Tải bản đầy đủ (.pdf) (115 trang)

Nghiên cứu mối quan hệ giữa tri thức và doanh nhân ở thành phố hà nội hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (36.42 MB, 115 trang )

BO GIAO DUC VA DAO TAO
TRUONG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG

BAO CAO TONG KET

DE TAI KHOA HQC VA CONG NGHE CAP BỘ

NGHIÊN CỨU MỐI QUAN HỆ GIỮA TRÍ THỨC VÀ DOANH NHÂN Ở THÀNH PHO HA NOI
HIEN NAY (THUC TRANG VA GIAI PHAP PHAT TRIEN)

Mã số: B2008-03-43

Chủ nhiệm đề tài: TS. Vũ Tiến Ding

Hà Nội- 2011


BO GIAO DUC VA DAO TAO
TRUONG DAI HQC XAY DUNG

BAO CAO TONG KET
DE TAI KHOA HOC VA CONG NGHE CAP BO

NGHIÊN CỨU MỐI QUAN HỆ GIỮA TRÍ THỨC VÀ DOANH NHÂN Ở THÀNH PHỐ HÀ NỘI

HIEN NAY (THUC TRANG VA GIAI PHAP PHAT TRIEN)
Mã số: B2008-03-43

“THữ VIÊN SY

(ravine



À

Xác nhận của cơ quan chủ trì đề tài
(ký, họ tên, đóng dâu)

Hà Nội- 2011



XÂY DỰNG ⁄
———

Chủ nhiệm đề tài
(ký, họ tên

ĐẠI HỌC ))

————e


NHUNG NGUOI THAM GIA THUC HIEN DE TAI:
HQ VA TEN
1. TS. Vũ Tiên Dũng

2.CN
Trương Thành Trung

3. Ths. Cao Văn Đan


4. Ths.Lưu Xuân Công

5.TS. Lê Kim Châu

DON VJ CONG TAC | NOI DUNG NGHIEN CUU CU
VÀ LĨNH VUC
THẺ ĐƯỢC GIAO
CHUYÊN MÔN
CBGD, Khoa Lý luận

chính trị, Đại học Xây

Tham gia nghiên cứu tất cả các
chuyên đề của đê tài.

dựng
:
Ban Kinh tế & Đô thị, | Phối hợp nghiên cứu:

Báo Kinh tế & Đơ thị | Thực trạng mối quan hệ trí thức(UBND Thành phố | doanh nhân ở Thành phố Hà Nội.

Hà Nội)

CBGD, Khoa Lý luận
chính trị, Đại học xây

dựng

CBGD, Khoa Lý luận


chính trị, Đại học xây

dựng

CBGD Khoa Lý luận
chính trị, Đại học xây

dựng

Phối hợp nghiên cứu:
Điều tra xã hội học về nhu cầu,

xu hướng phát triển... của doanh

nhân ở Thành phố Hà Nội.
Phối hợp nghiên cứu:

Điều tra xã hội học về thực trạng
xu hướng đào tạo... trong các

trường đại học và cao đẳng ở
Thành phố Hà Nội.

Phối hợp nghiên cứu:

:

Đề xuất những giải pháp nhăm
tăng cường mơi liên hệ giữa trí


thức và doanh nhân ở Thành phố
Hà Nội.

ĐƠN VỊ PHÓI HỢP CHÍNH
Tên đơn vị
1. Báo Kinh tế & Đơ thị

(UBNDTPHN)

Nội dung phối hợp nghiên cứu
Thực trạng mỗi quan hệ trí thức- doanh

nhân trên địa bàn Thành phố Hà Nội

2. Khoa Lý luận chính trị, Đại | Lý luận chung về trí thức và doanh nhân
học xây dựng

Đại diện
đơn vị
Trương

Thành
Trung

TS. Lê
Kim
Châu


MUC LUC


Trang

Những người tham gia thực hiện đề tài và đơn vị phối hợp chính...
Thơng tin về kết quả nghiên cứu..................
«+ «++++<**£+++s

1
3

NỘIOUHD. c2 1112 277-2222122000015120289E039266931415190650s
62sg0sebEssss
Chương 1. Lý luận chung về trí thức và doanh nhân................
1,1 Ouan miệm VỆ (Danh Nhan::....<..c:2.5cc.c4-000s
dates oreseeeosadavncnss

14
14

Mỡ đổ

ni

Dụng 1s c2 se 20V LỆ 2g yôtgg VEnxghex 0 xe

7

Tố Oùan niệm Về trị HO Lày, nối (2. lát ke 60151x 16051 22114,6 214350 s t4

21


trên địa bàn Thành phố Hà Nội.......................
--- - - - - - « «+ «=s=ss+

40

1.3 Mối quan hệ giữa trí thức và doanh nhân........................ ----------Chương 2. Thực trạng mối quan hệ giữa trí thức và doanh nhân

2.1 Kinh nghiệm của một số quốc gia phát triển trên thế giới về
biện pháp tăng cường mối quan hệ giữa trí thức và doanh nhân
2.1.1 Kinh nghiệm của Singapo.................-.--.------«<< << << << *+
2.1.2 Kinh nghiệm của Pháp....................- - --- --- << s+ + <+*****++
2.1.3 Kinh nghiệm của Đức
2.1.4 Kinh nghiệm của Anh
2.1.5 Kinh nghiệm của Thụy Điễn.......................
- - - SS+*+c>+
2.1.6 Kinh nghiệm của Trung Quốc...................
------«« «+
+ 55+
O17 Ranh'nehionr cia Mystere.
8 ee OE
ee
2.2 Thực trạng mối quan hệ giữa trí thức và doanh nhân trên địa

bàn Thành phố Hà Nội......................
- --..- 55 5 «1S
eEeesssssee
2.2.1. Thanh quả trong mối quan hệ giữa trí thức và doanh nhân trên
địa bàn Thành phố Hà Nội thời gian gần đây........................-- --


2.2.1.1 Về phía doanh nghiệp, doanh nhân.....................- - --- -8:2:1222Về nhiá trường đại Họ, te.
UE SOR
eee a
2.2.2 Bất cập trong mối quan hệ giữa trí thức và doanh nhân trên địa
bàn Thành phố Hà Nội thời gian gần đây và nguyên nhân của nó
2.2.2.1 Về phía doanh nghiệp, doanh nhân....................
- - ----- 2.2.2.2 Về phía trường đại Q0... ‹ acc: cu c2 018x000 126261226188xe
Chương 3. Giải pháp tăng cường mối quan hệ giữa trí thức và
doanh nhân trên địa bàn Thành phố Hà Nội.......................
-- -3.1 Nhóm giải pháp từ phía các cơ quan chức năng....................
3.2 Nhóm giải pháp từ phía trường đại học......................
-- - - - - -3.3 Nhóm giải pháp từ phía doanh nghiệp, doanh nhân..................

