Tải bản đầy đủ (.pdf) (86 trang)

Nghiên cứu đánh giá hiệu quả hoạt động thu gom vận chuyển ctr sinh hoạt khi phân loại tại nguồn tại tp hà nội đề xuất mô hình phù hợp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.28 MB, 86 trang )

i

DANH MỤC TỪ VIÊT TẮT
CBA

Phân tích chi phí – lợi ích

CTR

Chất thải rắn

CTRSH

Chất thải rắn sinh hoạt

KT-XH

Kinh tế xã hội

MTĐT

Môi trường đơ thị

NPV

Giá trị hiện tại rịng

QCVN

Quy chuẩn Việt Nam


TCVN

Tiêu chuẩn Việt Nam

TP

Thành phố

TTCN

Trạm trung chuyển nhỏ

UBND

Ủy ban nhân dân

URENCO

Công ty môi trường đô thị

VN

Việt Nam

WHO

Tổ chức y tế thế giới

Luận văn tốt nghiệp thạc sỹ chuyên ngành Công nghệ môi trường
Nghiên cứu đánh giá hiệu quả hoạt động thu gom vận chuyển CTR sinh hoạt khi phân loại

tại nguồn tại TP Hà Nội - Đề xuất mơ hình phù hợp


ii

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU.....................................................................................................................1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG THU GOM VẬN CHUYỂN
CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT Ở VIỆT NAM ......................................................5
1.1. Các khái niệm.......................................................................................................5
1.2. Hiện trạng hoạt động thu gom và phân loại CTR tại các đô thị Việt Nam..........6
1.2.1. Khái quát hoạt động quản lý CTR tại Việt Nam...............................................6
1.2.2. Phân loại CTR tại nguồn tại Việt Nam ............................................................7
1.2.3. Hình thức thu gom CTR..................................................................................10
1.2.4. Tỷ lệ thu gom CTR .........................................................................................11
1.3. Vai trò của phân loại tại nguồn trong quản lý chất thải rắn đô thị....................14
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ KHOA HỌC TRONG ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG THU GOM
VẬN CHUYỂN CHẤT THẢI RẮN ĐÔ THỊ........................................................17
2.1. Cách tiếp cận ......................................................................................................17
2.2. Các phương pháp phân tích đánh giá .................................................................17
2.2.1. Phương pháp phân tích kỹ thuật......................................................................17
2.2.2. Phương pháp phân tích xã hội và mơi trường .................................................17
2.2.3. Phương pháp phân tích chi phí – lợi ích (CBA) .............................................18
2.2.3.1. Các bước cơ bản khi thực hiện CBA. ..........................................................18
2.2.3.2. Một số mặt hạn chế của CBA ......................................................................20
2.2.3.3. Phân tích chi phí...........................................................................................20
2.2.3.4. Phân tích lợi ích............................................................................................22
2.2.3.5. Phân tích các yếu tố môi trường và xã hội trong hoạt động thu gom vận
chuyển chất thải rắn ..................................................................................................23
CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT MƠ HÌNH THU GOM VẬN CHUYỂN KHI PHÂN LOẠI

CHẤT THẢI RẮN TẠI NGUỒN THÀNH PHỐ HÀ NỘI......................................25
3.1. Hiện trạng quản lý chất thải rắn Hà Nội ............................................................25
3.1.1. Hiện trạng phát sinh chất thải rắn tại Hà Nội..................................................25
3.1.2. Hiện trạng hoạt động thu gom tại Hà Nội.......................................................29

Luận văn tốt nghiệp thạc sỹ chuyên ngành Công nghệ môi trường
Nghiên cứu đánh giá hiệu quả hoạt động thu gom vận chuyển CTR sinh hoạt khi phân loại
tại nguồn tại TP Hà Nội - Đề xuất mơ hình phù hợp


iii
3.2. Hiện trạng hoạt động vận chuyển tại Hà Nội.....................................................31
3.3. Hiện trạng thu gom tại các địa bàn thí điểm phân loại chất thải rắn tại nguồn
trong dự án 3R – Hà Nội ...........................................................................................33
3.3.1. Vị trí và đặc điểm của các địa bàn thí điểm ....................................................33
3.3.2. Thời gian thực hiện phân loại chất thải tại nguồn trên địa bàn bốn phường thí
điểm...........................................................................................................................36
3.3.3. Mơ hình thí điểm phân loại chất thải rắn tại nguồn ........................................37
3.4. Phân tích chi phí – lợi ích...................................................................................42
3.4.1. Mơ hình tốn học của hệ thống thu gom.........................................................43
3.4.2. Bài tốn 1: .......................................................................................................44
3.4.3. So sánh tính kinh tế trong hoạt động thu gom chất thải rắn có phân loại và
không phân loại đối với Hà Nội – lấy điển hình là phường Nguyễn Du (thu gom
bằng thủ cơng)...........................................................................................................44
3.4.3.1. Đánh giá chi phí – lợi ích mõi phương án....................................................45
3.4.3.2. So sánh 2 phương án ....................................................................................55
3.4.4. Bài toán 2: so sánh chi phí thu gom sơ cấp bằng xe thủ cơng và xe cơ giới để
tìm khoảng cách thích hợp cho sử dụng xe thủ cơng/xe cơ giới...............................56
3.4.5. Bài tốn 3: So sánh giữa việc thu gom bằng xe ô tô nhỏ chở thẳng ra bãi chôn
lấp với việc sau khi thu gom bằng ô tô nhỏ đến trạm trung chuyển, dùng xe ô tô lớn

chở chất thải rắn từ trạm trung chuyển ra bãi chơn lấp.............................................61
3.5. Đề xuất mơ hình phù hợp cho vận chuyển, thu gom chất thải rắn tại Hà Nội...64
3.5.1. Những khó khăn tồn đọng trong việc thu gom vận chuyển chất thải rắn Hà
Nội.............................................................................................................................64
3.5.2. Mơ hình đề xuất ..............................................................................................66
3.5.2.1. Phương thức thu gom vận chuyển................................................................66
3.5.2.2. Các phương tiện lưu chứa tại nguồn. ...........................................................68
a. Lưu chứa tại các hộ gia đình. ................................................................................69
b. Lưu chứa tại các cơng trình cơng cộng. ................................................................70
3.5.2.3. Về phương tiện vận chuyển. ........................................................................71

Luận văn tốt nghiệp thạc sỹ chuyên ngành Công nghệ môi trường
Nghiên cứu đánh giá hiệu quả hoạt động thu gom vận chuyển CTR sinh hoạt khi phân loại
tại nguồn tại TP Hà Nội - Đề xuất mơ hình phù hợp


iv
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...................................................................................76
KẾT LUẬN:..............................................................................................................76
KIẾN NGHỊ ..............................................................................................................76
TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................79
PHỤ LỤC..................................................................................................................80

