Tải bản đầy đủ (.pdf) (114 trang)

Giải pháp tín dụng phát triển kinh tế trang trại của nhđtpt khu vực nghĩa đàn nghệ an

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (40.25 MB, 114 trang )

Đực VÀ ĐÀO TẠO

BỘ GIÁO

NGÂN HÀNG NHÀ Nước VIỆT

[OC VIỆN NGÂN HÀNG
■ ■ v

__

LV.00CQ 71
-

'

V h









• *

*

ĐẶNG VẪN TÁM



GIẢI PHẤP TÍN DUNG PHÁT TRIỀN
KINH T Í TRANG TRẬl CÙA NGÂN HÀNG ® É Tư
VÀ PHẮT TRIỀN KHO vưc NGHĨA DÀN TỈNH NGHỆ AN

LOÂN
< VẦr THẠC
* S ĩ KỈNH T Ẽ

332.7
ĐA-T

LV71

HÀ NỚT >009



LỜI CAM ĐO AN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tơi.
Các số liệu, kết quả trong luận văn là trung thực và có nguồn
gốc rõ ràng./.

Hà Nội, ngày 12 tháng 4 năm 2003
Tác giả luận văn

Đặng Văn Tám



MỤC LỤC
Trang
LỜI MỞ ĐẦƯ

I

Chương 1: MỘT s ố VẤN ĐỂ LÝ LUẬN c ơ BẢN VỂ CHO VAY VỐN
PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRANG TRẠI

6

1.1. Khái quát cho vay vốn đế phát triển kinh tê trang trại của
Ngân hàng Đầu tu và Phát triển.

6

1.1.1. Khái niệm trang trại về mặt kinh tế.

5

1.1.2. Đặc điểm hình thành kinh tế trang trại gia đình.

6

1.1.3. Đặc điểm phát triển của kinh tế trang trại.

9

1.1.4. Những nhân tố quan trọng để phát, triển kinhtế trang trại.


13

1.1.5. Xu hướng phát triển của kinh tế trang trại.

18

1.2. Vai trò của Nhà nước và của Ngân hàng Đầu tư và Phát
triển đối với phát triển kinh tế trang trại.

21

1.2.1. Vai trò của Nhà nước đối với phát triển kinh tế trang trại

21

1.2.2. Vai trò của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển cho vay phát
triển kinh tế trang trại.

22

1.3. Kinh nghiệm phát triển kinh tê trang trại ở một sơ nước trên
thê giới.

26

1.3.1. Các loại hình trang trại và phương thức quản lý điều hành
sản xuất.
1.3.2. Hướng kinh doanh và thu nhập của các trang trại

26

29

1.3.3. Vị trí và vai trị của kinh tế trang trại gia đình trong q
trình phát triển sản xuất nơng nghiệp và cơng nghiệp hoá.

30


1.3.4. Vốn đầu tư và hoạt động cho vay để phát triển kinh tế
trang trại.

31

Chương 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY VỐN ĐỂ PHÁT
TRIỂN KINH TẾ TRANG TRẠI CỦA NGÂN HÀNG ĐẦU
TƯ VÀ PHÁT TRIỂN NGHĨA ĐÀN TỈNH NGHỆ AN.

34

2.1. Các yếu tố và nguồn lực để phát triển kinh tê trang trại ở
Nghĩa Đàn

34

2.1.1. Nguồn lực tự nhiên

34

2.1.2. Nguồn nhân lực


38

2.1.3. Kết cấu hạ tầng

39

2.1.4. Dự báo các yếu tố thuận lợi và khó khăn ảnh hưởng đến
hoạt động cho vay phát triển kinh tế trang trại ở huyện
Nghĩa Đàn
2.1.5. Phát triển kinh tế trang trại ở Nghĩa Đàn.

39
42

2.2. Một sô hoạt động cho vay phát triển kinh tê trang trại của
Ngân hàng Đầu tư và Phát triển.

44

2.2.1. Chính sách tín dụng Ngân hàng Đầu tư và Phát triển phục
vụ phát triển nông nghiệp và nông thôn.
2.2.2. Thực hiện các giải pháp cho vay phát triển kinh tế trang trại.

44
46

2.2.3. Nguồn vốn để đáp ứng nhu cầu cho vay phát triển kinh tế
trang trại của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Nghĩa Đàn.

51


2.3. Hoạt động cho vay của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển
Nghĩa Đàn tỉnh Nghệ An để phát triển kinh tê trang trại ở
Nghĩa Đàn.

55

2.3.1. Nhu cầu vay vốn phát triển kinh tế trang trại.

55


59

2.3.2. Hoạt động cho vay kinh tế trang trại.
2.3.3. Thực trạng các giải pháp cho vay phát triển kinh tế trang
trại ở Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Nghĩa Đàn.

77

Chương 3: GIẢI PHÁP MỞ RỘNG CHO VAY VỐN PHÁT TRIỂN
KINH TẾ TRANG TRẠI KHU vực NGHĨA ĐÀN CỦA
NGÂN HÀNG ĐẦU Tư VÀ PHÁT TRIỂN

n g h ĩa đ à n

TỈNH NGHỆ AN

87


3.1. Những quan điểm cơ bản phát triển kinh tê trang trại gắn với
tín dụng ngân hàng.

88

3.1.1. Cho vay phát triển kinh tế trang trại là một bộ phận hữu cơ
trong hoạt động tín dụng phát triển nơng nghiệp, nông thôn.
3.1.2. Các chủ trang trại tiếp cận với nguồn vốn ngân hàng thuận tiện.
3.2. Các giải pháp mở rộng cho vay phát triển trang trại.

88
89
91

3.2.1. Giải pháp về nguồn vốn

91

3.2.2. Giải pháp về cơ chế chính sách

93

3.2.3. Đối với tín dụng Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Nghĩa Đàn

98

KẾT LUẬN
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.

