Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

Báo cáo nghiên cứu khoa học "Sử học và học sử " docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (186.49 KB, 9 trang )

Sử học và học sử
Sử học có một vai trò rất quan trọng trong việc hình thành cũng như phát triển
toàn diện nhân cách của cả nhân loại cũng như của từng quốc gia dân tộc. Bởi vậy
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Dân ta phải biết sử ta Cho tường gốc tích
nước nhà Việt Nam”(1)
1. Thực trạng dạy và học Sử ở trường phổ thông
Trong các kỳ thi tuyển sinh vào đại học, cao đẳng trong những năm gần đây,
điểm thi môn Lịch sử thấp một cách thảm hại, khoảng 4% trên điểm trung bình.
Giáo sư Văn Tạo đưa ra một thông tin: “Báo Cần Thơ, số 34 (309), thứ năm ngày
23/8/2007 phản ánh một trắc nghiệm nhằm thăm dò khoảng 150 em lớp 12 là “Em
có thích môn Lịch sử không?”, 81,6% trả lời là “không”. Và hỏi “Tại sao?” thì các
em trả lời là “sách Lịch sử khô khan, nặng nề quá, không mấy hứng thú. Các sự
kiện, diễn biến lại rậm rạp, dày đặc khó nhớ”
(2)
.
Theo GS.TS Đỗ Thanh Bình
(3)
, Chủ nhiệm khoa Lịch sử - Trường Đại học Sư
phạm Hà Nội thống kê điểm thi môn Lịch sử trong hai năm 2006 và 2007 ở
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội như sau:

Điểm 0 Điểm dưới 5 Điểm đạt TB Điểm khá,
giỏi
2006
655/4580
(14.3%)
317/4580 (69,2%) 606/4580
(13,2%)
148/4580
(3,2%)
2007


366/4452
(8,22%)
3387/4452(76,07%)

528/4452
(11,85%)
171/4452
(3,84%)



Qua bảng số liệu trên chúng ta phần nào thấy được thực trạng dạy và học ở
trường phổ thông hiện nay. Xin nhấn mạnh rằng đây là những học sinh học và thi
khối C (Văn, Sử, Địa), có nghĩa là các em đã phải có một thời gian học và ôn thi
môn Lịch sử. Không kìm nén được bức xúc, nhà văn Nguyên Ngọc thẳng thắn
phát biểu: “Một xã hội quay lưng lại với các khoa học xã hội và nhân văn là một
xã hội suy đồi. Một nền giáo dục trong thực tế liệt khối C xuống hạng bét, để cho
“chuột chạy cùng sào mới vào khối C” là một nền giáo dục suy đồi”
(4)
. Giáo sư
Đinh Xuân Lâm cũng phát biểu: “Tôi không thể hiểu được vì sao môn Sử lại có
hàng ngàn điểm 0. Chấm điểm theo cách chấm hiện nay thì đề bài không chỉ có
một câu mà nhiều câu, chia ra rất nhiều điểm. Ít nhất học sinh phải có được số
điểm nào đó chứ không thể là điểm 0 được. Đây là một sự thảm bại và là tin buồn
cho cả xã hội chứ không riêng gì cho các em, phụ huynh học sinh, các thầy cô giáo
hay những người trong cuộc như chúng tôi”
(5)
. Vậy những nguyên nhân nào khiến
cho giới trẻ hiện nay không thích học môn Lịch sử?
2. Nguyên nhân học sinh không thích học Sử

