Tải bản đầy đủ (.pdf) (109 trang)

Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại tổng công ty đông bắc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (44.14 MB, 109 trang )

LỜI CAM ĐOAN

Tác giả xin cam đoan đề tài “Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại

Tổng công ty Đơng Bắc” là cơng trình nghiên cứu do tác giả thực hiện. Các kết quả
nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được công bố trong bắt kỳ cơng trình

nghiên cứu nào khác.

Hà Nội, ngày 10 tháng 9 năm 2019
Tác giả luận văn

Hà Hồng Phong


LOI CAM ON

Lời đầu tiên tác giả xin trân trọng cảm ơn thầy Hiệu trưởng và ban Giám hiệu
trường Đại học Ngoại thương đã tổ chức và tạo điều kiện để tác giả có cơ hội dự

học lớp EMBA K3 - Cơ sở Quảng Ninh.

Tác giả xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo tham gia giảng dạy đã truyền
đạt kiến thức trong suốt thời gian học tập tại trường.

Đặc biệt tác giả xin gửi lời cảm ơn tới cơ PGS.TS Đào Thị Thu Giang đã tận
tình hướng dẫn

trong suốt thời gian thực hiện luận văn.

Tác giả cũng chân thành cảm ơn tới các anh chị đồng nghiệp tại Tổng cơng ty


Đơng Bắc, Bộ Quốc phịng đã tận tình hỗ trợ cung cấp thơng tin, số liệu để có thể
hồn thành luận văn.

Cuối cùng tác giả xin được kính chúc Quý thầy, cô cùng các anh, chị đồng
nghiệp tại Tổng cơng ty Đơng Bắc, Bộ Quốc phịng có được thật nhiều sức khỏe để
tiếp tục công tác và thành công hơn nữa trong sự nghiệp.
Tác giả xin chân thành cảm ơn!


MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN

LỜI CẢM ƠN................

ii

DANH MUC TU VIET TA

vii

DANH MỤC BẢNG.......

. vii

DANH MỤC HÌNH..................................-TĨM TẮT KÉT Q NGHIÊN CỨU LUẬN VĂN

xi

CHƯƠNG 1: CO SO LY LUAN VE VON LUU DONG VA HIEU QUA SỨ


DỤNG VÓN LƯU ĐỘNG TRONG DOANH NGHIỆP................................-5 s2 6
1.1. Tống quan về vốn lưu động.............................------2-°
1.1.1. Khái niệm về vốn lưu động ........................----s---esces©cces©cesecceeereeerreeerssercee 6
1.1.2. Đặc điểm của vốn lưu L1

.0Ẽ..............

7

1.1.3. Phân loại về vốn lưu L7). ................

8

1.1.3.1. Phân loại vốn lưu động theo vai trò từng loại vốn lưu động..........................2-2 §
1.1.3.2. Phân loại vốn lưu động theo hình thái biểu hiện
1.1.3.3. Phân loại vốn lưu động theo quan hệ sở hữu về vốn

1.1.3.4. Phân loại vốn lưu động theo nguồn hình thành..........................
2 2222E++z+2E2+z+22S2zz+e 10
1.1.4. Cơ cầu vốn lưu động và các nhân tổ ủnh hưởng tới cơ cầu vẫn lưu
1.1.4.1. Cơ cấu vốn lưu động

—....................,ÔỎ

11

1.1.4.2. Các nhân tố ảnh hưởng tới cơ cầu vốn lưu động của doanh nghiệp........................ 11


1.1.5. Quản lý vấn We AGN vesssssssssssssessssesssessssecssessssssssessssssasesensssssessnesessecsseess 12
1.1.5.1. Chính sách vốn lưu động..........................---:-+++c222222EEtttrtrterrtrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrriee 12
1.1.5.2. Quản lý tiền mặt và các chứng khoán thanh khoản cao
1.1.5.3. Quản lý các khoản phải thu

1.1.5.4. Quản lý dự trữ, tồn kho.........................-----2-22222222222EE22+222211222222111222721122227111.
2... crre. 21
1.2. Hiệu quả sử dụng vốn lưu động..............................---2s s
1.2.1. Khái niệm về hiệu quả sử dụng vẫn lưu động .........................----.----«---« 23
1.2.2. Ý nghĩa của việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động.................. 23


1.2.3. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động.......................... 24
1.2.3.1. Các chỉ tiêu về hiệu quả sử dụng vốn lưu động.............................---2222222z22222zzz+rzz 24
1.2.3.2. Hệ số đảm nhiệm vốn lưu động............................
2+ 2E22+222EEEE++22EEEE2222222E22222222ez.rrrr 25
1.2.3.3. Mức tiết kiệm vốn lưu động........................ --2-+2222+++22EE+++222222122227211222272212222221..ccrer 25

1.2.3.4. Các chỉ số về hoạt động
1.2.3.5. Các chỉ tiêu về khả năng thanh tốn.......................----22-©2zz+222222zz++zzzz

...27

1.2.4. Các nhân tơ ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng vẫn lưu động.

..20

1.2.4.1. Nhân tố khách quan.....................----22-¿2222EE222222++222EE221111222222221111122.2222711111
crerrrrkv 29

1.2.4.2. Nhân tố chủ quan..........................----2222¿¿+222222222222222222222111112222222111112-..12221111
crerrrrk. 30

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VE HIEU QUA SU DUNG VON LUU DONG
TAI TONG CONG TY DONG

BAC... ccsssssssssssssssssssssesesssesesesessesssesssssesesesssees 31

2.1. Khái quát về Tổng cơng ty Đơng Bắc ................................------sccs
2.1.1. Q trình hình thành và phát triển của Tổng công ty Đông Bắc......... 31
2.1.2. Quy trình quản lý sản xuất kinh doanh của Tổng công ty Đông Bắc..36

2.1.3. Sơ đồ bộ máy tỔ chức và qHẲH ÏJ .....................----escesccs<©ceseceseecesereseecsee 37
2.1.4. Chức năng của từng Độ JiẬÌH ..........................
o-o- << << << su
nem 37
2.2. Khái quát về thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh tại Tổng công ty
Đông BắC. . . . . . . . . .
- G- GỌI
HT HI
H H Họ TH In.
0 43
2.2.1. Phân tích khái quát báo cáo kết quả hoạt động SXKD của Tổng cơng ty
ĐƠNG ĐẶC. . . . . . . . . . . . .
<< <<... Họ... HH. HH HH H0 00090091890 43
2.2.2. Khái quát tình hình tài sản ngắn hạn và nguồn vẫn ngắn hạn của
Tông công ty Đông ĐĂC..............................
...---<=<< <<
1S

ng 9100001 0 0010 00g. 47
2.2.2.1. Tình hình tài sản ngắn hạn của Tổng cơng ty Đơng Bắc................................
2-4 47
2.2.2.2. Tình hình nguồn vốn ngắn hạn của Tổng công ty Đông Bắc............................-..---2 51
2.3. Thực trạng sử dụng vốn lưu động tại Tổng công ty Đông Bắc ................ 53
2.3.1. Chớnh sỏch qun lý vn lu ng.......................----ô-c-esâcesâcesseceserseesresscse 53

