Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

Kỹ Thuật Sử Lý Ra Hoa Bonsai Mai Chiếu Thủy ( Thực Tập Địa Bàn Sản Xuất - Đề Tài )

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (94.73 KB, 13 trang )

SỜ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
TRƯỜNG TRUNG HỌC KỸ THUẬT NƠNG NGHIỆP TP HỒ CHÍ MINH
BỘ MƠN: TT-ĐBSX


CHUN ĐỀ:

KỸ THUẬT SỬ LÝ RA HOA BONSAI MAI CHIẾU THỦY

PHẦN I


GIỚI THIỆU
1. Đặt vấn đề
Cuộc sống thời hiện đại với bao điều lo lắng và căng thẳng. Lúc nào chúng ta cũng
phải chạy đua với thời gian để lo toan cho cuộc sống của mình. Điều đó khiến cho
cuộc sống chúng ta thật ngột ngạt, thiếu sức sống bởi không gian của những bức
tường, những ngôi nhà cao tầng, những tiếng ồn của cuộc sống. Chính vì vậy, để thay
đổi không gian của mình, chúng ta không cần phải đi đâu xa, những chậu bonsai sẽ
giúp chúng ta thay đổi không khí ngôi nhà của mình. Không chỉ làm không khí trong
lành mà còn tăng thêm vẻ sang trọng cho căn nhà của chúng ta. Và đôi khi, chúng ta sẽ
có được những giây phút thư giản khi chăm sóc chúng.
Bonsai tiếng Hán-Việt: bồn tài, nghĩa là "cây con trồng trong chậu". Đó là một thuật
ngữ diễn tả cái đẹp của một cây được thu nhỏ về mặt kích thước, nhưng lại có dáng vẻ
của một cây cổ thụ có trong tự nhiên và được trồng trong chậu cạn. Bonsai còn mang
một ý nghĩa sâu xa là động viên con người phải sống kiên cường mạnh mẽ như những
cây bonsai đã sống.
Bonsai có nguồn gốc từ núi cao Trung Quốc và sau đó nó được phổ biến sang Nhật
Bản và Hàn Quốc. Khi họ phát hiện trên núi có các cây nhỏ mọc hoang dã nhưng
giống cây cổ thụ, có sức sống mãnh liệt trong mọi điều kiện khó khăn. Sau đó người ta
đem nó về trồng trong chậu nhỏ và cắt tỉa làm dáng cho đẹp hơn.


Bonsai – cây cảnh được xem như là một di sản quý báu có lịch sử lâu đời của nền Văn
hóa Trung Hoa. Xưa kia bonsai chuyên để cho các quý nhân, văn nhân tao nhã thưởng
thức. Ngày nay, cùng với đời sống được nâng cao, bonsai đã thâm nhập rộng rãi vào
cuộc sống con người, rất được mọi người hoan nghênh thưởng thức.
Việt Nam có khí hậu nhiệt đới gió mùa là điều kiện để các nghệ nhân chơi bonsai phát
triển Mai chiếu thủy bonsai, đây là loài cây dễ trồng và đem lại những dáng bonsai
tuyệt đẹp. Mùi hương cùng màu sắc của mai chiếu thủy cũng chính là điều thích thú
đối với các nghệ nhân trồng Bonsai. Ngoài ra, Mai chiếu thủy còn là loài cây ra hoa
quanh năm. Thế nên lại càng được các nghệ nhân bonsai ưa chuộng.
Tuy mai chiếu thủy ra hoa quanh năm nhưng hoa lại ra rải rác, không tập trung. Nếu
vào những dịp lễ tết, chúng ta có những chậu bonsai Mai chiếu thủy được bao phủ như
một tấm thảm hoa trắng chưng trong nhà, điều đó sẽ càng tôn thêm vẻ sang trọng và
quý phái cho ngôi nhà của bạn. Vì vậy, để có những chậu Mai chiếu thủy ra hoa đồng
loạt mang đến những chậu bonsai có giá trị cao, tôi tiến hành thực hiện chuyên đề: “kỹ
thuật sử lý ra hoa trên cây bonsai Mai chiếu thủy (Wrightia religiosa)”.
2. Mục đích - yêu cầu.
2.1Mục đích.
Thực hiện đúng thao tác phun phân bón lá cho cây bonsai mai chiếu thủy.
2.2Yêu cầu.
Xử lý ra hoa cho cây bonsai mai chiếu thủy tại vườn thực nghiệm TT-BVTV
trường TCKT Nông Nghiệp TP.HCM.
3. Giới hạn đề tài.
Đề tài được tiến hành trên cây Mai chiếu thủy tại vườn thực nghiệm trường TCKT
Nông Nghiệp TP.HCM từ ngày 21 / 1 /2015 đến ngày 2/3/2015

