Tải bản đầy đủ (.pdf) (99 trang)

Nâng cao chất lượng kiểm toán báo cáo quyết toán dự án đầu tư xây dựng công trình do kiểm toán nhà nước thực hiện

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (25.6 MB, 99 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG
BÀI HỌC XÂY ĐỰNG

_

c

eta
>

g1

aed

ley

ones 2

SE

Đề Thị Lan Hạnh

NANG CAO CHAT LƯỢNG KIỀM TOÁN BAO CAO
[ QUYẾT TỐN DỤ AN ĐẦU TƯ XÂY BỰNG CƠNG TRÌNH
_ DO KTEM TOAN NHA NUGC THUC HIEN

LUẬN VĂN THẠC SỸ

ieee erry ly ey cieng



Chuyên ngành: Kinh tŠ xây dựng

PC wie ee


BO GIAO DUC VA DAO TAO
TRUONG DAI HOC XAY DUNG
———

:

|

ĐẠI HỌ

XÂY DỰNG

{7

oA

a Fi
THU
VIENx

(( TRƯỜNG
ĐẠI HỌC ))

N\


XÂY DỰNG



Đỗ Thị Lan Hạnh

NANG CAO CHAT LUQNG KIEM TOAN BAO CAO
QUYẾT TOÁN DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DUNG CƠNG TRÌNH
DO KIÊM TỐN NHÀ NƯỚC THỰC HIỆN
mS

5

{o4 Ing
|

LUAN VAN THAC SY
Nganh quan ly xay dung

Chuyên ngành kinh tế xây dựng

Mã số: 60.58.03.02-1

Cán bộ hướng dẫn: TS. Nguyễn Văn Bảo
AKA

Hà Nội - 2014



LOI CAM DOAN
Tôi cam đoan Luận văn thạc sỹ là cơng trình nghiên cứu độc lập của
tơi. Số liệu và kết quả nghiên cứu trong Luận văn có nguồn gốc rõ ràng.
Tác giả

đa
Đỗ Thị Lan Hạnh


LOI CAM ON
Tác giả xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ, tạo điều kiện của các thầy cô

giáo, giảng viên Khoa Kinh tế và Quản lý xây dựng, Khoa Đào tạo Sau Đại học
và toàn thể giáo viên trường Đại học Xây dựng, đặc biệt xin gửi lời cảm ơn tới
thầy giáo - TS. Nguyễn Văn Bảo đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ

tác giả thực

hiện đề tài này.
Trân trọng cảm ơn Lãnh đạo Kiểm toán Nhà nước đặc biệt là Lãnh

đạo Kiểm toán Nhà nước chuyên ngành V đã tạo điều kiện thuận lợi hỗ trợ,
giúp đỡ tác giả trong việc thu thập thông tin, tài liệu trong quá trình thực hiện
luận văn.

Cảm ơn bạn bè, đồng nghiệp, gia đình đã giúp đỡ, chia sẻ, động viên
tác giả trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu.
Xin tran trong cảm ơn!
Hà Nội, ngày 09 tháng 01 năm 2014


Đỗ Thị Lan Hạnh


MUC LUC
Danh muc cac bang
Danh muc hinh vé

l6.

..........H.,D....

1

Chương I: Cơ sở lý luận chung về kiểm toán báo cáo quyết tốn dự án
đầu tư xây dựng cơng trình ..............................--22° 2©z#£Evsz£vzeeervzzeerrree 4

1.1. Khái quát chung về kiểm toán..............................-.-222++22EEEEEE.EEEEET22EEE...
re 4
1.1.1. Khái niệm về kiểm tốm...........................2-2 EE+SEEEcCEEEECEEEerEEkrrrerrrrvee 4
1.1.2. Vai trị, chức năng iS

LTE. PRONTO ICM WO

To

ere

ied Oe

eo


aa

4

ở nhờn re ceeneeeeancegsedcteeeeessece 5

1.1.3.1. Phân loại kiểm tốn theo mục đích kiểm tốn.........................--- 5
1.1.3.2. Phân loại kiểm tốn theo hình thức tổ chức.......................----:- 8
1.1.3.3. Một 86 cGich phan loqi KAAC.....cccccccccssssssscesssessvssssvsvesssiesssesssveee 9
1.1.4. Các khái niệm cơ bản trong Ki€m toGn.e.c.ccccccccessssesssvessssessssesssesssveee 9
1.1.4.1. Bang ching Ki€m tod .ccsccccsccccssssssssssssssvsseesssseessssessssseeessssesssssecs 9
1.1.4.2. Báo cáo kiểm toán.....................2: -s++sz+retzrsed Đ~n 2

11

1.1.4.3. Trọng yếu kiểm tốn......................---s-+22+scEEEtEEEEEEEEE11e21111eccrtve. 13

1.1.4.4. Rủi ro kiểm tốn.......................--©-2++©©+ccCEtcEE
E211.
cEerrree 14
1.1.4.5. Quy trình kiểm tốn.......................2 ©+++©+++EEEt2EEEEEEEEEEExcrrkerrrke 16

1.2. Chất lượng kiểm tốn, các tiêu chí đánh giá chất lượng kiểm toán............. 16
1.2.1. Khai niém chat long kiGm toGti.ecccccccccsccsscsssssssssssvesssessssessseessssessvees 16
1.2.2. Các tiêu chí đánh giá chất lượng kim toGne...ccecccccccsesscsessseessseesvsees 17

1.3. Kiểm toán báo cáo quyết toán dự án đầu tư xây dựng cơng trình................ 18
1.3.1. Đặc điểm đâu tư xây dựng và quản lý dự án đâu tư xây dựng công



1.3.1.2. Quản lý dự án đâu tư xây dựng công trình......................---c--cc¿ 20
1.3.2. Đặc điểm báo cáo quyết tốn dự án đâu tư xây dựng cơng trình.... 24
1.3.2.1. Nội dung, đặc điểm báo cáo quyết toán dự án đâu tư xây đựng

2/58... 8888 n8. h..a.......

24

1.3.2.2. Đặc điểm kiểm toán Báo cáo quyết toán dự án đâu tư xây dựng
G2281.)

