Tải bản đầy đủ (.pdf) (103 trang)

Giải pháp nâng cao hiệu quả phát triển sản phẩm tín dụng mới tại chi nhánh nhnoptnt hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (39.15 MB, 103 trang )

di

____ - 5 ■
< 1
-õ> 1
1
r~ =====
-s 1 I
<
; |
L)
= r„ 1
3



o
o

00



-o 1

ƠQ ■
&WJ
ik .

T


U

HỌC VIỆN NGÂN í
ì ’ VIỆN
*NC TAM THƠ N G TIÍ

3 3 2 .7
CH-H
2006

LV238
LV238

LV.000238


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

HỌC V IỆ N NGÂN HÀNG

CHƯ THỊ VĨNH HÀ

GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ PHÁT TRIỂN
SẢN PHẨM TÍN DỤNG MỚI
TẠI CHI NHÁNH NHNo&PTNT ĐÔNG HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC s ĩ KINH TÊ


Hà Nội - 2006

HỌC VIỆN NGÂN HÀNG
TRUNG TÂM THÔNG TIN - THƯ VIỆN

T H Ư V IỆ N '

s£m j MỊÈL


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

HỌC V IỆ N NGÂN HÀNG

CHU THỊ VĨNH HÀ

GIẢI PH ÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ PHÁT TRIEN
SẢN PHẨM TÍN DỤNG M ỚI
TẠI CHI NHÁNH NHNo& PTNT ĐÔNG HÀ NỘI

C h u yên ngành: Kinh tê tài chính - Ngân hàng
M ã số:

60.31.12

L U Ậ N V Ã N T H Ạ C s ĩ K IN H T Ê

Người hướng dẫn khoa học: TS . Trần Thị Hổng Hạnh


Hà Nôi - 2006


LỜI CAM ĐOAN

Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các dữ
liệu đã nêu trong luận văn có nguồn gốc rõ ràng, kết quả của luận văn là trung
thực và chưa được ai công bố trong bất kỳ cơng trình nào khác
rn *

• 2

Tác giá

CHU T H I V ĨN H HÀ


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

ACB

: Ngân hàng thương mại cổ phần á Châu

APEC

: Khối liên hiệp chung Châu âu

DNNQD


: Doanh nghiệp ngoài quốc doanh

EU

: Liên minh Châu âu

EURO

: Đổng tiền chung Châu âu

NH

: Ngân hàng

NHCT

: Ngân hàng công thương

NHNN

: Ngân hàng Nhà nước

NHTM

: Ngân hàng Thương mại

NHTMCP

: Ngân hàng Thương mại cổ phần


NHTW

: Ngân hàng Trung ương

NHNo&PTNT

: Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn

TCKT

: Tổ chức kinh tế

TCTD

: Tổ chức tín dụng

VCB

: Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam

VIB

: Ngân hàng thương mại cổ phần Quốc tế

VNĐ

: Đồng Việt Nam

USD


: Đô la Mỹ

WTO

: Tổ chức thương mại thế giới


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU, s ơ Đ ổ

Các bảng,

sơ đồ

Mục lục

Bảng 2.1

2.2

Bảng 2.2

Nội dung

Trang

Kết quả hoạt động kinh doanh

43

2.3.1


Cơ cấu nguồn vốn huy động

47

Bảng 2.3

2.3.2

Cơ cấu dư nợ

50

Bảng 2.4

2.3.3

Kết quả hoạt động thanh tốn quốc tế

54

Sơ đồ 3.1

3.2.1

Quy trình nghiệp vụ tín thác bất động sản

72



MƯC LUC
Trang
Lời nói đầu...................................................................................................................1
Chương 1: Tổng quan về phát triển sản phẩm tín dụng mới của Ngân hàng
thương m ại................................................................................................................... 4
l.is ả n phẩm tín dụng Ngân hàng và phát triển sản phẩm tín dụng mới của
Ngân hàng...............................................................................................................4
1 .1 .1 K h á i n iệ m và đ ặ c đ iể m sả n p h ẩ m tín d ụ n g N g â n h à n g ..........................4

1.1.1.1 Khái niệm sản phẩm tín dụng Ngân hàng......................................... 4
1.1.1.2 Đặc điểm của sản phẩm tín dụng Ngân hàng................................... 5
1 .1 .2 P h á t tr iể n sả n p h ẩ m tín d ụ n g m ớ i c ủ a N g â n h à n g th ư ơ n g m ạ i ......... 8

1.1.2.1 Khái niệm về phát triển sản phẩm tín dụng mới của Ngân hàn g .... 8
1.1.2.2 Quy trình phát triển sản phẩm tín dụng m ớ i.................................... 10
1.2 Hiệu quả phát triển sản phẩm tín dụng mới của Ngân hàng thương mại

............................................................................................................................ 12
1 .2 .1 K h á i n iệ m h iệ u q u ả p h á t triể n sả n p h ẩ m tín d ụ n g m ớ i c ủ a N g â n
h à n g th ư ơ n g m ạ i ..................................................................................................................12
1 .2 .2 T ín h tấ t y ế u c ủ a v iệc n â n g ca o h iệ u q u ả p h á t triể n sả n p h ẩ m tín
d ụ n g m ớ i ................................................................................................................................. 1 2

1.2.2.1 Từ yêu cầu của quá trình hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế .... 12
1.2.2.2 Từ nhu cầu của thị trường................................................................... 13
1.2.2.3 Từ yêu cầu phát triển của Ngân hàng thương m ại......................... 13
1 .2 .3 C á c tiê u c h í đ á n h g iá h iệ u q u ả p h á t triể n sả n p h ẩ m tín d ụ n g m ớ i c ủ a
N g â n h à n g ..............................................................................................................................1 5



1.4 Những nhân tô tác động đến sự phát triển sản phẩm tín dụng mới của
Ngân h à n g ..............................................................................................................16
1 .4.1 N h â n t ố c h ủ q u a n .............................................................................................. 1 6

1.4.1.1 Khả năng quản trị điều hành của Ngân h àn g ................................... 16
1.4.1.2 Định hướng chiến lược phát triển của Ngân h àng........................... 17
1.4.1.3 Vốn đầu t ư .........................................................................................

