Tải bản đầy đủ (.docx) (19 trang)

Khảo cứu về các quy tắc quan sát sự kiện xã hội trong phương pháp xã hội học của Emile Durkheim

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (210.85 KB, 19 trang )

KHẢO CỨU VỀ CÁC QUY TẮC QUAN SÁT SỰ KIỆN XÃ HỘI
TRONG PHƯƠNG PHÁP XÃ HỘI HỌC CỦA EMILE DURKHEIM
[Lư Phạm Thiện Duy – Cần Thơ – Năm 2021]

Tóm tắt
Emile Durkheim được mệnh danh là “cha đẻ” vì ơng có công trong việc xác lập vị thế
độc lập của chuyên ngành Xã hội học. Tác phẩm “Các quy tắc của phương pháp
Xã hội học” (1895) đã đưa ra các phương pháp luận quan trọng, những nguyên
tắc cơ bản trong nghiên cứu Xã hội học, góp một vai trị to lớn trong việc tách Xã
hội học ra khỏi các chuyên ngành trước đó như Triết học hay Tâm lý học. Trong
phạm vi của bài báo cáo này, nghiên cứu xin phép được sơ lược qua tiểu sử cùng
những vấn đề chính yếu trong các phương pháp Xã hội học của Durkheim. Tiếp
đến, nghiên cứu sẽ đi nghiên cứu sâu ở quy tắc thứ nhất: Các quy tắc về sự quan
sát “sự kiện xã hội”. Từ các cơ sở ấy, tác giả bài viết sẽ đưa ra những hướng ứng
dụng thực tiễn và tiến hành phê phán những mặt hạn chế của nó. Bằng các
phương pháp khảo cứu tài liệu và những sự phân tích của chính bản thân tác giả,
bài viết sẽ mang đến độc giả có một góc nhìn tổng quan và toàn diện hơn đối với
các quy tắc trong phương pháp nghiên cứu Xã hội học của Emile Durkheim và
đặc biệt là quy tắc quan sát các “sự kiện xã hội”.
Từ khóa: Emile Durkheim, Xã hội học, các quy tắc, phương pháp Xã hội học, sự kiện
xã hội, quy tắc quan sát sự kiện xã hội.
I. Đặt vấn đề
Từ khi Xã hội học ra đời cho đến nay, thế giới đã phải tiêu tốn biết bao nhiêu giấy
mực cho sự hình thành của các luận thuyết, trong đó có sự góp mặt của Emile
Durkheim. Ơng là một trong những nhà tư tưởng tiền bối vào thời kỳ sơ khởi của
Xã hội học. Bởi lẽ, sống trong bối cảnh xã hội có nhiều sự biến động từ sau cuộc
Cách mạng Pháp (1789), tư tưởng của ơng xoay quanh việc tìm kiếm một lý
thuyết mang tính quy luật nhằm thiết lập một trật tự xã hội ổn định. Trong suốt

1



cuộc đời của mình, Durkheim đã rất nỗ lực trong việc xác lập vị thế độc lập của
Xã hội học thơng qua các tác phẩm của mình, mà đặc biệt là “Les Règles de la
méthode sociologique” hay “Các quy tắc của phương pháp Xã hội học”. Trong
tác phẩm, ông đã đặt ra các phương pháp nghiên cứu riêng biệt cho Xã hội học
nhằm tách biệt Xã hội học với các chuyên ngành khoa học đương thời khác.
Chính tác phẩm này đã làm cơ sở để hình thành trường phái lý thuyết nghiên cứu
định lượng trong Xã hội học. Trong phạm vi nhỏ nhoi của bài nghiên cứu thì tác
giả chỉ tập trung vào tìm hiểu “Các quy tắc về quan sát các sự kiện xã hội” (một
trong 5 quy tắc mà Emile Durkheim đã đưa ra). Song song với đó là đưa ra những
hướng ứng dụng và các góc nhìn phê phán về chúng.
II. Nội dung
1. Tiểu sử nhà Xã hội học Emile Durkheim
Emile Durkheim tên đầy đủ là Emile David Durkheim. Ông sinh vào năm 1858 và mất
năm 1917. Ông được cho là người đã đặt nền móng cho sự ra đời và phát triển
của ngành Xã hội học hiện đại. Sinh trưởng trong một gia đình người Do Thái ở
Epinal, tỉnh Lorraine (Pháp), từ nhỏ ông đã được gia đình định hướng trở thành
một mục sư trong nhà thờ (theo đạo Do Thái). Chính vì thế mà trong cách giáo
dục của gia đình ơng ln hướng đến việc giảng dạy Emile Durkheim trở thành
một vị linh mục nhà thờ. Mặc dù sau khi lớn lên thì ơng khơng thích điều này và
ngay sau khi đến Paris để học tập, ơng cắt đứt hồn tồn mối quan hệ với đạo Do
Thái. Tuy nhiên, ông vẫn là một sản phẩm của một gia đình mộ đạo và chịu ảnh
hưởng bởi những tư tưởng giáo dục của Do Thái giáo từ lúc nhỏ.
Từ khi cịn ngồi trên ghế nhà trường thì ơng đã chứng tỏ mình là người học trị thơng
minh và có khả năng với nghiên cứu khoa học. Ơng dễ dàng có được bằng tú tài
về văn chương (1874) và khoa học (1875). Nhưng sau đó ơng lại gặp nhiều khó
khăn khi thi vào trường Đại học sư phạm École Normale Supérieure, đến lần thứ
ba năm 1879 thì ơng mới vượt qua được kỳ thi và được chấp nhận vào học tại đó.

