Tải bản đầy đủ (.docx) (54 trang)

Thị trường tài chính 05

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.03 MB, 54 trang )

BỘ CƠNG THƯƠNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CƠNG THƯƠNG TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA TÀI CHÍNH – KẾ TỐN

TIỂU LUẬN HỌC PHẦN: THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH
TÊN ĐỀ TÀI: THỊ TRƯỜNG TRÁI PHIẾU

Giáo viên hướng dẫn: Trần Thị Thanh Thu

Nhóm: 05

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 10, năm 2023


BỘ CƠNG THƯƠNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CƠNG THƯƠNG TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA TÀI CHÍNH – KẾ TỐN

Giáo viên hướng dẫn: Trần Thị Thanh Thu
NHĨM 05
STT
1

HỌ VÀ TÊN
Vi Thị Thùy Hương

MSSV

NHIỆM VỤ

2023221839



Tìm nội dung
Tìm nội dung,

2

Phan Mỹ Kim

2023221943

powerpoint, thuyết
trình

3

Phạm Thị Hồng Diễm

2023220586

Tìm nội dung

4

Nguyễn Hồng Ý Nhi

2023223401

5

Trần Thị Mộng Quỳnh


2023224106

Tìm nội dung

6

Nguyễn Thị Huệ

2023221555

Tìm nội dung

7

Đặng Diễm Quỳnh

2023224064

Tìm nội dung

8

Cái Thị Kim Như

2023223526

Tìm nội dung

9


Nguyễn Thị Thùy Dung

2023220644

Tìm nội dung

10

Bùi Thị Mỹ Diệp

2023220608

Word

Powerpoint, thuyết
trình

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 03, năm 2023

MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU.................................................................................................................5
1.1. Lý do chọn đề tài:................................................................................................5
1.2. Mục tiêu nghiên cứu:...........................................................................................5


1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:......................................................................6
1.4. Kết cấu đề bài:.....................................................................................................6
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN...........................................................................7
1.1. Khái niệm trái phiếu và thị trường trái phiếu:............................................7

1.1.1. Khái niệm trái phiếu:.......................................................................7
1.1.2. Khái niệm thị trường trái phiếu:......................................................7
1.2. Đặc điểm của trái phiếu:.............................................................................8
1.3. Các yếu tố của trái phiếu:............................................................................8
1.4. Phân loại trái phiếu:..................................................................................12
1.4.1. Phân loại theo người phát hành trái phiếu:....................................12
1.4.2. Phân loại theo lợi tức trái phiếu:....................................................13
1.4.3. Phân loại theo mức độ đảm bảo thanh toán của người phát hành: 13
1.4.4. Phân loại dựa vào hình thức trái phiếu:.........................................14
1.4.5. Phân loại dựa vào tính chất trái phiếu:..........................................14
1.5. Điều kiện phát hành trái phiếu:.................................................................15
1.6. Lợi tức và rủi ro:.......................................................................................18
1.6.1. Lợi tức của trái phiếu:....................................................................18
1.6.2. Rủi ro của trái phiếu:.....................................................................22
1.7. Các yếu tố ảnh hưởng:..............................................................................25
1.7.1. Năng lực tài chính của Tổ Chức Phát Hành:.................................25
1.7.2. Thời gian đáo hạn của trái phiếu:..................................................26
1.7.3. Dự báo lạm phát:...........................................................................26
1.7.4. Biến động lãi suất thị trường:........................................................26
1.7.5. Thay đổi tỷ giá hối đoái:................................................................27
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG THỊ TRƯỜNG TRÁI PHIẾU Ở VIỆT NAM
HIỆN NAY.......................................................................................................................28
2.1. Quy mô thị trường trái phiếu:...................................................................28
2.2. Trái phiếu chính phủ:................................................................................30

Trang 3


2.2.1. Giao dịch thị trường sơ cấp:..........................................................30
2.2.1.1. Kết quả đấu thầu:...................................................................31

2.2.1.2. Kết quả phát hành:.................................................................32
2.2.2. Giao dịch thị trường thứ cấp:.........................................................34
2.3. Thị trường trái phiếu doanh nghiệp:.........................................................36
2.3.1. Kết quả phát hành:.........................................................................38
2.3.2. Hoạt động mua lại:........................................................................42
CHƯƠNG 3. ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG
TRÁI PHIẾU VIỆT NAM...............................................................................................44
3.1. Mục tiêu và định hướng phát triển:...........................................................44
3.2. Giải pháp phát triển:..................................................................................45
KẾT LUẬN...................................................................................................................49
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................................54

LỜI MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài:
Hội nhập kinh tế thế giới đã trở thành một xu thế khách quan đối với mọi quốc
gia trên thế giới. Làn sóng tồn cầu hóa đang diễn ra rất khẩn trương và mạnh mẽ.
Trang 4


