Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Đền thờ họ Phùng ở Nam Cường và các nhân vật được thờ pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (166.18 KB, 6 trang )

Đền thờ họ Phùng ở Nam Cường và các nhân vật được thờ
Qua khỏi cầu đường sắt Yên Xuân, rẽ phải khoảng 1km bên bờ hữu ngạn sông
Lam là xóm 1, xã Nam Cường, Nam Đàn, Nghệ An. Đền thờ các tiên tổ họ Phùng
có hai tòa khá khang trang, đẹp đẽ, ở tách riêng ngoài xóm, nằm giữa đồng ruộng
thoáng đãng. Cây bàng cổ thụ trước sân bái đường càng tôn thêm vẻ uy nghiêm và
linh thiêng cho nơi đền thờ tọa lạc. Đền thờ xưa thuộc làng Xuân Trạch, xã Hạ
Khê, tổng Phù Long, huyện Hưng Nguyên, nay thuộc xã Nam Cường, huyện Nam
Đàn. Các cụ tiên tổ họ Phùng định cư ở đây từ lâu đời và chọn vùng đất Lam
Thành, nơi đóng trấn sở của Nghệ An từ xa xưa để lưu danh và phát tích. Đền thờ
xưa có 3 toà, nằm ở trung tâm xóm, trước sau có tới 7 gia đình đều họ Phùng trấn
giữ
Qua khỏi cầu đường sắt Yên Xuân, rẽ phải khoảng 1km bên bờ hữu ngạn
sông Lam là xóm 1, xã Nam Cường, Nam Đàn, Nghệ An. Đền thờ các tiên tổ
họ Phùng có hai tòa khá khang trang, đẹp đẽ, ở tách riêng ngoài xóm, nằm
giữa đồng ruộng thoáng đãng. Cây bàng cổ thụ trước sân bái đường càng tôn
thêm vẻ uy nghiêm và linh thiêng cho nơi đền thờ tọa lạc.
Đền thờ xưa thuộc làng Xuân Trạch, xã Hạ Khê, tổng Phù Long, huyện
Hưng Nguyên, nay thuộc xã Nam Cường, huyện Nam Đàn. Các cụ tiên tổ họ
Phùng định cư ở đây từ lâu đời và chọn vùng đất Lam Thành, nơi đóng trấn
sở của Nghệ An từ xa xưa để lưu danh và phát tích. Đền thờ xưa có 3 toà,
nằm ở trung tâm xóm, trước sau có tới 7 gia đình đều họ Phùng trấn giữ, sau
di dời đi theo chủ trương chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp của địa
phương. Nay 2 toà Thượng và Hạ điện có từ thời Lê Trung Hưng còn lại đã
được trùng tu nhiều lần, đợt gần đây nhất là năm 1979 và 2008.
Dòng họ Phùng từ xưa đã sinh ra các danh nhân, hào kiệt có công lớn với đất
nước và mảnh đất phên dậu Nghệ An. Đặc biệt thời Lý - Trần có ông Phùng Tá
Chu nổi tiếng là công thần, có công phù lập nhà Trần, nên được phong tới Đại
vương khi còn sống. Sách Đại Việt sử ký toàn thư (Bản dịch của NXB Khoa học
xã hội, 1998 - T.2, Tr.10, 14-15) có ghi về Phùng Tá Chu như sau: “Bính Thân
[Thiên Ứng Chính Bình] năm thứ 5 [1236 - mùa đông tháng 10] gia phong Hưng
Nhân Vương Phùng Tá Chu làm Đại vương”.


Trước nữa Phùng Tá Chu đã được cử vào Nghệ An công cán, có năm đã được
ủy quyền thay mặt vua hành xử mọi việc. Sách cũng ghi: “Bính Tuất, Kiến Trung
năm thứ 2 [1226], mùa đông tháng 10… sai Phụ quốc Thái phó Phùng Tá Chu
quyền Tri phủ Nghệ An, cho phép ban tước từ tá chức, xá nhân trở xuống cho
người khác, rồi sau về triều tâu lên… Quý Tỵ, Thiên Ứng Chính Bình năm thứ 2
[1233], sai Phùng Tá Chu duyệt định các ấp lớn phủ Nghệ An”.