GC LUA ee eee lao eee

in

min

Danh mục tài liệu tham khảo......................-.-----------<<< << << *+
HT
ni c co n0 61656056 2693 68656 K66 5 8 8 8864 04 60600 62000249

30

40
40
42
43
43

45
46
48

51
51

52
56
63
68
74
84
87
94

102

104
107


BO GIAO DUC VA DAO TAO
Đơn vị: Trường Đại học xây dựng

THONG TIN KET QUA NGHIEN CUU
- Tén dé tài: NGHIÊN CỨU MĨI QUAN HỆ GIỮA TRÍ THỨC VÀ DOANH NHÂN
Ở THÀNH PHÓ HÀ NỘI HIỆN NAY (THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIÊN)

- Mã số: B2008-03-43

- Chủ nhiệm: TS. Vũ Tiến Dũng
- Cơ quan chủ trỡ: Đại học xây dựng

- Thời gian thực hiện: 24 tháng
2. Mục tiêu:
Đưa ra một hệ thống quan điểm và giải pháp cụ thể nhằm tăng cường mối
quan hệ giữa trí thức và doanh nhân trên địa bàn Thành phố Hà Nội thời gian tới.
3. Tính mới và sáng tạo:
Trình bày một cách hệ thống và cụ thê về thực trạng mối quan hệ giữa trí
thức và doanh nhân trên địa bàn Thành phố Hà Nội. Trên cơ sở đó, đưa ra một hệ

thống giải pháp mang tính dịnh hướng nhằm tăng cường mối quan hệ giữa hai lực
lượng xã hội này.
4. Kết quả nghiên cứu:
- Lý luận chung về trí thức và doanh nhân
- Thực trạng mối quan hệ giữa trí thức và doanh nhân trên địa bàn Thành

phố Hà Nội
- Giải pháp tăng cường mối quan hệ giữa trí thức và doanh nhân trên địa

bàn Thành phó Hà Nội.
5. Sản phẩm:
Báo cáo tổng quan và báo cáo tóm tắt.
6. Hiệu quả, phương thức chuyển giao kết quả nghiên cứu và khả năng
áp dụng:


Kết quả của đề tài có thể làm cơ sở lý luận và thực tiễn cho cỏc cơ quan
chức năng triển khai thực hiện các giải pháp đồng bộ nhằm tăng cường mối liên
kết giữa nhà trường và nhà doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội nói riêng, cả nước

nói chung.

Ngày 20 tháng 12 năm 2010
Cơ quan chủ trì
(Ký, họ tên và đóng dấu)

Chủ nhiệm đề tài
(Ký, họ và tên)


INFORMATION ON RESEARCH RESULTS

1. General information:
Project title: RESEARCH ON RELATIONS BETWEEN KNOWLEDGE
AND ENTREPRENEURS

IN HANOI CURRENT

(CURRENT

SITUATION

AND SOLUTIONS FOR DEVELOPMENT)
Code number: B2008-03-43
Coordinator: Dr. Vu Tien Dung
Implementing institution: national university of cuvil engineering
Duration: from 2008 to 2009
2. Objective(s): Offer a point system and specific measures to strengthen
the relationship between intellectuals and businessmen in the area of Hanoi next
time.

3. Creativeness and innovativeness: Presented systematically and in detail
the status relationship between intellectuals and businessmen in the area of Hanoi.
On

that basis, given

a system-oriented

solutions

to enhance

the relationship

between these two social forces.
4. Research results:
- The general theory of intellectuals and business people.
- Status of the relationship between intellectuals and businessmen in the area of

Hanoi.
- Solutions to enhance the relationship between intellectuals and businessmen in
the area of Hanoi.
5. Products: Overview report and summary report.


6. Effects, transfer alternatives of reserach results and applicability:
Results of the research may

serve as a basis for practical reasoning and the


authorities implemented measures to enhance the synchronization links between
schools and businesses in the area of Hanoi in particular , the country in general.


1. Mục tiêu của đề tài
Trình bày một cách hệ thống về thực trạng mối quan hệ giữa trí thức và
doanh nhân trên địa bàn Thành phó Hà Nội. Trên cơ sở đó, đưa ra một hệ thống

giải pháp có tính phương hướng nhằm tăng cường mối quan hệ giữa trí thức và
doanh nhân trên địa bàn Thành phó Hà Nội thời gian tới.
2. Cách tiếp cận, phương pháp nghiên cứu và phạm vỉ nghiên cứu

Cách tiếp cận đề tài
Đề tài được thực hiện dựa trên cơ sở sau:
-_

Kế thừa các cơng trình khoa học có liên quan đã được công bố

- _ Tổng hợp số liệu từ các nguồn thơng tin chính thống

-_

Nghiên cứu, khảo sát thực tế...

Phương pháp nghiên cứu
Đề tài dựa trên cơ sở phương pháp luận biện chứng duy vật của Chủ nghĩa
Mác-Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh, đồng thời vận dụng tổng hợp các phương
pháp nghiên cứu:

Nghiên cứu định tính (nghiên cứu lÿ thuyết): Dựa trên cơ sở lý thuyết về

phát triển đội ngũ trí thức và doanh nhân, đề tài tập trung vào việc phân tích những

nhiệm vụ, mục tiêu cũng như yêu cầu của xã hội đối với trí thức và doanh nhân, từ
đó có những biện pháp thích hợp nhằm tăng cường mối quan hệ trí thức-doanh
nhân trong thời gian tới.
Phương pháp phân tich: (SWOT)-

(Strengths: điểm mạnh, weaknesses:

điểm yếu, opportunities: thời cơ, threats: thách thức)

Phương pháp này nhằm làm rõ những điểm mạnh, điểm yếu, thuận lợi và
khó khăn trong q trình tồn tại, phát triển, quan hệ giữa trí thức và doanh nhân
Thủ đô.
Phương pháp điều tra xã hội học:
Đề tài tập trung vào điều tra một số vấn đề chính sau:


- Nhìn nhận của nhân dân Thủ đơ về trí thức và doanh nhân, về vị trí, vai trị của
hai tầng lớp xã hội này trong công cuộc đổi mới ở Việt Nam
- Những thế mạnh, điểm yếu, nhu cầu, xu hướng vận động, biến đổi của trí thức và

doanh nhân trong quá trình tồn tại, phát triển của mình
Phạm vì nghiên cứu:
Doanh nhân và trí thức là hai lực lượng xã hội lớn, nhưng trong phạm vi
nghiên cứu của đề tài, tác giả chỉ tập trung nghiên cứu mối quan hệ giữa một bộ
phận doanh nghiệp (100 doanh nghiệp) và bộ phận trí thức trong các trường đại
học trên địa bàn Thành phố Hà Nội hiện nay (20 trường đại học).