PHẦN II
TỔNG QUAN TÀI LIỆU


1. Tình hình phát triển cây kiểng trên thế giới và Việt Nam.

1.1. Tình hình phát triển cây kiểng trên thế giới.
Sau thời kỳ toàn cầu hóa, ngành hoa kiểng đã trở thành một ngành có thu nhập cao
ở nhiều nước.
Sản lượng hoa kiểng trên thế giới đang không ngừng tăng trưởng và phát triển.
Hiện nay trên thế giới có rất nhiều nước sản xuất hoa kiểng với qui mô lớn. Trong đó,
Trung Quốc và Ấn Độ hiện đang là nước có diện tích trông hoa kiểng lớn nhất trên
thế giới, chiếm 77% tổng diện tích trồng hoa kiểng thế giới. Tuy vậy, Hà Lan, Mỹ,
Nhật Bản, Ý, Đức Và Canada lại là những nước có giá trị sản xuất hoa kiểng lớn nhất
thế giới.
1.2. Tình hình phát triển cây kiểng ở Việt Nam.
Cây kiểng hiện nay Việt Nam đã có bước phát triển nhưng diện tích, số lượng,
chủng loại, chất lượng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của thị trường. Diện tích gieo
trồng hoa ,cây kiểng tính đến tháng 6 năm 2011 lá 1.300 ha,tăng 2,9% so với cùng kì
năm 2010, diện tích gieo trồng bonsai+hoa kiểng đạt 317ha.
2. Các dáng bonsai cơ bản
Có 5 dáng đứng cơ bản so với trục đứng:
2.1. Dáng đứng (trực)
Thân cây thẳng, mọc thẳng đứng, mang tính chất không thay đổi, thon dần từ gốc đến
ngọn.

2.2.

Dáng xiên, hơi nghiêng, góc nhỏ hơn 30o (dáng trực lắc)

2.3.

Dáng nghiêng góc dao động 30-600:

2.4.


Dáng bay (ngọa) (góc từ 60-900):


Kiểu này giống như 1 cây ở sườn núi ngoài thiên nhiên. Các nhánh thấp nhất mọc ở
dưới mép chậu cho đến khỏang tầm giữa lưng chậu.

2.5.

Dáng đổ (góc lớn hơn 900):

Kiều này có các nhánh thấp nhất thấp hơn đáy chậu. Tạo dáng sao cho như 1 ngọn thác
chảy qua ghềng, nước đổ từ trên cao xuống.

3. Sơ lược về cây mai chiếu thủy
3.1. Giới thiệu:
Cây Mai chiếu thủy còn có tên gọi là Mai chấn thủy, Mai chiếu thổ, lồng mức.
Tên khoa học: Wrightia religiosa (Teysm et Binn) Hook.f.
Họ thực vật: Apocynaceae (họ Trúc đào).
Nguồn gốc: Đông Dương.
Phân bố ở Việt Nam: miền Nam.
3.2. Đặc điểm thực vật học Mai chiếu thủy.
3.2.1. Rễ:
Gieo hạt: có dạng rễ cọc.
Chiết cành: có dạng rễ chùm.
Rễ có màu trắng, lan tỏa ra nhiều hướng để tìm nước và chất dinh dưỡng. Rễ có
khả năng tái sinh (mọc cây con).
3.2.2. Thân - cành:
Mai chiếu thủy thuộc dạng cây bụi.Mai chiếu thủy có thân gỗ, xù xì. Có nhiều cành
nhỏ mọc từ gốc thân, dễ uốn tỉa.Thân có màu nâu, vỏ nhám, có sợi, toàn thân có nhựa
mủ trắng.