Luận văn tốt nghiệp thạc sỹ chuyên ngành Công nghệ môi trường
Nghiên cứu đánh giá hiệu quả hoạt động thu gom vận chuyển CTR sinh hoạt khi phân loại
tại nguồn tại TP Hà Nội - Đề xuất mơ hình phù hợp


v


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1

Tỷ lệ thu gom chất thải rắn tại các địa phương.....................................12

Bảng 3.1

Tổng hợp trung bình khối lượng chất thải phát sinh của Hà Nội...............26

Bảng 3.2 Thành phần vật lý của chất thải rắn đô thị tại Hà Nội qua tham khảo
những nghiên cứu đã thực hiện .................................................................................27
Bảng 3.3

Các công ty thu gom CTR tại Hà Nội...................................................32

Bảng 3.4

Khái quát về các địa bàn thí điểm .........................................................34

Bảng 3.5

Khái quát mơ hình thí điểm Phân loại CTR tại nguồn..........................37

Bảng 3.6

Hệ thống thu gom CTR phân loại tại nguồn đối với khu vực ngõ sâu .39

Bảng 3.7 So sánh hệ thống thu gom mới và hệ thống thu gom truyền thống .....................40
Bảng 3.8


Các phương tiện lưu chứa tại nguồn cho khu đô thị mới......................68

Luận văn tốt nghiệp thạc sỹ chuyên ngành Công nghệ môi trường
Nghiên cứu đánh giá hiệu quả hoạt động thu gom vận chuyển CTR sinh hoạt khi phân loại
tại nguồn tại TP Hà Nội - Đề xuất mô hình phù hợp


vi

DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1

Thùng chứa có phân loại CTR tại nguồn ................................................9

Hình 1.2

Hoạt động thu gom CTR có phân loại tại nguồn ....................................9

Hình 3.1

Sơ đồ chung của quá trình thu gom CTRSH tại Hà nội.......................30

Hình 3.2

Sơ đồ vị trí các phường thí điểm...........................................................34

Hình 3.3

Thời gian thực hiện Phân loại CTR tại nguồn trên các địa bàn thí điểm..
...............................................................................................................36


Hình 3.4


Giải pháp thu gom vận chuyển CTR đề xuất đối với 4 quận nội thành
...............................................................................................................66

Hình 3.5

Giải pháp thu gom vận chuyển CTR đề xuất đối với khu đơ thị mới...............67

Hình 3.6

Giải pháp thu gom vận chuyển CTR đề xuất đối với quận Long Biên.68

Hình 3.7

Thùng nhựa đựng chất thải rắn trong gia đình......................................69

Hình 3.8

Người dân cho chất thải rắn vào hố thu CTR của nhà cao tầng ...........70

Hình 3.9

Hố lấy chất thải rắn của nhà chung cư và cao tầng...............................70

Hình 3.10 Các thùng chứa chất thải rắn có mái che ..............................................71
Hình 3.11 Thu gom, quét ở các đường phố ...........................................................71
Hình 3.12 Các thùng chứa có bánh lăn và phân loại theo tính chất CTR ..............72

Hình 3.13 Thùng chất thải rắn 2 bánh; Xe chở chất thải rắn nhỏ đẩy bằng tay.....73
Hình 3.14 Các hộ gia đình mang các thùng chứa CTR trong nhà ra đổ vào xe đẩy
tay khi có kẻng ..........................................................................................................74
Hình 3.15 Phương tiện có thể áp dụng cho thu gom thứ cấp tại Khu đô thị mới ..75
  

Luận văn tốt nghiệp thạc sỹ chuyên ngành Công nghệ môi trường
Nghiên cứu đánh giá hiệu quả hoạt động thu gom vận chuyển CTR sinh hoạt khi phân loại
tại nguồn tại TP Hà Nội - Đề xuất mơ hình phù hợp


1

MỞ ĐẦU
1.

Tính cấp thiết của đề tài
Mơi trường ơ nhiễm do chất thải rắn phát sinh, đặc biệt là chất thải rắn

trong sinh hoạt đang là vấn đề quan tâm của tồn xã hội. Ngày 17/12/2009,
Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 2149/QĐ-TTg phê duyệt Chiến
lược quốc gia về quản lý tổng hợp chất thải rắn đến năm 2025, tầm nhìn đến
năm 2050 được với quan điểm quản lý tổng hợp chất thải rắn là trách nhiệm
chung của toàn xã hội và đặt ra mục tiêu đến năm 2025, 100% các đơ thị có
cơng trình tái chế chất thải rắn thực hiện phân loại tại hộ gia đình.
Để thực hiện chiến lược trên, đồng thời để nâng cao hiệu quả xử lý của
các công nghệ xử lý chất thải rắn hiện nay, việc nghiên cứu sâu hơn về phân
loại tại nguồn là vô cùng cần thiết. Thu gom và vận chuyển tuy khơng đóng
vai trị then chốt trong quản lý chất thải rắn, nhưng là một khâu quan trọng
trong việc hỗ trợ xử lý chất thải rắn, đồng thời có tầm ảnh hưởng đến các yếu

tố hiệu quả mơi trường, kinh tế, xã hội và góp phần làm nên sự thành cơng
của một chương trình quản lý chất thải rắn .
Được chính phủ Nhật Bản hỗ trợ, dự án thực hiện sáng kiến 3R tại Hà
Nội để góp phần phát triển xã hội bền vững (gọi tắt là 3R-HN) đã được quyết
định triển khai thực hiện trong 3 năm, bắt đầu từ tháng 11 năm 2006. Dự án
đến nay đã thu được nhiều kết quả, tuy nhiên có những mặt dự án vẫn chưa
mang lại hiệu quả như mong đợi. Vì vậy việc nghiên cứu đánh giá hiệu quả
hoạt động của dự án, rút ra kinh nghiệm quý báu từ thực tiễn đã áp dụng tại
Hà Nội, đề xuất một mơ hình phù hợp cho phân loại chất thải rắn tại nguồn
trong tương lai là việc làm mang nhiều ý nghĩa thiết thực.
Chính vì vậy đề tài “Nghiên cứu đánh giá hoạt động thu gom vận
chuyển chất thải rắn sinh hoạt khi phân loại tại nguồn tại thành phố Hà Nội –

Luận văn tốt nghiệp thạc sỹ chuyên ngành Công nghệ môi trường
Nghiên cứu đánh giá hiệu quả hoạt động thu gom vận chuyển CTR sinh hoạt khi phân loại
tại nguồn tại TP Hà Nội - Đề xuất mơ hình phù hợp


2

đề xuất mơ hình phù hợp” mang ý nghĩa quan trọng tạo cơ sở khoa học cho
việc quản lý chất thải rắn đô thị ở nước ta.
2.

