Tải bản đầy đủ (.pdf) (15 trang)

Báo cáo nghiên cứu khoa học " TÁC ĐỘNG CỦA VỐN VAY TÍN DỤNG ĐỐI VỚI XOÁ ĐÓI GIẢM NGHÈO Ở HUYỆN HƯƠNG THUỶ - TỈNH THỪA THIÊN HUẾ " docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (182.72 KB, 15 trang )


39


TÁC ĐỘNG CỦA VỐN VAY TÍN DỤNG ĐỐI VỚI XOÁ ĐÓI
GIẢM NGHÈO Ở HUYỆN HƯƠNG THUỶ - TỈNH THỪA THIÊN
HUẾ
Hoàng Hữu Hòa, Nguyễn Lê Hiệp
Trường Đại học Kinh tế, Đại học Huế
1. MỞ ĐẦU
Trong những năm qua, công cuộc xóa đói, giảm nghèo ở nước ta đã thu
được những kết quả hết sức to lớn. Đó là kết quả tổng hợp của nhiều yếu tố,
trong đó tín dụng được coi là một trong những giải pháp then chốt. Chính vì thế,
tư tưởng chỉ đạo của Chính phủ là khai thác mọi nguồn vốn, mọi kênh dẫn vốn,
biết sử dụng đồng vốn có hiệu quả để xóa đói giảm nghèo tiến tới sung túc và
giàu có.
Nhờ thực hiện tốt chủ trương này, việc xóa đói, giảm nghèo ở huyện Hương
Thủy - tỉnh Thừa Thiên Huế đã đạt được kết quả đáng mừng. Tuy nhiên, cho tới
nay chưa có một công trình nghiên cứu đầy đủ nào về sự tác động của vốn vay
tín dụng đối với thu nhập của hộ nghèo vay vốn và xóa đói, giảm nghèo.
Do đó, nghiên cứu này của chúng tôi được thực hiện nhằm mục đích đánh
giá tác động của vốn vay tín dụng đối với hộ nghèo. Và từ kết quả nghiên cứu
này đề xuất các giải pháp, kiến nghị góp phần nâng cao hơn nữa hiệu quả của
công cụ tín dụng trong việc thực hiện chiến lược xóa đói, giảm nghèo ở huyện
Hương Thủy.

40

Để thực hiện mục đích nghiên cứu trên chúng tôi chọn 2 xã và 1 thị trấn
đại diện cho các vùng sinh thái khác nhau ở huyện Hương Thủy và trên cơ sở đó
chọn ngẫu nhiên ở mỗi vùng là 30 hộ nghèo có vay vốn tín dụng để điều tra thu


thập thông tin.
Để lượng hóa tác động của vốn vay tín dụng đối với hộ nghèo trong quá
trình xóa đói, giảm nghèo nghiên cứu này chủ yếu sử dụng phương pháp hồi quy
tương quan với các kiểm định thống kê phù hợp được tính toán bằng phần mềm
SPSS và EVIEWS.
2. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
2.1. Mức vốn vay và các tổ chức tín dụng cho vay
Kết quả điều tra các hộ nghèo có vay vốn tín dụng tại huyện Hương Thuỷ
cho thấy mức vốn vay bình quân/hộ nghèo là khoảng 8,1 triệu đồng, trong đó hộ
vay ít nhất là 2 triệu đồng và hộ vay nhiều nhất là 20 triệu đồng.
Nếu phân tổ theo mức vốn vay thì các hộ nghèo chủ yếu vay dưới 5 triệu
đồng (41 hộ, chiếm 45,5%) số hộ nghèo được điều tra, từ 5 - 10 triệu đồng là 25
hộ (chiếm 27,8%) và trên 10 triệu đồng là 24 hộ (chiếm 26,7%).
Bảng 1: Mức vốn vay và tổ chức tín dụng cho hộ nghèo vay vốn
Mức vốn vay Số hộ
(hộ)
C.cấu
(%)
Tổ chức cho
vay
Giá trị
(Tr.đồng)

C.cấu
(%)

