Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

Báo cáo nghiên cứu khoa học " Điều trị bệnh huyết tán tại khoa Tiêu hóa - Bệnh viện Nhi Nghệ" pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (176.32 KB, 10 trang )

Điều trị bệnh huyết tán tại khoa Tiêu hóa - Bệnh viện Nhi Nghệ An
Huyết tán là bệnh thiếu máu do tan máu bẩm sinh, nguyên nhân chủ yếu là do
bệnh Thalassemia vốn chiếm tới 91,62% các bệnh huyết tán trẻ em. Ở Việt Nam,
theo Gs. Nguyễn Công Khanh, bệnh chiếm 22% các bệnh về máu và cơ quan tạo
máu (Mô hình bệnh máu và cơ quan tạo máu tại khoa Huyết học lâm sàng Việt
Nam TW 1991-1998, Kỷ yếu công trình Nghiên cứu khoa học 2000, tr.241).
I. Đặt vấn đề
Huyết tán là bệnh thiếu máu do tan máu bẩm sinh, nguyên nhân chủ yếu là do
bệnh Thalassemia vốn chiếm tới 91,62% các bệnh huyết tán trẻ em. Ở Việt Nam,
theo Gs. Nguyễn Công Khanh, bệnh chiếm 22% các bệnh về máu và cơ quan tạo
máu (Mô hình bệnh máu và cơ quan tạo máu tại khoa Huyết học lâm sàng Việt
Nam TW 1991-1998, Kỷ yếu công trình Nghiên cứu khoa học 2000, tr.241).
Tại Nghệ An, mỗi năm có khoảng 200 lượt bệnh nhân huyết tán nhập viện
điều trị, chiếm khoảng 43,5% các bệnh nhân về máu. Riêng ở Bệnh viện Nhi
Nghệ An, bệnh nhân huyết tán phải vào điều trị nhiều lần vì tình trạng thiếu máu.
Một số bệnh nhân thấy kết quả điều trị không được như mong muốn hoặc biến
chứng lách quá to gây vỡ lách dễ dẫn đến tử vong nên chuyển lên tuyến trên,
phải đi xa và rất tốn kém.
Trước thực tế đó, từ tháng 7/2009, nhóm nghiên cứu đề tài cùng với Ts Dương
Bá Trực - Trưởng khoa Huyết học lâm sàng, Bệnh viện Nhi Trung ương đã triển
khai các phương pháp điều trị: truyền khối hồng cầu, cắt lách và thải sắt bằng
Kelfer cho bệnh nhân huyết tán tại khoa Tiêu hóa - Bệnh viện Nhi Nghệ An
nhằm giải quyết vấn đề điều trị tại chỗ thật sự cần thiết cho người bệnh.
II. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu
1. Đối tượng nghiên cứu
1.1. Đối tượng
Nghiên cứu 167 bệnh nhân với chẩn đoán thiếu máu huyết tán ở tuyến Trung
ương hoặc điều trị tại khoa Tiêu hóa - Bệnh viện Nhi Nghệ An nhiều lần từ tháng
7/2009-7/2010.
1.2. Tiêu chuẩn chẩn đoán
- Lâm sàng: Da xanh vàng, niêm mạc nhợt, lách to, biến dạng xương mặt.


- Cận lâm sàng: Công thức máu: huyết sắc tố giảm <100g/l; Huyết đồ: thiếu
máu tan máu; Điện di huyết sắc tố (tại Bệnh viện Nhi Trung ương); Tiền sử: điều
trị nhiều lần tại khoa hoặc có chẩn đoán tại tuyến trên.
1.3. Tiêu chuẩn cắt lách
- Bệnh Thalassemia. Trẻ dưới 5 tuổi.
- Lách to >6cm dưới bờ sườn.
- Tăng nhu cầu truyền máu >1,5 lần hoặc truyền >200- 250ml khối hồng
cầu/kg/năm để duy trì mức huyết sắc tố (Hb) 90-100g/l.
- Nhiễm sắt (Ferritin >1.000ng/l). Đông máu bình
thường.
1.4. Tiêu chuẩn loại trừ
- Bệnh huyết tán cấp và thiếu máu do các nguyên nhân khác.
2. Phương pháp nghiên cứu
- Nghiên cứu theo phương pháp mô tả tiến cứu.
- Nội dung nghiên cứu: Theo mẫu điều tra thống nhất với các tham số điều
tra thống nhất: tuổi, giới, địa dư, dân tộc, lâm sàng, cận lâm sàng.
Sử dụng phác đồ điều trị của khoa Huyết học lâm sàng - Bệnh viện Nhi Trung
ương dưới sự tư vấn của Ts. Dương Bá Trực. Các số liệu được xử lý theo
phương pháp thống kê y học.
III. Kết quả
1. Tuổi
Trong 167 bệnh nhân nghiên cứu, hầu hết gặp ở nhóm >5 tuổi (69,5%).
Điều này không phù hợp với tác giả Bùi Văn Viên và Cs (13,1%). Nguyên
nhân do phát hiện bệnh muộn vì bệnh nhân chưa hiểu biết về bệnh và ở
những vùng quá xa xôi.
2. Địa dư
Bệnh phổ biến ở miền núi (chiếm 63,5%), ít hơn ở miền biển (chiếm 4,2%) và
đồng bằng (chiếm 32,3%). Điều này phù hợp với tính chất bệnh.