Gia phả dòng họ Phùng ở Nam Cường được lập vào năm 1788, do Thượng
tướng, Quận công Phùng Viết Đán biên soạn. Theo gia phả dòng họ để lại, ngày
12/10 năm Tân Mão (1711), đền được dựng theo sắc lệnh của vua Lê Dụ Tông
(1705-1729) để thờ các nhân vật họ Phùng có công với đất nước. Ở chính điện có
long ngai, bài vị thờ 3 vị Tiền thí Tổ: Hành khiển Phùng Sĩ Chu; Thiếu uý Đông
các Đại học sĩ, Thượng tướng, Quận công Phùng Quang Lộc; Hoàng giáp, Thượng
thư Phùng Khắc Khoan. Đền thờ cũng có các đại tự, biển, câu đối cổ ghi tích…
Đại tự: Minh đức viễn hĩ (đức sáng lan xa); biển: Lê triều - Phụ quốc; đối liên:
“Phù Long sinh hào kiệt phụ quốc công cần lưu quốc sử;
Phùng tộc hiển phúc thần độ dân ân đức thấu nhân tâm”.
Vị thí Tổ Phùng Sĩ Chu được thờ ở đền Nam Cường là người có công lớn với
nhà Trần, đặc biệt làm quan đến chức Hành khiển, từng đi sứ nhà Nguyên. Sách
Đại Việt sử ký toàn thư (Tr.65) ghi về Sĩ Chu như sau: “Lấy Phùng Sĩ Chu làm
Hành khiển… Sĩ Chu là người trung hiếu, có tài văn nghệ, làm quan đến Thiếu
phó, hiệu là Tốn Trai tiên sinh”.
Gia phả và Thần vị Phùng Sĩ Chu tại đền ghi: “Tiên thí Tổ Bắc quốc nhân Phó
sứ quan. Dã tính Phùng, húy Sĩ Chu phụng quốc mệnh sứ giao, đương Trần triều
tại vị vi phụ đạo quan đồn tại Thái Nguyên, Phụ quốc Trần triều Bắc Nam phụ
chính. Kỳ thí Tổ tỉ Trần công chúa quốc phu nhân, sinh nam tử húy Quang Lộc…”.
Ông Sĩ Chu được nhà vua gả công chúa và từ đây đã sinh ra các nam tử di duệ
tuấn tú cho dòng họ Phùng ở cả nước và xứ Nghệ.
Khởi Tổ là Phùng Quang Lộc tham gia nghĩa quân Lam Sơn, giúp nhà Lê từ
ngày đầu khởi nghĩa chống giặc Minh đến thắng lợi. Ông lại có công trong việc
dẹp loạn Lê Nghi Dân, phù lập vua Lê Thánh Tông, nên được phong là Khai quốc

Trung hưng công thần và chức tước Thượng tướng, Quận công, Đông các Đại học
sĩ, Thiếu uý. Phả ghi:
“Thái tổ Cao Hoàng đế, tức vị hiệu xưng Thuận Thiên nguyên niên, nãi hội chư
tướng, định công hành đương thị công cao hạ vi phẩm trật. Dĩ Dị Quận công hữu
đại công lao, phong vi Khai quốc thôi trung dương võ minh nghĩa Phụ quốc công
thần Đặc tiến khai phủ kiêm giao Dực tướng Tứ kim phù, phong Thiếu bảo, tặng
Thiếu uý Đông các Đại học sĩ, Dị Quận công”.
