Tải bản đầy đủ (.pdf) (228 trang)

Biển, đảo việt nam (tập 3)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.54 MB, 228 trang )




HỘI ĐỒNG CHỈ ĐẠO XUẤT BẢN
Chủ tịch Hội đồng
Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương
TRẦN THANH LÂM
Phó Chủ tịch Hội đồng
Giám đốc - Tổng Biên tập
Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật
PHẠM MINH TUẤN
Thành viên
NGUYỄN HOÀI ANH
PHẠM THỊ THINH
NGUYỄN ĐỨC TÀI
TỐNG VĂN THANH


NGUYỄN CHU HỒI

BIỂN, ