Tải bản đầy đủ (.pdf) (121 trang)

Các tội xâm phạm tình dục trong luật hình sự việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.65 MB, 121 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH

PHAN THỊ PHƢƠNG HIỀN

CÁC TỘI XÂM PHẠM TÌNH DỤC TRONG LUẬT
HÌNH SỰ VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Chuyên ngành: Hình sự

Người hướng dẫn khoa học: TS. Phan Anh Tuấn

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2015


LỜI CAM ĐOAN

Tơi xin cam đoan cơng trình luận văn này là cơng trình nghiên cứu của riêng tơi với
sự hướng dẫn của TS. Phan Anh Tuấn. Các kết quả trình bày trong luận văn là trung
thực và chưa từng được ai cơng bố trong bất cứ cơng trình khoa học nào trước đây.
Tác giả

Phan Thị Phƣơng Hiền


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Bộ luật hình sự: BLHS
Cộng hịa nhân dân: CHND
Tịa án nhân dân: TAND


Trách nhiệm hình sự: TNHS


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ......................................................................................................................... 4
CHƢƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CÁC TỘI XÂM PHẠM TÌNH
DỤC TRONG LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM ............................................................ 12
1.1 Khái niệm về các tội xâm phạm tình dục ......................................................... 12
1.1.1 Định nghĩa các tội xâm phạm tình dục .......................................................... 12
1.1.2 Dấu hiệu pháp lý chung của các tội xâm phạm tình dục14Error! Bookmark
not defined.
1.2 Quy định về các tội xâm phạm tình dục trong Luật hình sự Việt Nam ........ 17
1.2.1 Quy định về các tội xâm phạm tình dục thời kỳ trước năm1945.................... 17
1.2.2 Quy định về các tội xâm phạm tình dục thời kỳ năm 1945 đến trước năm
1985 ......................................................................................................................... 21
1.2.3 Quy định về các tội xâm phạm tình dục thời kỳ năm 1985 đến nay ............... 23
1.3 Quy định về các tội xâm phạm tình dục trong pháp luật một số nƣớc trên
thế giới ........................................................................................................................ 26
1.3.1 Quy định về các tội xâm phạm tình dục trong pháp luật hình sự Liên Bang
Nga .......................................................................................................................... 26
1.3.2 Quy định về các tội xâm phạm tình dục trong pháp luật hình sự nước Cộng
hịa nhân dân Trung Hoa ........................................................................................ 31
1.3.3 Quy định về các tội xâm phạm tình dục trong pháp luật hình sự Canada ..... 33
CHƢƠNG 2 QUY ĐỊNH CÁC TỘI XÂM PHẠM TÌNH DỤC TRONG BỘ
LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM HIỆN HÀNH ............................................................. 38
2.1 Tội hiếp dâm ........................................................................................................ 38
2.1.1 Định nghĩa ...................................................................................................... 38
2.1.2 Dấu hiệu pháp lý ............................................................................................ 38
2.1.3 Các tình tiết định khung tăng nặng TNHS ..................................................... 43
2.1.4 Hình phạt ........................................................................................................ 45

2.2 Tội hiếp dâm trẻ em (Điều 112 BLHS) ............................................................. 46


2.2.1 Định nghĩa ...................................................................................................... 46
2.2.2 Dấu hiệu pháp lý ............................................................................................ 46
2.2.3 Hình phạt ........................................................................................................ 48
2.3 Tội cƣỡng dâm (Điều 113 BLHS) ...................................................................... 49
2.3.1 Định nghĩa ...................................................................................................... 49
2.3.2 Dấu hiệu pháp lý ............................................................................................ 49
2.3.3 Các tình tiết định khung tăng nặng TNHS ..................................................... 52
2.3.4 Hình phạt ........................................................................................................ 52
2.4 Tội cƣỡng dâm trẻ em (Điều 114 BLHS) .......................................................... 52
2.4.1 Định nghĩa ...................................................................................................... 52
2.4.2 Dấu hiệu pháp lý ............................................................................................ 52
2.4.3 Hình phạt ........................................................................................................ 53
2.5 Tội giao cấu với trẻ em (Điều 115 BLHS) ......................................................... 54
2.5.1 Định nghĩa ...................................................................................................... 54
2.5.2 Dấu hiệu pháp lý ............................................................................................ 54
2.5.3 Các tình tiết định khung tăng nặng TNHS ..................................................... 54
2.5.4 Hình phạt ........................................................................................................ 55
2.6 Tội dâm ơ với trẻ em (Điều 116 BLHS) ............................................................ 55
2.6.1 Định nghĩa ...................................................................................................... 55
2.6.2 Dấu hiệu pháp lý ............................................................................................ 55
2.6.3 Các tình tiết định khung tăng nặng TNHS ..................................................... 56
2.6.4 Hình phạt ...................................................................................................... 57
2.7 Tội mua dâm ngƣời chƣa thành niên (Điều 256 BLHS) ................................. 57
2.7.1 Định nghĩa ...................................................................................................... 57
2.7.2 Dấu hiệu pháp lý ............................................................................................ 58
2.7.3 Các tình tiết định khung tăng nặng TNHS ..................................................... 59
2.7.4 Hình phạt ........................................................................................................ 60



CHƢƠNG 3 THỰC TIỄN ÁP DỤNG VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM HỒN THIỆN
CÁC QUY ĐỊNH VỀ CÁC TỘI XÂM PHẠM TÌNH DỤC TRONG LUẬT HÌNH
SỰ VIỆT NAM ............................................................................................................. 62
3.1. Thực tiễn áp dụng các quy định trong BLHS hiện hành về các tội xâm
phạm tình dục............................................................................................................ 62
3.2 Một số bất cập trong quy định, áp dụng các tội xâm phạm tình dục trong Bộ
luật hình sự hiện hành .............................................................................................. 66
3.2.1 Bất cập trong việc chưa tội phạm hóa một số hành vi xâm phạm tình dục có
tính nguy hiểm đáng kể cho xã hội .......................................................................... 66
3.2.2 Bất cập trong việc sắp xếp điều luật .............................................................. 71
3.2.3 Bất cập trong quy định và áp dụng một số dấu hiệu định tội của các tội xâm
phạm tình dục .......................................................................................................... 71
3.2.4 Bất cập trong quy định và áp dụng các dấu hiệu định khung tăng nặng TNHS
................................................................................................................................. 82
3.2.5 Bất cập trong việc quy định và áp dụng hình phạt......................................... 84
3.3 Kiến nghị nhằm hồn thiện các quy định về các tội xâm phạm tình dục trong
Luật hình sự Việt Nam ............................................................................................. 88
3.3.1 Một số yêu cầu cần đảm bảo khi hoàn thiện các quy định về các tội xâm
phạm tình dục trong BLHS hiện hành ..................................................................... 88
3.3.2. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện các quy định về các tội xâm phạm tình
dục trong luật hình sự Việt Nam ............................................................................. 91
KẾT LUẬN ................................................................................................................. 109