3. Tính cấp thiết của đề tài


Liên minh giai cấp công nhân với giai cap nông dân và đội ngũ trí thức ln
là động lực cơ bản của nước ta trong công cuộc bảo vệ cũng như xây dựng đất
nước. Trong hoàn cảnh mới, khối đại đoàn kết toàn dân tộc đang có xu hướng mở
rộng và tăng cường bởi sự xuất hiện và phát triển mạnh mẽ của một tầng lớp xã
hội- tầng lớp doanh nhân. Để khẳng định thêm về sự tồn tại hợp quy luật của mình
trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, tầng lớp doanh nhân
Việt Nam đã thiết lập quan hệ hữu cơ với các giai tầng trong kết cấu xã hội- giai
cấp. Với đội ngũ trí thức, doanh nhân có mối quan hệ ngày càng sâu sắc.
“Là trai tim của cả nước, đầu não chính trị- hành chính quốc gia” (Nghị
quyết 15-NQ/TW của Bộ Chính trị), Thủ đơ Hà Nội là thành trì của chủ nghĩa xã
hội của cả nước. Hơn 40 năm trước, nói chuyện với cán bộ toàn Đảng bộ (ngày 25
tháng 4 năm 1959), Chủ tịch Hồ Chí Minh đã căn dặn: “Thủ đơ Hà Nội phải làm

thế nào để trở thành một thủ đô xã hội chủ nghĩa. Muốn thế thì mỗi xí nghiệp, mỗi
đơn vị trường học, mỗi một đường phố, mỗi một cơ quan và mỗi một nông thôn ở
ngoại thành phải thành một pháo đài của chủ nghĩa xã hội” [31, 420].
Thủ đô Hà Nội phải là “thành trï” chủ nghĩa xã hội của cả nước trong thế

kỷ XXI- đó là khẩu hiệu hành động mang tính nhân văn cao cả, toát lên tỉnh thần
chỉ đạo: mọi tầng lớp nhân dân Thủ đơ phải đồn kết, đồng lịng, phấn đấu đưa
Thành phố phát triển lên một tầm cao mới. Thủ đô Hà Nội còn là địa bàn tập trung


đơng đảo lực lương trí thức giàu tâm huyết, có trình độ cao với hàng chục trường
đại học, cao đẳng, hàng trăm viện, trung tâm nghiên cứu, ứng dụng khoa học công

nghệ hàng đầu của cả nước. Từ xưa đến nay, trí thức từ mọi miền của Tổ quốc đã
hội tụ về Hà Nội để học tập nâng cao trình độ và nhiều người đã thành đạt ở mảnh
đất linh thiêng này. Phấn đấu rèn luyện ở địa bàn đầu não chính trị- hành chính,

trung tâm lớn về văn hóa, khoa học, giáo dục, kinh tế,

giao lưu quốc tế của cả

nước, đội ngũ trí thức của Hà Nội có điều kiện tiếp thu tỉnh hoa văn hóa của dân
tộc và văn hóa nhân loại, có điều kiện để liên kết với các giai tầng khác trong xã

hội để củng cố và tăng cường sức mạnh của khối đại đoàn kết tồn dân.
Bên cạnh đội ngũ trí thức, q trình phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành
phần của cả nước nói chung, Hà Nội nói riêng, đội ngũ doanh nhân Thủ đơ được
hình thành và phát triển nhanh chóng. Những năm qua, đội ngũ doanh nhân Thủ
đô không ngừng lớn mạnh cả về tầm vóc và số lượng hơn 50 ngàn doanh nghiệp
hiện nay với tổng vốn đăng ký 180 ngàn tỉ đồng, là lực lượng đóng góp lớn vào
GDP, tạo ra việc làm cho xã hội...

Cùng với thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Hà Nội có mật độ bình quân
doanh nghiệp trên đầu người cao nhất cả nước (thành phố Hồ Chí Minh: 160
người/doanh nghiệp, Hà Nội: 200 người/doanh nghiệp, còn ở các địa phương khác

khoảng 2000 người/doanh nghiệp). Nếu gộp cả hai thành phó này thì chúng chiếm
53,14% tổng số vốn đăng ký kinh doanh của các doanh nghiệp trên cả nước đang
hoạt động theo Luật Doanh nghiệp [32, 119]. Cộng đồng doanh nghiệp, đội ngũ
doanh nhân thủ đơ đã và đang trở thành lực lượng có vai trị khơng nhỏ trong sự
nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa. Trước tình hình mới- hội nhập ngày càng
sâu rộng vào nền kinh tế toàn cầu, đội ngũ doanh nhân Thủ đơ muốn phát triển
nhanh và bền vững thì không thể không liên kết chặt chẽ với các giai tầng trong

kết cấu xã hội- giai tầng Thủ đô, ở đó có đội ngũ trí thức- với tư cách là lực lượng
bổ sung lớn nhất cho đội ngũ doanh nhân.
Những năm gần đây, đội ngũ trí thức và doanh nhân Thủ đơ đã có những

bước trưởng thành rõ nét; những thành tựu đạt được từ sự liên kết giữa hai lực


lượng xã hội này đã và đang trở thành một trong những động lực không nhỏ thúc

day kinh tế-xã hội Thủ đơ phát triển.
Tuy vậy, nhìn chung, mối quan hệ giữa trí thức và doanh nhân trên địa bàn

Thành phố Hà Nội còn chưa chặt chẽ, đồng bộ... Một bộ phận khơng nhỏ trí thức
và doanh nhân Thủ đơ chưa có nhiều điều kiện cũng như chưa chủ động liên kết
thường xuyên với nhau. Nhiều doanh nghiệp, doanh nhân chưa tích cực chủ động

liên kết với lĩnh vực giáo dục, đào tạo để cập nhật, nâng cao trình độ kiến thức,
năng lực quản lý, thu hút nguồn lực chất xám chất lượng cao, đẩy mạnh chuyên
giao khoa học-công nghệ, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh... Công tác giáo
dục và đào tạo ở các trường cao đẳng, đại học trên địa bàn Thủ đơ hiện nay, nhìn
chung vẫn chưa căn cứ sát vào nhu cầu của xã hội nói chung, doanh nghiệp, doanh

nhân Thủ đơ nói riêng. Những bất cập nảy sinh từ mối quan hệ giữa trí thức và
doanh nhân nói trên đã và đang trực tiếp ảnh hưởng tiêu cực đến sự tồn tại và phát
triển của cả hai tằng lớp xã hội này cũng như sự phát triển kinh tế-xã hội Thủ đơ.
Nhìn một cách đại thể, mối quan hệ giữa trí thức và doanh nhân trên địa bàn
Thành phố Hà Nội hiện nay vẫn chưa tương xứng với tầm vóc của Thủ đơ ngàn
năm văn hiến.
Nguyên nhân nào khiến trí thức và doanh nhân Thủ đơ chưa có mối quan hệ
chặt chẽ với nhau? Làm thế nào để khắc phục những bất cập đó, để tăng cường
mối quan hệ trí thức-doanh nhân, đưa nó lên một tầm cao mới...?

