Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Báo cáo nghiên cứu khoa học " Hoạt động KHCN cấp huyện tỉnh Nghệ An giai đoạn 2001 - 2010 và một số định hướng phát triển" potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (189.22 KB, 8 trang )

Hoạt động KHCN cấp huyện tỉnh Nghệ An giai đoạn 2001 - 2010 và một số
định hướng phát triển
Nghệ An là một trong những tỉnh có tổ chức bộ máy hoạt động KH-CN được
thành lập từ tỉnh đến các huyện, thành, thị sớm nhất cả nước. Hoạt động KH-CN
cấp huyện trở thành một bộ phận quan trọng trong hoạt động KH-CN của tỉnh nói
chung. Trong những năm gần đây, hoạt động này đã có nhiều chuyển biến tích cực
và thu được những kết quả đáng ghi nhận, góp phần quan trọng trong sự nghiệp
công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn và phát triển kinh tế xã hội
của huyện, thành, thị. Chất lượng tham mưu, tư vấn của Hội đồng KH-CN ngày
càng cao; số lượng và chất lượng các đề tài, dự án KH-CN được triển khai ứng
dụng ở cấp huyện tăng lên đáng kể, mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội lớn trong
sản
I. Kết quả hoạt động khoa học và công nghệ (KH-CN) cấp huyện giai
đoạn 2001-2010
1. Hoạt động nghiên cứu chuyển giao và ứng dụng tiến bộ KH-CN
Từ năm 2003-2010, trên địa bàn các huyện, thành thị đã tổ chức thực hiện 75
đề tài, dự án nhằm mục tiêu giải quyết những yêu cầu bức xúc trong phát triển
kinh tế - xã hội (KT-XH) ở địa phương. Hiện đã có 51 đề tài, dự án được nghiệm
thu, trong đó có 28% đạt loại xuất sắc, 52% đạt loại khá và 20% xếp loại trung
bình.
Một số đề tài, dự án đã góp phần thay đổi nhận thức, phương thức sản xuất
cho người dân, nâng cao hiệu quả sản xuất như: Mô hình ứng dụng tiến bộ
KHKT trồng đậu xanh trên đất sau nương rẫy cho hiệu quả kinh tế cao tại huyện
Tương Dương đã giúp người dân xóa bỏ tập tục phá rừng; Mô hình sản xuất rau
an toàn tại một số địa phương (Hưng Lợi - Hưng Nguyên, Xuân Hòa - Nam Đàn,
Đông Vĩnh - Thành phố Vinh, Diễn Xuân - Diễn Châu) đã góp phần làm thay
đổi nhận thức của người nông dân trong quá trình sản xuất, hiện mô hình đã
được nhân rộng ra nhiều huyện trong tỉnh. Bên cạnh đó, việc ứng dụng tiến bộ
KH-CN trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi ở một số địa phương
(Thanh Lĩnh - Thanh Chương, Tam Hợp - Quỳ Hợp, Nghi Trường, Nghi
Thạch - Nghi Lộc) đã nâng cao hệ số sử dụng đất, nâng cao thu nhập cho


người dân từ 50-80 triệu đồng/ha/năm. Ngoài ra, nhiều mô hình như: Mô hình
ứng dụng tin học đổi mới phương pháp dạy và học trong các trường THPT;
Mô hình nuôi nhím sinh sản; Mô hình xây dựng vườn ươm cây giống được
triển khai thành công ở nhiều huyện trong tỉnh; Ứng dụng công nghệ Biogas
trong phát triển chăn nuôi; Mô hình kết hợp kinh tế rừng - vườn - ao - chuồng
được thực hiện có hiệu quả ở nhiều địa phương
Một số đề tài đã đưa ra được các luận cứ khoa học quan trọng nhằm giúp
UBND các huyện trong việc điều hành sản xuất, quy hoạch phát triển trên địa
bàn như đề tài: Điều tra, khảo sát và đề xuất giải pháp phòng trừ sâu xanh, sâu
khoang hại lạc ở Nghi Lộc; Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp phát triển
mô hình kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Hưng Nguyên; Nghiên cứu xây
dựng quy hoạch bảo vệ môi trường cho đô thị Thái Hòa giai đoạn 2008-2015 có
tính đến 2020.
