1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Quyền con người luôn là mục tiêu phấn đấu của nhân loại. Nó được đảm
bảo, gắn liền với sự phát triển của xã hội. Tuyên ngôn thế giới về quyền con người
(UDHR) đã khẳng định “Tất cả mọi người sinh ra đều tự do và bình đẳng về phẩm
giá và các quyền” [70]. Theo sự phát triển của xã hội, các quyền con người được
ghi nhận và bảo vệ ngày càng nhiều, như: quyền không bị phân biệt đối xử, bình
đẳng trước pháp luật; quyền tự do tư tưởng, tín ngưỡng, tôn giáo; quyền tự do đi lại,
cư trú và quyền tự do tình dục. Các quyền con người này được các quốc gia thành
viên trên thế giới quy định, cụ thể hóa vào hệ thống pháp luật của nước mình.
Ở nước ta, "trải qua mấy cuộc trường chinh đánh giặc dựng nước, giữ nước,
với bao hi sinh, mất mát, mỗi người Việt Nam hiểu rõ hơn ai hết các giá trị của tự do
và quyền làm người. Vì vậy, với chúng ta, quyền con người thật sự thiêng liêng" [126,
tr.41]. Do đó, quyền con người nói chung và quyền tự do tình dục nói riêng được hiến
định và ghi nhận trong Bộ luật hình sự (BLHS) rất sớm: “Mọi người có quyền bất
khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về sức khoẻ, danh dự và nhân
phẩm; không bị tra tấn, bạo lực, truy bức, nhục hình hay bất kỳ hình thức đối xử
nào khác xâm phạm thân thể, sức khỏe, xúc phạm danh dự, nhân phẩm” [108].
Trong quá trình hội nhập quốc tế, cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội, tình
hình tội phạm xâm phạm tình dục (XPTD) diễn biến ngày càng phức tạp, khó
lường. Chúng không còn là hiện tượng mang tính chất điểm nóng tại một vài địa
phương, đô thị có nhịp độ phát triển kinh tế cao mà đã phổ biến trên nhiều tỉnh,
thành trong cả nước. Điều đáng lo ngại, trong những năm gần đây, số lượng các tội
XPTD có chiều hướng gia tăng, tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của loại
tội này hết sức nghiêm trọng, phương pháp, thủ đoạn thực hiện tội phạm ngày càng
tinh vi, xảo quyệt.
Thống kê của Tòa án nhân dân tối cao (TANDTC), trên phạm vi cả nước, từ
năm 2006 đến 2017, trung bình mỗi năm Tòa án nhân dân (TAND) các cấp xét xử
sơ thẩm 1.624 vụ tương ứng với 1.845 bị cáo và có xu hướng gia tăng đáng kể
2
[115]. Đặc biệt, độ tuổi nạn nhân của nhóm tội phạm hướng tới ngày càng thấp.
Hiệp hội Quốc gia Phòng chống Bạo hành trẻ em (NSPCC) thống kê độ tuổi trung
bình của trẻ em bị xâm hại tình dục là 9 tuổi. Cứ 4 bé gái thì có 1 bé bị xâm hại tình
dục, 6 bé trai thì có 1 bé bị xâm hại tình dục [207]. Bên cạnh đó, Quỹ Nhi đồng
Liên Hiệp Quốc (Unicef) cũng thống kê:
Trên toàn thế giới, 1/5 nữ giới và 1/7 nam giới đã từng bị XHTD,
9% đến 25% trẻ em ở khu vực Châu Á đã phải chịu đựng nhiều mức độ
xâm hại thể chất khác nhau, theo khảo sát 30% cả bé trai và bé gái đã từng
phải chịu đựng cưỡng bức tình dục. XPTD đang diễn ra phổ biến vì theo
một số đánh giá, trên thế giới trong số 4 trẻ thì có 1 trẻ bị XHTD [67, tr.23].
Ở Việt Nam, trước đây trẻ bị XPTD thường dao động từ 13-18 tuổi thì nay
xuất hiện nhiều vụ việc ở lứa tuổi từ 5 đến dưới 13, thậm chí không hiếm trường hợp
trẻ dưới 5 tuổi bị XPTD. Vấn nạn này có xu hướng ngày càng gia tăng chóng mặt,
theo thông kê mới nhất của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, trung bình 8 giờ lại
có thêm một trẻ em bị XPTD, điều đó tương ứng một ngày có thêm 3 trẻ em bị xâm
hại ở Việt Nam. Nguy hiểm hơn, khi con số thống kê cho thấy 93% thủ phạm có mối
quan hệ quen biết với nạn nhân, trong đó 47% kẻ xâm hại là họ hàng, người trong gia
đình nạn nhân (không loại trừ bố đẻ, bố dượng hay anh ruột của nạn nhân..) [207].
Chính những điều này đã gây mất trật tự trị an, ảnh hưởng xấu đến thuần phong mỹ
tục, là biểu hiện nghiêm trọng của sự suy đồi đạo đức, làm nhức nhối xã hội, gây
hoang mang lo lắng trong nhân dân và là mối lo cho toàn xã hội.
Để đấu tranh phòng, chống tội phạm nói chung và các tội XPTD nói riêng,
Nhà nước cần tiến hành đồng bộ các biện pháp khác nhau, trong đó biện pháp hình
sự đóng vai trò rất quan trọng. BLHS năm 1999 với việc quy định các tội XPTD đã
góp phần quan trọng vào đấu tranh phòng, chống loại tội phạm này. Tuy nhiên,
trước yêu cầu của chiến lược cải cách tư pháp và xu thế hội nhập quốc tế cùng với
sự phát triển như vũ bão của công nghệ thông tin, BLHS năm 1999 bộc lộ nhiều bất
cập, hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế xã hội, gây ảnh hưởng
không nhỏ đến chất lượng áp dụng hình phạt trên thực tế. Cụ thể:
3
Thứ nhất, quy định của BLHS năm 1999 về các tội XPTD chưa đầy đủ, chặt
chẽ, rõ ràng, đảm bảo tính thống nhất trong cách hiểu, áp dụng và tương quan với
các luật liên quan. Ví dụ như, tên tội danh: tội hiếp dâm trẻ em, tội cưỡng dâm trẻ
em, tội giao cấu với trẻ em, tội dâm ô đối với trẻ em đã không còn phù hợp, do quan
niệm về trẻ em đã thay đổi và được cụ thể hóa trong Luật Trẻ em năm 2016; quy
định về hành vi khách quan của các tội này lạc hậu, chưa toàn diện, khái quát được
các dạng hành vi phạm tội đang diễn ra trong thực tế; vấn đề chủ thể tội phạm còn
nhiều ý kiến trái chiều, chưa thống nhất; phân hóa trách nhiệm hình sự (TNHS) và
hình phạt còn chưa chặt chẽ, gây vướng mắc, khó khăn khi áp dụng, dẫn đến hiện
tượng oan, sai trong xét xử.
Thứ hai, mặc dù tính chất nguy hiểm cao của những hành vi XPTD (6 tội)
đã được ghi nhận trong BLHS năm 1999 nhưng quy định TNHS và hình phạt lại
chưa tương xứng, chưa đủ sức răn đe, tạo hiệu quả cao trong công tác phòng, ngừa
các tội này. Thậm chí, có tội khung hình phạt quy định còn nhẹ chưa tương xứng
với tính chất phạm tội như tội hiếp dâm, tội dâm ô với trẻ em. Mức độ phân hóa
TNHS của các tội XPTD cũng chưa sâu sắc. Do đó, hiện tượng người phạm tội
khinh nhờn, coi thường pháp luật, thực hiện hành vi tái phạm, tái phạm nguy hiểm
các tội XPTD khá nhiều.
Thứ ba, BLHS năm 1999 đã quy định 6 tội XPTD là: tội hiếp dâm, tội hiếp
dâm trẻ em, tội cưỡng dâm, tội cưỡng dâm trẻ em, tội giao cấu với trẻ em và tội
dâm ô đối với trẻ em. Tuy nhiên, hiện nay trên thực tế đã xuất hiện nhiều hành vi
XHTD rất nguy hiểm nhưng lại chưa được hình sự hóa như hành vi dâm ô, quấy rối
tình dục ... Điều này dẫn đến hiện tượng tạo lỗ hổng trong quy định pháp luật làm
bỏ lọt tội phạm về nhóm tội này.
Thứ tư, nghiên cứu thực tiễn xét xử các tội XPTD cho thấy, còn không ít
trường hợp định tội danh chưa chính xác, chưa đúng người, đúng tội, đúng pháp
luật; áp dụng TNHS, quyết định hình phạt chưa tương xứng với mức độ và tính chất
nguy hiểm của hành vi phạm tội, làm giảm hiệu quả của công tác đấu tranh phòng
và chống loại tội phạm này nói riêng cũng như các tội phạm nói chung.
4
Thứ năm, BLHS năm 2015 (sửa đổi bổ sung 2017) (trong luận án này
NCS thống nhất gọi là BLHS năm 2015) tuy có sửa đổi, bổ sung, khắc phục hạn
chế một số quy định về các tội XPTD nhưng vẫn chưa giải quyết triệt để những
hạn chế nêu trên.