Để giải quyết nhiệm vụ cấp bách này địi hỏi chúng ta phải nhìn nhận khách
quan về thực trạng mối quan hệ giữa trí thức và doanh nhân trên địa bàn Thành

phố Hà Nội, thẳng thắn chỉ ra những hạn chế, tồn tại và nảy sinh từ mối quan hệ
này và nguyên nhân của nó. Trên cơ sở đó, đưa ra một hệ thống giải pháp khoa
học, đồng bộ nhằm tăng cường mối quan hệ giữa trí thức và doanh nhân, dé hai
lực lượng xã hội

này thực sự trở thành một trong những động lực cơ bản cho sự

phát triển của kinh tế-xã hội Thủ đơ.
4. Tình hình nghiên cứu trong và ngồi nước
Tổng quan tình hình nghiên cứu thuộc lĩnh vực đề tài

10


Đề cập đến doanh nhân là đề cập đến một tầng lớp xã hội mới, đang có
những biến động rất mạnh mẽ trong quá trình xây dựng và phát triển nền kinh tế
thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa cũng như trong khối đại đoàn kết toàn dân
tộc. Nghiên cứu doanh nhân trong mối quan hệ với đội ngũ trí thức càng là vấn đề
phức tạp hơn, bởi lẽ, hai tầng lớp xã hội này tồn tại và phát triển trong sự hỗ trợ,
bổ sung cho nhau, đan xen vào nhau, doanh nhân có thể là trí thức và trí thức có

thể trở thành doanh nhân... Vì lẽ đó, một số đề tài mới chỉ bước đầu tìm hiểu về
đặc điểm, thực trạng và xu hướng biến đổi của tầng lớp doanh nhân Việt Nam nói
chung chứ ít đề cập đến doanh nhân trong mối quan hệ với các tầng lớp xã hội
khác, đặc biệt là đội ngũ trí thức. Tuy nhiên, bên cạnh đó, nhiều cơng trình khoa

học đã nghiên cứu về đặc điểm, thực trạng, nhu cầu, xu hướng biến đổi... của đội

ngũ trí thức, trong đó có trí thức Thủ đơ... và đạt được những kết quả nhất định.
Đó là một trong những cơ sở quan trọng để tác giả cơng trình khoa học này thực


hiện đề tài của mình.
Danh mục các cơng trình liên quan (Họ tên tác giả, nhan đề bài báo, ấn

phẩm, các yếu tố xuất bản)
a, Cac cơng trình khoa học có liên quan của chủ nhiệm đề tài:

1. Vũ Tiến Dũng, “Phát triển kinh tế tư nhân và sự hình thanh tang lớp tư
sản dân tộc ở nước ta hiện nay”. Tạp chí triết học, Số 6(157),2004
2. Vũ Tiến Dũng, "Một số giải pháp nhằm phát triển đội ngĩ doanh nhân ở
Việt Nam". Tạp chí Lý luận Chính trị. (Học việc Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh),

số 7/2007
3. Vũ Tiến Dũng, "Phát triển kinh tế tư nhân và sự hình thành, phát triển
đội ngũ doanh nhân mới

Việt Nam hiện nay". Tạp chí Khoa học (Bộ Giáo dục và

Đào tạo), số 3/2007
4. Vũ Tiến Dũng, "Phát triển kinh tế tư nhân và sự hình thành đội ngũ
doanh nhân mới ở Việt Nam hiện nay". Tạp chí Mặt trận (Mặt trận Tổ quốc Việt

Nam), số 44, tháng 6/2007

11


5. Va Tién Dũng, "Có nên ban hành luật doanh nhân". Tạp chí Văn hố

doanh nhân. Số tháng 5/2007.

6. Vũ Tiến Dũng, "Một số giải pháp cơ bản nhằm phát huy vai trị của
nguồn lực con người trong q trình phát triển kinh tế- xã hội ở Hà Nội hiện nay".
Tuyên tập Báo cáo Hội nghị khoa học công nghệ lần thứ 14, Trường Đại học Xây
dựng 2005.
7. Vũ Tiến Dũng, "Làm gì để tạo sự dong thuận trong cộng đông doanh
nhân

Việt Nam trước yêu câu đổi mới và hội

nhập kinh tế quốc tế". Tạp chí Mặt

trận (Mặt trận Tổ quốc Việt Nam), số 48, tháng 10/2007.
8. Vũ Tiến Dũng, "Xây dựng cộng đông doanh nhân Việt Nam hùng mạnh".
Tạp chí Cộng sản (Cơ quan lý luận và chính trị của Trung ương ĐCSVN),

số

780(10/2007).

9. Vũ Tiến Dũng, “Tăng cường mối quan hệ giữa trí thức và doanh nhân
Việt Nam trong giáo dục và đào tạo”. Tạp chí Lý luận chính trị, tháng 5/2008.

_ 10. Vũ Tiến Dũng, “Nhìn nhận về vị trí, vai trị của tầng lớp doanh nhân

Việt Nam”, Tạp chi Mat trận, số 60-2008.
11. Vũ Tiến Dũng (2008), “7o sự hài hịa về lợi ích giữa cơng nhân và
doanh nhân ở Việt Nam’, Tap chi Ti riết học, số 3 (202)- 2008

12. Vũ Tiến Dũng, “Vai trò tầng lớp doanh nhân mới trong phát triển kinh
tế- xã hội và xây dựng sự đồn kết, đơng thuận xã hội”, Tạp chí Mặt trận, số 66-


2009
13. Vũ Tiến Dũng, “Tăng cường mối quan hệ giữa nông dân và doanh
nhân ở Việt Nam hiện nay”. Tạp chí Cộng san, số 800, tháng 6- 2009.

14. Vũ Tiến Dũng, “Bước đâu tìm hiểu về tầng lớp doanh nhân Việt Nam”,
Tạp chí Mặt trận, số 75- 2010.
15. Vũ Tiến Dũng, “Kết nạp chủ doanh nghiệp tư nhân vào Đảng để tăng
cường sức mạnh của Đảng”, 7ạp chí Mặt trận, số 9] (5-2011).

b, Các cơng trình khoa học có liên quan của những người khác:

12


_ Vũ Quốc Tuần, “Chủ doanh nghiệp và chức năng quản lý nguồn nhân lực”,

Nxb trẻ, TPHCM 2000
Hoàng Minh Hiển, “Phát triển các thành phan kinh tế ở Hà Nội thời kỳ đổi

mới”. Nxb Tài chính, Hà Nội 2005
Nghiêm Xuân Đạt, “Hà Nội trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế”, Nxb
Chính trị Quốc gia, Hà Nội 2002
Phan Văn Khải, Qương Trung quốc, “Doanh nhân Việt Nam- tâm và tài”,
Nxb Trancosin, Hà Nội 2005

Nguyễn Kim Lân, “Doanh nhân thời hiện đại: khởi nghiệp- thăng tiến-

thành đạt”, Nxb Giáo dục, Hà Nội 2005
Thành uỷ Hà Nội, “Hành trình đổi mới”, Nxb VHTT, Hà Nội 2003

Uỷ ban nhân dân Thành phố Hà Nội, Sở giáo dục và đào tạo Hà Nội, “Kỷ

yếu hội thảo khoa học Phát triển nguồn nhân lực Thủ đơ Hà Nội trong thời kỳ
cơng nghiệp hố, hiện đại hố”, Hà Nội 2001

Tơ Xn Dân, “Cơ chế chính sách đặc thù phát triển Thủ đô Hà Nội: một số
định hướng cơ bản”, Nxb Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội 2003.