TS

SSU0000Ẻ D000 xố

26

1.3.3. Trình tự và nội dung kiểm tốn báo cáo quyết tốn dự án đầu tư xây
dựng CƠng fFÌH . . . . . . . . . . . .

5s

Ehrtrr

T1

1111111111 1111

re. 27


1.3.3.1. Nội dung kiểm tốn........................-s-©5seccEtSEEE2E1112111
111.111 ccee 28

1.3.3.2. Trình tự kiểm tốn.............................-----cccceerrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrre 28
1.3.4. Các yếu tó ảnh hưởng đến chất lượng kiểm toán báo cáo quyết toán
dự án đâu tư xây dựng cơng trình .....................
s5 EE111112221112111eEye. 34
Chương II: Thực trạng kiểm toán báo cáo quyết toán dự án đầu tư xây
dựng cơng trình do Kiểm tốn Nhà nước thực hiện trong giai đoạn từ

năm 2007:đến tăm 20: csiiieiiisiieieii...isaiaodliaElallGoG10/128E 36
2.1. Đặc điểm tơ chức và hoạt động của Kiểm tốn Nhà nước.............................--- 36
2.2. Các dự án đầu tư xây dựng công trình thuộc đối tượng kiểm tốn của Kiểm
tốn Nhà miltlopbiibesulikbdlauiaaallioNBE

ae sesnl ban SA

S4 e2sai 39

2.3. Nội dung, quy trình và phương pháp kiểm toán báo cáo quyết toán dự án đầu tư
xây dựng cơng trình của Kiểm tốn Nhà nước.......................... --22+++22+2Ef+2222EErrrree 39

2.3.1. Kiểm toán tuân thủ pháp luật, chế độ quản lý dự án đâu tư, chế độ

tài chính:Bế thầN, bá

cn WOME

RGN


IE Sh cs casscasenvnnnscenessns 40

2.3.1.1. Căn cứ kiểm toán tuân thủ pháp luật, chế độ quan lý dự an dau

tư, chế độ tài chính kế tốn......................cccccc::++++222SSEEcvvvverrtttttErrrtrrrrrrrrrrrrrre 40
2.3.1.2. u cầu kiểm toán việc chấp hành pháp luật, các chế độ quản
lý đầu tư và xây dựng cơng trình....................
+ cscccctEEEEEE12211.11.1etrree 40


2.3.1.3. Nội dung kiểm toán việc chấp hành pháp luật, các chế độ quản
lý đầu tư và xây dựng công trình.......................------s+2©+++2©+t+2rxettrxretrrrrrrrrrrrrvcee 4I
2.3.2. Kiểm tốn báo cáo quyết tốn vốn đâu tư thực hiện...................-.... 45

2.3.2.1. Kiểm tốn ngn vốn đẫm tư.........................--2++£©++2+++ec+resrss 46
2.3.2.2. Kiểm tốn vốn đâu tư thực hiện....................----+©c+Se+zv+evrzrsresrez 46

2.3.2.3. Kiểm tốn chỉ phí đầu tư tính vào giá trị cơng trình, giá trị tài
Sản bàn giao, Sử dỤHG..........

co dÁsesed6eoS2
46, 0620601115 Tae ee OD 52

2.3.2.4. Kiểm tốn tình hình cơng nợ và vật tư, thiết bị tổn đọng: ....... 53

2.4. Đánh giá chất lượng kiểm toán báo cáo quyết toán dự án đầu tư xây dựng cơng
trình của Kiểm tốn Nhà nước trong giai đoạn từ năm 2007 đến năm 2012.............. 54
2.4.1. Két WALA GE CUOCS secs goes ok ae te vavea oe teen oa ee eptn shes sea satan sn bbaosee bons 54


2.4.2. Những 16M ti .oeccecsssesssesssssssesssssssseesssesssessessssssssssssesssssssscsssesssesseeees 63
2.4.3. Nguyên nhân cia thc trang .ececcccccceccsscssssseseeseesenseneeseeseeseesenseeeseens 65
Chương

III: Một số giải pháp nâng cao chất lượng kiểm toán báo cáo

quyết toán dự án đầu tư xây dựng cơng trình do Kiểm tốn Nhà nước
thực HÌỆN sec

n4

55 6568064445016A6615185814140516506348148508188/4E0840044548495688809384 69

3.1. Sự cần thiết phải nâng cao chất lượng cơng tác kiểm tốn báo cáo quyết toán dự
án đầu tư xây dựng do Kiểm toán Nhà nước thực hiện á...Ô

69

3.2. Định hướng và yêu cầu của các giải pháp............................-----+++cccc2rttrtr.czzzvv 70
3.3. Một số giải pháp nâng cao chất lượng báo cáo quyết toán dự án đầu tư xây
dựng do Kiểm tốn Nhà nước thực hiện.............................-----+--©©CEEEEEE2++++etEEEEEEEEEEvrrecree 73

3.3.1. Nhóm giải pháp đối với hoạt động kiểm toán của Kiểm tốn Nhà
WIEOG. cxexvcessnvevassecoxpsnunsaconacuaxovensssnxcuunsusuareceexcosussexecesoeuusneooesenseoureesesstecesevesxes 73
3.3.1.1. Nâng cao chất lượng cơng tác lập kế hoạch kiểm toán........... 74
3.3.1.2. Nâng cao chất lượng nội dung Báo cáo kiểm tốn................-. 74
3.3.1.3. Tăng cường cơng tác kiểm tra thực tế tại hiện trường ............ 77

3.3.1.4. Tăng cường kiểm tra, kiểm soát đối với hoạt động kiểm toán. 78



3.3.1.5. Dao tao nguon Luc Kiém todnn ViéM.ceececescesccsescssvesesssveseesesseseens 79

3.3.1.6. Đảm bảo trang thiết bị, cơ sở vật chất đối với hoạt động kiểm todn81
3.3.1.5. Các giải pháp khác. . . . . . . . .

... + + «5+ + ++*E+tzeEetEetetretrrrrrrrrrerrree 61

3.3.2. Kiến nghị giải pháp về hoàn thiện hệ thống văn bản, hệ thống quy
trình, chuẩn mực kiểm tốn của Kiểm tốn Nhà nưĨc...................--- s55: 82

3.3.2.1. Tăng giá trị pháp lý của Báo cáo kiểm toán...................---....-- 82
3.3.2.2. Xây dựng và ban hành quy trình kiểm tốn hoạt động để từng

bước đánh giá chỉ tiết, cụ thé tinh kinh tế, hiệu lực, tính hiệu quả của đự án
đâu tư xây dựng cơng trÌHh......................---- -+©+s+cxt+E+t2EEEEEtEEtEErrrrrrrrrrrrtrrrkerrke %3
3.3.2.3. Hồn thiện hệ thống quy trình, chuẩn mực kiểm tốn, hồ sơ
[1087/21782/2/1.7..NEENEEEE NHụ................

