Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Rủi ro nảy sinh trong quá trình kế toán hay chuyển đổi docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (99.17 KB, 3 trang )

Rủi ro nảy sinh trong quá trình kế toán
hay chuyển đổi

Các công ty đều có báo cáo thu nhập và bảng
cân đối chi tiêu. Bảng cân đối chi tiêu ph
ản ánh
giá trị của tài sản và nợ có hạn của công ty.
Thay đổi trong các mức định giá này có thể thể
hiện tình hình lỗ hay lãi của công ty được ghi
lại trong báo cáo thu nhập.
Một nhân tố ngoại sinh như thay đổi trong tỷ lệ lãi suất có thể
thay đổi giá trị của tài sản và nợ, tạo ra tình trạng lỗ lãi c
ủa công
ty. Song những con số lỗ lãi này lại không liên quan gì đến hoạt
động của công ty. Công ty cũng không thể có biện pháp giải
quyết nào nếu những khoản lỗ lãi kiểu này xảy ra. Lỗ lãi về vốn
có thể thay đổi mong đợi về tình hình kinh doanh của công ty
trong tương lai. Có thể bào đảm về một số biến đổi song thường
thì không thể dự báo đưaợc các thay đổi ngoại sinh vì chúng là
những biến dạng của các điều kiện dự kiến và bản chất của
chúng là không thể dự đoán được. Vậy nên lỗ lãi về vốn là
những hiện tượng vẫn xảy ra cho các công ty song họ không thể
làm được gì để khắc phục điều đó.
Nh
ững thay đổi này trong giá trị của tài sản và nợ là vấn đề đặc
thù của kinh doanh quốc tế bởi những biến đổi lên xuống thất
thường của tỷ giá hối đoái có thể tạo ra lỗ lãi trên giấy tờ cho
công ty mẹ. Việc định giá tài sản và n
ợ trong các hoạt động kinh
doanh với nước ngoài cần phải được tiến hành với đồng nội tệ.
Nh


ững dao động trong tỷ giá hối đoái có thể tạo ra những khoản
lỗ lãi đáng kể. Khi những khoản lỗ lãi này được ghi vào trong
báo cáo thu nhập thì có thể gây cho người ta một ấn tượng sai
lầm về hiện trạng hoạt động của công ty.
Cần lưu ý một điểm ở đây là có một hàng rào bảo hộ tự nhiên
(natural hedge) chống lại rủi ro xảy ra khi tiến hành chuyển đổi
kết quả kinh doanh giữa các đơn vị tiền tệ khác nhau. Nó gần
giống như hàng rào bảo hộ tự nhiên chống lại rủi ro trong hoạt
động, tức là giảm độ rủi ro ròng bằng cách cân bằng các yếu tố
tích cực và tiêu cực. Trong trường hợp chuyển đổi cách tính thu
nhập từ đồng tiền này sang đồng tiền khác thì điều đó có nghĩa
là cân bằng giữa giá trị tài sản và nợ ở nước ngoài. Nếu không
có tài sản ròng ở nước ngoài thì không tồn tại rủi ro khi chuyển
đổi. Có thể có được điều này một cách tương đối dễ dàng nếu
không có hạn chế về dòng luân chuyển vốn. Các tài sản ở nước
ngoài có thể được thế chấp và doanh thu của món vay đó có thể
được chuyển sang đồng nội tệ.
Vấn đề thực tiễn của những khoản lỗ lãi phát sinh trong quá
trình kế toán hay chuyển đổi giữa các đồng tiền này là làm thế
nào để đưa chúng vào trong báo cáo thu nhập về danh nghĩa mà
không bóp méo hay che đậy đặc điểm thực của hoạt động kinh
doanh. Các thủ tục/quy trình này khó hiểu là bởi chúng đư
ợc đặt
ra nhằm cung cấp cách đưa một lượng lỗ lãi do chuyển đổi giữa
các đồng tiền vừa đủ để không ảnh hưởng đến quá trình ra quy
ết
định.
Hai phương pháp để làm được điều đó là:
I. Phương pháp Tỷ giá hiện tại (Current-Rate method). Phương
pháp này cũng được biết đến như phương pháp Tỷ giá đóng

(Closing-Rate Method)
1. _ Mọi tài sản và nợ được chuyển đổi theo tỷ giá hiện tại của
ngày được ghi trên bảng cân đối chi tiêu.
2. _ Những mục trong báo cáo thu nhập thể hiện dòng tiền trong
thời gian kế toán được chuyển đổi theo tỷ giá hối đoái chi phối
tại thời điểm kết toán. Bởi thông thường điều này không mang
tính khả thi nên người ta sử dụng tỷ giá bình quân gia quyền
(weighted average exchange rate) trong thời điểm kế toán.
3. _ Lợi nhuận và các khoản phân phối khác được chuyển đổi
sang đơn vị tiền tệ khác theo tỷ giá hối đoái chủ đạo tại thời
điểm chi trả.
II. Phương pháp tạm thời (Temporal Method)

×