102



BẢNG KÝ HIÊU CHỮ VIÊT TẮT

CNH

:

Cơng nghiệp hố

HĐH

:

Hiện đại hố
Ngân hàng

NH
NHTM

:

Ngân hàng thương mại

NH ĐT&PT

:

Ngân hàng Đầu tư và Phát triển


UBND

:

Ưỷ ban nhân dân


DANH MUC CÁC BẢNG BlỂư

Sô bảng,
sơ đồ

Mục
lục

Bảng 1

2.1.1

Bảng 2

2.2.3

Bảng 3

2.3.1

Bảng 4

2.3.1


Bảng 5

2.3.2

Tổng hợp tình hình cho vay các loại

59

Bảng 6

2.3.2

Dự toán trồng mới cam (mật độ 500 cây/ha)

63

Bảng 7

2.3.2

Bảng 8

2.3.2

Dự toán vườn cam kinh doanh

65

Bảng 9


2.3.3

Dư nợ của trang trại ở khu vực Nghĩa Đàn

81

Nội dung bảng, biểu
Quy hoạch sử dụng đất của huyện Nghĩa Đàn thời

Trang
37

kỳ 2001-2010
Tinh hình huy động vốn ở Ngân hàng Đầu tư và

53

Phát triển Nghĩa Đàn qua 2 năm 2000-2001
Nhu cầu vay vốn để phát triển kinh tế trang trại
qua các năm 2000-2002
Dự kiến nhu cầu vốn đầu tư vào nông - lâm - ngư

. 56

58

nghiệp thời kỳ 2001-2010

Dự tốn chăm sóc cam kiến thiết cơ bản (1


64

ha/năm)


1

LỜI MỞ ĐẨU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, đất nước ta đã đạt được nhiều
thành tựu đáng kể trên mọi lĩnh vực, đặc biệt nhũng năm gần đây tốc độ tăng
trưởng kinh tế đạt khá cao và đã làm thay đổi được diện mạo của nhiều vùng
nông nghiệp, nông thôn và cùng thực hiện sự nghiệp CNH - HĐH đất nước.
Với đường lối chiến lược phát triển kinh tế của Đảng ta, các thành phần kinh tế
đều bình đẳng trước pháp luật, đồng thời tồn tại và phát triển dưới sự quản lý
của Nhà nước. Tuy nhiên đi từ một nước nông nghiệp lạc hậu tiến thẳng lên
Chủ nghĩa xã hội không qua giai đoạn phát triển Tư bản chủ nghĩa - nền kinh
tế Việt Nam vẫn mang đậm màu sắc của một nền kinh tế, trong đó nơng
nghiệp chiếm tỷ trọng lớn.
Sau hơn 15 năm đổi mới, nông nghiệp nước ta về cơ bản đã chuyển sang
sản xuất hàng hoá, phát triển tương đối tồn diện, tăng trưởng khá (bình qn
4,2%/năm). Công nghiệp ngành nghề và dịch vụ ở nông thôn bước đầu phục
hồi và phát triển; kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội được quan tâm đầu tư xây
dụng, môi trường sinh thái và đời sống nông dân ở hầu hết các vùng được cải
thiện rõ rệt. Những thành tựu về phát triển nông nghiệp và nông thôn có một
phần đóng góp đáng kể của kinh tế trang trại. Với tính hiệu quả của kinh tế
trang trại đã góp phần quan trọng vào sự ổn định và phát triển kinh tế - xã hội,
tạo thêm động lực đẩy nhanh cơng nghiệp hố và hiện đại hố nơng nghiệp và

nơng thơn.
Mơ hình kinh tế trang trạng trong cơ chế thị trường đang đúng trước hàng
loạt nhũng thách thức về cơ chế chính sách, lao động, tiền vốn... Song với tính
năng động và hiệu quả của loại hình tổ chức sản xuất trong nông nghiệp đã
ngày càng khẳng định vị trí của nó trong sự phát triển kinh tế của đất nước.


2

Xuất phát từ những đặc điểm về tự nhiên, xã hội trên cả nước nói chung
và ở Nghĩa Đàn nói riêng, diện tích đất nơng nghiệp và đồi rừng chiếm tỷ
trọng rất lớn, nhân dân ta có tập quán lâu đời trong sản xuất nông nghiệp.
Trong những năm qua kinh tê trang trại đã được Đảng và Nhà nước cũng như
chính quyền địa phương các cấp hết sức quan tâm, bước đầu đã khăng định
được tính hiệu quả kinh tế cao trong sản xuất nông nghiệp.
Nghĩa Đàn là một huyện miền núi thuộc vùng Tây - Bắc tỉnh Nghệ An,
đất đai chủ yếu là đất đỏ Bazan, đất phù sa cổ, với khí hậu đặc trung của vùng
nhiệt đới nóng ẩm rất phù hợp trong việc phát triển kinh tế vườn đồi dưới dạng
trang trại trồng trọt và chăn nuôi. Ngay từ thời kỳ cịn nằm dưới ách đơ hộ của
chế độ thực dân Pháp - vùng đất đỏ Phủ Quỳ mà chủ yếu là Nghĩa Đàn đã
được thực dân Pháp đầu tư hình thành các đồn điền cà phê, cao su xanh tốt,
cho đến nay vẫn khẳng định được tính hiệu quả và ổn định của nó. Các nơng
trường quốc doanh vùng Phủ Quỳ được hình thành phần lớn từ các đôn điên
của chủ người Pháp. Trong nhiều năm xây dựng và phát triên đã có cơng khai
phá hàng ngàn ha đất hoang hoá, thu hút hàng vạn lao động về vùng đất này
tạo lập nên những vườn cây cao su, chè, cà phê, cam... Có thời kỳ năng suất
cây trồng trên diện tích rộng đã đạt: cam 15-20 tấn/ha; cà phê quả tươi 10-14
tấn/ha; cao su 8-10 tạ mủ khô/ha... đã cung cấp hàng ngàn tấn nông sản xuất
khẩu sang thị trường các nước xã hội chủ nghĩa và Liên Xơ cũ.
Q trình chuyển dịch từ nền kinh tế tập trung bao cấp của các nông

trường quốc doanh và nền kinh tế tự cung tự cấp của các hợp tác xã sản xuất
nông nghiệp sang nền kinh tế thị trường đã làm cho các đơn vị sản xuất nông
nghiệp và các vùng nông thôn Nghĩa Đàn gặp không ít khó khăn. Cơ chế quản
lý sản xuất kinh doanh theo phương thức cũ đã trở nên lỗi thời, không đủ sức
lơi cuốn thu hút lao động làm việc có hiệu quả cao. Q trình đổi mới trong
sản xuất nơng nghiệp đã làm nảy sinh ra cơ chê khoán và dần giao hãn vườn
cây, đất đai, tài sản cho người lao động. Từ đó người lao động tăng cường


3

trách nhiệm, chủ động phán quyết trong sản xuất kinh doanh nhằm mục tiêu
hiệu quả kinh tế cao nhất, từ đó các kinh tế trang trại cũng được hình thành và
từng bước ổn định và phát triển.
Đa số những người chủ trang trại xuất thân từ công nhân và nông dân với
khả năng về vốn tích luỹ được khơng nhiều, trong khi đó để hình thành và phát
triển sản xuất của một trang trại thì phải có một số vốn không nhỏ. Như vậy
nhu cầu về sử dụng nguồn vốn tín dụng của NH cũng từ đó mà tăng lên theo
quy mô phát triển của kinh tế trang trại.
NHĐT & PT Nghĩa Đàn đã nhiều năm cung úng vốn đầu tư để hình
thành nên các nơng, lâm trường quốc doanh, các trạm trại của vùng Phủ Quỳ.
Ngày nay tiếp tục tài trợ cho lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nơng thơn,
trong đó cho vay kinh tế trang trại chiếm một tỷ trọng đáng kể. Qua quá trình
khảo sát tìm hiểu thực trạng vấn đề, tôi đã nắm bắt được khá đầy đủ và cụ thể
nhũng vướng mắc của các chủ trang trại ở Nghĩa Đàn.
Phương thức cho vay bàng nguồn vốn tín dụng NH như hiện nay đối với
kinh tế trang trại, mặc dù đã tháo gỡ được không ít khó khăn vướng mắc,
nhưng cũng bộc lộ nhiều điểm khiếm khuyết, thiếu phù họp với thực tiễn, từ
đó đã gây nên nhiều trở ngại cho các chủ trang trại cũng như phía NH. Trong
khi chu kỳ sản xuất kinh doanh của một trang trại kéo dài nhiều năm, nhưng

các NH thường cho vay ngắn hạn và một điều tất yếu xảy ra là kỳ hạn nợ
không phù hợp với chu kỳ luân chuyển vốn sản xuất kinh doanh. Từ thực tế đó
địi hỏi phải có nguồn vốn trung và dài hạn của NHĐT & PT hỗ trợ cho kinh tế
trang trại phát triển. Chính vì lẽ đó tơi chọn đề tài: “Giải pháp tín dụng phát
triển kinh tế trang trại của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển khư vực Nghĩa
Đàn tỉnh Nghệ A n ”
2. Mục đích nghiên cứu của luận văn
Qua thực tiễn phát triển mơ hình kinh tế trang trại có nhiều vấn đề đang
đặt ra cần được giải quyết như về chính sách vĩ mơ của Nhà nước, các nguồn
lực về vốn, lao động, khoa học và công nghệ... Đặc biệt phát hiện được nhũng
vấn đề liên quan đến vốn đầu tư phát triển kinh tế trang trại với phương thức


4

sản xuất mang tính hàng hố ngày càng cao.
Muốn kinh tế trang trại sớm khẳng định được vai trò và tương lai phát
triển thì nhất thiết phải có một nguồn vốn đầu tư rất lớn. Có khai thơng được
luồng vốn đầu tư và kinh tế trang trại thì mới khai thác được tính hiệu quả về
mặt kinh tế xã hội của một mơ hình mới trong nơng nghiệp và nơng thơn. Từ
những địi hỏi khách quan đó cần thiết phải có sự tài trợ từ phía NH, trong đó
nguồn vốn tín dụng của NHĐT & FT phải thực sự đóng góp cho sự phát triển
của kinh tế trang trại.
Thực hiện hoàn thiện cơ chế cho vay phát triển kinh tế trang trại là góp
phần làm thay đổi diện mạo nơng nghiệp và nông thôn trong giai đoạn CNH HĐH đất nước.
3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động cho vay vốn của NHĐT & FT.
- Khách thể nghiên cứu: Kinh tế trang trại ở khu vực Nghĩa Đàn.
- Phạm vi nghiên cứu: Địa bàn hoạt động của chi nhánh NHĐT & FT
tỉnh Nghệ An.

4. Giói hạn của đề tài
- Đề tài nghiên cứu: “Giải pháp tín dụng phát triển kinh tê trang trại
của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển khu vực Nghĩa Đàn tỉnh Nghệ An ',
nhưng do thực tiễn hoạt động tín dụng ở Nghĩa Đàn hiện nay các hoạt dộng
như: Chiết khấu, cho thuê, bảo lãnh ..., chưa phát triển. Do đó đề tài chỉ
nghiên cứu nội dung các giải pháp mở rộng cho vay của NHĐT&RT Nghĩa Đàn.
- Hoạt động cho vay của NFIDT&PT là một nghiệp vụ hết sức phức tạp,
bao trùm nhiều lĩnh vực khác nhau có liên quan đến cả một thời kỳ dài, do đó
đề tài chỉ nghiên cứu trong giai đoạn hiện nay.
- Về khách thể nghiên cứu : Chỉ đi sâu vào nghiên cứu kinh tế trang trại.
- Thời gian nghiên cứu : từ tháng 9 năm 2001 đến tháng 12 năm 2002.


5

5. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử, tư
duy logic, đặc biệt là phương pháp khảo sát phân tích thực tiễn, gắn lý luận
với thực tế khách quan.
6. Những đóng góp mói của luận văn
- Trên cơ sở phân tích và đánh giá thực trạng về cho vay phát triển kinh
tế trang trại của NHĐT&PT nói chung và và NHĐT&PT Nghĩa Đàn nói
riêng đã đánh giá những nguyên nhân chủ yếu tác động, từ đó tìm ra các giải
pháp khắc phục.
- Đưa ra dược một số kiến nghị và giải pháp về cho vay kinh tế trang trại
trong quá trình thực hiện CNH - HĐH nông nghiệp và nông thôn.
7. Nội dung và kết cấu của luận văn
Ngoài Lời mở đẩu, kết luận và danh mục các tài liệu tham khảo, luận
văn được trình bày theo 3 chương:
Chương 1: M ột số vấn đê lý luận cơ bản về cho vay vốn phát triển kinh tê

trang trại
Chương 2: Thực trạng về cho vay vốn để phát triển kinh tê trang trại của
Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Nghĩa Đàn tỉnh Nghệ An
Chương 3: Giải pháp mở rộng cho vay vốn phát triển kỉnh tê trang trại
khu vực Nghĩa Đàn của Ngăn hàng Đầu tư và Phát triền


