Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (77.01 KB, 2 trang )
1.Giới thiệu
Mùa xuân đầy thương tích chiến tranh, cuối hạ, đầu thu nước tràn ngập, mùa đông sương
giá. Một năm đi qua. Mùa xuân thứ hai đã đến. Màu xanh thẫm của đỗ, của ngô, của lạc, màu
xanh non của lá mạ, màu đỏ tươi của ớt chín lấn dần lên các thứ màu nham nhở, man rợ káhc
của đất hoang... Cuộc sống vĩ đại đã trở lại rồi. Đoạn văn trên trong tác phẩm Mùa lạc coi là
đoạn văn thể hiện cảm hứng chủ đạo của tác phẩm: cảm hứng hồi sinh của cuộc sống mới.
2.Phân tích
2.1Cảm hứng hồi sinh được thể hiện ở tựa đề của tác phẩm
Với cách thể đặt truyện Mùa lạc, Nguyễn Khải đã gợi cho người đọc hình dung về thời
gian, không gian của thiên truyện. Thời gian là mùa thu hoặch lạc. Không gian là những bãi
trồng lạc xanh ngút ngàn đến giáp rừng. Không gian và thời gian ấy không chỉ hứa hẹn niềm vui
về một mùa thu bội mà còn gây ấn tượng về một sức sống xanh ước mơ. Tình yêu và hạnh phúc
sẽ được thắp sáng trên mảnh đất trước đây đầy dấu tích của sự huỷ diệt. Lạc còn có nghĩa là vui.
Mùa lạc là mùa của niềm vui, mùa của hạnh phúc.
2.2.Cảm hứng hồi sinh được thể hiện ở cách dựng truyện, ở bút pháp miêu tả
- Để thể hiện ý tưởng về sự hồi sinh của cuộc sống, nhà văn Nguyễn Khải đã dùng bút
pháp tương phản để khắc hoạ bức tranh thiên nhiên. Nếu mùa xuân năm ngoái đất này còn ngợp
lên một rừng cây chó đẻ, dây thép gai, mìn, vỏ đạn đại bác, như nát vì những hố bom, những
giao thông hào..., đấy là mùa xuân còn đầy thương tích của chiến tranh; thù mùa xuân này là
mùa xuân của sự tươi xanh (màu xanh bạt ngàn của đỗ, ngô, lạc, lá mạ, màu đỏ tươi của ớt chín,
những chấm hoa đỏ của giàn liễu, màu vàng ửng của đu đủ, bóng lá loáng mướt của rặng
chuối...). Sự tương phản của cảnh vật đã góp phần làm sáng tỏ chủ đề về cuôc đổi thay lớn, cuộc
đổi mới lớn, nơi trước đây là đất của chiến tranh huỷ diệt thì cuộc sống mới đã đuợc vun trồng
và vươn dậy.
- Một điểm độc đáo trong việc khắc hoạ không gian nghệ thuật của tác giả đã xây dựng
bức tranh thiên nhiên hoà quyện với bức tranh sinh hoạt của con người. Bên cạnh màu sắc rực rõ
của thiên nhiên là những âm thanh, hình ảnh rộn ràng của cuộc sống đời thường: tiếng ngỗng bì
bạch, tiếng guốc đi lẹp kẹp, bóng dáng của những chị có mang ở khu gia đình, tiếng cười the thé,
tiếng cười thủ thỉ, tiếng la hét, tiếng trẻ em khóc, tiếng máy tuốt lạc, tiếng cười nói trong giờ giải
lao... Đấy là sự hồi sinh của thiên nhiên và hồi sinh của cuộc sống con người.
- Cho nên không phải vô ý mà Nguyễn Khải đã miêu tả những biểu tượng hạnh phúc: