Tải bản đầy đủ (.docx) (34 trang)

Kiểm Thử Phần Mềm(Nghiên cứu kỹ thuật kiểm thử Embedded và IOT)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.22 MB, 34 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
-----🙞🙞🙞🙞-----

BÁO CÁO THỰC NHIỆM
HỌC PHẦN: KIỂM THỬ PHẦN MỀM
Đề tài:

“Nghiên cứu kỹ thuật kiểm thử Embedded và IOT”
Giáo viên hướng dẫn:
Nhóm sinh viên
:
Sinh viên
:

Hà Nội, năm 2022

MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU.......................................................................................................2
PHẦN 1: TỔNG QUAN VỀ KIỂM THỬ PHẦN MỀM......................................3


1.1. Khái niệm về kiểm thử phần mềm.................................................................3
1.2. Các nguyên tắc của kiểm thử phần mềm........................................................3
1.3. Quy trình kiểm thử phần mềm cơ bản............................................................3
1.3.1. Lập kế hoạch kiểm thử........................................................................4
1.3.2. Thiết kế kiểm thử................................................................................4
1.3.3. Phát triển kịch bản kiểm thử...............................................................5
1.3.4. Thực hiện kiểm thử.............................................................................5
1.3.5. Đánh giá..............................................................................................5
1.4. Một số chiến lược kiểm thử............................................................................5


1.4.1. Kiểm thử hộp trắng (White-box Testing)...........................................5
1.4.2. Kiểm thử hộp đen (Black-Box Testing)..............................................7
PHẦN 2: KỸ THUẬT KIỂM THỬ NHÚNG (EMBEDDED).............................8
2.1. Tổng quan về hệ thống nhúng và phần mềm nhúng......................................8
2.1.1. Hệ thống nhúng...................................................................................8
2.1.2. Phần mềm nhúng.................................................................................8
2.2. Các loại kiểm thử nhúng................................................................................9
2.2.1. Kiểm thử tích hợp.............................................................................10
2.2.2. Kiểm thử đơn vị hệ thống.................................................................10
2.2.3. Kiểm thử tích hợp hệ thống..............................................................11
2.2.4. Kiểm tra xác nhận hệ thống..............................................................11
2.3. So sánh kiểm thử nhúng với kiểm thử phần mềm........................................11
2.4. Thách thức kiểm thử nhúng..........................................................................13
2.5. Kết luận........................................................................................................14
PHẦN 3: KỸ THUẬT KIỂM THỬ IOT............................................................15
3.1. Internet of Things là gì?...............................................................................15
3.1.1. Thành phần phổ biến của hệ thống IOT là........................................15


3.1.2. Một số ứng dụng của IOT trong đời sống.........................................15
3.2. Khái niệm kiểm thử IOT..............................................................................19
3.3. Các loại kiểm thử IOT..................................................................................20
3.3.1. Kiểm tra khả năng khả dụng (Usability Testing)..............................21
3.3.2. Kiểm tra khả năng tương thích (Compatibility Testing)...................21
3.3.3. Kiểm tra độ tin cậy và khả năng mở rộng (Reliability)....................22
3.3.4. Kiểm tra tính toàn vẹn của dữ liệu (Data integrity)..........................22
3.3.5. Kiểm tra bảo mật (Security)..............................................................22
3.3.6. Kiểm tra hiệu năng (Performance)....................................................22
3.4. Quy trình kiểm tra IOT.................................................................................23
3.5. Thách thức của kiểm thử IOT......................................................................25

3.5.1. Hardware- Software Mesh- Lưới phần cứng/ phần mềm.................25
3.5.2. Mô-đun tương tác thiết bị.................................................................25
3.5.3. Real-time data testing - Kiểm thử dữ liệu thời gian thực.................26
3.5.4. Giao diện người dùng.......................................................................26
3.6. Các phương pháp kiểm thử IOT...................................................................27
3.7. Công cụ kiểm thử IOT..................................................................................27
3.7.1. Về phần mềm....................................................................................28
3.7.2. Về phần cứng....................................................................................29
KẾT LUẬN.........................................................................................................30
TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................31