Bên cạnh đó, dưới góc độ nghiên cứu, các tội XPTD là một đề tài có nội
dung phong phú và phức tạp nên được nhiều nhà nghiên cứu khoa học quan tâm.
Thời gian qua, ở các mức độ khác nhau đã có một số công trình khoa học đề cập
trực tiếp hoặc gián tiếp đến đề tài này hoặc xem xét nó trong tương quan là một
phần, mục trong các giáo trình, sách chuyên khảo, bình luận hoặc đề cập chung khi
nghiên cứu vấn đề định tội danh, quyết định hình phạt nói chung, hay dưới góc độ
tội phạm học - phòng ngừa tội phạm đối với nhóm tội phạm này; v.v. Tuy nhiên,
chưa có một công trình nào là luận án tiến sĩ tập trung đi sâu, nghiên cứu cơ sở lý
luận và thực tiễn áp dụng các quy định về các tội XPTD trong luật hình sự (LHS)
Việt Nam; cũng như phân tích thực tiễn xét xử các tội phạm này trong 12 năm
(2006-2017) đồng thời đề xuất các kiến nghị, giải pháp tiếp tục hoàn thiện quy định
về nhóm tội phạm này trong thời gian tới.
Do đó, để đáp ứng cách tiếp cận quyền con người trong Hiến pháp và thực tiễn
quy định, xét xử, nghiên cứu, diễn biến thực trạng các tội XPTD, việc nghiên cứu một
cách có hệ thống về mặt lý luận trên cơ sở tổng kết thực tiễn xét xử cũng chính là để
góp phần làm sáng tỏ những quy định của pháp luật hình sự (PLHS) Việt Nam về các
tội phạm này; góp phần hoàn thiện lý luận, khắc phục những quy định bất cập, đưa ra
những kiến nghị khả thi, tiến tới xây dựng một hệ thống các chính sách hình sự và giải
pháp nhất quán trong pháp luật, trong nhận thức về các tội XPTD ở nước ta hiện nay là
hết sức cần thiết. Với nhận thức như trên, NCS đã chọn đề tài "Các tội xâm phạm tình
dục trong luật hình sự Việt Nam" làm luận án tiến sĩ luật học của mình.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
2.1. Mục đích nghiên cứu
Mục đích của luận án làm sáng tỏ, sâu sắc và có hệ thống những vấn đề lý luận,
thực tiễn về các tội XPTD, trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp hoàn thiện pháp luật, các
5
giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng quy định PLHS về các tội XPTD trong quá trình
giải quyết vụ án, góp phần nâng cao hiệu quả đấu tranh phòng, chống nhóm tội phạm
này, bảo đảm quyền con người, bảo đảm sự ổn định, trật tự an toàn xã hội.
2.2. Nhiệm vụ của luận án
Để thực hiện mục đích nêu trên, luận án đặt ra các nhiệm vụ nghiên cứu sau:
1) Đánh giá tổng quan tình hình các công trình nghiên cứu có liên quan đến
đề tài của luận án ở trong và ngoài nước, nhận xét và chỉ ra ra những vấn đề cần tiếp
tục nghiên cứu của luận án.
2) Xây dựng khái niệm khoa học về các tội XPTD và làm rõ đặc điểm, cơ sở,
căn cứ quy định các tội XPTD trong LHS Việt Nam.
3) Hệ thống hóa và khái quát lịch sử hình thành, phát triển của PLHS Việt Nam
về các tội XPTD từ thời phong kiến đến nay, trên cơ sở đó đưa ra những nhận xét, so
sánh và đánh giá.
4) Nghiên cứu, phân tích, so sánh quy định về các tội XPTD trong BLHS
một số nước trên thế giới và rút ra những bài học kinh nghiệm lập pháp.
5) Phân tích các quy định của BLHS năm 1999 về các tội XPTD, làm rõ các
yếu tố cấu thành tội phạm (CTTP) của các tội này, trên cơ sở đó so sánh và chỉ ra
những bất cập về mặt lập pháp hình sự.
6) Phân tích thực tiễn xét xử về các tội XPTD ở nước ta trong 12 năm (2006
-2017), đồng thời chỉ ra những tồn tại, hạn chế về pháp luật cũng như về thực tiễn
áp dụng pháp luật và chỉ ra nguyên nhân cần khắc phục.
7) Đề xuất, kiến nghị việc tiếp tục sửa đổi, bổ sung quy định của BLHS năm
2015 về các tội XPTD và các giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng các quy định này
trong thực tiễn.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Luận án nghiên cứu về những quy định của PLHS Việt Nam về các tội
XPTD; những vấn đề lý luận liên quan và thực tiễn xét xử 12 năm trở lại đây đối
với các tội XPTD ở Việt Nam; và kinh nghiệm lập pháp của một số nước trên thế
giới về các tội XPTD
6
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Dưới cách tiếp cận của LHS, luận án xác định phạm vi nghiên cứu là những
vấn đề về tội phạm, hình phạt cũng như các vấn đề liên quan đến việc xây dựng và
thực thi PLHS đối với các tội xâm phạm trực tiếp đến quyền bất khả xâm phạm tình
dục của con người được quy định tại Chương XII, BLHS năm 1999. Cụ thể là: tội
hiếp dâm, tội hiếp dâm trẻ em, tội cưỡng dâm, tội cưỡng dâm trẻ em, tội giao cấu với
trẻ em và tội dâm ô với trẻ em (được quy định ở các điều luật tương ứng: Điều 111,
Điều 112, Điều 113, Điều 114, Điều 115, Điều 116 trong BLHS năm 1999). Luận án
không nghiên cứu tất cả các tội phạm liên quan đến tình dục. Các nội dung về xã hội
học, tội phạm học ... liên quan đến đề tài không phải là phạm vi nghiên cứu của luận
án, nhưng NCS vẫn sử dụng khi giải quyết các vấn đề của LHS có liên quan.
Việc nghiên cứu kinh nghiệm lập pháp của một số nước trên thế giới về các
tội XPTD chỉ nhằm mục đích tham khảo và tăng cường tính thuyết phục cho việc
phân tích, lập luận, đánh giá hoặc kiến nghị hoàn thiện PLHS Việt Nam về nhóm tội
này. Ngoài ra, việc nghiên cứu thực tiễn xét xử các tội XPTD ở Việt Nam được giới
hạn từ 2006 - 2017, trên phạm vi cả nước, nhằm tổng kết thực tiễn, làm cơ sở cho
những kiến nghị tiếp tục hoàn thiện PLHS và giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng
PLHS trong việc xử lý các tội phạm này.
4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận án
4.1. Phương pháp luận của luận án
Phương pháp luận để nghiên cứu luận án là phép duy vật biện chứng và phép
duy vật lịch sử.
Cơ sở lý luận của luận án là học thuyết Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh;
quan điểm của Đảng về đấu tranh phòng chống tội phạm trong quá trình xây dựng
Nhà nước pháp quyền tại Việt Nam; Cơ sở thực tiễn của luận án là những bản án,
quyết định của Tòa án về các tội XPTD; những số liệu thống kê, báo cáo tổng kết
của TANDTC và địa phương về các tội phạm này.
4.2. Phương pháp nghiên cứu của luận án
Luận án sử dụng một số phương pháp nghiên cứu làm sáng tỏ các tri thức
khoa học LHS và luận chứng các vấn đề tương ứng được nghiên cứu như:
7
Phương pháp phân tích làm sáng tỏ những vấn đề lý luận cơ bản về các tội
XPTD, làm rõ nội hàm các quy phạm pháp luật trong và ngoài nước về các tội phạm
này ở Chương 1, 2. Qua đó, đánh giá bản chất, cũng như hạn chế của hệ thống pháp
luật về các tội XPTD. Đồng thời, phương pháp này còn được sử dụng để phân tích
thực trạng quy định, áp dụng các tội XPTD ở Việt Nam, chỉ ra những mặt được và
còn hạn chế của thực tiễn xét xử các tội này trong Chương 3,4.
Phương pháp lịch sử được sử dụng để khảo cứu các tài liệu, các nguồn sử
liệu khác nhau về nhà nước và pháp luật có liên quan đến các tội XPTD trong
Chương 1 và Chương 2.
Phương pháp tổng hợp được sử dụng để khái quát hóa các quan điểm khoa
học về các tội XPTD, chỉ ra những đặc điểm có tính quy luật của pháp luật thực
định cũng như thực tiễn áp dụng các tội phạm này ở các Chương. 1,2,3.
Phương pháp thống kê, khảo sát án điển hình được sử dụng để tổng hợp các số
liệu liên quan đến thực tiễn xét xử các tội XPTD trong 12 năm (2006 – 2017), đồng
thời, phản ánh tính khách quan của thực trạng này trong Chương 3, làm cơ sở cho việc
đánh giá cũng như đưa ra các giải pháp hoàn thiện pháp luật về các tội XPTD.