3.2.3. Lá:
Lá mỏng xanh bóng, mọc nhiều và rậm. Lá có hình trái xoan - ngọn giáo hay oval,
nhọn ở chóp. Lá mai chiếu thủy mọc đối nhau ở hai bên cành. Mai chiếu thủy có 3 loại
lá: lá lớn, lá trung và lá nhỏ (lá kim).
3.2.4. Hoa:


Hoa có dạng xim thưa, mọc thành chùm, mang nhiều hoa nhỏ có cuống dài buông
xuống.Hoa trắng, mùi thơm nhẹ. Hoa có 5 cánh nhìn thống qua giớng hoa mai, nên
gọi là mai. Hoa mai chiếu thủy nở luôn luôn hướng xuống mặt đất, nên gọi là chiếu
thổ, chiếu thủy. Mỗi hoa cho ra 2 quả đại.
3.2.5. Quả:
Mai chiếu thủy có dạng quả nan, có 1 cặp quả trên mỗi chùm, thon nhọn ở hai đầu, có
khía dọc chạy dài theo chiều dài quả. Quả dài 10 -12cm, rộng 3-3,5cm.
Quả non có màu xanh. Khi già, chín có màu nâu đen.
3.2.6. Hạt:
Hạt hình dải dài 6mm, rộng 1mm. Đuôi hạt chùm lông mềm màu trắng nhạt giúp hạt
có thể phát tán dễ dàng.
3.3. Điều kiện sinh thái.
3.3.1. Khí hậu.
Nhiệt độ:Mai chiếu thủy rất nhạy cảm với nhiệt độ lạnh và có thể rụng lá dưới
650F. Nhiệt độ thích hợp 25 – 30o C.
Ẩm độ: Ẩm độ thích hợp 60 – 80%, là loài cây ưa ẩm. Tuy nhiên nếu ẩm độ thấp
cây vẫn chịu đựng được.
3.3.2. Đất và dinh dưỡng.
Không kén đất, phát triển tốt trên đất nhẹ, đất pha cát, đất thịt trung bình nhưng tốt
nhất là đất ở miền Tây Nam Bộ. Độ pH = 5.5 – 6.5.Dinh dưỡng: là loại cây dễ trồng,
không đòi hỏi chế độ dinh dưỡng cao nên được trồng phổ biến.
4. Sơ lược về phân bón cho Mai chiếu thủy
Phân bón có hai nhóm:

• Phân hóa học (phân vơ cơ).
• Phân hữu cơ.
4.1. Phân vô cơ
4.1.1. Nhóm đa lượng
Đạm (Nitơ) Giúp cây tăng trưởng, xanh lá, rễ phát triển. Thiếu đạm cây yếu ớt,
màu nhợt nhạt, sinh trưởng kém. Trong cây NO3- được hút vào sẽ bị khử thành NH4+.
Khi bón nhiều đạm mà điều kiện khử NO3- không thuận lợi, đạm trong cây tồn tại
nhiều dưới dạng NO3-. Quá trình quang hợp không cung cấp đủ gluxit và quá trình hô
hấp không cung cấp đủ xeeto axit cho cây, đạm trong cây gây hại tồn lại tại dưới dạng
NH4+ tích tụ gây độc cho cây. Cây cũng có thể hút trực tiếp các chất hữu cơ có đạm
phân tử nho dạng amin, amit như: axit glutamic, ure, axit ureic nhưng không nhiều.
Lân (P2O5) Giúp cây nảy mầm, ra rễ, ra hoa, thân cứng ít bị sâu bệnh.
Lân tồn tại trong cây dưới 2 dạng photphat hóa trị I (HPO42-) và hóa trị II (H2PO4-).
Cây trờng hút lân chủ ́u dưới dạng khống của 2 loại photphat này.
Kali (K2O) Giúp cây ra hoa, trái, thân cứng cáp, ít gãy đổ, chống đỡ được trong
thời tiết bất thuận. Cây hút kali dưới dạng K+, các tế bào cây rất dễ để dung dịch kali
thấm qua, vì vậy kali được cây hút dễ dàng hơn các nguyên tố khác. Kali có thể được
cây trồng hút quá yêu cầu thực tế khi môi trường có nhiều.
4.1.2. Nhóm trung lượng:
Canxi (Ca) Thiếu Ca lá mọc khoongbinhf thường, bị gợn sóng, có nhiều đốm và rìa
lá bị mất màu. Mô của lá và các điểm tăng trưởng của cây trồng thường bị chết và làm
cho cây bị chết đọt. Rễ cây kém phát triển và thể hiện triệu chứng nhầy nhụa. Thừa Ca
sẽ làm cho pH đất tăng lên gây trở ngại cho việc hấp thu Mg, Mn, Zn, Fe, Bo.


Magie (Mg) Thiếu Mn, lá vàng úa, mép lá cũng hóa màu vàng da cam hoặc đỏ và
đỏ sẫm. Quang hợp xảy ra rất kém, số lượng tế bào thấp. Thừa Mg có thể gây độc cho
cây, giảm bớt tác hại bằng cách bón vôi để tăng pH vì Mg hấp thu vào cây trong điều
kiện pH thấp.
Lưu huỳnh (S) Thiếu S, đầu tiên được thể hiện ở các lá non, sau đó đến các lá già,

lá trở nên vàng úa, nặng hơn lá rụng hoặc chết đọt các cành. Thiếu S cây không tạo lập
được protein nên cây tích tụ nhiều nitrate và NH3 gây độc cho cây.
4.1.3. Nhóm vi lượng:
Rất cần thiết cho sự sinh trưởng và phát triển của cây nhưng chỉ ở liều lượng cực
thấp. Thiếu các chất này cây sẽ phát triển không bình thường.
Các ngun tớ vi lượng cụ thể như sau:
• Sắt (Fe)
Giúp cây tạo diệp lục cho lá.
• Đờng (Cu) Giúp cho chời non phát triển, thiếu đờng cây sẽ khơ ngọn.
• Kẽm (Zn)
Thiếu kẽm thân lá phát triển khơng bình thường.
• Mangan (Mn)
Thiếu Mn lá vàng dễ rụng.
• Bor (B)
Thiếu B rễ mọc kém, hư ngọn.
• Molyden (Mo)
Giúp cho sự điều hòa sinh trưởng của cây.
Ngoài ra còn có các nhóm phân trung lượng như vôi (Ca), lưu huỳnh (S), bên cạnh
đó còn có các vitamin như B1, B5, B6, B12, v.v .
4.2. Phân hữu cơ
Gồm các loại phân:
Phân chuồng
Phân rác
Phân xanh
Bánh dầu phân cá
Tác dụng: Cải tạo tính chất của đất, giúp đất thơng khí và giữ nước, thốt nước tốt.
Phân giải chậm giúp cây hấp thụ dễ. Tạo điều kiện tốt nhất cho vi sinh vật phát triển.
4.3. Cách sử dụng phân bón
Căn cứ vào sự phát triển của cây mà bón phân cho thật hợp lý: cây non cần nhiều
đạm, cây trưởng thành cần nhiều lân, cây ra hoa kết trái cần nhiều kali.

Phân vô cơ cây hấp thụ nhanh nhưng dể bị rửa trôi do quá trình tưới. Do đó nên bón
định kì.
Không nên bón phân vào lúc cây bị khô, nóng dễ làm cho cây bị mất nước và
cháy rễ. Không bón quá liều lượng cho phép. Nên bón vào lúc trời mát và đủ nước.
4.4. Cách bón phân
Phân hữu cơ: Bón trên mặt chậu rải đều nhưng không bón vào gốc. Rải đều một
lớp dày khoảng 1cm
Phân vô cơ (phân hạt) : Nếu cây kiểng nhỏ bón 5g/ chậu , cây lớn bón 10g/chậu.
Bón chia đều xung quang chậu ,vùi chôn xuống đất 3-5 cm, không để trực tiếp vào gốc
cây. Nên bón luân phiên giữa các loại phân,sau khi bón phân cần quan tâm tưới nước
đầy đủ để cây hấp thu phân bón tốt.
4.5. Những căn cứ để sử dụng phân bón lá
Nhu cầu dinh dưỡng của cây.
Đặc điểm của cây.
Lượng phân bón, cách bón.
Thời tiết
Tác dụng của phân đến kết cấu của đất.
5. Kỹ thuật chăm sóc cây mai chiếu thủy