Cơ sở khoa học và thực tiễn của đề tài

Cơ sở khoa học
Phân loại chất thải rắn tại nguồn có thể được định nghĩa như các hoạt
động ngay tại nguồn phát sinh ra chất thải rắn (hộ gia đình, trường học, cơng
sở, chợ, nhà hàng,…) nhằm tách chất thải rắn ra thành các thành phần riêng

biệt (thành phần có khả năng tái sinh/tái chế và thành phần khơng có khả năng
tái sinh/tái chế) tạo điều kiện thuận lợi và nâng cao hiệu quả cho các quá trình
xử lý tiếp theo.
Cơ sở thực tiễn
Từ kinh nghiệm quản lý chất thải rắn đô thị của các nước phát triển và
đang phát triển kết hợp với việc phân tích các điều kiện thực tế tại Việt nam,
có thể nhận định phân loại chất thải rắn tại nguồn là phương cách tốt nhất cho
phép giải quyết một cách cơ bản những vấn đề môi trường do chất thải rắn
gây ra. Các lợi ích cụ thể của hoạt động phân loại chất thải rắn tại nguồn bao
gồm:
-

Tách chất thải rắn đơ thị thành các nhóm thành phần riêng biệt một

cách thích hợp nhằm nâng cao hiệu quả của các quá trình xử lý tiếp theo, đặc
biệt là tạo điều kiện thuận lợi để tái sử dụng (70 % - 90%) nguồn chất thải
hữu cơ dễ phân hủy làm phân compost chất lượng cao (không nhiễm các chất
thải nguy hại có trong chất thải rắn sinh hoạt, khơng lẫn thủy tinh, kim loại,
plastic,…);
-

Giảm sức ép và hạn chế tình trạng ô nhiễm môi trường đối với các bãi

chất thải rắn hiện hữu của thành phố đang nảy sinh nhiều vấn đề môi trường
phức tạp và sự phản đối của người dân.
Luận văn tốt nghiệp thạc sỹ chuyên ngành Công nghệ môi trường
Nghiên cứu đánh giá hiệu quả hoạt động thu gom vận chuyển CTR sinh hoạt khi phân loại
tại nguồn tại TP Hà Nội - Đề xuất mơ hình phù hợp



3

-

Tiết kiệm quỹ đất hạn hẹp của thành phố dành cho việc chôn lấp chất

thải rắn thông qua việc tối đa hóa các hoạt động tái chế và tái sử dụng lại các
thành phần chất thải rắn cho các mục đích khác nhau;
-

Cải tiến và nâng cao hiệu quả tổng thể của hệ thống thu gom, vận

chuyển rác;
-

Thúc đẩy quá trình xã hội hóa cơng tác quản lý chất thải rắn đô thị.
Một ý nghĩa quan trọng khác của việc phân loại chất thải rắn tại nguồn là

kích thích sự phát triển của ngành nghề tái chế vật liệu, qua đó góp phần giải
quyết cơng ăn việc làm, tạo thu nhập cho người lao động.
3.

Mục đích của đề tài

-

Phân tích, đánh giá hiệu quả của việc thu gom vận chuyển chất thải rắn

khi phân loại tại nguồn. Đề xuất mô hình thu gom vận chuyển chất thải rắn
khi phân loại tại nguồn phù hợp cho Hà Nội

-

Từ đó nâng cao nhận thức trong cộng đồng cũng như các nhà quản lý

4.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

-

Đối tượng nghiên cứu: chất thải rắn sinh hoạt cùng hoạt động thu gom

vận chuyển chất thải rắn
-

Phạm vi nghiên cứu: Thành phố Hà Nội

5.

Các phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu tài liệu, kế thừa các kết quả đã nghiên cứu

trước đây
Tiến hành thu thập và nghiên cứu các tài liệu có liên quan, các cơng bố
đã có trước. Rút ra nhưng ưu nhược điểm có liên quan đến đề tài nghiên cứu,
từ đó đề xuất ra những phương án mới.
Phương pháp khảo sát thực địa
Luận văn tốt nghiệp thạc sỹ chuyên ngành Công nghệ môi trường
Nghiên cứu đánh giá hiệu quả hoạt động thu gom vận chuyển CTR sinh hoạt khi phân loại
tại nguồn tại TP Hà Nội - Đề xuất mô hình phù hợp



4

Khảo sát tình hình thu gom chất thải rắn hiện nay ở thành phố Hà Nội
từ đó đề xuất mơ hình phù hợp cho việc thu gom có phân loại tại nguồn ở Hà
Nội
Phương pháp phân tích thống kê
Sử dụng các bài tốn để phân tích chi phí – lợi ích của các giả thuyết từ
đó tìm ra mơ hình tối ưu cho quản lý chất thải rắn Hà Nội

Luận văn tốt nghiệp thạc sỹ chuyên ngành Công nghệ môi trường
Nghiên cứu đánh giá hiệu quả hoạt động thu gom vận chuyển CTR sinh hoạt khi phân loại
tại nguồn tại TP Hà Nội - Đề xuất mơ hình phù hợp


5

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG
THU GOM VẬN CHUYỂN CHẤT THẢI RẮN
SINH HOẠT Ở VIỆT NAM
1.1. Các khái niệm
Chất thải rắn là chất thải ở thể rắn, được thải ra từ quá trình sản xuất,
kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc các hoạt động khác. Chất thải rắn bao
gồm chất thải rắn thông thường và chất thải rắn nguy hại.
Chất thải rắn phát thải trong sinh hoạt cá nhân, hộ gia đình, nơi cơng cộng
được gọi chung là chất thải rắn sinh hoạt. [4]
Phân loại chất thải rắn tại nguồn có thể được định nghĩa như các hoạt
động ngay tại nguồn phát sinh ra chất thải rắn (hộ gia đình, trường học, cơng
sở, chợ, nhà hàng,…) nhằm tách chất thải rắn ra thành các thành phần riêng

biệt (thành phần có khả năng tái sinh/tái chế và thành phần khơng có khả năng
tái sinh/tái chế) tạo điều kiện thuận lợi và nâng cao hiệu quả cho các quá trình
xử lý tiếp theo. [4]
3R là từ viết tắt của 3 chữ cái đầu trong tiếng Anh: Reduce- ReuseRecycle. [2]
Reduce (Giảm thiểu): Giảm thiểu lượng chất thải rắn thông qua việc
thay đổi lối sống hoặc/và cách tiêu dùng, cải tiến các quy trình sản xuất , mua
bán sạch… Ví dụ: Sử dụng làn hay túi vải để đi chợ thay cho túi nilon để
nhằm giảm lượng chất thải rắn phát sinh từ túi nilon…
Reuse (Tái sử dụng): Sử dụng lại các sản phẩm hay một phần của sản
phẩm cho chính mục đích cũ hay cho một mục đích khác. Ví dụ: sử dụng lại
chai đựng nước khoáng để đựng nước…
Recycle (Tái chế): Sử dụng chất thải rắn làm nguyên liệu sản xuất ra
các vật chất có ích khác.
Luận văn tốt nghiệp thạc sỹ chuyên ngành Công nghệ môi trường
Nghiên cứu đánh giá hiệu quả hoạt động thu gom vận chuyển CTR sinh hoạt khi phân loại
tại nguồn tại TP Hà Nội - Đề xuất mơ hình phù hợp