6

Chương 1
M ỘT SỐ VẤN ĐỂ LÝ LUẬN c ơ BẢN VỂ CHO VAY VỐN
PHÁT TRIỂN K INH TẾ TRANG TRẠI
1.1. MỘT SỐ KHÁI QUÁT CHO VAY VỐN PHÁT TRIEN k in h TẾ
TRANG TRẠI CỦA NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN.
1.1.1. Khái niệm trang trại về mặt kinh tế.
Trang trại là một hình thức tổ chức sản xuất cơ sở trong nơng, lâm, ngư
nghiệp, có mục đích chủ yếu là sản xuất hàng hoá, tư liệu sản xuất thuộc
quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng của một người chủ độc lập, sản xuất được
tiến hành trên quy mô ruộng đất và các yếu tố sản xuất được tập trung đủ lớn
với cách thức tổ chức quản lý tiến bộ và trình độ kỹ thuật cao, hoạt động tự
chủ và luôn gắn với thị trường.
Trong điều kiện kinh tế thị trường, trang trại mang đầy đủ và thể hiện rõ
nét những đặc điểm nêu trên. Tuy nhiên ở mỗi nước, trong mỗi giai đoạn có thể,
tuỳ theo điều kiện và trình độ phát triển có thể của nền kinh tế mà nhũng đặc
điểm trên có thể biểu hiện ở mức độ khác nhau, ở nước ta, nền kinh tế nói
chung, nơng nghiệp nói riêng đang trong bước chuyển từ trình độ tự cung tự cấp
sang trình độ sản xuất hàng hoá theo cơ chế thị trường. Do vậy trong các trang
trại ở nước ta, những đặc điểm của trang trại nêu trong khái niệm trên nhìn
chung chưa được thể hiện thật rõ nét như ở các nước có trình độ sản xuất hàng
hố cao trong nơng nghiệp.

1.1.2. Đặc điểm hình thành kinh tê trang trại gia đình.
Các trang trại ở nước ta chủ yếu là trang trại gia đình và được hình thành
từ các hướng chủ yếu sau đây:
- Các hộ nông dân đi xây dựng vùng kinh tế mới hoặc các hộ tại địa


7

phương được giao đất sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp với quy mơ đủ lớn lập
trang trại đó trồng cây ăn quả, trồng rừng, chăn nuôi đàn gia súc, nuôi trồng
thuỷ sản.
- Các hộ nông dân lập trang trại trên cơ sở tập trung ruộng đất thông qua
nhận chuyển nhượng và chuyển đổi ruộng đất cho nhau đó có quy mô ruộng
đất đủ lớn và tập trung liền khoảnh.
- Một số nông dân thuê đất của hợp tác xã hay chính quyền dưới hình
thức nhận thầu diện tích ruộng đất, mặt nước đó lập trang trại.
- Một số cơng nhân các nông, lâm trường xin giao nhận sử dụng đất của
đơn vị lập trang trại theo quy hoạch của các nông trường, lâm trường.
- Một số người từng làm trong khu vực Nhà nước đã nghỉ hưu hay thôi
việc và địa phương lập trang trại chăn nuôi gia súc, gia cầm, bị sữa, ni
trồng thuỷ sản đặc sản.
- Một số ít người sinh sống ở thành thị và nông thôn nhận chuyển
nhượng hay thuê đất lập trang trại.
Do đặc điểm địa lý, đặc điểm và kinh tế - xã hội của từng vùng có sự
khác nhau nên việc hình thành trang trại diễn ra không đồng đều giữa các
vùng. Đặc điểm hình thành các trang trại phụ thuộc vào điều kiện đất đai,
dân số, cơ cấu sản xuất đang hình thành, sự phát triển của kết cấu hạ tầng,
trình độ canh tác...
Vùng đồng bằng Bắc bộ, diện tích ruộng đất bình quân đầu người rất
thấp, việc giao đất cho các hộ nơng dân cơ bản đã hồn thành, sức ép dân số

và lao động cao không cho phép tập trung ruộng đất với quy mơ lớn. Do vậy,
việc hình thành các trang diễn ra chậm chạp và với quy mô diện tích nhỏ.
Các trang trại có quy mơ diện tích ruộng đất khá thường dựa vào hình thức
nhận thầu hoặc thuê các diện tích thùng đào, thùng đấu, đất hoang hố, đất
bãi ven sơng, ven biển, mặt nước... Ngồi các trang trại hình thành trên cơ sở
nhận thầu hoặc thuê đất, một số trang trại hình thành trên cơ sở cơ cấu lại sản


8

xuất của nông hộ theo hướng chuyển sang các loại cây nơng sản phẩm có giá
trị kinh tế lớn và tỷ suất hàng hoá cao.
Đồng bằng Nam bộ ruộng đất nhiều (bình quân đầu người bằng 3-4 lần
đồng bằng Bắc bộ), là nơi có truyền thống sản xuất hàng hố, việc chuyển
nhượng đất đai giữa các hộ nông dân tương đối thuận lợi, cho phép các hộ có
vốn có thể mở rộng quy mơ đất đai, thêm vào đó do diện tích đất đai rộng,
cho phép áp dụng máy móc và kỹ thuật thuận lợi. Do vậy, trong những năm
qua nhiều hộ nông dân đã phát triển sản xuất lúa theo phương thức trang trại.
Ngoài sản xuất lúa, ở đồng bằng sơng Cửu Long cịn hình thành các trang trại
khác như: sản xuất cây ăn quả, chãn nuôi gia cầm, ni thuỷ sản...
Vùng trung dư và miền núi phía Bắc, các trang trại ở đây hình thành
tương đối nhanh do có nhiều đất rùng và đất trồng cây cơng nghiệp lâu năm.
Các trang trại ở vùng Đông Bắc chủ yếu phát triển cây ăn quả như cam, hồng,
mận, vải và kinh doanh nơng lâm nghiệp, trồng rừng; cịn các trang trại ở vùng
Tây Bắc chủ yếu phát triển cây công nghiệp như chè, cà phê và trồng rùng.
Các trang trại ở đây hình thành chủ yếu do việc giao ruộng đất cho các hộ
nông dân sử dụng ổn định lâu dài và do việc giao đất của các nông, lâm trường
cho cán bộ và công nhân viên. Tuy số lượng trang trại nhiều, nhưng quy mơ
phần lớn và diện tích nhỏ, khoảng 2 ha (trừ các trang trại trồng rừng). Nguyên
nhân chủ yếu là sản phẩm sản xuất ra tiêu thụ khơng ổn định, trình độ sản xuất