Theo chúng tôi đây là tổng hợp của nhiều nhân tố trong đó chủ yếu là các
nguyên nhân sau:
2.1. Về chương trình và sách giáo khoa
* Vấn đề sách giáo khoa lịch sử
Giáo sư Vũ Dương Ninh, Đại học Quốc gia Hà Nội nhận xét: “Sách giáo khoa
Lịch sử của chúng ta hiện nay nặng về viết sử Đảng quá, khiến cho nhiều câu
trong sách sử lặp đi lặp lại nhiều lần theo một mô típ, chính vì thế nhiều khi học
sinh cảm thấy học không thích thú với bài học”. Đó là chưa kể đến những sai sót
của sách giáo khoa Lịch sử. Sách giáo khoa Lịch sử lớp 7 có chi tiết: “Thoát Hoan
vất vả lắm mới chạy thoát về nước (chui vào ống đồng, bắt quân lính khiêng
chạy)”
(2)
. Vậy sự thực Thoát Hoan có chui vào ống đồng bắt quân lính khiêng chạy
không? Sách Đại Việt sử ký toàn thư chép: “Tỳ tướng Lý Quán thu nhặt 5 vạn
quân còn lại, giấu Thoát Hoan vào một đồ đồng, chạy trốn về Bắc”
(3)
. Chúng tôi
cũng không hiểu căn cứ vào đâu mà các tác giả sách giáo khoa Lịch sử lớp 10
(chương trình nâng cao) khẳng định: “vua và hầu hết các lãnh chúa phong kiến
không biết chữ”
(4)
… Không chỉ có những sai sót mà sách giáo khoa chưa phản ánh
được những thành tựu nghiên cứu mới nhất của khoa học Lịch sử. Trong 1/4 thế
kỷ, giới sử học Việt Nam đã đạt được nhiều thành tích nghiên cứu về vương triều
Mạc, vậy mà sách giáo khoa Lịch sử lớp 10 (bao gồm cả chương trình cơ bản và
chương trình nâng cao) vẫn chưa phản ánh được những thành tựu nghiên cứu về
vương triều Mạc (về vấn đề này, chúng tôi đã có nhiều bài viết nên không nhắc lại
nữa)
(5)
. Chính những hạn chế này của sách giáo khoa cũng là một nguyên nhân

khiến cho học sinh không thích học môn lịch sử.
* Về chương trình
Trong những năm qua, chúng ta bắt đầu thay đổi sách giáo khoa cũng như
chương trình môn Sử được dạy ở trường trung học cơ sở và trường trung học phổ
thông. Chương trình và sách giáo khoa mới đã phần nào khắc phục được những
hạn chế của chương trình và sách giáo khoa trước kia. Nói như vậy không có
nghĩa là chương trình hiện nay đã hợp lý, không có những hạn chế. Chương trình
hiện nay cũng còn nặng về lý thuyết, yêu cầu đặt ra quá nhiều. Xin lấy ví dụ sau
của sách giáo khoa Lịch sử 10 (sách cơ bản): Chương 1 phần Lịch sử thế giới cận
đại gồm ba bài: Cách mạng Hà Lan và cách mạng tư sản Anh; Chiến tranh giành
độc lập của thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ; Cách mạng tư sản Pháp và chỉ dạy trong bốn
tiết, mà bài cách mạng tư sản Pháp quá dài bắt buộc phải dạy trong hai tiết, tức là
hai bài còn lại mỗi bài một tiết, trong khi bài cách mạng Hà Lan và cách mạng tư
sản Anh lại nhiều kiến thức nếu dạy trong một tiết bắt buộc giáo viên phải “chạy”
để đảm bảo chương trình. Đó là chưa kể chương trình lịch sử Việt Nam hiện đại
hầu như không bỏ qua một giai đoạn nào, liên miên từ chiến dịch này đến trận
đánh khác… với con số địch chết bao nhiêu, bị thương bao nhiêu càng làm cho bài
học thêm khô khan khó nhớ.
Kiến thức thì nhiều nhưng số tiết dạy của môn lịch sử lại ít. Theo kế hoạch dạy
học ở trường phổ thông, phân phối số tiết cho bộ môn Lịch Sử lớp 10 là 1,5 tiết/
tuần (kể cả sách giáo khoa cơ bản và nâng cao), lớp 11 là 1,5 tiết/tuần, còn lớp 12
là 2 tiết/ tuần).
2.2. Chúng ta coi nhẹ môn Lịch sử
Ở trường phổ thông môn Lịch sử bị coi là môn phụ nên hầu như ít được quan
tâm. Thậm chí ở một số trường còn bố trí giáo viên không được đào tạo chuyên
ngành để dạy. Đối với môn Sử chỉ được quan tâm khi nào kỳ thi tốt nghiệp có môn
này. Tuy nhiên những nhà quản lý giáo dục chỉ quan tâm làm sao cho tỷ lệ đỗ tốt
nghiệp trên 90% thậm chí là 100%. Với cách quan tâm như vậy vô tình đã tạo ra
cho các em thói quen không thích học môn Lịch sử. Bởi quan niệm môn Lịch sử là
môn phụ nên giáo viên dạy Sử bị coi thường, không được quan tâm như giáo viên