6

Thu gom chất thải rắn là hoạt động tập hợp, phân loại, đóng gói và
lưu giữ tạm thời chất thải rắn tại nhiều điểm thu gom tới địa điểm hoặc cơ sở
được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận. [4]
Vận chuyển chất thải rắn là quá trình chuyên chở chất thải rắn từ nơi
phát sinh, thu gom, lưu giữ, trung chuyển đến nơi xử lý, tái chế, tái sử dụng
hoặc bãi chôn lấp cuối cùng. [4]
1.2. Hiện trạng hoạt động thu gom và phân loại CTR tại các đô thị Việt
Nam
1.2.1. Khái quát hoạt động quản lý CTR tại Việt Nam
Trong thập niên 70 - 80 của thế kỷ trước, công tác quản lý CTR được

các nhà quản lý quan tâm tập trung chủ yếu vào công tác thu gom và xử lý các
loại chất thải phát sinh từ hoạt động sinh hoạt của con người (CTR sinh hoạt).
Chính vì vậy, mơ hình thu gom, xử lý khi đó cũng mới chỉ hình thành ở mức
độ đơn giản. Đơn vị chịu trách nhiệm quản lý, thu gom, vận chuyển và xử lý
CTR được giao cho Phòng Quản lý đô thị trực thuộc UBND tỉnh, thành phố.
Chất thải sau đó được tập kết và đổ thải tại nơi quy định. Trong giai đoạn tiếp
theo, cùng với q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, các ngành
kinh tế bắt đầu được Nhà nước ưu tiên phát triển. Các hoạt động cơng nghiệp,
du lịch, dịch vụ theo đó cũng phát triển mạnh là nguyên nhân phát sinh lượng
chất thải ngày càng lớn của các ngành nêu trên. Đi kèm với q trình phát
sinh về khối lượng là tính phức tạp, sự nguy hại về tính chất. Cơng tác quản lý
CTR khơng cịn đơn thuần là quản lý CTR sinh hoạt mà cịn bao gồm vấn đề
quản lý CTR cơng nghiệp, xây dựng, y tế, nơng nghiệp... Q trình phát triển
địi hỏi cơng tác quản lý CTR phát triển tương ứng về cơ chế, chính sách,
pháp luật và các nguồn lực. Nhằm đáp ứng kịp thời yêu cầu thực tế đặt ra,
công tác quản lý CTR được điều chỉnh bằng một hệ thống các chính sách, văn
bản quy phạm pháp luật quy định khá chi tiết. Song song với đó, hệ thống tổ
Luận văn tốt nghiệp thạc sỹ chuyên ngành Công nghệ môi trường
Nghiên cứu đánh giá hiệu quả hoạt động thu gom vận chuyển CTR sinh hoạt khi phân loại
tại nguồn tại TP Hà Nội - Đề xuất mô hình phù hợp


7

chức quản lý CTR bắt đầu hình thành và phát triển với các nguyên tắc tương
đối cụ thể; căn cứ theo chức năng quản lý và nhiệm vụ được giao, các bộ,
ngành liên quan có trách nhiệm quản lý CTR phát sinh của ngành.
Cho đến nay, hoạt động quản lý CTR không chỉ tập trung vào công tác
thu gom và tập kết CTR sinh hoạt đô thị đến nơi đổ thải theo quy định. Công
tác quản lý CTR hiện nay đã mở rộng hơn, bao gồm từ hoạt động thu gom,

vận chuyển, trung chuyển và xử lý CTR hợp vệ sinh, đảm bảo các QCVN và
TCVN đặt ra; không những đối với CTR sinh hoạt đô thị, nông thôn mà cịn
đối với CTR cơng nghiệp, CTR từ hoạt động sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi
và CTR y tế. Mặc dù hiện nay, công tác quản lý CTR chưa thực sự đáp ứng
được yêu cầu thực tế nhưng cùng với sự phát triển KT-XH, đi cùng với xu
hướng phát triển và hội nhập, công tác quản lý CTR đã từng bước được thay
đổi, tăng cường để phát huy hơn nữa vai trị và hiệu quả thực hiện.
Cơng tác thu gom CTR đơ thị mặc dù ngày càng được chính quyền các
cấp quan tâm, nhưng do lượng CTR đô thị ngày càng tăng, năng lực thu gom
còn hạn chế cả về thiết bị lẫn nhân lực nên tỷ lệ thu gom vẫn chưa đạt yêu
cầu. Mặt khác, do nhận thức của người dân còn chưa cao nên lượng chất thải
rắn bị vứt bừa bãi ra mơi trường cị nhiều, việc thu gom phân loại tại nguồn
vẫn chưa được áp dụng rộng rãi do thiết đầu tư cho hạ tầng cơ sở cũng như
thiết bị, nhân lực và nhân cao nhận thức.
1.2.2. Phân loại CTR tại nguồn tại Việt Nam [1]
3R, với nền tảng cơ bản là hoạt động phân loại tại nguồn. Phân loại chất
thải tại nguồn sẽ giúp giảm thiểu lượng chất thải rắn chôn lấp. chất thải rắn
hữu cơ được tái chế thành sản phẩm có ích, các chất thải như nhựa, giấy, kim
loại được tái chế thành nguyên liệu đầu vào hoặc sản phẩm tái chế. Đây là cơ
sở để hình thành và phát triển thị trường tái sử dụng, tái chế chất thải

Luận văn tốt nghiệp thạc sỹ chuyên ngành Công nghệ môi trường
Nghiên cứu đánh giá hiệu quả hoạt động thu gom vận chuyển CTR sinh hoạt khi phân loại
tại nguồn tại TP Hà Nội - Đề xuất mơ hình phù hợp


8

Các dự án, chương trình phân loại chất thải tại nguồn ở Hà Nội và Tp. Hồ Chí
Minh :

Hà Nội: Dự án 3R-HN do JICA tài trợ đã triển khai thực hiện phân loại
chất thải tại nguồn trên địa bàn thành phố tại phường Phan Chu Trinh, quận
Hoàn Kiếm, Hà Nội (kể từ tháng 7/2007); phường Thành Công và phường
Láng Hạ (năm 2008). Chất thải rắn hữu cơ được chuyển đến nhà máy phân
Cầu Diễn để sản xuất phân Compost, chất thải rắn vô cơ được chuyển đến
chôn lấp tại bãi chất thải rắn Nam Sơn. Tổng cộng có khoảng 18.000 hộ gia
đình đã tham gia vào dự án 3R tại các phường thí điểm nêu trên. Tại địa bàn
thí điểm, lượng chất thải rắn sinh hoạt từ các hộ gia đình đã giảm bình quân từ
31,2 - 45,1% tùy từng phường, đạt mục tiêu giảm thiểu 30% lượng chất thải
phải mang đi chôn lấp mà dự án đã đặt ra. Dự án đã thu được khoảng 25.000
tấn chất thải rắn hữu cơ và đã chế biến được khoảng 10.000 tấn phân hữu cơ
từ số chất thải rắn này.
Tp. Hồ Chí Minh: Từ năm 2004 thành phố đã thực hiện thí điểm
chương trình phân loại CTR tại nguồn ở 10 quận là 1, 3, 5, 6, 7, 8, 9, 10, quận
Bình Thạnh, quận Phú Nhuận và huyện Củ Chi, chợ đầu mối Bình Điền... Sau
khi phân loại, chất thải rắn được thu gom vận chuyển đến Khu Liên hợp xử lý
chất thải rắn Đa Phước, huyện Bình Chánh. Chất thải rắn hữu cơ để sản xuất
phân compost, chất thải rắn vơ cơ được xử lý bằng phương pháp chơn lấp
(hình 1.1).

Luận văn tốt nghiệp thạc sỹ chuyên ngành Công nghệ môi trường
Nghiên cứu đánh giá hiệu quả hoạt động thu gom vận chuyển CTR sinh hoạt khi phân loại
tại nguồn tại TP Hà Nội - Đề xuất mơ hình phù hợp


9

Hình 1.1

Hình 1.2


Thùng chứa có phân loại CTR tại nguồn

Hoạt động thu gom CTR có phân loại tại nguồn

Các TP đã áp dụng thí điểm phân loại chất thải rắn tại nguồn, điền hình
như TP Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng....đã có những kết quả nhất định. Tuy
nhiên để triển khai nhân rộng hoạt động này cần thiết phải phát triển đồng bộ
cơ sở hạ tầng như các thiết bị thu gom phân loại, địa điểm tập kết và trung
chuyển, cơ sở hạ tầng cho công tác tái chế, tái sử dụng như nhà máy làm phân
hữu cơ, các cơ sở tái chế chất thải, nhân lực, các chương trình nhằm nâng cao
ý thức tham gia của người dân
Hiện nay, chương trình phân loại chất thải rắn tại nguồn vẫn chưa được
áp dụng, triển khai rộng rãi vì nhiều lý do như chưa đủ nguồn lực tài chính để
Luận văn tốt nghiệp thạc sỹ chuyên ngành Công nghệ môi trường
Nghiên cứu đánh giá hiệu quả hoạt động thu gom vận chuyển CTR sinh hoạt khi phân loại
tại nguồn tại TP Hà Nội - Đề xuất mơ hình phù hợp


10

mua sắm trang thiết bị, đầu tư cơ sở hạ tầng cũng như nguồn nhân lực thực
hiện, đặc biệt là thói quen của người dân. Tại một số địa phương triển khai thí
điểm mơ hình phân loại CTR tại nguồn ở giai đoạn đầu, do cơ sở hạ tầng khi
tiến hành thí điểm dự án là khơng đồng bộ và do hạn chế, thiếu đầu tư cho
công tác thu gom vận chuyển và xử lý CTR theo từng loại nên sau khi được
người dân tiến hành phân loại chất thải rắn tại nguồn, chất thải rắn được công
nhân URENCO thu gom và đổ lẫn lộn vào xe vận chuyển để mang đến bãi
chôn lấp chung. Do vậy mục tiêu của việc phân loại chất thải rắn tại nguồn bị
hoài nghi. Do chưa thực sự quen với việc phân loại CTR tại nguồn nên tỷ lệ

người dân tự nguyện tham gia phân loại chất thải rắn chỉ khoảng 70%. Kinh
phí cho cơng tác tun truyền vận động ban đầu thì có nhưng đến khi kết thúc
dự án thì khơng cịn để duy trì tun truyền. Các URENCO ở các nơi có dự án
thí điểm cũng khơng lập quy hoạch tiếp tục duy trì và phát triển dự án, nên
các dự án chỉ dừng ở mơ hình thí điểm
1.2.3. Hình thức thu gom CTR [1]
Việc phân loại CTR tại nguồn vẫn chưa được triển khai rộng rãi, vì vậy ở
hầu hết các đô thị nước ta, việc thu gom chất thải rắn chưa phân loại vẫn là
chủ yếu. Công tác thu gom thơng thường sử dụng 2 hình thức là thu gom sơ
cấp (người dân tự thu gom vào các thùng/túi chứa sau đó được cơng nhân thu
gom vào các thùng rác đẩy tay cỡ nhỏ) và thu gom thứ cấp (chất thải rắn các
hộ gia đình được cơng nhân thu gom vào các xe đẩy tay sau đó chuyển đến
các xe ép chất thải rắn chuyên dụng và chuyển đến khu xử lý hoặc tại các
chợ/khu dân cư có đặt container chứa rác, cơng ty mơi trường đơ thị có xe
chun dụng chở container đến khu xử lý
TP Hồ Chí Minh có 2 trạm trung chuyển lớn: trạm trung chuyển Quang
Trung tiếp nhận 1.084 tấn/ngày, trạm trung chuyển Tống Văn Trân tiếp nhận
820 tấn/ngày. Chất thải rắn từ 2 trạm trung chuyển này được các xe lớn
Luận văn tốt nghiệp thạc sỹ chuyên ngành Công nghệ môi trường
Nghiên cứu đánh giá hiệu quả hoạt động thu gom vận chuyển CTR sinh hoạt khi phân loại
tại nguồn tại TP Hà Nội - Đề xuất mơ hình phù hợp