41

Dưới 5 triệu
đồng

41 45,6 Chính thức 649.822 89,2
Từ 5 - 10 tr.đồng 25 27,8 Bán chính
thức
45.167 6,2
Trên 10 triệu
đồng
24 26,6 Phi chính thức 33511 4,6
Nguồn: Số liệu điều tra hộ nghèo, năm 2005
Gần 90% số vốn vay của hộ nghèo là từ các tổ chức tín dụng chính thức.
Trong đó vay Ngân hàng CSXH chiếm đến 75,52% và NH NN&PTNT là
24,48%.
Vốn vay từ các tổ chức bán chính thức chiếm tỷ lệ 6,2%, và vay từ tổ chức
phi chính thức chiếm tỷ lệ 4,6%.
2.2. Tác động của vốn vay đối với việc gia tăng tư liệu sản xuất của hộ
nghèo
Kết quả trình bày ở bảng 2 cho thấy mối quan hệ giữa mức vốn vay bình
quân/hộ và giá trị TLSX bình quân/hộ là có ý nghĩa thống kê (Prob = 0,000). Tức
là có mối quan hệ đồng biến giữa mức vốn vay bình quân/hộ và giá trị TLSX
bình quân/hộ. Hệ số hồi quy (Coefficent) = 0,611 cho biết khi mức vốn vay bình
quân/hộ tăng lên 1 triệu đồng thì giá trị TLSX bình quân/hộ có xu hướng tăng lên
0,611 triệu đồng với điều kiện các các yếu tố khác không đổi.

42

Bảng 2: Mối quan hệ giữa vốn vay tín dụng và giá trị TLSX bình quân/hộ
Chỉ tiêu Độ lệch tiêu chuẩn Thống kê
t
Xác suất

Hệ số chặn 33631.

6
47322.76 0.710686 0.0042
Hệ số hồi quy 0.6113
8
0.051001 11.98773 0.0000
Hệ số xác định 0.6202
0
Trung bình biến phụ thuộc 528511.
1
Hệ số xác định điều
chỉnh
0.61589

Độ lệch chuẩn biến phụ
thuộc
354130.
3
Nguồn: Xử lý số liệu điều tra
Hệ số xác định R
2
= 0,620, giải thích rằng 62% sự thay đổi (gia tăng) giá trị
TLSX bình quân/hộ là do tác động của mức vốn vay bình quân/hộ.
Tương tự chúng ta xem xét mối quan hệ giữa mức vốn vay bình quân/lao
động và giá trị TLSX bình quân/lao động. Kết quả trình bày ở bảng 3 cho thấy
mối quan hệ đó là có ý nghĩa thống kê (Prob = 0,000) và là quan hệ thuận. Hệ số
hồi quy (Coefficent) = 0,505 nghĩa là rằng khi mức vốn vay bình quân/lao động

43

tăng lên 1 triệu đồng thì giá trị TLSX bình quân/lao động tăng lên 0,505 triệu

đồng trong điều kiện các yếu tố khác không thay đổi.
Ta thấy mối quan hệ giữa biến phụ thuộc và biến độc lập khá chặt chẽ. Với
hệ số xác định R
2
= 0,656, như vậy mức vốn vay bình quân/lao động giải thích
65,6% sự thay đổi của giá trị TLSX bình quân/lao động là do tác động của mức
vốn vay bình quân/ lao động.
Bảng 3: Mối quan hệ giữa vốn vay tín dụng và giá trị TLSX/LĐ
Chỉ tiêu Độ lệch tiêu chuẩn Thống kê t Xác suất

Hệ số chặn 59875.43 21467.60 2.789107 0.0065
Hệ số hồi quy 0.505154 0.038946 12.97047 0.0000
Hệ số xác định 0.656563 Trung bình biến phụ thuộc 289533.
3
Hệ số xác định điều
chỉnh
0.652660 Độ lệch chuẩn biến phụ
thuộc
195396.
0
Nguồn: Xử lý số liệu điều tra
Như vậy, đầu tư mua sắm TLSX là một trong những mục đích vay vốn của
hộ nghèo. Nhờ đó, giúp họ khai thác tốt mọi tiềm năng sẵn có như sức lao động,