Phương pháp so sánh luật học được sử dụng để so sánh, từ đó chỉ ra những
điểm tương đồng, khác biệt về các quy phạm tương ứng có liên quan đến các tội
XPTD của Việt Nam với một số nước trên thế giới và rút ra kinh nghiệm cho các đề
xuất hoàn thiện quy định của BLHS Việt Nam về các tội phạm này trong Chương 2.
5. Những đóng góp mới của luận án
Thông qua việc đánh giá tổng quan tình hình các công trình nghiên cứu có
liên quan đến đề tài của luận án ở trong và ngoài nước, Luận án nghiên cứu toàn
diện, có hệ thống những vấn đề lý luận và thực tiễn về các tội XPTD trong LHS
Việt Nam. Luận án phân tích các quy định pháp luật, các luận điểm khoa học để từ
đó xây dựng khái niệm khoa học về các tội XPTD và làm rõ đặc điểm, cơ sở, căn cứ
quy định các tội XPTD trong LHS Việt Nam.
Hệ thống hóa và khái quát lịch sử hình thành, phát triển của PLHS Việt Nam về
các tội XPTD từ thời phong kiến đến nay; đồng thời nghiên cứu, phân tích, so sánh
8
quy định về các tội XPTD trong BLHS một số nước trên thế giới, trên cơ sở đó đưa
ra những nhận xét, so sánh và đánh giá về những hạn chế, luận giải về thành tựu có
thể kế thừa và những bài học cần rút kinh nghiệm.
Qua việc phân tích các quy định của BLHS năm 1999 về các tội XPTD, làm rõ
các yếu tố cấu thành tội phạm (CTTP) của các tội này, trên cơ sở đó so sánh và chỉ ra
những bất cập về mặt lập pháp hình sự; cùng với việc đánh giá thực tiễn xét xử, áp
dụng các tội XPTD ở nước ta trong 12 năm (2006 -2017), luận án chỉ ra những hạn
chế, bất cập và nguyên nhân những hạn chế, bất cập này, trên cơ sở đó đề xuất, kiến
nghị việc tiếp tục sửa đổi, bổ sung quy định của BLHS năm 2015 về các tội XPTD và
các giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng các quy định này trong thực tiễn.
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án
Những kết quả nghiên cứu của luận án có ý nghĩa khoa học và thực tiễn sâu sắc:
6.1. Ý nghĩa khoa học
Thông qua kết quả nghiên cứu, luận án sẽ góp phần bổ sung thêm những kiến
thức khoa học vào hệ thống tri thức về tội phạm nói chung và các tội XPTD nói
riêng. Cụ thể, luận án làm sáng tỏ một số khái niệm như: khái niệm tình dục, quyền
tình dục, các tội XPTD. Đồng thời, chỉ ra các đặc điểm và phân tích cơ sở của việc
quy định các tội XPTD trong LHS. ...
Luận án là công trình đầu tiên nghiên cứu về lịch sử lập pháp đối với các tội
XPTD một cách đầy đủ và có hệ thống về trình tự thời gian, phác họa một bức tranh
tổng thể về các tội XPTD trong lịch sử lập pháp hình sự Việt Nam nhằm phân tích
và chỉ rõ những giá trị kế thừa cần hoặc nên tiếp tục áp dụng trong lập pháp hình sự
và trong áp dụng PLHS ở nước ta hiện nay.
Bên cạnh đó, thực tiễn xét xử các tội XPTD được đánh giá và phân tích trên
cơ sở số liệu của 12 năm (2006 - 2017), được lấy từ nguồn thông tin đáng tin cậy.
Những số liệu này mô phỏng một cách chân thực về thực tiễn đấu tranh và xử lý
nhóm tội phạm này. Thêm vào đó, việc nghiên cứu so sánh với LHS của một số
nước được lựa chọn trên cơ sở sự khác biệt hoặc tương đồng về kinh tế, chính trị,
văn hóa xã hội và trình độ phát triển nhằm củng cố những cơ sở khoa học và lý luận
cho việc kiến nghị hoàn thiện pháp LHS Việt Nam về các tội XPTD.
9
6.2. Về thực tiễn
Trước tốc độ phát triển kinh tế xã hội và sự gia tăng chóng mặt các hành vi
XPTD hiện nay, việc nghiên cứu và đề xuất những kiến giải hoàn thiện pháp LHS
nước nhà là cần thiết và có ý nghĩa thiết thực trong công tác đấu tranh phòng chống
tội phạm trong tình hình mới. Những kiến nghị hoàn thiện pháp luật và nâng cao
hiệu quả áp dụng PLHS về các tội XPTD được xây dựng trên cơ sở: phân tích
những cơ sở lý luận và thực tiễn; phân tích bài học kinh nghiệm từ lịch sử và nước
ngoài; phân tích đầy đủ dấu hiệu, bản chất, tính nguy hiểm của tội phạm; phân tích
về thực tiễn 12 năm đấu tranh xử lý tội phạm ... nên sẽ bảo đảm có tính thuyết phục
và khả thi cao hơn. Ngoài ra, luận án sẽ bổ sung, góp phần làm phong phú thêm tư
liệu nghiên cứu về các tội XPTD ở Việt Nam. Luận án sẽ là tài liệu tham khảo hữu
ích cho cơ quan lập pháp, hành pháp và tư pháp ở Việt Nam trong việc sửa đổi, bổ
sung, giải thích, hướng dẫn và áp dụng các quy định pháp luật về các tội XPTD.
Đặc biệt, gần đây nhất là việc tiếp tục hoàn thiện BLHS năm 2015.
Đồng thời, luận án còn có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo cho công
tác nghiên cứu, giảng dạy về khoa học pháp lý nói chung, khoa học LHS, tội phạm
học nói riêng và cho các cán bộ thực tiễn đang công tác tại các cơ quan bảo vệ pháp
luật trong quá trình xử lý các tội XPTD.
7. Kết cấu của luận án
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo và Phụ lục, luận
án gồm 4 chương như sau:
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu
Chương 2: Những vấn đề chung về các tội xâm phạm tình dục trong luật
hình sự
Chương 3: Các quy định của Bộ luật Hình sự năm 1999 về các tội xâm phạm
tình dục và thực tiễn xét xử.
Chương 4: Yêu cầu tiếp tục hoàn thiện quy định của Bộ luật Hình sự năm 2015
về các tội xâm phạm tình dục và những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng.
10
Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
Các tội xâm phạm tình dục là vấn đề phức tạp, phong phú trong cả lý luận và
thực tiễn, nó luôn được các nhà nghiên cứu, những người làm công tác lập pháp, áp
dụng thực tiễn và toàn xã hội quan tâm. Tính đến nay, đã có nhiều công trình nghiên
cứu khoa học có liên quan trực tiếp hay gián tiếp đến nhóm tội XPTD. Mỗi công
trình nghiên cứu đều đề cập dưới một góc độ nhất định, có ý nghĩa đóng góp vào
công tác đấu tranh, phòng chống tội phạm nói chung và các tội XPTD nói riêng. Cụ
thể, các công trình nghiên cứu tiêu biểu trong và ngoài nước như sau:
1.1. Tình hình nghiên cứu trong nước
Các tội xâm phạm tình dục xuất hiện rất sớm [22] [24] [110 [125] và nhận
được quan tâm, nghiên cứu rộng rãi trên nhiều khía cạnh. Những công trình
nghiên cứu này đã định hình, đặt nền móng cho khoa học pháp lý hình sự Việt
Nam về nhóm tội XPTD. Bởi vậy, các công trình sau đều có sự kế thừa, bình luận,
đánh giá hoặc phê phán kết quả nghiên cứu của những công trình trước. Tính đến
nay, việc nghiên cứu về nhóm các tội XPTD có hàng trăm công trình nghiên cứu
đã được công bố, phong phú, đa dạng trong cách khai thác dưới những phương
diện, góc nhìn khác nhau.
1.1.1. Dưới góc độ luật hình sự
`
Tiếp cận dưới góc độ LHS, các tội XPTD được rất nhiều các nhà nghiên cứu
quan tâm và khai khác dưới nhiều góc độ.
Nghiên cứu dưới góc độ lý luận, giải quyết những kiến thức nền căn bản của
nhóm tội xâm phạm về tình dục như khái niệm, dấu hiệu đặc trưng cơ bản của nhóm
tội… Đầu tiên, phải nói đến các công trình chính thống của các cơ sở đào tạo chuyên
sâu về luật, là các giáo trình của các trường đại học, như: Giáo trình LHS Việt Nam tập 2 của Trường Đại học Luật Hà Nội [135]; Giáo trình LHS Việt Nam - Phần các
tội phạm của Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội [17]; Giáo trình LHS Việt Nam Phần các tội phạm (Quyển 1 và 2) của Trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh
[136];Giáo trình LHS Việt Nam - Phần các tội phạm [20], do PGS.TSKH. Lê Văn
11
Cảm chủ biên; Giáo trình LHS Việt Nam - Phần các tội phạm do GS.TS. Võ Khánh
Vinh chủ biên [145]; Giáo trình LHS Việt Nam - Phần các tội phạm do TS. Cao Thị
Oanh chủ biên [95].