18

1.4.1.4 Chất lượng của đội ngũ cán bộ công nhân viên................................18
1.4.1.5 Kỹ thuật công nghệ của Ngân hàng...................................................19
1.4.1.6 Khả năng chấp nhận rủi ro của Ngân h àn g .......................................19
1.4.1.7 Hoạt động Marketing của Ngân hàng............................................... 20
1.4.1.8 Quy trình nghiệp vụ tín dụng..............................................................21
1 .4 .2 N h â n tô k h á c h q u a n .................................................................................. 27

1.4.2.1 Môi trường pháp lý............................................................................ 28
1.4.2.2 Môi trường kinh t ế .............................................................................. 29
1.4.2.3 Môi trường xã h ộ i............................................................................... 30
1.4.2.4 Quá trình hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế.................................30
1.4.2.5 Sự phát triển của khoa học công nghệ Ngân hàng........................... 32
Chương 2: Thực trạn g phát triển sản phẩm tín dụng mới tại Chi nhánh
NHNo&PTNT Đơng H à Nội....................................................................................33
2.1 Đánh giá chung tình hình phát triển sản phẩm tín dụng mới của các
Ngân hàng thương mại Việt N am ......................................................................... 33
2 .1 .1 C á c sả n p h ẩ m tín d ụ n g N g â n h à n g th ư ơ n g m ạ i V iệ t N a m .................. 3 3

2.1.1.1 Sản phẩm nhận tiền g ử i...................................................................... 34
2.1.1.2 Sản phẩm cho v a y ............................................................................... 34

2 .1 .2 T ỉn h h ìn h p h á t triể n sả n p h ẩ m tín d ụ n g m ớ i tạ i V iệ t N a m ................ 3 5


2.2 Chi nhánh NHNo&PTNT Đơng Hà Nội vói q trình hình thành và phát
triển sản phẩm tín dụng mới................................................................................ 40
2.3 Thực trạng phát triển sản phẩm tín dụng mói tại Chi nhánh
N H N o & P T N T Đông H à N ộ i..................................................................................45

2.3.1 Sản phẩm nhận tiền gửi........................................................................... 46
2.3.2 Sản phẩm cho vay...................................................................................... 49
2.3.3 Sản phẩm khác...........................................................................................53
2.3 Đánh giá tình hình phát triển sản phẩm tín dụng mới............................. 56

2.3.1 Những mặt đạt được...................................................................................56
2.3.2 Những hạn ch ê...........................................................................................57
2.3.3 Nguyên nhân của những hạn chê trê n ...........................

59

2.3.3.1 Môi trường khách q uan..................................................................... 59
2.3.3.2 Môi trường chủ quan......................................................................... 61
Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả phát triển sản phẩm tín dụng mới
tại Chi nhánh N H N o & P T N T Đông Hà N ộ i....................................................... 66
3.1 Định hướng chiến lược phát triển sản phẩm tín dụng mới của ngành
Ngân hàng..................................................................................................................66
3 .1 .1 Đ ịn h h ư ớ n g p h á t triể n k in h tê x a h ộ i c ủ a V iệ t N a m tr o n g th ờ i g ia n từ
n ă m 2 0 0 6 -2 0 1 0

66


3 .1 .2 Đ ịn h h ư ớ n g c h iế n lư ợ c p h á t triể n sả n p h ẩ m tín d ụ n g m ớ i c ủ a n g à n h
N g à n h à n g ............................................................................................................................. 6 7
3 .1 .3 Đ ịn h h ư ớ n g c h iế n lư ợ c p h á t triể n sả n p h ẩ m tín d ụ n g m ớ i c ủ a
N H N o & P T N T V iệ t N a m .................................................................................................. 6 8

3.2 Giải pháp nâng cao hiệu quả phát triển sản phẩm tín dụng mới tại Chi
nhánh NHNo&PTNT Đơng Hà N ội...................................................................... 70


3.2.1 Hoàn thiện và nâng cao chất lượng sản phẩm tín dụng Ngân hàng cả
vê c h iề u r ộ n g và c h iề u s â u ............................................................................................. 70
3 .2 .2 Đ ẩ y m ạ n h m ô i q u a n h ệ tư ơ n g h ỗ g iữ a c á c sả n p h ẩ m d ịc h vụ N g â n
h à n g ......................................................................................................................................... 77
3 .2 .3 P h á t tr iể n c ô n g n g h ệ N g â n h à n g ................................................................. 77
3 .2 .4 Đ à o tạ o và p h á t triể n n g u ồ n n h â n l ự c ...................................................... 79
3 .2 .5 Đ ẩ y m ạ n h h o ạ t đ ộ n g M a r k e tin g ................................................................... 8 0
3 .2 .6 Hoàn thiện hệ thống phòng ngừa rủi ro của Chi nhá n h ........................ 85

3.3 M ột sô kiến nghị .................................................................................................86
3 .3 .1 Đ ố i vớ i N H N o & P T N T V iệ t N a m .................................................................. 8 6
3 .3 .2 Đ ố i vớ i N H N N .....................................................................................................8 7
3 .3 .3 Đ ố i vớ i C h ín h p h ủ và c á c c ơ q u a n liê n q u a n .......................................... 8 8