2.3.2. Phõn tớch c cu vn ẽM Ng,.....................----ô--eeâceseccseâceeseeserseersessrsee 55
2.3.3. Phõn tớch các bộ phận cấu thành vốn lưu động .....................-..---------«- 59
2.3.3.1. Tiền và các khoản tương đương tiền

2.3.3.2. Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn
2.3.3.3. Các khoản phải thu ngắn hạn
2.3.3.4. Hang th Kh nan
.ố...ẽ .4dAH,....
64
2.3.3.5. Tài sản ngắn hạn khác........................-----¿+22222E222222+222222221111122222222211112
222221111 2e crer 67


2.4. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại tổng công ty Đông Bắc......69

2.4.1. Các chỉ tiêu về hiệu quả sử dụng vốn lưu động...........................---.----«- 69
2.4.2. Mức tiết kim vn lu ngg.........................----ô-c-e<âceseccsevceesreessresersessrsee 70
2.4.3. Cỏc ch s v hoqf Hg....................---ô-sâces+cees+reeersestreeereetrreesressrsessrsee 71
2.4.4. Cỏc ch tiờu v kh nng thanh fOI.....................----ô-â-ssâceseccsevceesrsesersee 76

2.4.5. Vn lu ng rềngg .....................ô---e--eeâcee++ces++eettreeersettreeereetrrsssressrkessrsee 78
2.5. ỏnh giỏ hiu quá sử dụng vốn lưu động tại Tống công ty Đông Bắc.....79


2.5.1. Những kết quả đạt được...............

-.70

2.5.2. Những mặt hạn chế và nguyên nhân .

.„..80

2.5.2.1. Những hạn chế cần khắc phc........................... -2-â2222E++22EE++22EEE22EEEE+2223222222222212222222 Đ0
2.5.2.2. Nguyờn nhõn ca nhng hn ch...........................2 +2+2EE+2+2EE++2EEE++22EE2222222222xzerrrke 81

CHUONG 3: MOT SỐ GIAI PHAP NANG CAO HIEU QUA SU DUNG VON
LƯU ĐỘNG TẠI TỎNG CÔNG TY ĐÔNG BẮC.............................
2-5 sse= 82
3.1. Định hướng phát triển vốn của Tổng công ty Đơng Bắc trong những năm
ÍỐT. . . . . . .
cọ.
Họ HT Họ
TH
TH II HH
II.
0.80 82
3.1.1. Khái quát môi trường kinh doanh của Tổng công ty Đông Bắc........... 82
BV DL. Thun Od

.....â....................

82

0...5 ..LI'íđ...............


83

3. 1.2. Dinh hwộng phat triộn vn và vốn lưu động của Tổng công ty Đông
7...

84

lan 1s

3.2. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Tống
công ty Đông BắC .....................................5-5-5
ọọ HH TH. HH
000000086 85

3.2.1. Xác định nhu cầu vốn lưu Ngg .........................--.----ô-c-s<âceseccsevcessrsesersee 85
3.2.2. C cu li nguệH VN ........................--e--sâceeâcee+++eee+eeeEreeereeerreesrssersessrsee 87
3.2.3. Qun lý c cu vn lu Hgg.......................----ô--eeâceseccseâceseeeseereeersesersee
3.2.3.1. Quỏn lý tin và các khoản tương đương tiền...
3.2.3.2. Quản lý các khoản phải thu ngắn hạn

3.2.3.3. Quán lý hàng tồn kho.....................---222222222222222222211112222222222111112
2...1
cv. 91
3.2.4. Các biện PHAp KNAC .......................
o- << << << 1... HH nh ng gge 91
3.2.4.1. Ap dụng tiền bộ khoa học kỹ thuật
3.2.4.2. Đào tạo và bồi dưỡng cán bộ công nhân viên..........................-22+222z2+2EE22zzz2222zzccee 92
3.2.4.3. Mở rộng mối quan hệ với các doanh nghiệp bên ngoài


3.2.5. Một số kiến nghị với HÀ HƯĨC ...................-e«cescceevcesseeeeereeereessresersessrsee 94


vi

KẾT LUẬN

TÀI LIỆU THAM KHẢOO................................
2<
SS#€222d€Evsee2vzeeevvsseorzsseovee


vii

DANH MUC TU VIET TAT
Từ viết tat

Nghĩa tiếng Việt

CP

Cổ phần

CN

Chi nhánh

DBDV

Dự bị động viên


EVN

Tập đoàn điện lực Việt Nam

EBIT

Lợi nhuận trước lãi vay và thuế

GTGT

Giá trị gia tăng

PVN

Tập đoàn dầu khí Việt Nam

QP-AN

Quốc phịng — An ninh

SX

San xuat

SXKD

San xuat kinh doanh

TT


Trung tam

TSCD

Tài sản cố định

TKV

Tập đồn cơng nghiệp than khống sản Việt Nam

TNHH MTV

Trách nhiệm hữu hạn một thành viên

TSNH

Tài sản ngắn hạn

WTO

Tô chức thương mại thé gidi


viii

DANH MUC BANG
Tén bang

Nội dung của Bảng


Bảng I-I | Quyết định khi xem xét hai phương án và quyêt định khi kêt

Trang

| 20

hợp thông tin rủi ro
Bang 2-1

| Kết quả sản xuât kinh doanh của Tông công ty Đông Bắc giai | 34

doan 2014 — 2018
Bảng 2-2

| Phân tích khái quát kết quả hoạt động kinh doanh của Tông

44

công ty Đơng Bắc giai đoạn 2016 — 2018
Bảng 2-3

| Phân tích tình hình tài sản ngắn hạn của Tổng cơng tyĐơng

| 49, 50

Bắc giai đoạn 2016 — 2018
Bảng 2-4

| Phân tích nợ ngắn hạn của Tổng công ty Đông Bắc giai đoạn | 52


2016—2018
Bảng 2-5

| Chỉ tiêu Tiên và các khoản tương đương tiên của Tổng công

| 60

ty Đông Bắc giai đoạn 2016 — 2018
Bảng 2-6

| Chỉ tiêu Các khoản đầu tư tài chính ngăn hạn của Tơng cơng | 60

ty Đông Bắc giai đoạn 2016 — 2018
Bảng 2-7

| Chỉ tiêu Các khoản phải thu ngăn hạn của Tông công ty Đông | 62

Bắc giai đoạn 2016 — 2018
Bang 2-8

| Chỉ tiêu Hàng tôn kho của Tông công ty Đông Bắc giai đoạn | 65

2016 — 2018
Bang 2-9

| Chỉ tiêu Tài sản ngăn hạn khác của Tông công ty Đông Bắc

| 66


giai đoạn 2016 — 2018
Bang 2-10 | Phân tích hiệu quả sử dụng vôn lưu động của Tổng công ty