dạy các môn Toán, Lý, Hoá, Văn, Ngoại ngữ nên dẫn đến tình trạng giáo viên dạy
môn Lịch sử không đầu tư thời gian đổi mới phương pháp giảng dạy cũng như trau
dồi thêm tri thức. Một số giáo viên lên lớp là cốt hoàn thành nghĩa vụ còn chất
lượng bài giảng và học sinh học như thế nào giáo viên không quan tâm.
2.3. Về chất lượng giáo viên
Chất lượng của đội ngũ giáo viên dạy môn Lịch sử cũng ảnh hưởng không nhỏ
đến kết quả dạy và học môn này. Hiện nay chúng ta “chỉ có khoảng 6 khoa Lịch sử
trong 6 trường đại học trong tổng số 21 trường là có khả năng đào tạo được những
cử nhân Lịch sử làm công tác giảng dạy hay nghiên cứu mà xã hội yên tâm, còn
những cơ sở đào tạo còn lại, chất lượng đào tạo là điều đáng lo ngại”
(10)
. Một số
giáo viên áp dụng rập khuôn máy móc sơ đồ hoá phương pháp dạy học mà mình
tiếp nhận được khi đang ngồi trên giảng đường đại học. Một bạn sinh viên của
ngành Lịch sử - giáo viên dạy sử tương lai, mà vẫn còn mơ hồ về nhiều nội dung
lịch sử đã từng học. Đó là hệ quả của phương pháp đào tạo “truyền thống” mà
nhiều trường đại học đang áp dụng: thầy đọc - trò chép. Đến cuối kỳ, sinh viên học
thuộc giáo trình và đi thi, còn bản chất của sự kiện, vấn đề lịch sử nào có tính điển
hình của mỗi giai đoạn, hay việc nắm bắt các kiến thức lịch sử có tính hệ thống và
lôgic… thì rất ít sinh viên nắm vững. Đó là chưa kể một số sinh viên tốt nghiệp sử
thuộc khoa học xã hội và nhân văn không được đào tạo cơ bản về nghiệp vụ sư
phạm sau một thời gian học thêm nghiệp vụ sư phạm cũng trở thành giáo viên dạy
Lịch sử.
Trên đây là một số nguyên nhân cơ bản khiến cho học sinh không thích học
môn Lịch sử. Vậy cần phải có những giải pháp nào để khắc phục những nguyên
nhân trên?
3. Một số giải pháp
Để khắc phục những nguyên nhân ở trên, cần thực hiện đồng bộ một số giải
pháp sau:
Trước hết, cần phải khắc phục được những hạn chế thiếu sót của sách giáo khoa