Phịng Thương mại và Cơng nghiệp Việt Nam, “Doanh nhân Việt Nam thời

kỳ đổi mới”, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội 2003
Cùng nhiều đề tài khoa học, ý kiến, bình luận trên các phương tiện thơng tin
đại chúng như báo viết, báo hình và nhiều trang web có liên quan khác...

13


CHUONG 1.
LY LUAN CHUNG VE TRi THUC VA DOANH NHAN
1.1. Quan niệm về doanh nhân
Từ “doanh nhân” theo tiếng Pháp, có nguồn gốc và nghĩa ban đầu là người
tổ chức về giải trí ca nhạc hoặc các hình thức giải trí khác. Từ điển tiếng Anh
(xuất bản năm 1879) cũng định nghĩa doanh nhân theo ý nghĩa tương tự là giám
đốc hoặc người quản lý một tổ chức ca nhạc cơng cộng có năng khiếu trong lĩnh
vực giải trí đặc biệt là khả năng trình diễn ca nhạc. Đầu thế kỷ XVI, từ “doanh
nhân” được áp dụng vào lĩnh vực quân sự, cụ thé là những người được tuyển chọn
cho những đội quân viễn chỉnh. Khái niệm này cũng được mở rộng cho các hoạt
động xây dựng dân dụng và xây dựng trong quân sự ở thế kỷ XVII. Cho đến đầu
thế kỷ XVIII, khái niệm doanh nhân sử dụng trong lĩnh vực kinh tế. Như vậy, sự


phát triển của khái niệm doanh nhân kéo dài hơn bốn thé kỷ, được hiểu theo nhiều
cách khác nhau.

Richard Cantillon- Người Ai- len sinh sống tại Pháp lần đầu tiên giới thiệu
thuật ngữ doanh nhân và hàm số chấp nhận rủi ro độc đáo trong kinh tế học của
ông ngay từ đầu thế kỷ XVII. Ông ta định nghĩa doanh nhân là người mua các
yếu tố sản xuất với một giá cả nhất định để kết hợp chúng trong sản xuất sản phẩm
và bán với giá khơng chắc chắn trong tương lai. Ơng miêu tả rằng, một người chủ
trang trại trả tiền theo hợp đồng đã ký cho người chủ đất và người làm công theo
một giá đã biết nhưng lại bán những sản phẩm theo giá “khơng chắc chắn”. Ơng
nói thêm rằng, những nhà buôn cũng làm như vậy bằng việc trả tiền trước và mong
đợi thu về khoản tiền chưa được xác định. Vì vậy, họ cũng được gọi là doanh nhân

chấp nhận rủi ro.
Frank H. Knight- Người sáng lập trường phái kinh tế học Chicago đã mô tả
doanh nhân là một nhóm người được chun mơn hố mà gánh lấy những điều
không chắc chắn. Khái niệm không chắc chắn được định nghĩa như là rủi ro mà

không thể bảo đảm và khơng thể tính tốn được. Vì vậy, ơng ta rút ra một điểm
14


khác biệt giữa rủi ro thông thường và điều không chắc chắn. Một rủi ro có thể
được giảm thiểu thơng qua các nguyên tắc bảo đảm, nơi mà sự phân bố kết quả
của một nhóm đã được biết. Ngược lại, điều khơng chắc chắn là những rủi ro
khơng tính tốn được. Người doanh nhân, cũng theo ý kiến của Knight, là người
làm việc trong lĩnh vực kinh tế mà thực hiện các trách nhiệm về điều không chắc

chắn mà tự nó khơng có bảo đảm, khơng được cấp vốn và trả lương.
Jean Baptiste Say- Nhà kinh tế người Pháp đã phát triển khái niệm về

doanh nhân hơn một chút mà đã tồn tại suốt hai thế kỷ. Ông quan niệm: “Chính
doanh nhân là người phán đốn những nhu cầu và nhất là những phương tiện; vì

vậy đức tính chủ yếu của người đó là đầu óc phán đốn. Về phương diện cá nhân,
người đó có thể khơng cần đến sự am hiểu của mình bằng cách sử dụng một cách
đúng đắn sự am hiểu của những người khác; người đó có thể tránh khơng tự mình
bắt tay vào việc bằng cách sử dụng bàn tay của người khác; nhưng người đó khơng
thể thiếu đầu óc phán đốn; bởi vì nếu như vây, người đó có thể tiêu tốn rất nhiều
để làm ra những cái chẳng có giá trị gì” [Theo 10, 19]. Theo định nghĩa này, Jean
Baptiste Say đã gắn khái niệm doanh nhân với các chức năng điều phối, tổ chức và
giám sát.
Joseph A. Schumpeter- Nhà kinh tế người áo, lần đầu tiên vào năm 1934,
đã gắn vai trò cốt lõi của “cải cách” cho doanh nhân trong tác phẩm chính của
mình là “Lý thuyết về Phát triển kinh tế”. Schumpeter da coi phát triển kinh tế như
là sự thay đổi năng động riêng biệt là do doanh nhân mang đến bằng cách xây
dựng các kết hợp mới về các yếu tố sản xuất (như: cải cách, đổi mới). Ông cũng
làm rõ sự khác nhau giữa nhà phát minh và nhà cải cách. Một nhà phát minh là
người khám phá các phương pháp mới và vật liệu mới.

Nhưng đối với nhà cải

cách thì tận dụng các phát minh mới và khám phá mới để tạo ra những sự kết hợp
mới.