cịn thấp, kết cấu hạ tầng và giao thơng, thuỷ lợi cịn thấp kém...
ở Tây Nguyên và Đông Nam bộ, các trang trại được hình thành do điều
kiện thuận lợi về đất đai. Vùng này vừa có quỹ đất rộng, vừa thuận lợi phát
triển cây công nghiệp dài ngày như: cao su, cà phê và trồng rừng. Các trang
trại ra đời từ nhiều nguồn gốc khác nhau: nhân dân địa phương được giao đất
trồng cây lâu năm; cán bộ công nhân nông, lâm trường được giao đất trồng
cà phê, cao su; nhân dân từ các nơi khác đến được nhận đất mở trang trại.
Quy mô các trang trại ở nơi này tương đối lớn.


9

Xung quanh vành đai các đô thị, khu công nghiệp, nhiều hộ chuyển từ
sản xuất lương thực sang trồng các nơng sản có giá trị cao như các loại rau
cao cấp, cây ăn quả, cây cảnh, ni bị sữa, ni cá... Những sản phẩm được
sản xuất ra chủ yếu trở thành hàng hố.
Nhiều hộ gần khu cơng nghiệp chế biến nông sản hoặc gần trục đường
giao thông thuận lợi đã chuyển từ sản xuất lương thực sang sản xuất nguyên
liệu để cung cấp cho các nhà máy chế biến. Tiêu biểu ở đây là trang trại vùng
nguyên liệu mía, chè, cà phê, đặc biệt nổi lên là trang trại vùng nguyên liệu
mía vùng Phủ Quỳ (chủ yếu là huyện Nghĩa Đàn) của Cơng ty liên doanh
mía đường Nghệ An Tate&Lyle được đánh giá là một trong những doanh
nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi (FDI) hoạt động có hiệu quả nhất trong lĩnh
vực nông nghiệp và phát triển nông thôn.
Đặc điểm kinh tế trang trại gia đình ở Nghĩa Đàn chủ yếu là trang trại
trồng cây công nghiệp lâu năm đan xen với loại cây trồng hàng năm. Các trang
trại được hình thành từ các hộ cơng nhân viên được các nơng, lâm trường giao
khốn thơng qua hợp đồng và được trồng theo quy hoạch và kế hoạch phát
triển theo vùng. Ngồi ra một số trang trại được hình thành trên cơ sở tích tụ
ruộng đất trên cơ sở sang nhượng quyền sử dụng đất trên cơ sở nhũng người

dân được giao quyền sử dụng đất nhưng vì nhiều lý do khác nhau họ sang
nhượng cho một số người có khả năng phát triển kinh tế trang trại. Những đối
tượng trang trại hình thành qua con đường tích tụ ruộng đất thơng qua hình
thức chuyển đổi thường là những người có vốn, có kinh nghiệp sản xuất kinh
doanh trong lĩnh vực nông nghiệp.
1.1.3. Đặc điểm phát triển của kinh tê trang trại.
Các trang trại đã hình thành đang và sẽ phát triển theo những xu hướng
chủ yếu sau đây:
- Tích tụ và tập trung sản xuất.


10

Sau khi hình thành, nhìn chung các trang trại vẫn diễn ra q trình tích
tụ và tập trung sản xuất. Tuy nhiên tính chất, mức độ tích tụ và tập trung lúc
này khơng hồn tồn giống như tích tụ và tập trung các yếu tố sản xuất của
các nông hộ để hình thành trang trại. Tích tụ và tập trung trong phát triển
trang trại lúc này là nhằm mở rộng quy mô sản xuất, nâng cao hiệu quả sản
xuất kinh doanh để đứng vững và phát triển trong cơ chế thị trường.
Tích tụ và tập trung trong các trang trại chủ yếu là tích tụ vốn và ở
những nơi có điều kiện thì bao gồm cả việc tập trung ruộng đất. Tích luỹ vốn
ở đây thực chất là tích luỹ vốn, làm tăng vốn tự có của trang trại để đầu tư mở
rộng sản xuất, chủ yếu là đầu tư theo chiều sâu, tức là đầu tư cho thâm canh,
ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất.
Ở nhũng nơi có điều kiện, các trang trại nói chung vẫn có xu hướng mở
rộng diện tích đó phát triển sản xuất, ở nước ta, mở rộng diện tích ruộng đất
thường được thực hiện thông qua việc tiếp tục khai phá đất hoang hoá, nhận
thầu sử dụng đất, nhận chuyển nhượng, thuê đất để sản xuất, v.v...
Đây là một xu hướng phát triển của trang trại, tuỳ theo điều kiện có thể
từng nơi cần có chính sách và biện pháp tác động và điều tiết phù hợp nhằm

thức đẩy kinh tế trang trại phát triển.
- Chun mơn hố sản xuất.
Sản xuất ngày càng đi vào chun mơn hố và xu hướng tất yếu trong
phát triển kinh tế trang trại vì muốn sản xuất hàng hố phải đi vào chun
mơn hố sản xuất, nhưng do đặc điểm của sản xuất nông nghiệp mà sản xuất
chun mơn hố trong các trang trại phải kết hợp với sản xuất đa dạng một
cách hợp lý mới có thể khai thác có hiệu quả các nguồn lực đất đai, khí hậu,
cơ sở vật chất và kỹ thuật, sức lao động, đồng thời hạn chế những rủi ro và
thiên tai và biến động của thị trường.
Xu hướng sản xuất chun mơn hố của các trang trại biểu hiện tập
trung ở chỗ.