5.1. Chậu
Cần đảm bảo được u cầu thốt nước tớt. Ḿn thốt nước tớt, chậu nên có nhiều
lỗ thốt. Khi trồng cây nên lót một lớp sỏi, cát thô ở dưới đáy chậu để thoát nước. Cây
sẽ bị hư rễ dẫn đến tình trạng chết do bị thừa hoặc úng nước trong thời gian dài.
5.2. Nước tưới
Nước tưới cần phải sách, không có chất độc hại. Có thể tưới 1 đến 2 lần trong ngày
tùy điều kiện cụ thể. Thiếu nước rễ con bị khô héo ảnh hưởng đến hoạt động sống của
cây. Thừa nước cũng làm cho bộ rễ bị hư hại, úng thối. Chỉ tưới khi cây cần nước có
thể quan sát qua lớp đất mặt của chậu để quyết định tưới. Vào mùa khô nên tăng
cường lượng nước tưới qua lá, điều này đồng thời làm giảm nhiệt độ của lá và rửa sạch

bụi bặm trên lá. Không nên tưới vào lúc nắng quá gắt để tránh cháy lá.
5.3. Thay đất, thay chậu.
5.3.1. Lí do
Qua thời gian, rễ phát triển kín trong chậu, dinh dưỡng cạn kiệt, có một số rễ hư hại
trong quá trình sống.
Đất bị rễ giữ chặt do cạn kiệt dinh dưỡng và bộ rễ phát triển quá nhiều làm cho môi
trường phát triển của rễ không tốt, không khí khó xâm nhập vào đất.
Đây cũng là biện phát giúp cho cây trẻ hóa phục tráng.
Thông thường từ 1 đến 1.5 năm nên thay đất cho cây một lần, nếu là cây phát triển
mạnh. Từ 2 đến 3 năm thay đất cho cây phát triển chậm và được trồng trong chậu lớn.
5.3.2. Kỹ thuật thay đất:
Dùng cào, sủn đất quanh miệng chậu. Lấy cây ra khỏi chậu nhẹ nhàng.
Dùng móc sắt cào bớt đất từ ngoài vào trong cả mặt dưới của bộ rễ.
Cắt bớt 1/3 rễ và rễ hư.
Dụng cụ thao tác phải bén dứt khoát, tránh làm bầm dập rễ, dễ gây thới rễ sau này.
Chọn chậu phù hợp, che lỗ thốt nước bằng lưới để khỏi bị thốt đất trờng.
Cho mợt lớp cát mỏng hay sỏi thô vào đáy chậu để dễ thốt nước.
Cho lớp chất trờng mỏng.
Đặt cây vào đúng vị trị - định vị chắc chắn. Cho thêm đất trồng vào xung quanh,
nén nhẹ, ém chặt rễ, không để những lỗ trống quanh rễ.
Cuối cùng phủ lớp đất mịn để trang trí.
5.3.3. Dấu hiệu cần thay đất.
Lá bị nhạt màu do thiếu diệp lục.
Các lá phía dưới của các cành thấp thường bị khô héo.
Cành con bị khô hoặc một số cần không phát triển.
Mặt đất trở nên sần sùi.
Đất bị chai cứng, nước tưới chậm rút, ứ đọng trên bề mặt.
5.4. Phòng trừ sâu bệnh:
Mai chiếu thủy là loài cây ít khi bị sâu bệnh, và có sức chịu đựng cao khi gặp thời
tiết bất thường. Tuy nhiên vào thời kỳ chuyển mùa trong năm (đầu và cuối mùa mưa)

cần kiểm tra và phun phòng trừ sâu ăn lá và sâu đục thân. Khi cây chuẩn bị đơm nụ ra
hoa cần chú ý có sâu và hoa có mùi hương thơm thu hút côn trùng nhất là bướm.
6. Kỹ thuật tạo dáng cây mai chiếu thủy
6.1. Căt tỉa
6.1.1. Mục đích
Tạo ra hình dáng cây theo dự định.
Tạo ra sự cân bằng giữa phần cành, lá và rễ trong chậu


Khống chế sự tăng trưởng của cây ở các bộ phận: nhánh, lá, thân ...mộtcách hài
hòa
6.1.2. Thời gian thực hiện
Công việc cắt tỉa cành nhánh thực hiện thường xuyên và tiến hành quanh năm.
Mùa mưa: 1 tháng /lần.
Mùa nắng: 2 tháng /lần.
6.1.3. Các hình thức cắt tỉa
 Cắt tỉa thân chính
Là cắt bỏ phần ngọn thân xấu, quá thô, để tạo ra dáng cây theo mong muốn.
Sau đó ta chọn một cành nhỏ, hoặc một chồi mới để tạo ra ngọn mới. Đây là hình thức
tạo dáng thân chính cho cây.
 Cắt tỉa cành
Nhằm mục đích loại bỏ những cành không cần thiết cạnh tranh dinh dưỡng, loại
bỏ những cành mọc không đúng vị trí, tạo cho cây một dáng vẻ thanh thoát, đơn giản,
hợp lý. Bên cạnh đó giúp cho các cành có điều kiện quang hợp đều và có tác dụng giúp
cành phân nhánh nhiều hơn.
Giá trị thẩm mỹ của một tác phẩm Bonsai tùy thuộc vào sự cắt tỉa rất lớn, cho
lên cần chú ý nguyên tắc:

Cành lớn ở phía dưới cành nhỏ ở phía trên, các cành xếp đặt theo vòng
xoắn ốc từ dưới lên ngọn, cành thanh mảnh và ngắn, sát vào thân .