H.N. Casson- Nhà kinh tế người Pháp đã ghiên cứu tồn điện hơn về doanh
nhân. Ơng nêu ra 2 phương pháp định nghĩa doanh nhân: Theo chức năng và theo
hình thức biểu thị hay còn gọi là địa vị pháp lý. Phương pháp định nghĩa theo chức

15



năng chỉ ra chức năng nhất định và những ai thực hiện chức năng này sẽ được coi
là doanh nhân. Phương pháp xác định theo hình thức biểu thị đưa ra sự mô tả cách
nhận ra doanh nhân theo cách mà anh ta được thừa nhận. Không giống như định
nghĩa theo chức năng, định nghĩa theo hình thức biểu thị mơ tả doanh nhân theo
địa vị của anh ta có thể là về pháp lý hoặc xác định theo quan hệ hợp đồng với các
bên khác, địa vị của anh ta trong xã hội.
Hai phương pháp tiếp cận của H.N. Casson về doanh nhân đã được sử dụng

làm cơ sở để hiểu về doanh nhân một cách khách quan. Redlich đã tìm cách mơ tả
các chức năng nhất định cuả doanh nhân và khơng phải của doanh nhân. Ơng chia
chức năng doanh nhân làm 3 phần: 1. Nhà tư bản: Người cung cấp tư bản (vốn) và
các nguồn lực không phải là con người; 2. Nhà quản lý: Người giám sát và điều
phối các hoạt động sản xuất; 3. Doanh nhân: Người lập kế hoạch, người ra quyết

định cuối cùng trong doanh nghiệp sản xuất. ở đây doanh nhân được hiểu là người
tham gia riêng vào quá trình sản xuất. Vai trị chịu trách nhiệm rủi ro tài chính, tổ
chức nguồn lực và chịu trách nhiệm về các hoạt động quản lý được coi khơng phải
là vai trị doanh nhân. Khái niệm doanh nhân gắn liền với ba thành phần là: chấp

nhận rủi ro, tổ chức và cải cách. Một doanh nhân có thể được xác định như là một
người đang cố gắng tạo ra những giá trị mới, tổ chức sản xuất và chấp nhận các rủi
ro mạo hiểm và xử lý các yếu tố không chắc chắn mang tính kinh tế liên quan đến
doanh nghiệp.
Ở Việt Nam, giáo sư Hoàng Phê quan niệm rằng, doanh nhân là “người làm

nghề kinh doanh” [1, 218]. Bách khoa toàn thư tiếng Việt định nghĩa: "Doanh
nhân được hiểu là những người chủ chốt trong việc quản trị, điều hành một doanh
nghiệp. Đó có thê là những người đại diện cho các cổ đông, cho các chủ sở hữu


(thành viên Hội đồng Thành viên, Hội đồng Quản trị, Ban Kiểm soát) hoặc trực
tiếp điều hành các doanh nghiệp (thành viên Ban Giám đốc). Theo nghĩa rộng thì
doanh nhân là những người có vị trí trong một doanh nghiệp và làm cơng việc
quản trị trong doanh nghiệp" [2].

16


Có quan điểm cho rằng, doanh nhân là người làm nghề kinh doanh (bn
bán) có nghĩa là kinh doanh đồng nhất với thương nghiệp và doanh nhân đồng
nhất với thương nhân. Thực tế thì, kinh doanh là khái niệm có nội dung rộng hơn
thương nghiệp và doanh nhân là khái niệm có ngoại diên rộng hơn thương nhân.
Chữ doanh cũng có nghĩa là quản lý, cịn kinh doanh là quản lý kinh tế.
Điều 4, Luật Doanh nghiệp năm 2005 giải thích: “Kinh doanh là việc thực
hiện liên tục một, một số hoặc tất cả các cơng đoạn của q trình đầu tư, từ sản
xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích
sinh lợi” [3, 22]. Pháp luật thuế hiện hành ở nước ta quy hệ thống các hoạt động
kinh doanh trong xã hội vào sáu ngành lớn: sản xuất, thương nghiệp, ngành ăn
uống, dịch vụ, xây dựng và vận tải. Kinh doanh là khái niệm bao trùm cả ba lĩnh
vực là sản xuất hàng hố, bn bán và dịch vụ. Doanh nhân hay nhà kinh doanh là

đối tượng tham gia một hoặc nhiều ngành hoạt động nói trên trong nền kinh tế
nhằm mục đích cơ bản là tìm kiếm lợi nhuận.

Hiện nay ở nước ta, có nhiều khái niệm liên quan đến khái niệm doanh

nhân. Nhìn nhận dưới góc độ triết học, có thể thấy, nội dung của khái niệm doanh
nhân có sự tương đồng cũng như đan xen với một số khái niệm sau:
Thương nhân là từ Hán Việt, trong đó: tương là thương nghiệp, trao đổi
và mua bán hàng hoá và nhân là người. Như vây, (ương nhân là khái niệm chỉ

một lớp người hoạt động trong lĩnh vực trao đổi, mua bán hàng hoá, xúc tiến
thương mại, đầu tư và cung ứng dịch vụ. Hoạt động của lớp người này nhìn chung
là tách khỏi hoạt động sản xuất. Luật Thương mại quy định: “Thương nhân bao
gồm tô chức kinh tế được thành lập hợp pháp, cá nhân hoạt động thương mại một
cách độc lập, thường xuyên và có đăng ký kinh doanh” [4, 9].
Người sử dụng lao động, trong Điều 6 Bộ luật lao động quy định: “Người
sử dụng lao động là doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân, nếu là cá nhân

thì ít nhất phải đủ 18 tuổi, có th mướn, sử dụng và trả cơng lao động” [5, 7].
Người sử dụng lao động có thể là doanh nhân nếu họ là cá nhân đủ 18 tuổi trở lên,

ft VEN

Fl

~

Cra

THẾ VIỆN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC

XÂY DỰNG

_

°

as aay

NING

pt 0 3

h

n

| oo




được cấp giấy phép hành nghề kinh doanh theo Luật Doanh nghiệp, có th mướn,
sử dụng và trả cơng lao động theo quy định của pháp luật...
Chủ doanh nghiệp thường được hiểu là người đứng đầu doanh nghiệp, tự
bỏ vốn, thuê (hay huy động) các nguồn lực để thực hiện công việc sản xuất, kinh

doanh hay dịch vụ nhằm thu lợi nhuận.
Giám đốc doanh nghiệp là khái niệm không dùng đẻ phân biệt tính chất sở
hữu. Giám đốc doanh nghiệp có thể hoạt động trong doanh nghiệp thuộc khu vực

kinh tế tư nhân hay doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế nhà nước. Giám đốc
doanh nghiệp có thể là chủ sở hữu doanh nghiệp hay là người được chủ sở hữu

doanh nghiệp uỷ quyền để hoạch định, quản lý, điều hành một doanh nghiệp và
chịu trách nhiệm trước doanh nghiệp, pháp luật, xã hội về các quyết định trong
hoạt động sản xuất kinh doanh của mình.
Người quản lý doanh nghiệp, trong Luật Doanh nghiệp năm 2005 quy định
phạm vi điều chỉnh của Luật là “người đứng đầu công ty trách nhiệm hữu hạn,

công ty cô phần, công ty hợp danh và doanh nghiệp tư nhân thuộc mọi thành phần

kinh tế” [3, 21]. “Người quản lý doanh nghiệp là chủ sở hữu, giám đốc doanh
nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh công ty hợp danh, Chủ tịch Hội đồng thành
viên, Chủ tịch công ty, thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám

đốc và các chức danh quản lý khác do Điều lệ công ty quy định” [3, 24].
Trong Nghị quyết Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương Đảng
khoá IX, Đảng ta đã chủ trương: "Đối với các nhà doanh nghiệp: Coi trọng vai trò
của các doanh nhân trong việc phát triển kinh tế- xã hội..." [6, 41]. Như vậy, Đảng

ta đã đồng nhất nhà doanh nghiệp với doanh nhân.
Những khái niệm: chủ doanh nghiệp, giám đốc doanh nghiệp và người
quản lý doanh nghiệp hay nhà doanh nghiệp là những khái niệm có nội dung
tương đồng với khái niệm doanh nhân (theo nghĩa rộng hoặc nghĩa hẹp).
Căn cứ vào những quan niệm trên, khái niệm DNVN

theo nghĩa hẹp và nghĩa rộng.