11

+ Trên cơ sở phân vùng quy hoạch của cả nước, của từng vùng và địa
phương, các trang trại bố trí sản xuất một số sản phẩm hàng hố chính có giá
trị cao phù hợp với yêu cầu của thị trường và điều kiện sản xuất của mình.
+ Dựa vào một sản phẩm hàng hố chính mà kết hợp sản xuất một số
loại sản phẩm bổ sung đó hỗ trợ cho sản phẩm chính, đồng thời để sử dụng
đầy đủ các điều kiện đất đai, lao động và tư liệu sản xuất của trang trại.
Phát triển theo xu hướng trên, sẽ xuất hiện nhiều trang trại chun mơn
hố sản xuất có hiệu quả cao như các trang trại chun mơn hoá cà phê, cao su,
cây ăn quả, chè, rau cao cấp, thuỷ sản, ni bị sữa, ni gia cầm, ni lợn,...
- Nâng cao trình độ kỹ thuật và thâm canh hố sản xuất.
Q trình tích tụ, tập trung và mở rộng quy mơ sản xuất địi hỏi các
trang trại phải nâng cao trình độ kỹ thuật và thâm canh sản xuất. Xu hướng
nâng cao trình độ kỹ thuật và thâm canh sản xuất trong các trang trại là xu
hướng tất yếu và gắn liền với việc nâng cao năng suất lao động, năng suất cây
trồng, vật nuôi. Trang trại không thể mở rộng quy mơ diện tích tới hàng chục

hecta hoặc phát triển đàn lợn, đàn trâu bò lên hàng trăm, hàng ngàn con bằng
lao động thủ công và với cơ sở vật chất kỹ thuật thấp kém.
Để nâng cao trình độ kỹ thuật và thâm canh hố sản xuất, các trang trại
phải đầu tư xây dựng và phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật cho sản xuất, tăng
cường áp dụng tiến bộ kỹ thuật đặc biệt là công nghệ sinh học. Mặt khác,
phải kết hợp xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật trong từng trang trại với phát
triển cơ sở vật chất kỹ thuật trên từng địa bàn của vùng. Chẳng hạn việc xây
dựng kênh mương tưới tiêu nước, việc làm đường điện... khơng thể khép kín
trong từng trang trại, mà phải gắn với cả vùng theo quy hoạch thống nhất.
Mỗi trang trại khơng thể hồn tồn tự mình nâng cao trình độ kỹ thuật,
trình độ thâm canh sản xuất mà phải có sự hỗ trợ nhất định của Nhà nước,
phải có sự kết hợp giữa trang trại và Nhà nước khi xây dựng cơ sở hạ tầng:
Nhà nước đầu tư xây dựng cơng trình đầu mối, các trang trại và hộ nông dân
xây dụng hệ thống kênh mương dẫn nước phục vụ cho thâm canh sản xuất


12

của các trang trại và hộ nông dân; Nhà nước hỗ trợ việc việc nghiên cứu và
phổ biến kỹ thuật thâm canh, các trang trại áp dụng kỹ thuật vào sản xuất;
Nhà nước giúp việc xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất đời sống như
đường giao thông, thuỷ lợi, điện ở những vùng khụ khăn;...
- Hợp tác và cạnh tranh:
Các trang trại muốn sản xuất hàng hoá phải hợp tác và liên kết với nhau
và với những đơn vị và tổ chức kinh tế khác. Trước hết, trang trại phải hợp tác
với các trang trại khác để giúp nhau giải quyết tốt hơn những vấn đề sản xuất
kinh doanh, với các tổ chức cung úng vật tư để mua vật tư, với các tổ chức
thuỷ nông để có nước tưới, với các tổ chức bảo vệ thực vật để phòng trừ sâu
bệnh, hợp tác với các tổ chức thương mại, dịch vụ để tiêu thụ nông sản phẩm.
Mặt khác có những hoạt động của tùng bản thân từng trang trại không thể

thực hiện được do thiếu vốn, thiếu máy móc thiết bị,... mà phải liên kết với
các trang trại và tổ chức khác để thực hiện như: xây dụng hệ thống kênh
mương, đường giao thông, chế biến, tiêu thụ nơng sản phẩm. Các trang trại
có thể hợp tác với nhau và với nông hộ, với hợp tác xã, nông lâm trường, với
các cơ sở công nghiệp, thương mại, dịch vụ, tín dụng, vật tư, thậm chí trong
một số trường hợp có thể cả với đối tác nước ngoài. Mối liên kết giữa các chủ
trang trại tất yếu xuất hiện kinh tế tập thể, hợp tác xã ra đời.
Đi đơi với hợp tác, các trang trại cịn phải cạnh tranh với các tổ chức
đơn vị kinh tế khác đó cể thể tiêu thụ nơng sản phẩm làm ra với giá cả hợp lý
để có tích luỹ, tái sản xuất mở rộng. Muốn vậy phải tăng năng suất sản lượng
cây trổng, vật nuôi và không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm. Có như
vậy sản phẩm của trang trại mới có khả năng cạnh tranh trên thị trường.
Từ việc nghiên cứu bản chất, khái niệm và xu hướng phát triển các trang
trại trên đây có thể đưa ra một số nhận xét sau:
Một là, trang trại là một hình thức tổ chức sản xuất cơ sở trong nông,
lâm, ngư nghiệp và sự hình thanh phát triển trang trại trong nền nông nghiệp
nhiều thành phầm ở nước ta là tất yếu. Trang trại có vai trị tích cực trong sự


13

nghiệp CNH - HĐH và phát triển kinh tế - xã hội đất nước. Việc thừa nhận và
khẳng định địa vị pháp lý của trang trại và điều kiện quan trọng để các trang
trại có thể hình thành và phát triển thuận lợi.
Hai là, trong điều kiện kinh tế thị trường, các trang trại chỉ có thể phát
triển được trên cơ sở sản xuất ngày càng nhiều sản phẩm hàng hoá theo yêu
cầu của thị trường. Trang trại ở nước ta, phổ biến là các trang trại gia đình,
hình thành chủ yếu từ kinh tế nông hộ, vốn và lao động chủ yếu của gia đình.
Đó là động lực là và nhân tố quan trọng đó phát triển bền vững.
Ba là, các trang trại ở nước ta hình thành và phát triển trong điều kiện