1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài

Việc quy định tội phạm nói chung và các tội xâm phạm tình dục nói riêng trong Bộ
luật hình sự Việt Nam hiện hành đóng vai trị rất quan trọng vì các quy định đó đã góp
phần bảo vệ trật tự, an tồn xã hội, các quyền và lợi ích hợp pháp của cơng dân, cũng
như góp phần vào cơng tác đấu tranh phịng chống tội phạm. Tuy nhiên trong những
năm gần đây số lượng các vụ án xâm phạm tình dục lại có xu hướng tăng về số lượng
cũng như tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi. Điều này một phần xuất phát từ
quy định, thực tiễn áp dụng pháp luật hình sự về các tội xâm phạm tình dục trong
những năm gần đây bắt đầu gặp nhiều khó khăn, vướng mắc.
Về lý luận, các quy định về các tội xâm phạm tình dục cịn những bất cập, vướng
mắc như yếu tố chủ thể cũng như một số hành vi khách quan như hành vi giao cấu,
hành vi mua dâm trong các tội xâm phạm tình dục chưa có cách hiểu thống nhất nhưng
lại khơng có văn bản hướng dẫn thi hành. Một số tình tiết định khung tăng nặng cịn
mang tính định tính cũng như cách quy định cịn chưa có sự thống nhất, một số tình tiết
phản ánh mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi xâm phạm tình dục tăng lên một
cách đáng kể nhưng lại chưa được quy định trong một số tội xâm phạm tình dục. Ngồi
ra, hình phạt được quy định trong một số tội xâm phạm tình dục chưa có sự phân hóa
cũng như mức hình phạt khơng cịn phù hợp với tính chất nguy hiểm của hành vi và
điều kiện kinh tế - xã hội đất nước ta hiện nay.
Về thực tiễn, trong thời gian gần đây xuất hiện những hành vi xâm phạm tình dục
mới có tính nguy hiểm đáng kể cho xã hội nhưng lại chưa được quy định trong nội hàm
các tội xâm phạm tình dục nên chưa có cơ sở để xử lý đúng người, đúng tội. Bên cạnh
đó việc áp dụng pháp luật về các tội xâm phạm tình dục giữa thực tiễn và lý luận chưa
có sự thống nhất như việc xác định dấu hiệu lỗi khi người phạm tội không nhận thức
được độ tuổi của nạn nhân hay việc áp dụng các giai đoạn thực hiện tội phạm, hình
phạt trong một số tội danh giữa các cấp xét xử. Ngoài ra, Bộ luật hình sự 1999 đang
trong quá trình xem xét để bổ sung, sửa đổi. Khơng giống như Bộ luật hình sự 1999
được sửa đổi, bổ sung năm 2009 chỉ sửa đổi, bổ sung một số nội dung quan trọng và
cấp bách, lần sửa đổi, bổ sung này sẽ xem xét một cách toàn diện cả quy định Phần
chung và Phần các tội phạm, chính vì vậy các tội xâm phạm tình dục cũng là những
quy định sẽ được xem xét sửa đổi trong thời gian tới.



2

Để khắc phục những tồn tại, vướng mắc trong quy định và áp dụng pháp luật về các
tội xâm phạm tình dục trong thời gian vừa qua, góp phần hồn thiện pháp luật hình sự
trong thời gian tới, nhằm đáp ứng được nhu cầu, đấu tranh phịng chống nhóm tội
phạm này thì việc nghiên cứu, tìm hiểu những vấn đề lý luận, quy định về các tội xâm
phạm tình dục, làm rõ những ưu điểm cũng như hạn chế, bất cập trong những quy định
và thực tiễn áp dụng nhóm tội phạm này, từ đó có cơ sở để đưa ra những kiến nghị
hoàn thiện các quy định về các tội xâm phạm tình dục trong pháp luật hình sự Việt
Nam là điều cần thiết. Vì vậy, tác giả chọn vấn đề “Các tội xâm phạm tình dục trong
Luật hình sự Việt Nam” làm đề tài luận văn tốt nghiệp Cao học luật của mình.
2. Tình hình nghiên cứu
Qua khảo sát, tìm hiểu, dưới góc độ Luật hình sự có các cơng trình nghiên cứu tiêu
biểu liên quan đến đề tài “các tội xâm phạm tình dục trong luật hình sự Việt Nam” như
sau:
- Các giáo trình Luật hình sự của các trường đại học như: Giáo trình Luật Hình
Sự Việt Nam (phần các tội phạm - quyển 1 và 2) của Trường Đại học Luật Tp.Hồ Chí
Minh1; Giáo trình Luật hình sự Việt Nam (phần các tội phạm) của Khoa Luật - Trường
Đại học quốc gia Hà Nội2; Giáo trình luật hình sự Việt Nam - tập 2 của Trường Đại
học Luật Hà Nội3; Giáo trình luật hình sự Việt Nam phần các tội phạm tập I và Giáo
trình luật hình sự Việt Nam phần các tội phạm tập II do tác giả Khổng Văn Hà (Học
viện cảnh sát nhân dân) chủ biên4; Giáo trình luật hình sự Việt Nam (phần các tội
phạm) do GS.TS Võ Khánh Vinh chủ biên5…
Trong nội dung các giáo trình này đã nêu rõ dấu hiệu pháp lý của tội phạm trong
BLHS nói chung và các tội xâm phạm tình dục nói riêng. Các tác giả đã phân tích được
định nghĩa cũng như dấu hiệu pháp lý như, khách thể, chủ thể, mặt chủ quan, mặt
khách quan cũng như hình phạt của các tội xâm phạm tình dục cụ thể. Tuy nhiên nội
dung lại chưa nêu được một cách khái quát lịch sử hình thành và phát triển của các quy

1

Đại học Luật tp Hồ Chí Minh, Giáo trình Luật hình sự Việt Nam Phần các tội phạm (Quyển 1 và 2), Nxb Hồng
Đức – Hội luật gia Việt Nam.
2
Đại học quốc gia Hà Nội – khoa luật (2007), Giáo trình Luật hình sự Việt Nam (phần các tội phạm), Nxb Đại
học quốc gia Hà Nội.
3
Trường Đại học Luật Hà Nội (2011), Giáo trình luật hình sự Việt Nam tập 2, Nxb Cơng an nhân dân.
4
Khổng Văn Hà (chủ biên) (2005), Giáo trình luật hình sự Việt Nam phần các tội phạm tập II, Học viện cảnh sát
nhân dân, Hà Nội.
5
Võ Khánh Vinh chủ biên (2001), Giáo trình luật hình sự Việt Nam (phần các tội phạm), Nxb Công an nhân dân.


3

định về các tội xâm phạm tình dục hay nêu ra bất cập, thực trạng áp dụng pháp luật của
các tội xâm phạm tình dục vì vậy nên chưa đưa ra được các kiến nghị hoàn thiện về
quy định các tội xâm phạm tình dục.
- Khóa luận tốt nghiệp cử nhân: có một số khóa luận cử nhân nghiên cứu liên quan
đến đề tài “các tội xâm phạm tình dục trong luật hình sự Việt Nam” như:
+ Các tội xâm phạm tình dục lý luận và thực tiễn của tác giả Nguyễn Thị Thanh.6
Trong khóa luận tốt nghiệp này tác giả đã phân tích được các vấn đề lý luận chung
về các tội xâm phạm tình dục như định nghĩa thế nào là các tội xâm phạm tình dục, lịch
sử quy định các tội xâm phạm tình duc trong pháp luật hình sự Việt Nam cũng như quy
định các tội xâm phạm tình dục trong một số nước như Trung Quốc, Nhật Bản, Thụy
Điển đồng thời phân tích được dấu hiệu pháp lý của các tội xâm phạm tình dục trong
BLHS 1999 và đưa ra các định hướng hoàn thiện.

Tuy nhiên trong khóa luận này tác giả chưa đi sâu phân tích điểm khác nhau giữa
quy định về các tội xâm phạm tình dục trong BLHS 1999 với các giai đoạn trước khi
có BLHS 1999 cũng như làm rõ sự khác nhau trong Bộ luật hình sự Việt Nam về các
tội xâm phạm tình dục với quy định của một số nước trên thế giới. Bên cạnh đó, khóa
luận chưa phân tích được những hành vi xâm phạm tình dục mới có tính nguy hiểm
đáng kể cho xã hội cũng như phân tích thực trạng áp dụng nhưng chưa dựa trên các bản
án, vụ án cụ thể để làm cơ sở vững chắc đưa ra các kiến nghị hoàn thiện luật.
+ Hồn thiện quy định của bộ luật hình sự năm 1999 về các tội xâm phạm tình dục
của tác giả Nguyễn Ngọc Phúc7.
Đây là khóa luận cử nhân phân tích khá đầy đủ các vần đề lý luận chung về các tội
xâm phạm tình dục như định nghĩa thế nào là các tội xâm phạm tình dục, đưa ra lập
luận xác định các điều luật nào là các tội xâm phạm tình dục, phân tích được lịch sử
quy định cũng như đưa ra được một số điểm giống và khác nhau trong quy định các tội
xâm phạm tình dục của pháp luật hình sự Việt Nam qua các giai đoạn. Bên cạnh đó tác
giả cũng phân tích được quy định về các tội xâm phạm tình dục của một số nước như
Liên Bang Nga, Cộng hòa nhân dân Trung Hoa, Thụy Điển đồng thời so sánh với pháp
luật Việt Nam. Tác giả đã phân tích quy định các tội xâm phạm tình dục trong pháp
luật hình sự hiện hành, từ đó phân tích thực trạng áp dụng và đưa ra các kiến nghị hồn
thiện. Tuy nhiên việc phân tích dấu hiệu pháp lý của các tội xâm phạm tình dục chưa
phân tích sâu các trường hợp đang cịn quan điểm tranh luận, chưa phân tích dấu hiệu
6
7

Khóa luận tốt nghiệp cử nhân của trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh năm 2008.
Khóa luận tốt nghiệp cử nhân của trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh năm 2012.