Một số huyện, thành, thị đã chủ động đề xuất phục hồi, khôi phục lại những
sản phẩm đặc thù của địa phương để tạo sản phẩm hàng hóa cung cấp cho thị
trường, tăng thu nhập cho người dân như: mô hình phục hồi giống cam bản địa
tại xã Minh Thành, huyện Yên Thành; Nghiên cứu bảo tồn và phát triển giống
xoài Tương Dương; Phục tráng giống đậu tương Nam Đàn.
Nhìn chung, việc triển khai ứng dụng các tiến bộ KH-CN tiên tiến tại các
huyện, thành, thị đã bước đầu giúp người dân chuyển đổi nhận thức, coi KH-CN
là nguồn lực thiết thực giúp họ xoá đói, giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới gắn
với cơ chế thị trường. Nhiều tiến bộ KH-CN phục vụ sản xuất và đời sống được
đưa vào ứng dụng có hiệu quả, huy động được nguồn lực của địa phương và lồng
ghép được các chương trình, dự án phát triển KT-XH của địa phương, đưa lại
những kết quả đáng khích lệ.
2. Hoạt động tham mưu tư vấn của hội đồng KH-CN huyện
Hàng năm Hội đồng KH-CN mỗi huyện tổ chức 5-6 phiên họp tư vấn, tập hợp
được các cán bộ khoa học, cán bộ quản lý trên địa bàn tham mưu, tư vấn cho
UBND các huyện, thành, thị những giải pháp thực hiện kế hoạch phát triển KT-
XH.

Nội dung hoạt động của Hội đồng đề cập đến các lĩnh vực: công nghiệp - tiểu
thủ công nghiệp, xây dựng, nông nghiệp, văn hoá, giáo dục, y tế… Chất lượng tư
vấn của Hội đồng KH-CN các huyện, thành, thị ngày càng có sự chuyển biến rõ
rệt, thiết thực, sát với tình hình thực tế của địa phương như: Tư vấn xây dựng
giải pháp đổi mới công nghệ, nâng cao năng lực sản xuất, chất lượng ngói Cừa
tại xã Nghĩa Hoàn huyện Tân Kỳ; Ứng dụng tiến bộ KHKT xây dựng làng nghề
mây tre đan xuất khẩu và dệt thổ cẩm tại xã Châu Quang huyện Quỳ Hợp; Giải
pháp, hướng đi cho chăn nuôi bò sữa tại huyện Nghĩa Đàn; Xây dựng giải pháp
ổn định đời sống cho đồng bào định cư thủy điện Bản Vẽ; Chuyển dịch cơ cấu
mùa vụ, cây trồng tại vùng chậm lũ Bích Hào huyện Thanh Chương; Giải pháp
bảo tồn và phát triển giống xoài Tương Dương; Giải pháp mở rộng diện tích lúa
nước tại các huyện Kỳ Sơn, Tương Dương, Quế Phong, Quỳ Châu, Quỳ Hợp…
Tư vấn của Hội đồng mang tính khoa học, thực tiễn và kịp thời, đồng thời tham
mưu cho UBND các địa phương ban hành nhiều chủ trương, chính sách và
chương trình phát triển KT-XH có ý nghĩa chiến lược. Các giải pháp này được áp
dụng thành công và góp phần quan trọng cho phát triển KT-XH ở các địa phương.
3. Hoạt động quản lý Nhà nước về Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng hàng
hóa, Sở hữu trí tuệ
Công tác quản lý Nhà nước về Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng (TC-ĐL-
CL) hàng hóa có nhiều đổi mới, sáng tạo và ngày càng có nề nếp, góp phần giảm
đáng kể các hành vi vi phạm pháp lệnh về ĐL - CL, làm lành mạnh thị trường,
văn minh thương mại và bảo vệ lợi ích người sản xuất cũng như người tiêu dùng.