11

chuyển tới khu liên hiệp xử lý CTR Đa Phước, Phước Hiệp và Nhà máy Xử lý
chất thải rắn Vietstar.
Một trong những bức xúc của các đô thị hiện nay trong công tác thu gom
CTR là thiếu các địa điểm trung chuyển rác. Hà Nội chưa có trạm trung
chuyển chất thải rắn trong khi khoảng cách từ Hà Nội tới khu xử lý chất thải

rắn Nam Sơn khoảng 40km. Các thành phố khác cũng chưa có trạm trung
chuyển chất thải rắn đúng nghĩa như ở Tp. Hồ Chí Minh. Theo đánh giá hiện
nay, hầu hết các đô thị mới chỉ có các điểm tập kết rác, tuy vậy, các điểm tập
kết này cũng chưa đảm bảo các tiêu chuẩn về vệ sinh mơi trường.
Cơng tác xã hội hóa việc thu gom và vận chuyển chất thải đang được
thực hiện rộng rãi ở nhiều nơi. Chỉ ở các đô thị lớn cấp thành phố mới có
cơng ty mơi trường đơ thị đảm nhận việc thu gom, vận chuyển và xử lý CTR
đơ thị. Tuy nhiên vẫn có sự tham gia của các công ty cổ phần hoặc công ty tư
nhân. Trên địa bàn Thành phố Hà Nội, ngoài URENCO là đơn vị đảm trách
chính cịn có khoảng gần 30 đơn vị tư nhân và tập thể khác tham gia thực hiện
thu gom, vận chuyển chất thải sinh hoạt.
Tại các đô thị nhỏ cấp thị trấn, phần lớn là các hợp tác xã, tổ đội thu
gom, tổ chức tư nhân đảm nhiệm việc thu gom vận chuyển với chi phí thu
gom thỏa thuận với người dân đồng thời có sự chỉ đạo của chính quyền địa
phương.
1.2.4. Tỷ lệ thu gom CTR [1]
Cơng tác thu gom CTR đô thị trong những năm gần đây đã được quan
tâm hơn. Các URENCO ở nhiều địa phương đã quan tâm trang bị thêm
phương tiện và nhân lực cho khâu thu gom. Tuy nhiên, việc đầu tư chỉ được
thực hiện với các thành phố lớn như Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh ( Bảng 1.1).

Luận văn tốt nghiệp thạc sỹ chuyên ngành Công nghệ môi trường
Nghiên cứu đánh giá hiệu quả hoạt động thu gom vận chuyển CTR sinh hoạt khi phân loại
tại nguồn tại TP Hà Nội - Đề xuất mơ hình phù hợp


12

Bảng 1.1
Loại


Tỷ lệ thu gom chất thải rắn tại các địa phương
Đô thị
Tỷ lệ thu gom
90 - 95 (4 quận nội thành)

Đặc

Hà Nội

biệt

Hồ Chí Minh

90 – 97

Hải Phịng

80 - 90

loại I

83,2 (10 quận)

Đà Nẵng

90

Huế


90

Nha Trang

90

Quy Nhơn

60,8

Buôn Ma Thuột

70

Thái Nguyên (*)

>80

Việt Trì(*)

95

Nam Đinh(*)

78

Thanh Hóa

84,4


Cà Mau

80

Mỹ Tho

91

Loại 2 Long Xun

69

Điện Biên phủ

80

Bắc Ninh

70

Bắc Giang

>80

Thái Bình

90

Phú Thọ


80

Bảo Lộc

70

Vĩnh Long

75

Loại 3 Bạc Liêu

52

Loại 4 Sông Công - Thái Nguyên

>80

Luận văn tốt nghiệp thạc sỹ chuyên ngành Công nghệ môi trường
Nghiên cứu đánh giá hiệu quả hoạt động thu gom vận chuyển CTR sinh hoạt khi phân loại
tại nguồn tại TP Hà Nội - Đề xuất mơ hình phù hợp


13

Từ Sơn - Bắc Ninh

51

Lâm Thao - Phú Thọ


80

Sầm Sơn - Thanh Hóa

90

Cam Ranh - Khánh Hịa

90

Thủ Dầu Một

84

Đồng Xồi - Bình Phước

70

Gị Cơng - Tiền Giang

60

Ngã Bảy - Hậu Giang

60

Tủa Chùa - Điện Biên

75


Loại 5 Tiền Hải - Thái Bình

74

Nguồn: Báo cáo Nghiên cứu quản lý CTR tại Việt Nam, JICA, 3/2011;
Báo cáo hiện trạng môi trường của các địa phương, 2010
Ghi chú: (*) Tại thời điểm báo cáo (2012) Việt Trì, Thái Nguyên, Phú Thọ đã nâng cấp
thành đơ thị loại I

Tỷ lệ thu gom trung bình ở các đô thị từ 72% năm 2004 tăng lên
khoảng 80 - 82% năm 2008 và đạt khoảng 83 - 85% cho năm 2010. Mặc dù tỷ
lệ thu gom có tăng nhưng vẫn cịn khoảng 15 ÷ 17% CTR đơ thị bị thải ra môi
trường vứt vào bãi đất, hố đất, ao hồ, hoặc đốt lộ thiên gây ô nhiễm môi
trường. Theo báo cáo của các Sở TN&MT năm 2010, một số đơ thị đặc biệt,
đơ thị loại 1, có tỷ lệ thu gom đạt mức cao hơn như Hà Nội đạt khoảng 90 95% ở 4 quận nội thành cũ, Tp. Hồ Chí Minh đạt 90 - 97%, Huế, Đà Nẵng,
Hải Phòng đều đạt khoảng 90% ở khu vực nội thành, các đơ thị loại 2 cũng có
cải thiện đáng kể, đa số các đô thị loại 2 và 3 đều đạt tỷ lệ thu gom ở khu vực
nội thành đạt trên 80%. Ở các đô thị loại 4 và 5 thì cơng tác thu gom được cải
thiện khơng nhiều do nguồn lực vẫn hạn chế, thu gom phần lớn do các hợp tác
xã hoặc tư nhân thựchiện nên thiếu vốn đầu tư trang thiết bị thu gom. Mặt
khác, ý thức người dân ở các đô thị này cũng chưa cao nên có gia đình khơng
sử dụng dịch vụ thu gom rác.

Luận văn tốt nghiệp thạc sỹ chuyên ngành Công nghệ môi trường
Nghiên cứu đánh giá hiệu quả hoạt động thu gom vận chuyển CTR sinh hoạt khi phân loại
tại nguồn tại TP Hà Nội - Đề xuất mơ hình phù hợp