4

pháp lý chung của nhóm các tội xâm phạm tình dục, phân tích một số thực trạng áp

dụng nhưng chủ yếu là phân tích bất cập về lý luận chứ chưa dựa trên các vụ án, bản án
cụ thể, một số kiến nghị khi đưa ra chưa có cơ sở vững chắc cũng như chưa mang tính
tồn diện và đầy đủ.
Ngồi ra cịn một số khóa luận tốt nghiệp cử nhân nhưng chỉ giới hạn phạm vi, nội
dung nghiên cứu là các tội xâm phạm tình dục trẻ em như:
+ Các tội xâm phạm tình dục trẻ em dưới góc độ pháp lý hình sự - những vấn đề lý
luận và thực tiễn của tác giả Lê Đức Trịnh8;
Trong khóa luận này, tác giả Lê Đức Trịnh đã nghiên cứu được các vấn đề lý luận
chung về các tội xâm phạm tình dục trẻ em như đưa ra khái niệm trẻ em theo pháp luật
quốc tế và pháp luật Việt Nam, đưa ra được khái niệm xâm phạm tình dục trẻ em, phân
tích được lịch sử hình thành và phát triển các quy định về các tội xâm phạm tình dục
trẻ em trong các giai đoạn khác nhau, cũng như phân tích quy định về các tội xâm
phạm tình dục trong pháp luật quốc tế và một số nước trên thế giới như Liên Bang
Nga, Trung Quốc, Phần Lan. Ngoài ra khóa luận cịn tập trung phân tích quy định cụ
thể về các tội xâm phạm tình dục trong BLHS hiện hành và từ đó nêu ra những khó
khăn vướng mắc trong việc áp dụng pháp luật và đưa ra định hướng hoàn thiện. Tuy
nhiên do giới hạn phạm vi nghiên cứu chỉ là các tội xâm phạm tình dục trẻ em nên các
kiến nghị hồn thiện cũng mang tính giới hạn, khơng mang tính tồn diện cũng như các
kiến nghị đưa ra chưa dựa trên các cơ sở thực tiễn áp dụng pháp luật vững chắc.
+ Các tội xâm phạm tình dục trẻ em theo pháp luật hình sự Việt Nam lý luận và
thực tiễn của tác giả Cao Thị Mỹ Hằng9.
Trong khóa luận này, tác giả đã đưa ra được mốt số khái niệm cơ bản như là trẻ em,
xâm phạm tình dục trẻ em, tác giả tập trung phân tích dấu hiệu pháp lý chung của
nhóm các tội xâm phạm tình dục trẻ em và phân tích các dấu hiệu pháp lý cụ thể của
các tội danh. Đồng thời tác giả cũng phân tích một cách khái quát lịch sử quy định các
tội xâm phạm tình dục trẻ em trong các giai đoạn trước khi ban hành BLHS 1999. Từ
những phân tích pháp luật thực định, tác giả đã phân tích thực tế áp dụng các quy định
của BLHS về các tội xâm phạm tình dục trẻ em và định hướng hồn thiện.
Tuy nhiên trong khóa luận tác giả chỉ tập trung phân tích quy định về các tội xâm
phạm tình dục trong BLHS Việt Nam mà chưa tìm hiểu được quy định trong pháp luật

hình sự một số nước để làm cơ sở so sánh đưa ra các kiến nghị. Bên cạnh đó các kiến
8
9

Khóa luận tốt nghiệp cử nhân của trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh năm 2010.
Khóa luận tốt nghiệp cử nhân của trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh năm 2010.


5

nghị cũng chưa mang tính tồn diện, đầy đủ và các lập luận đưa ra chưa có cơ sở thực
tiễn áp dụng vững chắc mà chủ yếu đưa ra các kiến nghị dựa trên bất cập về mặt luật
định.
Ngoài ra cịn một số khóa luận và đề tài nghiên cứu khoa học tiêu biểu về các tội
xâm phạm tình dục nhưng chỉ giới hạn phạm vi, nội dung nghiên cứu nạn nhân là trẻ
em như:
+ Trách nhiệm hình sự đối với các tội lạm dụng tình dục trẻ em trong luật hình sự
Việt Nam của tác giả Lê Ngọc Xuân10;
+ Các tội xâm phạm tình dục người chưa thành niên dưới góc độ pháp lý hình sự những vấn đề lý luận và thực tiễn của tác giả Nguyễn Thị Lành11;
+ Pháp luật hình sự và thực tế xét xử tội lạm dụng tình dục trẻ em, đề tài tham gia
hội nghị nghiên cứu khoa học của sinh viên lần thứ nhất của tác giả Lương Khải Ân
năm 1997;
+ Chính sách hình sự về tội xâm hại tình dục trẻ em, cơng trình dự thi nghiên cứu
khoa học sinh viên cấp trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh của tác giả Lê
Quốc Hoàng năm 2004;
+ Các tội xâm phạm tình dục trẻ em, cơng trình dự thi nghiên cứu khoa học sinh
viên cấp trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh lần IX năm 2005 của tác giả
Đoàn Thị Thu Nga và Trần Thị Mỹ Dung năm 2005.
Nội dung phân tích trong các cơng trình nghiên cứu này là các vấn đề lý luận về các
tội xâm phạm tình dục trẻ em, quy định về các tội xâm phạm tình dục trẻ em qua các

thời kỳ và trong BLHS hiện hành, phân tích được một cách khái quát quy định của một
số nước về tội xâm phạm tình dục trẻ em, cũng như đưa ra những kiến nghị hồn thiện
về các tội xâm phạm tình dục trẻ em. Tuy nhiên cũng giống như hai đề tài của tác giả
Lê Đức Trịnh và Cao Thị Mỹ Hằng, các đề tài này chỉ đưa ra các kiến nghị về các tội
xâm phạm tình dục trẻ em chứ khơng phải là tất cả các tội xâm phạm tình dục nói
chung, ngoài ra thời gian nghiên cứu cách đây cũng đã lâu nên đến nay đã có nhiều nội
dung mới cần tìm hiểu cũng như một số hành vi xâm phạm tình dục mới chưa được đề
cập. Ngồi ra các kiến nghị đưa ra cũng không dựa trên cơ sở thực tiễn xét xử, mà chủ
yếu dựa vào phân tích các bất cập trong quy định pháp luật.
- Sách:
10
11

Khóa luận tốt nghiệp cử nhân của trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh năm 1999.
Khóa luận tốt nghiệp cử nhân của trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh năm 2005.


6

+ Các tội tham nhũng, ma túy và các tội phạm về tình dục đối với người chưa thành
niên của Bộ Tư pháp.12
Nội dung của sách này một phần chủ yếu là giới thiệu BLHS năm 1985 sửa đổi có
liên quan đến tội xâm phạm tình dục người chưa thành niên, nêu ra u cầu đấu tranh,
phịng chống nhóm tội phạm này và trích một phần quy định BLHS 1985 có sửa đổi.
Như vậy có thể thấy rằng nội dung của sách chủ yếu là cung cấp cho người đọc nhưng
thay đổi trong BLHS 1985 sửa đổi lần thứ tư chứ khơng tập trung phân tích dấu hiệu
pháp lý của nhóm tội xâm phạm tình dục hay phân tích các bất cập, hạn chế để đưa ra
phương hướng hoàn thiện về nhóm tội xâm phạm tình dục.
+ Tìm hiểu các tội phạm về tham nhũng, ma tuý và xâm phạm tình dục đối với người
chưa thành niên của tác giả Nguyễn Ngọc Điệp và Đoàn Tấn Minh.13

Trong nội dung cuốn sách này, tác giả cung cấp cho người đọc những nội dung cơ
bản về các tội xâm phạm tình dục đối với người chưa thành niên trong BLHS 1985 sửa
đổi, bổ sung lần thứ tư chứ không chú trọng đi phân tích các bất cập, vướng mắc trong
lý luận cũng như thực tiễn áp dụng để đưa ra các kiến nghị hồn thiện về các tội xâm
phạm tình dục người chưa thành niên.
+ Bình luận khoa học Bộ luật hình sự năm 1999 sửa đổi bổ sung năm 2009 phần các
tội phạm do tác giả Nguyễn Đức Mai chủ biên14.
Trong nội dung sách bình luận này chủ u phân tích các dấu hiệu pháp lý của các
tội xâm phạm tình dục cụ thể chứ khơng tập trung phân tích lịch sử quy định, bất cập
trong áp dụng pháp luật hay phương hướng hồn thiện về các tội xâm phạm tình dục.
+ Bình luận khoa học Bộ luật hình sự phần các tội phạm tập I (các tội xâm phạm
tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người) và Bình luận khoa học BLHS
Phần các tội phạm, tập IX, Các tội xâm phạm an tồn cơng cộng, trật tự công cộng của
tác giả Đinh Văn Quế.15