2



Trong những năm 1882 - 1887, mặc dù sớm quan tâm đến Xã hội học nhưng do chưa
có bộ mơn này nên buộc Durkheim phải giảng dạy Triết học tại một số trường
Trung học ở Paris. Những cơng trình nghiên cứu của ông trong giai đoạn này về
khoa học xã hội đã gây sự chú ý cho những nhà quản lý giáo dục tại Pháp - những
người vốn không hài lòng với sự vượt trội của Triết học Đức thời kỳ đó. Cộng
đồng khoa học khi đó đã rất ngạc nhiên với những gợi ý của E.Durkheim về việc
xây dựng và làm tái sinh lại các giá trị trường tồn của khoa học Pháp. Chính vì
thế vào năm 1887, ơng được nhận làm giảng viên tại Đại học Bordeaux. Tại đây,
Durkheim chịu trách nhiệm giảng dạy các phân môn liên quan đến lý thuyết, lịch
sử và thực hành giáo dục cũng như các phân môn liên quan đến Triết học và Luật.
Đến năm 1896, ông được bổ nhiệm làm giáo sư và sự bổ nhiệm ấy cũng vấp phải
nhiều lời phản đối. Bởi lẽ, Durkheim quá nhấn mạnh đến vai trò của Xã hội học
và những nhà tiền bối lo sợ một ngày nào đó Xã hội học sẽ thống trị các ngành
Khoa học xã hội khác. Tại đây, ông đã cho ra đời một số tác phẩm nổi tiếng như
“Về sự phân công lao động xã hội (De la division du travail social) (1893), Các
quy tắc của phương pháp Xã hội học (Les règles de la méthode sociologique)
(1895) và Tự tử (Le suicide) (1897).
Năm 1898, Durkheim đã tạo một bước ngoặt lớn khi thành lập tạp chí “Năm xã hội
học” (Année Sociologique). Được sự ủng hộ của các nhà khoa học trẻ, tạp chí này
đã cơng bố kết quả các cuộc điều tra và xuất bản nhiều chuyên khảo về Xã hội
học. Năm 1913, học hàm Giáo sư khoa học giáo dục của Durkheim được chính
thức đổi thành Giáo sư khoa học giáo dục và xã hội học, từ đây, bộ mơn Xã hội
học chính thức được đưa vào giảng dạy trong nhà trường và mở đầu cho tiến trình
xác lập Xã hội học trở thành một ngành khoa học độc lập tại Pháp.
Đầu năm 1916, Durkheim gặp phải một bi kịch lớn khi con trai của ông là André chết
trên chiến trường. Điều này làm ông suy sụp hồn tồn và lao đầu vào cơng việc.
Ơng mất vào năm 1917 ở tuổi 59.


3


Xét về mặt quan điểm khoa học, ông chịu ảnh hưởng nhiều từ Jean-Jacques Rousseau,
Saint Simon và Auguste Comte. Durkheim ảnh hưởng rất nhiều từ Comte khi ông
cho rằng nhiệm vụ hàng đầu của Xã hội học là tìm ra quy luật xã hội để từ đó tạo
ra trật tự xã hội trong xã hội hiện đại. Ông đã chống lại tư tưởng công lợi ở Anh
vốn chủ trương giải thích các hiện tượng xã hội bằng cách nhấn mạnh đến những
vấn đề lợi ích cá nhân.
Nếu thuật ngữ tiếng Pháp “Sociologie” (Xã hội học) lần đầu tiên được Emmanuel
Joseph Sieyès đề cập đến vào năm 1780 thì phải mất đến 50 năm sau nó mới trở
nên phổ biến nhờ Auguste Comte. Phải mất thêm nửa thế kỷ thì Xã hội học mới
được chính thức đưa vào giới khoa học nhờ công lao của E.Durkheim. Quyển
“Các quy tắc của phương pháp Xã hội học” (Les règles de la méthode
sociologique) xuất bản vào năm 1895 là một trong những nỗ lực của ông nhằm
xác lập ngành xã hội học mới mẻ này.
2. Tổng quan về các quy tắc trong phương pháp luận nghiên cứu Emile
Durkheim
2.1. Bối cảnh ra đời của các quy tắc
Các cuộc cách mạng công nghiệp thế kỷ XVIII nổ ra liên tiếp đã làm thay đổi phần lớn
bộ mặt đời sống của người dân các nước Châu Âu. Các đô thị công nghiệp phát
triển làm cho đời sống có sự chuyển dịch theo nhiều hướng. Các mâu thuẫn về
giai cấp, tôn giáo và dân tộc ngày càng trở nên phức tạp hơn bao giờ hết. Trước
tình hình đó, xã hội nảy sinh một yêu cầu cấp thiết cần có một chuyên ngành khoa
học có thể dự báo được xu thế và đề xuất những giải pháp thật sự khả thi cho các
vấn đề hiện tiền.
Theo Raymond Aron (1905 - 1983)1 vào nửa đầu thế kỷ XIX đã xuất hiện ba nhà tư
tưởng xã hội học tiêu biểu: Auguste Comte, Karl Marx và Alexis de Tocqueville.
Đứng trước sự phát triển và các cuộc khủng hoảng của xã hội Châu Âu thời điểm
1


Raymond Aron, Les Étapes de la pensée sociologique, Paris, Gallimard, 1967, tr.307. Dịch Việt: Các

trào lưu chính trong tư tưởng Xã hội học (Trích dẫn lại từ tài liệu [1], tr.20).
4


bấy giờ, ba nhà Xã hội học đã đưa ra 3 cách nhìn nhận khác nhau: Với Auguste
Comte (1798 - 1857) thì ơng nhìn xã hội hiện đại Châu Âu như một xã hội Cơng
nghiệp, cịn với Karl Marx (1818 - 1883) thì đó là một xã hội mang màu Tư bản
chủ nghĩa; Hay đối với Alexis de Tocqueville (1805 - 1859) thì đó là một xã hội
Dân chủ. Ba thuộc tính này phản ánh những quan điểm khác nhau về hiện trạng
xã hội Châu Âu lúc đó.
Đến giai đoạn cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX, vẫn theo những nhận định của
Raymond Aron, có ba nhà Xã hội học tiêu biểu khác đã đánh dấu mốc trực tiếp
cho sự xuất hiện của Xã hội học trên chính trường khoa học. Cả E. Durkheim,
Vilfredo Pareto và Max Weber, sống gần như cùng thời với nhau và cả 3 đều cho
rằng xã hội Châu Âu vừa trải qua một cuộc khủng hoảng, mặc dù mỗi người đều
có cách lý giải riêng cho nó2. Tuy nhiên, cả ba đều lý giải các hiện tượng xã hội
xoay quanh mối quan hệ giữa khoa học và tôn giáo, giữa tư duy lý tính (pensée
rationnelle) và cảm thức (sentiment) nhằm đáp ứng yêu cầu của tư duy khoa học
và yêu cầu góp phần vào sự đồng thuận và ổn định của xã hội.
Với riêng Durkheim, ông sống trong giai đoạn bản lề của tư duy khoa học. Trước sức
ép của những thành tựu trong các bộ môn khoa học như sinh lý học hay sinh học
thế kỷ XIX, cùng những yêu cầu phải có được một chứng cứ, bằng chứng nghiên
cứu khoa học rõ ràng, cụ thể tương tự như các ngành khác. Durkheim bắt tay vào
tìm cách đáp ứng yêu cầu xây dựng chứng cứ trong việc nghiên cứu các sự kiện
xã hội một cách có hệ thống. Ơng đã “vạch ra con đường đi theo lý tính thực
nghiệm trong các ngành khoa học xã hội” (Jean-Michel Berthelot, 1988). Nỗ lực
của Emile Durkheim trong “Các quy tắc của phương pháp xã hội học” là đi xác

