Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Báo cáo nghiên cứu khoa học " Ngành giáo dục đại học nên công khai sản phẩm " pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (122.52 KB, 4 trang )

Ngành giáo dục đại học nên công khai sản phẩm
Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) chỉ đạo các trường đại học và cao đẳng soạn
thảo “Chuẩn đầu ra”. Tuy nhiên, kết quả đào tạo đạt chuẩn đến mức nào thì rất khó
đánh giá, gây khó khăn cho cơ quan, đơn vị sử dụng, nhất là không công bằng
giữa sinh viên tốt nghiệp ở các trường đại học khác nhau, do các hiện tượng như:
Trường có đội ngũ giảng viên mạnh, điểm chuẩn đầu vào cao, nhưng khi ra trường
số sinh viên tốt nghiệp loại khá, giỏi ít hơn trường có đầu vào thấp, đội ngũ giảng
viên mỏng; Sinh viên được học với giảng viên giỏi, kiến thức uyên bác cũng như
với giảng viên mới ra trường, hiện tượng mua điểm, mua bằng của người học khá
phổ biến mà chưa thật chú ý trao đổi kiến thức. Trong cơ chế thị t
1. Tín chỉ, bằng cấp hay học bạ cần có các thông số: môn học, tiết học, điểm
số, tên và chức vụ khoa học của giảng viên… để người sử dụng biết chính xác
chất lượng sản phẩm của trường đào tạo, đồng thời giúp cơ quan quản lý của
ngành ngăn chặn một số hiện tượng như “giảng viên ảo” của một số trường đại
học vốn có tên nhiều giảng viên có học hàm học vị để tuyển sinh viên, mà thực
ra không có đủ giảng viên để đảm bảo chất lượng.
Mục điểm số cần có nhiều cột để ghi rõ điểm số thi lần 1, lần 2, lần 3…
Giảng viên phải dạy quá hai phần ba số tiết mới được kí vào tín chỉ hay học bạ.
Trong ngành đại học Việt Nam đã có hiện tượng: Trưởng khoa đã liên hệ mời
giảng viên thỉnh giảng, cán bộ thỉnh giảng đã viết giáo trình nhưng hiệu trưởng
không giải quyết, vì mời thỉnh giảng sẽ tốn kinh phí, có giảng viên môn nào
dạy môn ấy, không có giảng viên cơ hữu thì bỏ.
2. Ngoài các môn học theo chương trình khung mà Bộ GD&ĐT xây dựng và
quản lí, chương trình riêng của các trường xây dựng cũng cần công khai, kể cả các
chuyên đề cho học viên cao học và nghiên cứu sinh. Có nhiều khoa ở một số
trường đại học đã niêm yết danh sách giảng viên có ghi rõ chức vụ khoa học, các
môn học đang giảng dạy, hướng chuyên sâu đang nghiên cứu… để người học có
thể chọn trường, chọn thầy… Làm như vậy sẽ tránh được hiện tượng có môn đã
học ở chương trình đại học, lên cao học vẫn học môn ấy, vì có sẵn giảng viên mà
nội dung chẳng thêm được bao nhiêu.
Người được cấp bằng thạc sĩ, tiến sĩ cũng cần có hồ sơ cho biết các chuyên đề


