến. Sử dụng căn cứ phân bổ chi phí khả biến để
phân bổ chi phí bất biến sẽ dẫn đến một nghịch lý là: đơn vị nào có hệ sơ hoạt động
cao thì sẽ phải gánh chịu nhiều hơn phần chi phí bất biến cho bộ phận có hệ sơ hoạt
động giảm sút, điều này khó có thể cho thấy hiệu quả thật của từng bộ phận.
Nsuvên tắc 5: Phân bổ chi phí của bộ phận theo định mức kế hoạch không
theo số thực tế: khi chi phí ngân hàng phần thực tế sai lệch so với kế hoạch thì phân
chênh lệch sẽ bù trừ vào nguồn vốn cuối năm. Các bộ phận hoạt động kinh doanh



15

không phải chịu trách nhiệm phần này do bộ phận phục vụ không hiệu quả. vấn đề
ở đây là phải đạt được mức chi phí cơng bằng, hợp lý giữa các bộ phận trong cấu
trúc tổ chức của NHTM.
(iv)Xác định hiệu quả kinh doanh theo từng sản phấm, bộ phận/ ngạch kinh
doanh hay nhóm khách hàng
Đe xác định hiệu quả hoạt động của các đơn vị kinh doanh liên quan đến các
mảng hoạt động (business lines), các sản phẩm hoặc các phân doạn thị trường khác
nhau của NHTM một cách chính xác, cần thiết phải thực hiện một số nội dung sau:
- Xác định giá thành chuyển giao vốn nội bộ cho từng sản phẩm, bộ phận/
ngạch kinh doanh hay nhóm khách hàng.
- Phân bổ chi phí một cách minh bạch, chính xác và hợp lý giữa các sản
phấm, bộ phận/ ngạch kinh doanh hay nhóm khách hàng.
- Xác định thu nhập từ dịch vụ, chi phí vốn tự có của các sản phẩm, bộ phận/
ngạch kinh doanh hav nhóm khách hàng.
- Trên cơ sở đó xác định một cách chính xác hiệu quả kinh doanh cho từng
sản phẩm, bộ phận/ ngạch kinh doanh hay nhóm khách hàng.
Như vậy, doanh thu và chi phí được tính tốn phân bổ hợp lý cho các bộ
phận hoạt động kinh doanh sẽ tạo nên giá thành sản phẩm, dịch vụ của bộ phận kinh
doanh/ nhóm sản phẩm/ nhóm khách hàng.
1.1.3. Hệ thống thơng tin KTQT ngân hàng
1.1.3.1. Khái niệm hệ thống thông tin kế tốn
a/ Thơng tin kế tốn là thơng tin động về tuần hoàn những tài sản, phản ánh
đầy đủ các chu trình nghiệp vụ cơ bản của tổ chức doanh nghiệp (chu trình tài
chính, chu trình chi tiêu, chu trình nguồn nhân lực, chu trình sản xuất và chu trình
doanh thu). Thơng tin kế tốn ln thể hiện hai mặt của mỗi hiện tượng: tài sản và
nguồn vốn; doanh thu và chi phí trong các chu trình nghiệp vụ cơ bản của doanh
nghiệp. Cần phân biệt sự khác nhau giữa khái niệm dữ liệu và khái niệm thông tin.
Dừ liệu chỉ là một giá trị, một trạng thái cụ thể thì thơng tin ln mang ý nghĩa, có

tính định hướng và gồm nhiều giá trị dữ liệu. Việc biến dữ liệu kế tốn thành thơng


16

tin kế toán bằng cách tập họp, sắp xếp và tổng hợp chính là vai trị của hệ thống
thơng tin kế tốn.
b/ Hệ thống thơng tin kế tốn bao gồm con người, các thủ tục thiết bị và
các sổ sách được một tổ chức sử dụng để:
(1) Phát triển các thơng tin kế tốn và
(2) Truyền đạt các thơng tin này tới những người ra quyết định.
(Như sơ đỗ 1.6: hệ thống thơng tin kế tốn)
Sơ đồ 1.6: Hệ thống thơng tin kế tốn

Thiết kế và năng lực của hệ thống kế toán trong mỗi tổ chức là khác nhau,
tuy nhiên mục đích chính của hệ thống kế tốn ln là: đáp ứng các nhu cầu về
thơng tin kế tốn của tổ chức một cách hiệu quả nhất.
Có rất nhiều yếu tố tác động tới cấu trúc của hệ thống kế tốn trong một tổ
chức tuy nhiên trong đó có 2 yếu tố rất quan trọng là:
(1) Nhu cầu về thơng tin kế tốn của tổ chức và
(2) Các nguồn lực sẵn có phục vụ cho việc vận hành của hệ thống.
Trong mơi trường kinh doanh hiện đại, kể tốn được coi như một hệ thống
thơng tin, do đó người ta tập trung chú ý vào các thông tin được cung cấp, những
người sử dụng thông tin và mức độ hỗ trợ cho các quyết định tài chính của thơng tin