Nội dung của các giáo trình này đã nêu rõ khái niệm, dấu hiệu pháp lý của
tội phạm được quy định trong BLHS nói chung và các tội XPTD nói riêng. Đồng
thời, phân tích định nghĩa, làm sáng tỏ dấu hiệu pháp lý và các yếu tố trong CTTP,
như: khách thể, chủ thể, mặt khách quan, mặt chủ quan cũng như hình phạt của các
tội XPTD cụ thể.
Bên cạnh các giáo trình còn có một số sách chuyên khảo, tham khảo và bình
luận nghiên cứu, đề cập, liên quan đến các tội XPTD, như: Các tội tham nhũng, ma
túy và các tội phạm về tình dục đối với người chưa thành niên của Bộ Tư pháp
[11] ; Tìm hiểu các tội phạm về tham nhũng, ma tuý và XPTD đối với người chưa
thành niên của tác giả Nguyễn Ngọc Điệp và Đoàn Tấn Minh [38]; Bình luận khoa
học BLHS - Phần các tội phạm (tập I - Các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân
phẩm, danh dự của con người) và Bình luận án của tác giả Đinh Văn Quế [98,99];
Bình luận khoa học BLHS Việt Nam của tác giả Uông Chu Lưu (chủ biên) [75];
Mô hình LHS Việt Nam của tác giả Nguyễn Ngọc Hòa [49]; Định tội danh – lý
luận, lời giải mẫu và 500 bài tập của các tác giả Lê Cảm và Trịnh Quốc Toản [13];
Các tội xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, nhân phẩm, danh dự của con người, của tác
giả Trần Văn Luyện [76]; Tội phạm và TNHS của tác giả Trịnh Tiến Việt [146];
Tìm hiểu các tội xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, nhân phẩm, danh dự của con
người của các tác giả Bùi Anh Tuấn và Hồ Thị Nệ [137];v.v.
Các công trình nghiên cứu này đã giải quyết được một số vấn đề sau:
1) Giới thiệu BLHS năm 1985 sửa đổi có liên quan đến tội XPTD người
chưa thành niên, nêu ra yêu cầu đấu tranh, phòng chống nhóm tội phạm này và trích
một phần quy định BLHS năm 1985 có sửa đổi [11].
2) Cung cấp cho người đọc những nội dung cơ bản về các tội XPTD đối với
người chưa thành niên trong BLHS năm 1985 sửa đổi, bổ sung lần thứ tư. [38].
3) Phân tích, làm rõ các dấu hiệu pháp lý của các tội XPTD cụ thể [49, 75, 76, 137]
12
4) Bên cạnh đó các tác giả còn nêu ra các quan điểm cá nhân về các dấu hiệu
pháp lý của một số tội còn tranh luận như dấu hiệu định tội của tội hiếp dâm [75, 76, 98].
Dưới góc độ đề tài nghiên cứu khoa học, có một số công trình đã nghiên cứu,
đề cập, liên quan đến các tội XPTD nhưng lại chỉ giới hạn phạm vi, nội dung nghiên
cứu nạn nhân là trẻ em, như: PLHS và thực tế xét xử tội lạm dụng tình dục trẻ em,
của tác giả Lương Khải Ân [1]; Chính sách hình sự về tội XPTD trẻ em, của tác giả
Lê Quốc Hoàng [53]; các tội XPTD trẻ em, của hai tác giả Đoàn Thị Thu Nga và
Trần Thị Mỹ Dung năm 2005 [89]. Các đề tài nghiên cứu này đã phân tích và làm
sáng tỏ phần nào một số vấn đề lý luận về các tội XPTD trẻ em; Quy định về các tội
XPTD trẻ em qua các thời kỳ và trong BLHS năm 1999; Phân tích được một cách
khái quát quy định của một số nước về tội XPTD trẻ em; Đồng thời đưa ra những
kiến nghị hoàn thiện về các tội XPTD trẻ em.
Các công trình dưới dạng bài viết khoa học đăng trên các tạp chí chuyên
ngành liên quan đến các tội XPTD khá nhiều.
Thứ nhất, nhóm bài viết nghiên cứu, liên quan đến cả nhóm tội XPTD như,
bài viết “Về các tội phạm tình dục” của tác giả Dương Tuyết Miên đăng trên Tạp
chí Luật học số 6, năm 1998; “Hoàn thiện các quy định của PLHS về các tội XPTD
trẻ em” của tác giả Phạm Mạnh Hùng đăng trên Tạp chí Tòa án, số 12/2002; “Các
tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người - So sánh
giữa BLHS năm 1999 và BLHS năm 1985” của tác giả Nguyễn Ngọc Hòa đăng trên
Tạp chí Luật học số 1, năm 2001; “Hoàn thiện quy định của BLHS năm 1999 về các
tội xâm phạm nhân phẩm, danh dự của con người” của tác giả Đỗ Đức Hồng Hà
đăng trên Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số 08 năm 2010.
Các bài viết này đã giải quyết được một số vấn đề liên quan đến nhóm tội
XPTD. Cụ thể:
1) Đưa ra được định nghĩa các tội XPTD, xác định được các tội danh cụ thể
trong BLHS năm 1985 là các tội XPTD và đưa ra một số vấn đề cần giải quyết về các
tội phạm này trong BLHS năm 1985 sửa đổi, bổ sung năm 1997 [81].
2) Nêu khái quát các điều luật quy định về các tội XPTD trẻ em trong BLHS.
Đồng thời, đặt ra các vấn đề cần hoàn thiện về các tội phạm đó, như: tội giao cấu
13
với trẻ em (Điều 115 BLHS), tội hiếp dâm trẻ em thuộc khoản 4 Điều 112 BLHS.
Sau đó nêu một số bất cập về tình tiết định khung tăng nặng quy định trong các tội
XPTD trẻ em cần hoàn thiện [57].
3) Đề xuất, kiến nghị hoàn thiện về dấu hiệu định tội một số tội XPTD như
tội hiếp dâm (Điều 111 BLHS), tội cưỡng dâm (Điều 113 BLHS), tội giao cấu với
trẻ em (Điều 115 BLHS). Đồng thời, đưa ra các định hướng hoàn thiện về tình tiết
định khung tăng nặng của tội hiếp dâm cũng như hoàn thiện về hình phạt bổ sung
trong một số điều như Điều 112, Điều 113 và Điều 114 BLHS [40].
Thứ hai, nhóm bài viết nghiên cứu về các tội phạm cụ thể trong nhóm tội
XPTD phải kể đến đầu tiên là các bài viết về tội hiếp dâm. Bởi, tội danh này được
các nhà nghiên cứu luật học quan tâm và viết nhiều nhất trong sáu tội XPTD được
quy định trong BLHS năm 1999. Cụ thể, Tạp chí TAND trong hai năm 2004, 2005
đã đăng tải một chuỗi bài viết bình luận, trao đổi về một vụ án xoay quanh tội hiếp
dâm của rất nhiều tác giả. Đó là các bài viết “Nguyễn Văn S phạm tội hiếp dâm”
của tác giả Lưu Thị Thu Hiền [54]; “Xét xử Nguyễn Văn S. về tội giết người hay
hiếp dâm” của tác giả Phạm Thanh Hải [45]; “Nguyễn Văn S. phạm tội hiếp dâm”
của tác giả Nguyễn Đức Lực [77]; “Có căn cứ để kết luận Nguyễn Văn S. phạm
tội hiếp dâm” của tác giả Nguyễn Chí Công [29]; “Kết án Nguyễn Văn S. phạm tội
hiếp dâm là có căn cứ” của tác giả Đỗ Thanh Huyền [58]; “Trở lại bài: Nguyễn
Văn S. phạm tội hiếp dâm hay phạm tội xâm phạm thi thể mồ mả ” của tác giả
Nguyễn Thành Lâm [69]; “Làm rõ quan điểm của tác giả bài “Nguyễn Văn S.
phạm tội hiếp dâm hay tội xâm phạm thi thể mồ mả” của tác giả Nguyễn Văn
[142]; “Nguyễn Văn S. phải chịu trách nhiệm về tội hiếp dâm” của Ban biên tập
Tạp chí TAND [4].
Chuỗi bài viết trên xoay quanh nội dung một vụ án. Thông qua việc phân
tích, bình luận và đưa ra các quan điểm cá nhân tranh luận xoay quanh vụ án này,
các tác giả của chuỗi bài viết trên đã làm rõ và giải quyết được các vấn đề sau:
1) Phản ánh được thực trạng đấu tranh chống tội phạm hiếp dâm hiện nay là
có rất nhiều vụ án người phạm tội có hành vi phạm pháp tương tự hành vi của của S
14
đối với chị M. Người phạm tội thường dùng vật rắn như búa, cây, chày gỗ … đánh
mạnh vào đầu hoặc ấn đầu nạn nhân xuống nước… làm nạn nhân không còn sức
chống đỡ, theo đó, người phạm tội thực hiện hành vi giao cấu với nạn nhân. Hậu
quả là nạn nhân bị XPTD và có thể bị chết. Nếu nạn nhân chết, người phạm tội sẽ bị
truy cứu và xét xử về hai tội là giết người và hiếp dâm;
2) Phân tích và làm rõ các dấu hiệu pháp lý của tội hiếp dâm được quy định
tại Điều 111 của BLHS năm 1999: Người phạm tội phải có hành vi dùng vũ lực
hoặc đe dọa dùng vũ lực hoặc lợi dụng tình trạng không tự vệ được của nạn nhân
hoặc thủ đoạn khác để giao cấu; người phạm tội có hành vi giao cấu trái ý muốn với
nạn nhân; thiếu một trong hai cấu thành này thì không phạm tội hiếp dâm.