nền nơng nghiệp cịn lạc hậu, cơng nghiệp kém phát triển, đất đai bình qn
đầu người thấp. Muốn phát triển được, các trang trại phải đi vào tích tụ và tập
trung, chun mơn hố sản xuất, nâng cao trình độ kỹ thuật, trình độ thâm
canh, phải tăng cường hợp tác và cạnh tranh lành mạnh, hiệp quả. Các xu
hướng phát triển trên là tất yếu và việc đi theo các xu hướng đó có ý nghĩa to
lớn đối với sự tồn tại và phát triển của trang trại.
Bốn là, đó tạo điều kiện cho các trang trại nước ta phát triển theo các xu
hướng nêu trên Nhà nước cần có các chính sách và biên pháp vĩ mô phù hợp
hỗ trợ cho các trang trại phát triển, trong đó chính sách đầu tư, chính sách
ruộng đất, chính sách phát triển cơng nghiệp chế biến, chính sách khoa học
kỹ thuật nơng nghiệp, chính sách thị trường, chính sách thuế... có vai trị hết
sức quan trọng..
Năm là, kinh tế trang trại phát triển địi hỏi phải có sự liên doanh, liên
kết trong sản xuất nông nghiệp, và điều tất yếu dẫn đến hợp tác xã ra đời.
1.1. 4. Những nhân tố quan trọng đê phát triển kinh tê trang trại
1.1.4.1. Vốn đầu tư thúc đẩy yếu tố khoa học - công nghệ phát triển kinh tê
trang trại.
Đây là giải pháp vừa có tính cấp bách trước mắt, vừa có ý nghĩa lâu dài


14

để đảm bảo cho kinh tế trang trại phát triển ổn định, đạt hiệu quả cao. Sở dĩ
như vậy là do phần lớn các trang trại đều trồng các loại cây dài ngày. Trong
đó 3.004 trang trại đã điều tra trên phạm vi 15 tỉnh thành, có gần 60% trang
trại trồng cây lâu năm (gồm cả cây công nghiệp và cây ăn quả); 4% trang trại
làm lâm nghiệp; 9% trang trại làm thuỷ sản. Các hướng kinh doanh đó đều
yêu cầu đầu tư lớn, lãi có thể cao, nhưng nếu rủi ro xảy ra thì lỗ cũng khó
lường trước, v ề thời gian đầu tư, các hướng kinh doanh đó kéo dài trong
nhiều năm, cho nên mọi sai sót về khoa học - công nghệ đều tiềm ẩn khả

năng gây ra hậu quả về sau, khó nhìn thấy đề sửa ngay, khi đã bộc lộ hậu quả
thì đã quá muộn đề sửa sai. Hiện tượng trồng mận, xoài sau ba bốn năm vẫn
khơng có quả; ni tơm bị dính mầm bệnh dịch; tiêm vắc xin không đúng
chất lượng gây hậu quả trên diện rộng... là những cảnh báo cho sự thiếu thận
trọng trong áp dụng tiến bộ khoa học - công nghệ vào nông nghiệp. Để tránh
cho các trang trại không phải trả giá cho những sai lầm do khoa học - công
nghệ gây ra, theo chúng tôi cần lưu ý một số vấn đề sau đây:
- Đầu tư thoả đáng từ ngân sách cho việc phát triển công nghệ sinh học
để tạo các giống cây trồng, vật nơi có phẩm chất tốt, sản phẩm chất lượng
cao, tìm ra và áp dụng công nghệ mới trong canh tác chế biến, bảo quản sản
phẩn nông nghiệp, trước hết là các loại rau quả sản xuất trên các vùng
chuyên canh.
- Khuyến khích các hình thức liên kết và hợp tác trong nghiên cứu và úng
dụng khoa học - công nghệ nông nghiệp, trong đó coi trọng sự liên kết giữa
các trung tâm, viện nghiên cứu với các trang trại hạt nhân trên từng vùng để
nghiên cứu và chuyển giao tiến bộ khoa học - công nghệ cho các trang trại.
- Khuyến cáo cho các trang trại biết có thể bố trí cây trồng, vật nuôi phù
hợp với điều kiện tự nhiên và sinh thái từng vùng, phù hợp với quy hoạch các
vùng chuyên canh lớn của trung ương và địa phương, đặc biệt đối với các loại
cây trồng dài ngày để giúp cho các trang trại, chủ hộ lựa chọn phương hướng


15

sản xuất phù hợp ngay từ đầu.
- Cần khuyến khích các hình thức kinh tế hơp tác trong ứng dụng khoa
học và công nghệ nông nghiệp. Các tổ chức hợp tác, các hiệp hội sẽ là con
đường ngắn nhất để nhân rộng các tiến bộ khoa học - kỹ thuật mới mà khơng
cần có sự đầu tư lớn của Nhà nước.
- Có quy hoạch các khu chăn ni và quy định cụ thể về vệ sinh môi

trường, đồng thời hướng dẫn các trang trại kết hợp phát triển sản xuất kinh
doanh với thực hiện các quy định bảo vệ môi trường sinh thái, nhất là các
vùng đông dân cư. Đối với các trang trại chăn nuôi gia súc theo phương pháp
chăn thả, tuỳ theo điều kiện đất đai, đồng cỏ cụ thể của từng nơi cần có chủ
trương cấp đất cho các trang trại làm bãi chăn thả, tránh tình trạng gia súc thả
tự do phá hoại mùa màng. Ở trung du và miền núi việc phát triển kinh tế
trang trại phải gắn với bảo vệ rừng, bảo vệ đất, hạn chế xói mịn, bảo đảm
phát triển nền nơng nghiệp sinh thái bền vững, duy trì và lập lại cân bằng
sinh thái góp phần giảm thiểu các thiệt hại do thiên tai gây ra.
Việc hình thành và phát triển kinh tế trang trại đòi hỏi vốn lớn so với
kinh tế hộ vì quy mơ sản xuất lớn hơn, phải tiến hành khai hoang, kiến thiết
đồng ruộng, mặt nước, trồng rừng, trồng cây dài ngày, chăn nuôi đại gia súc,
làm thuỷ lợi, mua sắm các cơng cụ máy móc v.v... Vốn ít, các trang trại chưa
có tư cách pháp nhân, nên các trang trại chỉ phát triển dần quy mô sản xuất
theo phương châm “lấy ngắn nuôi dài”, nhiều cơ sở hạ tầng trong trang trại
không được xây dựng, công cụ sản xuất cịn thơ sơ. Đây là ngun nhân làm
cho kinh tế trang trại những năm qua phát triển chậm, hiệu quả thấp nhất là ở
những tỉnh có lượng vốn thấp, trong khi nhu cầu đầu tư đó mua sắm máy
móc, xây dựng các cơ sở hạ tầng của trang trại rất lớn. Nếu tính tốn theo u
cầu thực tế của sản xuất, lượng vốn hiện có mới đáp ứng từ 50 đến 60%,
nhung ở nhiều nơi các trang trại khơng muốn vay vốn của ngân hàng vì sử
dụng vốn vay hiệu quả thấp, các thủ tục vay, thời điểm vay và thời hạn vay
chưa hợp lý.


