Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

Tìm hiểu tác phẩm lịch sử nước ta của Nguyễn Ái Quốc ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (124.96 KB, 9 trang )

Tìm hiểu tác phẩm lịch sử nước ta của Nguyễn Ái Quốc
Tác phẩm Lịch sử nước ta của Nguyễn Ái Quốc do Việt Minh tuyên truyền Bộ ấn
hành ra mắt lần đầu tiên vào tháng 2/1942 trên báo Việt Nam độc lập số 117 (ngày
1/2/1942), trong đó có ghi “vừa rồi mới xuất bản quyển “Sử nước ta” bằng thơ.
Hay lắm”. Sau đó, sách được tái bản vào các năm 1947 và 1949. Tại Viện Bảo
tàng Cách mạng Trung ương trong những năm 1960 còn có tác phẩm Lịch sử nước
ta in li-tô trên giấy bản. Năm 1977, tác phẩm này đã được in trong cuốn Thơ ca
cách mạng ở Việt Bắc của Vũ Châu Quán - Triều Ân - Hoàng Quyết. (Nxb Văn
hóa dân tộc). Mãi đến năm 1983, Lịch sử nước ta mới được chính thức in lại trong
Hồ Chí Minh toàn tập, tập III (1).
Tác phẩm Lịch sử nước ta của Nguyễn Ái Quốc do Việt Minh tuyên truyền Bộ
ấn hành ra mắt lần đầu tiên vào tháng 2/1942 trên báo Việt Nam độc lập số 117
(ngày 1/2/1942), trong đó có ghi “vừa rồi mới xuất bản quyển “Sử nước ta” bằng
thơ. Hay lắm”. Sau đó, sách được tái bản vào các năm 1947 và 1949. Tại Viện Bảo
tàng Cách mạng Trung ương trong những năm 1960 còn có tác phẩm Lịch sử nước
ta in li-tô trên giấy bản. Năm 1977, tác phẩm này đã được in trong cuốn Thơ ca
cách mạng ở Việt Bắc của Vũ Châu Quán - Triều Ân - Hoàng Quyết. (Nxb Văn
hóa dân tộc). Mãi đến năm 1983, Lịch sử nước ta mới được chính thức in lại trong
Hồ Chí Minh toàn tập, tập III (1).
Đã có nhiều công trình nghiên cứu tác phẩm Lịch sử nước ta. Công trình khảo
cứu Thơ ca chiến khu của Chủ tịch Hồ Chí Minh của hai tác giả Vũ Châu Quán -
Lê Huy Quát đã trình bày rõ nét về tư liệu gốc, hoàn cảnh ra đời và hướng tìm
hiểu tập thơ Lịch sử nước ta. Đây là một công trình được biên soạn công phu, tư
liệu phong phú, suy nghĩ thấu đáo nhưng chỉ mới đứng từ góc nhìn văn học. Một
tác phẩm khác: Chủ tịch Hồ Chí Minh và văn học Việt Nam hiện đại của Gs
Phong Lê (Nxb Khoa học Xã hội, H.1986) trong tiểu mục Sử và thơ Khoa học và
Nghệ thuật cách mạng (từ tr.53-59) có chú ý đến giá trị sử học của Lịch sử nước ta,
nhưng đây cũng chỉ mới là những gợi ý bước đầu. Nghiên cứu tác phẩm Hồ Chí
Minh từ góc độ sử học có các công trình do Gs Phan Ngọc Liên chủ biên như Lịch
sử sử học Việt Nam bản sơ thảo năm 1992 và bản đầy đủ năm 2003 (Nxb Đại học
Sư phạm, Hà Nội), Hồ Chí Minh với sử học, 2000 (Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội)