3) Mặc dù mỗi tác giả đều có quan điểm và cách tiếp cận riêng, trong quá
trình luận bàn cũng đã có những góc nhìn trái chiều nhưng cuối cùng và cốt lõi, các
tác giả thống nhất được trong vụ án trên Nguyễn Văn S phạm tội hiếp dâm và phải
chịu TNHS về hành vi phạm tội này.
Bên cạnh chuỗi bài viết thực tế trên, bàn về tội hiếp dâm còn một số bài viết
nghiên cứu dưới góc độ lý luận như “Về tội hiếp dâm theo quy định tại Điều 111
BLHS” của tác giả Nguyễn Hiển Khanh [66]; “Một vài ý kiến trao đổi về tội hiếp
dâm theo quy định tại Điều 111 BLHS” của tác giả Đỗ Việt Cường [30]; “Trao đổi
về tội hiếp dâm theo Điều 111 BLHS” của tác giả Đặng Xuân Nam [86]; “Bàn về
một số dấu hiệu pháp lý của tội hiếp dâm” của tác giả Bùi Thị Quyên [109]; “So
sánh dấu hiệu định tội của tội hiếp dâm trong BLHS Việt Nam hiện hành với BLHS
một số nước và kiến nghị” của tác giả Dương Tuyết Miên và tác giả Bùi Thị Quyên
[83]; “Nam giới có thể là người bị hại trong tội hiếp dâm hay không?” của tác giả
Trần Quang Thái [119].
Những bài viết này đã giải quyết được một số vấn đề lý luận và đưa ra quan điểm
cá nhân trước những vấn đề chưa thống nhất trong đường lối xử lý tội hiếp dâm, như:
1) Phân tích khái niệm và các dấu hiệu pháp lý của tội hiếp dâm, làm rõ thực
tiễn điều tra, truy tố, xét xử tội phạm này cũng như thực tiễn định khung và quyết
định hình phạt, từ đó đưa ra các định hướng hoàn thiện.
15
2) Làm rõ hai vấn đề chưa thống nhất trong tội hiếp dâm đó là CTTP và chủ
thể của tội danh này đồng thời đưa ra một số kiến nghị hoàn thiện theo quan điểm
cá nhân tác giả.
3) Đặt ra các vấn đề cần trao đổi về tội hiếp dâm như: các quan điểm khác
nhau về chủ thể, CTTP của tội danh này. Phân tích được đặc điểm sinh lý của nam
giới trong một số trường hợp đặc biệt trên cơ sở tìm hiểu các tài liệu nước ngoài, từ
đó tác giả đưa ra các kiến nghị hoàn thiện dấu hiệu pháp lý của tội hiếp dâm [109].
Cũng trong nhóm các bài viết về các tội cụ thể của nhóm tội XPTD, ngoài
các bài viết về tội hiếp dâm còn một số bài viết về các tội khác trong nhóm tội này,
như “Về Điều 112 trong BLHS năm 1999” của tác giả Nguyễn Khắc Hải [44]; “Một
số ý kiến trao đổi về tội giao cấu với trẻ em” của tác giả Phạm Văn Nhớ [91]; “Võ
Văn Tuấn phạm tội cưỡng dâm” của tác giả Ngô Văn Nhạc [90]. Các bài viết này đã
giải quyết được một số vấn đề sau:
1) Nêu khái quát các điều luật quy định về các tội XPTD trẻ em trong BLHS
năm 1999. Đồng thời, đặt ra các vấn đề cần hoàn thiện về các tội phạm đó, như: tội
giao cấu với trẻ em, tội hiếp dâm trẻ em. Sau đó nêu lên một số bất cập về tình tiết
định khung tăng nặng quy định trong một số tội XPTD trẻ em cần hoàn thiện [57].
2) Đề xuất, kiến nghị hoàn thiện về dấu hiệu định tội của tội cưỡng dâm
(Điều 113 BLHS), tội giao cấu với trẻ em (Điều 115 BLHS) của BLHS năm 1999.
Đồng thời đưa ra các định hướng hoàn thiện về tình tiết định khung tăng nặng của
cũng như là hoàn thiện về hình phạt bổ sung của các tội này [90, 91].
1.1.2. Dưới góc độ tội phạm học
Tiếp cận, nghiên cứu các tội XPTD dưới góc độ tội phạm học có khá nhiều
các công trình nghiên cứu ở các cấp độ, quy mô khác nhau.
Nghiên cứu ở cấp độ luận án tiến sĩ, cho đến thời điểm hiện tại có luận án
tiến sĩ của tác giả Lê Hữu Du với đề tài “Đấu tranh phòng chống tội hiếp dâm trẻ
em ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay” [31]. Thông qua phân tích, đánh giá tình
hình và nguyên nhân, điều kiện phạm tội hiếp dâm trẻ em trong những năm qua,
tác giả cũng đã dự báo tình tình tội hiếp dâm trẻ em trong những năm tới, đồng
16
thời xây dựng hệ thống giải pháp phòng ngừa tội phạm này có hiệu quả nhằm hạn
chế tiến tới loại trừ tội phạm hiếp dâm trẻ em ra khỏi cộng đồng. Cụ thể luận án đã
làm sáng tỏ được những vấn đề sau: 1) Khái quát được tình hình nghiên cứu trong
và ngoài nước về những vấn đề liên quan đến đề tài luận án, đánh giá được những
thành công hạn chế của những đề tài này. 2) Đánh giá được thực trạng, diễn biến,
cơ cấu, tính chất của tình hình tội hiếp dâm trẻ em từ năm 2007 - 2013. 3) Phân
tích thực trạng và rút ra được nguyên nhân, điều kiện làm phát sinh tội hiếp dâm
trẻ em. 4) Dự báo được xu hướng của tình hình tội hiếp dâm trẻ em ở Việt Nam
trong thời gian tới, từ đó xây dựng hệ thống các giải pháp phòng ngừa có hiệu quả
về loại tội phạm này.
Tiếp cận dưới góc độ luận văn thạc sĩ, có một số công trình như: “Đấu tranh
phòng, chống các tội XPTD trẻ em trên địa bàn tỉnh Đồng Nai” của tác giả Lê Văn
Tình [129]; “Phòng ngừa các tội XPTD trên địa bàn thành phố Hà Nội” của tác giả
Lưu Hải Yến [148]. Trong các công trình nghiên cứu này, các tác giả đã phân tích,
đánh giá tình hình các tội XPTD từ đó xác định nguyên nhân của các tội XPTD.
Trên cơ sở đó, các tác giả dự báo tình hình các tội XPTD trong thời gian tới. Đồng
thời đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả phòng ngừa các tội XPTD
trên địa bàn thành phố Hà Nội [148] và Đồng Nai [129].
Ngoài ra, còn một số công trình nghiên cứu khác dưới dạng sách chuyên đề
tham khảo như, Trần Mạnh Đạt (2008), “Lạm dụng tình dục trẻ em ở Việt Nam - thực
trạng nguyên nhân và một số giải pháp”, sách chuyên đề về pháp luật Việt Nam và
công ước quốc tế bảo vệ trẻ em trước tệ nạn lạm dụng tình dục, NXB Giáo dục, Hà
Nội; hay một số bài viết khoa học, bài báo của các tác giả, Nguyễn Xuân Yêm (1999)
“Hiếp dâm - lạm dụng tình dục ở trẻ em, thực trạng nguyên nhân và giải pháp”, Tạp
chí trật tự an toàn xã hội số 5 năm 1999; Nguyễn Hải Hữu (2012), “Kinh nghiệm của
một số nước về hệ thống bảo vệ trẻ em”, bài viết chuyên đề đăng trên trang thông tin
điện tử của Cục chăm sóc bảo vệ trẻ em - Bộ lao động thương binh xã hội; Trần
Hằng, Tuấn Hương (2012) “Rèn kỹ năng để trẻ em tự bảo vệ mình, tránh bị xâm hại
tình dục”, Bài viết chuyên đề đăng trên trang tin điện tử của công an tỉnh Bắc Ninh
17
ngày 03/12/2012; Cục chăm sóc bảo vệ trẻ em - Bộ Lao động thương binh và xã hội
(2014), “Trẻ em bị xâm hại vì khoảng chống của pháp luật”, Bài viết chuyên đề đăng
trên trang tin điện tử của Cục chăm sóc bảo vệ trẻ em; …
Qua nghiên cứu, NCS nhận thấy các công trình trên đều phân tích được thực
trạng, diễn biến, tìm ra nguyên nhân và đề xuất giải pháp phòng ngừa sự gia tăng
của các tội XPTD, đặc biệt là XPTD trẻ em. Cụ thể:
Về thực trạng, diễn biến, các công trình nghiên cứu trên, ít nhiều đã nêu lên
được bức tranh chung về tình hình các tội XPTD, đặc biệt là XPTD trẻ em. Qua đó,
thấy được thực trạng số lượng tội phạm này đang gia tăng và lan rộng trên phạm vi
cả nước, khắp các địa bàn từ thành thị đến nông thôn, đồng bằng, miền núi.