17

được cung câp. Mơi quan hệ này có thê được mo ta qua sơ đo 1.7.
Sơ đồ 1.7: Kế toán vai trị như hệ thống thơng tin


1.1.3.2. Mối quan hệ giữa thông tin KTTC và thông tin KTQT
a/ Các loại thơng tin kế tốn
Căn cứ theo đối tượng sử dụng thơng tin, kế tốn được chia làm hai loại
chính: thơng tin KTTC và thông tin KTQT.
Thông tin KTTC là các thơng tin kế tốn (được lựa chọn, xử lý và lưu trữ số
liệu chủ yếu trên máy tính) sử dụng đê lập báo cáo tài chính theo quy đinh cua phap
luật kế toán, nhằm phục vụ cho những đối tượng có nhu cầu như cơ quan quản lý
nhà nước, các nhà đầu tư...
Thông tin KTQT là thông tin (được lựa chọn, xử lý và lưu trữ số liệu chủ yếu
trên máy tính) sử dụng trong nội bộ NHTM. Hệ thống này có khả năng thu thập, xử
lý và cung cấp thông tin cho các nhà quản lý ở mọi câp độ nhăm hô trợ cho viẹc ra
quyết định, lập kế hoạch, thực hiện kế hoạch và kiểm soát hoạt động kinh doanh.


18

b/Mỏi quan hệ giữa thông tin KTTC và thông tin KTQT
Thơng tin KTTC cung cấp tình hình về các nguồn lực tài chính, các nghĩa vụ
và các hoạt động của một đơn vị kinh tê (một tô chức hoặc một cá nhân). Các kê
toán viên thường sử dụng thuật ngữ vị thê tài chính đê mơ tả ngn lực tài chính va
các nghĩa vụ tài chính của một đơn vị kinh tê tại một thời diêm nhât định và thuật
ngữ kết quả hoạt động để mô tả về các hoạt động tài chính của doanh nghiệp trong
một năm.
Các thơng tin KTTC được thiết kế chủ yếu để hỗ trợ cho các nhà đầu tư và
các chủ nợ trong việc quyết định xem có đầu tư các nguồn lực khan hiêm của họ
vào doanh nghiệp không. Các quyết định này rất quan trọng trên phương diện xã
hội, nó xác định những công ty, những ngành công nghiệp nào nhận được các
nguồn lực cần thiết để phát triển và những đơn vị, những ngành nào không. Các
thông tin KTTC cũng được các nhà quản trị sử dụng để có cái nhìn tồn diện hơn vê

đơn vị mình và có những biện pháp nhằm cải thiện hình ảnh của doanh nghiệp trong
con mắt các nhà đầu tư và các chủ nợ.
Thông tin KTQT phát triển và diễn giải các thông tin nhằm hỗ trợ cho các
nhà quản trị trong việc điều hành hoạt động của doanh nghiệp. Các nhà quản trị sử
dụng thông tin kế toán để thiết lập các mục tiêu chung của công ty, đánh giá kết quả
hoạt động của các bộ phận và các cá nhân, quyết định xem có đưa ra các loại sản
phẩm mới hay không và tất cả các quyết định quản trị khác.
Các nhà quản trị và các nhân viên của công ty luôn luôn cần đến các thông
tin KTQT để điều hành và quản lý các hoạt động kinh doanh hàng ngày. Ví dụ họ
cần phải biết về số lượng tiền hiện có trong tài khoản ngân hàng của công ty, chủng
loại, số lượng và giá trị của các hàng hố có trong kho của công ty, khoản nợ với
các chủ nợ khác nhau. Phần lớn các thông tin KTQT là các thông tin tài chính
nhưng được tổ chức dưới hình thức liên quan trực tiếp đến các quyết định cân đưa
ra. Tuy nhiên các thông tin KTQT cũng thường liên quan đến cả việc đánh giá các
thơng tin phi tài chính, ví dụ các vấn đề liên quan đến chính sách và mơi trường,
chất lượng sản phẩm, sự hài lòng của khách hàng, và năng suất lao động.
Những điểm khác biệt giữa thông tin KTQT và thơng tin KTTC có thê được


×