lập các quy tắc khoa học và đồng thời đi xây dựng nền tảng có tính chính pháp
cho ngành khoa học mới - Xã hội học.
Durkheim bắt đầu phác họa các ý tưởng quan trọng của phương pháp luận xã hội học
trong quyển “Phân công lao động trong xã hội” (1893). Hai năm sau, ông cho ra
2

Theo Raymond Aron, Sđd, tr.307 (Trích dẫn lại từ tài liệu [1], tr.20).
5


đời cuốn “Các quy tắc của phương pháp xã hội học” (1895) nhằm trình bày một
cách có hệ thống những quan điểm về phương pháp luận nghiên cứu của mình.
Bởi trước đó, vẫn chưa có nghiên cứu chính thức nào đưa ra một phương pháp
luận hoàn chỉnh cho Xã hội học. Các nguyên lý và quy tắc đã được tiếp tục vận
dụng và hồn thiện trong các cơng trình nghiên cứu khác. Trong cả 3 tác phẩm
quan trọng của ông: Phân công lao động trong xã hội, Tự tử và Những hình thái
sơ đẳng của đời sống tơn giáo đều được Durkheim khai triển theo cách thức như
sau: “Thoạt đầu là định nghĩa hiện tượng, sau đó là phản bác những lối giải thích
trước đó, và cuối cùng là đưa ra lối giải thích xã hội học theo đúng nghĩa của từ
này về hiện tượng được khảo sát” ([1], tr.22).
2.2. Nội dung sơ lược và đặc trưng cơ bản
Quyển “Các quy tắc của phương pháp xã hội học” gồm 6 chương. Chương I, Durkheim
đưa ra một định nghĩa hoàn toàn mới về “Sự kiện xã hội” (Social facts). Chương
II, đề cập đến những quy tắc khi quan sát các sự kiện xã hội đó. Đây cũng là
chương mà bài viết này tập trung phân tích và khai thác sâu. Chương III, tác giả
phân biệt những hiện tượng xã hội bình thường với những hiện tượng xã hội bệnh
lý. Chương IV, Durkheim tiếp tục bàn đến những quy tắc giúp phân loại xã hội
dựa trên việc xem xét tiến trình phát triển của lịch sử xã hội. Chương V, đề cập
đến những quy tắc giải thích các sự kiện xã hội. Và chương cuối cùng - chương
VI, ông đã đề cập đến những quy tắc để xây dựng chứng cứ, bằng chứng trong

nghiên cứu Xã hội học.
Ngay những dòng đầu tiên của phần Dẫn nhập trong quyển sách, Durkheim đã lên
tiếng phê phán những lối đi trước đó - khi mà các nhà Xã hội học thời kì đầu vốn
khơng mấy xem trọng các phương pháp.
“Cho đến nay, các nhà xã hội học ít quan tâm đến việc làm rõ đặc trưng và định nghĩa
phương pháp mà họ vận dụng để nghiên cứu các sự kiện xã hội”

([1], tr83).

6


Có thể nói, đặc trưng xuyên suốt tác phẩm của mình, Durkheim quan niệm phải coi các
sự kiện xã hội như thể là các “sự vật”. Bởi thông thường người ta dễ dàng cho
rằng mình đã hiểu rõ một sự vật hay một hiện tượng nào đó bằng cách khốc lên
chúng những quan niệm, ý thức hệ của chính người quan sát. Chính vì vậy, trước
khi tiến hành nghiên cứu một sự vật hay hiện tượng bất kỳ, nhà xã hội học cần “tự
thuyết phục” mình rằng bản thân chưa hiểu gì về các “thực tại xã hội” đó, để
chúng ta (nhà nghiên cứu) có thể quan sát một cách khách quan nhất có thể - hay
nói theo cách của Durkheim là chúng ta “cần phải dứt khoát gạt bỏ tất cả các tiền
niệm [prénotions]” ([1], tr.134). Đặc trưng kế tiếp là giải thích các sự kiện xã hội
bằng cách đi tìm nguyên nhân và chức năng của chúng. Và thông thường, những
nguyên nhân này xuất phát từ các sự kiện xã hội trước đó chứ khơng xuất phát từ
các tâm lý cá nhân.
3. Khảo cứu quy tắc 1: Các quy tắc về sự quan sát các sự kiện xã hội
3.1. Giải thích thuật ngữ “Sự kiện xã hội”
Trong bối cảnh trào lưu của thực chứng luận của các ngành khoa học thế kỷ XIX,
E.Durkheim đã hình thành ý tưởng của mình về thuật ngữ “sự kiện xã hội” dưới
những khuôn khổ của tân ngành xã hội học.
Sự kiện xã hội theo những tài liệu chính thống từ Emile Durkheim thì được giải thích

là “bất cứ phương cách hành động nào [...] có khả năng tác động lên cá nhân một
sự cưỡng chế ngoại tại” ([1], tr.106).
Hay theo Lê Ngọc Hùng ([2], tr.148-149), “sự kiện xã hội” nó mang 2 ý nghĩa
Thứ nhất, “sự kiện xã hội” mang tính “vật chất”3. Ví dụ như: cộng đồng, người dân, tổ
chức xã hội, các nhóm dân cư, thiết chế xã hội cũng như tất cả những đặc điểm về
chất và lượng của nó.
3