Việc gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO đánh dấu một bước tiến rất quan
trọng đối với nền kinh tế Việt Nam. Trong thời gian qua, nền kinh tế Việt đã đạt được
tốc độ tăng trưởng GDP bình quân trên 8% năm tương đối ổn định so với các nước
trong khu vực. Để đạt được tốc độ tăng trưởng như vậy, thì phải chuẩn bị nguồn lực
thật tốt và một trong những nguồn lực không thể thiếu là vốn. Đặc biệt, trong giai đoạn
hiện nay nhu cầu vốn tăng cao và tăng dần qua các năm.Việc huy động nguồn vốn
trong và ngoài nước của Việt Nam đã đạt được kết quả hết sức khả quan. Tuy nhiên,
việc huy động vốn trong nước cũng chưa thật sự phát triển mạnh, đặc biệt là nguồn
vốn dài hạn. Do đó, để đẩy nhanh việc huy động nguồn huy động dài hạn thì việc phát
triển thị trưởng vốn trong thời gian sắp tới là rất cần thiết. Đặc biệt là phát triển thị
trường trái phiếu, đây là kênh dẫn vốn quan trọng để ổn định và phát triển nền kinh tế

đất nước.Với tính cấp thiết của việc phát triển thị trường trái phiếu, nhóm chúng em
chọn đề tài “Thị trường trái phiếu” nhằm đưa ra cái nhìn rõ hơn về thị trường này, từ
đó có những giải pháp mang tính chất định hướng để phát triển thị trường trái phiếu
hoạt động hiệu quả trong ngắn hạn và dài hạn ở Việt Nam.

1.2. Mục tiêu nghiên cứu:
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là hệ thống hóa cơ sở lý luận về thị trường trái
phiếu, đánh giá thực trạng của thị trường trái phiếu 2017-2022. Từ đó, đề xuất các giải
pháp nhằm giải quyết thực trạng của thị trường trái phiếu 2017-2022.

1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
Đối tượng: Thị trường trái phiếu ở Việt Nam.
Phạm vi nghiên cứu:
‒ Về thời gian: Từ năm 2017 đến nay.
‒ Về không gian: Thị trường trái phiếu ở Việt Nam, Luật chứng khoán 2019,
VBMA – Hiệp hội thị trường trái phiếu Việt Nam.

1.4. Kết cấu đề bài:
Gồm 3 chương
Chương 1: Cơ sở lý luận
Chương 2: Thực trạng thị trường trái phiếu ở Việt Nam hiện nay
Trang 5


Chương 3: Định hướng và giải pháp phát triển thị trường trái phiếu Việt Nam.

Trang 6


CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN

1.1. Khái niệm trái phiếu và thị trường
trái phiếu:
1.1.1. Khái niệm trái phiếu:
Theo luật chứng khoán Việt Nam, trái phiếu là loại chứng khoán xác định
quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu đối với một phần vốn nợ của tổ chức phát
hành.
Khi NĐT nắm giữ trái phiếu (Bonds) là đang nắm giữ một chứng khoán xác
nhận một khoản vốn mà họ đã vay và quyền được hưởng một mức thu nhập từ khoản
vay đó theo cam kết của TCPH. NĐT đang nắm giữ trái phiếu là chủ nợ của đơn vị
phát hành và sẽ được hồn lại vốn khi đến kỳ hạn.
Có thể hiểu như sau: Trái phiếu là một chứng thư xác nhận nợ do chủ thể phát
hành (chính phủ hoặc doanh nghiệp) ra trái phiếu bán cho các NĐT nhằm mục đích
huy động vốn trung dài hạn tài trợ cho nhu cầu sử dụng vốn của chủ thể phát hành với
cam kết chi trả lợi tức trong một thời hạn nhất định, thường trả lãi định kỳ và khi đáo
hạn sẽ hoàn trả lại vốn gốc cho người nắm giữ trái phiếu. Trên giấy chứng nhận nợ này
có ghi mệnh giá của trái phiếu và tỷ suất lãi trái phiếu.
Ví dụ: Bạn mua trái phiếu của ngân hàng Vietcombank với mệnh giá 200.000 đ
có thời hạn trong 2 năm. Điều này tức là bạn đang cho ngân hàng vay 200.000 đ trong
thời gian 2 năm với lợi suất 10%/năm. Khi đáo hạn, bạn sẽ được ngân hàng hoàn trả
lại 200.000 đ. Đồng thời, khi cho vay, bạn cũng sẽ nhận được mức tiền lãi là 200.000
x10% = 20.000 đồng/tháng.

1.1.2. Khái niệm thị trường trái phiếu:
Thị trường trái phiếu (Bonds market) là một bộ phận của TTCK, nơi mà các
loại trái phiếu được phát hành và lưu thơng, qua đó thực hiện cơ chế chuyển vốn trực
tiếp từ các NĐT sang các chủ thể phát hành thông qua việc các TCPH phát hành trái

