Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Cơm Góp Chốn Công Sở doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (105.93 KB, 4 trang )

Cơm Góp Chốn Công Sở

Cơm góp trở thành bữa ngẫu nhiên với nhiều
món ăn mà thực đơn được giữ bí mật đến lúc
cầm đũa. Thỉnh thoảng, những bữa trưa
không phải tiếp khách hay khách tiếp, sếp ở lại
cơm góp với chị em.

Không ai bảo ai, công ty tôi có nếp “cơm góp” từ sau Tết Nguyên đán.
Người dùng từ “cơm góp” đầu tiên là sếp trưởng, ông bảo lúc trưa ngày
mồng 8 Tết “Cho mình góp cơm nhé”, đó là một cái bánh chưng và khoanh
giò ép.
Thế là từ những chiếc túi ba gang của chị em anh em đua nhau mở những
gói xinh xinh nào thịt, tôm cá, dưa hành… Chị em thì không thiếu hoa quả.
Một bữa trưa văn phòng đích thực và rôm rả rồi.



8 giờ đến công ty, có khi muộn hơn, ấn nút khởi động máy vi tính, chào hỏi
nhau ở bàn uống nước rồi trở về khoang của mình… Chiếc đồng hồ treo
tường được trưởng phòng để chuông lúc 11 giờ 30 phút. Trưa rồi, đó là
chuông nhắc mọi người ai có nhu cầu cơm hộp thì nhấc máy gọi. Thói quen
ấy đều đặn kể từ ngày tôi về công ty đã thấy. Tiếng chuông khiến không ai
ngồi yên được nữa.
Kể từ khi có nếp “cơm góp” tiếng chuông đồng hồ vẫn vô tư điểm đúng giờ,
không phải nhấc máy gọi cơm, nhắc nhà hàng thêm rau, thêm canh, đổi
món… Bây giờ là làn sóng lao xao về bữa cơm góp. Em mang khúc cá thu
rán ngon lắm. Hôm nay chị còn mang món thịt bò xào su su không, chị khéo
thật đấy, ngon ơi là ngon. Mai chị em mình xin sếp tiền mua cái nồi cơm
điện nhé! Cả lò vi sóng nữa…
Tíu tít thế mà vui. Ai cũng bảo thế này thật tiện, đỡ phải gọi những hộp cơm


chán ngắt và đầy hồ nghi về an toàn thực phẩm, đỡ phải xuống phố tìm quán
cơm thiếu chỗ ngồi, thừa bực tức.
Cơm góp là cơ hội để các bà nội trợ trổ tài. Chị nấu ăn ngon thế này sao ông
xã không yêu. Em trông như người cảnh thế mà chu đáo thật, chị nghiện
món thịt kho tàu của em đấy…
Kể từ ngày công ty có phong trào “cơm góp”, tôi có thói quen dậy sớm. Lúc
đi chợ về nấu bữa trưa cho chồng con và cơm góp cho mình, chợt thương
cha mẹ thời cơm cặp lồng. Mẹ dậy sớm, cặm cụi để có cặp lồng cơm ăn trưa
ở cơ quan xa nhà chục cây số, mà cơm chỉ thấy rau dưa và lạc rang muối.
Sáng nào cũng vậy, mẹ cặm cụi với cặp lồng cơm trưa của mẹ và cha.



Cơm góp của chúng tôi không như cặp lồng thời nào của cha mẹ, được thay
món liên tục, được những bàn tay nội trợ tài khéo ra công chế biến từ “sổ tay
nội trợ” dễ gặp ở bất cứ tạp chí nào dành cho quí bà quí cô. Tôi dậy sớm,
người vui nhất là chồng. Anh bảo: Dành cho anh một suất “cơm góp” nhé.
Vào ra bếp núc nhiều tôi thấy mình nấu ăn cũng không xoàng, bằng chứng là
chị em ở công ty đụng đũa nếm thử hay ăn thật đều nhắm mắt khen “Ngon
tuyệt!”.
Bữa cơm góp bao giờ cũng vui, lịch sử từng món ăn ở trên bàn được nhắc
lại, được đối chiếu, so sánh. Công thức xào, nấu, rang, kho, luộc… được bàn
thảo kỹ càng và quyết liệt. Em phải học món cá kho tộ của chị, chồng con
em thích ăn món này lắm. Chị biết bí quyết món khoai lang xào thịt bò rồi
nhé, cuối tuần này chị sẽ ra tay ở nhà…

Cơm góp trở thành bữa ngẫu nhiên với nhiều món ăn mà thực đơn được giữ
bí mật đến lúc cầm đũa. Thỉnh thoảng, những bữa trưa không phải tiếp
khách hay khách tiếp, sếp ở lại cơm góp với chị em. Bữa cơm có sếp bao giờ
cũng trịnh trọng hơn một chút, mặc dù sếp tôi rất xuề xoà. Sếp thử món này

của em đi. Đậu phụ nhà em đấy, lướt ván không kém gì nhà hàng đâu ạ! À
mà sếp ạ, giá chị em có thêm cái lò vi sóng thì đảm bảo ăn nóng uống sôi…
Vừa đụng đũa sếp chợt nhớ ra:
- Cho mình xin chén rượu nhé, món thịt bò xào khoai tây này ngon quá, bữa
nay phá lệ không uống rượu ở cơ quan mất rồi!

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×