Trong Các quy tắc của phương pháp xã hội học, Durkheim viết cho Lời tựa cho lần xuất bản lần 2

như thế này: “Thật vậy, chúng nghiên cứu khơng nói rằng các sự kiện xã hội là những sự vật chất, mà
là những sự vật xét trên cùng bình diện như những sự vật vật chất, mặc dù theo một cách khác” ([1],
tr.58).
7


Thứ hai, “sự kiện xã hội” mang tính “phi vật chất” 4. Ví dụ: những hệ thống giá trị
chuẩn mực, đạo đức xã hội, văn hóa, phong tục, phương cách ứng xử của cá nhân
trong xã hội.
Nói tóm lại, “sự kiện xã hội” theo là tất cả những hiện tượng khách quan xảy ra xung
quanh chúng ta và chúng được hiểu là những khuôn mẫu áp đặt, cưỡng chế các
hành vi của cá nhân trong xã hội. Như thế, chúng ta có thể nhận thấy được ba đặc
trưng cơ bản của một “sự kiện xã hội”: tính khách quan, tính phổ biến và tính
cưỡng chế.
(1) Tính khách quan, tức có nghĩa các “sự kiện xã hội” tồn tại bên ngoài các cá nhân.
Không tự nhiên một cá thể/ cá nhân nào sinh ra đã có sẵn một nhân sinh quan hay
ý thức hệ. Mà giáo dục chính là cơng cụ đưa những tri thức, văn hóa, chuẩn mực
xã hội thâm nhập vào bên trong mỗi cá nhân. Chứng tỏ, các “sự kiện xã hội” tồn
tại độc lập với ý muốn chủ quan của mỗi cá nhân, tức tồn tại khách quan với cá
thể. Hay theo Durkheim nói thì “bởi lẽ không phải nghiên cứu tạo ra chúng, mà

nghiên cứu đã tiếp nhận chúng qua giáo dục [...] Do đó chính những phương
cách hành động, suy nghĩ và cảm nhận cho ta thấy cái đặc tính đáng chú ý là
chúng tồn tại ở bên ngoài các ý thức cá nhân” ([1], tr 88-89).
(2) Tính phổ biến: các “sự kiện xã hội” bao giờ cũng là các sự kiện chung, phổ biến với
rất nhiều cá nhân trong xã hội. Tức có nghĩa “sự kiện xã hội” là những cái được
một bộ phận cộng đồng chấp thuận và coi chúng chính là những thứ hiện hữu
trong đời sống của mình.
(3) Tính cưỡng chế: các “sự kiện xã hội” bao giờ cũng có sức mạnh để kiểm soát,
cưỡng chế cá nhân, quy định hành vi của từng cá thể và bắt buộc phải tuân thủ
4

Trong Các quy tắc của phương pháp xã hội học, Durkheim viết trong chương I như thế này: “Sự kiện

xã hội là bất cứ phương cách hành động nào, dù cố định hay khơng cố định, có khả năng tác động lên
cá nhân một sự cưỡng chế ngoại tại; hoặc nữa, là bất cứ phương cách hành động nào mang tính phổ
biến trong phạm vi của một xã hội nào đó, đồng thời lại có một tồn tại riêng, độc lập với các biểu hiện
cá thể của nó.” ([1], tr.106).
8


theo, dù muốn hay không muốn. Đương nhiên, nếu một cá nhân phục tùng xã hội
thì sự cưỡng chế này không biểu hiện. Tuy nhiên, với một cá nhân xảy ra sự xung
đột, chống đối với các quy định hiện tiền của xã hội (hay nói rõ hơn là chống lại
tính cưỡng chế của các “sự kiện xã hội”) thì sẽ bị xem là có các hành vi “lệch
lạc”.

Hình: Ba đặc trưng cơ bản của một “sự kiện xã hội”

3.2. Nội dung của quy tắc
Quy tắc quan sát các “sự kiện xã hội” là một trong 5 quy tắc mà Durkheim đưa ra trong

Quyển “Các quy tắc của phương tác xã hội học” [Xem rõ hơn ở phần 2.2]. Trong
mỗi quy tắc nói chung, Durkheim đều lập luận theo ba trình tự chính sau đây:
Đầu tiên là sẽ nêu ra những hiện tượng của vấn đề; Tiếp đến là phê phán quan
điểm của những người đi trước trong việc nhìn nhận vấn đề; Cuối cùng,
Durkheim đưa ra những luận thuyết của chính mình về vấn đề đó. Cũng như thế,
trong quy tắc thứ nhất này (tức quy tắc quan sát các sự kiện xã hội), Thoạt tiên,
9


Durkheim đã nêu ra những vấn đề mà một người quan sát thường mắc phải trong
quá trình quan sát các “sự kiện xã hội” (từ trang 107 - 111). Tiếp đến, ơng phê
phán những góc nhìn của các nhà xã hội học tiền bối như Auguste Comte,
Herbert Spencer, John Stuart Mill,... khi những người này quan sát các “sự kiện
xã hội” (từ trang 111 - 133); Cuối cùng, ông đưa ra 3 vấn đề lớn (3 hệ luận) trong
việc quan sát một “sự kiện xã hội” mà một người quan sát cần chú ý (từ trang 133
- 158).
3.2.1. Những vấn đề chính yếu trong quan sát “sự kiện xã hội"
Với Durkheim, khi một hiện tượng trở thành đối tượng của khoa học thì chúng đã được
biểu hiện bên trong đầu óc của mỗi người “khơng chỉ bằng những hình ảnh cảm
tính, mà cịn bằng những khái niệm cịn ở dạng thô thiển” ([1], tr.107). Durkheim
làm rõ ra vấn đề này như sau: Trước khi đưa ra những lý thuyết khoa học để giải
thích về các hiện tượng tự nhiên (như nắng hay mưa) thì con người đã có những
nhận thức cơ bản về nó trước đó, nhưng đơi khi những ý niệm cơ bản đó bị trộn
lẫn vào bên trong những niềm tin tơn giáo. Ví như quan niệm về mưa, gió ở các
quốc gia Phương Đơng (Trung Quốc và các nước đồng văn) là do sự tạo tác từ
một thực thể gọi là “Long Vương” chẳng hạn. Chính những ý niệm này làm cho
chúng ta đồng nhất những hiện tượng mà mình quan sát được với những ý niệm
cố cựu sẵn có, làm mất đi tính khách quan của việc quan sát. Durkheim nói rằng:
“Thay vì quan sát, mơ tả, so sánh các sự vật thì ta lại bằng lịng với việc nhận
thức, phân tích và nối kết các ý niệm của mình” ([1], tr.108).