Trang 7



phiếu bán cho các NĐT nhằm mục tiêu huy động vốn trung, dài hạn với cam kết trả
lãi, hoàn trả lại vốn theo kỳ hạn nhất định cho NĐT.
Đứng trên góc độ TCPH những người đang có nhu cầu vốn thì thị trường trái
phiếu là nơi họ sử dụng cơng cụ nợ để huy động vốn đó là phát hành trái phiếu, cịn
các NĐT trái phiếu thì thị trường trái phiếu là nơi họ mua hoặc bán lại các loại trái
phiếu họ đang nắm giữ để tìm kiếm lợi tức đầu tư. Trên thị trường trái phiếu sẽ diễn ra
các hoạt động phát hành trái phiếu để huy động vốn của các chủ thể phát hành và các
loại trái phiếu đang lưu hành sẽ được mua, bán lại giữa các NĐT với nhau hoặc NĐT
với TCPH theo các mục tiêu mà họ hướng đến như tìm kiếm lợi nhuận, nhu cầu thanh
khoản hay rút vốn để giảm rủi ro hay cơ cấu lại khoản nợ của TCPH. Hàng hóa được
giao dịch trên thị trường trái phiếu là các loại trái phiếu do chính phủ các nước phát
hành hoặc do các DN có uy tín phát hành.

1.2. Đặc điểm của trái phiếu:
Trái phiếu là một chứng nhận nợ do chính phủ hay doanh nghiệp có uy tín phát
hành để huy động vốn trung dài hạn cịn gọi là chứng khốn nợ, có kỳ hạn nhất định,
khi đến hạn phải trả lại vốn gốc cho trái chủ.
Lãi suất trái phiếu được xác định trước và tính lãi trên mệnh giá. Tỷ suất lãi này
là lãi coupon hay lãi cuốn phiếu (Coupon Interest Rates) có nghĩa là lợi suất danh
nghĩa của trái phiếu mà nhà đầu tư được hưởng hằng năm. Tùy theo loại trái phiếu mà
tỷ suất này là cố định hay thả nổi hoặc có thể bằng khơng.
Khi doanh nghiệp bị giải thể thanh lý tài sản, người nắm giữ trái phiếu được ưu
tiên trả nợ trước cổ đơng.
Đứng về góc độ doanh nghiệp phát hành thì lãi thanh tốn cho trái phiếu sẽ
được trừ khi tính thế thu nhập doanh nghiệp.

1.3. Các yếu tố của trái phiếu:
‒ Các yếu tố chính của một trái phiếu bao gồm:
1. Mệnh giá (Par value): là giá trị tiền tệ hoặc giá trị danh nghĩa của một tài sản
như cổ phiếu, trái phiếu, hay tiền xu được in trên chúng. Nó cho biết giá trị


Trang 8


được ghi nhận trên giấy tờ tài sản hoặc tiền tệ đó, thường được xác định bởi nhà
phát hành.
Một trái phiếu có mệnh giá cố định, và giá trị này thường được xác định
và thông báo rõ ràng tại thời điểm phát hành. Ví dụ, một trái phiếu có mệnh giá
1.000 USD sẽ có giá trị trước đến khi đến ngày đáo hạn là 1.000 USD.
Người mua trái phiếu thường nhận lãi suất hàng năm (hoặc chu kỳ khác)
dựa trên mệnh giá của trái phiếu. Số tiền lãi này được tính tốn dựa trên tỷ lệ lãi
suất đã thỏa thuận trong hợp đồng trái phiếu và thường được trả cho người mua
theo chu kỳ quy định.
Khi trái phiếu đáo hạn, nhà phát hành sẽ trả lại mệnh giá ban đầu cho
người mua. Điều này có nghĩa là người mua sẽ nhận lại số tiền ban đầu mà họ
đã đầu tư vào trái phiếu.
Mệnh giá của trái phiếu quan trọng trong việc xác định số tiền nhận được
khi trái phiếu đáo hạn và cũng là một yếu tố quan trọng để tính tốn lợi nhuận
và giá trị của trái phiếu trong q trình sở hữu.
Để giải thích ví dụ về mệnh giá của trái phiếu, hãy xem xét một trái
phiếu có mệnh giá là 1.000.000 VND và lãi suất hàng năm là 6%. Nhà phát
hành cam kết trả lãi hàng năm.
Mệnh giá của trái phiếu là số tiền mà nhà phát hành cam kết trả lại cho
người mua khi trái phiếu đáo hạn. Trong trường hợp này, mệnh giá của trái
phiếu là 1.000.000 VND.
Người mua trái phiếu sẽ nhận được lãi suất hàng năm trên mệnh giá. Với
lãi suất 6%, người mua sẽ nhận được:
Lãi hàng năm = Mệnh giá * Lãi suất hàng năm
= 1.000.000 VND * 0,06
= 60.000 VND

Như vậy, trong trường hợp này, người mua trái phiếu sẽ nhận được
60.000 VND hàng năm từ nhà phát hành cho đến khi trái phiếu đáo hạn. Sau

