Tải bản đầy đủ (.pdf) (69 trang)

Giáo trình điện cơ bản (nghề hàn trình độ cao đẳng)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.43 MB, 69 trang )

TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN
Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thơng tin có thể được
phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo.
Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh
thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm.

1


LỜI GIỚI THIỆU
Giáo trình mơ đun điện cơ bản là một trong những giáo trình mơ đun trong
chương trình đào tạo nghề Hàn trình độ cao đẳng và trung cấp được biên soạn theo
nội dung chương trình khung được Ban giám hiệu trường Cao đẳng nghề Cần Thơ phê
duyệt. Nội dung biên soạn ngắn gọn, dễ hiểu, tích hợp kiến thức và kỹ năng chặt chẽ
với nhau.
Giáo trình được biên soạn làm tài liệu học tập, giảng dạy nên giáo trình đã được
xây dựng ở mức độ đơn giản và dễ hiểu nhất, trong mỗi bài đều có ví dụ và bài tập áp
dụng để làm sáng tỏ lý thuyết.
Nhóm biên soạn đã dựa trên kinh nghiệm giảng dạy, tham khảo đồng nghiệp và
tham khảo ở nhiều giáo trình hiện có để phù hợp với nội dung chương trình đào tạo và
phù hợp với mục tiêu đào tạo, nội dung lý thuyết và thực hành được biên soạn gắn với
nhu cầu thực tế.
Giáo trình cũng là tài liệu giảng dạy và tham khảo tốt cho các ngành thuộc lĩnh
vực điện dân dụng, điện công nghiệp, điện tử dân dụng và công nghiệp, cơ điện tử và
cán bộ vận hành sửa chữa máy điện.
Giáo trình này được thiết kế theo mơ đun thuộc hệ thống mơ đun/ mơn học của
chương trình đào tạo nghề Hàn ở cấp trình độ cao đẳng và trung cấp, được dùng làm
giáo trình cho học viên trong các khóa đào tạo, sau khi học tập xong mơ đun này, học
viên có đủ kiến thức để học tập tiếp các môn học, mô đun khác của nghề.
Trong quá trình sử dụng giáo trình, tùy theo yêu cầu cũng như khoa học và cơng
nghệ phát triển có thể điều chỉnh thời gian và bổ sung những kiến thức mới cho phù


hợp. Trong giáo trình, chúng tơi có đề ra nội dung thực tập của từng bài để người học
củng cố và áp dụng kiến thức phù hợp với kỹ năng. Tuy nhiên, tùy theo điều kiện cơ sở
vật chất và trang thiết bị, các trường có thề sử dụng cho phù hợp.
Mặc dù đã cố gắng tổ chức biên soạn để đáp ứng được mục tiêu đào tạo nhưng
không tránh được những khiếm khuyết. Rất mong nhận được đóng góp ý kiến của các
thầy, cơ giáo, bạn đọc để nhóm biên soạn sẽ hiệu chỉnh hồn thiện hơn.
Cần Thơ, ngày tháng năm 2021
Tham gia biên soạn
1. Phạm Bỉnh Tiến
2. Nguyễn Thị Mỹ Huyền

2


MỤC LỤC
Lời giới thiệu

2

Mục lục

3

Bài 1: An toàn điện
1. Những nguy hiểm dẫn đến tai nạn điện

5
6

2. Tác động của dòng điện đối với cơ thể con người


11

3. Các biện pháp bảo vệ an toàn

17

Bài 2: Sử dụng dụng cụ đo kiểm
1. Sử dụng máy đo vạn năng (VOM)
2. Sử dụng Ampe kìm
3. Lắp đặt cơng tơ điện
Bài 3: Lắp đặt các mạch điện thông dụng
1. Đèn sợi đốt

21
22
27
27
39
40

2. Đèn huỳnh quang
3. Chuông điện
4. Các mạch đèn đặc biệt

40
42
43

Bài 4: Đấu điện cho phụ tải 3 pha

1. Sơ lược về cấu tạo và nguyên lý động cơ điện ba pha
2. Các loại sơ đồ đấu dây

50

3. Xác định cực tính ĐKB 3 pha
4. Phương pháp đảo chiều quay ĐKB 3 pha
5. Đặt điện cho phụ tải ba pha

60
61
63

Tài liệu tham khảo

69

3

51
57


GIÁO TRÌNH MƠ ĐUN
Tên mơ đun: ĐIỆN CƠ BẢN
Mã mơ đun: MĐ13
Vị trí, tính chất, ý nghĩa và vai trị của mơ đun
- Vị trí: trước khi học mơ đun này, người học cần được học các môn học cơ sở khác
như An tồn lao động, các mơn học cơ sở nghề.
- Tính chất: Là mơ đun chun mơn nghề bắt buộc.

- Ý nghĩa và vai trị của mơ đun: Mơ đun đã đóng góp cho ngành cơ khí một kiến thức
cơ bản đầy đủ nhất về thiết bị điện và cách sử dụng, vận hành cũng như sửa chữa các
thiết bị nhằm phục vụ cho quá trình sản xuất.
Mục tiêu của mơ đun
- Kiến thức:
+ Trình bày chính xác các biện pháp để đảm bảo an toàn điện khi vận hành máy.
+ Trình bày chính xác cấu tạo và cách sử dụng các loại đồng hồ đo vạn năng.
+ Phân tích, vẽ đúng sơ đồ nguyên lý hoạt động của các mạch điện chiếu sáng cơ bản.
+ Phân tích được cấu tạo, nguyên lý hoạt động của động cơ điện ba pha.
- Kỹ năng:
+ Sử dụng đồng hồ VOM đúng yêu cầu kỹ thuật.
+ Thực hiện đúng các biện pháp đảm bảo an toàn điện, xử lý sơ cấp cứu nạn nhân bị
tai nạn về điện theo đúng trình tự.
+ Lắp đặt đúng yêu cầu kỹ thuật các mạch điện chiếu sáng cơ bản.
+ Xác định đúng cực tính của động cơ không đồng bộ ba pha, đấu nối và vận hành
đúng yêu cầu kỹ thuật.
- Năng lực tự chủ và trách nhiệm:
+ Hình thành tư duy khoa học, phát triển năng lực làm việc theo nhóm.
+ Rèn luyện tính tỉ mỉ, chính xác, làm việc khoa học, đảm bảo an tồn lao động và tác
phong cơng nghiệp.