Về nguyên nhân phát sinh loại tội phạm này được các tác giả đề cập đến là các
nguyên nhân về kinh tế, xã hội, những yếu kém trong hoạt động quản lý liên quan của
nhà nước, các nguyên nhân về tâm lý, văn hóa xã hội, về bệnh lý, về ảnh hưởng trực
tiếp bởi các phim ảnh có nội dung khiêu dâm, hoặc do kẽ hở của pháp luật…
Về giải pháp phòng ngừa, xuất phát từ việc phân tích thực trạng, tìm ra
nguyên nhân, các tác giả cũng kiến nghị một số giải pháp chung nhằm đấu tranh
phòng, chống các tội XPTD. Không chỉ đề xuất những giải pháp về kinh tế - xã hội,
văn hóa, giáo dục, các tác giả còn cho rằng cần phải tiếp thu kinh nghiệm của các
nước trên thế giới trong việc phát triển nguồn nhân lực thực hành công tác xã hội
với trẻ em, phát triển trung tâm công tác xã hội trẻ em - một loại hình dịch vụ trong
mạng lưới bảo vệ trẻ em [65].
1.1.3. Dưới góc độ xã hội học
Tiếp cận dưới góc độ xã hội học về các tội XPTD phải kể đến một số công
trình nổi bật như sau:
Về đề tài nghiên cứu khoa học có thể kể đến các công trình: Nguyễn Thu
Hương (2005) “Xâm hại tình dục ở Việt Nam từ góc nhìn văn hóa xã hội” đề tài
nghiên cứu (của Quỹ Toyota, Nhật Bản tài trợ); Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam
(1997), “Nạn lạm dục tình dục trẻ em và hiếp dâm trẻ em, Kỷ yếu hội thảo nghiên
cứu khoa học.
18
Các sách chuyên khảo, tham khảo có, Hà Anh (2006) “Chế tài hình sự đối với
tội phạm xâm hại trẻ em và người chưa thành niên phạm tội”, của nhà xuất bản
(NXB) Tư pháp, Hà Nội; Nguyễn Thu Hương (2008), “Hiếp dâm ở Việt Nam từ quan
điểm văn hóa - xã hội và lịch sử”, NXB Thế giới, Hà Nội; Nguyễn Thu Hương
(2009), “Cấm kị và thực tiễn: Xâm hại tình dục tại Việt Nam hiện thời”, NXB Thế
giới, Hà Nội; Đào Xuân Dũng (2006), Tình dục học đại cương, NXB Y học, Hà Nội;
Ngoài ra, còn một số bài viết khoa học và bài báo cũng khai thác Các tội
XPTD dưới góc độ này như: TS. Dương Tuyết Miên (2005), “Những hậu quả tâm lý
đối với nạn nhân của tội hiếp dâm, hiếp dâm trẻ em giải pháp khắc phục”, Tạp chí
Luật học, Đặc san Bình đẳng giới; BS Hồ Đắc Duy (2007), “Pedophilia một loại tội
phạm tình dục nguy hiểm”, Tạp chí sức khỏe và đời sống, số 06; Hồng Nhung, “Một
số đặc điểm tâm, sinh lý của trẻ bị xâm hại tình dục”, Tạp chí du lịch Việt Nam
(vtr.org.vn); BS Quang Minh (2004), “Trẻ bị xâm hại tình dục: Một vài nguyên nhân
và những rối loạn tâm sinh lý”, Báo sức khỏe và đời sống, chuyên đề số 90; Thùy
Thảo (2009), “Nỗi đau của trẻ bị xâm hại tình dục”, “trang điện tử tỉnh ủy Phú Yên
ngày 12/6/2009 (baophuyen.com.vn); Lữ Huyền Phố (2012), “Tương lai tang thương
vì tuổi thơ méo mó”, Báo điện tử Công an nhân dân số ra ngày 18/12/2012…
Dưới góc độ xã hội học, các công trình này đã tập trung nghiên cứu và làm
sáng tỏ những vấn đề sau:
Thứ nhất, đưa ra được khái niệm chung về tình dục [32] [61]; Phân tích và
giải quyết hiện tượng xâm hại tình dục dưới góc nhìn của văn hóa - xã hội và lịch
sử [60]; Phản ánh thực trạng diễn biến hiện tượng xâm hại tình dục ở Việt Nam
qua lăng kính xã hội và giới tính [61, 114].
Thứ hai, thông qua các nghiên cứu trên [33, 82, 93, 96], các tác giả đều kết
luận: Hành vi xâm hại tình dục luôn để lại những hậu quả rất nặng nề, dai dẳng cho
các nạn nhân trực tiếp, đặc biệt đối những nạn nhân là trẻ em. Những hậu quả thiệt
hại mà các nạn nhân phải chịu theo các tác giả bao gồm ảnh hưởng về thể chất như:
trấn thương bộ phận sinh dục, các vùng nhạy cảm, rách âm hộ... Không hiếm những
trường hợp, trong quá trình xâm hại, người phạm tội đã sử dụng vũ lực gây thương
tích, thậm chí gây tử vong cho nạn nhân.
19
Về tâm lý, các nạn nhân bị xâm hại tình dục thường bị những chấn động lớn
về tâm lý khó có thể khắc phục. Không ít các nạn nhân sau khi bị xâm hại rơi vào
trạng thái hoảng loạn, sợ sệt, mặc cảm, chán sống, xa lánh người thân, khó hòa nhập
cộng đồng, mắc bệnh ảo giác và hoang tưởng bệnh lý, khó lập gia đình, thậm chí
còn hận đời. Về sinh lý, nhiều nạn nhân bị rối loạn chức năng tình dục, lãnh cảm.
Về xã hội, nạn nhân có khả năng mắc các bệnh truyền nhiễm, bệnh xã hội và dễ lây
lan ra cộng đồng [84]. Không những thế, hành vi xâm hại tình dục còn gây ra những
ảnh hưởng nặng nề cho gia đình nạn nhân và cộng đồng xã hội [31].
Tóm lại, trên cơ sở phân tích tổng quan tình hình nghiên cứu trong nước về các
tội XPTD, tác giả luận án đưa ra một số nhận xét như sau:
Thứ nhất, điểm nổi bật các các công trình khoa học nói trên đã giải quyết
được một số vấn đề lý luận liên quan đến các tội XPTD được quy định trong BLHS
năm 1999 như: khái niệm, dấu hiệu pháp lý chung của các tội XPTD và dấu hiệu
pháp lý của từng tội cụ thể trên cơ sở phân tích bốn yếu tố CTTP (chủ thể, khách
thể, mặt khách quan và mặt chủ quan); v.v… nhất là các giáo trình, sách chuyên
khảo, tham khảo, như Giáo trình LHS Việt Nam (Phần các tội phạm), NXB Đại học
Quốc gia Hà Nội, năm 2007 do tác giả Lê Cảm chủ biên hay các cuốn giáo trình và
sách chuyên khảo khác của các nhà nghiên cứu chuyên sâu về hình sự như Lê Cảm,
Trịnh Quốc Toản, Trần Văn Luyện và Cao Thị Oanh, Trịnh Tiến Việt… Những
nghiên cứu này đã được NCS tham khảo và sử dụng làm cơ sở lý luận để giải quyết
vấn đề nghiên cứu của mình ở phần lý luận chung.
Thứ hai, những công trình khoa học không nghiên cứu toàn bộ các tội XPTD
mà chỉ nghiên cứu một tội hoặc một vài tội, thậm chí nghiên cứu chỉ mang tính chất có
liên quan đến các tội này được thể hiện dưới dạng luận án, luận văn hay sách chuyên
khảo, tham khảo và bài viết, được NCS nghiên cứu, tham khảo đa chiều và sử dụng các
kết quả nghiên cứu đó một cách hợp lý trong luận án của mình.
Thứ ba, mặc dù việc nghiên cứu các tội XPTD xuất hiện từ rất sớm, các công
trình nghiên cứu khá đa dạng, phong phú, từ góc độ văn hóa xã hội, lịch sử cho đến
tội phạm học và đặc biệt là dưới khía cạnh pháp lí hình sự, ở các quy mô khác nhau
20
như giáo trình, sách chuyên khảo, tham khảo, bình luận, bài viết. Đặc biệt, trong đó
có không ít các công trình nghiên cứu gắn liền với thực tiễn áp dụng các quy định
về các tội XPTD của các cơ quan tiến hành tố tụng. Tuy nhiên, NCS nhận thấy,
chưa có một công trình nào ở cấp độ luận án tiến sĩ tiếp cận dưới góc độ khoa học
pháp lí hình sự Việt Nam, giải quyết một cách hệ thống, toàn diện cả về lý luận và
thực tiễn xét xử đối với các tội XPTD.