Trang 9


khi trái phiếu đáo hạn, nhà phát hành sẽ trả lại mệnh giá là 1.000.000 VND cho
người mua.
2. Lãi suất của trái phiếu (Interest rate): Là lãi suất danh nghĩa của trái phiếu quy
định mức lãi suất mà NĐT được hưởng hằng năm. Thường có 2 phương thức
trả lãi là trả lãi hằng năm hoặc trả lãi nửa năm một lần (6 tháng/lần).
Lãi suất danh nghĩa của trái phiếu (Coupon Interest rates) là tỷ lệ lợi tức
được cam kết trước đó mà người mua trái phiếu sẽ nhận được từ việc nắm giữ
trái phiếu trong suốt thời gian kỳ hạn. Đây là lãi suất được ghi rõ trong hợp
đồng trái phiếu và khơng tính đến tác động của lạm phát hoặc các yếu tố khác
có thể ảnh hưởng đến giá trị thực của tiền tệ. Lãi suất danh nghĩa cũng được gọi
là "lãi suất không điều chỉnh" hoặc "lãi suất chưa điều chỉnh".
Lãi suất của trái phiếu đóng vai trị quan trọng trong việc xác định tổng
số tiền lãi mà người mua nhận được và tính tốn giá trị trái phiếu. Các yếu tố
khác như rủi ro tín dụng, thời hạn và điều kiện giao dịch cũng ảnh hưởng đến
lãi suất và giá trị của trái phiếu.
Ví dụ, giả sử bạn có một trái phiếu với lãi suất 5% và mệnh giá là 1000
đơn vị tiền tệ. Để tính tiền lãi hàng năm, ta áp dụng công thức:
Tiền lãi hàng năm = 5% x 1000 = 50 đơn vị tiền tệ
Vậy trong ví dụ này, số tiền lãi hằng năm sẽ là 50 đơn vị tiền tệ.
3. Giá mua trái phiếu được hiểu là giá mà người mua trả cho người bán để sở hữu
trái phiếu đó.
Trong thị trường trái phiếu, giá mua thường được biểu diễn dưới dạng
phần trăm của giá trị gốc của trái phiếu. Giá này có thể cao hơn hoặc thấp hơn
giá gốc tùy thuộc vào nhiều yếu tố như lãi suất, rủi ro và cung cầu trong thị

trường.
Khi bạn mua một loại trái phiếu, bạn sẽ phải thanh toán số tiền tương
ứng với giá mua đó cho người bán. Sau khi hồn thành giao dịch, bạn sẽ nhận

Trang 10


được quyền nhận lãi suất hàng năm (hoặc theo chu kỳ khác) từ chủ sở hữu ban
đầu của trái phiếu.
Giống như các cơng cụ tài chính khác, giá mua của các loại trái phiếu có
thể biến đổi theo thời gian do yếu tố kinh tế và các yếu tố khác trong nền kinh
tế.
4. Thời hạn đáo hạn của một trái phiếu là ngày mà trái phiếu sẽ được trả về và
hoàn lại số tiền vốn ban đầu cho nhà đầu tư. Nó cũng được gọi là ngày đáo hạn.
Thơng thường, khi mua một trái phiếu, nhà đầu tư sẽ biết trước thời gian chính
xác khi nó sẽ được hồn lại.
Trong suốt thời gian giữ trái phiếu, nhà đầu tư có quyền nhận lãi suất
hàng năm (gọi là tỷ suất cố định) dựa vào giá trị vốn ban đầu của nó. Sau khi
thời hạn kết thúc, công ty phát hành trái phiếu sẽ phải hoàn lại số tiền vốn ban
đầu cho nhà đầu tư.
Thời hạn và lãnh lãm của các loại trái phiếu có thể khác nhau và phụ
thuộc vào điều khoản và điều kiện cụ thể của từng loại. Đối với các công ty
phát hành, việc quản lý các ngày chính xác này rất quan trọng để duy trì tính
thanh khoản và tin cậy trong việc thu hồi số tiền vay từ các nhà đầu tư.
5. Quyền mua lại của trái phiếu (bond call option) là một điều khoản trong hợp
đồng trái phiếu cho phép người phát hành (emitter) có quyền mua lại trái phiếu
từ chủ sở hữu trước thời hạn đáo hạn. Điều này cho phép người phát hành tái
cấu trúc hoặc tái tài chính các khoản nợ với lãi suất thấp hơn khi tỷ lệ lãi suất
thị trường giảm.
Khi quyền mua lại được kích hoạt, người phát hành sẽ thanh toán cho chủ sở

hữu giá trị gốc của trái phiếu cộng với số tiền được xác định theo điều kiện trong điều
khoản quyền mua lại. Thông thường, giá thanh toán là cao hơn giá gốc để bù đắp cho
việc chủ sở hữu bị bất lợi từ việc nắm giữ các trái phiếu có lãi suất thấp hơn lãi suất thị
trường.
Ví dụ: Giả sử bạn mua một trái phiếu doanh nghiệp có mệnh giá 100.000 Vnđ,
có thời hạn 10 năm cho đến khi bạn được hoàn trả lại mệnh giá (hay còn gọi là giá gốc
Trang 11