Thể hiện qua các nội dung hoạt động cụ thể:
- UBND các huyện, thành, thị thường xuyên tuyên truyền bằng nhiều hình
thức khác nhau như tập huấn, phát tờ rơi, xây dựng các phóng sự truyền hình về
các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến hoạt động TC-ĐL-CL cho các cơ
sở sản xuất kinh doanh nên đã nâng cao nhận thức cộng đồng, giảm thiểu những
vi phạm, gian lận trong ĐL - CL.
- Các huyện đã chủ động huy động lực lượng cán bộ kỹ thuật và quản lý trong
huyện tổ chức các cuộc thanh, kiểm tra đối với các cơ sở sản xuất kinh doanh

trên địa bàn. Ngoài ra, còn phối hợp với các đơn vị tổ chức nhiều đoàn thanh tra,
kiểm tra chuyên ngành như y tế, vệ sinh an toàn thực phẩm, phòng chống cháy
nổ các nhà hàng, khách sạn… Các mặt hàng thanh tra, kiểm tra gồm lương thực,
thực phẩm, phân bón, giống cây trồng, mỹ phẩm, xăng dầu, mũ bảo hiểm… Các
phương tiện đo được kiểm tra là các loại cân, cột đo xăng dầu. Qua kiểm tra đã
phát hiện được các hành vi vi phạm về đo lường như sử dụng phương tiện đo hết
hạn kiểm định, phương tiện đo chưa kiểm định, các phương tiện đo sai hỏng
không đảm bảo độ chính xác, hàng đóng gói sẵn không ghi khối lượng theo quy
định. Về chất lượng hàng hoá, đã phát hiện được các sản phẩm sản xuất không
công bố tiêu chuẩn chất lượng; hàng hoá ghi nhãn mác không đầy đủ như không
ghi địa chỉ cơ sở sản xuất, không có ngày sản xuất, hạn sử dụng hoặc tẩy xoá sửa
lại hạn sử dụng; hàng hoá kém chất lượng, hàng quá hạn sử dụng
- Qua các hoạt động thực tiễn đã xây dựng được hệ thống thanh tra, kiểm tra
về ĐL - CL, Sở hữu trí tuệ từ Sở KH&CN đến các huyện, thành, thị; đã phối hợp
được sức mạnh tổng hợp của các ngành, các cấp trong công tác thanh tra, kiểm
tra. Nhờ vậy đã góp phần ngăn chặn và đẩy lùi được các hiện tượng buôn bán
hàng giả, hàng kém chất lượng.
- Bên cạnh đó, các huyện đã vận động và hướng dẫn các hộ kinh doanh trên
địa bàn ký cam kết không buôn bán hàng giả, hàng kém chất lượng và sử dụng
phương tiện đo không hợp chuẩn, đây là cách mà cả xã hội cùng tham gia vào
công tác chống gian lận thương mại có hiệu quả nhất.
- Hoạt động trạm cân đối chứng được duy trì và hoạt động thường xuyên
nhằm bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Đến nay đã lắp đặt và đưa vào hoạt động
55 trạm tại các chợ loại 1, 2 và 3. Nhìn chung, các trạm cân hoạt động thường
xuyên, đúng nội quy hoạt động đã ban hành và được người tiêu dùng tin tưởng.
4. Hoạt động đưa thông tin KH-CN về cơ sở
Hoạt động đưa thông tin KH-CN về các huyện trong thời gian qua được chú
trọng đẩy mạnh bằng nhiều hình thức khác nhau. Các tiến bộ KH-CN được chọn
lọc để phổ biến theo hướng phù hợp với nhu cầu của cơ sở; Các loại ấn phẩm
thông tin KH-CN được phát hành xuống tận cấp huyện, xã và bà con nông dân

với tiêu chí phục vụ thiết thực trong việc phổ biến, hướng dẫn ứng dụng tiến bộ
KH-CN vào sản xuất và đời sống.