1.2. Tình hình nghiên cứu ngoài nước
Các tội XPTD là một vấn đề nhạy cảm, dễ gây bức xúc đối với nhân dân và
được các nhà nghiên cứu xã hội cũng như nghiên cứu PLHS trên thế giới quan tâm.
Vì vậy, có rất nhiều công trình khoa học nghiên cứu về các tội XPTD. Để có cái
nhìn khái quát tình hình nghiên cứu trên thế giới về nhóm tội này, NCS xin giới
thiệu một số công trình tiêu biểu tiếp cận dưới các góc độ sau:
1.2.1. Dưới góc độ luật hình sự
Công trình nghiên cứu “Criminal law, eight edition” (LHS, phiên bản lần thứ
8) của tác giả Joel Samaha, Đại học Minnesot xuất bản năm 2005 [163]. Tại chương
10, từ trang 333 đến trang 366, tác giả Joel Samaha đã viết về các tội chống lại con
người, trong đó có các tội XPTD. Trong phần này, tác giả đã tập trung làm rõ những
vấn đề sau: Các tội phạm XPTD là những tội phạm nghiêm trọng kể cả trong trường
hợp không xảy ra tổn thương về vật chất vì những tội phạm này xâm phạm sự riêng
tư theo cách mà các tội phạm gây thương tích không thể; Hệ thống tư pháp hình sự
giải quyết hiệu quả các vụ án hiếp dâm bởi những người lạ mặt và bởi những người
đàn ông sử dụng vũ khí; nhưng hệ thống này lại không giải quyết tốt một số lượng
rất lớn các vụ án hiếp dâm gây ra bởi những người đàn ông biết rõ nạn nhân của
mình là ai; Các quy định về hiếp dâm cũ trước đây xác định một tội phạm về giao
hợp sử dụng vũ lực, trong đó, chỉ có người đàn ông là có thể thực hiện đối với
người phụ nữ mà người phụ nữ đó không phải là vợ của họ; Các quy định hiện đại
đã mở rộng phạm vi các tội phạm tình dục, theo đó, gồm có một loạt các tội phạm
về tình dục do cả hai giới gây ra, bao gồm XPTD trái ý muốn và đụng chạm trái ý
muốn; Các quy định hiện đại về hiếp dâm đã nâng tầm quan trọng của sự chống cự
21
của nạn nhân đối với việc XPTD không mong muốn; Các quy định hiện đại về hiếp
dâm đang có sự thay đổi từ tầm quan trọng của các yếu tố bạo lực về thân thể nhằm
thỏa mãn yếu tố vũ lực trong mặt khách quan của tội phạm hiếp dâm sang việc
không chấp nhận các hành vi quấy rối tình dục trái ý muốn.
Công trình nghiên cứu “Child sexual abuse in Victorian England” (Lạm dụng
tình dục trẻ em dưới thời Victoria ở Anh) của tác giả Louise A.Jackson, NXB
Routledge, năm 2000 [169]. Công trình này, nghiên cứu lý giải dưới góc độ pháp lý
hình sự về lạm dụng tình dục. Công trình cũng nghiên cứu sự ảnh hưởng của vấn đề
này đến hoạt động lập pháp và sự ra đời của định nghĩa pháp lý về lạm dụng tình
dục, lạm dụng tình dục trẻ em dưới thời Victoria. Ưu điểm lớn nhất của công trình
là không chỉ đưa ra các phương pháp để phát hiện các hành vi lạm dụng tình dục trẻ
em mà còn đưa ra các phương pháp để dự báo nguy cơ bị XHTD, từ đó giúp gia
đình và xã hội xây dựng các giải pháp nhằm giảm tối đa nguy cơ trở thành nạn nhân
của lạm dụng tình dục.
Công trình nghiên cứu “Preventing child sexual abuse, evidence policy and
practice” (Phòng ngừa lạm dụng tình dục trẻ em chứng cứ, chính sách và thực tiễn)
của tác giả Stenphen Smallbone, Bill Markshall, Richard Wortley, NXB. Willan
Publishing (UK), năm 2008 (272 trang) [175]. Công trình làm rõ các yếu tố gây ra
tình trạng lạm dụng tình dục trẻ em dưới ba góc độ: y học, tâm thần học, đặc biệt là
chính sách, pháp luật của nhà nước. Đồng thời trên cơ sở các nghiên cứu, phân tích
lý luận và thực tiễn liên quan đến việc lạm dụng tình dục trẻ em, các tác giả đã chỉ
ra những hạn chế của các chính sách đấu tranh phòng, chống lạm dụng tình dục hiện
nay ở nước Anh và đề xuất hệ thống các giải pháp, các cảnh báo nhằm phòng ngừa
có hiệu quả tình trạng lạm dụng tình dục trẻ em ở quốc gia này.
Công trình nghiên cứu “Cognitive processing the rape for rape victimes”
(Quá trình nhận thức về hiếp dâm cho nạn nhân bị hiếp dâm) của các tác giả Patricia
A.Resick and Monica K.Schicke, NXB. Sage Publications, London, năm 1998 (178
trang) [157], cho rằng XPTD là hiện tượng khá phổ biến trong xã hội hiện nay.
Thực tế đã chứng minh, càng ngày hành vi XPTD càng gia tăng đáng kể. Cảnh sát
22
đã đưa ra số liệu thống kê các vụ hiếp dâm, dựa trên các báo cáo cho thấy đây là
hiện tượng mũi nhọn, nổi bật với số liệu điều tra dao động từ 5% đến 9%. Theo điều
tra của Koss vào năm 1985 đã chứng minh có rất nhiều phụ nữ bị hiếp dâm nhiều
lần, tuy nhiên họ lại không được pháp luật bảo vệ. Bởi những người phụ nữ này đã
bị chính những người thân, quen tấn công và hãm hiếp. Cũng trong nghiên cứu của
Koss phụ nữ đã thừa nhận mình bị hiếp dâm, trong đó chiếm 8% báo cáo tội phạm
chưa gây ra hậu quả nghiêm trọng, 13% nạn nhân bị khủng hoảng nghiêm trọng và
phải đưa vào trong bệnh viện cấp cứu.
Cuốn sách chuyên khảo “Sexual harassment Switzerlard” (Quấy rối tình dục ở
Thụy Sĩ) của tác giả Ariane Reinhart viết năm 1999, NXB.Internation Labour office
Geneva [149]. Công trình đã đưa ra quan điểm về quấy rối tình dục dưới các góc nhìn
khác nhau. Đồng thời khẳng định pháp luật của Thụy sĩ coi quấy rối tình dục là một
hành vi XPTD nguy hiểm cần được phòng chống, ngăn ngừa trong cuộc sống. Theo
đó, tác giả cho rằng các hình thức quấy rối tình dục là vấn đề nhạy cảm và được hiểu
là những hoạt động không được các nạn nhân mong muốn và chấp nhận. Hầu hết các
cơ quan đã được điều tra, lấy ý kiến đều khẳng định rằng những hình thái về quấy rối
tình dục đều là những hành động không được tiếp nhận một cách tự nhiên, ví dụ như
những lời lẽ bình luận về tình dục, những hành vi bạo lực về thân thể hay sự va chạm,
động chạm vào những bộ phận nhạy cảm trên cơ thể.
Công trình nghiên cứu “Sexual harssament” (Quấy rối tình dục) của tác giả
Elaine Landau viết năm 1993, NXB. Walker and Company NewYork cũng nghiên
cứu về hành vi quấy rối tình dục ở Mỹ [155]. Theo đó, tác giả công trình này cho
rằng, hành vi quấy rối tình dục là hành vi XPTD cần phải bị trừng trị nghiêm khắc.
Hành vi này có thể ảnh hưởng tới tất cả các đối tượng ở các lĩnh vực khác nhau
trong đời sống, từ bác sĩ, luật sư, nhà báo cho đến nhân viên đánh máy, công nhân,
thủ thư, thậm chí thành viên của Quốc hội cũng không phải ngoại lệ. Ở rất nhiều
nơi, kể cả công sở, quấy rối tình dục đã trở thành hiện tượng phổ biến ám ảnh người
dân Mỹ. Tờ News week đã chỉ ra rằng 21% phụ nữ đã thừa nhận bị quấy rối tình
dục ở nơi làm việc, 42% những người được hỏi đã thú nhận họ biết về những hành
23
vi quấy rối tình dục nơi họ làm việc. Một điều tra khác cũng chỉ ra rằng 50% phụ nữ
Mỹ đã bị quấy rối tình dục ít nhất một lần nơi làm việc.