4


BÀI 1: AN TỒN ĐIỆN
Mã bài: MĐ13-01
1. Giới thiệu
An tồn điện là một trong vấn đề được đặc biệt quan tâm và cần thiết đối với
những người tham gia vận hành, lắp đặt sửa chữa thiết bị điện, mạng điện. Nhưng
nguyên nhân, biện pháp phòng ngừa và xử lý khi có tai nạn về điện là những nội dung

quan trọng được đề cập trong bài học này.
2. Mục tiêu của bài
- Trình bày đúng những nguy hiểm dẫn đến tai nạn điện và các biện pháp bảo vệ
an toàn điện khi sử dụng, vận hành máy-cơng cụ.
- Rèn luyện tính tỉ mỉ, chính xác; chủ động, sáng tạo, nghiêm túc trong học tập và
trong công việc.
3. Nội dung bài:
1. Những nguy hiểm dẫn đến tai nạn điện
2. Tác dụng của dịng điện
3. Các biện pháp bảo vệ an tồn

5


1. Những nguy hiểm dẫn đến tai nạn điện
Hệ thống lưới điện hạ áp tần số công nghiệp 50 Hz phổ biến hiện nay là lưới
điện 3 pha 4 dây có trung tính nối đất trực tiếp với điện áp dây (pha – pha) là 380V,
điện áp pha (pha – trung tính) là 220V như sơ đồ sau:

Nối đất trung tính nhằm mục đích đảm bảo độ ổn định điện áp các pha khi sự cố
chạm đất dây pha hay phụ tải lệch pha.
Khi người chạm trực tiếp vào dây pha, trở thành vật dẫn nối ngắn mạch hay nối
nối tiếp qua thiết bị dùng điện, làm khép kín mạch điện thì sẽ có dịng điện chạy qua
người. Dịng điện có thể đủ lớn gây tổn thương đến các bộ phận của cơ thể người dẫn
đến thương tích hay tử vong.
Khi ở gần, sửa chữa, sử dụng điện ta cần chú ý phịng ngừa xảy ra các dạng khép
kín mạch điện qua người sau:
- (1) Nối pha này qua pha kia
- (2) Nối dây pha với dây trung tính
- (3) Nối dây pha xuống đất


1.1. Chạm trực tiếp dây trung tính hạ áp
Một trong các điều kiện kỹ thuật để đảm bảo an toàn vận hành, an toàn cho
người, hệ thống trung tính của lưới điện hạ áp cơng nghiệp phải có đủ:
 Nối đất trung tính máy biến áp
 Dây trung tính nối từ cực nối đất máy biến áp
 Nối đất trung tính lặp lại
 Nếu dây trung tính đảm bảo nối đất chắc chắn thì người chạm trực tiếp vào dây
trung tính chỉ phải chịu một lượng dịng điện rị qua người khơng đủ gây nguy hiểm
6


bởi lúc này mạch khép qua người là: dây trung tính – người và đất, hơn nữa nếu phụ
tải cân 3 pha thì dịng điện trong dây trung tính rất nhỏ.

Trường hợp nguy hiểm khi dây trung tính bị đứt nối đất phía nguồn thì người
chạm trực tiếp vào dây trung tính lúc này sẽ có điện từ dây pha xông qua thiết bị và đi
qua người. Mạch điện khép kín sẽ là: dây pha – thiết bị dùng điện – đoạn dây trung
tính – người và đất. Dịng điện qua người sẽ bằng dòng điện đi qua thiết bị, có thể gây
tử vong. Nếu có trung tính nối đất lặp lại thì dịng điện sẽ chia thành hai nhánh: một
nhánh qua người và một nhánh qua tiếp đất lặp lại. Độ lớn của dòng điện phụ thuộc
vào điện trở của mạch dẫn. Nếu điện trở mạch tiếp đất lặp lại lớn thì dịng điện qua
người có thể sẽ lớn đến mức nguy hiểm.

Một đặc điểm nguy hiểm nữa là khi mất trung tính, thiết bị điện khơng hoạt động
nhưng vẫn có điện ra tới các đầu dây. Cho nên trước khi tiếp xúc phải kiểm tra chắc
chắn hết điện.
1.2. Phát sinh hồ quang điện hạ áp
Khi nối tắt không qua điện trở phụ tải tức là gây ngắn mạch pha với pha hay pha
với trung tính. Với dịng điện lớn tại một khe hở hẹp đủ điều kiện sẽ xảy ra hiện tượng

phóng điện qua khơng khí và phát sinh tia lửa hồ quang.
Đối với những điểm đấu nối có tiếp xúc xấu cũng xảy ra hiện trượng phóng hồ
quang qua khơng khí trong khe hở hẹp. Với cáp điện hai, ba hay bốn ruột, trường hợp
phát sinh hồ quang do tiếp xúc cũng gây ngắn mạch sang dây bên cạnh do nhiệt độ làm
hỏng cách điện, tạo nên phóng điện giữa pha và phát triển sự cố từ ngắn mạch một pha
thành hai pha và ba pha gây hồ quang lớn. Trường hợp ở các thanh dẫn hẹp (như cực
7


aptomat), hồ quang ngắn mạch một pha có thể tạt sang pha bên cạnh và tạo ngắn mạch
hai rồi ba pha.
Người ở gần khu vực phát sinh hồ quang có thể sẽ bị vầng lửa mạnh có nhiệt độ
cao tạt vào.

1.3. Phóng điện cao áp (điện áp từ 1000V trở lên)
Điện cao áp cũng xảy ra các trường hợp phóng điện giữa các pha, phóng điện qua
khe hở tiếp xúc như điện hạ áp nhưng có mức độ nguy hiểm cao hơn.
Khi đóng cắt dao cách ly cao áp (có tải) đã tạo khe hở hẹp làm phát sinh hồ
quang. Do khơng có bộ phận dập hồ quang nên hồ quang phát triển làm ngắn mạch các
pha gây sự cố.
Ngoài ra điện cao áp cịn có hiện tượng phóng điện qua khơng khí do điện dung.
Đó là hiện tượng khi người đứng gần điện cao áp ở một khoảng cách nào đó sẽ bị
phóng điện qua khơng khí vào người.
Đối với đường dây trên không, điện áp từ 1000V trở lên ta cần chú ý đến điện
dung của đường dây đối với đất. Khoảng cách phóng điện phụ thuộc vào điện áp
đường dây, cường độ dòng điện trong dây dẫn, mật độ điện tích trong mơi trường
khơng khí.

Sau khi cắt điện, trên dây dẫn vẫn cịn có một lượng điện tích gọi là điện tích tàn
dư. Lượng điện tích tàn dư phụ thuộc vào tham số mạnh điện và thời điểm cắt điện.

Nếu người chạm vào thì cũng sẽ có dịng điện qua người gây nguy hiểm.
Người bị phóng điện cao áp, ngoài yếu tố nguy hiểm do nhiệt độ của tia lửa hồ
quang mạnh cịn có dịng điện qua người lớn.

8


1.4. Điện cảm ứng
Với một đường dây dẫn điện, khi trong dây dẫn có dịng điện chạy qua thì xung
quanh dây dẫn có từ trường. Độ lớn của từ trường xung quanh dây dẫn phụ thuộc vào
điện áp, tần số và cường độ dòng điện.
Theo nguyên lý cảm ứng từ, nếu đường sức từ trường cắt qua một đường dây kim
loại thì trong dây kim loại xuất hiện dịng điện cảm ứng. Cường độ từ trường càng lớn
thì dịng điện cảm ứng càng mạnh.

Với một đường dây kim loại bất kỳ đi gần đường dây cao áp đang vận hành ở
một khoảng cách nào đó, trong đường dây kim loại sẽ xuất hiện dịng điện cảm ứng,
Dịng điện này có thể đủ lớn gây nguy hiểm.
1.5. Điện áp bước
Khi cách điện của thiết bị điện bị thủng, dây điện đứt rơi xuống đất, sứ vỡ điện
chạm xà hay điện chạm vào tường nhà, hàng rào …sẽ có dịng điện truyền xuống đất
hay gọi là dòng điện chạm đất. Nếu thiết bị bảo vệ khơng kịp thời cắt nguồn điện thì
dịng điện sẽ lan toả trong đất.
Quỹ tích những điểm cách đều về điện trở so với điểm chạm đất sẽ tạo nên một mặt
đẳng áp. Càng xa điểm chạm đất, do điện trở đất tăng lên, dòng điện tản trong đất càng
giảm do đó điện áp càng giảm.
Khơng thể cho rằng điện áp bước khơng nguy hiểm. Dịng điện qua hai chân
người khơng đi qua đường tuần hồn hay hơ hấp nhưng sẽ làm cho các cơ bắp của
người bị co giật làm người ngã xuống, tay hay đầu chạm đất, dịng điện sẽ qua tim và
gây nguy hiểm tính mạng.