cũng như chương trình. Giáo sư Vũ Dương Ninh khẳng định: “xây dựng lại
chương trình một cách mạnh dạn, cơ bản, tinh giản và phù hợp với lứa tuổi thì mới
có thể tạo nên bước chuyển biến thực sự”
(11)
. Hiện nay mỗi cuốn sách giáo khoa có
khoảng 10 tác giả như vậy là phân tán, không tạo nên được trí tuệ của tập thể. Mỗi
cuốn sách giáo khoa chỉ nên để 1 hoặc 2 tác giả viết. Các tác giả này phải chịu
trách nhiệm với mỗi trang viết của chính mình. PGS.TS Võ Văn Sen đề nghị :
“Phải đổi mới sâu sắc để có những công trình sử học tốt nhất làm chỗ dựa cho việc
hình thành hệ thống sách giáo khoa Lịch sử có chất lượng cao nhất ở các bậc học,
trong đó có bậc phổ thông”
(12)
. GS.VS Phan Huy Lê, Chủ tịch Hội khoa học Lịch
sử Việt Nam, cũng đưa ra biện pháp để khắc phục những hạn chế của sách giáo
khoa cũng như chương trình giảng dạy: “Công việc biên soạn chương trình và
sách giáo khoa trước đây chỉ giao khoán cho một nhóm người nên không tránh
khỏi những hạn chế và sai sót như vậy. Thậm chí, những người tham gia biên soạn
cho tôi biết là một cuốn sách giáo khoa chỉ trên dưới 100 trang mà có khi giao cho
đến 6-7 người viết và kỳ quặc hơn nữa là chủ biên không được quyền chọn người
biên soạn. Đã đến lúc phải xoá bỏ lối độc quyền và áp đặt như thế trong khoa học,
nhất là trong biên soạn sách giáo khoa”.
Tiếp theo, cần trả lại vị trí cho môn Lịch sử nghĩa là không nên quan niệm môn
Lịch sử chỉ là môn học phụ. Giáo sư Đinh Xuân Lâm khẳng định: “Môn Sử có ý
nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc giáo dục con người, tư cách đạo đức con
người. Dạy Sử chung quy là dạy tinh thần yêu nước. Chúng ta chưa thật sự ứng xử
với môn Lịch sử như là một môn khoa học mà chỉ xem nó như là một môn tuyên
truyền, áp đặt về mặt tinh thần, tư tưởng để phục vụ cho từng giai đoạn”
(13)
.
PGS.TS Võ Văn Sen cũng đề nghị “không thể để môn Sử bị xem như là “môn

phụ”, giáo viên dạy Sử bị xem thường như hiện nay”
(14)
. Thật đáng để chúng ta
phải suy nghĩ: “Tại sao ở Mỹ (một nước mới có trên 2 thế kỷ lập quốc!) hiện nay
người ta xem ba môn cơ bản, bắt buộc học (required courses) ở trung học là Toán,
Văn và Sử; tại sao họ có thể bố trí học sinh học môn Sử 4-6 tiết/tuần, còn ở Việt
Nam thì cao nhất là 2 tiết/tuần (ở lớp 12), còn lại chỉ là 1 tiết/tuần”
(15)
. Ông Sen
còn đề nghị ở trường phổ thông ba môn Toán, Văn, Sử là bắt buộc, các môn còn
lại là tự chọn. Một khi môn Lịch sử được trả lại đúng vị trí của nó, giáo viên dạy
môn Sử được tăng thêm chế độ đãi ngộ thì họ càng gắn bó với nghề. Thật thú vị
khi nhà Sử học Dương Trung Quốc nói: “Bây giờ có doanh nghiệp nào đó cam kết
thí sinh thi nhất môn Sử, trả lương 3.000 USD/tháng chẳng hạn, tôi tin chắc sẽ có
nhiều em theo Sử”
(16)
.
Chúng ta cần xây dựng đội ngũ giáo viên đủ năng lực. Đội ngũ giáo viên có một
vai trò then chốt trong việc nâng cao chất lượng dạy học nói chung và dạy môn
Lịch sử nói riêng. Bởi vậy, chúng ta cần phải đào tạo được một đội ngũ giáo viên
không những đáp ứng được trình độ chuyên môn nghiệp vụ mà còn đáp ứng được
nhu cầu đổi mới phương pháp giảng dạy. Để làm được điều này, GS Vũ Dương
Ninh đề nghị: “Rà soát nghiêm túc chất lượng sinh viên đầu vào cũng như đầu ra
của các trường đại học, cao đẳng về khoa học xã hội nhân văn có ngành Lịch sử.
Đặc biệt là hệ thống các trường Sư phạm, nơi cung cấp cho xã hội những người
thầy”
(17)
. PGS.TS Võ Văn Sen đề nghị: “Phải kiên quyết lấy điểm chuẩn tuyển
sinh cao, không chạy theo số lượng, nhằm chọn lọc được những sinh viên ưu tú và
say mê Sử học, đặc biệt chú ý đến hệ cử nhân tài năng trong ngành Sử”