12

Bộ Tư pháp (1997), Các tội tham nhũng, ma túy và các tội phạm về tình dục đối với người chưa thành niên, Hà
Nội.
13
Nguyễn Ngọc Điệp, Đồn Tấn Minh (1998), Tìm hiểu các tội phạm về tham nhũng, ma tuý và xâm phạm tình
dục đối với người chưa thành niên, Hà Nội, Nxb Công an nhân dân.
14
Nguyễn Đức Mai chủ biên (2010), Bình luận khoa học Bộ luật hình sự năm 1999 sửa đổi bổ sung năm 2009
phần các tội phạm, Nxb Chính trị quốc gia.
15
Đinh Văn Quế (2006), Bình luận khoa học Bộ luật hình sự phần các tội phạm tập I (các tội xâm phạm tính
mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người), Nxb thành phố Hồ Chí Minh
Và Đinh Văn Quế (2006), Bình luận khoa học BLHS Phần các tội phạm, tập IX, Các tội xâm phạm an toàn cơng
cộng, trật tự cơng cộng, Nxb thành phố Hồ Chí Minh.



7

Tác giả Đinh Văn Quế chủ yếu bình luận, phân tích các dấu hiệu pháp lý của các tội
xâm phạm tình dục cụ thể trong cuốn sách bình luận của mình, nêu ra các quan điểm cá
nhân về các dấu hiệu pháp lý cịn tranh luận chứ khơng chú trọng phân tích lịch sử quy
định, bất cập trong áp dụng pháp luật hay phương hướng hoàn thiện về các tội xâm
phạm tình dục.
+ Luật hình sự Việt Nam Quyển 2 (Phần các tội phạm) của tác giả Phạm Văn Beo16.
Trong nội dung cuốn sách chủ yếu phân tích dấu hiệu pháp lý của các tội xâm phạm
tình dục cụ thể; chỉ mới nêu lên một phần nội dung liên quan đến đề tài “các tội xâm
phạm tình dục trong Luật hình sự Việt Nam” đó là phân tích các quy định pháp luật
hiện hành, chưa phân tích nhiều vấn đề khác có liên quan đến đề tài nghiên cứu.
- Tạp chí:
+ Bài viết “Về các tội xâm phạm tình dục trong luật hình sự Việt Nam” của tác giả
Dương Tuyết Miên17. Trong bài viết, tác giả đưa ra được định nghĩa các tội phạm về
tình dục, xác định được các tội danh cụ thể trong BLHS 1985 là các tội về tình dục và
đưa ra một số vấn đề cần giải quyết về các tội phạm tình dục trong BLHS 1985 sửa đổi,
bổ sung năm 1997. Tuy nhiên trong bài viết này chưa nêu được dấu hiệu pháp lý cụ
thể, mà chủ yếu chỉ khái quát các vấn đề cần giải quyết và các định hướng đưa ra trên
các cơ sở phân tích chưa vững chắc và chưa có tính toàn diện, đầy đủ.
+ Bài viết “Hoàn thiện các quy định của pháp luật hình sự về các tội xâm phạm tình
dục trẻ em” của tác giả Phạm Mạnh Hùng.18
Trong nội dung bài viết của mình, tác giả Phạm Mạnh Hùng chủ yếu nêu khái quát
các điều luật nào trong BLHS là các tội xâm phạm tình dục trẻ em đồng thời nêu ra các
vấn đề cần hoàn thiện về các tội phạm đó là Tội giao cấu với trẻ em (Điều 115 BLHS),
Tội hiếp dâm trẻ em thuộc khoản 4 Điều 112 BLHS, đồng thời nêu lên một số bất cập
về tình tiết định khung tăng nặng quy định trong một số tội xâm phạm tình dục trẻ em
cần hoàn thiện.

+ Bài viết “Về tội hiếp dâm theo Điều 111 Bộ luật hình sự” của tác giả Nguyễn
Hiển Khanh19. Nội dung bài viết này tập trung nêu lên hai vấn đề chưa thống nhất trong
16

Phạm Văn Beo (2010), Luật hình sự Việt Nam -Phần các tội phạm, Quyển 2, Nxb Chính trị quốc gia.
Dương Tuyết Miên (1998), “Về các tội xâm phạm tình dục trong luật hình sự Việt Nam”, Luật học, (06), tr.
44-49.
18
Phạm Mạnh Hùng (12/2002), “Hoàn thiện các quy định của pháp luật hình sự về các tội xâm phạm tình dục trẻ
em”, Tịa án nhân dân, (12), tr. 8-10.
19
Nguyễn Hiển Khanh (2004), “Về tội hiếp dâm theo Điều 111 Bộ luật hình sự”, Nhà nước và pháp luật, (02), tr.
57-60.
17


8

Tội hiếp dâm đó là cấu thành tội phạm và chủ thể của tội danh này đồng thời tác giả
đưa ra một số kiến nghị hoàn thiện theo quan điểm cá nhân tác giả.
+ Bài viết “Bàn về một số dấu hiệu pháp lý của tội hiếp dâm” của tác giả Bùi Thị
Quyên20. Trong nội dung bài viết của mình, tác giả Bùi thị Quyên đã đưa ra các vấn đề
cần trao đổi về Tội hiếp dâm như: các quan điểm khác nhau về chủ thể của Tội hiếp
dâm, cấu thành tội phạm của tội danh này. Điểm nổi bật trong bài viết này là đã phân
tích được đặc điểm sinh lý của nam giới trong một số trường hợp đặc biệt trên cơ sở
tìm hiểu các tài liệu nước ngồi, từ đó tác giả đưa ra các kiến nghị hoàn thiện dấu hiệu
pháp lý của Tội hiếp dâm (Điều 111 BLHS).
+ Bài viết “Hoàn thiện quy định của Bộ luật hình sự năm 1999 về các tội xâm phạm
nhân phẩm, danh dự của con người” của tác giả Đỗ Đức Hồng Hà21. Trong nội dung
bài viết này tác giả tập trung đưa ra các kiến nghị hoàn thiện về dấu hiệu định tội một

số tội xâm phạm tình dục như Tội hiếp dâm (Điều 111 BLHS), Tội cưỡng dâm (Điều
113 BLHS), Tội giao cấu với trẻ em (Điều 115 BLHS), và đưa ra các định hướng hồn
thiện về tình tiết định khung tăng nặng của Tội hiếp dâm cũng như là hồn thiện về
hình phạt bổ sung trong một số điều như Điều 112, Điều 113 và Điều 114 BLHS.
+ Bài viết “Tội mua dâm người chưa thành niên lý luận và thực tiễn” của tác giả Đỗ
Đức Hồng Hà22. Trong bài viết của mình tác giả tập trung phân tích khái niệm và các
dấu hiệu pháp lý của Tội mua dâm người chưa thành niên, làm rõ thực tiễn điều tra,
truy tố, xét xử tội phạm này cũng như thực tiễn định khung và quyết định hình phạt, từ
đó đưa ra các định hướng hồn thiện.
Và một số các bài viết trên các tạp chí chuyên ngành khác có nội dung liên quan.
Tuy nhiên cũng giống như một số bài viết trên các tạp chí mà tác giả đã liệt kê, có thể
thấy rằng hầu như nội dung các bài báo, tạp chí này chủ yếu đi phân tích, nghiên cứu
dấu hiệu pháp lý của một số tội danh cũng như một số nội dung trong các tội xâm
phạm tình dục, đồng thời các bài viết này phân tích chủ yếu về lý luận của các tội xâm
phạm tình dục, nêu lên vướng mắc trong lý luận các vấn đề đó, cịn phân tích trong
thực tiễn chỉ mang tính chung chung. Nhiều nội dung khác liên quan đến các tội xâm
phạm tình dục chưa được quan tâm nghiên cứu như dấu hiệu pháp lý chung của nhóm
các tội xâm phạm tình dục, lịch sử quy định cũng như quy định về các tội xâm phạm
20