18

có thể được nhìn nhận


Theo nghĩa hẹp, DNVN là khái niệm chỉ những người Việt Nam đứng dau
các doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế tr nhân, đại diện cho doanh nghiệp trước

pháp luật, có khả năng lãnh đạo, quản lý và tham gia lãnh đạo, quản lý doanh
nghiệp:
Theo nghĩa rộng, DNVN là những người Việt Nam trong cơ cấu tổ chức


quản lý doanh nghiệp thuộc mọi thành phân kinh tế, họ có thể là chủ sở hữu (hay
tham gia sở hữu, thậm chí khơng sở hữu) tư liệu sản xuất và do đó quản lý (hay
tham gia quản lý) sản xuất, phân phối (hay tham gia phân phối) sản phẩm lao
động.
Theo cả nghĩa rộng và nghĩa hẹp, DNVN là những chủ thể người Việt Nam,
không nhất thiết phải tham gia sở hữu tư liệu sản xuất trong doanh nghiệp, không

nhất thiết phải trực tiếp phân phối sản phẩm lao động, nhưng doanh nhân phải là
người chịu trách nhiệm quản lý và điều hành doanh nghiệp. Trên thực tế, nhiều

doanh nhân không cần bỏ tiền ra thành lập doanh nghiệp hay sở hữu cổ phần của
doanh nghiệp, nhưng vẫn tham gia hiệu quả vào nền kinh tế quốc dân dựa trên
việc huy động tiền của xã hội.
Cần tránh đồng nhất tất cả cô đông với doanh nhân, vi cổ đơng có thể chỉ là
những người góp vốn vào cơng ty (chẳng hạn như bằng hình thức mua cổ phiếu).

Cổ đơng khơng nhất thiết phải là người trực tiếp quản lý, điều hành doanh nghiệp
cũng như chưa chắc đã đứng trong cơ cấu tô chức quản lý doanh nghiệp. Cho dù là
cổ đơng lớn, có khả năng tô chức, lãnh đạo doanh nghiệp, nhưng không tham gia
vào công tác tổ chức, lãnh đạo doanh nghiệp với tư cách là thành viên trong cơ cau
tổ chức lãnh đạo doanh nghiệp, thì cũng khơng được xem là doanh nhân.

Nói đến doanh nhân là nói đến một chủ thể đặt trong mối quan hệ biện
chứng với một cơ sở sản xuất, kinh doanh hay dịch vụ. Một trong những mối quan
hệ cơ bản ràng buộc doanh nhân với cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ là quan
hệ tổ chức, lãnh đạo. Như vậy, theo nghĩa rộng, những người đứng trong cơ cấu tô
chức lãnh đạo, chịu trách nhiệm quản lý, lãnh đạo những doanh nghiệp nhà nước
cũng được coi là doanh nhân.


19


Vấn đề đặt ra là, gọi DNVN là tầng lớp hay giai cấp? Để làm rõ vấn đề này,
cần nhìn nhận lại hai khái niệm cơ bản: tầng lớp và giai cấp.
Cho đến nay, khái niệm “tầng lớp” chưa được nhiều nhà khoa học đề cập
đến cũng như chưa được định hình một cách rõ ràng . Theo Từ điển tiếng Việt
điện tử Vi.wiktionary.org, thì: “Tầng lớp là tập hợp những người thuộc một hoặc

nhiều giai cấp trong xã hội, có địa vị kinh tế, xã hội và những lợi ích như nhau”.
Trong tác phẩm Sáng kiến vĩ đại, V.I.Lênin định nghĩa : “Người ta gọi giai
cấp, những tập đoàn to lớn gồm những người khác nhau về địa vị của họ trong một
hệ thống sản xuất xã hội nhất định trong lịch sử, khác nhau về quan hệ của họ
(thường thường thì những quan hệ này được pháp luật quy định và thừa nhận) đối
với những tư liệu sản xuất, về vai trò của họ trong tổ chức lao động xã hội, và như

vậy là khác nhau về cách thức hưởng thụ và về phần của cải xã hội ít hoặc nhiều
mà họ được hưởng. Giai cấp là những tập đồn người mà tập đồn này có thé

chiếm đoạt lao động của tập đoàn khác do chỗ các tập đồn đó có địa vị khác nhau
trong một chế độ kinh tế xã hội nhất định” [7, 17-18]
Căn cứ vào định nghĩa tầng lớp và giai cấp ở trên, có thể thấy rằng, DNVN
hiện nay là một tầng lớp xã hội. Bởi vì: Thứ nhất, số lượng thành viên trong tầng

lớp xã hội này chưa đủ để trở thành “tập đồn người to lớn”. Thứ hai, giai cấp
ln tồn tại gắn liền với phương thức sản xuất nhất định trong lịch sử, trong khi
DNVN

được nảy sinh và phát triển trong điều kiện nền kinh tế quá độ lên chủ


nghĩa xã hội. Với sự đang định hình của các phương thức sản xuất trong thời kỳ
quá độ lên chủ nghĩa xã hội, thì các giai tầng xã hội tương ứng với các phương
thức sản xuất đó cũng đang trong q trình hình thành và phát triển. ở nước ta, khu
vực kinh tế tư nhân mới có bước phát triển mạnh mẽ trong thời kỳ đổi mới, chủ
thể của khu vực kinh tế này cũng từ đó mà mới hình thành, do vậy, không thể coi
lực lượng này là một giai cấp xã hội.

20


1.2. Quan niệm về trí thức

Intellectuel (tiéng Phap) hay intellectual (tiéng Anh) trong tir điển vốn là
một tính từ, cịn danh từ gốc cua no 1a intellect (trí tuệ, trí thông minh). Nhưng

một văn bản công bố năm 1906 - do nhà văn Zola ký tên đầu - lại được thủ tướng
Pháp Clemenceau (tiến sĩ, nhà báo) gọi là Tuyên ngơn của Trí thức (Manifeste Des
Intellectuels). Thế là một tính từ trở thành danh từ mới, chưa có trong các từ điển
trước đó như Larousse 1866-1878 hay Đại từ điển Bách khoa 1885-1902.