(18)
. Để
nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên phải bắt đầu từ các trường sư phạm. Giáo
sư Đỗ Thanh Bình đề nghị nên “Rà soát lại những cơ sở không đủ tiêu chuẩn và
mạnh dạn tạm dừng tuyển sinh ở các cơ sở này”
(19)
.
Nói tóm lại, để nâng cao chất lượng dạy và học môn Lịch sử ở trường phổ
thông đòi hỏi phải có sự nỗ lực của cả cộng đồng. Chúng ta cần phải chấn chỉnh
cách nhìn nhận về vị trí của môn Lịch sử trong chức năng giáo dục con người.
Chúng ta cũng cần nâng cao năng lực của đội ngũ giáo viên. Muốn làm được điều
đó không chỉ là công việc của giới Sử học mà phải nhận được sự đồng thuận của
toàn xã hội./.

Chú thích
(1)
Hồ Chí Minh: Toàn tập, xuất bản lần thứ hai, tập 3, Nxb Chính trị quốc gia,
Hà Nội, 1996, tr.221.
(2)
Văn Tạo: Nghĩ về phủi bụi thời gian trong lịch sử, Tạp chí Xưa - Nay, số
Tết 349+350/02/2010.
(3)
Đỗ Thanh Bình: Chất lượng môn Lịch sử ở trường phổ thông với việc đào
tạo giáo viên dạy Sử, Tạp chí Xưa - Nay, số 303, tháng 3/2008.
(4)
Nguyên Ngọc: Học Sử để biết làm người, Tạp chí Xưa-Nay, số 385, tháng
8/2011.
(5)
, truy cập Thứ Năm, 04/08/2011.
(6)

Bộ Giáo dục và đào tạo: Lịch sử lớp 7 (tái bản lần thứ 6), Nxb Giáo dục Hà
Nội, 2009, tr.61.
(7)
Đại Việt sử ký toàn thư, tập 2, Nxb Văn hoá thông tin Hà Nội, 2003, tr. 83-
84.
(8)
Bộ Giáo dục và đào tạo: Lịch sử lớp 10 Nâng cao, Nxb Giáo dục Hà Nội,
2006, tr.90.
(9)
Xin đọc các bài sau:
- Vương triều Mạc trong chương trình sách giáo khoa mới như thế nào? Tạp
chí Thông tin khoa học & công nghệ Nghệ An, số 3/2007.
- Mấy ý kiến về Vương triều Mạc trong sách giáo khoa, Tạp chí Khoa học
giáo dục, số 59, tháng 8/2010
- Tình hình giảng dạy về vương triều Mạc ở bậc trung học phổ thông hiện nay,
Tham luận tại Hội thảo khoa học Vương triều Mạc trong lịch sử Việt Nam, tháng
9/2010.
(10), (19)
Đỗ Thanh Bình: Chất lượng môn lịch sử ở trường phổ thông với việc
đào tạo giáo viên dạy sử, Tạp chí Xưa - Nay, số 303, tháng 3/2008.
(11), (17)
Vũ Dương Ninh: Điểm môn Sử thấp vì sao và làm thế nào? Tạp chí
Xưa-Nay, số 303, tháng 3/2008.
(12), (14), (15)
Võ Văn Sen: Đổi mới việc dạy và học lịch sử ở trường phổ thông,
Tạp chí Xưa-Nay, số 303, tháng 3/2008.
(13)
.
(16)
http:// wwwz.vietnamnet.vn/vn/giao-duc.

(19)
Đỗ Thanh Bình: Chất lượng môn lịch sử ở trường phổ thông với việc đào
tạo giáo viên dạy sử, Tạp chí Xưa - Nay, số 303, tháng 3/2008.
■ Phan Đăng Thuận

×