Bùi Thị Quyên (2012), “Bàn về một số dấu hiệu pháp lý của tội hiếp dâm”, Tòa án nhân dân, (23), tr. 28-36.
Đỗ Đức Hồng Hà (2010), “Hoàn thiện quy định của Bộ luật hình sự năm 1999 về các tội xâm phạm nhân
phẩm, danh dự của con người”, Nghiên cứu lập pháp, (08), tr. 51-55.
22
Đỗ Đức Hồng Hà (2010), “Tội mua dâm người chưa thành niên lý luận và thực tiễn”, Tòa án nhân dân, (10),
tr. 14-20.
21


9


tình dục trong một số nước chưa được chú trọng nghiên cứu, các kiến nghị cũng mang
tính rời rạc, chưa mang tính tồn diện và đầy đủ.
Nhìn chung có thể thấy rằng có khá nhiều các cơng trình nghiên cứu, sách, tạp chí
có nội dung liên quan đến các tội xâm phạm tình dục nhưng chủ yếu là nghiên cứu một
phần nội dung có liên quan đến các tội xâm phạm tình dục, chưa nghiên cứu một cách
đầy đủ về các tội xâm phạm tình dục. Hiện nay chưa có luận án tiến sĩ hay luận văn
thạc sĩ nào nghiên cứu vấn đề về các tội xâm phạm tình dục, chỉ có hai khóa luận tốt
nghiệp cử nhân là có nội dung nghiên cứu về các tội xâm phạm tình dục nói chung tuy
nhiên việc nghiên cứu chưa mang tính tồn diện, chủ yếu là phân tích về lý luận, chưa
chú trọng đến thực tiễn, việc đưa ra một số kiến nghị khơng phù hợp cũng như chưa có
cơ sở thực tiễn vững chắc. Vì vậy việc nghiên cứu các tội xâm phạm tình dục một cách
tồn diện, đầy đủ và đưa ra các kiến nghị phù hợp hơn có ý nghĩa cả về lý luận và thực
tiễn.
3. Mục đích, đối tƣợng nghiên cứu của đề tài
- Mục đích nghiên cứu: trên cơ sở nghiên cứu các vấn đề lý luận, quy định của Luật
hình sự và thực tiễn áp dụng pháp luật hình sự về các tội xâm phạm tình dục, tác giả
mong muốn sẽ góp phần đưa ra những kiến nghị nhằm hoàn thiện các dấu hiệu định
tội, các dấu hiệu định khung và hình phạt của các tội xâm phạm tình dục trong Bộ luật
hình sự hiện hành.
- Đối tượng nghiên cứu: Quy định của Luật hình sự và thực tiễn áp dụng pháp luật
hình sự về các tội xâm phạm tình dục.
4. Phạm vi nghiên cứu và phƣơng pháp nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu
- Về không gian: luận văn nghiên cứu về các tội xâm phạm tình dục trong phạm vi
tồn quốc.
- Về thời gian: luận văn nghiên cứu số liệu các tội xâm phạm tình dục của tòa án từ
năm 2008 đến năm 2013.
- Về nội dung:
+ Về quy định các tội xâm phạm tình dục trong Bộ luật hình sự: tác giả sẽ tìm hiểu

các quy định trong Bộ luật hình sự năm 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009) bao gồm các
tội: Tội hiếp dâm (Điều 111 BLHS), Tội hiếp dâm trẻ em (Điều 112 BLHS), Tội cưỡng
dâm (Điều 113 BLHS), Tội cưỡng dâm trẻ em (Điều 114 BLHS), Tội giao cấu với trẻ
em (Điều 115 BLHS), Tội dâm ô đối với trẻ em (Điều 116 BLHS) và Tội mua dâm
người chưa thành niên (Điều 256 BLHS).


10

+ Về thực tiễn, tác giả sẽ đánh giá thực tiễn áp dụng pháp luật hình sự về các tội
xâm phạm tình dục từ năm 2008 đến năm 2013.
Ngồi ra luận văn cịn đi tìm hiểu quy định về các tội xâm phạm tình dục trong các
giai đoạn trước khi có Bộ luật hình sự 1999 đồng thời tìm hiểu thêm quy định về các
tội xâm phạm tình dục của một số nước như Liên Bang Nga, Cộng hòa nhân dân Trung
Hoa và Canada.
Phương pháp nghiên cứu
Đề tài này được nghiên cứu trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác – Lênin
với phép biện chứng duy vật. Bên cạnh đó luận văn cũng được nghiên cứu bởi một số
phương pháp cụ thể sau:
- Phương pháp lịch sử được sử dụng để tìm hiểu lịch sử hình thành và phát triển các
quy định về các tội xâm phạm tình dục.
- Phương pháp so sánh được sử dụng để làm rõ những điểm giống và khác nhau
trong các quy định về các tội xâm phạm tình dục trong Bộ luật hình sự hiện hành với
các giai đoạn trước đó cũng như tìm hiểu được điểm giống và khác nhau trong các quy
định về các tội xâm phạm tình dục giữa pháp luật hình sự Việt Nam và pháp luật của
một số nước khác để từ đó rút ra được những ưu điểm và nhược điểm trong các quy
định về các tội xâm phạm tình dục.
- Phương pháp phân tích và tổng hợp để phân tích các nội dung cần nghiên cứu và
nhận thức một cách khái quát các nội dung, các vấn đề được nghiên cứu trong luận
văn.

- Phương pháp thống kê dùng để tổng hợp các số liệu về vụ án cũng như số bị cáo
trong các vụ án xâm phạm tình dục trên thực tế để từ đó đánh giá thực tiễn áp dụng các
quy định về các tội xâm phạm tình dục.
5. Ý nghĩa khoa học và giá trị ứng dụng của đề tài
Việc nghiên cứu đề tài có ý nghĩa quan trọng về mặt lý luận và thực tiễn.
- Luận văn góp phần làm sáng tỏ những vấn đề lý luận và thực tiễn về các tội xâm
phạm tình dục, phân tích những quy định về các tội xâm phạm tình dục trong Bộ luật
hình sự hiện hành, đánh giá thực tiễn áp dụng để từ đó đưa ra những kiến nghị nhằm
hồn thiện pháp luật hình sự về các tội xâm phạm tình dục.
- Các kết quả nghiên cứu của luận văn về lý luận cũng như thực tiễn là cơ sở giúp
cho cơ quan xây dựng luật hoàn thiện hơn các quy định của Bộ luật hình sự về các tội
xâm phạm tình dục.


11

- Những kết quả nghiên cứu của luận văn đạt được cịn có thể được dùng làm tài liệu
tham khảo trong q trình cơng tác, học tập, nghiên cứu cho những người có quan tâm.
6. Bố cục của luận văn
Ngồi phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm ba
chương:
Chương 1. Một số vấn đề chung về các tội xâm phạm tình dục trong Luật hình sự
Việt Nam
Chương 2. Quy định các tội xâm phạm tình dục trong Bộ luật hình sự Việt Nam hiện
hành
Chương 3. Thực tiễn áp dụng và kiến nghị nhằm hoàn thiện các quy định về các tội
xâm phạm tình dục trong Luật hình sự Việt Nam.