9


1.6. Điện chạm vỏ kim loại (điện áp tiếp xuc).
Vỏ thiết bị điện trong nội dung này cần hiểu bao gồm cấu kiện bao bọc và giá đỡ
bằng kim loại.
Thiết bị điện trong khi vận hành có thể xảy ra sự cố điện chạm ra vỏ do hư hỏng
cách điện hay đầu dây bị đứt từ bên trong hoặc bên ngoài chạm vỏ.
Đối với điện cao áp hay hạ áp thiết bị điện theo quy định phải nối đất an tồn
hoặc nối đất nối khơng đảm đảm bảo an tồn cho người và thiết bị.
Tuy nhiên trong trường hợp thiết bị bảo vệ không tác động cắt kịp thời đều gây
nguy hiểm cho người.
Ngồi ra cịn có nhiều nguy hiểm dẫn đến tai nạn điện như:
- Đóng điện nhầm.
- Thao tác sai quy trình.
Ví dụ:
 Khơng kiểm tra hết điện hay cắt hết phụ tải khi thao tác dao cách ly cao áp
(khơng có bộ phận dập hồ quang).
 Khơng đủ điều kiện an tồn khi thao tác như: khơng có trang bị an tồn. Cầu
dao hạ áp khơng có hộp bảo vệ …
 Trước khi thao tác không kiểm tra tình trạng thiết bị để phát hiện những hư
hỏng như: lưỡi dao lỏng rơi ra, lưỡi dao bị nối tắt, cách điện bị cháy, vỡ …
 Sau khi đóng, cắt điện khơng kiểm tra vị trí lưỡi dao.
 Đóng cắt điện khơng đúng phạm vi cần đóng, cắt.
1.7. Các nguồn điện khác xông đến
Khi cắt điện để sửa chữa, nếu khơng thực hiện các biện pháp an tồn (như tiếp đất, cắt
tách rời thiết bị với lưới điện …) thì có thể có nguồn điện khác xơng đến gây nguy
hiểm.
Ví dụ:

 Đường dây đang sửa chữa rơi chạm vào đường dây khác đang có điện.
 Đường dây đang có điện rơi chạm vào đường dây đang sửa chữa.
 Máy phát điện cấp điện ngược lên đường dây đang sửa chữa.
 Dòng sét đánh từ xa truyền đến.
 Cảm ứng từ đường dây khác đang vận hành.

10


2. Tác động của dịng điện đới với cơ thể con người

2.1. Tác động của dịng điện đới với cơ thể người
Khi người tiếp xúc với các phần tử mang điện, sẽ có dịng điện chạy qua người
làm cho cơ thể bị tổn thương toàn bộ, nguy hiểm nhất là dịng điện đi qua tim và hệ
thống thần kinh. Có thể chia tác dụng của dòng điện đối với cơ thể người làm hai loại:
a. Tác dụng kích thích:
Phần lớn các trường hợp chết người vì điện giật là do tác dụng kích thích, do
người tiếp xúc với điện áp thấp.
Khi tác dụng kích thích điện áp đặt và người nhỏ nên dịng điện qua người nhỏ
( 25 ÷ 100 ) mA, thời gian dòng điện qua người tương đối ngắn (vài giây), khơng thấy
rõ chỗ dịng điện vào người và ngời bị nạn khơng có thương tích.
Khi người mới chạm vào điện, vì điện trở của người cịn lớn, dịng điện qua
người nhỏ, tác dụng của nó chỏ làm cho bắp thịt cơ co quắp lại. Nếu nạn nhân khơng
rời khỏi vật mang điện, thì điện trở của người dần giảm xuống làm dòng điện tăng lên,
hiện tượng co quắp càng tăng lên.
Thời gian tiếp xúc với vật mang điện càng lâu càng nguy hiểm vì người khơng
cịn khả năng tách rời khỏi vật mang điện đưa đến tê liệt tuần hồn và hơ hấp.
b. Tác dụng gây chấn thương:
Tác dụng gây chấn thương thường xảy ra do người tiếp xúc với điện áp cao. Khi
người đến gần vật mang điện ( ≥ 6kV) tuy chưa tiếp xúc nhưng vì điện áp cao sinh ra

hồ quang điện, dịng điện qua hồ quang chạy qua người tương đối lớn.
Do phản xạ tự nhiên của người rất nhanh, người có khuynh hướng tránh xa vật
mang điện làm hồ quang điện chuyển qua vật có nối đât gần đấy, vì vậy dịng điện qua
người trong thời gian rất ngắn, tác dụng kích thích ít nhưng người bị nạn có thể bị
chấn thương hay chết do hồ quang đốt cháy da thịt.
Kết luận:
Qua sự phân tích ở trên ta thấy: tác dụng chủ yếu của tai nạn về điện là do dòng
điện qua người gây nên chứ không phải do điện áp.
Khi phân tích an tồn trong mạng điện chúng ta chỉ xét đến giá trị dòng điện qua
người. Tuy nhiên khi quy định về an toàn điện thường lại dựa vào điện áp và dùng
khái niệm điện áp cho phép vì nó dễ xác định cụ thể hơn.
2.2. Những yếu tố xác định tình trạng nguy hiểm khi bị điện giật:
 Giá trị dòng điện qua cơ thể người:
Giá trị dòng điện đi qua người là yếu tố quan trọng nhất và phụ thuộc vào:
- Điện áp mà người phải chịu.
- Điện trở của cơ thể người tiếp xúc với phần có điện áp
a. Dịng điện cho phép:
Qua thí nghiệm người ta đã rút ra mức độ phản ứng của cơ thể đối với dòng điện
xoay chiều và một chiều như
Bảng 1-1: Tác động của dòng điện lên cơ thể người

Cường độ dịng
điện ( mA)
0,6 ÷ 1,5
2÷3
5÷7
8 ÷ 10

Tác dụng của dịng điện đối với cơ thể người
Dòng điện xoay chiều (50 – 60 Hz)

Dịng điện một chiều
Bắt đầu có cảm giác, ngón tay run
Khơng có cảm giác
Ngón tay bị tê rất mạnh
Khơng có cảm giác
Bắp thịt tay co lại và rung
Đau như kim đâm, thấy nóng
Tay khó rời vật mang đinẹ nhưng có thể Nóng tăng lên rất mạnh
rời được, ngón tay, khớp tay, bàn tay cảm
thấy đau.