MỤC LỤC HÌNH ẢNH
Hình 1: Một quy trình kiểm thử phần mềm cơ bản................................................4
Hình 2:Kiểm thử hộp trắng....................................................................................6


Hình 3: Kiểm thử hộp đen......................................................................................7
Hình 4: Ví dụ về hệ thống nhúng...........................................................................8
Hình 5: Các loại kiểm thử nhúng.........................................................................10
Hình 6: Internet of thing.......................................................................................15
Hình 7: Hình minh họa nhà thơng minh..............................................................16
Hình 8: Hình minh họa sản phẩm........................................................................16
Hình 9: Hình minh họa lưới thơng minh..............................................................17
Hình 10: Hình minh họa xe kết nối......................................................................17
Hình 11: Hình minh họa thiết bị theo dõi sức khỏe.............................................18
Hình 12: Hình minh họa chuỗi cung ứng.............................................................19
Hình 13: Hình minh họa chăn ni thơng minh..................................................19
Hình 14: Mơ hình của một hệ thống IOT............................................................20
Hình 15: Các loại kiểm thử IOT..........................................................................20
Hình 16: Cơng cụ kiểm thử Shodan.....................................................................27

Hình 17: Cơng cụ kiểm thử Wireshark................................................................28
Hình 18: TCPDUMP trên hệ điều hành linux......................................................28
Hình 19: Thiết bị JTAG Dongle trong PC...........................................................29
Hình 20: Thiết bị đo xung điện tử Oscilloscope..................................................29


LỜI MỞ ĐẦU
Hiện nay đi cùng với sự phát triển của cơng nghệ cũng như Internet có rất
nhiều phần mềm cũng như là các ứng dụng với nhiều mục đích sử dụng khác
nhau đã được ra đời trong số đó có hệ thống nhúng và Internet vạn vật. Đi cùng
với sự phát triển đó thì kiểm thử phần mềm đã và đang đóng một vai trị vơ cùng
quan trọng trong việc xây dựng, hồn thiện hệ thống.
Để có thể hiểu được tầm quan trọng của việc kiểm thử thì đối với các cơng
ty IT chun phát triển phần mềm thì kiểm thử giúp cho việc rà sốt, kiểm tra,
nếu có bất kỳ lỗi nào phát sinh nó có thể được xác định sớm và giải quyết trước
khi bàn giao sản phẩm tới phía khách hàng.
Do việc kiểm thử cần chi phí cho nhân lực cũng như q trình kiểm thử
nên một số công ty đặc biệt là các công ty nhỏ với ngân sách eo hẹp thường bỏ
qua bước này mà không màng đến rủi ro đối với sản phẩm mang lại. Để tạo được
trải nghiệm sử dụng tốt nhất đến với tay khách hàng và người sử dụng thì chất
lượng của sản phẩm luôn phải được đặt lên hàng đầu. Vì những lý do đó nên
cơng việc kiểm thử theo yêu cầu hệ thống và kiểm thử tìm ra lỗi trong sản phẩm
gần như là một khâu bắt buộc đối với quá trình phát triển hệ thống.

2


PHẦN 1: TỔNG QUAN VỀ KIỂM THỬ PHẦN MỀM
1.1. Khái niệm về kiểm thử phần mềm
- Kiểm thử phần mềm là quá trình thực thi 1 chương trình với mục đích

tìm ra lỗi.
- Kiểm thử phần mềm đảm bảo sản phẩm phần mềm đáp ứng chính xác,
đầy đủ và đúng theo yêu cầu của khách hàng, yêu cầu của sản phẩm đề
đã đặt ra.
- Kiểm thử phần mềm cũng cung cấp mục tiêu, cái nhìn độc lập về phần
mềm, điều này cho phép việc đánh giá và hiểu rõ các rủi ro khi thực thi
phần mềm.
- Kiểm thử phần mềm tạo điều kiện cho bạn tận dụng tối đa tư duy đánh
giá và sáng tạo để bạn có thể phát hiện ra những điểm mà người khác
chưa nhìn thấy.
1.2. Các nguyên tắc của kiểm thử phần mềm
- Kiểm thử chứng minh sự hiện diện của lỗi
- Kiểm thử toàn bộ là không khả thi
- Kiểm thử càng sớm càng tốt
- Lỗi thường được phân bố tập trung
- Nghịch lý thuốc trừ sâu
- Kiểm thử phụ thuộc vào ngữ cảnh
- Quan niệm sai lầm về việc “hết lỗi”
1.3. Quy trình kiểm thử phần mềm cơ bản
Những hành động chính trong quy trình kiểm thử phần mềm gồm:

3


Thực hiện
kiểm thử
Lập kế
hoạch

Phát triển

kịch bản
kiểm thử

Thiết kế
kiểm thử

Đánh giá

Hình 1: Một quy trình kiểm thử phần mềm cơ bản

1.3.1. Lập kế hoạch kiểm thử
Lập kế hoạch kiểm thử là để chỉ ra các loại kiểm thử, chiến lược kiểm thử
thậm chí là cả thời gian và xác định lực lượng kiểm thử viên cho dự án kiếm thử.
Kết quả của bước lập kế hoạch kiểm thử là bản tài liệu về kế hoạch kiểm thử
phần mềm.
Các bước trong việc lập kế hoạch kiểm thử gồm: xác định yêu cầu kiểm
thử, khảo sát rủi ro, xác định chiến lược, xác định nhân lực, lập kế hoạch chi tiết,
tổng hợp và tạo các bản kế hoạch, xem xét các kế hoạch kiểm thử.
1.3.2. Thiết kế kiểm thử
Việc thiết kế kiểm thử là để xây dựng các tình huống kiểm thử (Test
Case), mơ tả chi tiết từng tình huống, xác định các yêu cầu đầu vào và đầu ra
mong đợi của từng tình huống kiểm thử.
Các bước thiết kế bao gồm: xác định và mơ tả tình huống, mơ tả các bước
chi tiết để kiểm thử, xem xét và khảo sát độ bao phủ của việc kiểm thử, xem xét
tình huống và các bước kiểm thử.

4


1.3.3. Phát triển kịch bản kiểm thử

Việc phát triển các kịch bản kiểm thử giúp tự động hóa việc thực thi các
bước kiểm thử đã định nghĩa ở bước thiết kế kiểm thử. Bước này thường không
bắt buộc trong các loại và các mức kiểm thử
Các bước phát triển kịch bản kiểm thử: tạo kịch bản, kiểm thử các kịch
bản, thành lập các bộ dữ liệu ngoài dành cho các kịch bản, xem xét và khảo sát
độ bao phủ của việc kiểm thử.
1.3.4. Thực hiện kiểm thử
Thực hiện các bước kiểm thử đã thiết kế (hoặc thi hành các kịch bản kiểm
thử nếu tiến hành tự động) và ghi nhận kết quả.
Các bước thực hiện kiểm thử: thực hiện các bước kiểm thử, đánh giá quá
trình kiểm thử, thẩm định kết quả kiểm thử.
1.3.5. Đánh giá
Đánh giá toàn bộ quá trình kiểm thử, bao gồm xem xét và đánh giá kết quả
kiểm thử, liệt kê lỗi, chỉ định các yêu cầu thay đổi và tính tốn các số liệu liên
quan đến quá trình kiểm thử (chẳng hạn như số giờ, thời gian kiểm thử, số lượng
lỗi, phân loại lỗi…).
Các bước đánh giá kết quả kiểm thử: phân tích kết quả kiểm thử và đề
xuất yêu cầu sửa chữa, đánh giá độ bao phủ, phân tích lỗi, xác định q trình
kiểm thử có đạt u cầu hay khơng, báo cáo tổng hợp.
1.4. Một số chiến lược kiểm thử
1.4.1. Kiểm thử hộp trắng (White-box Testing)