Durkheim giải thích thêm rằng, những ý niệm được hình thành từ kinh nghiệm chỉ
“bộc lộ gần đúng với những thực tế thích đáng đó, và bộc lộ chỉ trong các trường
hợp tổng quát thôi [...] Vì thế, khơng phải cứ lập ra những ý niệm theo cách nào
đó là người ta phát hiện ra được các quy luật của thực tại” ([1], tr.109). Và việc
chúng ta xem những ý niệm (sẵn có) của mình như những quy luật chung của
thực tại thì chỉ là bức màn che, ngăn cách chúng ta với những sự vật mà thôi.

10


3.2.2. Sự tiếp thu và phê phán với những quan niệm trước đó
Nhà Triết học Bacon đã đấu tranh chống lại quan điểm ý niệm (mà Bacon gọi nó là
“tiền niệm” [praenotiones]) là cơ sở của mọi khoa học. Bacon đưa ra thêm lý
thuyết về “ngẫu tượng” (idola) - cái mà ông xem là thứ cản trở con đường đi đến
một lập luận khoa học đúng đắn. Tư tưởng của Bacon ảnh hưởng phần nào đến
quan điểm của Durkheim.
Với Auguste Comte - một nhà xã hội học tiên phong cho chủ nghĩa thực chứng luận đã
tuyên bố rằng “các hiện tượng xã hội là những sự kiện tự nhiên, phục tùng các
quy luật tự nhiên” ([1], tr.114). Qua đó có thể thấy Auguste Comte thừa nhận các
sự vật; vì trong tự nhiên chỉ có các sự vật chiếm chủ yếu. Tuy nhiên, khi vượt ra
khỏi những sự khái quát về tự nhiên ấy thì Comte lại lấy chính những ý niệm của
mình làm đối tượng nghiên cứu chính yếu trong học thuyết. Ơng cho rằng xã hội
ln có sự tiến hóa liên tục để khơng ngừng hồn thiện. Với Comte, xã hội tiến
hóa qua ba giai đoạn: (1) Thần học, (2) Siêu hình, (3) Thực chứng và cả 3 giai
đoạn này là sự nối tiếp các giá trị với nhau, mỗi giai đoạn trước là điều kiện để
phát sinh giai đoạn sau. Durkheim không đồng ý với quan điểm này, ông phê
phán “đây là một biểu tượng hoàn toàn mang tính chủ quan đến mức thật tình mà
nói, sự tiến bộ này của nhân loại trên thực tế [được coi là] không tồn tại” ([1],
tr.115). Durkheim cho rằng sự phát triển của các “sự kiện xã hội” không đơn
thuần chỉ là sự “kéo dài [...] với những tính chất mới nào đó”, bởi trên thực tế, có

sự hình thành của những thứ mới và chúng khơng bị hịa trộn vào trong một chuỗi
liên tiếp, thậm chí là một chuỗi duy nhất. Cho nên các “sự kiện xã hội” hay xã hội
nói chung khơng thể được vẽ như một đường hình học mà chỉ có thể hình dung
nó như “một cái cây mà các nhánh đâm ra theo nhiều hướng khác nhau” ([1],
tr.116).
Herbert Spencer, ông gạt bỏ những khái niệm của Auguste Comte, nhưng ông lại đưa
ra một khái niệm khác mà theo Emile Durkheim nó làm cho những định nghĩa về
sự vật [khách quan] bị tiêu tán đi để nhường chỗ cho các tiềm niệm của ông về xã
11


hội “một xã hội chỉ tồn tại khi sự hợp tác được thêm vào theo kiểu đặt cạnh nhau”
([1], tr.117). Trên cơ sở hợp tác đó, Spencer phân chia xã hội thành 2 dạng: xã hội
công nghiệp và xã hội quận sự. Tuy nhiên, cách phân chia trên không phải là xã
hội mà chỉ là những ý niệm của ông về xã hội mà thôi. Với Durkheim, ông muốn
tách ý niệm ban đầu (những tiền niệm) trong việc nghiên cứu về xã hội.
Người ta không chỉ bắt gặp các ý niệm thông thường ngay tại những cơ sở của khoa
học mà còn ngay trong những kết cấu lập luận. Sự thật, trong nhận thức chúng ta
vẫn chưa biết rõ các khái niệm Nhà nước, Pháp quyền, tự do, chủ nghĩa xã hội,...
là như thế nào (Trên thực tế là có rất nhiều định nghĩa cũng như cách nhìn nhận
của chúng, kể cả cho đến hiện nay và chúng ta không rõ biết đâu mới là một khái
niệm hoàn toàn đúng). Nhưng “người ta sử dụng chúng một cách thoải mái và
đầy tin tưởng như thể chúng tương ứng với các sự vật rất quen thuộc và được xác
định rõ, trong khi đó chúng khơng gợi lên cho ta bất kì một điều gì khác ngồi
những ý niệm mù mờ, những tập hợp hỗn tạp của các ấn tượng mơ hồ, của các
tiên kiến và những sự ham muốn” ([1], tr.119). Với Durkheim thì ơng phản đối
điều như trên.
Hay với John Stuart Mill - một trong những nhà nghiên cứu về kinh tế - chính trị nổi
tiếng thế kỷ XIX cho rằng đối tượng của ngành này là “các sự kiện xã hội đang
diễn ra chủ yếu hướng đến [...] sự thịnh vượng” ([1], tr.122) và những lý thuyết

tập trung vào các yếu tố “Giá trị”. Durkheim đã phê phán kinh tế, chính trị khơng
sử dụng những chất liệu từ thực tế mà chỉ sử dụng những chất liệu từ chính những
ý niệm, quan niệm thuần túy kiểu giả định. Durkheim cho rằng cả trong kinh tế
học hay đạo đức học thì phần nghiên cứu khoa học chiếm một mảng rất hạn chế,
phần lớn là chú trọng đến “nghệ thuật” 5. Durkheim còn cho rằng nhiều quy luật
5

