Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Đặc điểm sinh học của Luân Trùng Brachionus plicatilis pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (114.39 KB, 3 trang )

Đặc điểm sinh học của Luân Trùng
Brachionus plicatilis

1. Vị trí phân loại và hình thái cấu tạo
- Theo Pechenik (2000), hệ thống phân loại của luân trùng như
sau:
Ngành: Rotifera
Lớp: Monogononta
Bộ: Ploima
Họ: Brachionidae
Giống: Brachionus
Loài: Brachionus plicatilis (Muller)


- Luân trùng có kích thước từ 100 - 340µm, có dạng hình trứng
dài, hơi dẹp theo hướng lưng bụng. Bờ bụng trước có 4 gai dạng
u lồi giữa có khe hình chữ V. Luân trùng có cấu tạo gồm 3 phần:
đầu, thân và chân
+ Ðầu mang vòng tiêm mao có chức năng bơi lội và thu gom
thức ăn.
+ Thân luân trùng chứa nhiều dịch cơ thể và các cơ quan sau.

● Hệ tiêu hoá: Luân trùng thu thức ăn nhờ vòng tiêm mao sau
đó vào trong miệng và đến hàm nghiền. Hàm nghiền này sẽ
nghiền các hạt thức ăn bằng nhiều con đường khác nhau (cắt,
nghiền ) rồi đi vào thực quản, dạ dày, ruột và hậu môn.

● Hệ bài tiết: Luân trùng bài tiết chủ yếu là chất thải có nguồn
gốc đạm (phần lớn là ammonia). Sự chuyển động của tiêm mao
ở các tế bào ngọn lửa (flame cells) tạo nên dòng chảy nhỏ các
chất lỏng bài tiết vào trong các túi và chảy vào bàng quang sau


đó được bài tiết ra ngoài thường xuyên và đều đặn.

● Hệ sinh dục: Cơ quan sinh dục của con cái bao gồm 3 phần:
buồng trứng, chất noãn hoàng và lớp nang. Ngay từ khi mới sinh
ra, số lượng trứng đã có sẳn trong buồng trứng.
+ Chân: Chân luân trùng có cấu tạo hình nhẩn không có sự phân
đốt, có thể co rút và cuối cùng là 1 hoặc 4 ngón chân. Sự chuyển
tiếp giữa chân và thân là hậu môn. Đây là điểm nằm ở vị trí bên
ngoài mặt lưng là nơi thải ra của ruột, bàng quang và vòi trứng.

- Dựa vào các đặc điểm hình thái khác nhau, người ta phân loại
ra 2 dòng Brachionus là dòng nhỏ (dòng S ) và dòng lớn ( dòng
L).

* Luân trùng dòng S là Brachionus rotundiformis, có chiều dài
vỏ giáp từ 100 - 210 μm (trung bình là 160 μm). Trên vỏ giáp có
gai nhọn, trọng lượng khô là 0,22μg.

* Luân trùng dòng L là Brachionus plicatilis, có chiều dài vỏ
giáp từ 130-340 μm (trung bình là 239 μm). Trên vỏ giáp có các
gai góc tù, trọng lượng khô là
Luân trùng dòng S và L sinh trưởng với tốc độ khác nhau, có
khả năng chịu đựng nhiệt độ khác nhau và có nhiệt độ sinh
trưởng tối ưu khác nhau (Fushuko, 1989).
Ngoài ra sự biến đổi về hình thái giữa các loài có thể xảy ra phụ
thuộc vào độ mặn hoặc chế độ cho ăn.
+ Con đực nhỏ hơn con cái, không có cơ quan tiêu hóa và bóng
hơi
+ Cơ thể có khoảng 1.000 tế bào nhưng sinh trưởng do nguyên
sinh chất tăng lên


×