5


output

input

Hình 2:Kiểm thử hộp trắng


 Kiểm thử hộp trắng là gì?
Kiểm thử Hộp Trắng là kỹ thuật kiểm thử phần mềm trong đó cấu trúc bên
trong, thiết kế và mã hóa của phần mềm được kiểm tra để xác minh luồng đầu
vào- đầu ra và để cải thiện thiết kế, khả năng sử dụng và bảo mật.
Người kiểm thử chọn đầu vào để thực hiện các đường dẫn thông qua mã và
xác định đầu ra thích hợp. Kiến thức lập trình và kiến thức thực tiễn là rất cần
thiết trong kiểm thử hộp trắng.
 Kỹ thuật kiểm thử hộp trắng:
Mỗi kỹ thuật kiểm thử hộp trắng chính là phân tích Độ phủ mã. Phân tích
Code Coverage giúp loại bỏ lỗ hổng trong bộ Test Case. Khi các lỗ hổng được
xác định, bạn tạo ra các trường hợp thử nghiệm để xác minh các phần chưa được
kiểm tra của mã, do đó tăng chất lượng của sản phẩm phần mềm.
Dưới đây là một số kỹ thuật kiểm thử hộp trắng quan trọng:
o Bao phủ câu lệnh
o Bao phủ quyết định
o Bao phủ nhánh
o Bao phủ luồng dữ liệu
o Bao phủ đường dẫn
6


1.4.2. Kiểm thử hộp đen (Black-Box Testing)

output

input

Hình 3: Kiểm thử hộp đen


 Kiểm thử hộp đen là gì?
Kiểm thử hộp đen: là một phương pháp kiểm thử phần mềm được thực
hiện mà không biết được cấu tạo bên trong của phần mềm, là cách mà các tester
kiểm tra xem hệ thống như một chiếc hộp đen, khơng có cách nào nhìn thấy bên
trong của cái hộp.
 Kỹ thuật kiểm thử hộp đen:
Vì chiến lược kiểm thử hộp đen thích hợp cho mọi mức độ kiểm thử nên
nhiều người đã nghiên cứu tìm hiểu và đưa ra nhiều kỹ thuật kiểm thử khác
nhau.
Dưới đây là một số phương pháp kiểm thử có nhiều ưu điểm và phổ biến
nhất hiện nay:
o Phân vùng tương đương (Equivalence Partition)
o Phân tích giá trị biên (Boundary Value Analysis)
o Bảng quyết định (Decision Table Testing)
o Sơ đồ chuyển đổi trạng thái (State Transition Testing)
o Kỹ thuật đoán lỗi (Error Guessing)

7


PHẦN 2: KỸ THUẬT KIỂM THỬ NHÚNG (EMBEDDED)
2.1. Tổng quan về hệ thống nhúng và phần mềm nhúng
2.1.1. Hệ thống nhúng
Hệ thống nhúng là các thiết bị được điều khiển bằng điện tử trong đó phần
mềm và phần cứng được kết hợp chặt chẽ với nhau. Hệ thống nhúng có thể chứa
nhiều thiết bị tính tốn khác nhau. Đây là những PC được tích hợp trong các thiết
bị khác để vận hành các chức năng dành riêng cho ứng dụng. Người dùng cuối
thường thậm chí khơng biết về sự tồn tại của họ.

Hình 4: Ví dụ về hệ thống nhúng


2.1.2. Phần mềm nhúng
Phần mềm nhúng hay embedded software là lập trình chun biệt trong
các thiết bị khơng phải PC, là một phần của vi mạch hoặc là một phần của ứng
dụng khác nằm trên chip để điều khiển các chức năng cụ thể của thiết bị. Không
giống như phần mềm ứng dụng, có thể được cài đặt trên nhiều hệ thống máy tính
và được sửa đổi để cung cấp các mức chức năng khác nhau, phần mềm nhúng có
8