Durkheim cho rằng, các nhà kinh tế học chủ yếu quan tâm tìm hiểu các vấn đề “chẳng hạn như: xét

xem xã hội phải được tổ chức theo các quan niệm của những người theo thuyết cá nhân chủ nghĩa hay
theo các quan niệm của những người theo thuyết xã hội chủ nghĩa; xét xem việc Nhà nước can thiệp
vào các quan hệ công nghiệp và thương mại với việc Nhà nước hoàn toàn phó mặc các quan hệ ấy cho
sáng kiến tư nhân” ([1], tr.125).
12


kinh tế học “chỉ là những châm ngôn hành động, những điều lệnh thực hành đã
được ngụy trang” ([1], tr.126)
Nói tóm lại, theo Durkheim thì ngành xã hội học cần một sự cải cách về mọi mặt. Cần
một bước chuyển mới để mang những vấn đề, hiện tượng từ chủ quan sang khách
quan giống như những gì mà bộ mơn Tâm lý học đã làm trong thời kì bấy giờ.
Nhằm chống lại chủ nghĩa Tâm lý cũng như nỗ lực tách xã hội học ra làm một
phân ngành riêng biệt, Durkheim đã nhấn mạnh về sự khác biệt trong đối tượng
nghiên cứu. Về đối tượng nghiên cứu thì Durkheim cho rằng Xã hội học nghiên
cứu những đối tượng bên ngoài, nghiên cứu về các nhóm, trong khi của Tâm lý
thuộc về bên trong mỗi cá nhân. Những vấn đề bên ngồi xã hội thì đơi khi lại dễ
dàng mà quan sát hơn những vấn đề bên trong con người. Chính vì thế mà
Durkheim cho rằng sự phát hiện này là một bước tiến lớn trong tiến trình cải cách
và tách rời Xã hội học khỏi các phân ngành khác.
3.2.3. Những “hệ luận” trong quan sát “sự kiện xã hội”

Ngay ở phần đầu tiên, Durkheim đã khẳng định “Quy tắc đầu tiên và nền tảng nhất là
xem xét các sự kiện xã hội như là những sự vật”. Đến phần số II của chương II thì
Durkheim đã đưa ra ba hệ luận trong nguyên tắc quan sát sự kiện xã hội
(1) Hệ luận 1: Cần phải dứt khoát gạt bỏ tất cả các tiền niệm (prénotions)
Durkheim cho rằng quy tắc này là “cơ sở của mọi phương pháp khoa học” ([1], tr.
134). Ơng cho rằng, trong q trình nghiên cứu phải kiên quyết nói khơng với
những khái niệm được hình thành bên ngoài các hệ thống khoa học. Một nhà xã
hội học cần “tự mình thốt khỏi những ý niệm sai lầm đang ngự trị trí óc của
người bình thường” ([1], tr.135) để tránh trường hợp nhà nghiên cứu gán ghép
cho chúng những vai trị khơng xứng đáng.
Cũng theo Durkheim, thứ khiến cho sự thoát ly khỏi các tiền niệm gặp khó khăn đó là
sự can thiệp của “xúc cảm”. Những ý niệm (tiền niệm) có một năng lực, uy quyền
chi phối làm cho chúng ta không chấp nhận những thứ trái ngược “Bất cứ ý kiến

13


nào ngăn cản chúng đều bị coi là thù địch” ([1], tr.136). Chẳng hạn như một mệnh
đề về lòng yêu nước hay tinh thần dân tộc mà nó khơng phù hợp thì ta thường có
xu hướng phủ nhận ngay và dùng mọi lý lẽ để biện minh cho thái độ và những
“xúc cảm” chống đối ấy. Cũng theo Durkheim “những ý niệm này thậm chí có
một uy thế đến độ chúng không khoan thứ cho cả sự khảo sát khoa học” ([1],
tr.136). Những “xúc cảm” về ý niệm được hình thành thông qua kinh nghiệm của
con người nên chúng được tích lũy một cách thiếu trật tự và đầy sự mù mờ. Chính
vì vậy mà “Xúc cảm chỉ là đối tượng của khoa học, chứ không phải là tiêu chuẩn
của chân lý khoa học” ([1], tr.138).
Nói tóm lại, với Durkheim, ông cho rằng cần loại bỏ các tiền niệm (ý niệm ban đầu) ra
khỏi suy nghĩ của mình trước khi tiến hành nghiên cứu. Và để loại bỏ tiền niệm
thì cần phải xem xét hoặc điều chỉnh thái độ hay “xúc cảm” chống đối của mình
khi có một thứ quan niệm đối nghịch với các tiền niệm sẵn có.