12


CHƢƠNG 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CÁC TỘI XÂM PHẠM TÌNH DỤC
TRONG LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM
1.1 Khái niệm về các tội xâm phạm tình dục
1.1.1 Định nghĩa các tội xâm phạm tình dục
Việc quy định các tội phạm nói chung cũng như các tội xâm phạm tình dục nói
riêng trong BLHS đóng vai trị rất quan trọng trong việc đấu tranh phòng chống tội
phạm. Tuy nhiên hiện nay các tội xâm phạm tình dục diễn ra hết sức phức tạp. Để cơng
tác đấu tranh, phịng chống tội phạm đạt hiệu quả cao thì nhà nước ta cần sử dụng
nhiều biện pháp đồng bộ, trong đó có biện pháp trách nhiệm hình sự và biện pháp này
cũng được xem là biện pháp đóng vai trị rất quan trọng.
Hiện nay trong khoa học pháp lý hình sự chưa có một định nghĩa chính thức như thế
nào là các tội xâm phạm tình dục.
Theo từ điển tiếng việt “xâm phạm là động chạm đến quyền lợi của người khác”23,
“tình dục là nhu cầu phát triển tự nhiên của con người có tính giao”.24 Nếu hiểu theo
từ vựng thì: xâm phạm tình dục là hành vi động chạm đến quyền phát triển tự nhiên
của con người có tính giao.
Trong khoa học pháp lý hình sự, “tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội, có lỗi,
trái pháp luật hình sự và phải chịu hình phạt”.25
Theo tác giả Dương Tuyết Miên thì “Các tội phạm về tình dục là những hành vi
mang tính nguy hiểm rất cao xâm phạm đến quyền được tôn trọng và bảo vệ về danh
dự nhân phẩm của con người (trong đó chủ yếu là phụ nữ)”26.
Từ khái niệm tội phạm, có thể rút ra định nghĩa như sau:“các tội xâm phạm tình dục
là những hành vi nguy hiểm cho xã hội, được thực hiện một cách cố ý, xâm phạm đến
danh dự, nhân phẩm của con người”.
Từ định nghĩa trên, trong BLHS hiện hành ta có thể xác định các tội danh sau đây là
các tội xâm phạm tình dục:
- Tội hiếp dâm (Điều 111 BLHS);
23


Viện ngơn ngữ học, Từ điển tiếng việt, Nxb Đà Nẵng (2006), tr. 1144.
Viện ngôn ngữ học, Từ điển tiếng việt, Nxb Đà Nẵng (2006), tr. 996 .
25
Trường Đại học Luật TP.HCM (2013), Giáo trình Luật hình sự Việt Nam – phần chung, Nxb Hồng Đức - Hội
luật gia Việt Nam, tr. 60.
26
Dương Tuyết Miên (1998), “Về các tội xâm phạm tình dục trong Luật hình sự Việt Nam”, Luật học (06), tr. 44.
24


13

- Tội hiếp dâm trẻ em (Điều 112 BLHS);
- Tội cưỡng dâm (Điều 113 BLHS);
- Tội cưỡng dâm trẻ em (Điều 114 BLHS);
- Tội giao cấu với trẻ em (Điều 115 BLHS);
- Tội dâm ô đối với trẻ em (Điều 116 BLHS);
- Tội mua dâm người chưa thành niên (Điều 256 BLHS).
Những tội danh được liệt kê từ Điều 111 đến Điều 116 BLHS trên đây đều phù hợp
với định nghĩa các tội xâm phạm tình dục đồng thời các tội danh này được quy định tại
chương XII BLHS - các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của
con người nên đương nhiên đó là các tội xâm phạm tình dục. Tuy nhiên hiện nay trong
BLHS cịn một tội danh mặc dù khơng nằm trong Chương XII BLHS nhưng theo quan
điểm của tác giả cũng là tội xâm phạm tình dục đó là Tội mua dâm người chưa thành
niên (Điều 256 BLHS) vì những lý do sau đây:
- Thứ nhất, trong BLHS 1985 được sửa đổi, bổ sung lần thứ tư và được thông qua
ngày 10/5/1997 đã sửa đổi 4 điều và bổ sung 2 điều đó là Tội mua dâm người chưa
thành niên (Điều 202a) và Tội dâm ô với trẻ em (Điều 202b) và 2 tội danh này đều
được quy định tại chương an tồn cơng cộng, trật tự cơng cộng và trật tự quản lý hành

chính, điều này xuất phát từ tư duy của các nhà làm luật là xem khách thể của hai tội
danh này là trật tự công cộng. Tuy nhiên đến khi BLHS 1999 ra đời thay thế BLHS
1985 thì Tội dâm ô với trẻ em đã được quy định tại Điều 116 BLHS và thuộc về
Chương các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe danh dự, nhân phẩm. Tức là quan điểm
của các nhà làm luật về khách thể của tội phạm đã có sự thay đổi. Như vậy có thể thấy
rằng các nhà làm luật chỉ thay đổi quan điểm vể khách thể của tội dâm ô với trẻ em
nhưng khách thể của tội mua dâm người chưa thành niên lại khơng thay đổi là khơng
hợp lý vì bản chất cả hai tội danh này khi thực hiện đều xâm phạm đến danh dự, nhân
phẩm của nạn nhân;
- Thứ hai, Tội mua dâm người chưa thành niên (Điều 256 BLHS) được quy định tại
chương XIX BLHS đó là các tội xâm phạm an tồn cơng cộng, trật tự cơng cộng. Vì
vậy nếu xét về khách thể loại của tội phạm này phải là trật tự công cộng. Tuy nhiên nếu
đem so sánh tội danh này với Tội giao cấu với trẻ em (Điều 115 BLHS) thì dấu hiệu
pháp lý hầu như là giống nhau, chỉ khác nhau là trong Tội mua dâm người chưa thành
niên thì người phạm tội phải dùng lợi ích vật chất để có thể thực hiện hành vi giao cấu.
Trong khi Tội giao cấu với trẻ em thì khơng quy định dấu hiệu này. Thiết nghĩ chỉ vì
khác nhau một dấu hiệu này mà khách thể lại khác nhau thì đó cũng là điểm bất hợp lý.


14

Chính vì vậy cũng giống như hành vi giao cấu với trẻ em, hành vi mua dâm người chưa
thành niên cũng xâm phạm đến danh dự, nhân phẩm của người khác;
- Thứ ba, khi một hành vi phạm tội xảy ra có thể xâm phạm đến nhiều quan hệ xã
hội khác nhau, hành vi mua dâm người chưa thành niên vừa xâm phạm đến nhân phẩm,
danh dự của người khác đồng thời cũng xâm phạm đến trật tự công cộng. Tuy nhiên ta
cần xác định đâu là quan hệ xã hội thể hiện đầy đủ bản chất nguy hiểm cho xã hội để
xác định khách thể trực tiếp. Theo quan điểm của tác giả thì khi hành vi mua dâm
người chưa thành niên xảy ra thì người phải chịu những hậu quả nặng nề đầu tiên đó
chính là nạn nhân (người chưa thành niên) đồng thời pháp luật hình sự quy định tội

danh này nhằm bảo vệ trước tiên là danh dự, nhân phẩm của nạn nhân sau đó mới
hướng đến bảo vệ trật tự trong xã hội. Vì vậy có thể thấy rằng khách thể trực tiếp của
Tội mua dâm người chưa thành niên (Điều 256 BLHS) là danh dự, nhân phẩm của con
người.
Bên cạnh đó, việc xem xét khách thể của Tội mua dâm người chưa thành niên là
danh dự, nhân phẩm và xem tội danh này là tội xâm phạm tình dục khơng chỉ mới xem
xét trong những năm gần đây, mà trước khi BLHS 1999 được ban hành cũng đã có
quan điểm xem tội danh này là tội xâm phạm tình dục.27 Và sau khi BLHS 1999 ra đời
thì quan điểm xem Tội mua dâm người chưa thành niên cũng xâm phạm đến danh dự,
nhân phẩm của người khác cũng được một số nhà nghiên cứu tán thành.28 Vì vậy việc
xác định Tội mua dâm người chưa thành niên cũng là tội xâm phạm tình dục là hồn
tồn hợp lý để góp phần vào cơng tác đấu tranh phịng chống nhóm tội phạm này đạt
kết quả tốt hơn.
1.1.2 Dấu hiệu pháp lý chung của các tội xâm phạm tình dục
Khi xem xét dấu hiệu pháp lý của một nhóm tội phạm, ta cần xem xét các dấu hiệu
chung thuộc bốn yếu tố cấu thành tội phạm đó là: khách thể của tội phạm, mặt khách
quan của tội phạm, chủ thể của tội phạm và mặt chủ quan của tội phạm.
 Khách thể của các tội xâm phạm tình dục

27

Xem Dương Tuyết Miên (1998), “Về các tội xâm phạm tình dục trong Luật hình sự Việt Nam”, Luật học, (06),
tr. 44.
28
Phạm Văn Beo (2010), Luật hình sự Việt Nam Quyển 2 (Phần các tội phạm), Nxb Chính trị quốc gia, tr. 472.
Đinh Văn Quế (2006), Bình luận khoa học BLHS Phần các tội phạm, tập IX, Các tội xâm phạm an tồn cơng
cộng, trật tự cơng cộng, Nxb.TpHCM, Tp.HCM, tr. 376). Nguyễn Đức Mai (2010), Bình luận khoa học BLHS
năm 1999 sửa đổi, bổ sung năm 2009 Phần các tội phạm, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr. 649.