Đó là bản kháng nghị nổi tiếng, của các nhà văn, nhà khoa học nỗi tiếng,
chống lại một bản án oan cũng nỗi tiếng là xấu xa trong lịch sử tư pháp (xử đại úy
Dreyfuss, sau gọi là “sự kiện Dreyfuss”). Như vậy, danh từ “trí thức” ra đời trong
một sự kiện chống bất cơng, cịn “người trí thức” ra đời khi xã hội thừa nhận danh
từ này.
Cho đến nay, định nghĩa trí thức vẫn chưa thật định hình. “Trí thức” được

sử dụng trong từ vựng tiếng Việt vừa như một từ thông thường, rất gần gũi, quen
thuộc trong đời sống hàng ngày vừa như một khái niệm khoa học với những hàm
nghĩa khác nhau. Nghiên cứu về trí thức là nghiên cứu một đối tượng đặc thù trong

cơ cấu xã hội gắn liền với những phương thức lao động, bản chất xã hội và những

đặc điểm hình thành, phát triển của trí thức như một cá thể - chủ thể mang nhân
cách sáng tạo, như một tẳng lớp, một nhóm xã hội - nghề nghiệp và như một công
đồng trong quan hệ với xã hội và nhà nước, với dân tộc và giai cấp, với truyền

thống và hiện đại.

Trí thức, dù là một cá thể hay một số đông, tập hợp thành đội ngũ và tầng
lớp, do hoạt động lao động và lối sống của họ quy định nên nói tới trí thức là nói

tới nhu cầu về thông tin, về tiếp xúc - giao lưu - đối thoại văn hố. Nó gắn liền với
mơi trường xã hội - nhân văn, từ một cộng đồng nhỏ như một tập thể lao động
nghiên cứu, sáng tác, biểu diễn, một hoạt động chun mơn hố cao cho đến đời

21


sống văn hoá tỉnh thần của dân tộc, quốc tế và nhân loại. Trí thức gắn liền với lao

động trí óc, đời sống và nghề nghiệp của trí thức địi hỏi phải thường xuyên tiếp
cận với những gì đổi mới, phát triển, tiến bộ, văn minh và văn hố.
- Có hiểu đúng về trí thức và vai trị của trí thức trong đời sống xã hội mới có
thể dé ra chính sách và giải pháp đúng để xây dựng đội ngũ và tạo động lực cho họ
phát triển.

Trong quan niệm thơng thường, trí thức được hiểu là những người có học
vẫn, học thức cao, được đào tạo trong nhà trường, có bằng cấp, lao động chủ yếu

bằng trí óc với một nghề nghề chuyên môn nhất định mà tiêu biểu nhất là giảng

day và nghiên cứu.
Quan niệm này không sai nhưng rõ ràng là không đầy đủ và chưa xác định.
Trong thực tế, học vấn, học thức cao lại gắn với những trình độ, cấp độ khác nhau.

Con đường và phương thức đạt tới học vấn, học thức cao lại có thể qua đào tạo ở
nhà trường, là kết quả của một nền giáo dục nhất định nhưng cũng có thể chỉ bằng
con đường tự học, không qua trường, lớp nào. Giáo dục nhà trường nhất là nền
giáo dục quan phương, chính thống của nhà nước, dù thế nào cũng chỉ tác động

đến một giới hạn, một mức độ nhất định đối với người học mà thôi. Những đối tượng thụ hưởng giáo dục ấy, khi đã thành sản phẩm, họ có trở thành trí thức hay

khơng, đặc biệt là những nhà trí thức lớn, thành danh, có uy tín, nồi tiếng ở trong
nước và ngoài nước, lại chủ yếu là tự đào tạo và tự bồi dưỡng suối đời của họ. Thế
giới đổi thay nhanh chóng, nhất là trong thời đại cách mạng khoa học - công nghệ
hiện nay, thông tin bùng nỗ với gia tốc cực lớn, lượng trí thức được sản sinh bởi trí

tuệ nhân loại ngày một nhiều, có thể nói là khơng lồ mà khơng một trí tuệ vĩ đại
nào có thể thâu thái hết được. Do đó, ngày càng nổi lên tầm quan trọng đặc biệt
của phương pháp, nhất là phương pháp luận khoa học. Nó vũ trang cho con người

khả năng tiếp cận trí thức và thơng tin một cách bản chất và ở trình độ hiện đại.

22


Văn bằng, chứng chỉ (theo nghĩa thực chất và nghiêm túc nhất) là một trong
những thước đo đánh giá kết quả và mức độ được đào tạo nhng nó khơng phải là

căn cứ chủ yếu và duy nhất để xác định và định danh cho người trí thức. Cần phải
căn cứ vào năng lực thực chất và hiệu quả công việc của họ. Thơng tin và trí thức

khoa học càng bùng nỗ dữ dội bao nhiêu, tuổi thọ của văn bằng càng bị rút ngắn

bấy nhiêu, nếu chủ nhân của nó khơng thường xun cập nhật đợc những cái mới,
trước hết là những trí thức mới trong Ly thuyết và phương pháp thuộc lĩnh vực
chun mơn của mình.

Khơng có năng lực, nhu cầu và thói quen ¿ự làm mới vốn liếng học vấn của
mình, con người ta, nhất là người trí thức sẽ rơi vào tình trạng lạc hậu, tụt hậu rất

nhanh chóng, đến mức khơng cịn tồn tại được. Trong thế giới đương đại ngày
nay, cái đáng sợ và nguy hiểm nhất đối với sự phát triển - từ phát triển khoa học

và giáo dục đến phát triển xã hội, đó là sự lạc hậu, tụt hậu về năng lực trí tuệ.
Cuộc cách mạng về phương pháp đang đặt ra nh một giải pháp chiến lược
cho phát triển, cho sự chấn hưng giáo dục và khoa học mà rất nhiều quốc gia - dân
tộc, rất nhiều nhà nước và chính phủ đang hết sức quan tâm. Thành bại trong phát

triển đang đặt các nước trong thế giới toàn cầu hoá ngày nay trước một cuộc cạnh
tranh, tranh đua, quyết liệt về giáo dục - đào tạo và khoa học - cơng nghệ. Chiếc

chìa khố cho việc giải quyết vấn đề này, để vượt qua thách thức về lạc hậu, tụt
hậu năng lực trí tuệ, để hiện đại hố giáo dục đào tạo và khoa học - công nghệ là

cách mạng hoá phương pháp. Giáo dục phương pháp trở thành mối quan tâm hàng
đầu trong nền giáo dục và và khoa học hiện đại. Thực chất sâu xa của giáo dục phương pháp không dừng lại ở phương pháp tư duy, ở năng lực suy nghĩ độc lập và
độc lập sáng tạo mà là sự phát triển, khả năng tự hồn thiện nhân cách.

Trong bối cảnh đó, mệnh đề của Đề Các: “Tôi tư duy, vậy là tôi tồn tại”,
của PátSCan: “Con người là một cây sậy trong tự nhiên nhưng là cây sậy có trí
tuệ” trở nên có tính thời sự, nó khơng bị lãng qn mà lại lấp lánh ánh sáng nhận


thức mới, mang ý nghĩa thức tỉnh.

23


×