11


20 ÷ 25
50 ÷ 80
90 ÷ 100

Tay khơng thể rời vật mang điện, đau Nóng tăng lên và bắt đầu có
tăng lên, rất khó thở.
hiện tượng co quắp.
Hơ hấp bị tê liệt, tim đâp mạnh
Rất nóng, các bắp thịt có quắp,
khó thở
Hộ hấp bị tê liệt, kéo dài 3 giây thì tim bị Hộ hấp bị tê liệt
tê liệt và ngừng đập

Nhận xét:
- Giá trị lớn nhất của dòng điện không nguy hiểm đối với người là Ing ≤ 10mA
đối với dịng điện xoay chiều, có tần số cơng nghiệp và Ing ≤ 50mA đối với dòng điện

một chiều.
- Với dịng điện xoay chiều khoảng ( 10 ÷ 50)mA, người bị điện giật khó có thể
tự mình rời khỏi vật mang điện vì sự co giật của các cơ bắp.
- Khi giá trị dịng điện vượt q 50mA, có thể đưa đến tình trạng chết do điện
giật vì sự mất ổn định của hệ thần kinh và sự co giãn của các sợi cơ tim và làm tim
ngừng đập.
b. Các yếu tố ảnh hương đến dòng điện qua cơ thể người:
Điện trở người:
Trong đó: Hình 1-1
- C1, R1 là điện dung và điện trở của lớp da ở vị trí
dịng điện Ing vào người.
- Rng là điện trở trong của người.
- C3, R3 là điện dung và điện trở của lớp da ở vị trí
dịng điện Ing đi ra.
Giá trị dòng điện đi qua cơ thể người khi tiếp xúc với phần tử có điện áp phụ
thuộc vào điện trở của cơ thể người khi tiếp xúc. Đây là yếu tố đặc biệt quan trọng, giá
trị và đặc tính của điện trở cơ thể người rất khác nhau và phụ thuộc vào hệ cơ bắp, vào
cơ quan nội tạng, hệ thần kinh.... Điện trở người không chỉ phụ thuộc vào tính chất vật
lý, vào sự thích ứng của cơ thể mà còn phụ thuộc vào trạng thái sinh học rất phức tạp
của cơ thể. Do đó giá trị điện trở của cơ thể người khơng hồn tồn như nhau đối với
tát cả mọi người. Ngay đối với một người cũng khơng thể có cùng một điện trở trong
những điều kiện khác nhau, hay trong những thời điểm khác nhau:
Để đơn giản điện trở cơ thể người có thể phân thành 2 phần ( hình 1-1)
 Điện trở của lớp da: bộ phận quan trọng đối với điện trở của cơ thể người, điện
trở người hụ thuộc vào điện trở của lớp sừng ở da dày khoảng ( 0,05 ÷ 0,2)mm, vì lớp
sừng da rất khơ và có tác dụng như chất cách điện.
 Điện trở của các bộ phận bên trong cơ thể có giá trị khơng đáng kể có giá trị
khoảng (570 ÷1000).
Khi tiếp xúc với vật mang điện nếu da người cịn ngun vạn và khơ, điện trở của
người có thể khoảng (400 ÷100)k thậm chí đạt đến 500k. Nếu ở chỗ tiếp xúc, lớp

ngồi của da khơng còn ( do bọ cắt, bị tổn thương... ) hoặc nếu tính dẫn điện của da
tăng lên do điều kiện mơi trường xung quanh thì lúc ấy điện trở của cơ thể giảm xuống
nhỏ hơn 1000.
Điện trở cơ thể người khi bị điện giật phụ thuộc vào các yếu tố sau:
- Điện áp đặt lên người: Giá trị này phụ thuộc vào chiều dày của lớp sừng trên
da. Khi điện áp đặt lên người lớn sẽ xuất hiện sự xuyên thủng da. Khi da bắt đầu bị
xuyên thủng thì điện áp khoảng ( 10 – 50)V.
12


- Vị trí mà cơ thể tiếp xúc với phần tử mang điện áp: biểu hiện mức độ nguy
hiểm của điện giật, nó phụ thuộc vào độ nhạy cảm của hệ thần kinh tại nơi tiếp xúc (có
thể là đầu, tay, chân...), phụ thuộc vào độ dầy của lớp da .
- Diện tích tiếp xúc: giá trị này càng lớn thì điện trở càng nhỏ, do đó sự nguy
hiểm do điện giật càng lớn
- Áp lực tiếp xúc: giá trị này càng lớn thì điện trở càng nhỏ, càng nguy hiểm.
- Điều kiện môi trường:
 Độ ẩm của môi trường xung quanh càng tăng, sẽ tăng mức độ nguy hiểm.
Đại đa số các trường hợp điện giật chết người, độ ẩm đã góp phân khá quan trong
trong việc tạo ra những điều kiện tai nạn.
 Độ ẩm càng lớn thì độ dẫn điện của lớp da sẽ tăng lên, tức là điện trở người
càng nhỏ. Bên cạnh độ ẩm thì mồ hôi, các chất háo học dẫn điện, bụi... hay những yếu
tố khác tăng sẽ tăng độ dẫn điện của da, cuối cùng sẽ đưa đến làm giảm điện trở của
người.
 Một cách gián tiếp thì nhiệt độ mơi trường xung quanh cũng ảnh hưởng đến
điện trở người. Khi nhiệt độ môi trường xung quanh tăng lên, tuyến mồ hôi hoạt động
nhiều hơn và do đó điện trở người sẽ giảm đi.
Độ ẩm, nhiệt độ và mức độ bẩn... của cơ thể người sẽ tăng làm giảm điện trở
suất của da và ảnh hưởng đến mức độ nguy hiểm.
Tính tốn thường lấy điện trở người khoảng 1000

- Thời gian dòng điện tác dụng: là yếu tố ảnh hưởng gián tiếp đến điện trở người.
Khi mới bắt đầu tiếp xúc với điện áp, lớp da sẽ cùng với cơ thể tạo nên điện trở có giá
trị khá cao và do có điện áp nên sẽ xảy ra quá trình xuyên thủng da làm điện trở giảm
đưa đến dòng qua người tăng, nhiệt lượng của cơ thể tỏa ra sẽ tăng, tạo nên sự hoạt
động tích cực của các tuyến mồi hơi, điều này dẫn đến điện trở người càng giảm. Kết
quả là dòng điện chay qua người càng tăng, điện trở của người càng giảm, tức là thời
gian dòng điện tác dụng càng lâu càng nguy hiểm.
- Điện áp cho phép:
Trong thức tế các qui trình qui phạm về an tồn điện thường qui định theo điện
áp lấy điện áp cho phép làm tieu chuẩn an tồn. Vì điện áp dễ xác định hơn.
Với điện trở người khoảng 1000. Điện áp < 40V được xem là điện áp an toàn.
Trường hợp đặc biệt: các dụng cụ, thiết bị cầm tay làm việc trng các hầm ngầm
mặc dù cung cấp với điện áp nhỏ < 24V, nhưng khơng có các phương tiện bảo hộ khác
( cách điện để làm việc ), thì vẫn xem như rất nguy hiểm vì người khi đó sẽ trở thành
vật tiếp xúc rất tốt và thường xuyên với trang thiết bị và dụng cụ điện, khi xảy ra sự cố
thời gian tồn tại dòng điện qua người thường dài.
Theo tài liệu Liên Xơ, có 6,6% điện giật chết người ở điện áp nhỏ hơn 24v. Như
vậy không cho phép ta thiết lập gía trị giới hạn nhất định của điện áp nguy hiểm và
khơng nguy hiểm. Vì sự nguy hiểm phụ thuộc trực tiếp vào giá trị dòng điện mà phụ
thuộc vào điện áp. Mặt khác, ta khơng thể xác định mối quan hệ giữa dịng điện và
điện áp khi điện giật vì điện trở của cơ thể người thay đổi không theo quy luật và trong
một phạm vi khá rộng.
 Đường di của dòng điên qua người:
Nếu dịng điện đi qua tim hay vị trí có hệ thần kinh tập trung hoặc vị trí nối ở
tay… thì mức độ nguy hiểm càng cao.
Những vị trí nguy hiểm: vùng đầu (đặc biệt là vùng: óc, gáy, cổ, thái dương,
vùng ngực, vùng cuống phổi, vùng bụng… và thường là những vùng tập trung dây
thần kinh như đầu ngón tay, chân...
13