65

KẾY HỆH: 121512 nà bia kuaanasasLenesibsesoalkCnlauslspigiuiissgagiinginsuikgto4n<2nag91l 87
Tài liệu tham khảO........................-...--<--<5< 5< s< sS

Danh muc cac bang

Bảng 2.1: Tổng hợp kết quả kiểm toán từ năm 2007 đến năm 2012............ 55
Bảng 2.2. Tỷ lệ thực hiện các kiến nghị xử lý tài chính tại một số dự án


từ năm 2007-2012................

¿L2 112222 211123155511 111 kg vn ng

1 khe 64

Danh mục hình vẽ
- -- 37
.. --- - - - --- .
Hình 2.1: Cơ cấu tổ chức của Kiểm tốn Nhà nước................

---- - - -- 40
Hình 2.2 Quy trình kiểm tốn dự án đầu tư xây dựng..................-Hình 2.3: Nội dung kiểm tốn báo cáo quyết tốn vốn đầu tư thực hiện .......45
Hình 3.1. Nhóm giải pháp đối với hoạt động kiểm toán của Kiểm toán Nhà


Mở đầu

1. Tính cấp thiết của đề tài
Với vai trị, nhiệm vụ của mình, trong những năm qua Kiểm tốn Nhà

nước đóng góp đáng kể trong cơng cuộc đấu tranh chống thất thốt, lãng phí
nguồn tài chính cơng, đặc biệt trong lĩnh vực đầu tư xây dựng. Mặc dù đã đạt

được những kết quả nhất định trong công tác kiểm toán các dự án đầu tư xây
dựng và chất lượng kiểm tốn cũng ngày một nâng cao, song q trình kiểm

tốn các cơng trình xây dựng mới chỉ dừng ở một mức độ nhất định. Chất
lượng của Báo cáo kiểm tốn cịn hạn chế, nội dung báo cáo kiểm tốn cịn
chung chung, Báo cáo kiểm tốn chưa có những nhận xét, đánh giá sâu sắc

hay phân tích về tính hiệu lực, hiệu quả của Dự án đầu tư. Những đánh giá,
nhận xét còn chung chung, né tránh những nội dung được sự quan tâm nhiều
của dư luận hay những nội dung mà chính phủ và người dân bức xúc. Vì vậy
những thơng tin trong báo cáo kiểm tốn khơng giúp ích nhiều đối với người
sử dụng báo cáo kiểm toán.
Mặt khác việc kiểm toán báo cáo quyết toán các dự án đầu tư xây dựng
mới chủ yếu được thực hiện trên cơ sở

hồ sơ, tài liệu, chứng từ liên qua đến

các dự án do đơn vị được kiểm toán cung cấp, rủi ro kiểm tốn cịn cao. Một
số nội dung kiểm tốn cịn thực hiện sơ sài:

- Đánh giá sự phù hợp của dự án với quy hoạch phát triển kinh tế — xã
hội, quy hoạch phát triển ngành và quy hoạch xây dựng; tính kinh tế, hiệu quả

kinh tế xã hội của dự án;
- Chất lượng công tác thiết kế, lập tổng dự toán; thâm định thiết kế,
tổng dự tốn; cơng tác đấu thầu;

- Chất lượng và giá cả của thiết bị, dây chuyền công nghệ áp dụng vào

dự án, đặc biệt là khi thiết bị và công nghệ hầu hết đều nhập ngoại;


- Chất lượng xây dựng cơng trình;
Hiệu lực pháp lý đối với những kết luận, kiến nghị trong Báo cáo kiểm
toán chưa cao, nhiều nội dung kiến nghị trong Báo cáo kiểm tốn khơng được
đơn vị được kiểm tốn thực hiện triệt để nhưng Kiểm tốn Nhà nước khơng


có chế tài xử lý đối với những đơn vị không thực hiện kết luận, kiến nghị của
Kiểm toán Nhà nước.
Xuất phát từ thực tế trên, tác giả chọn dé tai “Nang cao chất lượng kiểm
toán báo cáo quyết toán dự án đầu tư xây dựng cơng trình do Kiểm tốn Nhà
nước thực hiện” nhằm góp phần nâng cao chất lượng kiểm toán trong lĩnh vực
đầu tư xây dựng của Kiểm toán Nhà nước trong giai đoạn hiện nay.
2. Mục đích nghiên cứu
Nhằm nâng cao chất lượng kiểm toán báo cáo quyết toán dự án đầu tư
xây dựng do Kiểm toán Nhà nước thực hiện, trên cơ sở nghiên cứu tổng quan
về lý luận, thực tiễn và các nghiên cứu về chất lượng kiểm toán báo cáo quyết
toán dự án đầu tư xây dựng, cùng thực trạng kiểm toán báo cáo quyết toán dự
án đầu tư xây dựng do Kiểm toán Nhà nước thực hiện trong giai đoạn từ năm

2007 đến 2012.
3. Mục tiêu nghiên cứu
Trên cơ sở nâng cao chất lượng kiểm toán báo cáo kiểm toán dự án

đầu tư xây dựng cơng trình do kiểm tốn Nhà nước thực hiện để hồn thiện
cơng tác quản lý dự án đầu tư xây dựng cơng trình, trách thất thốt lãng phí,
nâng cao hiệu quả đầu tư, đảm bảo tính cơng khai, minh bạch trong đầu tư
xây dựng cơng trình.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
+ Đối tượng nghiên cứu: bao gồm các nhân tố ảnh hưởng đến chất
lượng kiểm toán báo cáo quyết tốn dự án đầu tư xây dựng cơng trình do
Kiểm tốn Nhà nước thực hiện; các chỉ tiêu đánh giá chất lượng kiểm toán


báo cáo quyết toán dự án đầu tư xây dựng cơng trình và giải pháp nâng cao
chất lượng kiểm tốn báo cáo quyết toán dự án đầu tư xây dựng cơng trình do


Kiểm tốn Nhà nước thực hiện.
+ Phạm vi nghiên cứu: Cơng tác kiểm tốn báo cáo quyết tốn dự án
đầu tư xây dựng các cơng trình xây dựng dân dụng, cơng nghiệp do Kiểm
tốn Nhà nước thực hiện trong giai đoạn năm 2007 đến năm 2012.

5. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp luận cơ bản của đề tài là các luận điểm khoa học của triết

học biện chứng và kinh tế học chính trị.
Các phương pháp nghiên cứu sử dụng trong đề tài: phương pháp so
sánh, phân tích, tổng hợp, các phương pháp kiểm toán.