của trái phiếu). Vào ngày trái phiếu đáo hạn, bạn sẽ nhận lại được 100.000 Vnđ ban
đầu.
Trái phiếu này có lãi suất coupon là 3%, có nghĩa là doanh nghiệp phát hành
trái phiếu sẽ trả cho bạn 3.000 Vnđ tiền lãi mỗi năm. Số tiền lãi này có thể được thanh
toán mỗi năm một lần hoặc chia ra nửa năm một lần
Giả sử bạn muốn bán trái phiếu của mình một năm sau đó, nhưng lãi suất thị
trường lúc này đã tăng lên 4%. Vì người mua hiện có thể mua trái phiếu mệnh giá
100.000 Vnđ với tiền lãi 4.000 Vnđ mỗi năm, nên khoản thanh toán lãi suất coupon
3.000 Vnđ của bạn sẽ không hấp dẫn được nhiều người mua.
Trái phiếu mới: Người mua sẽ nhận được 4.000 Vnđ hàng năm trong 10 năm
với tổng số tiền là 40.000 Vnđ.
Trái phiếu của bạn: Người mua sẽ nhận được 3.000 Vnđ hàng năm trong 9 năm
với tổng số tiền là 27.000 Vnđ
Để thu hút người mua, bạn sẽ phải bán trái phiếu của mình với giá chiết khấu
nghĩa là giá thấp hơn giá gốc. Họ sẽ cần mua trái phiếu từ bạn với giá 92.500 Vnđ thay
vì 100.000 Vnđ mà bạn đã trả một năm trước đó.

1.4. Phân loại trái phiếu:
Mỗi loại trái phiếu sẽ có những đặc điểm riêng, các đặc điểm này sẽ gắn liền
với lợi ích và rủi ro của trái chủ. Vì vậy, khi phân loại trái phiếu thường căn cứ vào các
tiêu thức khác nhau:


1.4.1. Phân loại theo người phát hành trái
phiếu:
Trái phiếu Chính phủ: Là loại trái phiếu có tính thanh khoản cao và mức rủi ro
thấp gần như khơng có, loại trái phiếu này do chính phủ phát hành nhằm mục đích bù
đắp các khoản chi của NSNN hoặc kiểm soát lạm phát cũng như huy động nguồn tài
trợ cho các cơng trình, dự án của Nhà nước.
Trái phiếu Chính phủ là cơng cụ đặc biệt quan trọng và có hiệu quả để huy
động vốn cho ngân sách nhà nước, góp phần tạo thế chủ động trong công tác quản lý
Trang 12


và điều hành ngân sách nhà nước, hạn chế và chấm dứt việc phát hành tiền để bù đắp
thiếu hụt ngân sách nhà nước.
Trái phiếu của doanh nghiệp: Là những trái phiếu do doanh nghiệp các doanh
nghiệp uy tín phát hành để vay vốn dài hạn phục vụ nhu cầu đầu tư dài hạn của doanh
nghiệp, mở rộng quy mô phát triển sản xuất kinh doanh.
Trái phiếu chính quyền địa phương: Là loại trái phiếu đầu tư có kỳ hạn từ một
năm trở lên, do UBND cấp tỉnh ủy quyền cho kho bạc nhà nước hoặc tổ chức tài chính
tín dụng trên địa bàn phát hành nhằm huy động vốn cho các dự án cơng trình thuộc
nguồn đầu tư của ngân sách địa phương.

1.4.2. Phân loại theo lợi tức trái phiếu:
Trái phiếu có lãi suất cố định: Là loại trái phiếu mà lợi tức được xác định theo
một tỷ lệ phần trăm (%) cố định tính theo mệnh giá. Với đặc điểm trả lãi suất ổn định
và định kỳ thường 6 tháng hay 1 năm một lần, nó ràng buộc doanh nghiệp có nghĩa vụ
phải trả lại trong suốt thời gian lưu hành trái phiếu.
Trái phiếu có lãi suất biến đổi (lãi suất thả nổi): Là loại trái phiếu mà lợi tức
được trả trong các kỳ có sự khác nhau và được tính theo một lãi suất có sự biến đổi
theo một lãi suất tham chiếu. Thông thường cứ 6 tháng một lần, căn cứ vào lãi suất

tiền gửi ngắn hạn của ngân hàng lại điều chỉnh lãi suất trái phiếu cho phù hợp.
Trái phiếu có lãi suất bằng khơng (lãi suất chiết khấu): Là loại trái phiếu mà
người mua không nhận được lãi, nhưng được mua với giá thấp hơn mệnh giá (mua
chiết khấu) và được hoàn trả bằng mệnh giá khi trái phiếu đó đáo hạn.

1.4.3. Phân loại theo mức độ đảm bảo
thanh toán của người phát hành:
Trái phiếu bảo đảm: Là loại trái phiếu mà người phát hành dùng một tài sản có
giá trị làm vật đảm bảo cho việc phát hành. Khi nhà phát hành mất khả năng thanh
tốn, thì trái chủ có quyền thu và bán tài sản đó để thu hồi lại số tiền người phát hành
còn nợ. Trái phiếu bảo đảm thường bao gồm một số loại chủ yếu sau:
+ Trái phiếu có tài sản cầm cố: Là loại trái phiếu bảo đảm bằng việc người
phát hành cầm cố một bất động sản để bảo đảm thanh toán cho trái chủ. Thường giá trị
Trang 13


tài sản cầm cố lớn hơn tổng mệnh giá của các trái phiếu phát hành để đảm bảo quyền
lợi cho trái chủ.
+ Trái phiếu bảo đảm bằng chứng khoán ký quỹ: Là loại trái phiếu được bảo
đảm bằng việc người phát hành thường là đem ký quỹ số chứng khoản dễ chuyển
nhượng mà mình sở hữu để làm tài sản bảo đảm.
Trái phiếu không bảo đảm: Là loại trái phiếu phát hành khơng có tài sản làm vật
bảo đảm mà chỉ bảo đảm bằng uy tín của người phát hành.