K Ế T L U Ậ N ............................................................................................................... 90
D A N H M U C T À I L IÊ U T H A M K H Ả O


1

LỜI NĨI ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Hội nhập vào cộng đồng tài chính khu vực và thê giới là xu hướng phát
triển tất yếu khách quan của các thị trường tài chính tiền tệ quốc gia nói chung
và hệ thống Ngân hàng thương mại nói riêng. Trong xu thế hội nhập quốc tế
đó cùng với sự phát triển công nghệ và thông tin đã thúc đẩy ngành Ngân
hàng phát triển. Mặt khác, yêu cầu của khách hàng về các sản phẩm tín dụng
cũng đang ngày một đa dạng, phong phú và đòi hỏi chất lượng cao hơn, cách
thức phục vụ văn minh hiện đại hơn và khơng cịn bó hẹp trong phạm vi các
sản phẩm truyền thống như trước đây. Hơn thế nữa việc đa dạng hoá sản phẩm
tín dụng cịn là u cầu cấp thiết để phân tán rủi ro, đảm bảo an tồn trong
hoạt động. Vì thế tất cả các Ngân hàng khi tham gia hội nhập đều phải quan
tâm đến việc đổi mới, cải tiến và hiện đại hố cơng nghệ hoạt động của mình:
từ hình thức, phương thức quản lý đến nội dung hoạt động tác nghiệp đều phải
khác trước, hiện đại và đem lại nhiều tiện ích hơn.
Chi nhánh NHNo&PTNT Đơng Hà Nội là một Ngân hàng thương mại
cấp một trên địa bàn Hà Nội, trực thuộc hệ thống NHNo&PTNT Việt Nam với
lợi thế nhất định cho việc phát triển các các sản phẩm Ngân hàng. Tuy nhiên
thực tế các sản phẩm kinh doanh của Ngân hàng cịn nghèo nàn, đơn điệu, tính
tiện tích chưa cao. Do vậy đã hạn chê khả năng cạnh tranh, thu hút khách hàng
và ảnh hưởng lớn đến kết quả kinh doanh của Chi nhánh. Với mong muốn cải
thiện một phần những hạn chế trên tôi đã mạnh dạn chọn đề tài: “Giải pháp
nâng cao hiệu quả phát triển sản phẩm tín dụng mới tại Chi nhánh
NHNo&PTNT Đơng Hà Nội” làm luận văn thạc sĩ kinh tế, chuyên ngành tài

chính lưu thơng tiền tệ và tín dụng.
2. Mục đích nghiên cứu của luận văn


2


- Nghiên cứu các sản phẩm tín dụng Ngân hàng để thấy được vai trị của
nó đối với sự phát triển của Ngân hàng.
- Qua việc nghiên cứu thực trạng phát triển các sản phẩm tín dụng mới
tại Chi nhánh NHNo&PTNT Đông Hà Nội để rút ra những mặt mạnh, những
hạn chế trong việc phát triển sản phẩm tín dụng mới và tìm hiểu ngun nhân
của những hạn chế đó.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả phát triển sản phẩm
tín dụng mới tại Chi nhánh NHNo&PTNT Đông Hà Nội.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn

- Đối tượng nghiên cứu: sản phẩm tín dụng và khả năng phát triển sản
phẩm tín dụng mới.
- Phạm vi nghiên cứu: Thực trạng phát triển các sản phẩm tín dụng (chủ
yếu là sản phẩm tín dụng liên quan đến hoạt động cho vay của Ngân hàng) và
khả năng phát triển tín dụng mới tại Chi nhánh NHNo&PTNT Đông Hà Nội.
- Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả phát triển sản phẩm tín
dụng mới tại chi nhánh NHNo&PTNT Đông Hà Nội.
4. Phương pháp nghiên cứu:

Luận văn sử dụng phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử làm
cơ sở cho phương pháp luận. Sử dụng phương pháp phân tích thống kê kinh tế,
tổng hợp và tư duy logic để làm rõ nội dung nghiên cứu mà đề tài đặt ra.
5. Kết cấu của luận văn:

Ngoài lời mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, luận văn được kết cấu
thành 3 chương:
C h ư o n g 1: Tổng quan về phát triển sản phẩm tín dụng Ngân

hàng thương mại



3

C h ư ơng 2: Thực trạng phát triển sản phẩm tín dụng mới tại

Chi nhánh NHNo&PTNT Đơng Hà Nội
C h ư ơ ng 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả phát triển sản phẩm

tín dụng mới tại Chi nhánh NHNo&PTNT Đông Hà Nội.


4

Chương 1
TỔNG QUAN VỂ PHÁT TRIEN s ả n PHAM t í n d ụ n g m ớ i c ủ a
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1 Sản phẩm tín dụng Ngân hàng và phát triển sản phẩm tín dụng mới
của Ngân hàng.
1.1.1 Khái niệm và đặc điểm sản phẩm tín dụng Ngân hàng
1.1.1.1 Khái niệm sản phẩm tín dụng Ngân hàng
Có nhiều cách tiếp cận để đưa ra được một khái niệm về Ngân hàng
thương mại. Nhìn chung, mọi quốc gia đều thống nhất Ngân hàng thương mại
là một tổ chức tài chính thực hiện tồn bộ hoạt động kinh doanh tiền tệ và dịch
vụ Ngân hàng với hoạt động chủ yếu của là nhận tiền gửi từ khách hàng với
trách nhiệm hồn trả và sử dụng số tiền đó để cho vay và cung ứng các dịch vụ
thanh toán.
Luật các tổ chức tín dụng của Việt Nam quy định “Hoạt động Ngân hàng
là hoạt động kinh doanh tiền tệ và dịch vụ Ngân hàng với nội dung thường
xuyên là nhận tiền gửi và sử dụng số tiền này để cấp tín dụng, cung ứng các