6. Cơ sở khoa học và thực tiễn của đề tài
Cơ sở khoa học của đề tài: là hệ thông lý luận về chất lượng kiểm toán
báo cáo quyết toán dự án đầu tư xây dựng cơng trình và sự cần thiết nâng cao
chất lượng kiểm toán báo cáo quyết toán dự án đầu tư xây dựng cơng trình do
Kiểm tốn Nhà nước thực hiện.
Cơ sở thực tiễn của đề tài: là thực trạng của cơng tác kiểm tốn báo cáo

quyết tốn dự án đầu tư xây dựng cơng trình do Kiểm tốn Nhà nước thực
hiện, những tồn tại và nguyên nhân của những tồn tại trong kiểm toán báo cáo
quyết toán dự án đầu tư xây dựng cơng trình.
7. Kết quả đạt được
- Luận văn đã trình bày khái quát những vấn đề chung về kiểm toán báo
cáo quyết toán các dự án đầu tư xây dựng cơng trình
- Hệ thống những phương pháp, nội dung và q trình kiểm tốn tn
thủ, kiểm tốn báo cáo quyết toán dự án đầu tư xây dựng cơng trình

- Đề xuất những giải pháp hồn thiện kiểm toán báo cáo kiểm toán dự


án đầu tư xây dựng cơng trình.


Chương I: Cơ sở lý luận chung về kiểm toán báo cáo quyết tốn dự án
đầu tư xây dựng cơng trình
1.1. Khái qt chung về kiểm tốn

1.1.1. Khái niệm về kiểm tốn
Kiểm tốn là q trình các chun gia độc lập và có thầm quyền, có kỹ
năng nghiệp vụ, thu thập và đánh giá các bằng chứng về các thông tin có thể
định lượng của một đơn vị nhằm mục đích xác nhận và báo cáo về mức độ

phù hợp giữa các thông tin này với các chuẩn mực đã được xây dựng [3, tr.5].
1.1.2. Vai trò, chức năng kiểm tốn
Thơng qua định nghĩa nói chung về kiểm tốn, có thể rút ra hai chức
năng cơ bản của kiểm toán như sau [3, tr17-18]:

Thứ nhát: Chức năng cơ bản đầu tiên của kiểm tốn, đó là kiểm tra và
xác nhận hay còn gọi là chức năng xác minh.

Đây là chức năng được hình thành đầu tiên gắn liền với sự ra đời, hình

thành và phát triển của kiểm tốn. Ngay từ thời kỳ đầu, khi kiểm toán ra đời,
chức năng kiểm tra và xác nhận được thể hiện dưới dạng chứng thực báo cáo
tài chính (kiểm tốn cỗ điển), về sau chức năng này phát triển mạnh mẽ và
được thể hiện cao hơn dưới dạng báo cáo kiểm toán.

Thứ hai: Chức năng trình bày ý kiến (hay chức năng tư vấn). Đây là
chức năng phát sinh và hình thành sau chức năng xác minh. Chức năng trình


bày ý kiến cũng có q trình phát triển riêng của nó. Cùng với q trình phát
triển của kiểm tốn, chỉ một chức năng xác minh, kiểm tốn khơng thể đáp
ứng được u cầu của nhà quản lý nên chính từ yêu cầu thực tiễn quản lý đặt

ra, đã xuất hiện chức năng tư vấn. Ở thời kỳ ban đầu khi mới hình thành, chức
năng này biểu hiện dưới dạng thư quản lý. Trong quá trình phát triển, sự biểu


hiện của tư vấn cũng rất khác nhau theo từng giai đoạn lịch sử nhất định.
Thực tế, chức năng này chỉ phát triển mạnh mẽ vào giữa thế kỷ XX, nhưng lại
giữ một vị trí đặc biệt quan trọng trong một nền kinh tế thị trường phát triển:

cao như hiện nay.
Qua hai chức năng của kiểm toán, ta thấy kiểm tốn nhìn nhận đánh giá
một cách tồn diện cả về quá khứ và tương lai. Về quá khứ, đối với các sự
kiện đã nảy sinh, kiểm toán với tư cách là người kiểm tra xác minh sự việc đã
hoàn thành nhằm đáp ứng yêu cầu của người sử dụng thông tin. Như vậy,
chức năng kiểm toán xác nhận hay xác minh là chức năng hướng về quá khứ.
Mặt khác, chức năng tư vấn hay chức năng trình bày ý kiến để đáp ứng yêu
cầu của người sử dụng thông tin trong tương lai.
Hai chức năng của kiểm tốn hình thành và phát triển hoàn toàn khác
nhau, tuỳ theo từng giai đoạn lịch sử nhất định. Ở thời kỳ đầu, người ta
thường chỉ tập trung quan tâm đến chức năng kiểm tra xác nhận. Nhưng khi
xã hội càng phát triển, người ta càng quan tâm nhiều hơn đến chức năng tư
vấn của kiểm tốn. Đó là việc nhìn nhận, định hướng cho một tương lai đúng
đắn để có những quyết định tối ưu và giành được thắng lợi trong cạnh tranh.
Chức năng của Kiểm tốn Nhà nước: Kiểm tốn Đhà nước có chức năng

kiểm tốn báo cáo tài chính, kiểm tốn tn thủ, kiểm tốn hoạt động đối với
cơ quan, tơ chức quản lý, sử dụng ngân sách, tiền và tài sản nhà nước [7].

1.1.3. Phân loại kiểm toán

1.1.3.1. Phân loại kiêm tốn theo mục đích kiểm tốn
Căn cứ vào mục đích cụ thé của kiểm tốn, người ta thường chia kiểm
toán thành ba loại là: kiểm toán hoạt động (Performance Audit), kiểm toán

tuân tha (Compliance

Audit)

va kiểm

Financial Statements) [3, tr.24-28].

toán

báo

cáo tài chính

(Audit

of


Kiểm toán hoạt động: là loại kiểm toán nhằm để xem xét và đánh giá về
tính kinh tế, tính hiệu lực và hiệu quả của các hoạt động kiểm tốn.
Tính kinh tế là sự tiết kiệm các nguồn lực. Hay đây còn là nguyên tắc tối
thiểu, nghĩa là để đạt được mục tiêu nhất định cần dùng một lượng nguồn lực ít
nhất (kể cả trong mua sắm và sử dụng).

Tính hiệu lực là khả năng về mức độ hoàn thành các nhiệm vụ và mục tiêu

đã xác định của đơn vị.

Tính hiệu quả là việc đạt được kết quả cao nhất với một nguồn lực nhất
định, hay đây còn gọi là nguyên tắc tối đa.
Đối tượng của kiểm toán hoạt động rất đa dạng, từ việc đánh giá một
phương án kinh doanh, một dự án, một qui trình cơng nghệ, một cơng trình

xây dựng, một loại tài sản, thiết bị mới đưa vào hoạt động hay việc luân
chuyền chứng từ trong một đơn vị... Vì thế, khó có thể đưa ra các chuẩn mực
cho loại kiểm toán này. Đồng thời, tính hữu hiệu và hiệu quả của q trình
hoạt động rất khó được đánh giá một cách khách quan. Thay vào đó việc xây
dựng các chuẩn mực làm cơ sở đánh giá thơng tin có tính định tính trong một
cuộc kiểm tốn hoạt động là một việc mang nặng tính chủ quan.
Trong kiểm toán hoạt động, việc kiểm tra thường

xượt

khỏi phạm vi

cơng tác kế tốn, tài chính mà liên quan đến nhiều lĩnh vực. Kiểm toán hoạt

động phải sử dụng nhiều biện pháp, kỹ năng nghiệp vụ và phân tích, đánh giá

khác nhau. Báo cáo kết quả kiểm toán thường là bản giải trình các nhận xét,

đánh giá, kết luận và ý kiến đề xuất cải tiến hoạt động.
Kiểm toán tính tn thủ: là loại kiểm tốn nhằm để xem xét đơn vị
được kiểm tốn có tn thủ các quy định mà các cơ quan có thẩm quyền cấp

trên hoặc cơ quan chức năng của Nhà nước hoặc cơ quan chuyên môn đề ra
hay không.


Đối tượng của kiểm tốn tính tn thủ cũng khá linh hoạt. Nó có thể là
việc kiểm tốn việc tn thủ các luật thuế ở đơn vị, cũng có thể là kiểm toán
của cơ quan nhà nước đối với doanh nghiệp nhà nước, đơn vị có sử dụng kinh
phí ngân sách nhà nước về việc chấp hành các chính sách, chế độ về tài chính,
kế tốn; hoặc kiểm tốn việc chấp hành các điều khoản của hợp đồng tín dụng
đối với đơn vị sử dụng vốn vay của ngân hàng... Các tiêu chuẩn, chuẩn mực

để đánh giá thông tin ở loại kiểm tốn này khơng phức tạp như kiểm tốn hoạt
động, chúng thường được xác định một cách dễ dàng gắn liền với các thủ tục,
quy tắc được kiểm toán. Thơng thường loại kiểm tốn được thực hiện để phục
vụ cho nhu cầu của bản thân các đơn vị, hoặc nhu cầu của cơ quan quản lý

cấp trên nên kết quả của kiểm tốn tn thủ nói chung được báo cáo cho
người có trách nhiệm trong đơn vị được kiểm toán hoặc cơ quan quản lý cấp
trên hơn là cho một phạm vi rộng người sử dụng. Trường hợp việc kiểm tốn
do một khách hàng, khơng phải đơn vị được kiểm tốn có nhu cầu, như việc
kiểm tra tính tn thủ các quy định về thuế thu nhập doanh nghiệp ở một đơn
vị do cơ quan thuế thuê mướn, thì kết quả kiểm toán sẽ được báo cáo cho cơ

quan có nhu cầu th mướn kiểm tốn.
Kiểm tốn báo cáo tài chính: Là việc kiểm tra và xéc nhận về tính trung
thực và hợp lý của các tài liệu, số liệu kế tốn và báo cáo tài chính của đơn vị
kế tốn phục vụ đối tượng có nhu cầu sử dụng thơng tin trên báo cáo tài chính
của đơn vỊ.

Báo cáo tài chính được kiểm tốn, thường là bảng cân đối kế toán, báo

cáo kết quả kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ và bản thuyết minh báo cáo
tài chính của các đơn vị tổ chức kinh doanh. Ngồi ra, các báo cáo tài chính của

các đơn vị khác như bảng cân đối kế toán, báo cáo quyết toán vốn, ngân sách của
các đơn vị hành chính, sự nghiệp, của các dự án đầu tư... cũng là những đối
tượng thơng tin của kiểm tốn báo cáo tài chính. Tiêu chuẩn, chuẩn mực cho


việc đánh giá thơng tin của loại kiểm tốn này thường là các chuẩn mực kế toán,
các quy định pháp lý về kế tốn và các quy định khác có liên quan.
1.1.3.2. Phân loại kiểm tốn theo hình thức tổ chức

Căn cứ vào hình thức tổ chức kiểm tốn có ba loại: Kiểm toán độc lập,
kiểm toán nhà nước, kiểm tốn nội bộ [3, tr5-76].
Kiểm tốn độc lập là cơng việc kiểm toán được thực hiện bởi các kiểm
toán viên chuyên nghiệp, độc lập làm việc trong các doanh nghiệp kiểm tốn.
Kiểm tốn độc lập là loại hình dịch vụ nên chỉ được thực hiện khi khách hàng

có yêu cầu và đồng ý trả phí thơng qua việc kí kết hợp đồng kinh tế.

Hoạt động kiểm toán độc lập là nhu cầu cần thiết, trước hết vì lợi ích
của bản thân doanh nghiệp, của các nhà đầu tư trong và ngồi nước, lợi ích
của chủ sở hữu vốn, các chủ nợ, lợi ích và yêu cầu của Nhà nước. Người sử

dụng kết quả kiểm toán phải được đảm bảo rằng những thông tin họ được
cung cấp là trung thực, khách quan, có độ tin cậy cao để làm căn cứ cho các
quyết định kinh tế hoặc thực thi trách nhiệm quản lý, giám sát của mình.

Kiểm tốn nhà nước là cơng việc kiểm tốn được thực hiện bởi các
kiểm tốn viên làm việc trong cơ quan Kiểm toán Nhà nước,


là tổ chức kiểm

tốn chun nghiệp thuộc bộ máy hành chính nhà nước; là kiểm toán theo luật
định và kiểm toán tính tuân thủ, chủ yếu phục vụ việc kiểm tra và giám sát

của nhà nước trong quản lý, sử dụng ngân sách, tiền và tài sản của nhà nước.
Kiểm toán nội bộ là cơng việc kiểm tốn do các kiểm toán viên của đơn

vị tiến hành. Kiểm toán nội bộ chủ yếu để đánh giá về việc thực hiện pháp

luật và qui chế nội bộ; kiểm tra tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ

và việc thực thi cơng tác kế tốn, tài chính... của đơn vị.
Phạm vi và mục đích của kiểm tốn nội bộ rất linh hoạt tùy thuộc yêu

cầu quản lý điều hành của ban lãnh đạo đơn vị. Báo cáo kiểm toán nội bộ chủ

yếu phục vụ cho chủ doanh nghiệp, khơng có giá trị pháp lý và chủ yếu xoay


quanh việc kiểm tra và đánh giá tính hiệu lực và tính hiệu quả của hệ thống kế
tốn và hệ thống kiểm soát nội bộ cũng như chất lượng thực thi trong những
trách nhiệm được giao.