1.4.4. Phân loại dựa vào hình thức trái
phiếu:
Trái phiếu vơ danh: Là loại trái phiếu không ghi tên của người mua và trong sổ
sách của tổ chức phát hành. Trái chủ là người được hưởng quyền lợi.
Trái phiếu ghi danh: Là loại trái phiếu có ghi tên và địa chỉ của người mua và
trong sổ sách của tổ chức phát hành.


1.4.5. Phân loại dựa vào tính chất trái
phiếu:
Trái phiếu có khả năng chuyển đổi: Là loại trái phiếu của công ty cổ phần mà
trái chủ được quyền chuyển sang cổ phiếu thường với giá của cổ phiếu được ấn định
trước gọi là giá chuyển đổi. Việc này được quy định cụ thể về thời gian và tỷ lệ khi
mua trái phiếu. Đây là loại trái phiếu rất được ưa chuộng bởi vì giá cổ phiếu tăng cao
trên thị trường người nằm giữ trái phiếu này sẽ được chuyển đổi và thu được những
món lợi nhuận do chênh lệch giá.
Cách tính giá chuyển đổi và tỷ lệ chuyển đổi:
Giá chuyển đổi (Conversion Price): Là giá của cổ phiếu thường mà trái phiếu
chuyển đổi lấy làm căn cứ trong việc chuyển đổi.
Giá chuyển đổi = Mệnh giá của trái phiếu chuyển đổi / div Tỷ lệ chuyển đổi
Ví dụ: Một trái phiếu chuyển đổi có mệnh giá 1 triệu đồng quy định sẽ đổi
thành 50 cổ phiếu thường, vậy giá chuyển đổi là:
Giá chuyển đổi = 1.000.000 / 50 = 200.000đ
Trang 14


Tỷ lệ chuyển đổi (Conversion Ratio): Số cổ phiếu thường được chuyển đổi ra từ
một trái phiếu.
Tỷ lệ chuyển đổi = Mệnh giá của trái phiếu chuyển đổi / div Giá chuyển đổi
Ví dụ: Trái phiếu chuyển đổi của SSI có mệnh giá 100.000đ, quy định được
chuyển đổi thành cổ phiếu thường của công ty với giá chuyển đổi bằng mệnh giá
10.000đ
Tỷ lệ chuyển đổi = 100.000 / 10.000 = 10
Có nghĩa là 1 trái phiếu đổi thành 10 cổ phiếu thường.
Trái phiếu có quyền mua cổ phiếu: Là loại trái phiếu có kèm theo phiếu cho
phép trái chủ được quyền mua một số lượng nhất định cổ phiếu của cơng ty.
Trái phiếu có thể mua lại: Là loại trái phiếu cho phép nhà phát hành được quyền

mua lại một phần hay toàn bộ trước khi trái phiếu đến hạn thanh toán.

1.5. Điều kiện phát hành trái phiếu:
Theo Nghị định 81/2020/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 163/2018/NĐ-CP, điều kiện
phát hành trái phiếu doanh nghiệp có một số thay đổi từ ngày 01/9/2020. Theo đó, tổ
chức phát hành trái phiếu là doanh nghiệp phải có đủ những điều kiện sau:

Đối với trái phiếu không chuyển đổi hoặc trái phiếu không kèm theo chứng
quyền:

Trang 15


1. Doanh nghiệp phát hành là công ty cổ phần hoặc công ty trách nhiệm hữu
hạn được thành lập và hoạt động theo pháp luật Việt Nam
2. Có thời gian hoạt động tối thiểu từ 01 năm kể từ ngày được cấp lần đầu Giấy
chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc
Giấy phép có giá trị tương đương theo quy định của pháp luật. Đối với doanh nghiệp
được tổ chức lại hoặc chuyển đổi, thời gian hoạt động được tính là thời gian hoạt động
của doanh nghiệp bị chia (trong trường hợp chia doanh nghiệp), thời gian hoạt động
của doanh nghiệp bị tách (trong trường hợp tách doanh nghiệp), thời gian hoạt động
dài nhất trong số các doanh nghiệp bị hợp nhất (trong trường hợp hợp nhất doanh
nghiệp), thời gian hoạt động của doanh nghiệp nhận sáp nhập (trong trường hợp sáp
nhập công ty), thời gian hoạt động của doanh nghiệp trước và sau khi chuyển đổi
(trong trường hợp chuyển đổi công ty).
3. Có báo cáo tài chính năm trước liền kề của năm phát hành được kiểm toán
bởi tổ chức kiểm toán đủ điều kiện về phát hành trái phiếu doanh nghiệp theo quy định
tại khoản 7 Điều 4 Nghị định 163/2018.
4. Ký hợp đồng tư vấn với tổ chức tư vấn về hồ sơ phát hành trái phiếu theo quy
định tại khoản 3 Điều 15 Nghị định 163/2018, trừ trường hợp doanh nghiệp phát hành