15

Nhóm quan hệ xã hội bị đa số các tội xâm phạm tình dục xâm hại là một trong
những quyền nhân thân (thiết thân) của con người đó là danh dự, nhân phẩm của con
người.
Đối tượng tác động của các tội xâm phạm tình dục là con người đang sống. “Thời
điểm bắt đầu sự sống của con người dưới góc độ pháp lý hình sự là từ khi họ sinh ra
và tồn tại độc lập với người mẹ. Thời điểm kết thúc sự sống là thời điểm chết sinh học
đã xảy ra”29. Như vậy thai nhi trong bụng mẹ không phải là đối tượng tác động của các
tội xâm phạm tình dục.
Bên cạnh, đó theo qui định của BLHS hiện hành Tội mua dâm người chưa thành
niên (Điều 256 BLHS) xâm phạm đến trật tự công cộng và sự phát triển bình thường về
thể chất, tâm lý, tình dục của người chưa thành niên.
 Các dấu hiệu chung thuộc mặt khách quan của các tội xâm phạm tình dục
“Mặt khách quan của tội phạm là những biểu hiện của tội phạm diễn ra và tồn tại
trong thế giới khách quan.”30
Các dấu hiệu thuộc mặt khách quan bao gồm: hành vi khách quan, hậu quả, mối
quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả và các điều kiện bên ngoài của việc thực
hiện tội phạm như: thời gian, địa điểm, phương tiện, cơng cụ, hồn cảnh phạm tội...
- Cấu thành tội phạm
Các tội xâm phạm tình dục là những hành vi mang tính nguy hiểm rất cao cho xã
hội, chính vì vậy các tội danh này đều được xây dựng là tội phạm có cấu thành hình
thức, tức là trong mặt khách quan chỉ quy định hành vi là dấu hiệu bắt buộc. Người
phạm tội chỉ cần thực hiện hết các hành vi được quy định trong luật là tội phạm hồn
thành, khơng cần hậu quả xảy ra.
- Hành vi khách quan
Dấu hiệu hành vi khách quan đóng vai trị rất quan trọng trong các cấu thành tội
phạm vì nếu khơng có hành vi khách quan xảy ra trên thực tế thì cũng sẽ khơng có tội
phạm xảy ra.
Hành vi khách quan của các tội xâm phạm tình dục là hành vi tác động đến thân thể

người khác để thực hiện hành vi giao cấu trái phép tức là không được pháp luật thừa

29

Trường Đại học Luật TP.HCM, Giáo trình Luật hình sự Việt nam (phần các tội phạm - quyển 1), Nxb Hồng
Đức - Hội luật gia Việt Nam, tr. 62.
30
Trường Đại học Luật TP.HCM, Giáo trình Luật hình sự Việt Nam – phần chung, Nxb Hồng Đức - Hội luật gia
Việt Nam, tr. 114.


16

nhận hoặc là hành vi dâm ô trẻ em. Các hành vi này có thể thuận tình hoặc khơng thuận
tình tùy thuộc vào cấu thành tội phạm của từng tội.
Các dấu hiệu khác thuộc mặt khách quan không phải là dấu hiệu bắt buộc (khơng có
ý nghĩa trong việc định tội) trong các tội xâm phạm tình dục.
 Chủ thể của các tội xâm phạm tình dục
“Chủ thể của tội phạm là người có năng lực TNHS, đạt độ tuổi luật định và đã thực
hiện hành vi phạm tội cụ thể”31.
“Chủ thể đặc biệt của tội phạm là người ngoài các dấu hiệu của chủ thể thường (có
năng lực TNHS và đủ tuổi chịu TNHS” cịn có thêm các dấu hiệu chủ thể đặc biệt khác
mà chỉ khi có các dấu hiệu này họ mới có thể trở thành chủ thể của các tội phạm tương
ứng”32.
Thực tiễn hiện nay thừa nhận chủ thể của các tội xâm phạm tình dục hầu hết là chủ
thể đặc biệt (các tội từ Điều 111 BLHS đến Điều 116 BLHS), chủ thể của các tội danh
này gắn với giới tính hoặc độ tuổi. Riêng Điều 256 BLHS quy định là chủ thể thường.
 Các dấu hiệu chung thuộc mặt chủ quan của các tội xâm phạm tình dục
“Mặt chủ quan của tội phạm là mặt bên trong của tội phạm, bao gồm lỗi, động cơ
và mục đích phạm tội”33. Trong đó dấu hiệu lỗi là dấu hiệu định tội trong mọi cấu

thành tội phạm. Cịn động cơ và mục đích phạm tội thì khơng phải là dấu hiệu bắt buộc
trong mọi cấu thành tội phạm.
Các tội xâm phạm tình dục ln được thực hiện với lỗi cố ý trực tiếp. Tức là người
phạm tội khi thực hiện hành vi đều nhận thức được hành vi của mình là nguy hiểm cho
xã hội nhưng người phạm tội vẫn mong muốn thực hiện hành vi trên thực tế.
Như vậy việc xác định dấu hiệu pháp lý chung của các tội xâm phạm tình dục đóng
vai trị rất quan trọng vì nó là cơ sở để xác định dấu hiệu pháp lý của các tội xâm phạm
tình dục cụ thể, từ đó mới có thể xác định được tội danh trên thực tế.
 Hình phạt
Các tội xâm phạm tình dục là những tội phạm mang tính nguy hiểm rất cao cho xã
hội vì vậy mức hình phạt được quy định đối với các tội này cũng thể hiện tính nghiêm
khắc, cụ thể đối với hình phạt chính thì trong các tội xâm phạm tình dục khơng có tội
31

Trường Đại học Luật TP.HCM (2013), Giáo trình Luật hình sự Việt Nam – phần chung, Nxb Hồng Đức - Hội
luật gia Việt Nam, tr. 130.
32
Trường Đại học Luật TP.HCM (2013), Giáo trình Luật hình sự Việt Nam – phần chung, Nxb Hồng Đức - Hội
luật gia Việt Nam, tr. 146.
33
Trường Đại học Luật TP.HCM (2013), Giáo trình Luật hình sự Việt Nam – phần chung, Nxb Hồng Đức - Hội
luật gia Việt Nam, tr. 152.


17

danh nào quy định hình phạt cảnh cáo, phạt tiền hay cải tạo khơng giam giữ (là các loại
hình phạt khơng tước tự do) và loại hình phạt thấp nhất được quy định là hình phạt tù
có thời hạn với mức thấp nhất đó là 6 tháng tù và mức cao nhất là 20 năm tù (mức hình
phạt tối đa đối với loại hình phạt tù có thời hạn). Loại hình phạt được quy định cao

nhất là hình phạt tử hình. Trong BLHS hiện hành thì hình phạt tử hình được quy định
duy nhất trong một tội danh đó là Tội hiếp dâm trẻ em (khoản 3, khoản 4 Điều 112
BLHS). Hình phạt tù chung thân được quy định trong Tội hiếp dâm (khoản 3 Điều 111
BLHS) và Tội hiếp dâm trẻ em (khoản 3, khoản 4 Điều 112 BLHS). Ngồi ra người
phạm tội cịn có thể bị áp dụng hình phạt bổ sung như: cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm
hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm hay phạt tiền từ năm
triệu đồng đến mười triệu đồng.
1.2 Quy định về các tội xâm phạm tình dục trong Luật hình sự Việt Nam
1.2.1 Quy định về các tội xâm phạm tình dục thời kỳ trước năm 1945
Các tội xâm phạm tình dục khơng chỉ mới quy định trong BLHS những năm gần đây
mà từ thời kỳ phong kiến, trong các bộ luật của các triều đại vua chúa cũng đã có một
số quy định liên quan đến các tội xâm phạm tình dục. Trong thời kỳ cổ luật có hai bộ
luật điển hình cho sự tiến bộ trong kỹ thuật lập pháp nói chung và quy định về các tội
xâm phạm tình dục nói riêng, các bộ luật này vẫn còn giá trị tham khảo và học tập đến
ngày nay, đó là Quốc triều hình luật (cịn gọi là Bộ luật Hồng Đức) và Hoàng Việt luật
lệ (Bộ luật Gia Long).
 Bộ luật Hồng Đức (Quốc triều hình luật)
Bộ luật Hồng Đức là bộ luật tiêu biểu cho hệ thống pháp luật phong kiến Việt Nam,
là di sản quý giá của dân tộc, bộ luật này khơng chỉ có các chun gia trong nước mà
cả giới nghiên cứu cổ luật ở nước ngoài đều đánh giá cao bộ luật này. Bộ luật Hồng
Đức được ban hành năm 1428 dưới triều vua Lê Thái Tổ ngay khi vừa thiết lập triều
đại.
Mặc dù được ban hành sớm nhưng 722 điều trong bộ luật này là thành quả lập pháp
của nhiều triều vua hậu Lê (từ năm 1428 đến 1788). Quốc triều hình luật bao gồm 6
quyển với 13 chương. Trong đó các tội xâm phạm tình dục, được quy định tại chương
Thông Gian bao gồm 3 điều đó là Điều 403, Điều 404, Điều 409. Các tội danh còn lại
trong chương này mặc dù liên quan đến tình dục nhưng chủ yếu nội dung quy định về
hành vi gian dâm, hành vi này tương tự như những hành vi được quy định trong các tội