1.1.3.3. Một số cách phân loại khác
Phân loại theo người yêu cau kiểm toán:
Kiểm toán theo luật định: do các cơ quan Nhà nước yêu cau dé phuc vu
cho một mục đích nào đó như doanh nghiệp có hiện tượng gian lận, trốn thuế...


Kiểm tốn theo yêu cầu chủ doanh nghiệp: do doanh nghiệp tiến hành
dưới các hình thức kiểm tốn nội bộ hoặc mời kiểm tốn viên của các cơng ty

kiểm tốn tiến hành.
Phân loại theo mục đích của báo cáo kiểm tốn:

Kiểm tốn định l: kiểm tốn các báo cáo tài chính hàng năm. Thường

do chủ doanh nghiệp mời kiểm toán độc lập tiến hành.
Kiểm tốn bắt thường: là việc kiểm tốn khơng thường xuyên nhằm
phục vụ cho một mục đích riêng biệt nào đó như chuẩn bị phá sản, thanh lý

hợp đồng kinh tế...
1.1.4. Các khái niệm cơ bản trong kiểm toán

1.1.4.1. Bằng chứng kiỂm toán
Bằng chứng kiểm toán là tất cả các tài liệu, thơng tin do kiểm tốn viên
thu thập được liên quan đến cuộc kiểm toán và dựa trên các thơng tỉn này

kiểm tốn viên hình thành nên ý kiến của mình [3, tr.181].
Bằng chứng kiểm tốn được thu thập bằng sự kết hợp thích hợp giữa
các thủ tục thử nghiệm kiểm soát và thử nghiệm cơ bản. Trong một số trường
hợp, bằng chứng kiểm tốn chỉ có thể thu thập được bằng thử nghiệm cơ bản.

Thử nghiệm kiểm soát là việc kiểm tra đẻ thu thập bằng chứng kiểm

toán về sự thiết kế phù hợp và sự vận hành hữu hiệu của hệ thống kế toán và
hệ thống kiểm soát nội bộ.



10

Kiểm toán viên phải thu thập đầy đủ các bằng chứng kiểm tốn thích
hợp cho mỗi loại ý kiến của mình. Sự đầy đủ và tính thích hợp ln đi liền với
nhau và được áp dụng cho các bằng chứng kiểm toán thu thập được từ các thủ

tục thử nghiệm kiểm soát và thử nghiệm cơ bản. Đầy đủ là tiêu chuẩn thể hiện
về số lượng bằng chứng kiểm toán; thích hợp là tiêu chuẩn chất lượng độ tin
cậy của bằng chứng kiểm tốn. Thơng thường kiểm tốn viên dựa trên các
bằng chứng mang tính xét đốn và thuyết phục nhiều hơn là tính khẳng định
chắc chắn. Bằng chứng kiểm toán thường thu được từ nhiều nguồn nhiều dạng
khác nhau để làm căn cứ cho cùng một cơ sở dẫn liệu.

Đánh giá của kiểm toán viên về sự đầy đủ và tính thích hợp của bằng
chứng kiểm tốn chủ yếu phụ thuộc vào: tính chất, nội dung và mức độ rủi ro
tiềm tàng của tồn bộ bằng chứng kiểm tốn, từng số dư tài khoản hoặc từng

loại nghiệp vụ, hệ thống kế toán, hệ thống kiểm soát nội bộ và sự đánh giá về
rủi ro kiểm

sốt; tính trọng yếu

của các khoản

mục

được

kiểm


tra; kinh

nghiệm từ các lần kiểm toán trước; kết quả các thủ tục kiểm tốn, kể cả các
sai sót.hoặc gian lận đã được phát hiện; nguồn gốc độ tin cậy của các tài liệu,

thông tin.
Độ tin cậy của bằng chứng kiểm toán phụ thuộc vào nguồn gốc (ở bên
trong hay ở bên ngồi); hình thức (hình ảnh, tài liệu, hoặc lời nói) và từng
trường hợp cụ thể. Việc đánh giá độ tin cậy của bằng chứng kiểm toán dựa
trên các ngun tắc:
- Bằng chứng có nguồn gốc từ bên ngồi đơn vị đáng tin cậy hơn bằng
chứng có nguồn gốc từ bên trong;
- Bằng chứng có nguồn gốc từ bên trong có độ tin cậy cao hơn khi hệ

thống kế toán và hệ thống kiểm soát nội bộ hoạt động có hiệu quả;
- Bằng chứng do kiểm tốn viên tự thu thập có độ tin cậy cao hơn bằng
chứng do đơn vị cung cấp;


II

- Bằng chứng dưới dạng văn bản, hình ảnh đáng tin cậy hơn bằng
chứng ghi lại lời nói.
Bằng chứng kiểm tốn có sức thuyết phục cao-'hơn khi có được thơng
tin từ nhiều nguồn và nhiều loại khác nhau cùng xác nhận. Trường hợp này
kiểm tốn viên có thể có được độ tin cậy cao hơn đối với bằng chứng kiểm
toán so với trường hợp thơng tin có được từ những bằng chứng riêng rẽ.
Ngược lại, nếu bằng chứng có từ nguồn này mâu thuẫn với bằng chứng có từ
nguồn khác thì kiểm tốn viên phải xác định những thủ tục kiểm tra bỗ sung
cần thiết để giải quyết mâu thuẫn trên.

Trong q trình kiểm tốn, kiểm tốn viên phải xem xét mối quan hệ
giữa chi phí cho việc thu thập bằng chứng kiểm tốn với lợi ích của các thơng

tin đó. Khó khăn và chỉ phí phát sinh để thu thập bằng chứng không phải là lý
do để bỏ qua một số thủ tục kiểm toán cần thiết.