là tổ chức được phép cung cấp dịch vụ tư vấn hồ sơ phát hành trái phiếu theo quy định
của pháp luật.
5. Đảm bảo tuân thủ giới hạn về số lượng nhà đầu tư khi phát hành, giao dịch
trái phiếu theo quy định về phát hành trái phiếu doanh nghiệp tại khoản 2 Điều 4 và
khoản 8 Điều 6 Nghị định 163/2018. Trái phiếu doanh nghiệp bị hạn chế giao dịch
trong phạm vi dưới 100 nhà đầu tư, khơng kể nhà đầu tư chứng khốn chun nghiệp
trong vịng 1 năm kể từ ngày hồn thành đợt phát hành, trừ trường hợp theo quyết định
của Tòa án hoặc thừa kế theo quy định của pháp luật. Sau thời gian nêu trên, trái phiếu
doanh nghiệp được giao dịch không hạn chế về số lượng nhà đầu tư; trừ trường hợp
doanh nghiệp phát hành có quyết định khác.
6. Có phương án phát hành trái phiếu được cấp có thẩm quyền phê duyệt và
chấp thuận theo quy định về phát hành trái phiếu doanh nghiệp tại Điều 14 Nghị định
163/2018.

Trang 16


7. Thanh toán đầy đủ cả gốc và lãi của trái phiếu đã phát hành trong 03 năm
liên tiếp trước đợt phát hành trái phiếu (nếu có).
8. Đáp ứng các tỷ lệ an tồn tài chính, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động
theo quy định của pháp luật chuyên ngành.
9. Đảm bảo dư nợ trái phiếu doanh nghiệp phát hành riêng lẻ tại thời điểm phát
hành (bao gồm cả khối lượng dự kiến phát hành) không vượt quá 05 lần vốn chủ sở
hữu theo báo cáo tài chính quý gần nhất tại thời điểm phát hành được cấp có thẩm
quyền phê duyệt.
10. Mỗi đợt phát hành phải hồn thành trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày công
bố thông tin trước khi phát hành; đợt phát hành sau phải cách đợt phát hành trước tối
thiểu 06 tháng, trái phiếu phát hành trong một đợt phát hành phải có cùng điều kiện,
điều khoản.
11. Tổ chức tín dụng phát hành trái phiếu không phải đáp ứng quy định tại điểm

i và điểm k khoản 1 Điều 10 Nghị định 163/2018 (được sửa đổi, bổ sung tại khoản 3
Điều 1 Nghị định 81/2020).
Đối với phát hành trái phiếu chuyển đổi hoặc trái phiếu kèm chứng quyền:

1. Doanh nghiệp phát hành là công ty cổ phần.

Trang 17


2. Đáp ứng các điều kiện phát hành quy định tại điểm b, c, d, đ, e, g, h, i, k, l
khoản 1 Điều 10 Nghị định 163/2018 (được sửa đổi, bổ sung tại khoản 3 Điều 1 Nghị
định 81/2020).
3. Đáp ứng quy định về tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài theo quy định
của pháp luật trong trường hợp thực hiện chuyển đổi trái phiếu thành cổ phiếu hoặc
thực hiện quyền mua của chứng quyền.
4. Các đợt phát hành trái phiếu chuyển đổi phải cách nhau ít nhất sáu tháng.
5. Trái phiếu chuyển đổi, chứng quyền phát hành kèm theo trái phiếu không
được chuyển nhượng trong tối thiểu 01 năm kể từ ngày hoàn thành đợt phát hành, trừ
trường hợp chuyển nhượng cho hoặc chuyển nhượng giữa các nhà đầu tư chứng khoán
chuyên nghiệp hoặc theo quyết định của Tòa án hoặc thừa kế theo quy định của pháp
luật.
Doanh nghiệp phát hành là công ty đại chúng ngoài việc đáp ứng điều kiện phát
hành theo quy định trên còn phải đáp ứng điều kiện chào bán chứng khốn riêng lẻ của
cơng ty đại chúng theo quy định của Luật chứng khoán.

1.6. Lợi tức và rủi ro:
1.6.1. Lợi tức của trái phiếu:
Lợi tức khi đầu tư vào trái phiếu là một trong những yếu tố quan trọng để NĐT
quyết định đầu tư vào trái phiếu này hay trái phiếu khác hoặc quyết định đầu tư vào tài
sản khác. Khi các yếu tố khác không đổi, NĐT so sánh lợi tức của các loại tài sản để

lựa chọn đầu tư vào loại tài sản nào.
Khi đầu tư vào trái phiếu NĐT có thể mong đợi 3 nguồn lợi tức tiềm năng sẽ
thu được đó là:
Tiền lãi định kỳ: Khoản lãi này thường được thanh toán 1 lần/năm hay nửa
năm/1 lần theo cam kết của tổ chức phát hành.
Số tiền lãi này được tính trên cơ sở lãi suất trái phiếu (Coupon interest rate)
được qui định trước nhân với mệnh giá trái phiếu:
C=c % × F