Tạm dịch: Thái tổ Cao Hoàng đế [tức Lê Lợi] lên ngôi, xưng niên hiệu là
Thuận Thiên năm thứ nhất [1428]. Vua bèn họp các chư tướng đang giữ chức văn,
võ bá quan, bình xét công trạng cao, thấp để khen thưởng, ấn định cấp bậc, phẩm
trật thích đáng. Dị Quận công [Phùng Quang Lộc] là người có công lớn, được
nhà vua khen ngợi và phong là: Khai quốc thôi trung dương võ minh nghĩa Phụ
quốc công thần Đặc tiến khai phủ, kiêm giao Dực tướng Tứ kim phù, phong Thiếu
bảo, tặng Thiếu uý Đông các Đại học sĩ, Dị Quận công.
Đặc biệt trong dòng họ Phùng có Phùng Khắc Khoan (1528-1613) là bậc danh
nhân văn hoá, lịch sử của đất nước. Ông tự là Hoằng Phu, hiệu Nghị Trai, sinh ra
ở làng Phùng Xá (tên Nôm là làng Bùng), huyện Thạch Thất (nay thuộc Hà Nội).
Ông theo học Trạng nguyên Nguyễn Bỉnh Khiêm. Vì là hậu duệ của các công thần
khai quốc triều Lê, nên dù học rất giỏi, nhưng ông không chịu đi thi và làm quan
cho nhà Mạc. Năm 1550, ông vào Thanh Hoá theo nhà Lê và đỗ Hoàng giáp tại
khoa thi Tiến sĩ của nhà Lê ở Thanh Hoá. Ông được phong công thần Đặc tiến
Kim tử Vinh lộc Đại phu. Năm 1597, ông làm Chánh sứ sang Trung Quốc cầu
phong cho vua Lê. Về nước, được phong làm Thượng thư bộ Hộ, rồi bộ Công,
tước Mai Quận công, rồi về hưu. Ông từng bị triều đình đày vào ở Thành Nam,
Con Cuông, Nghệ An một thời gian rồi mới được đưa về triều làm quan và lập
công to lớn cho nước nhà. Thời gian ở Nghệ An, ông có sáng tác thơ chữ Nôm,
như Ngư phủ nhập Đào Nguyên, Lâm tuyền vãn… Ông còn có các tập thơ chữ
Hán: Ngôn chí thi tập, Mai lĩnh sứ hoa thi tập… Người đương thời tôn ông là
Trạng Bùng và sau khi mất, ông được dân làng Bùng thờ là Tổ sư nghề dệt lược,
xây đền thờ tưởng nhớ công ơn ông.

Tả hữu chính điện thờ: Đề đốc, Thượng tướng, Quận công Phùng Bá Ngự; Đề
đốc, Thượng tướng, Quận công, Thiếu uý, Thái bảo Phùng Bá Nghị; Thượng
tướng, Quận công Phùng Bá Ngợi; Đô đốc, Thượng tướng, Thiếu bảo Lễ Quận
công Phùng Viết Đạm; Trung lang tướng, Triều Trung hầu Phùng Bá Giàu; Vĩnh
An hầu Phùng Viết Tào; Trình Trường hầu Phùng Viết Nho. Các vị họ Phùng này
và con cháu họ đều có công lớn trong thời Lê Trung Hưng. Lễ Quận công Phùng
Viết Đạm đã từng được Lệnh chỉ của vua Bảo Thái khen tặng và giao cho con
cháu và bản quán lo việc phụng thờ:
“Lệnh chỉ: Đại nguyên soái Tổng quốc chính sư thượng thượng văn uy minh
nhân công, Thánh đức An Vương lệnh chỉ: Tiền tặng Thiếu bảo Lễ Quận công;
đích Phùng Tào; điệt Phùng Khanh, Phùng Nịnh, Phùng Thuỵ, Phùng Lai, Phùng
Thức, Phùng Tương, Phùng Thị Trang, Phùng Thị Liệt, Phùng Thị Vũ, Phùng Thị
Nhạc toàn tộc đẳng hệ nhị tổ phụng thị. Tiên triều thảo tặc hữu công ứng. Nhưng
cấp bản quán Hưng Nguyên huyện, Hạ Khê xã vi tuân y cựu lệ hứa vi tạo lệ dĩ triêm
ân như xã nội, dĩ biệt cấp nhược can đương phụng. Nhược sinh sự nhiễu dân hữu
quốc pháp tại tư lệnh chỉ.