đều chỉ mới được bàn đến ở mức khái quát với dung lượng khiêm tốn.
Từ thực tế nghiên cứu tác phẩm Lịch sử nước ta của Hồ Chí Minh như đã nói ở
trên, là người nhiều năm nghiên cứu và giảng dạy Lịch sử sử học Việt Nam, tác
giả bài viết muốn góp thêm một số ý kiến.
1. Lịch sử nước ta là tác phẩm diễn ca lịch sử. Từ thế kỷ XVII đã có một số tác
phẩm diễn ca lịch sử dân tộc viết bằng chữ Nôm như Thiên Nam minh giám gồm
900 câu thơ song thất lục bát; Thiên Nam ngữ lục gồm 8.136 câu thơ lục bát, 2 bài
thơ Nôm, 31 bài thơ và sấm ngữ viết bằng chữ Hán. Thành công hơn cả là tác
phẩm Đại Nam quốc sử diễn ca bằng thể thơ lục bát ra đời nửa sau thế kỷ XIX của
Lê Ngô Cát và Phạm Đình Toái dài 2.054 câu (2). Các tác phẩm này, mặc dù quan
điểm sử học của các tác giả là quan điểm phong kiến nhưng cũng chịu ảnh hưởng
ý thức nhân dân, nhất là tác phẩm của họ dễ đi vào quần chúng rộng rãi bằng hình
thức truyền miệng, điều mà các bộ chính sử chữ Hán không bao giờ có được. Lãnh
tụ Nguyễn Ái Quốc đã đặc biệt chú ý đến đặc điểm này.
2. Là nhà Macxit - Lêninit vĩ đại, Nguyễn Ái Quốc ý thức sâu sắc mục đích của
việc học tập, nghiên cứu lịch sử. Từ năm 1927, trong tác phẩm Đường cách mệnh,
Người đã viết: “Lý luận và lịch sử cách mệnh có nhiều sách lắm. Pháp nó sợ, nên
cấm chúng ta học, cấm chúng ta xem, cho nên đồng bào ta đối với hai chữ cách
mệnh còn lờ mờ lắm. Có người biên chép đề xướng ra một chút lại làm một cách
rất hồ đồ, hoặc xúi dân bạo động mà không bày cách tổ chức, hoặc làm cho dân
quen tính ỷ lại mà quên tính tự cường.
Mục đích sách này là để nói cho đồng bào ta biết rõ: 1/ Vì sao chúng ta muốn
sống thì phải cách mệnh. 2/ Vì sao cách mệnh là việc chung cả dân chúng chứ
không phải việc một hai người. 3/ Đem lịch sử cách mệnh các nước làm gương
cho chúng ta soi. 4/ Đem phong trào thế giới nói cho đồng bào ta rõ. 5/ Ai là bạn
ta? Ai là thù ta? 6/ Cách mệnh thì phải làm thế nào?
Sách này chỉ ước ao sao đồng bào xem rồi thì nghĩ lại, nghĩ rồi thì tỉnh dậy, tỉnh
rồi thì đứng lên đoàn kết nhau mà làm cách mệnh” (3).
Trong bài xã luận Nên học sử ta đăng trên báo Việt Nam độc lập số 117 ra ngày
1/2/1942, Bác lại nhấn mạnh mục đích nên học lịch sử dân tộc: “Dân ta phải biết

sử ta. Sử ta dạy cho ta những chuyện về tổ tiên ta. Dân ta là con Rồng, cháu Tiên,
có nhiều người tài giỏi đánh Bắc dẹp Nam, yên dân trị nước tiếng để muôn đời.”
(4)
Đáng tiếc là trong những năm 1930, Nguyễn Ái Quốc không có điều kiện trực
tiếp chỉ đạo cách mạng Việt Nam. Đảng ta do Người sáng lập lại chịu ảnh hưởng
đường lối Quốc tế Cộng sản, phạm phải một số sai lầm tả khuynh, không chú ý
đến vấn đề dân tộc dân chủ. Hồi ký của nhà cách mạng kiêm sử gia lỗi lạc Trần
Huy Liệu (1901-1969) có đoạn: “Trong khi chúng ta làm cuộc cách mạng dân tộc
dân chủ nhưng trên báo chí của chúng ta hồi ấy, đứng trên cương vị Đảng hay trên
cương vị Mặt trận, đều chỉ nói đến giai cấp mà không nói đến dân tộc, mặc dầu
vấn đề dân tộc cũng nằm trong vấn đề giai cấp. Không phối hợp tinh thần yêu
nước chân chính với chủ nghĩa vô sản quốc tế. Những tiếng “đồng bào”, “tổ quốc”
không từng có trên các báo chí, trong cuộc nói chuyện hay trong truyền đơn. Gặp
những ngày kỷ niệm quốc tế như ngày Lao động 1/5, ngày Phụ nữ 8/3, ngày
Chống chiến tranh đế quốc 1/8, ngày Cách mạng tháng Mười 7/11, Tuần lễ ba vị
lãnh tụ Lênin, Liepnêch, Luychxembua (3L), và ngày kỷ niệm thành lập Đảng 6/1,
các báo của ta thường ra những số đặc biệt với nhiều công phu nhưng còn những
ngày kỷ niệm dân tộc thì không hề nói đến. Đọc báo Tin tức rất nhiều người
truyền tụng bài thơ của Dương Lĩnh nói về cuộc nội chiến ở Tây Ban Nha nhưng
không có một bài thơ ca nào nói đến chiến công chống ngoại xâm của dân tộc ta”
(5).
3. Có nắm được hoàn cảnh lịch sử trên, chúng ta mới nhận thức được giá trị
thực tiễn lớn lao của tác phẩm Lịch sử nước ta. Tác phẩm này được viết vào năm
đầu tiên khi Bác mới trở về Tổ quốc sau 30 năm bôn ba tìm đường cứu nước, cùng
thời gian với một chùm các bài ca: Khuyên đồng bào mua báo “Việt Nam độc lập”,
Mười chính sách của Việt Minh, Dân cày, Phụ nữ, Kêu gọi thiếu nhi, Công nhân,
Ca đội tự vệ, Ca binh lính và dịch phẩm Lịch sử Đảng Cộng sản Liên Xô. Tất cả
các sáng tác và dịch thuật đó của Bác đều nhằm mục đích tuyên truyền, giác ngộ
quần chúng, từng bước đưa họ vào trận tuyến đấu tranh giành độc lập dân tộc.
Gs Phong Lê nhận xét: “Nội dung sử, dưới một hình thức thơ quen thuộc đối