Bảng 1-2: Ảnh hưởng của đường đi dòng điện
Đường đi dòng điện qua người
Từ chân qua chân
Từ tay qua tay
Từ tay trái qua chân
Từ tay phải qua chân

Phân lượng dòng điện qua tim (%)
0,4
3,3
3,7
6,7

Người ta thường đo phân lượng dòng điện qua tim đánh giá mức độ nguy hiểm
của các dòng điện qua người bằng thưc nghiệm, phân lượng dòng điện qua tim thoe
các con đường dòng điện qua người (bảng 1-2)
Từ bảng trên ta thấy:
- Dòng điện di từ chân qua chân ít nguy hiểm nhất.
- Dịng điện đi từ tay phải qua chân là nguy hiểm nhất với phân lượng dịng điện
qua tim là 6,7%. Bởi vì phần lớn dòng điện đo qua tim theo trục dọc mà trục này nằm
trên đường từ tay phải đến chân.
 Tần số dòng điện:
Dòng điện xoay chiều nguy hiểm hơn dòng điện một chiều. mức nguy hiểm phụ
thuộc vào tần số của dòng điện
Nguyên nhân:
Khi dòng điện 1 chiều đi vào cơ thể các Ion trong tế bào phân cực tạo thành các
ion tạo dấu hút về 2 phái của tế bà tạo thành ngẫu cực nên tác dụng kích thích cho,
mức độ nguy hiểm nhỏ.
Khi dòng điện xoay chiều đo vào cơ thể các ion chạy về 2 phía của tế bào, khi

dòng điển đổi chiều hướng chuyển động của các ion cũng đổi chiều, chuyển động
ngược lại. do đó tác dụng kích thích mạnh. Mức độ nguy hiểm tăng. Khi tần số nhỏ
các ion di chuyển ít cả khi tần số cao dòng điện đổi chiều liên tục các ion di chuyển
được ít nên mức nguy hiểm nhỏ. Nguy hiểm nhát là trong 1 chu kỳ ion chạy được 2
lần bề rộng của tế bào.
Bằng thực nghiệm thấy rằng, ở tần số (50 – 60) Hz là nguy hiểm nhất. ở tần số
cao thì sự nguy hiểm điện giật ít. Những sự đốt cháy bởi tần số cao lại càng trầm trọng
hơn, tức là nguy hiểm về nhiệt.
 Trạng thái sức khỏe của người:
Khi bị điện giật, nếu có thể bị mệt mỏi hay đang trong tình trạng say rượu thì rất
dễ xảy ra hiện tượng chống vì điện (cịn gọi là sốc điện). Hiện tượng chống vì điện
nhạy cảm với phụ nữ và trẻ em hơn là nam giới, với người bị đau tim hoặc cơ thể đang
bị suy nhược rất nhạy cảm khi có dịng điện chạy qua cơ thể.
c. Nguyên nhân gây ra tai nạn điện.
 Do bất cẩn.
 3.2. Do sự thiếu hiểu biết của người lao động.
 3.3. Do sử dụng thiết bị điện khơng an tồn.
 3.4. Do q trình tổ chức thi công và thiết kế.
 3.5. Do môi trường làm việc khơng an tồn.
d. Các biện pháp sơ cấp cứu cho nạn nhân bị điện giật.
Khi có người bị điện giật bất cứ ai nhìn thấy cũng phải có trách nhiệm tìm mọi
biện pháp để cứu người bị nạn. Việc cứu người cần được tiến hành nhanh chóng, kịp
thời và có phương pháp. Đó là yếu tố quyết định đến tính mạng của nạn nhân
Tách nạn nhân ra khỏi lưới điện.
- Nhanh chóng cắt nguồn điện bằng cách cắt các thiết bị đóng cắt gần nạn nhân
nhất. Khi cắt cần chú ý:
14


+ Nếu người bị nạn đang ở trên cao thì cần có biện pháp hứng đỡ khi người đó

rơi xuống
+ Có thể dùng dao, rìu,… có cán cách điện để chặt đứt dây điện
- Nếu không cắt được nguồn điện thì người cứu phải dùng các vật cách điện để
gạt dây điện ra khỏi người nạn nhân, ví dụ như sào cách điện, gậy tre hoặc gỗ khô.
Người cứu cũng có thể đứng trên các vật cách điện, đi ủng, găng cách điện để gỡ nạn
nhân ra khỏi vật có điện hoặc làm ngắn mạch đường dây để các thiết bị bảo vệ tự động
cắt đường dây ra khỏi lưới điện.
Người bị điện giật ngay sau khi được tách ra khỏi lưới điện nếu chỉ bị ngất thôi
chỉ cần đặt ở nơi thống khí, nới quần áo, thắt lưng và cho ngửi amôniăc. Nếu nạn
nhân ngừng thở và tim ngừng đập phải tìm mọi cách cho hơ hấp và tim đập trở lại
Hô hấp nhân tạo.
Nếu người bị nạn đã tắt thở, tim ngừng đập, toàn thân sinh co giật như chết, cần
đặt nạn nhân ở nơi thống khí, bằng phẳng, nới rộng quần áo và thắt lưng, cạy miệng,
lau sạch nhớt dãi và các chất bẩn rồi thực hiện hơ hấp nhân tạo. Cần thực hiện cho đên
khi có y – bác sỹ đến, có ý kiến quyết định
- Phương pháp đặt nạn nhân nằm sấp: Đặt người bị nạn nằm sấp, một tay đặt
dưới đầu, một tay để duỗi thẳng, đặt đầu nghiêng về phía tay duỗi. Người cứu chữa
quỳ trên lưng nạn nhân, hai tay bóp theo hơi thở của mình, ấn vào hồnh cách mơ theo
hướng tim. Khi tim đập được thì hơ hấp cũng sẽ dần dần hồi phục được.
+ Nhược điểm: khối lượng không khí vào trong phổi ít
+ Ưu điểm: các chất dịch vị và nước miếng khơng theo đường khí quản vào
bên trong và cản trở sự hô hấp.