Chỉ giữ lại các cành ở các vị trí hợp lý, tạo ra sự đơn giản cho tán cây,
cắt bỏ những cành khơng hợp lý.

Khơng để nhánh mọc đới xứng, các cành mọc ở phần lõm của thân hay
chồi mọc ở lách ở cành lá thân.
 Cắt tỉa rễ
Loại bỏ một số rễ già, hư hại, sâu bệnh, giúp cây tạo ra rễ mới, cây được trẻ
hóa, phục tráng .
Tạo cho cây có bộ rễ hợp lý trong châu.
 Cắt tỉa chồi
Là thao tác nhằm tạo ra một cấu trúc hợp lý của tán cây theo ý muốn.
Duy trỳ được tán cây theo ý đồ.
Kích thích các chồi ngủ ở lách lá có cơ hội phát triển.
Giúp cho tán cây phân thành nhiều nhóm hơn.
 Cắt tỉa lá
Làm cho lá thu nhỏ về kích thước sau vài lần cắt tỉa.
Tạo ra cho chu kỳ sinh trưởng mới
6.2. Uốn sửa
Đây là kỹ thuật tạo ra được dáng vẻ của cây theo ý đồ đã xác định, bằng cách
tác động vào thân, cành một lực uốn của dây quấn. Dây uốn có thể là giây đồng, nhôm,
kẽm ...Thông qua kỹ thuật này các cành lệch hướng có thể được điều chỉnh lại một
cách thẩm mỹ theo ý muốn.
 Kỹ thuật quấn dây
Quấn dây kim loại một vòng ngang quanh gốc cây trước khi quấn gọn dây kim
loại lên thân cây một góc 450. Quấn dây về phía trước, không quấn quá chặt hoặc quá
lỏng, chỉ cần quấn dây chạm vào bề mặt của vỏ cây. Không được quấn dây kim loại
băng ngang qua thân, ln ln q́n dây theo cùng mợt hướng.
Cần chú ý:


Trước hết cần phải xác định kiểu dáng uốn sửa.



Loại bỏ các canh dư thừa không hợp lý.
 Kỹ thuật uốn thân chính
Định dạng dáng cây.
Chọn dây đủ lực uốn, phù hợp với cây định sửa. Chọn dây kim loại có kích
thước khoảng 1/3 đường kính của thân định uốn.
Neo một đầu dây vào gốc để làm điểm tựa.
Quấn cây sung quanh theo một góc 45o.
Dùng tay uốn theo hướng đã xác định
 Kỹ thuật uốn cành
Chọn dây uốn phù hợp.
Neo một đầu dây và thân chắc, rồi bắt đồu cuốn theo cành một góc 45o theo
suốt chiều dài của cành.
Dối với hai cành liên tiếp nhau có thể dùng một dây để uốn cho 2 cành
 Chú ý:
Tránh làm xây sát thân cành.
Chọn dây phù hợp kích thước thân cành.
Neo các đầu dây vào thân, cành.
Uốn thân chính trước, kế đến là các cành thấp rồi lần lượt đến các cành ngọn.
Không lên quấn 2 dây ngược chiều nhau.
Sau một thồi gian dây uốn sẽ ăn kuyết vào thân cành, cần theo dõi thường
xuyên để tháo ra kịp thời.
Thời gian tháo dây kim loại: có thể 6 tháng đến một năm tùy loài.
Nếu tháo dây ra mà cành chưa cố định nên quấn lại theo chiều ngược lại

PHẦN III
VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊNG CỨU

1. Thời Gian Và Địa Điểm
Đề tài được tiến hành trên cây Mai chiếu thủy tại vườn thực nghiệm trường
TCKT Nông Nghiệp TP.HCM từ ngày 21/ 1/2015 đến ngày 2/3/2015


