Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

Đánh Giá Hiệu Quả Trồng Cây Rau Mầm Từ Hạt Cải Củ Trắng ( Raphanus Sativus L.) Trên 3 Loại Giá Thể Tại Trường Trung Cấp Kĩ Thuật Nông Nghiệp Thành Phố Hồ Chí Minh ( Tiểu Luận - thực tập địa bàn sản xuất - Đề Tài )

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (222.96 KB, 14 trang )

SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
TRƯỜNG TRUNG CẤP KĨ THUẬT NƠNG NGHIỆP TP HỒ CHÍ MINH
BỘ MƠN: TTĐBSX

TIỂU LUẬN:
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ TRỒNG CÂY RAU MẦM TỪ HẠT
CẢI CỦ TRẮNG ( Raphanus sativus L.) TRÊN 3 LOẠI
GIÁ THỂ TẠI TRƯỜNG TRUNG CẤP KĨ THUẬT NÔNG
NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH


MỤC LỤC
Chương 1: MỞ ĐẦU........................................................................1
1.1 Đặt vấn đề...................................................................................1
1.2 Mục đích và yêu cầu.....................................................................2
1.2.1 Mục đích...................................................................................2
1.2.2 Yêu cầu.....................................................................................2
1.2.3 Giới hạn đề tài...........................................................................2
Chương 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU..................................................3
2.1 Tình hình phát triển rau mầm trong cộng dồng dân cư...................3
2.2 Công dụng trồng rau mầm cải củ...................................................4
2.3 Sơ lược về dụng cụ và vật liệu dùng trong thí nghiệm.....................5
2.3.1 Giống........................................................................................5
2.3.2 Khay.........................................................................................5
2.3.3 Giá thể......................................................................................5
2.3.4 Giấy..........................................................................................6
2.4 Đặc điểm thực vật của rau mầm cải củ trắng.................................6
Chương 3: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..............7
3.1. Thời gian và địa điểm nghiên cứu.................................................7
3.1.1 Thời gian...................................................................................7
3.1.2 Địa điểm...................................................................................7




3.2 Vật liệu nghiên cứu.......................................................................7
3.2.1 Hạt giống..................................................................................7
3.2.2 Giá thể trồng.............................................................................7
3.3 Phương pháp nghiên cứu..............................................................7
3.3.1 Bố trí thí nghiệm........................................................................7
3.4 Quy trình kĩ thuật.........................................................................8
3.4.1 Ngâm-ủ hạt giống......................................................................8
3.4.2 Gieo hạt....................................................................................9
3.4.3 Thu hoạch.................................................................................9
3.5 Phương pháp xử lý số liệu...........................................................10
Chương 4: DỰ KIẾN KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC...................................10
Chương 5: TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................11


CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Rau đóng vai trị quan trọng trong việc phát triển nơng nghiệp và có ý
nghĩa lớn trong đời sống con người…vì vậy sản xuất rau đòi hỏi mức độ thâm
canh cao trong thời gian ngắn, kéo theo việc sử dụng thuốc BVTV ngày càng
tăng đã làm cho việc vệ sinh an tồn thực phẩm khơng được đảm bảo, ảnh
hưởng đến sức khỏe, đời sống người dân và gây ô nhiểm môi trường.
Cũng như nhiều nước trong khu vực và thế giới, để hạn chế các chất độc
hại đưa vào cơ thể thì vùng sản xuất rau an tồn đang được phổ biến trong đó
loại rau đang có xu hướng được sử dụng rộng rãi và được ưa chuộng hiện nay là
rau mầm.
Rau mầm là rau chỉ có thời gian canh tác rất ngắn, chỉ 5 đến 7 ngày sau
khi gieo là thu hoạch, rau được canh tác bằng các loại hạt giống rau thông

thường, rất dễ trồng. Có thể trồng bằng hạt cải củ, cải xanh, tần ô (cải cúc), cải
tùa - xại, rau muống… Mỗi thứ có vị ngon riêng nhưng cải củ được chọn nhiều
hơn vì giá hạt rẻ, vị cay nồng rất hấp dẫn, ăn nhiều khơng chán, dễ tiêu và có
cảm giác “ấm bụng”, kích thích người ta muốn ăn thêm nhiều món khác.
Theo các tài liệu khoa học rau mầm có giá trị dinh dưỡng cao gấp 5 lần
rau thường. Rau mầm dễ trồng, khơng sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực
vật, trồng trong mơi trường sạch khơng có mầm bệnh và vi sinh vật gây hại Rau
mầm phù hợp với sản xuất nơng nghiệp đơ thị, có thể trồng được quanh năm,
vừa giải quyết lao động nông nhàn vừa mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Hiện nay, người ta thường trồng rau mầm với giá thể là xơ dừa là chủ
yếu, nhằm để rau mầm được ứng dụng rộng rãi trong thực tế, tìm ra loại giá thể