- Phương pháp đặt nạn nhân nằm ngửa: Đặt người bị nạn nằm ngửa, dưới lưng
đặt thêm áo, quần cho đầu ngửa ra sau và lồng ngực được rộng rãi thoải mái. Người
cứu ngồi quỳ ở phía trên đầu, hai tay cầm hai tay nạn nhân kéo lên thả xuống theo nhịp
thở của mình

15



+ Nhược điểm: Dịch vị dễ chạy lên cuống họng làm cản trở hơ hấp
+Ưu điểm: khơng khí vào phổi nhiều hơn.
- Phương pháp hà hơi thổi ngạt: Đặt nạn nhân nằm ngửa, ngửa hẳn đầu nạn
nhân ra phía trước để cho cuống lưỡi khơng bịt kín đường hơ hấp. Đặt một miếng gạc
mỏng che kín miệng nạn nhân. Người cứu hít thật mạnh, một tay bóp mũi nạn nhân rồi
áp kín miệng mình vào miệng nạn nhân và thổi mạnh (đối với trẻ em thì thổi nhẹ hơn
một chút). Ngực nạn nhân phồng lên, người cấp cứu ngẩng đầu lên hít hơi thứ hai, khi
đó nạn nhân sẽ tự thở ra được do sức đàn hồi của lồng ngực. Tiếp tục như thế với nhịp
độ khoảng 10 lần 1 phút, liên tục cho đến khi nạn nhân hồi tỉnh.
Xoa bóp tim ngồi lồng ngực.
Nếu gặp nạn nhân mê man, khơng nhúc nhích, tím tái, ngừng thở, khơng nghe
thấy tim đập phải lập tức kết hợp ấn tim ngoài lồng ngực: hai bàn tay chồng lên nhau,
(hoặc dùng cùi tay) đè vào 1/3 dưới xương ức, ấn mạnh bằng cả sức cơ thể, tì xuống
vùng xương ức. Sau mỗi lần ấn xuống lại nới nhẹ tay để lồng ngực trở lại như cũ.
Nhịp độ phối hợp giữa ấn tim và thổi ngạt là: cứ ấn tim 5 đến 6 lần thì thổi ngạt
1 lần. Thổi ngạt kết hợp với ấn tim là phương pháp hiệu quả nhất nhưng cần chú ý là
khi nạn nhân bị tổn thương cột sống không nên làm động tác ấn tim

16


3. Các biện pháp bảo vệ an toàn

3.1. Các qui tắc chung để đảm bảo an toàn điện.
Để đảm bảo an toàn điện cần thực hiện tốt các qui định sau đây:
- Phải che chắn các thiết bị và bộ phận mang điện để tránh nguy hiểm khi tiếp
xúc bất ngờ
- Phải chọn đúng điện áp sử dụng và thực hiện nối đất hoặc nối dây trung tính
các phần tử bình thường khơng mang điện nhưng có nguy cơ bị dò điện theo đúng qui

chuẩn
- Nghiêm chỉnh sử dụng các thiết bị, dụng cụ bảo vệ khi làm việc
- Nghiêm chỉnh thực hiện, chấp hành các qui định, qui trình, qui phạm về an
toàn điện
- Tổ chức, kiểm tra, vận hành theo đúng qui tắc an toàn
- Thường xuyên kiểm tra dự phòng cách điện của các thiết bị điện và hệ thống
điện
3.2. Các biện pháp về tổ chức
- Các cán bộ phụ trách về điện, bao gồm cả kỹ sư và cơng nhân trong các nhà
máy, xí nghiệp, đơn vị sản xuất đều phải có kiến thức về kỹ thuật điện, an toàn điện và
hoàn toàn chịu trách nhiệm về tình trạng kỹ thuật an tồn điện ở cơ sở của mình
- Các cơng nhân vận hành phải được học về qui trình vận hành thiết bị, máy
móc nhằm đảm bảo an toàn chung cho người và thiết bị, đặc biệt là biện pháp kỹ thuật
an tồn khi đóng cắt cầu dao điện các máy công tác, phải biết và thực hiện đúng các
biện pháp cấp cứu nạn nhân bị điện giật
- Khi phân cơng cơng việc phải có “Phiếu giao việc”
- Khi làm việc phải có 2 người
- Khi cắt điện để sửa chữa phải treo biển ‘‘ Cấm đóng điện có người đang làm
việc’’ lên thiết bị đóng cắt
- Phải thực hiện kiểm tra khơng điện bằng đèn, bằng bút thử điện để khẳng định
khơng cịn điện trên các phần tử của thiết bị điện sắp được sửa chữa
3.3. Các biện pháp kỹ thuật an toàn điện
Để phòng ngừa, hạn chế tác hại do tai nạn điệ cần áp dụng các biện pháp kỹ
thuật sau đây:
- Các biện pháp chủ động đề phịng xuất hiện tình trạng nguy hiểm có thể gây
tai nạn
+ Đảm bảo tốt cách điện của thiết bị
+ Đảm bảo khoảng cách an toàn, bao che, rào chắn các thiết bị mang điện
+ Sử dụng điện áp thấp, máy biến áp cách ly
+ Sử dụng tín hiệu, biển báo, khóa liên động

17


- Các biện pháp để ngăn ngừa, hạn chế tai nạn điện khi xuất hiện tình trạng
nguy hiểm
+Thực hiện nối dây trung tính bảo vệ
+ Thực hiện nối đất bảo vệ
+ Sử dụng máy cắt điện an toàn, thiết bị chống dò điện, thiết bị tự động ngắt
điện
+ Sử dụng các phương tiện bảo vệ, dụng cụ phòng hộ
3.4. Lắp đặt hệ thớng bảo vệ an tồn
a. Lắp đặt nối đất bảo vệ
Mục đích nối đất là để đảm bảo an toàn cho người lúc chạm vào các bộ phận có
mang điện áp.
Khi cách điện bị hư hỏng, những phần kim loại của thiết bị điện hay các máy
móc khác thường trước kia khơng có điện, bây giờ có thể mang hoàn toàn điện áp làm
việc. Khi chạm vào chúng, người có thể bị tổn thương do dịng điện gây nên. Nối đất
là để giảm điện áp đối với đất của tất cả những bộ phận kim loại của thiết bị điện đến
một trị số an toàn đối với người. Những bộ phận này bình thường khơng mang điện áp
nhưng có thể do cách điện bị chọc thủng nên có điện áp xuất hiện trên chúng. Như
vậy, nối đất là sự chủ định nối điện các bộ phận của thiết bị điện với hệ thống nối đất.
Hệ thống nối đất bao gồm các thanh nối đất và dây dẫn để nối đất.
Ngoài nối đất để đảm bảo an toàn cho người cịn có loại nối đất với mục đích
xác định chế độ làm việc của thiết bị điện.
b. Lắp đặt nối trung tính bảo vệ
Bảo vệ nối dây trung tính là thực hiện nối các phần kim loại bình thường khơng
mang điện với dây trung tính hay dây khơng.
Mục đích dùng bảo vệ nối dây trung tính nhằm biến sự cố chạm vỏ thiết bị điện
thành sự cố ngắn mạch pha – trung tính làm tăng dịng điện sự cố giúp các thiết bị bảo
vệ (cầu chì, aptomat, máy cắt điện,…) tác động nhanh cắt thiết bị điện có sự cố ra khỏi