14


1.3. Vai trò của phân loại tại nguồn trong quản lý chất thải rắn đơ thị
Mục đích chính của việc phân loại chất thải rắn tại nguồn là nhằm thu
hồi lại các thành phần có ích trong chất thải rắn mà chúng có thể sử dụng để
chế biến thành các sản phẩm mới dưới dạng vật chất hoặc năng lượng phục vụ
cho sản xuất và tiêu dùng.
Phân loại chất thải rắn tại nguồn (Solid Waste Separation at Source) là
một trong những nhiệm vụ rất quan trọng đối với các hệ thống quản lý chất
thải rắn hiện đại. Công việc này liên quan trực tiếp đến việc tách riêng (phân
loại) một số thành phần chất thải rắn ngay tại nguồn phát sinh trước khi nó
được chun chở đi. Ví dụ, đối với chất thải rắn sinh hoạt, có thể phân thành
ba loại: (1) các phế thải có khả năng tái sử dụng hoặc tái sinh như: giấy, nilon,
nhựa, kim loại, thủy tinh, vỏ đồ hộp; (2) các thành phần hữu cơ dễ phân hủy
có thể sử dụng để làm phân compost; và (3) các thành phần còn lại.
Việc phân loại chất thải rắn tại nguồn có một số ý nghĩa quan trọng với
hệ thống quản lý chất thải rắn về mặt kinh tế, xã hội và mơi trường. Trước
hết, nó góp phần làm tăng tỷ lệ chất thải cho mục đích tái sinh. Điều này kéo
theo nhiều tác động tích cực như: hạn chế việc khai thác các tài nguyên sơ
khai, giảm bớt khối lượng chất thải phải vận chuyển và xử lý và do đó tiết
kiệm được chi phí vận chuyển và xử lý chất thải, kể cả tiết kiệm mặt bằng cho
việc chôn lấp rác, tạo điều kiện thuận lợi cho việc xử lý cuối cùng các thành
phần không có khả năng tái chế. Điều này có ý nghĩa hết sức quan trọng đối
với thành phố vì hiện nay các công trường xử lý chất thải rắn của thành phố
đều vướng phải những vấn đề nan giải về môi trường (nước rỉ rác, mùi hơi,
khí thải,…) mà ngun nhân sâu xa của nó là do chưa thực hiện tốt việc phân
loại chất thải rắn tại nguồn.
Một ý nghĩa quan trọng khác của việc phân loại chất thải rắn tại nguồn
là kích thích sự phát triển của ngành nghề tái chế vật liệu, qua đó góp phần
giải quyết cơng ăn việc làm, tạo thu nhập cho nhiều lao động. Trong lĩnh vực
Luận văn tốt nghiệp thạc sỹ chuyên ngành Công nghệ môi trường

Nghiên cứu đánh giá hiệu quả hoạt động thu gom vận chuyển CTR sinh hoạt khi phân loại
tại nguồn tại TP Hà Nội - Đề xuất mơ hình phù hợp


15

tái sử dụng các thành phần hữu cơ trong chất thải rắn sinh hoạt để sản xuất
phân compost, nếu việc phân loại chất thải rắn tại nguồn được thực hiện tốt sẽ
góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất và chất lượng cũng như tính ổn định của
sản phẩm phân compost, qua đó sẽ góp phần mở rộng thị trường phân
compost vốn chưa được ưa chuộng lắm hiện nay.
Phân loại chất thải rắn tại nguồn sẽ mang lại rất nhiều lợi ích to lớn
trong nhiều lĩnh vực có liên quan đến hệ thống quản lý chất thải rắn đô thị nói
riêng và hệ thống quản lý đơ thị nói chung. Điều này đã được minh chứng rất
rõ ràng ở cả các nước công nghiệp phát triển cũng như ở một số nước đang
phát triển trong khu vực. Trong phạm vi và khn khổ hoạt động của luận văn
này, có thể nhận thấy trước những khía cạnh và tác động tích cực như sau:
-

Nhận thức cộng đồng dân cư về ý nghĩa và sự cần thiết phải giảm chất

thải tại nguồn cũng như phân loại chất thải rắn tại nguồn ngày càng được
nâng cao hơn nhờ các công tác tuyên truyền vận động trên diện rộng lẫn chiều
sâu; ý thức và trách nhiệm của cộng đồng trong công tác quản lý chất thải rắn
đô thị và cải thiện điều kiện vệ sinh môi trường đô thị cũng ngày càng được
tăng cường;
-

Nâng cao năng lực quản lý môi trường cho cán bộ, nâng cao ý thức tự


giác, trách nhiệm bảo vệ môi trường cho các nhà doanh nghiệp và cộng đồng
dân cư;
-

Tình trạng sức khoẻ cũng như phúc lợi xã hội của cộng đồng cũng từng

bước được cải thiện thông qua ý thức về trách nhiệm bảo vệ mơi trường của
mình;
-

Tách được chất thải rắn đơ thị thành các nhóm thành phần riêng biệt

một cách thích hợp, nhờ đó góp phần nâng cao hiệu quả của các quá trình xử
lý tiếp theo, đặc biệt là tạo điều kiện thuận lợi để tái sử dụng nguồn chất thải
hữu cơ to lớn làm phân compost chất lượng cao (không nhiễm các chất thải
Luận văn tốt nghiệp thạc sỹ chuyên ngành Công nghệ môi trường
Nghiên cứu đánh giá hiệu quả hoạt động thu gom vận chuyển CTR sinh hoạt khi phân loại
tại nguồn tại TP Hà Nội - Đề xuất mơ hình phù hợp


16

nguy hại có trong chất thải rắn sinh hoạt, khơng lẫn thủy tinh, kim loại,
plastic,…);
-

Giảm sức ép và hạn chế tình trạng ơ nhiễm mơi trường đối với các bãi

chơn lấp chất thải rắn hiện hữu của đô thị đang nảy sinh nhiều vấn đề môi
trường phức tạp và sự phản đối của dân chúng địa phương;

-

Tiết kiệm quỹ đất hạn hẹp của đô thị dành cho việc chôn lấp chất thải

rắn bằng cách tối đa hóa các hoạt động tái chế và tái sử dụng lại các thành
phần chất thải rắn cho các mục đích khác nhau;
-

Cải tiến và nâng cao hiệu quả tổng thể của hệ thống thu gom, vận

chuyển rác;
-

Tăng hiệu quả của các quá trình tái sử dụng, tái sinh, tái chế các loại

phế liệu, đồng thời làm giảm mức độ ô nhiễm tại các cơ sở phân loại tái sinh
và tái chế…
-

Tận dụng tối đa nguồn chất thải rắn và tái chế chất thải rắn thành phân

bón phục vụ sản xuất nơng nghiệp, giảm và hạn chế tối đa nguồn ngoại tệ để
nhập khẩu phân bón tạo thêm nguồn thu để giảm chi về vệ sinh mơi trường
cho ngân sách, góp phần giảm nguồn chi vốn ngân sách về công tác bảo vệ
môi trường.

Luận văn tốt nghiệp thạc sỹ chuyên ngành Công nghệ môi trường
Nghiên cứu đánh giá hiệu quả hoạt động thu gom vận chuyển CTR sinh hoạt khi phân loại
tại nguồn tại TP Hà Nội - Đề xuất mơ hình phù hợp



17

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ KHOA HỌC TRONG
ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG THU GOM
VẬN CHUYỂN CHẤT THẢI RẮN ĐÔ THỊ
2.1. Cách tiếp cận
Lựa chọn các phương án: thu gom có phân loại tại nguồn và khơng
phân loại tại nguồn, sau đó dựa vào các phương pháp phân tích đánh giá để
xem các ưu điểm và nhược điểm của từng phương án
2.2. Các phương pháp phân tích đánh giá
2.2.1. Phương pháp phân tích kỹ thuật
Về tiêu chí kỹ thuật cơ bản được xác định trên cơ sở:
-

Khối lượng chất thải rắn được thu gom so với tỷ lệ chất thải rắn phát

sinh hàng ngày chiếm tỷ lệ bao nhiêu %.
-

Khả năng đảm bảo về mặt kỹ thuật của việc thu gom chất thải rắn trên

địa bàn quản lý.
-

Thời gian thu gom và vận chuyển rác

-

Mức độ kỹ thuật của việc thực hiện phân loại chất thải rắn tại nguồn.