dịch vụ thành tốn” và “NHTM là một loại hình tổ chức tín dụng được thực
hiện toàn bộ hoạt động Ngân hàng và các hoạt động khác có liên quan”.
Trong đó tín dụng là loại tài sản chiếm tỷ trọng lớn nhất ở phần lớn các
NHTM, phản ánh hoạt động đặc trưng của Ngân hàng. Tín dụng Ngân hàng là
quan hệ bằng tiền tệ giữa một bên là Ngân hàng với một bên là tất cả các tổ
chức, cá nhân trong xã hội, trong đó Ngân hàng đóng vai trị vừa là người huy
động vừa là người cho vay.
Thông thường mỗi khi nhắc đến Ngân hàng thương mại người ta nghĩ đến
những sản phẩm tiền gửi, cho vay và thanh tốn. Cùng với q trình hình
thành và phát triển hệ thống Ngân hàng, các sản phẩm Ngân hàng luôn được


5

mở rộng cả về chiều rộng và chiều sâu và ngày càng hoàn thiện nhằm đáng
ứng yêu cầu ngày càng đa dạng và phức tạp của các đối tượng sử dụng trong
nền kinh tế xã hội. v ề cơ bản sản phẩm do một tổ chức cung cấp gắn liền với
mong muốn và nhu cầu của người tiêu dùng trên thị trường, nó vừa mang yếu
tố vật c h ấ t: Hình thù, khối lượng, giá trị. .. Vừa mang yếu tố phi vật chất như
tiện lợi, sở thích, thói quen, tập quán. . . Theo đó sản phẩm vừa là cái đã có,
vừa là cái đang có và sẽ tiếp tục phát sinh trong trạng thái biến đổi không
ngừng của các nhu cầu như tập quán, thị hiếu, thói quen tiêu dùng sản phẩm
đó. Vậy sản phẩm Ngân hàng là gì?
Sản phẩm của Ngân hàng được hiểu là tồn bộ những hoạt động mà
Ngân hàng tạo ra được làm thoả mãn nhu cầu của khách hàng.
Đối với Ngân hàng, khách hàng của Ngân hàng có những nhu cầu cơ bản
sau:
- Tìm kiếm thu nhập
- Quản lý rủi ro
- Bổ sung các nguồn tài chính thiếu hụt

- Tư vấn chuyên mơn
- Thơng tin
Như vậy có thể suy rộng ra sản phẩm tín dụng Ngân hàng là một trong các
sản phẩm Ngân hàng do Ngân hàng tạo ra nhằm thoả mãn nhu cầu và mong
muốn của khách hàng về tiền gửi và tiền vay trên thị trường tài chính.
Với cách hiểu trên có thể thấy sản phẩm Ngân hàng rất đa dạng, phức tạp.
Nó có ở tất cả các khâu trong quá trình hoạt động của Ngân hàng nhằm thoả
mãn nhu cầu hợp lý của khách hàng về tiền gửi và tiền vay. Như vậy khả năng
cung ứng sản phẩm nói chung và sản phẩm tín dụng Ngân hàng nói riêng cho
thị trường là rất lớn.
1.1.1.2 Đặc điểm của sản phẩm tín dụng Ngân hàng.


6

Trong lĩnh vực hoạt động Ngân hàng, sản phẩm tín dụng Ngân hàng có
những đặc điểm riêng có sau:
Một là, tính vơ hình
Đây là đặc điểm chính để phân biệt sản phẩm tín dụng Ngân hàng với các
sản phẩm của các ngành sản xuất vật chất khác trong nền kinh tế. Sản phẩm
tín dụng Ngân hàng thường được thực hiện theo một quy trình chứ khơng phải
là các vật thể cụ thể có thể quan sát, nắm giữ được. Do vậy khách hàng của
Ngân hàng chỉ có thể kiểm tra và xác định chất lượng sản phẩm trong và sau
khi sử dụng. Chính tính vơ hình này nên sản phẩm tín dụng Ngân hàng có tính
mở cao. Tính mở này giúp cho các sản phẩm dịch vụ Ngân hàng luôn được đổi
mới và mở cửa cho các Ngân hàng khác khai thác. Bằng việc giảm một số thủ
tục cho khách hàng cũng đã tạo ra một sản phẩm tín dụng mới hơn dịch vụ
tiền thân của nó. Bên cạnh những đó, cùng với sự phát triển của khoa học kỹ
thuật, Ngân hàng đã tạo ra những sản phẩm tín dụng mới để phục vụ khách
hàng.

Hai là, tính khơng thể tách biệt
Do quá trình cung cấp và quá trình tiêu dùng sản phẩm tín dụng Ngân
hàng xảy ra đồng thời và đặc biệt là có sự tham gia trực tiếp của khách hàng
vào quá trình cùng ứng sản phẩm dịch vụ đó, mặt khác q trình cung ứng sản
phẩm của Ngân hàng thường được thực hiện theo những những quy trình nhất
định với sự tham gia của nhiều bộ phận chức năng trong Ngân hàng nên sản
phẩm tín dụng Ngân hàng có tính khơng thể tách biệt.
Ba là, tính dễ bị bắt chước
Do sản phẩm tín dụng của Ngân hàng có tính mở cao nên khi một Ngân
hàng đưa ra một loại sản phẩm tín dụng nào đó có hiệu quả thì ngay lập tức
các Ngân hàng khác cũng có thể cung ứng sản phẩm tín dụng đó nếu họ
muốn.