16

1.1.4.2. Nhản tô phát triển kinh tê hàng hoấ.
Kinh tế trang trại chỉ ra đời và phát dựa trên nền tảng của sản xuất hàng
hố. Kinh tế nơng hộ muốn tiến, trang trại phải phá vỡ vỏ bọc tự cấp tự túc

vốn có của kinh tế tiểu nơng để đi vào sản xuất hàng hoá theo yêu cầu của thị
trường. Muốn phá vỡ bọc tự cấp tự túc đó, đi vào sản xuất hàng hố, các nơng
hộ phải tích tụ và tập trung sản xuất, mở rộng quy mô đất đai, tiền vốn, tư
liệu sản xuất và lao động, thay đổi kỹ thuật và tổ chức sản xuất, tạo nên quy
mơ sản xuất lớn hơn với trình độ sản xuất cao hơn kiểu sản xuất tiểu nơng.
Sản xuất hàng hố không thể thực hiện được với một nền sản xuất độc canh,
phân tán với kỹ thuật và cách thức tổ chức sản xuất của tiểu nông mà phải đi
vào chuyên mơn hố sản xuất các loại nơng sản hàng hố có giá trị cao với
kỹ thuật, cơng nghệ và cách thức tổ chức quản lý tiến bộ. Trong điều kiện
kinh tế thị trường, các sản phẩm được sản xuất ra từ các trang trại chủ yếu là
để bán nhằm tăng thu nhập và lợi nhuận.
Đối với thị trường, các yếu tố vật tư đầu vào cho kinh tế trang trại ở các
vùng chun mơn hố, Nhà nước có thể thơng qua hệ thống ngân hàng, hệ
thống các doanh nghiệp thương mại để định hướng cung ứng tiền vốn, vật tư
đầu vào theo hướng có lợi hợp lý cho kinh tế trang trại. Trong điều kiện hiện
kinh tế nhiều thành phần, nếu Nhà nước không đủ tiềm lực để giữ vai trò đối
trọng với các thành phần kinh tế phi Nhà nước trên thị trường này, thì các
trang trại có thể sẽ là người “lãnh đủ” hậu quả của sự lũng đoạn thị trường của
các thành phần kinh tế phi Nhà nước. Trên thực tế, các vùng cây ăn quả, vùng
rừng gỗ ngun liệu hình thành được là nhờ có các trang trại đã đi tiên phong.
Một khi các trang trại đi tiên phong trong q trình chun mơn hố thì việc
cung ứng vốn, giống, kỹ thuật từ phía Nhà nước đã giữ vai trò quyết định.
Với ý nghĩa thực tiễn đó, để khuyến khích kinh tế trang trại phát triển,
trong lĩnh vực thị trường các yếu tố vật tư đầu vào cho các trang trại, cần
củng cố vị thế của Nhà nước, thơng qua việc củng cố hệ thống tín dụng - NH,


17

hệ thống các doanh nghiệp xuất nhập khẩu vật tư nông nghiệp, hệ thống các

doanh nghiệp bán buôn vật tư của Nhà nước. Đặc biệt lưu ý ở các vùng mà
kinh tế trang trại đã, đang và sẽ phát triển nhiều. Mục đích chủ yếu của việc
củng cố hệ thống này là để chống lũng đoạn thị trường vật tư đầu vào của sản
xuất nông nghiệp, làm thiệt hại đến lợi ích của các trang trại nói riêng và của
nơng dân nói chung.
Để kinh tế trang trại khơng phải trả giá cho những vật tư đầu vào không
đạt chất lượng, thì vai trị quản lý chất lượng các loại vật tư và dịch vụ đầu
vào của Nhà nước là cực kỳ quan trọng. Vì rằng thị trường này hiện nay đang
được thực hiện bởi nhiều thành phẩn kinh tế với ưu thế lợi dụng kẽ hở trong
quản lý Nhà nước để cung ứng các loại vật tư và dịch vụ khơng đạt chất
lượng cho kinh tế trang trại.
Trong q trình đa dạng hoá các thành phần kinh tế tham gia vào hệ
thống thị trường tiêu thụ các sản phẩm của kinh tế trang trại, nhằm tạo ra sự
năng động và sự cạnh tranh lành mạnh, riêng ở nước ta trong vài năm sắp tới
khơng thể coi nhẹ vai trị của kinh tế Nhà nước ở thị trường này.
Thông tin thị trường nông sản phẩm là nhu cầu rất thiết thực và thường
xuyên của các chủ trang trại. Trong khi đó họ lại rất thiếu thông tin, những
thông tin và thị trường tiêu thụ nông sản mà các chủ trang trại nhận được
phần lớn là qua những kênh khơng chính thức, chắp vá và thiếu độ tin cậy.
Do đó, nhiều chủ trang trại quyết định lựa chọn phương hướng sản xuất ra
khó tiêu thụ. Chúng tơi kiến nghị Nhà nước cần tổ chức lại hệ thống thông tin
thị trường trên cơ sở giao nhiệm vụ chính thức nghiên cứu và cung cấp một
cách thường xuyên các thông tin về thị trường tiêu thụ sản phẩm chủ yếu ở
trong và ngoài nước cho cơ quan nghiên cứu thị trường giá cả. Đồng thời,
phát hành riêng bản tin thị trường nông sản phẩm định kỳ để cung cấp thường
xuyên và kịp thời cho các chủ trang trại, chủ nông hộ sản xuất hàng hố cũng
như các tổ chức, cá nhân kinh doanh nơng sản phẩm.
H O C V IỂ N N O Ã N H À N G

V IỆ N N C K H NGÂN H ÀN G


T H Ư V IỆ N


×