68

Đông Bắc giai đoạn 2016 — 2018
Bảng 2-11 | Phân tích khả năng thu nợ khách hàng của Tổng công ty
Đông Bắc giai đoạn 2016 — 2018

72


Bang 2-12 | Phân tích khả năng quay vịng hàng tồn kho của Tông công ty | 72
Đông Bắc giai đoạn 2016 — 2018
Bang 2-13 | Phân tích khả năng trả nợ của Tổng công ty Đông Bắc giai

74

đoạn 2016 — 2018

Bảng 2-14 | Phân tích khả năng thanh tốn của Tông công ty Đông Bắc

77

giai đoạn 2016 — 2018
Bang 3-1

| Bảng cân đối kế tốn của Tơng cơng ty Đơng Bắc tinh theo

86


số dư bình qn năm 2018
Bảng 3-2

Tỷ lệ các khoản mục có mơi quan hệ chặt chẽ với doanh thu

của Tổng công ty Đông Bắc năm 2018

87


DANH MỤC HÌNH
Tên hình
Hinh 2-1
Hình 2-2

Nội dung của hình
Sơ đơ cơ câu tô chức của Tông công ty Dong Bac

Trang
37

| Cơ câu tài sản của Tông công ty Đông Bắc giai đoạn 2016— | 54

2018
Hình 2-3

Cơ câu nguồn vốn của Tông công ty Đông Bắc giai đoạn

54


2016 — 2018
Hinh 2-4

| Cơ cấu vốn lưu động tại cuỗi năm 2016 của Tổng cơng ty

56

Đơng Bắc
Hình 2-5

Cơ câu vơn lưu động tại cuôi năm 2017 của Tông công ty

56

Đông Bắc
Hinh 2-6

| Cơ câu vôn lưu động tại cuôi năm 2018 của Tông công ty
Đông Bắc

57


xi

TÓM TẮT KÉT QUÁ NGHIÊN CỨU LUẬN VĂN

Tác giả đã thực hiện đề tài “Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại


Tổng công ty Đông Bắc“ với một số nội dung được tóm tắt như sau:
- Hệ thống cơ sở lý luận của vốn lưu động và hiệu quả sử dụng vốn lưu động
trong doanh nghiệp như: Khái niệm, đặc điểm, cơ cấu của vốn lưu động, các nhân tố
ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng vốn lưu động..., đi đến khẳng định vốn lưu động và
nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động có vai trị quan trọng tới việc đánh giá hiệu
quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, nếu ví doanh nghiệp như một cơ thể
sống thì vốn lưu động là máu của cơ thể sống đó.
- Dựa trên cơ sở lý luận về vốn lưu động và hiệu quả sử dụng vốn lưu động,

tác giả đã phân tích chính sách quản lý vốn lưu động, cơ cấu sử dụng vốn, các bộ
phận cấu thành vốn lưu động tại Tổng công ty Đông Bắc; Đồng thời tác giả đi phân
tích các chỉ tiêu đánh về hiệu quả sử dụng vốn lưu động, mức

tiết kiệm vốn lưu

động, khả năng thu hồi nợ, khả năng quay vòng hàng tồn kho, khả năng trả nợ, thời
gian quay vịng tiền trung bình, khả năng thanh tốn, vốn lưu động rịng tại Tổng
cơng ty Đơng Bắc trong giai đoạn từ năm 2016-2018 từ đó chỉ ra những mặt đã làm

được, những mặt còn hạn chế và nguyên nhân.
- Trên cơ sở những mặt còn hạn chế và nguyên nhân ở trên, luận văn đã đề ra
được một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Tổng công ty
Đông Bắc với các giải pháp như xác định lại nhu cầu vốn lưu động, cơ cấu lại
nguồn vốn; Có cách thức quản lý tiền và các khoản tương đương, quản lý các khoản

phải thu, quản lý hàng tồn kho tốt hơn. Ngồi ra cịn đưa ra một số giải pháp khác
như áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ cán bộ công
nhân viên, quan hệ với các doanh nghiệp bên ngoài và một số kiến nghị với nhà
nước để phát huy những mặt đã làm được và nâng cao hơn nữa hiệu quả sử dụng
vốn lưu động tại Tổng công ty Đông Bắc trong thời gian tới.



MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Vốn kinh doanh là một trong số các yếu tố không thê thiếu đối với sự tồn tại
và phát triển của mọi doanh nghiệp. Để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh dù

với ngành nghề nào thì doanh nghiệp cũng phải có một lượng vốn nhất định. Vốn
lưu động là một trong hai bộ phận quan trọng cấu thành nên vốn kinh doanh của
doanh nghiệp. Chính vì vậy bất kỳ một doanh nghiệp nào, muốn duy trì hoạt động
và phát triển đều phải quan tâm đến tổ chức quản lý và sử dụng vốn lưu động một
cách hiệu quả nhằm tối đa hóa lợi nhuận và tăng thêm giá trị cho doanh nghiệp.