(2) Hệ luận 2: Cần định nghĩa các “sự vật”
Theo Durkheim, bước đi đầu tiên của một nhà xã hội học là cần “phải định nghĩa các
sự vật mà ông ta xử lý, để cho người ta biết và cũng để ông ta biết mình đang bàn
cái gì” ([1], tr.139). Tất nhiên, sự định nghĩa này không phải dựa trên những ý
niệm hay tiền niệm mà dựa trên những “thuộc tính cố hữu” của chúng, hay nói
cách khác là những dấu hiệu, tính chất của sự vật. Từ đó, Durkheim đã nhấn
mạnh “Đối tượng nghiên cứu bao giờ cũng chỉ là một nhóm các hiện tượng đã
được định nghĩa trước đó bằng những đặc điểm bề ngồi nào đó chung cho
chúng, và tất cả những hiện tượng nào đó tương ứng với định nghĩa ấy đều được
gộp vào trong nhóm này” ([1], tr140 - 141). Durkheim cũng dẫn ra một vài ví dụ
để làm rõ cho luận điểm vừa rồi. Chẳng hạn như khi chúng qua quan sát những
hiện tượng ngoài xã hội, chúng ta thấy có sự xuất hiện của một nhóm nhỏ bao
gồm những thành viên có chung huyết thống và chúng ta định nghĩa đó là gia
đình. Và những thành viên có chung huyết thống là những “đặc điểm bề ngoài”
giúp nhà nghiên cứu xác định đâu là gia đình. Tập hợp những hiện tượng nào thỏa
14


mãn đặc điểm bề ngồi như thế thì chúng ta “gộp chúng vào trong nhóm này”, tức
gộp chúng vào bên trong khái niệm gia đình. Durkheim đưa ra một ví dụ về hành
vi tội phạm. Theo ơng nói, hành vi tội phạm là những hành vi mà khi một người
thực hiện, nó gây nên “những sự phản ứng đặc thù từ phía xã hội gọi là hình phạt”
([1], tr. 141). Và “Hình phạt chính là “đặc điểm bề ngồi” giúp nhà nghiên cứu
xác định một hành vi phạm tội” ([4], tr.34).
Durkheim còn nhấn mạnh thêm rằng những “sự vật” được định nghĩa phải là những sự
vật có tính khả giác, chứ không phải là những thứ bên trong ý niệm hay những
thứ siêu hình mà chúng ta khơng nhận biết được bằng các giác quan. Với ơng,
cảm giác chính là “chất liệu đầu tiên và cần thiết của toàn bộ các khái niệm” ([1],
tr.153). Bởi vì thơng qua những cảm giác mà chúng ta mới thấy được những cái
“bề ngoài” của sự vật. Nói ngắn gọn “để được khách quan, khoa học phải bắt đầu

từ cảm giác chứ không phải từ khái niệm được hình thành độc lập với cảm giác.
Nó [tức khái niệm] phải lấy trực tiếp các dữ kiện khả giác để đưa chúng vào các
định nghĩa ban đầu của mình” ([1], tr.153). Chỉ khi tiến hành theo cách như thế
thì nhà Xã hội học mới “trực tiếp đặt chân vào thực tại”. Tuy nhiên, cũng chính
Durkheim lại phản bác lại rằng “Những cảm giác lại dễ mang tính chủ quan” ([1],
tr.154). Cho nên những nhà nghiên cứu cần chú ý loại bỏ những dữ kiện cảm tính
mang tính chất cá nhân hóa, chỉ giữ lại những dữ kiện mang tính khách quan nhất
có thể.
Với việc định nghĩa, nhiều người nghĩ rằng họ “đã quá quen sử dụng những từ ngữ đó
[như gia đình, tài sản, tội phạm,...] nên việc định nghĩa chúng “dường như là vơ
ích” ([1], tr.144). Nhưng Durkheim lại không cho rằng như thế là đúng. Bởi vì ai
cũng hiểu là gì rồi nên mỗi người hiểu theo một cách khác và những quan niệm
ấy “thường rất hàm hồ”. Người ta thường “nhóm hợp các sự vật rất khác nhau
trong thực tế vào cùng một tên gọi và cùng một cách giải thích” và từ đó làm cho
những khái niệm chung này rất “lẫn lộn, rối rắm” ([1], tr.144). Ví dụ, khi nói đến
từ “mực”, nếu khơng định nghĩa rõ ràng thì rất dễ gây hiểu lầm. Vì có thể có
15


người hiểu đó là con mực hoặc mực để viết. Chính vì vậy mà việc định nghĩa rõ
ràng lúc đầu rất quan trọng. Durkheim cũng có đưa ra thêm ví dụ về hơn nhân
một vợ một chồng để giải thích cho luận điểm phản đối trên của ông, các độc giả
có thể tìm đọc thêm ở trang 144 - 145 của tài liệu tham khảo số [1].
3) Hệ luận 3: Durkheim phát biểu như sau “Khi nhà Xã hội học tiến hành khảo sát một
loại sự kiện xã hội hội nào đó, ơng ta phải cố gắng xét chúng từ khía cạnh mà
chúng được thể hiện độc lập với các biểu hiện cá thể của chúng” (tr.156). Bởi lẽ
“các sự kiện xã hội càng có khả năng được hình dung một cách khách quan bao
nhiêu thì chúng càng được thốt ly khỏi các sự kiện cá thể đang biểu hiện chúng
bấy nhiêu” ([1], tr.154).
3.3. Một số ứng dụng thực tiễn

Sau những phần khảo cứu về những vấn đề xoay quanh các quy tắc quan sát sự kiện xã
hội. Nghiên cứu nhận thấy có có một số thứ mà chúng ta có thể rút ra được từ
chính những điều trên để ứng dụng vào cuộc sống của mình.
Thứ nhất, tránh đưa thiên kiến cá nhân của mình vào để nhìn nhận một sự vật hiện
tượng. Thực tế, những gì chúng ta nhìn thấy, nghe được hay cảm nhận được thì
chưa chắc đã là sự thật. Thơng thường chúng ta lại có xu hướng nhìn nhận một
cách phiến diện, một chiều và vội vàng áp đặt những sự hiểu biết trước đó của
mình vào trong vấn đề ấy. Điều này theo cách nói của Durkheim là thiếu sự khách
quan khi quan sát các “sự kiện xã hội”. Và trong nghiên cứu khoa học cũng thế,
những gì chúng ta nghiên cứu được, xác tín được nó tồn tại thì chúng ta khẳng
định chúng có tồn tại. Cịn những vấn đề nào mà chúng ta nghiên cứu chưa ra,
hoặc khơng xác tín được nó có hiện hữu thì ta nói rằng phạm vi bài nghiên cứu
chưa giải đáp được những sự nghi ấy. Tuyệt đối, không nên áp những thiên kiến
cá nhân (ý niệm) trước đó của mình vào và khẳng định những điều mình khơng
nghiên cứu ra là khơng tồn tại. Như thế thì chưa thật sự khách quan. Cho nên, khi
quan sát hay nghiên cứu một vấn đề bất kì, điều cần hơn hết là rõ biết: ý thức hệ