với nhân dân ta là thơ lục bát, Lịch sử nước ta khéo kết hợp trong nó hai yêu cầu
khoa học và nghệ thuật. Nhưng là nhằm vào một công chúng mà trên 95% còn
trong tối tăm, đói nghèo và mù chữ, yêu cầu nghệ thuật cao nhất phải là yêu cầu
ngắn gọn giản dị và yêu cầu khoa học trước nhất phải là sự nhận thức đúng đắn
lịch sử đất nước”. (6)
Về mặt tài liệu - sự kiện, chỉ với 210 câu thơ lục bát ngắn gọn, Bác đã chọn lọc,
xác minh, phê phán sử liệu để đưa ra những nhân vật, sự kiện chân thực, khách
quan, đủ để khôi phục đúng bức tranh lịch sử “hơn 4.000 năm” với những nét cơ
bản, về truyền thống yêu nước, đấu tranh giành độc lập và bảo vệ Tổ quốc của
nhân dân ta. Bác kể chuyện Thánh Gióng trong niềm tự hào thật dung dị:
“Thiếu niên ta rất vẻ vang
Trẻ con Phù Đổng tiếng vang muôn đời.
Tuổi tuy chưa đến chín mười
Ra tay cứu nước diệt loài vô lương”
Ở đây không còn chút màu sắc thần bí nào như lời kể của Đại Nam quốc sử
diễn ca vẫn lưu truyền khá rộng rãi đương thời.
Chân dung các anh hùng dân tộc tiêu biểu được khắc họa nổi bật (có cả một số
tranh minh họa do chính tay Bác vẽ) như Hai Bà Trưng, Bà Triệu, Lý Thường Kiệt,
Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung Các chân dung đó thường gắn bó mật
thiết với quần chúng nhân dân. Bác viết về Nguyễn Huệ:
“Nguyễn Huệ là kẻ phi thường
Mấy lần đánh đuổi giặc Xiêm, giặc Tàu.
Ông đà chí cả, mưu cao
Dân ta lại biết cùng nhau một lòng”
Bác còn nhiều lần nhắc đến sức mạnh của dân:
“Dân ta há dễ chịu làm tôi ngươi”
“ Dân ta nào có chịu hèn”
Trong tác phẩm này, lịch sử dân tộc không còn là lịch sử triều đại với vai trò
tuyệt đối của vua chúa, mà là lịch sử của quần chúng nhân dân mọi lứa tuổi, mọi
giới, mọi thành phần “bất kỳ nam nữ, giàu nghèo/ bất kỳ già trẻ ”.

4. Nhưng điều quan trọng nhất là về mặt phương pháp luận, Lịch sử nước ta đã
vận dụng sáng tạo quan điểm duy vật Macxit khi bình luận, giải thích sự kiện,
nhân vật, đập tan các quan điểm duy tâm, thần bí, các tư tưởng “thiên mệnh”,
“ngụy”, “chính thống” đầy rẫy trong các sách sử thực dân, phong kiến bấy giờ
Lịch sử nước ta chỉ rõ bộ mặt thật của kẻ thù phương Bắc:
“Nước Tàu cậy thế đông người
Kéo quân áp bức giống nòi Việt Nam.
Quân Tàu nhiều kẻ tham tàn
Bao nhiêu của cải trân châu
Chúng vơ vét chở về Tàu sạch trơn”
Tác giả nêu rất đúng nguyên nhân thất bại của các cuộc khởi nghĩa thời Bắc
thuộc:
“Vì dân đoàn kết chưa sâu
Cho nên thất bại trước sau mấy lần”
Và lên án quyết liệt hành động bán nước của Nguyễn Ánh:
“Gia Long lại dấy can qua
Bị Tây Sơn đuổi chạy ra nước ngoài.
Tự mình đã chẳng có tài
Nhờ Tây qua cứu tính bài giải vây ”
Đồng thời chỉ ra nguyên nhân mất nước nửa sau thế kỷ XIX:
“Nay ta nước mất thế này
Cũng vì vua Nguyễn rước Tây vào nhà.
Khác gì cõng rắn cắn gà ”
Nay ta nước mất nhà tan
Cũng vì một lũ vua quan ngu hèn ”
Người đánh giá vị trí hàng đầu của vấn đề nghiên cứu lịch sử nguồn gốc dân tộc
và hết sức tự hào về truyền thống tốt đẹp của tổ tiên:
“Dân ta phải biết sử ta
Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam.
Kể năm hơn bốn nghìn năm