44

thời gian nhàn rỗi, tài nguyên đất đai, mặt nước, chủ động tự tạo việc làm cho
chính mình.
2.3. Tác động của tín dụng đối với việc tạo việc làm cho hộ nghèo
Để đánh giá tác động của vốn tín dụng đến tạo việc làm biến định tính được

sử dụng (biến cảm nhận về sự thay đổi việc làm sau khi vay vốn và ở những mức
vốn vay khác nhau).
Kết quả trình bày ở bảng 4 cho thấy: Khi có thêm vốn sẽ tạo thêm công ăn
việc làm và đặc biệt ở những mức vốn vay cao hơn thì cảm nhận về sự thay đổi
công ăn việc làm là có sự khác biệt. Điều này được thể hiện ở mức vốn vay bình
quân dưới 3 triệu đồng/lao động thì 85,4% số hộ nhận thấy công ăn việc làm là
không thay đổi và thay đổi ít, chỉ có 14,6% cho rằng là thay đổi khá nhiều và
thay đổi nhiều; ở mức vay bình quân từ 3 - 6 triệu đồng/lao động thì sự cảm nhận
tương ứng là 44% và 66%, và ở mức vay bình quân lớn hơn 6 triệu đồng/lao
động là 20,8% và 79,2%. Tức là, mức vốn vay nhiều hơn sẽ có cơ hội tạo ra
nhiều việc làm hơn.
Bảng 4: Tác động của vốn tín dụng đến công ăn việc làm
Cảm nhận sự thay đổi
Mức vay bình quân/LĐ
1* 2**
Tổng cộng

Dưới 3 triệu đồng Số hộ 35 6 41

45

Tỷ lệ
% 85,4 14,6 100
Số hộ 11 14 25 Từ 3 - 6 triệu đồng
Tỷ lệ
% 44,0 56,0 100
Số hộ 5 19 24 Trên 6 triệu đồng
Tỷ lệ
% 20,8 79,2 100
Số hộ 51 39 90 Tổng cộng

Tỷ lệ
% 56,7 43,3 100
* Không thay đổi và thay đổi ít .
** Thay đổi khá nhiều và thay đổi nhiều.
Nguồn: Xử lý số liệu điều tra
Bằng kiểm định Chi - Square Tests (với mức ý nghĩa α = 5% cho kết quả
Sig = 0,000) có thể khẳng định rằng với điều kiện của huyện Hương Thủy khi
vốn vay/lao động tăng lên thì sẽ có điều kiện để tạo thêm việc làm.
2.4. Tác động của vốn vay đến thu nhập của hộ nghèo

46

Kết quả trình bày ở bảng 5 cho thấy quan hệ giữa mức vốn vay bình
quân/hộ và thu nhập bình quân/hộ là có ý nghĩa thống kê (Prob = 0,000) và là
quan hệ thuận. Với hệ số hồi quy (Coefficent) = 0,484 cho biết khi mức vốn vay
bình quân/hộ tăng lên 1 triệu đồng thì thu nhập bình quân/hộ tăng thêm 0,484
triệu đồng với điều kiện các yếu tố khác không thay đổi.
Bảng 5: Mối quan hệ giữa vốn tín dụng và thu nhập của hộ nghèo
Chỉ tiêu Độ lệch tiêu chuẩn Thống kê t Xác suất
Hệ số chặn 818862.2

57321.61 14.28540 0.0000
Hệ số hồi quy 0.484439

0.061777 7.841796 0.0000
Hệ số xác định 0.411347 Trung bình biến phụ thuộc 1210989.
Hệ số xác định điều
chỉnh
0.404657 Độ lệch chuẩn biến phụ thuộc 344551.9
Nguồn: Xử lý số liệu điều tra

Hệ số xác định R
2
= 0,411 cho biết 41,1% sự thay đổi của thu nhập bình
quân/ hộ là do ảnh hưởng của yếu tố vốn vay bình quân/hộ.
Để đánh giá rõ hơn mối quan hệ giữa vốn tín dụng đối với thu nhập của hộ
nghèo có thể xem xét mối quan hệ giữa mức vốn vay bình quân/lao động và thu
nhập bình quân/lao động.