7

Bốn là, sản phẩm tín dụng Ngân hàng do NHTM tạo ra và cung cấp nhằm
thoả mãn nhu cầu của khách hàng.
Một dịch vụ Ngân hàng nói chung có thể do một tổ chức tín dụng hoặc
một tổ chức kinh tế được phép cung cấp. Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài
thì dịch vụ Ngân hàng là do các Ngân hàng cung cấp theo quy định của pháp
luật Việt Nam và phù hợp với thông lệ quốc tế.
Năm là, sản phẩm tín dụng Ngân hàng đem lại thu nhập cho Ngân hàng
Thu nhập của Ngân hàng được đem lại chủ yếu từ những sản phẩm tín
dụng Ngân hàng qua cách trực tiếp như thu lãi cho vay, thu phí bảo lãnh...
Tuy nhiên bên cạnh đó cũng có những sản phẩm tín dụng khơng trực tiếp thu
phí từ khách hàng mà chỉ mục đích lơi kéo khách hàng qua sản phẩm tín dụng
đó, tăng sức cạnh tranh với các Ngân hàng khác hoặc thơng q những sản
phẩm tín dụng đó làm tăng khả năng thu từ các sản phẩm khác.
Sáu là, sản phẩm tín dụng Ngân hàng gắn chặt chẽ với yếu tô'thời gian.

Chúng ta biết rằng với nhiều sản phẩm các ngành kinh doanh khác khi thực
hiện sản phẩm là "tiền trao, cháo múc" có nghĩa là yếu tố thời gian khơng ảnh
hưởng gì đến giá cả của sản phẩm (chỉ có một số là có sự phân biệt nhưng không
coi là một yếu tố tăng giá). Nhưng trong sản phẩm tín dụng của Ngân hàng yếu
tố thời gian lại thực chất là yếu tố thực hiện giá trị của sản phẩm. Ngân hàng cho
các doanh nghiệp vay tiền có nghĩa là Ngân hàng đã bán quyền sử dụng số lượng
tiền vay đó cho doanh nghiệp nhưng khơng bán quyền sở hữu chúng (các sản
phẩm khác được bán cả quyền sở hữu và quyền sử dụng). Giá cả bán quyền sử
dụng của tiền lại liên quan trực tiếp đến thời gian sử dụng chúng, chính vì vậy
yếu tố thời gian thực sự là yếu tố vật chất gắn liền với việc thực hiện giá trị dịch
vụ của Ngân hàng.
Bẩy là, sản phẩm tín dụng Ngân hàng mang tính rủi ro cao.
Đây có thể coi là đặc điểm đặc trưng của sản phẩm tín dụng Ngân hàng.
Hoạt động tín dụng của Ngân hàng bị chi phối bởi nhiều quy luật khác nhau của


8

nền kinh tế như quy luật cạnh tranh, quy luật cung cầu... do vậy các sản phẩm
tín dụng Ngân hàng mang tính rủi ro cao. Chính vì vậy các Ngân hàng ln quan
tâm tìm ra các biện pháp phịng chống rủi ro trong quá trình kinh doanh của
mình.
Như vậy hiểu được sản phẩm tín dụng Ngân hàng và các đặc điểm của nó,
Ngân hàng có thể khai thác, phát triển nó nhằm ngày càng đa dạng hố các
loại sản phẩm dịch vụ của mình, đáp ứng tối đa nhu cầu của khách hàng, nâng
cao khả năng cạnh tranh của mình trong quá trình hội nhập kinh tế khu vực và
quốc tế.
1.1.2 Phát triển sản phẩm tín dụng mới của Ngân hàng thương mại
1.1.2.1 Khái niệm về phát triển sản phẩm tín dụng mới của Ngân hàng
Có thể nói phát triển sản phẩm tín dụng mới là nội dung quan trong trong

chiến lược sản phẩm của Ngân hàng. Việc phát triển sản phẩm tín dụng mới
cho phép Ngân hàng đa dạng hoá danh mục sản phẩm, mở rộng lĩnh vực kinh
doanh mình. Ngồi ra sản phẩm tín dụng mới giúp Ngân hàng thoả mãn được
những nhu cầu mới phát sinh của khách hàng. Từ đó duy trì những khách hàng
truyền thống, thu hút những khách hàng tiềm năng, nâng cao hình ảnh và tăng
sức cạnh tranh của Ngân hàng.
Sản phẩm tín dụng Ngân hàng khi được áp dụng trên thị trường tài chính
phải được đặt trong khơng gian, thịi gian, tính tiện ích và mơi trường kinh
doanh nhất định.
Như vậy, sản phẩm tín dụng mới là những sản phẩm tín dụng lần đầu tiên
được đưa vào danh mục sản phẩm kinh doanh của Ngân hàng gắn với mỗi một
không gian khác nhau, thời gian khác nhau, tính tiện ích và mơi trường kinh
doanh khác nhau. Theo đó, có thể hiểu sản phẩm tín dụng mới của Ngân hàng
theo 2 cách:
Cách ỉ: Sản phẩm tín dụng mới hồn tồn là những sản phẩm tín dụng
mới với cả Ngân hàng và thị thường. Điều thuận lợi của loại sản phẩm tín