các yêu cầu và khả năng phần cứng cố định. Nó được tạo riêng cho thiết bị cụ
thể mà nó chạy, với các hạn chế về xử lý và bộ nhớ gắn trực tiếp với thông số kỹ
thuật của thiết bị đó.
Cách thức thực hiện kiểm thử phần mềm nhúng:
o Kiểm thử phần mềm nhúng được sử dụng với 4 mục đích:
 Để tìm lỗi trong phần mềm
 Giúp giảm rủi ro cho cả người dùng và công ty phát triển
 Cắt giảm chi phí phát triển và bảo trì
 Để cải thiện hiệu suất
Kiểm thử nhúng là quá trình trong đó các thuộc tính chức năng và phi
chức năng của cả phần mềm và phần cứng được kiểm tra để đảm bảo rằng sản
phẩm cuối cùng khơng có lỗi. Kiểm thử nhúng xác nhận nếu sản phẩm cuối cùng
(của phần cứng và phần mềm được nhúng) đáp ứng đủ các yêu cầu đặt ra.
Ưu điểm của kiểm thử nhúng là nó có thể được thực hiện trên phần cứng
để tìm ra được các lỗi của phần mềm.
Kiểm thử nhúng là một cách tiếp cận tuyệt vời do tính nghiêm ngặt của nó
để đảm bảo an ninh trong các ứng dụng. Kiểm thử nhúng phải được thực hiện
cẩn thận trước khi cấp chứng nhận cho phần mềm hoặc hệ thống nhúng.
o Trong kiểm thử nhúng, các hoạt động sau được thực hiện:
 Cung cấp đầu vào cho phần mềm.

 Kiểm thử một phần của phần mềm xem có được thực thi.
 Trạng thái phần mềm và các đầu ra được kiểm tra về các thuộc
tính dự kiến như liệu đầu ra có khớp với kết quả mong đợi hay
khơng, phù hợp với các u cầu và khơng có sự cố hệ thống.

9


2.2. Các loại kiểm thử nhúng
Trong kiểm thử nhúng, mô-đun đơn vị là một lớp hoặc một chức năng và
vieeck kiểm tra so sánh các mơ-đun đó sẽ được thực hiện bởi nhà phát triển,
thường là trong mơ hình đánh giá ngang hàng. Dựa trên các đặc điểm kỹ thuật
của mơ-đun, các trường hợp kiểm thử được phát triển.

Hình 5: Các loại kiểm thử nhúng

2.2.1. Kiểm thử tích hợp
Kiểm thử tích hợp có thể được phân thành hai phân khúc:
- Kiểm thử tích hợp phần mềm Kiểm thử tích hợp phần mềm/ phần cứng.
- Phát triển phần mềm nhúng có một đặc điểm duy nhất tập trung vào môi
trường thực tế. Điều này gây ra sự bất tiện cho thử nghiệm vì thử nghiệm
tồn diện khơng thể được thực hiện trong điều kiện mô phỏng.
2.2.2.

Kiểm thử đơn vị hệ thống
Mô-đun được kiểm tra là một khung đầy đủ bao gồm mã phần mềm hoàn

chỉnh bổ sung tất cả hệ điều hành thời gian thực (RTOS- real- time operating
system) và các phần liên quan đến nền tảng như ngắt, cơ chế tác vụ, truyền thông,
v.v. Giao thức Point of Control không còn là một liên kết đến một chức năng

10


hoặc một lời gọi phương thức, mà là một mã lệnh được gửi / nhận sử dụng các
hàng đợi lệnh RTOS.
Tài nguyên hệ thống được quan sát để đánh giá khả năng của hệ thống để
hỗ trợ thực thi hệ thống nhúng. Đối với khía cạnh này, thử nghiệm hộp xám là
phương pháp thử nghiệm được ưa chuộng. Tùy thuộc vào tổ chức, kiểm tra đơn
vị hệ thống là nhiệm vụ của nhà phát triển hoặc nhóm tích hợp hệ thống chun
dụng.
2.2.3.

Kiểm thử tích hợp hệ thống
Các điểm kiểm sốt và quan sát (PCO- Points of Control and Observations)

là sự pha trộn của các giao thức truyền thông và RTOS liên quan đến mạng, như
tin nhắn mạng và các sự kiện RTOS.
2.2.4.

Kiểm tra xác nhận hệ thống
Mô-đun được kiểm tra là một hệ thống con hoặc hệ thống nhúng hoàn

chỉnh. Mục tiêu của thử nghiệm cuối cùng này là để đáp ứng các yêu cầu chức
năng thực thể bên ngoài. Việc kiểm tra liên quan đến thực thể bên ngoài hoặc một
thiết bị trong mạng viễn thông hoặc cả hai.
2.3. So sánh kiểm thử nhúng với kiểm thử phần mềm

11



ST

Cơ sở

T

so sánh

1

Kiểm thử phần mềm

Kiểm thử phần mềm nhúng

Định

Kiểm thử phần mềm là quá Kiểm thử nhúng là quá trình

nghĩa

trình xác định, xác thực và kiểm tra các thuộc tính chức
kiểm tra phần mềm dựa theo năng và phi chức năng của cả
những yêu cầu của khách phần mềm và phần cứng trong
hàng

2

hệ thống nhúng

Cách


Có thể được thực hiện theo 2 Khơng có

thực

cách thủ cơng và tự động.

hiện

Chủ yếu sẽ được thực hiện
thủ cơng

3

Cách

Chỉ có thể kiểm thử 1 cách Có thể thực hiện được trên cả

triển

trực tiếp trên phần mềm

phần mềm và phần cứng

khai
4
5

6
7


Kiểm

Mục đích sử dụng là để kiểm Được sử dụng chủ yếu để

thử

tra chức năng phần mềm

Loại

Thơng thường việc kiểm thử Có thể là kiểm thử hộp trắng

kiểm

phần mềm sẽ là kiểm thử và hộp đen

thử

hộp đen

kiểm tra hoạt động phần cứng

Cơ sở CSDL được kiểm tra theo CSDL khơng thể được kiểm
dữ liệu

quy trình của KTPM

tra trong quá trình kiểm nhúng


Đối

Thường được sử dụng để Kiểm thử nhúng thường được

tượng

thực thi trên ứng dụng trên thực hiện trên phần cứng.
hệ thống máy chủ.

8

Chức

Thường được sử dụng để Kiểm tra các hệ thống nhúng

năng

kiểm thử Web và ứng dụng
12


di động
9

Chi phí Tốn thời gian và tốn kém Kiểm thử nhúng ít tốn chi phí
thực

hơn kiểm thử nhúng

và thời gian hơn kiểm thử


hiện
10

thơng thường

Ví dụ

Yahoo, Google Mail và các Microsoft controller được sử

thực

ứng dụng Android khác

dụng trong máy tính

tiễn

Sau khi so sánh tất cả các sự khác biệt cơ bản giữa kiểm thử phần
mềm và kiểm thử nhúng, có thể kết luận rằng cả hai kỹ thuật kiểm thử đều
có các tính năng và khả năng riêng của chúng, điều này giúp các kỹ sư kiểm
thử đạt được mục tiêu tương ứng với đối tượng cần kiểm thử.
Có thể nói rằng việc sử dụng cả hai kỹ thuật kiểm thử mang lại nhiều
ưu điểm cũng như nhược điểm khác nhau, chúng ta có thể thấy sự phức tạp
của kiểm thử nhúng so với kiểm thử phần mềm thông thường.
Kết luận: sau khi so sánh ở trên ta có thể thấy kiểm thử nhúng sẽ khó
thực hiện hơn so với các quy trình kiểm thử phần mềm truyền thống.
2.4. Thách thức kiểm thử nhúng
 Phụ thuộc phần cứng:
Sự phụ thuộc phần cứng là một trong những khó khăn chính gặp phải trong

quá trình kiểm thử phần mềm nhúng vì quyền truy cập hạn chế vào phần cứng.
Tuy nhiên, Trình mơ phỏng có thể khơng thể hiện chính xác hoạt động của thiết
bị thực tế và có thể hiểu sai về hiệu suất hệ thống và khả năng sử dụng của ứng
dụng.
 Phần mềm mã nguồn mở:
13