đã học (số tiết, điểm số, người dạy), các công trình đã hoàn thành và công bố
trước khi bảo vệ luận án… Trong tình hình xã hội nước ta hiện nay, đây là việc
nên làm nhằm nâng cao chất lượng đào tạo và thuận lợi cho cơ quan sử dụng. Sở
dĩ có thị trường mua bán luận văn, luận án vì còn có những luận án chung chung
nên dễ “cắt cắt dán dán” (từ của cố GS Bộ trưởng Tạ Quang Bửu). Vìvậy, Bộ
GD&ĐT cần công bố danh sách nội dung các luận án thạc sĩ, tiến sĩ của các
trường để xã hội giám sát và biết được chất lượng đào tạo của các trường. Bộ
GD&ĐT đã quy định trước khi bảo vệ luận án tiến sĩ phải công bố luận án trên
mạng Internet nhưng nếu Bộ GD&ĐT công bố danh mục các luận án thạc sĩ, tiến
sĩ của từng cơ sở đào tạo thì cơ quan quản lí và quần chúng nhân dân mới có thể
giám sát chất lượng của việc đào tạo đội ngũ tri thức cao cấp này, đồng thời hạn
chế hiện tượng “đạo văn” đang xuất hiện khá nhiều ở nước ta.
Những năm 60 của thế kỷ XX, bằng đại học do Bộ trưởng ký, cuối thế kỷ XX,
Bộ trưởng chỉ ký bằng thạc sĩ và tiến sĩ, nay bằng tiến sĩ cũng do hiệu trưởng cơ
sở đào tạo ký. Ở những nước khác, hiệu trưởng trường đại học ký bằng tiến sĩ,
nhưng trên bằng còn có chữ ký của trưởng khoa và người hướng dẫn. Người
hướng dẫn nghiên cứu sinh cần có tinh thần tự trọng rất cao. Khi họ đã ký vào
bằng tiến sĩ là để chịu trách nhiệm về đào tạo. Cố giáo sư Cao Xuân Hạo đã viết
trên báo “Xưa và nay” rằng, ông đã tham gia một hội đồng chấm luận án tiến sĩ,
thấy nghiên cứu sinh quá kém, ông cho 1 điểm, nhưng có nhiều vị cho 9 hoặc
cho 8 điểm, cuối cùng trung bình được bảy điểm, nên vẫn đậu tiến sĩ. Chúng tôi
đã hỏi một vị phó giáo sư: Tại sao có những luận án chất lượng thấp mà vẫn đậu?
Vị ấy nói rằng, do thông cảm cho nghiên cứu sinh có nhiều khó khăn, việc xã hội
có sử dụng hay không là tùy hoàn cảnh và khả năng?!
3. Các trường đại học và cao đẳng là trường dạy nghề được nhà nước cho tự
chủ về chuyên môn là rất đúng. Để đổi mới nội dung chương trình và phương
thức đào tạo, phục vụ và đáp ứng nhu cầu của xã hội cần bỏ bớt những môn mà
nay không thật cần thiết, thêm các môn theo công nghệ mới mà xã hội đang cần
nguồn nhân lực. Riêng ngành đại học sư phạm là ngành đặc thù, Đảng và nhà
nước coi giáo dục là quốc sách hàng đầu, nên riêng việc đào tạo giáo viên buộc

nhà nước phải quản lí nội dung chương trình và chất lượng đào tạo một cách chặt
chẽ theo một chuẩn chung, vì giáo viên là những người có nhiệm vụ đào tạo lớp
người xây dựng đất nước. Thời các Bộ trưởng Bộ Giáo dục Nguyễn Văn Huyên,
Nguyễn Thị Bình, có hội đồng bộ môn các môn học để thống nhất chương trình,
nội dung kế hoạch đào tạo cho các trường Đại học sư phạm. Chế độ xã hội chủ
nghĩa phải đảm bảo cho mọi thầy giáo được đào tạo đảm bảo chất lượng và tiêu
chuẩn chung. Vụ giáo viên và Vụ trung học là cơ quan quản lí và sử dụng các
sản phẩm của các trường sư phạm phải có tổ chức và biện pháp thanh tra, giám
sát việc đào tạo và bồi dưỡng giáo viên một cách hiệu quả hơn. Do nhà nước
phát huy quyền tự chủ nên có môn học thiếu giảng viên có thể giảm số tiết hoặc
không dạy. Trường nào có hiện tượng này cũng cần công khai để các sở, phòng
giáo dục sử dụng sản phẩm của các trường này cho phù hợp.
Thật đáng tự hào khi nước ta đã có trên 400 trường đại học và cao đẳng, tuy
nhiên việc quản lí cũng rất khó khăn. Các lãnh tụ tiền bối đã từng nói: Chỉ tiêu một,
biện pháp phải mười, kiểm tra phải hai mươi. Ngày nay với sự hội nhập toàn cầu,
chúng ta phải học tập kinh nghiệm của nước ngoài, nhưng có lẽ không nên coi
thường kinh nghiệm xây dựng nền giáo dục cách mạng trong đó có giáo dục đại
học và cao đẳng của Việt Nam từ cách mạng tháng Tám năm 1945 cho đến nay./.
■ PGS. NGND Nguyễn Đình Noãn

×