Bảo Thái nguyên niên, bát nguyệt, thập lục nhật”.
Tạm dịch:
Lệnh chỉ: Đại nguyên soái Tống quốc chính sư thượng thượng văn uy minh
nhân công, Thánh đức An Vương lệnh chỉ: Trước tặng Thiếu bảo Lễ Quận công
[tức Phùng Viết Đạm]; con trưởng Phùng Tào; các cháu Phùng Khanh, Phùng
Nịnh, Phùng Thuỵ, Phùng Lai, Phùng Thí, Phùng Tương, Phùng Thị Trang, Phùng
Thị Liệt, Phùng Thị Vũ, Phùng Thị Nhạc và toàn thể dòng họ phụng thờ. Ở triều
trước, ngài đánh giặc có công lao, đã lệnh cấp cho bản quán ở xã Hạ Khê, huyện
Hưng Nguyên tuân theo lệ cũ làm sai dịch (phục dịch việc thờ cúng). Để thấm
nhuần ơn huệ, trong xã được cấp như thế nào thì phụng thờ đúng như thế. Nếu
sinh sự và nhũng nhiễu đến dân thì phải chịu tội theo phép nước như trong lệnh
chỉ này.
Ngày 16, tháng 8 năm Bảo Thái thứ nhất (triều vua Lê Dụ Tông - 1720).
Như vậy là Thiếu bảo Lễ Quận công Phùng Viết Đạm đã được triều đình cấp

ban đất hưởng hoa lợi dùng làm lễ thờ cúng và giao cho con cháu, bản xã thực
hiện theo lệnh chỉ vua Lê, chúa Trịnh.
Chi họ Phùng Phù Long di cư về Cửa Lò cũng đã sinh ra một số nhân vật nổi
tiếng thời Lê Trung Hưng. Ở Nghi Thu còn có ngôi đền thờ Đô đốc Phùng Phúc
Kiều, người có công xây dựng, bảo vệ đất đai vùng biển Cửa Lò. Năm 1753, ông
được triều đình giao cho trấn giữ vùng biển với chức Khả vi Trung tướng quân,
Đốc lệnh quan. Do có công trấn giữ và diệt được nhiều giặc xâm phạm vùng sông
Lam và vùng biển Cửa Lò, nên đã được phong đến chức Đô đốc, tước hầu và giao
cho toàn quyền thống lãnh thủy quân ưu binh, trấn thủ suốt từ Thanh Hóa vào đến
Hà Tĩnh. Đền thờ và mộ Phùng Phúc Kiều đã được xếp hạng là Di tích lịch sử văn
hóa để bảo vệ.
Trải qua năm tháng, do lũ lụt thiên tai và các biến động xã hội đã làm di tích
đền thờ họ Phùng ở Nam Cường bị hư hỏng, các đồ tế khí mất mát nhiều, nhưng
đến nay, rất may là đền còn lưu giữ được nhiều hiện vật, đồ tế khí quí và các
chứng tích của cha ông trong phong trào Cần Vương, trong kháng chiến chống
Pháp và chống Mỹ cứu nước, như: 7 long ngai bài vị cổ; long kiệu cổ; 2 khẩu súng
trong phong trào Cần Vương; các câu đối, đại tự cổ; mộ của Phùng Quận công;
Bằng khen của UBND tỉnh tặng cho đền thờ và dòng họ có công trong kháng
chiến chống Mỹ
Để giúp cho việc bảo vệ, phát huy tốt di tích đền thờ họ Phùng, UBND xã Nam
Cường đã lập tờ trình đề nghị cấp trên cho lập hồ sơ và xin phê duyệt, cấp bằng
công nhận là Di tích lịch sử văn hoá. Đây là việc làm thoả đáng để nêu cao truyền
thống uống nước nhớ nguồn, tôn vinh những người có công với quê hương, đất
nước và giáo dục truyền thống cho các thế hệ sau./.

×