9

dụng mới này là Ngân hàng không phải đối mặt với sự cạnh tranh từ các Ngân
hàng khác nên nó có thể đem lại nguồn thu nhập lớn cho Ngân hàng. Tuy
nhiên Ngân hàng sẽ phải chủ động trong việc phòng ngừa và hạn chế rủi ro
trong việc đầu tư vốn lớn, chưa có nhiều kinh nghiệm và việc tiếp nhận sản
phẩm tín dụng mới từ phía khách hàng.
Cách 2: Sản phẩm tín dụng mới về chủng loại là những sản phẩm dịch vụ
chỉ mới đối với Ngân hàng mà không mới với thị trường. Trên cơ sở những sản
phẩm tín dụng đã có, Ngân hàng gắn chúng với khơng gian, thời gian, tính
tiện ích và mơi trường kinh doanh nhất định để đưa ra những sản phẩm tín
dụng mới đáp ứng tốt nhất nhu cầu khách hàng. Đối với những sản phẩm tín

dụng mới này đã có sự cạnh tranh trên thị trường nên thu nhập tiềm năng từ
những sản phẩm dịch vụ này có thể khơng cao như sản phẩm tín dụng mới
hồn tồn. Song việc áp dụng những sản phẩm dịch vụ mới này sẽ giúp Ngân
hàng học được kinh nghiệm từ những Ngân hàng đi trước cũng như tiết kiệm
chi phí. Vì vậy phát triển loại sản phẩm mới này được coi là trọng tâm của xu
thế phát triển sản phẩm dịch vụ mới trong các Ngân hàng hiện nay.
Vậy phát triển sản phẩm tín dụng mới là gì?
Phát triển sản phẩm tín dụng mới là việc Ngân hàng mở rộng số lượng
và/hoặc nâng cao chất lượng các sản phẩm tín dụng nhằm thoả mãn ngày càng
tốt hơn nhu cầu của khách hàng, trên cơ sở đảm bảo các mục tiêu của Ngân
hàng.
Vậy phát triển sản phẩm tín dụng theo hướng nào là phù hợp? Theo các
chuyên gia Ngân hàng thì nên phát triển theo hướng hồn thiện và nâng cao
chất lượng các sản phẩm tín dụng hiện có, đồng thời mở rộng các dịch vụ mới
đáp ứng đầy đủ hơn nhu cầu của thị trường. Việc áp dụng các sản phẩm tín
dụng mới phải trên cơ sở tận dụng tối đa nguồn lực hiện có của Ngân hàng
nhằm tránh lãng phí, giảm thiểu rủi ro, mở rộng hoạt động kinh doanh, tăng
khả năng cạnh tranh từ đó tăng thu nhập cho Ngân hàng.


10

1.1.2.2 Quy trình phát triển sản phẩm tín dụng mới
Bước một là xây dựng chiến lược sẩn phẩm tín dụng mới
Để đảm bảo sự thành công của việc phát triển sản phẩm tín dụng mới, các
Ngân hàng thường tiến hành tổ chức một cách chặt chẽ, có hệ thống để có thể
phối hợp được tất cả các nguồn lực của Ngân hàng vào việc thực hiện mục tiêu
phát triển sản phẩm tín dụng mới. Vì vậy, cơng việc đầu tiên của các Ngân
hàng là xây dựng được chiến lược phát triển sản phẩm tín dụng mới. Nội dung
cơ bản của chiến lược là xác định các mục tiêu phát triển sản phẩm tín dụng

mới, định hướng cho việc hình thành các ý tưởng phát triển sản phẩm tín dụng
mới và xác định nội dung của sản phẩm tín dụng mới.
Bước hai là hình thành ý tưởng
Việc sáng tạo ra các ý tưởng mới cho việc phát triển sản phẩm tín dụng hết
sức phong phú, đa dạng nhưng vơ cùng khó khăn và có thể được hình thành từ
trong hoặc ngồi Ngân hàng. Trong Ngân hàng, các nhóm có trách nhiệm
hình thành ý tưởng ban đầu về sản phẩm tín dụng mới, ý tưởng hình thành sản
phẩm tín dụng mới có thể xuất phát từ các nhân viên nghiệp vụ có kinh
nghiệp trong quá trình giao dịch với khách hàng, hoặc từ kết quả của nghiên
cứu thị trường và các thông tin thu thập từ khách hàng; Hình thành ý tưởng
phát triển sản phẩm tín dụng mới có thể được hình thành từ các nguồn bên
ngồi Ngân hàng thơng qua việc thu thập ý tưởng của các tổ chức phát triển
sản phẩm dịch vụ mới, hoặc học tập kinh nghiệm của các Ngân hàng, thậm chí
có thể sao chép các ý tưởng sản phẩm tín dụng của các Ngân hàng trong và
ngoài nước.
Bước ba là lựa chọn ý tưởng
Ý tưởng về sản phẩm tín dụng mới phải phù hợp với chiến lược sản phẩm
dịch vụ của Ngân hàng và phải thực hiện được các mục tiêu như nâng cao hình
ảnh, tăng khả năng cạnh tranh của Ngân hàng, phải hấp dẫn đối với một đoạn
thị trường nào đó và đem lại lợi nhuận cho Ngân hàng mà vẫn đảm bảo tính an


11

tồn. Để xem xét ý tưởng sản phẩm tín dụng mới có đáp ứng được các mục
tiêu đã đặt ra hay không, Ngân hàng thường tiến hành đánh giá, lựa chọn các
ý tưởng. Việc lựa chọn ý tưởng phát triển sản phẩm tín dụng mới được các
Ngân hàng thực hiện một cách chặt chẽ thông qua việc đánh giá, xếp hạng ý
tưởng theo những tiêu chuẩn đã định. Trên cơ sở đó, Ngân hàng lựa chọn
những ý tưởng phù hợp với nhu cầu của cả khách hàng và khả năng thực tế của