47

Bảng 6: Mối quan hệ giữa vốn vay bình quân/lao động và thu nhập bình
quân/lao động
Chỉ tiêu Độ lệch tiêu chuẩn Thống kê t Xác suất
Hệ số chặn 3648.630 0.059856

11.42999

0.0000

Hệ số hồi quy 0.684151 329.9296

11.05881

0.0000

Hệ số xác định 0.597521 Trung bình biến phụ thuộc 6758.981

Hệ số xác định điều
chỉnh
0.592947 Độ lệch chuẩn biến phụ

thuộc
2773.993

Nguồn: Xử lý số liệu điều tra
Kết quả trình bày ở bảng 6 cho thấy: giữa mức vốn vay bình quân/lao động
và thu nhập bình quân/ lao động có mối quan hệ thuận. Nghĩa là khi mức trang bị
vốn bình quân/lao động tăng lên thì thu nhập bình quân/lao động có xu hướng
tăng lên. Hệ số hồi quy (Coefficent) = 0,684, có thể giải thích nếu mức vốn vay
bình quân/lao động tăng lên 1 triệu đồng thì thu nhập bình quân/lao động có thể
tăng lên 0,684 triệu đồng với điều kiện các yếu tố khác không đổi.
Hệ số xác định R
2
= 0,597, cho biết 59,7% sự thay đổi của thu nhập bình
quân/lao động là do ảnh hưởng của vốn vay bình quân/lao động.

48

Đáng lưu ý là mối quan hệ được trình bày ở bảng 6 chặt chẽ và có ý nghĩa
hơn ở bảng 5, điều này hoàn toàn hợp lý vì vốn vay tín dụng kết hợp với sức lao
động mới thực sự tạo ra thu nhập cho hộ nghèo.
Dưới một góc độ khác, có thể sử dụng biến “cảm nhận của các hộ nghèo
vay vốn” đối với thay đổi của thu nhập so với trước khi vay vốn, ở các mức vốn
vay khác nhau; cảm nhận sự thay đổi của thu nhập đối với thời gian vay vốn để
phân tích sâu hơn.
Rõ ràng, vốn tín dụng có tác động tích cực và đồng biến đối với việc tăng
thu nhập. Khi được vay vốn tín dụng đại đa số hộ nghèo đều thừa nhận có sự
tăng lên của thu nhập với các mức thay đổi khác nhau. Với mức vay bình quân
dưới 3 triệu đồng/lao động có 75,6% số hộ cảm nhận thấy thu nhập không thay
đổi và thay đổi ít, 24,4% số hộ cảm nhận thấy thu nhập thay đổi khá nhiều và
thay đổi nhiều. Ở mức vay bình quân từ 3 - 6 triệu đồng/lao động con số tương

ứng là 40% và 60% , ở mức vay bình quân trên 6 triệu đồng/lao động là 4,2% và
95,8%.
Bảng 7: Tác động của mức vốn vay đến thu nhập
Cảm nhận sự thay đổi
Mức vay bình quân/LĐ
1* 2**
Tổng cộng
Dưới 3 triệu đồng Số hộ 31 10 41

49

Tỷ lệ
% 75,6 24,4 100
Số hộ 10 15 25 Từ 3 - 6 triệu
đồng
Tỷ lệ
% 40 60 100
Số hộ 1 23 24 Trên 6 triệu đồng
Tỷ lệ
% 4,2 95,8 100
Số hộ 42 48 90 Tổng cộng
Tỷ lệ
% 46,7 53,3 100
* Không thay đổi và thay đổi ít
** Thay đổi khá nhiều và thay đổi nhiều
Nguồn: Xử lý số liệu điều tra
Sử dụng phương pháp kiểm định Chi - Square Tests (với mức ý nghĩa α =
5% cho kết quả Sig = 0,000) có thể kết luận rằng với điều kiện cụ thể của của
huyện Hương Thủy khi mức vốn vay/lao động tăng lên thì dẫn tới thu nhập tăng
lên rõ rệt.