1.1.4.2. Báo cáo kiểm toán
Báo cáo kiểm toán là văn bản do kiểm toán viên hành nghề, doanh
nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm tốn nước ngồi tại Việt

Nam lập sau khi kết thúc việc kiểm toán, đưa ra ý kiến về báo cáo tài chính và
những nội dung khác đã được kiểm toán theo hợp đồng kiểm toán.[3, tr.85]
Báo cáo kiểm tốn được sử dụng để:

- Cổ đơng, nhà đầu tư, bên tham gia liên doanh, liên kết, khách hàng và
tổ chức, cá nhân khác có quyền lợi trực tiếp hoặc liên quan đến đơn vị được

kiểm toán xử lý các quan hệ về quyền lợi và nghĩa vụ của các bên có liên quan;
- Co quan nhà nước quản lý điều hành theo chức năng, nhiệm vụ được giao;

- Đơn vị được kiểm toán phát hiện, xử lý và ngăn ngừa kịp thời sai sót,
yếu kém trong hoạt động của đơn vị.
Báo cáo kiểm toán được lập theo quy định của chuẩn mực kiểm tốn và

có những nội dung sau đây:


12

-- Đơi tượng của cuộc kiêm tốn;

- Trách nhiệm của đơn vị được kiêm toán và doanh nghiệp kiêm toán,

chi nhánh doanh nghiệp kiểm tốn nước ngồi tại Việt Nam;
Phạm vi và căn cứ thực hiện cuộc kiêm toán;

Địa điểm và thời gian lập báo cáo kiểm toán;
Y kiên kiêm toán;

Nội dung khác theo quy định của chuẩn mực kiểm tốn.

Báo cáo kiểm tốn phải có chữ ký của kiểm toán viên hành nghề do

doanh nghiệp kiểm toán, chỉ nhánh doanh nghiệp kiểm tốn nước ngồi tại
Việt Nam giao phụ trách cuộc kiểm toán và người đại diện theo pháp luật của
doanh nghiệp kiểm toán hoặc người được ủy quyền bằng văn bản của người
đại diện theo pháp luật. Người được ủy quyền bằng văn bản của người đại

diện theo pháp luật phải là kiểm toán viên hành nghề.
Báo cáo kiểm toán gồm các loại sau:
-_ Báo cáo kiểm toán đưa ra ý kiến chấp nhận tồn phần được trình bày
trong trường hợp kiểm tốn viên và cơng ty kiểm tốn cho rằng báo cáo tài
chính phản ánh trung thực và hợp lý trên các khía cạnh trọng yếu tình hình tài

chính của đơn vị được kiểm tốn, và phù hợp với chuẩn mực và chế độ kế
toán Việt Nam hiện hành (hoặc được chấp nhận).

-_ Báo cáo kiểm toán đưa ra ý kiến chấp nhận từng phần được trình bày
trong trường hợp kiểm tốn viên và cơng ty kiểm tốn cho rằng báo cáo tài
chính chỉ phản ánh trung thực và hợp lý trên các khía cạnh trọng yếu tình hình
tài chính của đơn vị, nếu khơng bị ảnh hưởng bởi yếu tố tuỳ thuộc (hoặc ngoại

trừ) mà kiểm toán viên đã nêu ra trong báo cáo kiểm toán.
- Ý kiến từ chối (hoặc ý kiến không thể đưa ra ý kiến) được đưa ra
trong trường hợp hậu quả của việc giới hạn phạm vi kiểm toán là quan trọng
hoặc thiếu thông tin liên quan đến một số lượng lớn các khoản mục tới mức


13

mà kiểm tốn viên khơng thẻ thu thập đầy đủ và thích hợp các bằng chứng

kiểm tốn để có thể cho ý kiến về báo cáo tài chính.
- Ý kiến không chấp nhận (hoặc ý kiến trái ngược được đưa ra trong
trường hợp các vấn đề không thống nhất với Giám đốc là quan trọng hoặc liên
quan đến một số lượng lớn các khoản mục đến mức độ mà kiểm toán viên cho

rằng ý kiến chấp nhận từng phần là chưa đủ để thể hiện tinh chất và mức độ
sai sót trọng yếu của báo cáo tài chính.
1.1.4.3. Trọng yếu kiểm toán

Theo văn bản chỉ đạo Kiểm toán quốc tế số 25(IAG 25) do liên đồn
Kế tốn quốc tế (IFAC) soạn thảo và cơng bố thì trọng yếu được định nghĩa
như sau: “Trọng yếu là khái niệm về tầm cỡ, bản chất của sai phạm (kể cả bỏ

sót) thơng tin tài chính hoặc đơn lẻ hoặc từng nhóm, mà trong bối cảnh cụ thé
nếu dựa vào các thông tin này để xét đốn thì sẽ khơng chính xác hoặc là sẽ

rút ra kết luận sai lầm” [3, tr.131].
Như vậy, trọng yếu là một thuật ngữ dùng để thể hiện tầm quan trọng
của một thông tin hoặc một số liệu trong báo cáo tài chính mà nếu thiếu hoặc


thơng tin đó khơng chính xác sẽ ảnh hưởng đến người sử dụng báo cáo tài
chính về nhận thức, đánh giá và ra quyết định quản lý. :
Tinh trong yếu có vai trị rất quan trọng đối với việc lập kế hoạch kiểm
toán và thiết kế phương pháp kiểm toán. Trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm
toán, kiểm toán viên phải đánh giá mức độ trọng yếu để ước tính mức độ sai sót
của báo cáo tài chính có thể chấp nhận được, xác định phạm vi của cuộc kiểm

toán và đánh giá ảnh hưởng của các sai sót lên báo cáo tài chính,

để từ đó xác

định bản chất, thời gian và phạm vi thực hiện các thử nghiệm kiểm toán.
Trong giai đoạn thực hiện kiểm toán, mức trọng yếu được kiểm toán viên

dùng làm cơ sở nhằm xác định mức độ trung thực, hợp lý của các thông tin trên

báo cáo tài chính và đánh giá ảnh hưởng của các sai sót đến báo cáo tài chính để


14

đưa ra ý kiến, kết luận cho phù hợp. Mức trọng yếu được xác định nhằm giúp
kiểm toán viên lựa chọn những thủ tục kiểm tốn thích hợp với mục đích cuối

cùng là giảm được rủi ro kiểm tốn tới một mức có thể chấp nhận được.

1.1.4.4. Rủi ro kiểm toán
Rủi ro kiểm toán là rủi ro (khả năng) mà kiểm tốn viên đưa ra ý kiến
nhận xét khơng thích hợp khi báo cáo tài chính đã được kiểm tốn vẫn cịn có
những sai sót trọng yếu [3, tr.140].