thích hơp nhất để trồng rau mầm cải củ chung tối đã tiến hành một thí nghiệm
nhỏ với chủ để: “ đánh giá hiệu quả trồng rau mầm cải củ trắng ( Raphanus

sativus L.) trên 3 loại giá thể tại trường trung cấp kĩ thuật nơng nghiệp tp.HCM”
1.2 MỤC ĐÍCH VÀ YÊU CẦU
1.2.1 Mục đích:
Đánh giá hiệu quả của 3 loại giá thể trồng rau mầm cải củ trong khay
nhằm tìm ra loại giá thể thích hợp nhất mang lại giá trị kinh tế cao nhất phục vụ
cho sản xuất Nông Nghiệp đối với ngành trồng rau mầm hiện nay.
1.2.2 Yêu cầu:
Xác định tốc độ nảy mầm của từng loại giá thể
Xác định mực độ ảnh hưởng của từng loại giá thể đến năng xuất của cây
rau mầm cải củ trắng.
1.2.3 Giới hạn đề tài
- Đề tài được thực hiện trong 2 tuần.
- Diện tích thực hiện là trong 9 khây
- Giá thể trồng là : xơ dừa, tro trấu với ba công thức pha khác nhau trên cây cải

củ


CHƯƠNG II: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Tình hình phát triển rau mầm trong cộng đồng dân cư
Ở nhiều quốc gia trên thế giới, nhất là các nước phát triển – nơi mà rau quả
được bày bán ở khắp các siêu thị và ở các chợ đều đạt tiêu chuẩn an tồn thực
phẩm, thế nhưng nhiều người dân vẫn u thích tự trồng rau trong gia đình để
dùng nhất là rau mầm. Tại sao như vậy? Bởi vì:
- Trồng rau mầm thật đơn giản, thật dễ làm: với thời gian vỏn vẹn có 5-7
ngày, với lượng hạt giống 30-40g đã thu được 400-450g rau sạch. - Trồng rau
mầm không cần không gian rộng lớn: chỉ một góc sân thượng, một bệ cửa sổ
nhỏ trong bếp, hàng hiên trước nhà cũng đủ để cho cây mầm lớn nhanh trơng
thấy.
- Chỉ có trồng rau mầm tại nhà mới có được sự tươi nguyên của cọng rau
vừa cắt, mới gìn giữ giá dinh dưỡng cao nhất của rau mầm.


- Trồng rau mầm sẽ mang đến sự thư giãn tuyệt vời cho bạn sau những giờ
làm việc căng thẳng, người ta gọi đó là chống stress bằng liệu pháp làm vườn.
- Và cuối cùng là cả nhà cùng vui với những món ăn ngon miệng từ rau
mầm bổ dưỡng – sản phẩm do chính mình trồng được. Sự cộng hưởng tất cả
những lý do trên nên việc tự trồng rau mầm trong cộng đồng dân cư là một nhu
cầu thực sự.
Dịch vụ cung cấp vật tư và kĩ thuật để trồng rau mầm rất phong phú, đa
dạng và ngày càng hoàn thiện sao cho mỗi người muốn trồng rau mầm đều có
thể thực hiện thành cơng một cách dễ dàng trong gia đình. Ở nước ta trước đây
chưa có dịch vụ này, mọi người cũng chưa biết trồng và chưa biết sử dụng rau
mầm.
Ngày nay, các dịch vụ này đang dần dần hình thành và phát triển để đáp

ứng nhu cầu ngày càng tăng của cộng đồng – đặc biệt ở các đô thị lớn, sẽ lan
dần đến các thành phố, thị trấn và mọi gia đình.