Trang 18


Ví dụ: Trái phiếu của Cơng ty X được cam kết trả lãi với lãi suất 10%/năm với
hình thức trả lãi 1 lần/năm hoặc trả lãi 6 tháng/lần. Hãy xác định tiền lãi TCPH sẽ
thanh toán định kỳ cho nhà đầu tư?
Lãi của lãi: Nếu các khoản thanh toán lãi định kỳ không bị tiêu dùng mà được
tái đầu tư, thì người đầu tư sẽ thu được lãi của lãi. Lãi suất của các khoản tái đầu tư
này tùy thuộc vào lãi suất thị trường tại thời điểm thực hiện tái đầu tư. Với r là lãi suất
chiết khấu, áp dụng tính giá trị tương lai của một khoản tiền tệ đồng đều:
Lãi coupon+ Lãi của lãi=C ×

(1+r )n−1
r

Tổng số lãi coupon được tính bằng cách nhân số kỳ trả lãi với lãi coupon: nC
Lãi của lãi=C ×

(1+ r)n −1
−nC
r


Ví dụ: Trái phiếu có mệnh giá 1.000.000đ với lãi suất 7%/năm được trả lãi định
kỳ hàng năm, có thời hạn 15 năm. Giả sử lãi suất chiết khấu là 10%, hãy xác định lãi
của lãi?
Như vậy, tiền lãi được trả định kỳ hàng năm là: 7 % × 1.000.000=70.000 đ
Từ cơng thức trên có lãi của lãi:
(1+10 %)15−1
70.000 ×
−15 ×70.000=1.874 .063 đ
10 %

Lợi vốn: Nếu bán trái phiếu ra với giá cao hơn mức giá đã mua vào, thì nhà đầu
tư sẽ thu được một khoản lợi vốn, ngược lại sẽ có một khoản thiệt vốn. Lợi vốn (hoặc
thiệt vốn) xảy ra khi trái phiếu được bán ra, bị mua lại, hoặc đáo hạn.
Như vậy lợi tức thu được khi đầu tư trái phiếu không chỉ là tiền lãi được trả
định kỳ theo cam kết của TCPH, mà nó cịn bao gồm cả tiền lãi của lãi khi tái đầu tư
và lợi vốn. Hay lợi suất thực hưởng khi đầu tư trái phiếu khác xa lợi suất danh nghĩa,
tức là lãi suất trái phiếu.
Các thước đo lợi suất khi đầu tư trái phiếu:
Lợi suất hiện hành (Current Yield - CY): Lợi suất hiện hành của trái phiếu là tỷ
lệ giữa số tiền lãi được thanh toán định kỳ với giá bán hiện hành của trái phiếu.
CY =Lãi của trái phiếu ÷Giá bánhiện hành của trái phiếu=C ÷ P m

Trang 19


Ví dụ: Trái phiếu cơng ty Y có thời hạn 8 năm, mệnh giá là 1.000.000đ, được
thanh toán lãi định kỳ hàng năm với lãi suất 6%/năm. Hãy tính lợi suất hiện hành của
trái phiếu biết giá bán hiện hành của trái phiếu là 1.010.000đ?
Số tiền lãi được thanh toán định kỳ hàng năm:

C=6 % × 1.000.000=60.000 đ

Lợi suất hiện hành của trái phiếu công ty Y là:
CY =60.000 /1.010 .000=0,0594 hay 5,94%/năm.

Lợi suất đáo hạn (Yield to Maturity): Là lãi suất chiết khấu để tổng giá trị hiện
tại của các dòng tiền thu được trong tương lai trên trái phiếu (bao gồm tiền lãi định kỳ
và mệnh giá trái phiếu) bằng giá thị trường hiện tại của trái phiếu. Nếu gọi:
YTM: Lợi suất đáo hạn kỳ vọng của trái phiếu
C:Khoản thanh toán tiền lãi hàng năm;
F: Mệnh giá của trái phiếu;
n: Số năm còn lại của trái phiếu;
Pm: Giá thị trường hiện tại của trái phiếu, cụ thể:

Nếu trái phiếu trả lãi một năm một lần thì:
n

P m= ∑
i=1

c
F
+
i
(1+YTM ) (1+YTM )n

Nếu trái phiếu trả lãi nửa năm một lần thì:
c
2
F

P m= ∑
+ ¿
i
¿
¿
YTM
i=1
(1+
)
2
2n

Ví dụ: Nhà đầu tư đang nắm giữ trái phiếu của cơng ty Y có mệnh giá
1.000.000đ có thời hạn cịn lại 2 năm, được trả lãi định kỳ hàng năm với lãi suất trái
phiếu 10%/năm. Giá bán hiện tại của trái phiếu là 1.035.000đ.
Yêu cầu: Tính lợi suất đáo hạn của trái phiếu này?
Khoản thanh tốn tiền lãi hàng năm: C=10 % × 1.000.000=100.000 đ
Lãi suất đáo hạn của trái phiếu:
Trang 20



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×