nguồn điện tránh nguy hiểm cho con người trong các mạng điện hạ áp trung tính nối
đất trực tiếp mà người hay chạm phải.
c. Lắp đặt chống sét bảo vệ
Giơng sét là một hiện tượng thiên nhiên, đó là sự phóng điện trong khí quyển
giữa các đám mây với nhau và giữa đám mây với mặt đất. Đối với người và các súc
vật, sét nguy hiểm là do nguồn điện áp cao và dòng điện sét lớn. Như chúng ta đã biết,
chỉ cần một dòng điện rất nhỏ khoảng vài chục mA đi qua người cũng có thể gây nên
chết người. Vì thế rất dễ hiểu tại sao khi bị sét đánh trực tiếp người thường chết ngay.
Khi sét đánh trực tiếp hay gián tiếp vào các công trình khơng những làm hư hại
về vật chất mà cịn gây nguy hiểm đến tính mạng con người. Vì thế các cơng trình tùy
theo mức độ quan trọng nhất thiết phải có hệ thống các thiết bị chống sét và biện pháp
để bảo vệ an tồn khi có sét đánh vào.
Hiện nay để bảo vệ chống sét đánh trực tiếp cho cơng trình thường dùng các hệ
thống thu sét – cột thu sét, dây thu sét – gồm bộ phận thu sét (kim, dây), bộ phận nối
đất và các dây dẫn liên hệ hai bộ phận trên với nhau (dây nối đất).
Tác dụng bảo vệ của hệ thống thu sét là ở chỗ tập trung điện tích ở đỉnh bộ
phận thu sét, tạo nên trường lớn nhất giữa nó và đầu tia tiên đạo…do đó thu hút các
phóng điện sét và hình thành khu vực an tồn ở bên dưới và xung quanh hệ thống thu
sét.
Bộ phận nối đất của hệ thống thu sét cần có điện trở nối đất nhỏ để việc tập
trung điện tích cảm ứng phía mặt đất được dễ dàng và khi có dịng điện sét đi qua điện
18


áp trên các bộ phận của hệ thống thu sét sẽ khơng đủ để gây nên phóng điện ngược từ
nó tới các cơng trình đặt gần.
Gần đây trong kỹ thuật thu sét người ta đã áp dụng các đầu thu bằng đồng vị
phóng xạ có phạm vi thu sét lớn hơn kim thu sét thông thường.
Trên cơ sở nghiên cứu các mơ hình người ta có thể xác định vùng bảo vệ của
cột thu lôi. Khoảng không gian gần cột thu lơi mà vật được bảo vệ đặt trong đó rất ít

khả năng bị sét đánh, gọi là vùng hay phạm vi bảo vệ của cột thu lôi.

4. Thực hành
4.1. Các bước thực hiên hô hấp nhân tạo
+ Bước 1: Để nạn nhân nằm ở nơi thoáng đãng, nới rộng quần áo và dây thắt lưng, đệm
dưới cổ cho đầu hơi ngửa ra sau để đảm bảo đường hô hấp được thơng thống, lấy dị vật trong
miệng nạn nhân nếu có.
+Bước 2: Một tay bịt mũi nạn nhân, tay kia kéo hàm xuống dưới để miệng hở ra, ngậm
chặt miệng nạn nhân rồi thổi liên tục hai hơi đối với người lớn, một hơi với trẻ em dưới 8 tuổi, sau
đó để lồng ngực tự xẹp xuống rồi lại thổi tiếp. Người lớn và trẻ em trên 8 tuổi, mỗi phút phải thổi
ngạt 20 lần. Trẻ dưới 8 tuổi, mỗi phút phải thổi ngạt 20 - 30 lần.
Lưu ý: Chỉ thực hiện hô hấp nhân tạo cho người bị nạn mà tim cịn đập.
4.2. Các bước thực hiện xoa bóp tim ngoài lồng ngực
+Bước 1: Để nạn nhân nằm trên mặt phẳng cứng, người tiến hành ép tim quỳ gối bên trái
nạn nhân. Hai bàn tay chồng lên nhau rồi để trước tim, tương ứng với điểm giữa hai núm vú hoặc
khoang liên sườn 4 - 5 bên ngực trái, từ từ ấn sâu xuống khoảng 1/3 cho đến một nửa bề dày lồng
ngực, sau đónới lỏng tay ra.
+ Bước 2: Người lớn và trẻ em trên 1 tuổi, số lần ép tim trong một phút khoảng 100 lần.
Trẻ dưới 1 tuổi, mỗi phút ép tim hơn 100 lần. Trẻ sơ sinh có thể phải ép tim đến 120 lần/phút.
+ Bước 3: Khi nạn nhân vừa ngưng tim vừa ngưng thở: Phải kết hợp cả ép tim với thổi
ngạt, cứ 15 lần ép tim lại thổi ngạt hai lần, với trẻ sơ sinh là ba lần ép tim thổi ngạt một lần.
Lưu ý: sau khi bệnh nhân tự thở được cần đưa ngay đến cơ sở y tế gần nhất để được điều trị kịp
thời.
4.3. Sinh viên thực hiện việc hơ hấp nhân tạo và xoa bóp tim ngồi lồng ngực đới với mơ
hình người nộm.
Thực hiện trình tự theo các bước của 2 công việc nêu trên, quan sát đèn báo trên mơ hình để
điều chỉnh cho đúng chu kỳ hướng dẫn và điền kết quả vào bảng sau:
BƯỚC 1
Hơ hấp nhân tạo
Xoa bóp tim ngồi lồng ngực


19

BƯỚC 2

BƯỚC 3


Sinh viên đánh dấu “X” vào các bước mình đã thực hiện. Công việc được đánh là “Đạt”
khi tất cả các bước ở mỗi công việc được đánh dấu và đèn báo hiển thị màu xanh ở mỗi chu kỳ
hô hấp.
* Những nội dung cần chú ý trong bài:
- Các nguy cơ dẫn đến mất an toàn điện, các biện pháp phòng tránh.
- Các bước sơ cấp cứu nạn nhân bị tai nạn về điện.
* Bài tập mở rộng và nâng cao
Bài 1: Tìm video và trình bày các phương pháp sơ cấp cứu người bị các tai nạn về điện.
Bài 2: Tìm video dẫn chứng các nguyên nhân gây mất an toàn điện trong việc sử dụng, vận
hành thiết bị cơ khí và cách phịng tránh.
* u cầu đánh giá kết quả học tập bài 1
- Nội dung:
+ Về kiến thức: Trình bày được các nguy cơ dẫn đến mất an tồn điện, các biện pháp phịng
tránh.
+ Về kỹ năng: Sử dụng thành thạo mơ hình người nộm để sơ cấp cứu nạn nhân.
+ Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Tỉ mỉ, cẩn thận, an tồn, chính xác, ngăn nắp trong công
việc.
- Phương pháp:
+ Về kiến thức: Được đánh giá bằng hình thức kiểm tra viết, trắc nghiệm, vấn đáp, báo cáo.
+ Về kỹ năng: Đánh giá kỹ năng sơ cấp cứu nạn nhân.
+ Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Quan sát sinh viên trong quá trình học tập để đánh giá.


20


BÀI 2: SỬ DỤNG DỤNG CỤ ĐO KIỂM
Mã bài: MĐ13-02
1. Giới thiệu
Khoa học kỹ thuật ngày nay rất phát triển người ta đó sản xuất ra nhiều loại máy
đo để đo các đại lượng lượng của mạch điện, đồng thời người ta cũng đã sản xuất ra
những máy đo để giúp cho người công nhân sử dụng thuận tiện khi đo các thông số
của mạch điện cũng như khi khảo sát, nghiên cứu sự hoạt động của mạch. Như vậy
đòi hỏi người cơng nhân phải có một trình độ hiểu biết về chức năng của từng loại máy
đo cũng như phải thao tác, sử dụng thành thạo các loại máy đo đó.
2. Mục tiêu của bài
- Trình bày đúng cấu tạo, nguyên lý hoạt động của của các dụng cụ đo kiểm.
- Thực hiện đo đúng các thơng số dịng điện, điện áp, điện trở bằng các dụng cụ đo
kiểm.
- Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác, logic khoa học, tác phong công nghiệp
3. Nội dung bài
1. Sử dụng máy đo vạn năng
2. Sử dụng Ampe kìm
3. Lắp đặt cơng tơ điện

21


1. Sử dụng máy đo vạn năng (VOM)

1.1. Công dụng: Máy đo vạn năng (VOM) đo được các đại lượng
- Điện trở đến hàng KΩ .
- Điện áp xoay chiều, một chiều đến 1000 V.