Công trình nghiên cứu “Indentifying child molesters: Preventing child sexual
abuse by recognizing the patterns of the offenders” (Xác định tình trạng quấy rối tình
dục trẻ em: Ngăn chặn lạm dụng tình dục trẻ em thông qua việc nhận dạng chân dung
người phạm tội) của tác giả Carla Van Dam, NXB. Routledge, 2001 (242 trang)
[152]. Công trình nghiên cứu đã chỉ rõ các nguy cơ lạm dụng tình dục trẻ em nhằm
phòng tránh có hiệu quả tình trạng này. Cụ thể, công trình đã phân tích các trường
hợp về lạm dụng tình dục trẻ em, các yếu tố liên quan đến nạn nhân như gia đình, mối
quan hệ của nạn nhân và người phạm tội. Thông qua đó, tác giả nêu ra các nguy cơ,
các mối nguy hiểm dẫn đến tình trạng lạm dụng tình dục trẻ em (ví dụ như các nguy
cơ từ sự cố gắng tiếp cận trẻ em của những người lạ, sự gần gũi thân quen với trẻ em
của người lạ, của hàng xóm, họ hàng xa, đặc biệt là của những người có nhân thân
không tốt). Đồng thời Carla Van Dam khuyến cáo việc nhận thức và ngăn chặn sớm
các nguy cơ trên chính là xóa bỏ các nguyên nhân và điều kiện thuận lợi cho việc thực
hiện hành vi XPTD đối với trẻ; nên trang bị cho trẻ em nhiều kỹ năng bảo vệ để chủ
động có các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn khi bị xâm hại.
Công trình nghiên cứu “Seeking justice in child sexual abuse: Shifting
burdens and sharing responsibilities” (Góc nhìn từ hệ thống tư pháp về lạm dụng
tình dục trẻ em: San sẻ gánh nặng và chia sẻ trách nhiệm) của các tác giả Karen M.
Staller và Kathleen Coulborn Faller, NXB. Columbia University Press, 2009 (298
trang) [165]. Với quan điểm coi việc đấu tranh với lạm dụng tình dục trẻ em là
chính sách quốc gia được ưu tiên hàng đầu và dưới góc độ tiếp cận thông qua hệ
thống tư pháp, công trình đã nghiên cứu các giải pháp nhằm buộc người phạm tội
phải thừa nhận hành vi của mình mà không cần phải có từ lời khai của nạn nhân.
Bên cạnh đó, các tác giả còn đưa ra cách giải quyết vấn đề toàn diện từ nhiều góc độ
khác nhau, từ việc cùng hợp tác để tìm ra chân lý, đến việc điều trị các tổn thương
của các nạn nhân và cả những lệch lạc về tâm sinh lý của người phạm tội nhằm xóa
bỏ tận gốc nguyên nhân phát sinh tội phạm.
24
Công trình nghiên cứu: “Child rape: facets of a helnous crime” (Hiếp dâm trẻ
em: Những khía cạnh của một tội phạm tàn ác) báo cáo nghiên cứu về sự thay đổi của
xã hội được thực hiện bởi các tác giả Gangrade KD, Sooryamoorth R. Renjini D.
đăng trên trang điện tử ,nih.gov trung tâm quốc gia về thông tin
công nghệ sinh học [160]. Bài báo tổng hợp về hiếp dâm và người phạm tội, thảo
luận về việc đánh giá vấn đề hiếp dâm trẻ em ở Ấn Độ, đặc biệt nhấn mạnh vấn đề
đạo đức công cộng đang xuống cấp một cách nghiêm trọng. Những nạn nhân bị xâm
hại thường im lặng bởi họ lo sợ, e ngại bị xã hội tẩy chay bản thân và gia đình của
mình, thậm chí còn bị chính lực lượng cảnh sát quấy rối, gây khó khăn. Trong khi đó,
những kẻ hiếp dâm lại không bị kiểm soát chặt chẽ. Hơn thế nữa, gần đây, những kẻ
hiếp dâm còn được cho phép thả tự do hoặc được tuyên bố tha bổng. Điều này, làm
cho tâm lý các nạn nhân trở nên nặng nề, hoang mang, sợ hãi, xấu hổ, nhiều trường
hợp tâm lý bị sang chấn nặng dẫn đến hậu quả tự vẫn. Thông qua việc phân tích,
chứng minh những vấn đề trên bằng các con số cụ thể, các tác giả đã đưa ra những
thông điệp sau: 1) Không có nơi nào an toàn cho trẻ em trên đất nước Ấn Độ. 2) Để
ngăn chặn và kiểm soát tình trạng hiếp dâm trẻ em, các nạn nhân không nên giữ im
lặng. 3) Cần phải có những biện pháp trừng phạt những kẻ phạm tội hiếp dâm trẻ em.
Công trình nghiên cứu “Death penalty and child Rape: An eighth amendment
analysis” (Hình phạt tử hình và hiếp dâm trẻ em: Phân tích về việc sửa đổi, bổ sung lần
thứ 8 của hiến pháp) của tác giả Elizabeth Gray, đăng trên tạp chí luật học của Trường
Luật thuộc Trường Đại học Tổng hợp Saint Louis bang Missouri Hoa Kỳ, năm 1998
[156]. Công trình nghiên cứu đã làm rõ vấn đề: liệu hình phạt tử hình có được nhìn
nhận như một hình phạt hợp hiến cho hành vi hiếp dâm trẻ em mặc dù Tòa án tối cao
Hoa Kỳ chưa bao giờ quy định về điều này. Sở dĩ cần xem xét điều này vì cái chết là sự
kết thúc và không bao giờ có thể khắc phục được hậu quả. Rõ ràng một hình phạt
chung thân là hoàn toàn khác so với hình phạt tù có thời hạn và một hình phạt tử hình
thì lại hoàn toàn khác hình phạt chung thân. Cái chết luôn là sự khắc nghiệt kể cả đối
với người phạm tội gây phẫn nộ cho dư luận xã hội. Quyền được sống và án tử hình vì
vậy luôn có mâu thuẫn với nhau và cần giải quyết mâu thuẫn này thế nào để đảm bảo
25
tốt nhất cho lợi ích của xã hội. Thông qua đó, công trình nghiên cứu đã chỉ ra rằng, mặc
dù hành vi hiếp dâm trẻ em là hành động đáng lên án và gây phẫn nộ trong dư luận xã
hội, nhưng việc áp dụng hình phạt tử hình đối với loại hành vi này phải chăng là quá
nghiêm khắc thì hiện đang có nhiều tranh luận trái chiều về vấn đề này.
Ngoài ra còn có một số những bài viết nghiên cứu, đề cập, liên quan đến
các tội XPTD. Cụ thể, một số công trình tiêu biểu như: Rape, sexual assault
&(and) Evidentiary matters, Georgetown Journal of Gender and the Law, Vol. 8,
Issue 2 (2007), pp.371-394 (Cưỡng hiếp, tấn công tình dục & (và) Các vấn đề
chứng cứ); Sexual assault: Four commonly held beliefs, Reporter, Vol. 40, Issue
2 (2013), pp.24-31 (Tấn công tình dục: Bốn Niềm tin thường mang tính tổ chức,
Phóng viên, Vol 40, Số 2 (2013), pp.24-31); Sexual offenses and consent ,
Canadian Journal of Law and Jurisprudence, Vol. 11, Issue 1 (January 1998),
pp.69-88 (Tội phạm tình dục và sự đồng ý, Tạp chí Luật và khoa học pháp lý của
Canada, Vol . 11, Số 1 (tháng 1 năm 1998), pp . 69-88); Evidence in sexual
assault , Georgetown Journal of Gender and the Law, Vol.7, Issue 3 (2006),
pp.819-834 (Chứng cứ trong tấn công tình dục, Georgetown Tạp chí Giới và
Luật, Vol . 7, Số 3 (2006 ), pp. 819-834); Rape and aexual assault , Georgetown
Journal of Gender and the Law, Vol. 7, Issue 3 (2006), pp.847-862 (Cưỡng hiếp
và tấn công tình dục, Georgetown Tạp chí giới và Luật, Vol. 7, Số 3 (2006),
pp.847-862); Sexual offenses , Georgia State University Law Review, Vol. 27,
Issue 1 (Fall 2010), pp.57-72, (Tội phạm tình dục, Đại học Luật bang Georgia,
Vol.27, Số 1 (mùa thu 2010), pp.57-72); …
Về cơ bản, những bài viết trên, dù ở khía cạnh khai thác nào cũng đều giải
quyết, phản ánh những vấn đề liên quan trực tiếp hoặc phát sinh đến các tội XPTD,
như: tình trạng cưỡng hiếp, hiếp dâm, tấn công tình dục ngày một gia tăng; mối liên
hệ giữa hành vi cưỡng hiếp, tấn công tình dục và chứng cứ chứng minh những hành
vi này trong quá trình tố tụng… Thông qua đó, các tác giả muốn gióng lên hồi
chuông cảnh báo về tình trạng XPTD, cưỡng hiếp ngày một gia tăng, phức tạp, hiện
tượng này cần được xã hội và các cơ quan có chức năng quan tâm; đồng thời có
những biện pháp xử lý, ngăn chặn, phòng ngừa một cách thích đáng.