18

xâm phạm hơn nhân gia đình trong BLHS hiện hành. Nội dung của các điều luật được
quy định như sau:
Điều 403: “Hiếp dâm thì xử lưu hay chết. Phải nộp tiền tạ tội hơn một bực đối với
tiền tạ về tội gian dâm thường. Nếu gây thương tích cho đàn bà thì xử nặng hơn một
bực đánh người bị thương. Nếu làm chết người đàn bà thì điền sản kẻ phạm tội phải
giao cho nhà người bị chết”.34 Theo nội dung quy định này thì có thể thấy đây là tội
hiếp dâm và mức hình phạt đối với tội danh này rất nặng đó là người phạm tội có thể
phải bị xử chết. Bên cạnh đó ta phải cơng nhận rằng sự tiến bộ của điều luật này là các
nhà lập pháp thời Lê còn quy định thêm các trường hợp nạn nhân bị thương hay chết
thì ngồi việc người phạm tội bị xử lưu hay chết thì cịn bị phạt kèm theo các hình phạt
khác nữa.
Điều 404: “gian dâm với con gái nhỏ 12 tuổi trở xuống, dù nó thuận tình thì vẫn xử
như tội hiếp dâm”35. Đây là một quy định rất tiến bộ của Bộ luật Hồng Đức, vì đối với
đối tượng là trẻ em (dưới 12 tuổi) thì sự phát triển tâm sinh lý là chưa đầy đủ, vì vậy
việc đứa bé gái này có đồng ý thì vẫn xử tội và theo quy định thì mức hình phạt cũng
giống như Điều 403.
Điều 409 quy định “Quan coi ngục, lại ngục, ngục tốt gian dâm với đàn bà, con gái
có chuyện thưa kiện thì tội nặng hơn một bực so với tội gian dâm thường. Nếu có thuận
tình thì giảm 3 bực tội cho các gian phụ ấy. Nếu họ bị hiếp thì khơng xử tội.”36 Như
vậy trong Điều 409 thì quy định hành vi gian dâm, tuy nhiên đoạn cuối có đề cập đến
hành vi hiếp dâm đó là “nếu họ bị hiếp thì khơng xử tội”. Tuy nhiên điểm đặc biệt
trong điều này là chủ thể thực hiện hành vi chỉ có thể là quan coi ngục, lại ngục và
ngục tốt còn nạn nhân chỉ có thể là người đàn bà, con gái có chuyện thưa kiện, đồng
thời trong điều luật này chủ thể phạm tội nếu thực hiện hành vi hiếp thì mức hình phạt
khơng nặng hơn so với hành vi gian dâm thuận tình mà hình phạt lại được giảm cho
nạn nhân tức là nạn nhân trong trường hợp này sẽ không bị xử tội nữa. Đây cũng có thể
coi là quy định hướng tới bảo vệ nạn nhân là phụ nữ trong bộ luật này.
Như vậy sau khi tìm hiểu các tội xâm phạm tình dục trong Bộ luật Hồng Đức ta thấy

có nhiều nét tương đồng so với pháp luật hình sự hiện hành đó là về chủ thể phạm tội
34

Nguyễn Quang Thắng (phiên âm, dịch nghĩa) - Nguyễn Văn Tài (hiệu đính), Lê Triều hình luật, Nxb Văn hóa –
thông tin, tr. 219.
35
Nguyễn Quang Thắng (phiên âm, dịch nghĩa) - Nguyễn Văn Tài (hiệu đính), Lê Triều hình luật, Nxb Văn hóa –
thơng tin, tr. 219.
36
Nguyễn Quang Thắng (phiên âm, dịch nghĩa) - Nguyễn Văn Tài (hiệu đính), Lê Triều hình luật, Nxb Văn hóa –
thơng tin, tr. 221.


19

phải là nam giới, nạn nhân là nữ giới và quy định rõ luôn trong bộ luật. Đồng thời hành
vi hiếp dâm trẻ em cũng có chia thành thuận tình và khơng thuận tình nhưng vẫn có thể
xử lý tội phạm được. Đây là những quy định rất tiến bộ trong thời kỳ này. Tuy nhiên
Bộ luật Hồng Đức cũng còn những hạn chế như việc quy định hành vi phạm tội cịn ít
cũng như phạm vi xác định hành vi nào là hành vi xâm phạm tình dục cịn chưa mở
rộng mà chỉ mới dừng lại ở hành vi hiếp dâm mà thôi. Tuy nhiên trong thời kỳ phong
kiến, xã hội còn nặng tư tưởng “trọng nam khinh nữ” mà đã có những tư tưởng tiến bộ
nhằm bảo vệ phụ nữ như vậy đã là một bước phát triển rất lớn của pháp luật hình sự
thời kỳ này.
 Hồng Việt Luật Lệ (Bộ luật Gia Long)
Hoàng Việt Luật Lệ được ban hành năm 1815, dưới thời nhà Nguyễn. Trong Hồng
Việt Luật Lệ, tội phạm gian (tội phạm về tình dục) được quy định thành một nhóm tội
riêng với 9 điều luật quy định về các tội danh khác nhau từ Điều 332 đến 340.
Các tội phạm về tình dục trong Hoàng Việt Luật Lệ bao gồm 9 điều luật nhưng thực
chất chỉ có 8 loại hành vi phạm tội, đó là thơng gian (ngoại tình), gian dâm (thuận tình

giao cấu), cưỡng gian (hiếp dâm), cưỡng dâm, thân thuộc tương gian (loạn luân), dung
túng thê thiếp phạm gian, vu chấp gian ơng (vu cáo thân thích cao niên phạm gian),
quan lại túc xướng – quan lại ở đêm với con hát.
Như vậy đây là các hành vi liên quan đến tình dục, tuy nhiên chỉ có các hành vi sau
mới là hành vi xâm phạm tình dục: cưỡng gian và cưỡng dâm.
Trong Hoàng Việt Luật Lệ, hành vi cưỡng gian được hiểu là người đàn ông dùng
cường bạo, sức mạnh để giao cấu với người phụ nữ.37 Hành vi chỉ bị coi là phạm tội
hiếp dâm khi có trạng thái cường bạo mà người phụ nữ khơng có khả năng chống trả,
chạy thốt và hình phạt mà người phạm tội phải chịu sẽ là treo cổ (Điều 332), “trường
hợp cưỡng gian chưa thành thì bị phạt 100 trượng, lưu 3000 dặm”.38
Đoạn 3 Điều 332 quy định “cưỡng gian bé gái dưới 12 tuổi, nhân đó đưa đến chết
và dụ dỗ bé gái dưới 10 tuổi rồi cưỡng hành dâm ô thì chiếu lệ quang cơn chém ngay,
cịn cưỡng gian bé gái 12 tuổi trở xuống, 10 tuổi trở lên thì chém (giam chờ), hịa gian
thì vẫn chiếu hịa đồng cưỡng mà luận tội, phạt treo cổ (giam chờ)”.39 Như vậy theo
quy định này thì hành vi giao cấu thuận tình hay khơng thuận tình với bé gái dưới 12
tuổi thì đều phạm tội hiếp dâm. Trong đoạn 3 Điều 332 các nhà làm luật đã dựa vào
37

Trương Quang Vinh (2008), Tội phạm và hình phạt trong Hồng Việt Luật Lệ, Nxb Tư pháp, tr. 176.
Nguyễn Quang Thắng, Nguyễn Văn Tài (dịch) (1994), Hồng Việt Luật Lệ, Nxb Văn hóa - thông tin, tr. 903.
39
Trương Quang Vinh (2008), Tội phạm và hình phạt trong Hồng Việt Luật Lệ, Nxb Tư pháp, tr. 177.
38


×