Trong thời kỳ hội nhập kinh tế và sự phát triển của khoa học công nghệ như
hiện nay, các doanh nghiệp luôn đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt và điều này đã
tạo cơ hội cũng như thách thức cho các doanh nghiệp trong quá trình sản xuất kinh
doanh. Để có thể năm được cơ hội, đứng vững trong cạnh tranh, vượt qua khó khăn

và thách thức, các doanh nghiệp phải đưa ra các quyết định đúng đắn về tạo lập và
quản lý vốn lưu động sao cho có hiệu quả nhất nhằm đem lại cho doanh nghiệp
nhiều lợi nhuận nhất. Nhiều doanh nghiệp đã chứng tỏ được khả năng năng động,
thích nghi và tự chủ, họ đã quản lý và sử dụng vốn một cách có hiệu quả. Tuy
nhiên, bên cạnh đó cũng có khơng ít doanh nghiệp đã lâm vào tình trạng khó khăn
mà một trong những nguyên nhân quan trọng là hoạt động quản lý và sử dụng vốn
lưu động còn thiếu chặt chẽ, kém hiệu quả.
Xuất phát từ ý nghĩa và vai trò to lớn của vốn lưu động nhận thức được tầm
quan trọng của vốn lưu động trong sự tồn tại và phát triển đối với từng doanh
nghiệp. Trong q trình cơng tác và làm việc tại Tổng công ty Đông Bắc, với nhiệm
vụ chính là kế tốn theo dõi tiền gửi, tiền vay ngân hàng và các tổ chức tín dụng
khác. Tác giả nhận thấy đây thực sự là một vấn đề cần quan tâm và giải quyết, nơi

có tỷ trọng vốn lưu động lớn với nhiều hoạt động sản xuất quy mô lớn, phức tạp,
vấn đề nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động đang là một chủ đề mà Ban lãnh
đạo Tổng công ty đang rất quan tâm. Với nhận thức này bằng những kiến thức tích
lũy trong q trình học tập và làm việc thực tế tại Tổng công ty, tác giả đã quyết


định chọn đề tài “Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Tống công ty
Đông Bắc” để làm đề tài viết luận văn tốt nghiệp thạc sĩ của mình.
2. Tống quan tình hình nghiên cứu của đề tài
Đã có một số cơng trình, bài viết và đề tài nghiên cứu của các nhà khoa học,
nhà quản lý về quản trị vốn lưu động cụ thể đưới đây là một số bài viết:

- Bài viết “Quản lý vốn lưu động tại các doanh nghiệp nhựa thành phố Hồ Chí
Minh” của Hàng Lê Câm Phương và Phạm Ngọc Thúy đăng trên Tạp chí Phát triển
Khoa học và Cơng nghệ, Số 10 năm 2007 từ Trang 8§ đến Trang 95 nói lên thực
trạng quản lý vốn lưu động và nhận dạng một số yếu tố có ảnh hưởng đến đầu tư tài

sản ngắn hạn của các doanh nghiệp ngành nhựa Thành phố Hồ Chí Minh.
- Bài viết “Nâng cao hiệu quả quản lý vốn lưu động tại các doanh nghiệp” của
Hoàng Thị Thu và Nguyễn Hải Hạnh trường Đại học kinh tế và Quản trị kinh doanh

(Đại học Thái Nguyên) đăng trên Tạp chí Tài chính, số 10 năm 2012 bài viết nêu
lên thực trạng và đề ra một số giải pháp nhằm nâng cao quản lý vốn lưu động của
các doanh nghiệp tại khu công nghiệp Sông Công tỉnh Thái Nguyên nói riêng và các
doanh nghiệp nói chung.
- Bài viết của Tơ Thị Thanh Trúc, Nguyễn Đình Thiên đăng trên Tạp chí Khoa

học Trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh, Số 3 (42) năm 2015 chỉ ra rằng
tồn tại mối quan hệ ngược chiều giữa khả năng sinh lợi của doanh nghiệp được đo


lường qua tỷ suất lợi nhuận trên tài sản (ROA) và các số ngày luân chuyển vốn lưu
động, gồm số ngày tồn kho bình quân, số ngày thu tiền bình qn, số ngày thanh

tốn khoản phải trả, và chu kỳ luân chuyển tiền. Ngoài ra, vòng quay tài sản ngắn
hạn và tỷ lệ tài sản ngắn hạn trong tổng tài sản cũng có quan hệ cùng chiều với tỷ
suất lợi nhuận trên tài sản (ROA).
- Bài viết của Bùi Ngọc Toàn được đăng trên Tạp chí Khoa học Trường Đại

học Cần Thơ, số 44 năm 2016 nói rằng các thành phần vốn lưu động gồm kỳ thu
tiền bình quân, kỳ luân chuyển hàng tồn kho, kỳ chuyển đổi tiền mặt có tác động
ngược chiều tới khả năng sinh lời của tổng tài sản.


- Bài viết “Thực trạng sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp xây dựng niêm

yết”, của Nguyễn Đình Hồn đăng trên Tạp chí Tài chính, kỳ II, số tháng 8 năm
2016 với nội dung nói lên sự cần thiết của hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh trong

đó có vốn lưu động.
- Bài viết của Dương Thị Hồng Vân, Trần Phương Nga đăng trên Tạp chí
Khoa học và Đào tạo Ngân hàng, số 195 — tháng 8 năm 2018 nói đến sự ảnh hưởng

của quản trị vốn lưu động tới khả năng sinh lời của các doanh nghiệp nói chung và
các doanh nghiệp xây dựng nói riêng.
Bên cạnh đó cũng có rất nhiều luận văn tốt nghiệp, luận văn thạc sỹ viết về đề

tài nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động, dưới đây là một số dé tai:
- Nguyễn Thị Lan Hương, Vốn lưu động và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn
lưu động tại Công ty Cổ phần Viễn thông FPT, Luận văn tốt nghiệp, trường Đại học
Thăng Long năm 2013.

- Phạm Duy Hiếu, Quản trị vốn lưu động trong công ty cổ phần nước sạch
Quảng Ninh, Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh, trường Đại học Ngoại thương

năm 2018.
- Nông Thị Ngân Giang, Hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần
bánh kẹo Hải Hà, Luận Văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng, trường Đại học Kinh tế

Đại học Quốc gia Hà Nội năm 2015.
- Nguyễn Thị Thêu, Biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại
công ty cổ phần tổng hợp Tiên Lãng, Luận văn thạc sĩ kinh tế, trường Đại học Hàng
Hải năm 2016.
Các cơng trình, bài viết và đề tài trên đã đề cập đến vấn đề nâng cao hiệu quả
quản lý sử dụng vốn lưu động nhưng chưa làm rõ sự liên kết giữa các khâu, các giai

đoạn của một quá trình luân chuyên vốn, cụ thê là vốn lưu động tại Tổng công ty
Đơng Bắc để có cách nhìn tồn diện, tổng hợp và thấy rõ được sự tác động, ảnh
hưởng giữa huy động tới sử dụng VLĐ của Tổng công ty.


Vấn đề tồn tại về thực tế, việc đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động của

Tổng công ty Đơng Bắc cịn bị hạn chế làm cho người quản lý, người điều hành
Tổng công ty chưa đưa ra được các giải pháp tổng thể để nâng cao hiệu quả kinh
doanh, trong đó có hiệu quả sử dụng vốn lưu động. Đề tài “Nâng cao hiệu quả sử
dụng vốn lưu động tại Tổng công ty Đông Bắc”, được thực hiện với mong muốn
làm rõ về mặt lý luận quá trình luân chuyển vốn lưu động trong Tổng công ty Đông
Bắc, từ quá trình đưa vốn lưu động vào kinh doanh, đến việc đánh giá thực trạng sử
dụng vốn lưu động của Tổng cơng ty, từ đó tìm ra những ngun nhân cơ bản và
những nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn lưu động, làm cơ sở đề xuất các


giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động trong Tổng công ty.
3. Mục tiêu nghiên cứu
Nghiên cứu những vấn đề lý luận cơ bản về vốn lưu động của doanh nghiệp,
đồng thời tiến hành phân tích, đánh giá thực trạng sử dụng vốn lưu động tại Tổng
cơng ty Đơng Bắc. Trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả
sử dụng vốn lưu động tại Tổng công ty Đông Bắc.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu:

Luận văn nghiên cứu vốn lưu động của doanh

nghiệp, những nhân tố ảnh hưởng và những giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng
vốn lưu động tại Tổng công ty Đông Bắc.
Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu vốn lưu động và hiệu quả sử dụng vốn lưu
động của Tổng Công ty Đông Bắc từ năm 2016 đến năm 2018.
5.Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Ý nghĩa khoa học của đề tài: Cung cấp cơ sở khoa học cho việc hệ thống hóa
và làm rõ thêm cơ sở lý luận về vốn lưu động và giải pháp trong vấn đề nâng cao
hiệu quả sử dụng vốn lưu động.
Ý nghĩa thực tiễn của đề tài: Kết quả nghiên cứu của đề tài giúp cho ban lãnh
đạo của Tổng

công ty Đông

Bắc nắm rõ hơn tình hình quản lý vốn lưu động,

phương thức sử dụng vốn lưu động và hiệu quả trong 3 năm gần đây.
6. Phương pháp nghiên cứu



Phương pháp thống kê: tác giả đã thu thập, tổng hợp các số liệu tại Tổng công
ty Đông Bắc về tình hình tài sản, nguồn vốn, hiệu quả sử dụng vốn ... giai đoạn 20162018 phục vụ cho quá trình tính tốn, phân tích các số liệu.
Phương pháp chứng thực so sánh: tác giả sử dụng phương pháp này so sánh
giữa số liệu thực hiện kỳ này với kỳ trước đề thấy xu hướng thay đổi về tài chính của

Tổng công ty Đông Bắc giai đoạn 2016-2018.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài

phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, Luận văn được trình bày

trong ba chương.
Chương 1: Cơ sở lý luận chung về vốn lưu động và hiệu quả sử dụng vốn lưu
động trong doanh nghiệp
Chương 2: Thực trạng về hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Tổng công ty

Đông Bắc
Chương 3: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động
tại Tổng công ty Đơng Bắc
Để hồn thành bài luận văn này, tác giả xin gửi lời cảm ơn chân thành tới cô
giáo — giáo viên hướng dẫn, PGS. TS Đào Thị Thu Giang cùng các anh chị trong
phịng Tài chính — Kế tốn tại Tổng cơng ty Đơng Bắc đã nhiệt tình giúp đỡ tác giả

trong thời gian vừa qua.
Tuy nhiên, do thời gian nghiên cứu và trình độ cịn hạn chế nên bài luận văn

vẫn cịn nhiều thiếu sót. Vì vậy, tác giả rất mong nhận được sự góp ý từ các thầy, cô
giáo các anh, chị trong Tổng công ty và các bạn để bài luận văn của tác giả được
hoàn chỉnh hơn.



CHƯƠNG 1: CO SO LY LUAN VE VON LUU DONG VA HIEU QUA SU
DUNG

VON

LUU DONG

TRONG

DOANH

NGHIEP

1.1. Tổng quan về vốn lưu động
Trong nền kinh tế thị trường đầy cạnh tranh, mỗi doanh nghiệp được coi như
một tế bào của nền kinh tế, với nhiệm vụ chủ yếu là thực hiện các hoạt động sản

xuất kinh doanh nhằm sản xuất sản phẩm có chất lượng, tiêu thụ được sản phẩm,
chiếm lĩnh được thị trường và tối đa hóa lợi nhuận. Để đạt được các mục tiêu này
đòi hỏi doanh nghiệp cần một lượng vốn nhất định để đầu tư vào các yếu tố chỉ phí
như chi phí mua nguyên liệu, vật liệu, công cụ dụng cụ, trả lương, trả lãi vay, đầu tư

vào cơng nghệ, mua sắm máy móc, thiết bị để tái sản xuất, mở rộng quy mô, phát
triển doanh nghiệp.
Trong quá trình hoạt động thì lượng vốn bỏ ra ban đầu là chưa đủ, doanh

nghiệp cần tìm cách bảo tồn và gia tăng lượng vốn do hoạt động kinh doanh. Vốn
kinh doanh của doanh nghiệp là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ tài sản được đầu tư
vào kinh doanh nhằm mục tiêu sinh lời. Vốn của doanh nghiệp bao gồm hai bộ phận


là: vốn lưu động và vốn cố định. Trong đó vốn lưu động chiếm tỷ trọng lớn trong
vốn kinh doanh và có vai trị quan trọng tới việc đánh giá hiệu quả sản xuất kinh
doanh.

1.1.1. Khái niệm về vốn lưu động
“Von lưu động là số tiền ứng trước về tài sản ngắn hạn và đầu tư ngắn hạn
của doanh nghiệp để đảm bảo cho sản xuất kinh doanh được bình thường liên tục.

Vốn lưu động luân chuyển toàn bộ giá trị ngay trong một lần, tuân hoàn liên tục và
hoàn thành tuân hoàn sau một chu kỳ sản xuất“ (Nguyễn

Đình Kiệm, Bạch Đức

Hiền, 2008).
Vốn lưu động = Tài sản ngắn hạn - Nợ ngắn hạn

()

Vốn lưu động là nhóm tài sản ngắn hạn và các nghĩa vụ trả nợ ngắn hạn có
chứa ba loại tài sản với nghĩa vụ đặc biệt quan trọng. Những tài khoản đại diện cho

những mảnh ghép lớn trong doanh nghiệp là tài khoản phải thu, hàng lưu kho (tài
sản ngắn hạn) và tài khoản phải trả (nợ ngắn hạn). Bên cạnh đó, các khoản nợ ngắn


hạn cịn có vai trị khơng kém phần quan trọng bởi nó tạo thành một nghĩa vụ trả nợ

trong ngắn hạn của các tài sản ngắn hạn trong doanh nghiệp.
Vốn lưu động ròng = Tài sản ngắn hạn — Nợ ngắn hạn


(2)

Một vấn đề khác liên quan đến vốn lưu động là vốn lưu động ròng. Vốn lưu
động ròng phản ánh khả năng tài trợ của nguồn vốn thường xuyên cho tài sản cỗ
định của công ty (Nguyễn Minh Kiều, 2011). Qua việc phân tích vốn lưu động rịng
ta có thể thấy được tính linh hoạt trong việc sử dụng vốn lưu động ở công ty, đồng

thời thê hiện khả năng thanh tốn của cơng ty.
1.12. Đặc điểm của vốn lưu động
Theo tác giả (Vũ Duy Hao, Tran Minh Tuan, 2016), Vốn lưu động của doanh
nghiệp thường xuyên chuyên hóa qua nhiều hình thái khác nhau tạo thành sự tuần
hồn của vôn lưu động.

- Trong doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh vốn lưu động chuyển hóa thành
nhiều hình thái khác nhau. Đầu tiên khi tham gia vào quá trình sản xuất vốn lưu
động thể hiện dưới trạng thái sơ khai là tiền tệ, qua các giai đoạn nó dần chuyển
thành sản phẩm đở dang hay bán thành phẩm. Giai đoạn cuối cùng của quá trình sản
xuất kinh doanh vốn lưu động được chuyển hóa vào sản phẩm cuối cùng. Khi sản
phẩm này được bán trên thị trường thì sẽ thu về tiền tệ hay hình thái ban đầu của
vốn lưu động. Như vậy, sự vận động của vốn lưu động trong doanh nghiệp sản xuất
được mô tả như sau:
T-H...SX..H'-T”

- Trong doanh nghiệp thương mại, vốn lưu động chỉ vận động qua 2 giai đoạn:
khi mua hàng, vốn lưu động được chuyên từ tiền thành hàng hóa dự trữ. Và khi bán

hàng, vốn lưu động lại được chuyên từ hàng hóa dự trữ trở về hình thái ban đầu và
kết thúc chu kỳ. Như vậy, sự vận động của vốn lưu đông trong doanh nghiệp thương


mại được mô tả như sau:
T-H-T

- Vốn lưu động chỉ tham gia vào một chu kỳ sản xuất, giá trị của nó được dịch
chun tồn bộ một lần vào giá trị sản phẩm và được hoàn lại toàn bộ sau khi doanh


nghiệp tiêu thụ sản phẩm hàng hóa, cung ứng được dịch vụ, thu được tiền bán hàng
về. Như vậy: Vốn lưu động hồn thành một vịng chu chuyển sau một chu kỳ sản
xuất và tiêu thụ sản phẩm.

- Quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp diễn ra một cách thường
xuyên, liên tục; các giai đoạn vận động của vốn lưu động đan xen vào nhau nên

cùng một thời điểm vốn lưu động thường tồn tại dưới nhiều hình thức khác nhau

trong khâu sản xuất và lưu thông.
- Số vốn lưu động cần thiết cho doanh nghiệp phụ thuộc vào đặc điểm, chu kỳ
kinh doanh và tình hình tiêu thụ của doanh nghiệp. Trong doanh nghiệp thương mại,
vốn lưu động chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn.
Qua đó, điều khác biệt lớn nhất giữa vốn lưu động và vốn có định là: Vốn cố

định chuyển dần giá trị của nó vào sản phẩm thơng qua mức khấu hao, cịn vốn lưu
động chuyền tồn bộ giá trị của nó vào giá trị sản phẩm theo chu kỳ sản xuất, kinh
doanh.
1.1.3. Phân loại về vốn lưu động
Trong doanh nghiệp, việc quản lý tốt vốn lưu động có vai trị rất quan trọng.
Muốn quản lý tốt vốn lưu động, doanh nghiệp trước hết phải nhận biết được bộ
phận cấu thành của vốn lưu động trên cơ sở đó đề ra các biện pháp quản lý phù hợp


từng loại. Có thể phân loại theo một số tiêu thức sau:
1.1.3.1. Phân loại vốn lưu động theo vai trò từng loại vốn lưu động
Theo cách phân loại này vốn lưu động của doanh nghiệp có thể chia thành 3
loại:

- Vốn lưu động trong khâu dự trữ sản xuất: giá trị các khoản nguyên vật liệu
chính, vật liệu phụ, nhiên liệu, động lực, phụ tùng thay thế, công cụ dụng cụ.
- Vốn lưu động trong khâu sản xuất: các khoản giá trị san pham dở dang, bán

thành phẩm, các khoản chi phí chờ kết chuyên.
- Vốn lưu động trong khâu lưu thông: Bao gồm các khoản giá trị thành phẩm,
vốn bằng tiền (kể cả vàng bạc, đá quý...); các khoản vốn đầu tư ngắn hạn (đầu tư


chứng khoán ngắn hạn, cho vay ngắn hạn...) các khoản thế chấp, ký cược, ký quỹ
ngắn hạn; các khoản vốn trong thanh toán (các khoản phải thu, các khoản tạm

ứng...). (Nguyễn Minh Kiều, 2011)
Như vậy, cách phân loại này cho thấy vai trò và sự phân bố của vốn lưu động
trong từng khâu của quá trình sản xuất kinh doanh. Từ đó có biện pháp điều chỉnh
cơ cầu vốn lưu động hợp lý sao cho có hiệu quả sử dụng cao nhất.

1.1.3.2. Phân loại vốn lưu động theo hình thái biểu hiện
Theo cách phân loại này vốn lưu động có thê chia thành 4 loại:

- Vốn vật tư, hàng hoá: Là các khoản vốn có hình thái biêu hiện bằng hiện vật
cụ thể như nguyên,

nhiên, vật liệu, sản phẩm


dở dang, bán thành phẩm,

thành

phẩm...
- Vốn bằng tiền: Bao gồm các khoản vốn tiền tệ như tiền mặt tồn quỹ, tiền gửi
ngân hàng, các khoản vốn trong thanh toán, các khoản đầu tư chứng khoán ngắn
hạn...

- Các khoản phải thu, phải trả: Các khoản phải thu là các khoản mà doanh
nghiệp phải thu của khách hàng và các khoản phải thu khác. Các khoản phải trả là
các khoản vốn mà doanh nghiệp phải thanh toán cho khách hàng theo các hợp đồng
cung cấp, các khoản phải nộp cho ngân sách Nhà nước hoặc thanh tốn tiền cơng
cho người lao động.
- Vốn lưu động khác: bao gồm các khoản dự tạm ứng, chỉ phí trả trước, cầm

cố, ký quỹ, ký cược... (Nguyễn Minh Kiểu, 201 1)
Như vậy, cách phân loại này giúp cho các doanh nghiệp xem xét, đánh giá
mức tồn kho dự trữ và khả năng thanh toán của doanh nghiệp.
1.1.3.3. Phân loại vốn lưu động theo quan hệ sở hữu về vốn
- Tài sản ngắn hạn sẽ được tài trợ bởi hai nguồn vốn đó là vốn chủ sở hữu và

các khoản nợ. Trong đó, các khoản nợ tài trợ cơ bản cho nguồn vốn lưu động của
doanh nghiệp. Còn nguồn vốn chủ sở hữu chỉ tài trợ một phần cho nguồn vốn lưu


10

động của doanh nghiệp mà thơi. Bởi vì nguồn vốn chủ sở hữu tài trợ cơ bản cho tài
sản cố định.

- Vốn chủ sở hữu: Là số vốn thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp, doanh

nghiệp có đầy đủ các quyền chiếm hữu, sử dụng, chỉ phối và định đoạt. Tuỳ theo
loại hình doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác nhau mà vốn chủ sở hữu
có nội dung cụ thê riêng như: Vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước; vốn do chủ doanh
nghiệp tư nhân bỏ ra; vốn góp cơ phần trong cơng ty cổ phần; vốn góp từ các thành
viên trong doanh nghiệp liên doanh; vốn tự bổ sung từ lợi nhuận doanh nghiệp...

- Các khoản nợ: Là các khoản được hình thành từ vốn vay các ngân hàng
thương mại hoặc các tổ chức tài chính khác; vốn vay thông qua phát hành trái
phiếu; các khoản nợ khách hàng chưa thanh tốn. Doanh nghiệp chỉ có quyền sử
dụng các khoản nợ này trong một thời hạn nhất định. (Bùi Văn Vần, Vũ Văn Ninh,

2016)
Như vậy, cách phân loại này cho thấy kết cấu vốn lưu động của doanh nghiệp
được hình thành bằng vốn của bản thân doanh nghiệp hay từ các khoản nợ. Từ đó
có các quyết định trong huy động và quản lý, sử dụng vốn lưu động hợp lý hơn,
đảm bảo an ninh tài chính trong sử dụng vốn của doanh nghiệp.
1.1.3.4. Phân loại vốn lưu động theo ngn hình thành
- Vốn chủ sở hữu: là vốn thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp. Đối với
doanh nghiệp Nhà nước vốn chủ sở hữu bao gồm: Vốn ngân sách Nhà nước cấp

(vốn mà khi mới thành lập doanh nghiệp Nhà nước cấp dé tiến hành hoạt động sản
xuất kinh doanh) và vốn tự bé sung tir loi nhuận của doanh nghiệp.
- Vốn lưu động tự có của doanh nghiệp: là vốn khơng thuộc quyền sở hữu của
doanh nghiệp, có thể được sử dụng hợp lý vào quá trình sản xuất kinh doanh như:
tiền lương, tiền bảo hiểm chưa đến kỳ trả, các khoản chỉ phí trả trước...
- Vốn lưu động đi vay: là một bộ phận lưu động của doanh nghiệp được hình

thành từ các nguồn vốn vay tín dụng ngân hàng, tập thê cá nhân và tơ chức khác.

- Vốn lưu động hình thành từ phát hành cổ phiếu, trái phiếu của doanh nghiệp.
(Bùi Văn vần, Vũ Văn Ninh, 2016)


11

Như vậy, việc phân chia vốn lưu động theo nguồn hình thành giúp cho doanh
nghiệp thấy được cơ cấu nguồn vốn, tài trợ cho nhu cầu vốn lưu động trong kinh
doanh của mình. Từ góc độ quản lý tài chính mọi nguồn tài trợ đều có chi phí sử
dụng của nó. Do đó doanh nghiệp cần xem xét cơ cấu nguồn tài trợ tối ưu để giảm
thấp chi phí sử dụng vốn của mình.
1.1.4. Cơ cấu vẫn lưu động và các nhân tổ ảnh hưởng tới cơ cấu vẫn lưu động
1.1.4.1. Cơ cấu vốn lưu động

Cơ cấu vốn lưu động là quan hệ tỷ lệ giữa các thành phần vốn lưu động chiếm
trong tổng số vốn lưu động của doanh nghiệp
Các doanh nghiệp khác nhau thì số vốn lưu động cũng khơng giống nhau. Việc
phân tích cơ cấu vốn lưu động của doanh nghiệp theo các tiêu thức phân loại khác
nhau sẽ giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn những đặc điểm riêng về số vốn lưu động
mà mình đang quản lý vốn lưu động có hiệu quả hơn và phù hợp với điều kiện cụ
thê của doanh nghiệp.
1.1.4.2. Các nhân tô ảnh hưởng tới cơ cầu vốn lưu động của doanh nghiệp
Theo tác giả Trần Hồ Lan, 2003, các nhân tố ảnh hưởng tới cơ cấu vốn lưu
động của doanh nghiệp bao gồm:
- Ngành nghề hoạt động — sản xuất kinh doanh của công ty: hoạt động cụ thể
của công ty theo đuổi thường có ảnh hướng quan trọng đến mức vốn lưu động của
công ty.
- Quy mô của công ty: Các cơng ty nhỏ thường có tỷ trọng vốn lưu động cao

hơn công ty lớn. Bởi lẽ:

+ Công ty lớn có thể dành nhiều nguồn lực và quan tâm cần thiết để quản lý
vốn lưu động.

+ Công ty lớn có một lợi thế về tính kinh tế theo quy mơ trong quản lý vốn lưu
động và có khả năng dự đốn luồng tiền tốt hơn.
+ Cơng ty lớn có điều kiện tiếp cận với thị trường vốn tốt hơn các công ty nhỏ.


12

- Tốc độ tăng (giảm) doanh thu: khi doanh thu tăng thông thường phải thu
khách hàng và hàng lưu kho cũng tăng một lượng tương đối, kéo theo sự gia tăng

của khoản mục phải trả người bán, chính vì vậy cũng ảnh hưởng tới lượng vốn lưu
động trong doanh nghiệp.
- Mức độ linh hoạt mà doanh nghiệp mong muốn: doanh nghiệp muốn duy trì
độ linh hoạt thì cần duy trì nợ ngắn hạn ở mức thấp thì rủi ro người cho vay thấp,
giúp doanh nghiệp huy động vốn dễ dàng hơn.
* Nhân tố ảnh hưởng đến vốn lưu động có thể chia thành 3 nhóm chính:
- Về mặt sản xuất như: đặc điểm công nghệ sản xuất của doanh nghiệp, độ dài
chu kỳ sản xuất , trình độ tổ chức quá trình sản xuất,...