Phần lớn các thành phần phần mềm nhúng là nguồn mở, khơng có kiểm tra
hồn chỉnh có sẵn cho nó.
 Lỗi phần mềm so với phần cứng:
Một khía cạnh khác là khi phần mềm đang được phát triển cho một phần
cứng mới được tạo ra, trong q trình này có thể xác định được tỷ lệ lỗi phần
cứng cao. Các khiếm khuyết tìm thấy chỉ là khơng giới hạn ở phần mềm. Nó cũng
có thể liên quan đến phần cứng.
 Cập nhật phần mềm liên tục:
Các hệ thống nhúng yêu cầu cập nhật phần mềm thường xuyên như nâng
cấp kernel, sửa lỗi bảo mật, trình điều khiển thiết bị khác nhau, v.v ... Các ràng
buộc được xác định với ảnh hưởng cập nhật phần mềm khiến việc nhận dạng lỗi
trở nên khó khăn. Ngồi ra, nó làm tăng tầm quan trọng của quy trình xây dựng
và triển khai.
2.5. Kết luận
Kiểm thử phần mềm nhúng khó hơn nhiều so với các kiểm thử phần mềm
thơng thường, đặc biệt là do nó phụ thuộc vào môi trường phần cứng, vốn được
yêu cầu thường xuyên để thực hiện kiểm thử phần mềm chất lượng cao.
Nếu khơng có các cơng cụ tùy chỉnh, rất khó để kiểm tra phần mềm. Tốt
nhất là chọn kiểm tra phần mềm một cách tự động, vì kiểm tra tự động phần
mềm nhúng cung cấp giải pháp cho các vấn đề phần mềm chỉ trong vài giờ.
PHẦN 3: KỸ THUẬT KIỂM THỬ IOT
3.1. Internet of Things là gì?

Internet of Things là Mạng lưới vạn vật kết nối Internet hoặc là Mạng lưới
thiết bị kết nối Internet (tiếng Anh: Internet of Things, viết tắt: IoT) là một liên
14


mạng, trong đó các thiết bị, phương tiện vận tải (được gọi là "thiết bị kết nối" và
"thiết bị thông minh"), phòng ốc và các trang thiết bị khác được nhúng với các
bộ phận điện tử, phần mềm, cảm biến, cơ cấu chấp hành cùng với khả năng kết
nối mạng máy tính giúp cho các thiết bị này có thể thu thập và truyền tải dữ liệu

Hình 6: Internet of thing

3.1.1. Thành phần phổ biến của hệ thống IOT là
o Sensor: cảm biến
o Application: ứng dụng
o Network: mạng
o Backend (Data Center): trung tâm dữ liệu
3.1.2. Một số ứng dụng của IOT trong đời sống
 Nhà thông minh
Được điều khiển bằng hệ thống nhận diện giọng nói qua chip

15


Hình 7: Hình minh họa nhà thơng minh

 Sản phẩm có thể đeo được
Cũng giống như nhà thơng minh, wearables (thiết bị đeo được) vẫn là một
chủ đề nóng trong số các ứng dụng IOT tiềm năng. Hàng năm, người tiêu dùng
trên toàn cầu đang chờ đợi việc phát hành đồng hồ thơng minh của Apple. Ngồi

ra, có rất nhiều thiết bị đeo được khác làm cho cuộc sống của chúng ta dễ dàng
như Sony Smart B Trainer, hoặc vòng đeo tay LookSee, điều khiển cử chỉ Myo.

Hình 8: Hình minh họa sản phẩm

16


 Lưới thông minh
Lưới thông minh là một lĩnh vực ứng dụng khác cũng khá nổi bật. Lưới
thông minh về cơ bản hứa hẹn sẽ trích xuất thơng tin về hành vi của người tiêu
dùng và nhà cung cấp điện theo cách tự động nhằm nâng cao hiệu quả, kinh tế và
độ tin cậy của phân phối điện, 41.000 tìm kiếm trên Google hàng tháng là minh
chứng cho tính phổ biến của khái niệm này.

Hình 9: Hình minh họa lưới thông minh

 Xe được kết nối
Công nghệ xe được kết nối là một mạng lưới rộng lớn và rộng lớn gồm
nhiều cảm biến, ăng-ten, phần mềm nhúng và công nghệ hỗ trợ giao tiếp để điều
hướng trong thế giới phức tạp của chúng tơi. Nó có trách nhiệm đưa ra quyết
định với sự nhất qn, chính xác và tốc độ.

Hình 10: Hình minh họa xe kết nối
17



×