2.2.2. Phương pháp phân tích xã hội và mơi trường
Về tiêu chí xã hội và môi trường cần xem xét các yếu tố:
-

Tỷ lệ tái chế

-

Mức độ ô nhiễm trong việc thu gom cũng như trên các tuyến đường

vận chuyển
-

Vấn đề lao động trong việc thu gom vận chuyển có và khơng có phân

loại tại nguồn
-

Ý thức của người dân cũng như các nhà quản lý trong hệ thống quản lý

chất thải rắn
Luận văn tốt nghiệp thạc sỹ chuyên ngành Công nghệ môi trường
Nghiên cứu đánh giá hiệu quả hoạt động thu gom vận chuyển CTR sinh hoạt khi phân loại
tại nguồn tại TP Hà Nội - Đề xuất mơ hình phù hợp


18

2.2.3. Phương pháp phân tích chi phí – lợi ích (CBA)

Phân tích chi phí - lợi ích là một phương pháp để đánh giá sự mong
muốn tương đối giữa các phương án cạnh tranh nhau, khi sự lựa chọn được đo
lường bằng giá trị kinh tế tạo ra cho toàn xã hội.
Phương pháp này tìm ra sự đánh đổi giữa các lợi ích thực mà xã hội có
được từ một phương án cụ thể với các nguồn tài nguyên thực mà xã hội phải
từ bỏ để đạt được lợi ích đó. Theo cách này, đây là phương pháp ước tính sự
đánh đổi thực sự giữa các phương án và nhờ đó giúp cho xã hội đạt được
những lựa chọn ưu tiên kinh tế của mình
Do đó để quyết định lựa chọn phương án này loại bỏ phương án kia thì
chúng ta cần xem xét phân tích xem giữa lợi ích mà chúng ta thu được với chi
phí mà chúng ta phải bỏ ra. Đó là nền tảng của việc phân tích chi phí - lợi
ích.Tuy nhiên CBA là một phương pháp đánh giá giá trị kinh tế và giúp lựa
chọn các phương án.Nó đánh giá sự mong muốn tương đối giữa các phương
án cạnh tranh nhau, khi lựa chọn được đo lường bằng giá trị kinh tế tạo ra cho
toàn xã hội.
CBA có mục đích hỗ trợ những quyết định mang tính chất xã hội, trên cơ
sở có sự phân bổ nguồn lực nhằm đảm bảo tính hiệu quả.Kinh nghiệm của các
nước đi trước cho thấy khi tiến hành CBA, để có hiệu quả và tránh những thất
bại mang tính thị trường, thông thường trong bối cảnh cạnh tranh là thích hợp
nhất (vì có giá trị thị trường làm căn cứ tính tốn).
2.2.3.1. Các bước cơ bản khi thực hiện CBA.

Có 9 bước cơ bản khi tiến hành CBA :
Bước 1 : Xem xét xác định lợi ích thuộc về ai và chi phí là của ai.Tức là
phân định được chi phí và lợi ích để là rõ quyền được hưởng lợi ích và phải
bỏ ra chi phí thuộc về cá nhân nào, đối tượng điều chỉnh nào.Tại đây phải

Luận văn tốt nghiệp thạc sỹ chuyên ngành Công nghệ môi trường
Nghiên cứu đánh giá hiệu quả hoạt động thu gom vận chuyển CTR sinh hoạt khi phân loại
tại nguồn tại TP Hà Nội - Đề xuất mơ hình phù hợp



19

trình bày tất cả các quan điểm nhìn nhận ( chú ý quan điểm toàn diện ) và đưa
ra mọi yếu tố tác động đến quan điểm nhìn nhận đó.
Bước 2 : Lựa chọn danh mục các dự án thay thế.
Khi có bất kỳ dự án nào đưa vào làm CBA thì đều có nhiều giải pháp thay
thế khác nhau, đó là cơ hội lựa chọn các phương án thay thế tốt nhất.Muốn
vậy phải trải qua nhiều kỹ thuật phân tích, địi hỏi phải có sự lựa chọn, so
sánh và dự đoán.
Bước 3 : Lựa chọn các ảnh hưởng tiềm năng và các chỉ số đo lường.Ta
phải phân tích các ảnh hưởng và ảnh hưởng tiềm năng sẽ xảy ra khi thực hiện
dự án đó. Đặc biệt đối với các dự án về mơi trường thì ảnh hưởng tiềm năng
về lâu dài là rất lớn và đa chiều. Đó là những ảnh hưởng có tính nhân quả.
Bước 4 : Dự đốn các ảnh hưởng về lượng suốt q trình dự án.Chúng ta
phải đưa ra những nhận định về khả năng có thể xảy ra và cố gắng lượng hố
các kết quả đó. Điều này có thể đạt được thơng qua các phương pháp trực
tiếp, gián tiếp hay kinh nghiệm đã có từ các dự án tương tự.
Bước 5 : Lượng hoá bằng tiền tất cả các tác động.Người làm phân tích cố
gắng quy đổi các chỉ tiêu ra giá trị tiền tệ, sử dụng giá trị thị trường.Trường
hợp khơng có giá trị thị trường thì xây dựng “ giá trị tham khảo “ trên sơ sở
có tính khoa học và được thừa nhận bởi các nhà khoa học, nhà hoạch định
chính sách hay xã hội.Cũng có khi khơng thể lượng hố bằng tiền được thì
dùng cách giải thích định tính để bổ sung cho kết quả đã tính tốn được.
Bước 6 : Quy đổi về giá trị hiện tại.Trong CBA chúng ta gặp phải trở
ngại về thời gian.Vì vậy, trong quá trình tiến hành CBA chúng ta cần quy đổi
giá trị tiền tệ về cùng thời điểm để tiến hành phân tích chính xác.Chúng ta
phải sử dụng tỷ lệ chiết khấu hợp lý, thông thường là tỷ lệ chiết khấu xã hội.
Bước 7 : Tổng hợp các chi phí và lợi ích.Những giá trị chi phí cộng gộp

lại với nhau, những giá trị lợi ích cộng gộp lại với nhau. Để tránh nhầm lẫn
giữa lợi ích và chi phí thì người ta phải xác định tính sở hữu và quyền tài sản.
Luận văn tốt nghiệp thạc sỹ chuyên ngành Công nghệ môi trường
Nghiên cứu đánh giá hiệu quả hoạt động thu gom vận chuyển CTR sinh hoạt khi phân loại
tại nguồn tại TP Hà Nội - Đề xuất mơ hình phù hợp


×