50

Ở đây dễ dàng nhận thấy vốn tín dụng có tác động tích cực đến thu nhập và
tác động rõ nét hơn trong dài hạn. Cụ thể đối với những hộ nghèo có thời gian
vay vốn dưới 1 năm thì 76,5% cảm nhận thấy thu nhập không thay đổi và thay
đổi ít và 23,5% cho rằng thu nhập thay đổi khá nhiều và thay đổi nhiều; nếu thời
gian vay vốn từ 1 - 3 năm thì mức cảm nhận tương ứng là 45,5% và 54,5%, thời
gian vay vốn trên 3 năm là 11,1% và 88,9%.


Bảng 8: Tác động của thời gian vay vốn đến thu nhập
Cảm nhận sự thay đổi Thời gian vay vốn
1* 2**
Tổng cộng
Số hộ 13 4 17 Dưới 1 năm
Tỷ lệ
% 76,5 23,5 100
Số hộ 25 30 55 Từ 1 - 3 năm
Tỷ lệ
% 45,5 54,5 100

51

Số hộ 2 16 18 Trên 3 năm
Tỷ lệ
% 11,1 88,9 100
Số hộ 41 49 90 Tổng cộng
Tỷ lệ
% 45,6 54,4 100

* Không thay đổi và thay đổi ít
** Thay đổi khá nhiều và thay đổi nhiều
Nguồn: Xử lý số liệu điều tra
Sử dụng phương pháp kiểm định Chi - Square Tests (với mức ý nghĩa α =
5% cho kết quả Sig = 0,000) có thể kết luận rằng ở huyện Hương Thủy những hộ
nghèo nào được tiếp cận với vốn tín dụng sớm hơn thì xác suất thoát nghèo sẽ
cao hơn do có sự thay đổi tích cực của thu nhập nhiều hơn.
3. KẾT LUẬN
Các hộ nghèo vay vốn chủ yếu từ Ngân hàng Chính sách xã hội, với mức
vốn vay bình quân 8,1 triệu đồng/hộ; hộ vay ít nhất 2 triệu đồng và hộ vay nhiều
nhất là 20 triệu đồng.
Vốn vay đã giúp các hộ nghèo đầu tư mua sắm tư liệu sản xuất. Nhờ đó
giúp họ khai thác tốt hơn tiềm năng về sức lao động, thời gian nhàn rỗi, đất đai,

52

mặt nước để chủ động tạo việc làm, góp phần tăng thu nhập và tiến tới thoát
nghèo.
Tín dụng tác động đến thu nhập của hộ nghèo rõ nét hơn ở trong dài hạn và
ở những mức vốn vay cao hơn. Những hộ nghèo nào được tiếp cận với vốn tín
dụng sớm hơn, có mức vốn vay nhiều hơn thì xác suất thoát nghèo cao hơn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Thành, Bill Tod, Lê Văn Sở. Tài chính vi mô - Cơ hội cho người
nghèo, Thời báo Ngân hàng, NXB Văn hóa thông tin, Hà Nội (2003).
2. Doãn Hữu Tuệ. Tài chính vi mô và một số khuyến nghị đối với hoạt động
tài chính vi mô ở nước ta, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế, số 329, 330 (
2005).
3. Mark M.Pitt, Shahidur R. Khandker. The Impact of Group - Based Credit
Programs on Poor Households in Bangladesh: Does the Gender of
Participants Matter? Revised by World Bank October 8 (1996)


53

THE IMPACTS OF CREDIT ON POVERTY REDUCTION
AND HUNGER ERADICATION IN HUONG THUY DISTRICT,
THUA THIEN HUE PROVINCE
Hoang Huu Hoa, Nguyen Le Hiep
College of Economics, Hue University

SUMMARY
The average loan per poor household in Huong Thuy district is 8.1 million
VND; the poor households get their loan mainly from the Bank for Social Policy.
The loan amount is closely related to the value of production materials, jobs
and income of poor households. This relation is clearer in case of higher loan
amount. Those who get access to credit sooner have higher possibility of poverty
reduction. Credit for farmers has stronger impacts on poverty reduction in long
term.


×