2. Vật Liệu- Phương Pháp Nghiêng Cứu
Thí nghiệm được thực hiện trên cây mai chiếu thủy.
2.2. Vật Liệu
Các vật liệu khác: bình phun thuốc tay (2 lít), kéo cắt cành, cào, sủn, kìm cắt
kẽm, cạp, kẽm uốc cây, nón, khẩu trang, găng tay, ủng, ống dẫn nước tưới, giấy bút
ghi chép số liệu.
Phân bón lá kích thích ra hoa như: NPK 10-30-20, NPK 5-20-20.
3. Kỹ thuật sử lý ra hoa mai chiếu thủy
Để chuẩn bị cho cây ra hoa, quan sát cây, nếu cây không sung sức thì bón phân,
cây xanh tốt thì nên bón NPK (20-20- 15), nếu bộ lá vàng do suy kiệt, thiếu dinh
dưỡng thì bón phân đạm (urê).
Sau khi bón phân khoảng một tuần thì tiến hành lặt hết lá, ngắt ngọn, hạn chế
tưới nước nhiều (chỉ giữ đủ ẩm). Khoảng 10 ngày sau, sử dụng phân lân pha loãng tưới
quanh gốc. Sau 45 ngày thì cây bắt đầu ra lá non cùng nụ hoa. Hoa sẽ nở rộ vào
khoảng 15 – 20 ngày sau. Nhiều cây mỗi đợt ra hoa rất nhiều, hoa từng chùm phủ
quanh tán lá rất đẹp.
Ngoài ra có thể điều khiển cây mai chiếu thủy ra hoa bằng cách phun chất kích
thích ra hoa. Hiện trên thị trường có nhiều loại chuyên dùng cho ra hoa (thường có
hàm lượng lân và kali cao như NPK 10-30-20, NPK 5-20-20...). Phun theo hướng dẫn,
kết hợp ngừng tưới nước cho cây (chỉ giữ ẩm vừa phải). Khi thấy bộ lá biểu hiện khô
héo thì tưới ít nước, khoảng một tuần sau tiếp tục phun chất kích thích ra hoa đợt hai,
tiếp tục giữ khô gốc, thấy cây khô héo thì tưới nước pha thêm phân lân. Lặp lại 2 - 3
lần đến khi cây thay đổi sinh lý và bắt đầu nhú lá non cùng với vòi hoa. Không vội
tưới nước liền mà chờ đến khi hoa xuất hiện đều cành (80 - 90%) mới tiến hành tưới
nước như bình thường. Có thể kết hợp bón thêm phân dưỡng hoa (NPK 16-16-8, NPK

15-20-15...). Còn nhiều cách kích thích cây mai chiếu thủy ra hoa theo kinh nghiệm
từng người. Có người rải ít phân (pha nước tưới gốc) sau đó mang chậu cây ra nắng
100%, bỏ vài ngày không tưới nước cho đến khi cây khô héo lá (đừng để quá khô cây
sẽ chết), lá rụng trụi cành, sau đó tưới đẫm nước trở lại, cây sẽ bung đọt non và ra hoa.

PHẦN IV
KẾT QUA THẢO LUẬN


PHẦN V
KẾT LUẬN- ĐỀ NGHỊ


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.
Nguyễn Kim Dân. Năm 2012. Tạo Dáng Bonsai. Nhà xuất bản Mỹ
Thuật. 128 trang.
2.
Văn Công Lời. Bài giảng Kỹ Thuật Trồng Và Tạo Dáng Bonsai.
3.
Trần Văn Hậu. Năm 2005. Giáo Trình Xử Lý Ra Hoa. Trường Đại Học
Cần Thơ.


4.
Thảo Hiền. Năm 2010. Nghệ Thuật Tạo Dáng Bonsai. Nhà xuất bản Mỹ
Thuật. 103 trang.
5.
Giáo Trình Thổ Nhưỡng Nông Học. Nhà xuất bản Hà Nội. Năm 2005.
6.

www.cayxanhsadec.com. Kỹ Thuật Trông Hoa Kiểng – Chăm Sóc Mai
Chiếu Thủy. 25/7/2011.
7.
www.caybonsai.com.vn. bonsai Mai Chiếu Thủy.
8.
www.doko.vn. Mai Chiếu Thủy.
9.
www.wigertsbonsai.com. Wrightia religiosa.



×