16


mình đang bị chi phối bởi những tư tưởng nào để chúng ta có sự dè chừng và cẩn
thận trước những ý niệm hay “tiền niệm” của chính bản thân.
Thứ hai, hãy cẩn thận trước một khái niệm, vì mỗi một người lại hiểu chúng theo một
cách rất khác nhau. Giống như ví dụ mà nghiên cứu có đề cập ở trên về khái
niệm “mực”. Cũng cùng một từ “mực” ấy, nhưng lại đưa đến nhiều ý niệm khác
nhau trong đầu của mỗi người, tùy cảnh huống cũng như nhân sinh quan và ý
thức hệ của cá thể. Có người sẽ hiểu nó là con mực, nhưng người khác lại hiểu là
mực để viết. Điều này chứng tỏ một khái niệm nhưng lại mang nhiều ý nghĩa
khác nhau và tùy người ta gán ghép cho nó như thế nào. Đây chỉ là một ví dụ đơn
giản để độc giả dễ hình dung, trên thực tế thì vấn đề này diễn biến phức tạp hơn

rất nhiều, nhất là trong khoa học. Từ cổ chí kim đã có rất nhiều luận thuyết hay
trường phái được hình thành trong tiến trình phát triển, sự trùng lặp về tên gọi hay
khái niệm là khả dĩ có thể xảy ra. Cái khác biệt là nội hàm của khái niệm. Chính
vì vậy mà ta cần cẩn thận khi tìm hiểu một khái niệm nào đó, nhất là những khái
niệm thường được sử dụng phổ biến.
3.4 Phê phán
Chúng ta khơng thể phủ nhận vai trị của Durkheim trong tiến trình phát triển của xã
hội học, cụ thể là vai trò xây dựng xã hội học với tư cách là một ngành khoa học
độc lập. Tuy nhiên, luận thuyết của ông về quan sát các “sự kiện xã hội” cũng tồn
tại điểm hạn chế. Durkheim nói rằng cần phải khách quan khi nghiên cứu các sự
kiện xã hội. Tuy nhiên, ông lại chưa đưa ra một lời giải thích thỏa đáng về sự
khách quan ấy. Ơng chỉ đề cập đến việc gạt bỏ hết những ý niệm hay tiền niệm
trong quá trình nghiên cứu mà chưa đề ra phương pháp cụ thể để thực hiện chúng.
Điều này dẫn đến một lỗ hỏng, mỗi người sẽ “khách quan” theo một kiểu khác
nhau và khiến sự khách quan ấy chưa thật sự đúng với bản chất của nó. Với riêng
nghiên cứu, sự khách quan ấy nên được hiểu là dùng nhiều trường phái tư tưởng
để cùng nhìn nhận một vấn đề. Phải dùng cả Tâm lý học, Triết học hay Nhân
học,... để cùng nghiên cứu một vấn đề. Hay đúng hơn, rộng hơn nữa là nghiên
17


cứu một vấn đề dưới góc nhìn của “4 trụ cột tri thức” (Tức Giáo dục học, Triết
học, Tâm học và Tâm linh học). Đó gọi là xu hướng liên ngành - cái mà trong các
quy tắc của Durkheim ít hay thậm chí là chưa đề cập đến nhiều. Đấy là một trong
những điểm thiếu sót của ơng trong tác phẩm “Các quy tắc của phương pháp xã
hội học”. Tuy nhiên, ở đây, nghiên cứu khơng khẳng định hồn tồn là Durkheim
khơng có đề cập đến việc nghiên cứu liên ngành. Bởi sự hiểu biết của nghiên cứu
về Emile Durkheim chưa nhiều và chưa đủ rộng. Vì thế, nghiên cứu chỉ dám nói
rằng trong tác phẩm “Các quy tắc của phương pháp xã hội học” này thì ơng chưa
đề cập nhiều đến vấn đề nghiên cứu liên ngành.

III. Kết luận
Công trình “Các quy tắc của phương pháp xã hội học” (1895) của Durkheim vào cuối
thế kỷ XIX mặc dù còn một vài điểm hạn chế nhưng đã mở ra một cảnh cổng hết
sức quan trọng cho sự phát triển của ngành Xã hội học nói chung. Thơng qua tác
phẩm này, Durkheim đã khẳng định “tính chính đáng” và “tính tự trị” trong đối
tượng nghiên cứu của Xã hội học. Quy tắc quan sát các “sự kiện xã hội” của ông
cũng như cách mà ông định nghĩa về “sự kiện xã hội” đã góp phần hình thành nên
phương pháp điều tra xã hội học phổ biến về sau – phương pháp điều tra định
lượng.
IV. Tài liệu tham khảo
[1] Emile Durkheim (1894), Các quy tắc của phương pháp xã hội học (Đinh Hồng
Phúc dịch) (In lần thứ hai – 317 trang), ISBN: 9786049808265, NXB Tri thức, năm
2019, trang 1-158;
[2] Lê Ngọc Hùng (2002), Lịch sử và lý thuyết Xã hội học (491 trang), NXB Đại học
Quốc gia Hà Nội, năm 2008, trang 131-164;
[3] Nguyễn Quý Thanh (Chủ biên), Nguyễn Quý Nghị và Lê Ngọc Hùng, Một số
quan điểm xã hội học của Durkheim (Sách chuyên khảo) (246 trang), ISBN:
97860404473, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, năm 2011, trang 11-54;

18


[4] Trần Hữu Quang (2019), Xã hội học: Những viễn tưởng lý thuyết (In lần thứ nhất
– 497 trang), ISBN: 9786049568978, NXB Khoa học xã hội, năm 2020, trang 16-50;
[5] Trần Hữu Quang, Émile Durkheim và các quy tắc của phương pháp xã hội học,
Tạp chí khoa học xã hội, số 173, năm 2013, trang 74-84;
[6] Wikipedia (2021), “Émile Durkhem”, tct: />ile_Durkheim, ntc: 11/01/2022.

19




×