Tổ tiên rực rỡ anh em thuận hòa”
Đặc biệt Người chỉ rõ sức mạnh của quần chúng bảo đảm mọi thắng lợi trong
đấu tranh chống ngoại xâm:
“Vì dân hăng hái kết đoàn,
Nên khôi phục chóng giang san Lạc Hồng”
Dẫn dắt nhân dân ôn lại lịch sử vẻ vang của dân tộc chính là để giúp họ nắm
được bài học kinh nghiệm cốt tử mà Người đã nói rõ trong bài Nên học sử ta: “Sử
ta dạy ta bài học này: Lúc nào dân ta đoàn kết muôn người như một thì nước ta
độc lập, tự do.
Trái lại, lúc nào dân ta không đoàn kết thì bị nước ngoài xâm lấn” (7).
5. Năm 1941, Bác chủ trì Hội nghị Trung ương lần thứ 8 (5/1941) quyết định
những công việc chuẩn bị tổng khởi nghĩa, thành lập Mặt trận Việt Minh
(19/5/1941) Đảng và mặt trận do Người dẫn dắt đã vận dụng sáng tạo chủ nghĩa
Mác - Lênin vào hoàn cảnh cụ thể của nước ta, để đưa cách mạng đi từ thắng lợi
này đến thắng lợi khác. Từ thế đứng đó, Người đã kết thúc tác phẩm trong niềm tự
hào tin tưởng và kêu gọi nhân dân đoàn kết, điều mà bấy giờ mặt trận Việt Minh
đang ra sức thực hiện:
“Mai sau sự nghiệp hoàn thành
Rõ tên Nam Việt, sáng danh Lạc Hồng.
Dân ta nên nhớ chữ đồng
Đồng tình, đồng sức, đồng lòng, đồng minh”
Vì thế, cuối tập thơ có ghi “Việt Nam độc lập 1945”. Đúng là một dự đoán
thiên tài! Lời kể của Đại tướng Võ Nguyên Giáp với các tác giả Thơ ca chiến khu
của Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng xác nhận dự báo này: “Hồi ở Pắc Bó, có cả anh
Đồng, anh Phùng Chí Kiên, Bác nói: “Đức bắt đầu đánh Liên Xô. Liên Xô sẽ
thắng nhưng cũng phải 4-5 năm nữa. Có lẽ ta cũng đứng lên giành chính quyền
khoảng 1945”. (8)
Tóm lại, Lịch sử nước ta là tập diễn ca tuyên truyền, giác ngộ quần chúng, thức
tỉnh tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc. Nhưng dù xét ở góc độ sử học hay
văn học, Lịch sử nước ta đều thật sự là một tác phẩm giá trị, có vị trí quan trọng

trong các sáng tác của Chủ tịch Hồ Chí Minh./.

Chú thích
(1), (8) Vũ Châu Quán - Nguyễn Huy Quát, Thơ ca chiến khu của Chủ tịch Hồ
Chí Minh, Nxb Thanh niên, H.2001, tr.81, 306.
(2) Xem thêm: Hồ Sĩ Hùy: Danh sĩ Phạm Đình Toái và tác phẩm Đại Nam quốc
sử diễn ca, Tạp chí Thông tin Khoa học & Công nghệ Nghệ An, số 5/2008, tr.55-
57.
(3) Hồ Chí Minh toàn tập, xuất bản lần thứ 2, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội,
1995, Tập 2, tr.261-262.
(4), (7) Hồ Chí Minh toàn tập, Sách đã dẫn, Tập 3, tr.216-217.
(5) Dẫn lại theo Phong Lê, Chủ tịch Hồ Chí Minh và văn học Việt Nam hiện đại,
Nxb Khoa học Xã hội, H.1986, tr.54-55.
(6) Phong Lê, Chủ tịch Hồ Chí Minh và văn học Việt Nam hiện đại, Sách đã
dẫn, tr.57.

×