- Về cung ứng tiêu dùng như: khoảng cách giữa doanh nghiệp với nơi cung
cấp, khả năng cung cấp của thị trường...
- Về mặt thanh toán như: phương thức thanh toán được lựa chọn theo các hợp

đồng bán hàng, thủ tục thanh toán, việc chấp hành kỷ luật thanh toán
1.1.5. Quản lý vốn lưu động
Bên cạnh vốn cố định, vốn lưu động đóng vai trị quan trọng trong hoạt động


sản xuất kinh doanh của mọi doanh nghiệp. Dù việc giữ vốn lưu động không đem
lại khả năng sinh lời quá cao nhưng việc giữ chúng lại đảm bảo cho hoạt động sản

xuất kinh doanh của doanh nghiệp được diễn ra thường xuyên, liên tục. Vì vậy,
quản lý vốn lưu động đóng vai trị hết sức quan trọng vào thành cơng của doanh

nghiệp. Có những chính sách quản lý vốn lưu động sau (Nguyễn Hải Sản, 2010):

1.1.5.1. Chính sách vốn lưu động
Mỗi doanh nghiệp có thể lựa chọn một chính sách vốn lưu động riêng và việc

quản lý vốn lưu động tại mỗi doanh nghiệp sẽ mang đến những đặc điểm rất khác
nhau. Thông qua thay đổi cấu trúc tài sản và nợ, cơng ty có thể làm thay đổi chính
sách vốn lưu động một cách đáng kể.

Việc kết hợp các mơ hình quản lý tài sản ngắn hạn và mơ hình quản lý nợ
ngắn hạn của doanh nghiệp đã tạo ra 3 chính sách quản lý vốn lưu động trong doanh

nghiệp. Sau đây là 3 chính sách cấp tiến, thận trọng và dung hòa.


13

- Chính sách vốn lưu động cấp tiến
Là sự kết hợp giữa mơ hình quản lý tài sản cấp tiến và nợ cấp tiến, doanh

nghiệp đã sử dụng một phần nguồn vốn ngắn han dé tai tro cho TSCD.
+ Chi phí huy động vốn thấp hơn do các khoản phải thu khách hàng ở mức
thấp nên chi phí quản lý cũng ở mức thấp.
+ Sự ổn định của nguồn vốn không cao bởi lẽ nguồn vốn huy động chủ yếu từ

nguồn ngắn hạn (thời gian sử dựng dưới 1 năm)
+ Khả năng thanh tốn ngắn hạn của cơng ty khơng được đảm bảo
+ Đem lại nguồn thu nhập cao do chỉ phí quản lý, chi phí lãi vay, chỉ phí lưu
kho,... đều thấp làm cho EBIT cao hơn... Tuy nhiên, nó cũng mang đến những rủi
ro lớn cho cơng ty.
- Chính sách vốn lưu động thận trọng
Là sự kết hợp giữa mơ hình quản lý tài sản thận trọng với nợ thận trọng, doanh

nghiệp đã sử dụng một phần nguồn vốn đài hạn để tài trợ cho TSNH.
+ Khả năng thanh tốn được đảm bảo
+ Tính ổn định của nguồn vốn cao và hạn chế các rủi ro trong kinh doanh
+ Chi phí huy động vốn cao hơn do các khoản phải thu khách hàng ở mức cao

nên chi phí quản lý cũng cao.
- Chính sách vốn lưu động dung hịa
Dựa trên cơ sở ngun tắc tương thích được thể hiện trên mơ hình cho thấy
TSNH được tài trợ hồn toàn bằng nguồn ngắn hạn và TSCĐ

được tài trợ hoàn

toàn bằng nguồn dài hạn. Chính sách dung hịa có đặc điểm kết hợp quản lý tài sản
thận trọng với nợ cấp tiến hoặc kết hợp quản lý tài sản cấp tiến và nợ thận trọng
Tuy nhiên, trên thực tế, để đạt được trạng thái tương thích khơng hề đơn giản

do vấp phải nhiều vấn đề như sự tương thích kỳ hạn, luồng tiền hay khoảng thời
gian. Do vậy mà chính sách này chỉ cố gắng tới trạng thái tương thích, dung hòa rủi


14


ro và tạo ra mức

lợi nhuận trung bình, hạn chế nhược điểm của 2 chính sách cấp

tiến và thận trọng.

1.1.5.2. Quản lý tiền mặt và các chứng khoán thanh khoản cao
Vốn bằng tiền của doanh nghiệp bao gồm tiền và các khoản tương đương tiền.
Trong đó, những khoản mục quan trọng nhất phải kê đến là tiền mặt và các khoản
đầu tư chứng khốn ngắn hạn. Những lý do chính khiến cho doanh nghiệp phải tích
trữ một lượng vốn bằng tiền nhất định bên cạnh việc đầu tư vào các tài sản sinh lời

khác.
Đó là thực hiện mục đích giao dịch (động cơ kinh doanh), phục vụ nhu cầu chi

tiêu bất thường (động cơ phịng ngừa), thực hiện mục đích đầu cơ và những nhu cầu

khác.
a. Quản lý mức dự trữ tiền mặt

- Xác định mức tiền mặt hợp lý
Mức tồn
-

quytién

mặt tối ưu

=_


Mức chỉ tiêu vốn
.

tiênmặtbìnhquân
1 ngày trong ky

x

Mức dự trữ

tồn quỹ

(3)

hợp lý

- Xác định mức dự trữ tiền mặt tối ưu
Dù đem lại một số lợi ích nhất định cho doanh nghiệp nhưng mặt khác, việc
dự trữ quá nhiều tiền mặt có thể gây ta tình trạng tồn đọng một lượng vốn lớn do

tiền không được đầu tư vào các tài sản khác sinh lời. Bởi vậy, song song với việc
giữ tiền mặt, doanh nghiệp có thế chuyển sang nắm giữ các chứng khốn ngắn hạn
có tính thanh khoản cao trên thị trường tiền tệ để hưởng lãi. Khi có nhu cầu về tiền,
doanh nghiệp sẽ thực hiện giao dịch bán các chứng khoán này và ngược lại khi dư
thừa tiên mặt sẽ mua vào.
Do việc giữ tiền có thể mang lại những lợi ích cũng như chi phí như đã đề cập,
việc xác định một mức dự trữ tiền mặt tối ưu là hết sức cần thiết. Mức dự trữ tiền
mặt tối ưu là mức tiền mặt tối thiểu mà doanh nghiệp cần nắm giữ tối đa hóa lợi ích

đạt được từ việc giữ tiền.



×