3. Dân tộc

Dân tộc Số lượng %
Thái 75 47,3
Kinh 75 44,9
Khơ mú 5 3,0
Thanh 4 2,4
Mông 2 1,2
Thổ 2 1,2



Bệnh nhân chủ yếu là dân tộc Thái (47,3%), dân tộc Kinh (44,9%), các dân tộc
khác chiếm tỷ lệ ít hơn. Điều này phù hợp với nghiên cứu của tác giả Dương Bá
Trực, Phan Thùy Hoa.
4. Phương pháp điều trị
Truyền khối hồng cầu để cải thiện tình trạng thiếu máu cho bệnh nhân (85%). Ít
gặp hơn là truyền máu tươi toàn phần (7,85%) và kết hợp khối hồng cầu với máu
tươi toàn phần (7,2%).


5. Cải thiện tình trạng thiếu máu

Trước điều trị Sau điều trị
Hb (g/l)
n % n %
Hb < 60 87 52,1 0 0
60 - 80 63 37,7 36 21,6
80 - 100 17 10,2 83 49,7
> 100 0 0 48 28,7


Sau điều trị, tình trạng thiếu máu được cải thiện rõ rệt Hb 60-<80 g/l: 21,6%,
Hb 80-100g/l: 49,7%, Hb > 100g/l: 28,7%.
6. Cải thiện tình trạng nhiễm sắt

Cải thiện tình trạng nhiễm sắt
Trước điều trị Sau điều trị
Ferritin (ng/l)
n = 44 Tỷ lệ % n = 44

Tỷ lệ %
< 1000 28 63,6 35 79,5
1000- £ 2500 15 34,1 9 20,5
> 2500 1 2,3 0 0
Sau điều trị, tình trạng nhiễm sắt cải thiện: nhẹ 79,5%, nặng 20,5%, rất nặng
0%.
7. Cải thiện dấu hiệu lâm sàng ở bệnh nhân cắt lách

Cải thiện dấu hiệu lâm sàng ở bệnh nhân cắt lách

Trước điều trị Sau điều trị (Sau 3
tháng)
n = 12 Tỷ lệ %

n = 12 Tỷ lệ %
Nặng - Rất nặng 10 83,3 0 0
Vừa 2 16,7 5 41,7
Thiếu
máu
Nhẹ 0 0 7 58,3

Lách To độ 3-4 12 100 Đã cắt
To 12 100 2 16,7
Gan

Bình thường 0 0 10 83,3
Biến dạng mặt rõ 9 75 4 33,3
Thể chất
Biến dạng mặt
nhẹ 3 25 8 66,7



Hầu hết bệnh nhân thiếu máu nặng và rất nặng: 83,3%; thiếu máu nhẹ: 0%; lách
to và gan to: 100%; biến dạng mặt rõ: 75%. Sau cắt lách, tình trạng thiếu máu
được cải thiện rõ rệt ,thiếu máu nhẹ: 58,3%; gan không to: 83,3%; biến dạng mặt
rõ còn 33,3%.


8. Kết quả điều trị

n = 167 Tỷ lệ %
Ổn định 166 99,4
Chuyển tuyến trên 1 0,6
Tử vong 0 0

Đa số bệnh nhân ổn định và ra viện, có 1 trường hợp có hiện tượng tan máu tự
miễn sau điều trị phải chuyển tuyến Trung ương.
Ngày điều trị trung bình là: 7,5 ngày
IV. Kết luận và kiến nghị
1. Kết luận

+ Huyết tán là một bệnh thường gặp trong các bệnh về máu, chiếm 4,75% tổng
số bệnh nhân vào viện tại khoa Tiêu hóa - Bệnh viện Nhi Nghệ An.
+ Bệnh gặp phổ biến ở miền
núi (63,8%), nhiều nhất ở dân tộc Thái (47,3%), dân tộc Kinh
(44,9%).
+ Tuổi điều trị muộn hơn so với tuổi phát hiện bệnh (>5 tuổi: 69,3%).
+ Các phương pháp điều trị: truyền khối hồng cầu, thải sắt, cắt lách có hiệu quả
về mặt kinh tế cao. Hầu hết bệnh nhân ổn định (chiếm 99,4%), không có bệnh
nhân tử vong, hạn chế bệnh nhân chuyển tuyến trên và chi phí điều trị.
Bước đầu phương pháp điều trị cắt lách có hiệu quả rõ rệt về mặt xã hội, giúp bệnh
nhân có cuộc sống bình thường. Cải thiện biến dạng xương mặt (41,7%), gan nhỏ lại
(83,3%), hết tình trạng thiếu máu nặng (83,3%).
+ Điều trị thải sắt làm giảm tình trạng nhiễm sắt (79,5%).
2. Kiến nghị
+ Cần có chương trình kết hợp các tổ chức đoàn thể (Ủy ban dân số), người
bệnh và Bệnh viện Nhi Trung ương để thành lập Trung tâm tư vấn bệnh và phòng
bệnh.
+ Trang bị máy điện di huyết sắc tố hoặc máy HPLC để chẩn đoán bệnh.
+ Tăng cường kinh phí để cung ứng đủ nguồn máu và thuốc thải sắt cho bệnh
nhân./.

Tài liệu tham khảo
1. Bùi Văn Viên (2007), Đánh giá thực trạng truyền máu của bệnh nhân
Thalassemia tại Bệnh viện Nhi Trung ương - Y học Việt Nam số 2/2010, tr.1.
2. Thiếu máu liên quan đến huyết sắc tố ở trẻ em dân tộc Thái - Lào Cai,
Dương Bá Trực và Nguyễn Công Khanh, Kỷ yếu Công trình nghiên cứu khoa học
2000, tr.250.
3. Dương Bá Trực (2009), Tình hình bệnh Thalassemia ở Kim Bôi - Hòa Bình,
Y học Việt Nam - số 2/2010, tr.47.
■ Bs. Ngũ Thị Lê Vinh


×