UBND huyện đã thường xuyên phối hợp với các đơn vị chuyên môn ở cấp
trung ương, cấp tỉnh và trên địa bàn huyện tổ chức tập huấn về các quy trình kỹ
thuật trong trồng trọt, chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản để trang bị cho bà con
nông dân những kiến thức khoa học góp phần nâng cao trình độ sản xuất, đem lại
hiệu quả cao.
Trung tâm Thông tin KH-CN và Tin học đã chuyển giao hệ thống cơ sở dữ
liệu về KH-CN nông nghiệp, nông thôn phục vụ đưa thông tin KH-CN về cơ sở
tại 20/20 huyện, thành phố, thị xã với trên 54.000 tài liệu toàn văn bao gồm:
Trên 280 phim KH-CN thuộc các lĩnh vực giống, cây con, chăn nuôi, trồng trọt,
nuôi trồng thuỷ sản, máy móc thiết bị nông nghiệp, trồng rừng, chế biến nông
sản, thú y, công nghệ sau thu hoạch, thổ nhưỡng, y tế, văn hóa, du lịch và dịch
vụ, giao thông nông thôn, quy hoạch; 4.000 chuyên gia và tổ chức tư vấn, chuyển
giao công nghệ; 679 giáo trình đào tạo trong các trường dạy nghề, cao đẳng và
đại học; 1.053 tiêu chuẩn và định mức kỹ thuật; 48.667 tài liệu toàn văn được số
hoá thuộc các lĩnh vực nông nghiệp (lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, bảo vệ
thực vật, công nghệ sau thu hoạch, chế biến nông lâm thuỷ sản), y tế, giáo dục,
văn hoá, công nghệ truyền thông, văn bản pháp luật, công nghiệp, xây dựng nông
thôn, vệ sinh môi trường…
5. Xây dựng và phát triển hệ thống tổ chức quản lý KH-CN cấp huyện
Nghệ An là tỉnh có tổ chức bộ máy hoạt động KH-CN được thành lập từ Sở
đến các huyện, thành, thị sớm nhất cả nước. Nhờ vậy hoạt động KH-CN có
những chuyển biến tích cực và thu được những kết quả đáng ghi nhận. Hoạt động
quản lý KH-CN địa bàn huyện thực sự mang lại hiệu quả; Công tác tham mưu tư
vấn của Hội đồng KH-CN huyện đã giúp Huyện uỷ - UBND huyện đề ra những
quyết sách có cơ sở khoa học, thực tiễn, có tính khả thi cao. Bằng sự nỗ lực của
đội ngũ cán bộ KH-CN huyện, sự lãnh đạo chỉ đạo tích cực của cấp uỷ Đảng,
chính quyền các địa phương cùng với Sở KH&CN đã tham mưu cho Tỉnh uỷ,
UBND tỉnh ban hành các cơ chế chính sách phát triển KH-CN của tỉnh nhà như:

Cơ chế chính sách khuyến khích lao động sáng tạo KH-CN, chính sách thu hút
nguồn nhân lực chất lượng cao, chính sách hỗ trợ doanh nghiệp đổi mới công
nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng sức cạnh tranh; chính sách tăng cường
phân cấp quản lý các đề tài, dự án KH-CN đã tạo đà cho hoạt động KH-CN nói
chung, KH-CN các huyện, thành, thị nói riêng không ngừng đổi mới và phát
triển.
II. Một số định hướng phát triển đến năm 2020
1. Một số định hướng phát triển KH-CN đến năm 2020
- Đẩy mạnh hoạt động KH-CN ở các huyện, thành, thị là nhiệm vụ trọng tâm,
được ưu tiên hàng đầu nhằm phục vụ sự nghiệp CNH - HĐH nông nghiệp, nông
thôn, vùng sâu, vùng xa, là trách nhiệm của các cấp, các ngành và của toàn xã
hội.
- Các nhiệm vụ KH-CN triển khai trên địa bàn huyện trong giai đoạn 2010-
2020 phải xuất phát từ nhu cầu phát triển KT-XH của từng địa phương, kết quả
của hoạt động KH-CN phải có tác động mạnh mẽ tới sản xuất và đời sống; sản
phẩm KH-CN phải được thị trường hóa để đảm bảo hiệu quả kinh tế, hiệu quả
xã hội. Vì vậy, các nhiệm vụ KH-CN trên địa bàn các huyện phải hướng tới
việc ưu tiên đẩy mạnh ứng dụng các tiến bộ KH-CN, nhân rộng các mô hình có
hiệu quả. Nghiên cứu ứng dụng tiến bộ KH-CN tiên tiến trong việc nâng cao
sức cạnh tranh của các sản phẩm truyền thống của từng địa phương trở thành
các sản phẩm hàng hóa có sức cạnh tranh trên thị trường.
- Xã hội hóa hoạt động KH-CN nhằm phát huy nguồn lực, sức sáng tạo trong
quần chúng nhân dân để phát triển thị trường KH-CN.
- Hoạt động KH-CN ở cấp huyện phải thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ trên tất
cả các lĩnh vực: Nghiên cứu ứng dụng, thông tin KH-CN, quản lý nhà nước về
KH-CN, phong trào lao động sáng tạo KH-CN. Tuy nhiên, cần có sự phân cấp,
phân quyền phù hợp.
- UBND cấp huyện thực thi chức năng quyền hạn của mình về KH-CN, đồng
thời phối hợp với các cơ quan chức năng cấp trên để trở thành “cánh tay nối
dài” của Sở KH&CN tại địa phương.

- Việc bố trí kinh phí cho các huyện trong những năm sau phải căn cứ vào
nhu cầu, yêu cầu mới, kết quả và hiệu quả mang lại của các nhiệm vụ KH-CN
được thực hiện trong các năm trước đó.
- Trên cơ sở chú trọng chiến lược thị trường, chiến lược sản phẩm, chọn
phương án đầu tư, đổi mới công nghệ phù hợp nhằm nâng cao sức cạnh tranh
của các đặc sản tại nhiều địa phương trong tỉnh.
- Tiếp tục đổi mới công tác quản lý KH-CN, bổ sung sửa đổi và xây dựng cơ
chế chính sách cho hoạt động KH-CN trên địa bàn cấp huyện.
2. Một số giải pháp tổ chức thực hiện
- UBND cấp huyện cần xây dựng chương trình, kế hoạch dài hạn về KH-CN.
- Tăng cường công tác quản lý trên các lĩnh vực KH-CN, bổ sung thêm các
nhiệm vụ: Thống kê, điều tra về công nghệ và tổ chức phong trào sáng tạo KH-
CN cho UBND huyện.
- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động quản lý Nhà nước về
KH-CN trên địa bàn huyện có sự phối hợp giữa UBND huyện với các ngành
chức năng cấp tỉnh.
- Nâng cao năng lực cho cán bộ quản lý KH-CN cấp huyện và các tổ chức cá
nhân tham gia thực hiện đề tài, dự án KH-CN; tổ chức tập huấn hướng dẫn cho
đội ngũ cán bộ làm công tác khoa học ở huyện nâng cao năng lực quản lý và tổ
chức thực hiện các nhiệm vụ KH-CN.
- Củng cố và đổi mới hoạt động của Hội đồng KH-CN cấp huyện theo hướng
gọn nhẹ, năng động, hiệu quả.
- Tăng dần nguồn kinh phí hoạt động KH-CN cho cấp huyện để thực hiện
các nhiệm vụ quản lý Nhà nước và thực hiện các đề tài, dự án KH-CN thông
qua hợp đồng với Sở KH&CN.
- Huy động các nguồn tài chính khác từ tỉnh, trung ương và các tổ chức, cá
nhân để thực hiện các yêu cầu về hoạt động KH-CN của các địa phương./.

×