Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Kỹ thuật trồng Sầu Riêng Cơm Vàng Hạt Lép pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (121.26 KB, 3 trang )

Kỹ thuật trồng Sầu Riêng Cơm Vàng
Hạt Lép


I. Thông tin chung

- Cơm trái sầu riêng chiếm 20 - 35% trọng lượng trái, hột chiếm
5 - 15%, nó chiếm 55 - 56%.

- Cơm trái và hột chứa nhiều chất dinh dưỡng, giàu
carbohydrate, protein, chất béo, khoáng và vitamin. Mùi thơm
của sầu riêng do các thiols hoặc thioethers và sulfides.

- Trong 100g sầu riêng ăn được chứa 66,8g nước, 2,5g protein,
2,5g chất béo, 1,4g chất sợi, 0,8g tro, 28,3g carbohydrate, 0,9mg
sắt, 601 mg Potassium, 0,27 mg thiamine, 1 mg muối natri, 0,29
mg riboflavin, 1,2 mg niacin, 20 mg calcium, 63 mg
phosphorus, 57 mg Vitamin C, 10 IU vitamin A và 520 KJ năng
lượng.

II. Giống
- Hiện nay, Thái Lan và Mã Lai đã chọn được nhiều giống sầu
riêng tốt. Các giống sầu riêng nổi tiếng của Thái Lan gồm có
Mong Thong No 1, Khan Yao, Chanee, Kradum Thong, Luang
và Kob. Các giống của Mã Lai là D2 (Dato Nina), D7, D10
(Durian Hijau) D24, D98 (Ka toi), D99, D114 và D117
(Gombak). Các giống của Indonesia gồm Sunan Sukun, Hepe,
Mas, Sitokong và Petruk.

- Ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) có trồng nhiều giống
sầu riêng, trong đó có một số giống khá phổ biến hiện nay như :


+ Sầu riêng Khổ qua xanh: vỏ trái vẫn còn màu xanh khi chín,
trái hơi dài, chóp trái nhọn, có khía rõ, gai nhỏ, cuống trái ngắn
nhỏ. Cây sai trái, trái nhỏ nặng trung bình 2 - 3 kg. Cơm mỏng,
phẩm chất khá. Trồng nhiều ở Tiền Giang.
+ Sầu riêng khổ qua vàng: trái có màu vàng nhạt khi còn non,
khi chín vỏ trái có màu vàng. Trọng lượng trái và phẩm chất
tương tự giống khổ qua xanh. Ít được ưa chuộng so với giống
khổ qua xanh vì năng suất thấp hơn.
+ Sầu riêng khổ qua hột lép: trái màu xanh vàng nhạt, gai to,
thưa, chóp trái phẳng, cuống trái dài, to. Năng suất khá (100 -
200 trái/cây/năm). Trái nặng 1,5 - 3 kg, dầy cơm, phẩm chất
ngon, tỷ lệ hột lép trong trái khá cao. Được biết nhiều ở Tiền
Giang.
+ Sầu riêng Sữa hột lép: trái tròn, vỏ trái màu vàng nâu khi chín,
cơm dầy màu vàng, hột lép nhiều, ít xơ, ngọt, béo, thơm. Năng
suất trung bình. Trái nặng 2 - 3 kg, có thể thu hoạch trước trên
cây. Đây là giống nổi tiếng ở vùng Chợ Lách (Bến Tre).

- Ngoài ra, còn có một số ít giống phổ biến khác như: sầu riêng
Bí Rợ, Vàm Xẻo, Sáp, và một số giống sầu riêng nhập từ Thái
Lan, Mã Lai đang được trồng thử nghiệm ở nhiều nơi.

- Về tiềm năng năng suất, trọng lượng trái thương phẩm thay đổi
từ 1,5 - 4 kg, cá biệt cũng có trái nặng đến 8kg.

III. Kỹ thuật trông sầu riêng
1 Nhân giống
Sầu riêng có thể được nhân giống bằng hột, tháp mắt, tháp cành,
tháp đọt và chiết. Cây trồng bằng trái và năng suất không được
ổn định, cây rất lâu cho trái (mất từ 7 - 12 năm) và có chiều

hướng phát triển khung tán rất to gây trở ngại cho việc chăm
sóc. Do đó phương pháp nhân giống vô tính thường được áp
dụng rộng rãi hơn. Hiện nay ở ĐBSCL sầu riêng thường được
trồng bằng cây tháp và chiết.

1.1 Phương pháp tháp mắt
a) Chuẩn bị gốc tháp
- Hột thường được chọn từ những trái chín đầy đủ. Sau khi chà
sạch cơm, loại bỏ những hột xấu lép rửa sạch, xử lý thuốc sát
khuẩn trước khi đem ươm. Hột mất sức nẩy mầm nhanh nên cần
gieo ngay. Đem trải đều hột kề nhau trên đất ẩm, phía trên phủ
tro trấu, tưới nước giữ ẩm hàng ngày. Sau khi hột nẩy mầm (8 -
17 ngày) đem cấy vào liếp.

×