2.2 Cơng dụng của việc trồng rau mầm cải củ
- Rau mầm là thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao gấp 5 lần so với các loại rau
thường, hơn nữa, rau mầm không chứa mầm bệnh và vi sinh vật gây hại cho sức
khỏe của con người.
- Rau mầm củ cải được sử dụng trong việc chế biến thành các món ăn đa dạng
như xào, lẩu, súp, các món cuộn, trộn salad hay ăn kèm cùng các loại bánh, thịt,
hải sản,…
- Rau mầm củ cải cung cấp nhiều chất dinh dưỡng nhất rất tốt cho sức khỏe.
- Trong rau mầm củ cải có nhiều men kích thích tăng trưởng, giúp cơ thể tăng


cường sức đề kháng. Do có nhiều vitamil E, nên rau mầm có tác dụng chống lão
hóa, làm đẹp da, phòng ngừa ung thư và ngăn cản sự xơ cứng tế bào.
- Tác dụng của rau mầm đối với sức khỏe sẽ không bị giảm đi nếu chúng được
dùng làm rau ăn sống.
- Rau mầm củ cải không chỉ là thực phẩm dồi dào chất dinh dưỡng mà còn là
thuốc chữa bệnh, làm đẹp, chống ung thư. Vì vậy, bạn nên bổ sung lượng rau
mầm vào thực đơn trong bữa cơm gia đình bạn và tiết kiệm hơn.

2.3 Sơ lược vật liệu và dụng cụ trồng trong
thí nghiệm
2.3.1 Giống: hạt giống rau mầm Tân Tây Lan TN
24 của công ty TNHH-TM Trang Nơng, được xuất
xứ từ: New Zealand.
- Đống gói tại: B12/35B Ấp 2, Vĩnh Lộc B, Bình
Chánh, TP. HỒ CHÍ MINH, Việt Nam. Lel/Fax:
(84.8) 3750 7907.



- Theo TCVN 8811: 2011, Độ sạch ≥98,0%, Nảy mầm: ≥ 80%, Độ ẩm: ≤ 9,0%,
Hạt cỏ dại: ≤ 10 hạt/kg.
- Bảo hạt nơi khơ ráo, thống mát (tránh nơi ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp
vào bao hạt giống hoặc nơi có nguồn nóng) để duy trì sức sống của hạt lâu dài,
thực hiện không đúng kĩ thuật trên sẽ làm giảm tỉ lệ nẩy mầm của hạt giống.
- Hạt giống Trang Nông được sản xuất trong điều kiện môi trường tốt nhất để
đạt chất lượng cao.

2.3.2 Khay: khay nhựa màu đen (40x40cm)
2.3.3 Giá thể: xơ dừa và tro, cả hai đều được sàng lọc kỉ.
Chức năng của giá thể trồng là:
- Xơ dừa là loại giá thể được sử dụng rất phổ biến trên thế giới nói chung và
tại Việt Nam nói riêng. Xơ dừa được tách ra trái dừa, có độ pH thấp, có ưu điểm
lớn nhất là bảo vệ cây trồng khỏi sự tràn lan của nấm và bệnh vùng rễ và các
kích thích tố tự nhiên của rễ. Có khả năng hút nước, thốt nước và giữ ẩm tốt
nhưng dễ mọc rong rêu, nên tạo độ thơng thống khi sử dụng xơ dừa làm giá
thể
- Tro: được tạo ra từ vỏ trấu đem hun, có tính thốt nước, thơng thống,
nhẹ, xốp, khơng ảnh hưởng đến độ pH.
2.3.4 Giấy: sử dụng giấy báo để lót bên dưới của khay ( giúp cho giá thể
tránh sự thoát nước và giữ ẩm cho giá thể trồng)
2.4 Đặc điểm thực vật học của rau mầm cải củ trắng:


-

Lá: lá thường có dạng hình tim, có màu xanh
Thân: rau mầm cải củ trắng có thân màu trắng hơi xanh, rất giịn,…khi

ăn có vị hăng, cay và hơi nồng.

CHƯƠNG III: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu
3.1.1 Thời gian:
Tiểu luận được nghiên cứu từ ngày 01/10/2015 đến 06/02/2015
3.1.2 Địa điểm nghiên cứu
Thí nghiệm được thực hiện tại vườn rau thực nghiệm của trường Trung
cấp Kĩ Thuật Nơng Nghiệp Thành Phố Hồ Chí Minh.