Trong thực tiễn, khi kiểm tốn, kiểm tốn viên khơng phải lúc nào cũng
đưa ra một báo cáo kiểm toán đúng đắn. Trong kiểm tốn ln chứa đựng
những rủi ro tiềm ân không thể lường trước. Đề thận trọng và giảm mức rủi ro
kiểm tốn ở mức có thể chấp nhận được kiểm toán viên thường mở rộng
phạm vi kiểm toán và áp dụng thêm các thủ tục kiểm toán so với kế hoạch

(hay dự kiến ban đầu) của kiểm toán viên .
Trong lĩnh vực kiểm tốn có khá nhiều loại rủi ro được đề cập như: rủi

ro kinh doanh, rủi ro kiểm tốn, rủi ro lấy mẫu, rủi ro ngồi lấy mẫu... Trong
các loại rủi ro trên thì rủi ro kiểm toán là rủi ro duoc dé cập đến nhiều nhất và

quan trọng nhất. Sự kiểm soát chặt chẽ rủi ro kiểm tốn là yếu tố chủ yếu của
q trình kiểm soát rủi ro kinh doanh (Rủi ro kinh doanh là loại rủi ro mà
cơng ty kiểm tốn thường gặp phải khi chấp nhận kiểm tốn. Đây là rủi ro
cơng ty kiểm tốn sẽ phải chịu thiệt hại vì mối quan hệ với khách hàng. Rủi ro
kinh doanh liên quan đến trách nhiệm pháp lý của kiểm toán viên khi thực

hiện kiểm toán cho khách hàng). Rủi ro lấy mẫu và rủi ro ngồi lấy mẫu (các
rủi ro mà kiểm tốn viên gặp phải trong q trình kiểm tốn chọn mẫu) là hai

loại rủi ro có thể ảnh hưởng đến các bộ phận của rủi ro kiểm toán.
Rủi ro kiểm toán là rủi ro do kiểm tốn viên và cơng ty kiểm tốn đưa

ra ý kiến nhận xét khơng thích hợp khi báo cáo tài chính đã được kiểm tốn
cịn có những sai sót trọng yêu.


15


Rui ro kiểm toán chủ yếu được kiểm toán viên xác định trong giai đoạn
lập kế hoạch kiểm toán.

Rủi ro kiểm toán bao gồm ba bộ phận: Rủi ro tiềm tàng (Inherent Risk IR), rủi ro kiểm soát (Control Risk - CR), rủi ro phát hiện (Detection Risk - DR)

[3, tr.141-147].
Rủi ro tiềm tàng:Rủi ro tiềm tàng là rủi ro tiềm ẳn, vốn có do khả năng
từng nghiệp vụ, từng khoản mục trong báo cáo tài chính chứa đựng những sai
sót trọng yếu khi tính riêng rẽ hoặc tính gộp mặc dù có hay khơng có hệ thống

kiểm sốt nội bộ. Rủi ro tiềm tàng được kiểm toán viên đánh giá cho tồn bộ
báo cáo tài chính trong khi lập kế hoạch kiểm toán. Đồng thời kiểm toán viên
cũng xác định rủi ro tiềm tàng cho các số dư hoặc các loại nghiệp vụ quan

trọng trong khi lập chương trình kiểm toán [3, tr141].
Rui ro kiểm soát: Rủi ro kiểm sốt là rủi ro xảy ra sai sót trọng yếu
trong từng nghiệp vụ, từng khoản mục trong báo cáo tài chính khi tính riêng

rẽ hoặc tính gộp mà hệ thống kế tốn và hệ thống kiểm sốt nội bộ khơng
ngăn ngừa hết hoặc không phát hiện và sửa chữa kịp thời. Như vậy, rủi ro
kiểm soát là loại rủi ro liên quan đến sự yếu kém của hệ thống kiểm sốt nội

bộ. Kiểm tốn viên cần có sự hiểu biết đầy đủ về hệ thống kiểm soát nội bộ
của đơn vị, đánh giá chính xác mức độ rủi ro kiểm sốt dé lập kế hoạch và
xây dựng chương trình kiểm tốn thích hợp [3, tr.144].
Rải ro phát hiện: Rủi ro phát hiện là rủi ro xảy ra sai sót trọng yếu trong
từng nghiệp vụ, từng khoản mục trong báo cáo tài chính khi tính riêng rẽ hoặc
tính gộp mà trong q trình kiểm tốn, kiểm tốn viên và cơng ty kiểm tốn
khơng phát hiện được [3, tr.146].
Trong q trình kiểm toán, rủi ro phát hiện bị ảnh hưởng của các yếu tố sau:

- Các bước kiểm tốn khơng thích hợp, thực hiện khơng hợp lý quy
trình kiểm tốn cho mỗi phần hành.


16

- Phát hiện ra bằng chứng nhưng không nhận thức được sai sót, nên

thường đưa ra kết luận sai về phần hành đó cũng như về báo cáo tài chính.
-'Kiểm tốn viên hồn tồn khơng phát hiện ra các sai sót do có sự

thơng đồng, nhất trí bên trong doanh nghiệp, làm sai các chính sách và chế độ
do Ban Giám đốc đề ra.
1.1.4.5. Quy trình kiỂm tốn
Quy trình kiểm tốn quy định trình tự nội dung, thủ tục tiến hành các
cơng việc của mỗi cuộc kiểm tốn. Quy trình kiểm toán được xây dựng trên
cơ sở các quy định của Luật kiểm toán, Hệ thống chuẩn mực kiểm toán, chế

độ của Nhà nước và thực tiễn hoạt động kiểm tốn. Quy trình kiểm tốn bao
gồm 4 bước sau [11, tr.5]:
- Chuẩn bị kiểm toán
- Thực hiện kiểm toán;

- Lập và gửi báo cáo kiểm toán;
- Kiểm tra việc thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán.
1.2. Chất lượng kiểm tốn, các tiêu chí đánh giá chất lượng kiểm tốn
1.2.1. Khái niệm chất lượng kiểm toán
Chat

lượng hoạt động kiểm


toán:

.
Là mức

độ thoả mãn

của các đối

tượng sử dụng kết quả kiểm toán về tính khách quan và độ tin cậy vào ý kiến
kiểm toán của kiểm toán viên; đồng thời thoả mãn mong muốn của đơn vị
được kiểm toán về những ý kiến đóng góp của kiểm tốn viên nhằm nâng cao
hiệu quả hoạt động kinh doanh, trong thời gian định trước với giá phí hợp lý

[3, tr.337-339].
Chat

lượng cuộc kiểm tốn phản ánh mức

độ thực hiện các mục tiêu

kiểm toán, mức độ tuân thủ pháp luật, tuân thủ Chuẩn mực, Quy trình kiểm

toán và vận dụng phù hợp các phương pháp chuyên mơn nghiệp vụ kiểm tốn
nhằm đáp ứng u cầu về tính đúng đắn, trung thực, khách quan, kịp thời của


×