Ngân hàng để đảm bảo tính khả thi.
Bước bốn là triển khai và kiểm định
Ý tưởng phát triển sản phẩm tín dụng Ngân hàng mới được lựa chọn phải
cụ thể về việc phát triển các đặc điểm, thuộc tính của sản phẩm dịch vụ, nhất
là phát triển các sản phẩm tín dụng mới phải tạo ra sự khác biệt so với sản
phẩm tín dụng của đối thủ cạnh tranh. Để đảm bảo hiệu quả của sản phẩm tín
dụng mới, Ngân hàng thường tiến hành thử nghiêm và kiểm định trên một
nhóm khách hàng và thị trường, qua đó nắm bắt được phản ứng của khách
hàng và thị trường. Từ đó Ngân hàng chủ động điều chỉnh cho phù hợp trước
khi tung sản phẩm tín dụng mới vào thị trường. Tuy nhiên, trong lĩnh vực
Ngân hàng hoạt động kiểm định thường được thực hiện một cách bí mật, trong
thời gian ngắn, bởi việc kiểm định thường báo động cho đối thủ và thậm chí ý
tưởng về sản phẩm tín dụng mới có thể dễ dạng bị sao chép, bắt chước nhanh
chóng.
Bước năm là tung sản phẩm tín dụng mới vào thị trường
Sau khi thử nghiêm và kiểm định, các nhà Marketing thường đánh giá khả
năng thành công của sản phẩm tín dụng mới. Trên cơ sở đó sẽ quyết định tung
sản phẩm tín dụng mới vào thị trường. Đây là giai đoạn cuối cùng của phát
triển sản phẩm tín dụng mới. Tung sản phẩm tín dụng mới vào thị trường là
giai đoạn quan trọng nhất, vì nó là sự kiểm định thật sự về kết quả của việc
phát triển sản phẩm tín dụng mới của Ngân hàng trên thị trường.


12

Vì vậy, khi tung một sản phẩm tín dụng mới ra thị trường, các nhà
Marketing Ngân hàng thường tập trung giải quyết tốt một số vấn đề như xác
định thời gian đưa sản phẩm tín dụng mới vào thị trường; xác định địa điểm
hay khu vực thị trường cần tập trung, thậm chí phải chỉ định Chi nhánh, phịng
giao dịch đầu tiên cung ứng sản phẩm tín dụng mới. Đồng thời Ngân hàng cần

sử dụng các biện pháp Marketing hỗ trợ như thực hiện chiến dịch quảng cao
rầm rộ, khuếch trương sản phẩm tín dụng mới, đưa ra các hình thức khuyến
mãi, kính thích khách hàng sử dụng sản phẩm...
1.2 Hiệu quả phát triển sản phẩm tín dụng mới của Ngân hàng thương
mại
1.2.1 Khái niệm hiệu quả phát triển sản phẩm tín dụng mới của Ngân
hàng thương mại
Hiệu quả phát triển sản phẩm tín dụng mới là phạm trù phản ánh trình độ
và khả năng thực hiện việc phát triển sản phẩm tín dụng mới vừa đem lại hiệu
quả cao vừa giảm chi phí ở mức thấp nhất có thể. Nghĩa là về mặt lượng, phát
triển sản phẩm tín dụng mới biểu hiện giữa kết quả đạt được khi triển khai sản
phẩm và chi phí bỏ ra. Cịn về mặt chất, phát triển sản phẩm tín dụng mới
phản ánh khả năng quản trị của Ngân hàng.
1.2.2 Tính tất yêu của việc nâng cao hiệu quả phát triển sản phẩm tín
dụng mới
1.2.2.1 Từ yêu cầu của quá trình hội nhập kinh tê khu vực và quốc tê
Hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế là một xu thế tất yếu của mọi nền
kinh tế. Đặc biệt đối với lĩnh vực ngân hàng thì hội nhập kinh tế tài chính sẽ
giúp các Ngân hàng khai thác có hiệu quả các tiềm năng của khu vực và quốc
tế; kết hợp và phát huy tối đa nội lực của bản thân Ngân hàng để nâng cao sức
mạnh, khả năng cạnh tranh và vị thế của Ngân hàng trên trường quốc tế.


13

Tuy nhiên bên cạnh đó việc hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế đem lại
những thách thức không nhỏ đối với ngành Ngân hàng, đặc biệt là thách thức
trong việc cung ứng những sản phẩm tín dụng. Khi gia nhập vào nền kinh tê
khu vực và quốc tế, các Ngân hàng phải đối mặt với luật chơi bình đẳng cho
tất cả các Ngân hàng. Trong khi đó xuất phát điểm và trình độ phát triển của

các Ngân hàng cịn thấp, cơng nghệ lạc hậu, vốn tự có thấp, chi phí hoạt động
cao, sản phẩm dịch vụ cịn nghèo nàn, tính tiện ích khơng cao... sẽ làm giảm
sức hấp dẫn đối với khách hàng, từ đó làm giảm khả năng cạnh tranh của
Ngân hàng và làm giảm thu nhập.
Do vậy để có thể thích ứng với u cầu hội nhập các Ngân hàng khơng
cịn cách nào khác là phải quan tâm đến việc đổi mới công nghệ, nâng cao
hiệu quả quản lý và đặc biệt là phải đưa ra được những sản phẩm tín dụng mới
nhằm thoả mãn tối đa mọi nhu cầu của khách hàng.
1.2.2.2 Từ nhu cầu của thị trường
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thì nhu cầu của các chủ thể trong
nền kinh tế cũng ngày một đa dạng, phong phú và không ngừng thay đổi theo
hướng phát triển của công nghệ hiện đại. Đặc biệt là nhu cầu về các sản phẩm
tín dụng ngày một nhiều. Ngày nay khách hàng không chỉ muốn Ngân hàng
cung cấp những sản phẩm tín dụng truyền thống như trước nữa mà họ mong
muốn Ngân hàng cung cấp những sản phẩm tín dụng với chất lượng cao, cơng
nghệ hiện đại, đáp ứng nhu cầu về tài chính tiền tệ của họ một cách nhanh
nhất, chính xác nhất, an toàn nhất. Do vậy, phát triển các sản phẩm tín dụng
mới với chất lượng cao sẽ đáp ứng được những nhu cầu mới của khách hàng
và đem lại hiệu quả trong kinh doanh cho Ngân hàng.
1.2.2.3 Từ yêu cầu phát triển của Ngân hàng thương mại
Việc phát triển sản phẩm tín dụng mới được đề ra từ chính yêu cầu phát
triển của Ngân hàng thương mại, thể hiện:


14

Thứ nhất, mỗi một khách hàng khi sử dụng sản phẩm tín dụng của Ngân
hàng đều mong muốn có thêm nhiều lựa chọn từ danh mục sản phẩm dịch vụ
Ngân hàng, có thể thực hiện nhiều mục đích trong một giao dịch và chi phí sử
dụng phù hợp.. Như vậy đứng ở quan điểm của Ngân hàng hiểu được những

nhu cầu đó và thơng qua việc phát triển các sản phẩm tín dụng mới trên cơ sở
đáp ứng tốt nhất mọi nhu cầu trên của khách hàng sẽ giúp Ngân hàng đáp ứng
được những nhu cầu ngày càng đa dạng, phong phú và khắt khe hơn của khách
hàng. Từ đó duy trì những khách hàng truyền thống và thu hút thêm những
khách hàng tiềm năng, tạo uy tín và vị thế của mình so với các Ngân hàng
bạn.
Thứ hai, phát triển các sản phẩm tín dụng mới sẽ giúp Ngân hàng mở rộng
danh mục đầu tư của mình. Việc mở rộng danh mục đầu tư mang một ý nghĩa
quan trọng là phàn tán rủi ro trong kinh doanh Ngân hàng. Rủi ro trong kinh
doanh được hiểu là những bất trắc xảy ra ngồi dự kiến của con người, nó
mang lại những thiệt hại về kinh tế hay uy tín của doanh nghiệp. Nếu một
Ngân hàng có thể cung cấp nhiều sản phẩm tín dụng khác nhau sẽ tỏ rõ khả
năng quản lý của mình trong việc phân tán rủi ro. Nếu một lĩnh vực kinh
doanh có rủi ro thì Ngân hàng đã chủ động có sản phẩm tín dụng khác để
cung cấp cho những lĩnh vực kinh doanh an toàn còn lại mà vãn đảm bảo mục
tiêu mà Ngân hàng đã đề ra.
Thứ ba, phát triển sản phẩm tín dụng mới sẽ tăng khả năng thu phí cho
Ngân hàng. Ngân hàng có thể thu thêm phí từ những sản phẩm tín dụng mới
mà mình cung cấp cho khách hàng. Hơn thế nữa việc phát triển các sản phẩm
tín dụng mới với mối quan hệ quan hệ hữu cơ gắn bó với các sản phẩm tín
dụng truyền thống, sẵn có sẽ tăng khả năng ‘bán chéo’ các sản phẩm dịch vụ
khác của Ngân hàng. Do vậy Ngân hàng có điều kiện nâng cao hiệu quả kinh
doanh trên moi măt.


15

Thứ tư, phát triển sản phẩm tín dụng mới là bước chuẩn bị tăng khả năng
cạnh tranh của Ngân hàng cho quá trình hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế.
Với xuất phát điểm thấp hơn so với các Ngân hàng trong khu vực và quốc tế

cả về vốn, cơng nghệ cùng như các sản phẩm tín dụng... các Ngân hàng trong
nước cần có những cải tiến nhất định, đưa ra những sản phẩm tín dụng mới
thỗ mãn mọi nhu cầu phát sinh từ phía khách hàng mới có thể tạo ra những
ưu thế nổi bật để có thể đứng vững trong cạnh tranh.
1.2.3

Các tiêu chí đánh giá hiệu quả phát triển sản phâm tín dụng mới

của Ngân hàng
Việc đánh giá hiệu quả phát triển sản phẩm tín dụng mới của Ngân hàng
có thể được thực hiện qua một số tiêu chí sau:
Một là, chất lượng sán phẩm tín dụng Ngân hàng
Đây là một tiêu chí phản ánh hiệu quả phát triển của sản phẩm tín dụng
Ngân hàng theo chiều sâu. Chất lượng sản phẩm tín dụng Ngân hàng phản ánh
mức độ thoả mãn của khách hàng. Sản phẩm tín dụng có chất lượng cao là
phải đáp ứng tốt nhất những mong muốn của khách hàng, có tiện ích cao, đơn
giản, dễ hiểu, dễ thực hiện... Một Ngân hàng có nhiều sản phẩm tín dụng chất
lượng cao sẽ thu hút được nhiều khách hàng, tăng khả năng cạnh tranh cũng
như uy tín và vị thế của mình trên thị trường.
Hai là, sự gia tăng về sô' lượng sản phẩm tín dụng Ngân hàng
Sự gia tăng về số lượng sản phẩm tín dụng Ngân hàng là một tiêu chí phản
ánh hiệu quả phát triển dịch vụ Ngân hàng theo chiều rộng. Việc gia tăng số
lượng sản phẩm dịch vụ tín dụng này giúp Ngân hàng có khả năng đáp ứng
đầy đủ mọi nhu cầu của khách hàng, tăng khả năng cạnh tranh của Ngân hàng
trên thị trường. Hơn nữa việc tăng sản phẩm tín dụng giúp Ngân hàng đa dạng
hố danh mục sản phẩm, phân tán rủi ro và tăng khả năng sinh lời trong hoạt
động kinh doanh.



×