3.2 Vật liệu nghiên cứu
3.2.1 Hạt giống: Hạt rau mầm cải củ trắng
3.2.2 Giá thể trồng
- Đối tượng nghiên cứu là : cải củ trắng
- Giá thể trồng : Xơ dừa, tro
- Dụng cụ gồm: khay, giấy báo ( hoặc khắn giấy), bình tưới nước,…
3.3 Phương pháp nghiên cứu
3.3.1 Bố trí thí nghiệm
Thí nghiệm được bố trí theo kiểu Đơn yếu tố khối đầy đủ ngẫu nhiên với 3
nghiệm thức và 3 lần lập lại, mỗi nghiệm thức có 1 khay.

Hình 3.1 Sơ đồ bố trí thí nghiệm

Trong đó:
NTA: 100% Xơ dừa

C

B


A

B

A

C

C

B

A


NTB: 100% Tro
NTC: 50% tro + 50% xơ dừa
3.4 Quy trình kĩ thuật
3.4.1 Ngâm - ủ hạt giống
- Hạt giống phải được ngâm ủ trước khi gieo, ngâm trong nước ấm thời gian
từ 6 - 8 giờ, sau đó ủ trong khăn ẩm từ 10 - 12 giờ.
-

Mục đích của việc ngâm ủ hạt giống:
+ Rút ngắn thời gian sinh trưởng.
+ Loại bỏ tạp chất, hạt lép còn lẫn trong hạt giống. + Tỉ lệ nảy mầm cao
và đồng đều.

3.4.2 Gieo hạt:

- Chuẩn bị khay trồng: Cho vào khay một lớp giá thể 2 - 3 cm, dùng tay vò nát
những cục lợn cợn trong giá thể, phả nhẹ cho bằng phẳng, tưới nước cho ướt giá
thể. Lót lên bề mặt khay lớp giấy mỏng.
- Gieo hạt giống đã ngâm - ủ nứt nanh vào khay đã chuẩn bị sẵn bằng các bước
ở trên. Tùy theo giống mà lượng giống cần dùng khác nhau nhưng trong thí
nghiệm này thì: Củ cải trắng: 30 - 40g/khay 40x40cm.
- Sau khi gieo tưới phun sương nhẹ và dậy kín khay lại bằng cách phủ lên trên
một lớp mỏng giá thể trồng, rồi chất chồng các khay lên nhau nhằm mục đích
giữ ẩm giảm sự bốc hơi nước, kích thích sự nảy mầm nhanh hơn.


- Khoảng 12 - 18 giờ sau giở giấy đậy ra tưới phun sương mặt khay từ 1 - 2 lần/
ngày, không tưới vào buổi chiều.
3.4.3 Thu hoạch:
Sau 5 đến 7 ngày trồng, rau mầm cao 8 - 12cm là thu hoạch. Cách thu
hoạch: Dùng kéo, lưỡi lam hoặc dao (Loại dao dùng để rọc giấy) cắt sát bề mặt
giá thể xếp ngay ngắn vào hộp nhựa trong (Loại hộp đựng được 200g) đưa đi
tiêu thụ hoặc bảo quản trong tủ lạnh.

Lưu ý: rau sau khi thu hoạch không được rửa, không bảo quản trong ngăn
đá tủ lạnh.
- Trồng đợt mới: Sau khi thu hoạch giá thể có thể tái sử dụng trồng lại lần 2
bằng cách xới lên, lượm sạch phần thân, rễ bổ sung thêm giá thể mới vào cho
đủ lượng cần dùng.
- Không nên tái sử dụng nhiều lần dễ phát sinh mầm bệnh ở các lần sau.
Giá thể sau khi trồng rau mầm được sử dụng cho cây kiểng và các loại cây trồng
khác.
3.5 Phương pháp xử lý số liệu
- Số liệu được tính tốn bằng phần mềm EXCEL và phân tích thống kê sinh học
bằng phần mềm MSTATC


CHƯƠNG IV: DỰ KIẾN KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC
-

Tính năng xuất của từng nghiệm thức thông qua công thức:

Năng xuất bình quân của từng NT = Tổng khối lượng từng NT cộng lại


Tổng số khay của NT đó
-

Từ kết quả của từng NT trên thì ta đem đi so sánh để biết được loại

giá thể nào cho năng xuất cao nhất với cây rau mầm cải củ trắng.

CHƯƠNG 5: TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Vào trang web:
2. Vào trang Web:



×