- Dòng điện một chiều đến vài trăm mA.
8

1.2. Kết cấu mặt ngoài
200

1.
2.
3.
4.
5.
6.
7.
8.

Núm xoay.
Các thang đo.
Các vạch số (vạch đọc).
Vít chỉnh kim.
Nút chỉnh 0 (Ω Adj ).
Kim đo.
Lổ cắm que đo.
Gương phản chiếu.

100

50

30


20

10
5

1K


150

50

0


0

200

250

DCV-A
ACV

0

10
6

2.5

25
_
7

DCmA

250

3

4

OFF
1000
25
OUT
0
DCV 50
1
0
2.5

50

1000
250 ACV
50
10
x10K
x1K

x100
x10 
x1

0

5

1
2
+
7

CO
Hình 2.1 Hình dạng mặt ngồi của VOM

DEREE 360RE

1.3. Cách sử dụng máy đo vạn năng
a. Đo điện trở
Bước 1: Cắm que đo đúng vị trí: đỏ (+); đen (– ).
Bước 2: Chuyển núm xoay vể thang đo phù hợp (một trong các thang đo điện
trở)
Bước 3: Chập 2 que đo và điều chỉnh núm (Ω Adj cho kim chỉ đúng số 0 trên
vạch Ω).
Bước 4: Tiến hành đo: Chấm 2 que đo vào 2 đầu điện trở cần đo.
0

0


Điều chỉnh



RX

Chập 2 que đo
Hình 2.2. Chỉnh kim và đo điện trở

22


Bước 5: Đọc trị số: Trị số đo điện trở sẽ được đọc trên vạch ( trên mặt số theo
biểu thức sau:
Số đo = Số đọc x thang đo

Ví dụ: núm xoay đặt ở thang x10; đọc được 26 thì giá trị điện trở đo được là:
Số đo = 26 x10 = 260 Ω.
Ví dụ: Núm xoay đặt ở thang x10K; đọc được 100 thì giá trị điện trở đo được là:
Số đo =100 x10K =1000 K ( =1M Ω).
 Các điều lưu ý
 Mạch đo phải ở trạng thái khơng có điện.
 Điện trở cần đo phải được cắt ra khỏi mạch.
 Không được chạm tay vào que đo.
 Đặt ở thang đo nhỏ, thấy kim khơng lên thì chưa vội kết luận điện trở bị hỏng
mà phải chuyển sang thang đo lớn hơn để kiểm tra. Tương tự khi đặt ở thang đo lớn,
thấy kim chỉ 0 thì phải chuyển sang thang lớn hơn.
b. Đo điện áp xoay chiều
Bước 1: Chuyển núm xoay vể thang đo phù hợp (một trong các thang ở khu vực
ACV; màu đỏ).

Bước 2: Tiến hành đo: Chấm 2 que đo vào 2 điểm cần đo.
Bước 3: Đọc trị số: Số đo sẽ được đọc ở các vạch còn lại trên mặt số (trừ vạch
(Ω) theo biểu thức như sau:
Số đo = Số đọc X (thang đo / vạch đọc)
Ví dụ: Đặt ở thang 50V – AC; đọc trên vạch 10 thấy kim chỉ 8 V thì số đo là:
Số đo = 8 x (50/10) = 40 V.
 Chú ý:
 Thang đo phải lớn hơn giá trị cần đo. Tốt nhất là giá trị cần đo khoảng 70%
giá trị thang đo.
 Phải cẩn thận tránh va quẹt que đo gây ngắn mạch và bị điện giật
c. Đo điện áp một chiều
Tiến hành tương tự như phần b, nhưng núm xoay phải đặt ở khu vực DCV và
chấm que đo phải đúng cực tính như hình 2.3.
+

0

_
-

DCV

+

Hình 2.3

23


d. Đo dịng điện một chiều (Hình2.4)

Bước 1: Chuyển núm xoay về khu vực DC mA.
Bước 2: Tiến hành đo: Cắt mạch, nối tiếp que đo vào 2 điểm cần đo.
Bước 3: Đọc trị số, tương tự như phần b, đơn vị tính là mA hoặc (A nếu để ở
thang 50 A.
0

+

_
_

DCmA +

Hình 2.4

e. Các chức năng khác của thang đo điện trở
e1 . Đo thơng mạch, đứt mạch. (Hình2.5)

 x1

 x1

Không đứt (Thông mạch)

Mạch bị đứt (Hở mạch)

2

e2. Kiểm tra chạm võ.(Hình2.6)


Vỏ

Vỏ

 x10K

 x10K

Chạm vỏ nặng

Tốt (Khơng chạm)

e3- Kiểm tra , xác định cực tính diode. (Hình2.7)
Đen

Đỏ

Đen

Û_  x1

Đỏ

Û+

Hinh 2.7

24

 x1

_
Û+


- Sau 2 lần đo (đảo đầu diode - thuận nghịch): 1 lần kim quay mạnh, 1 lần kim
không quay là diode còn tốt.
- Ứng với lần kim quay mạnh: que (-); màu đen nối với cực nào thì cựcđó là
Anode (dương cực của diode). Do khi đó diode được phân cực thuận và que (-) được
nối với nguồn (+) bên trong của máy đo.
e4 . Kiểm tra tụ điện (Hình2.8)

-



-

+



-

+

Quay mạnh
Giảm dần
Hình 2.8 Kiểm tra tụ điện




+

Ổn định

Thỏa đồng thời 3 điều kiện trên thì tụ điện cịn tốt .
f. Đo xác định các cực của Transistor
B

C
B

E

NPN

D1

D2

C

E
B

C
B

PNP


E

D1

D1

C

E
Hình 2.9: Các cực của Transistor

- Trước hết, xác định cực B, dùng _kế, vặn thang x1,
- Sau đó tiến thành lấy một que đo giữ cố định với 1 chân bất kỳ của que đo.
- Que còn lại lần lượt đưa vào đo 2 chân còn lại
- Tiếp tục đảo que đo, cho đến khi ta nhận được 2 giá trị điện trở R liên tiếp bằng
nhau R=(1015), khi đó que nối với chân cố định là B:
+ Nếu que cố định(lần đo cuối- trong loạt đo đầu tiên) là que đỏ, thì đây là
Transistor loại N-P-N
+ Nếu que cố định(lần đo cuối- trong loạt đo đầu tiên) là que đen, thì đây là
Transistor loại P-N-P
- Để xác định nốt 2 chân còn lại C & E, ta dùng _kế chọn thang x100-1K, hai
que đo đưa vào 2 chân còn lại, sau đó dùng ngón tay chạm nối cực B với từng chân,
nếu không thấy kim chỉ thị giá trị R khoảng từ 10K-100K thì ta đảo que đo, và làm lại
các động tác đo trên, khi đó ta sẽ được giá trị R=(10-100)K, khi đó que chạm với B là
cực C cực còn lại là E
25


×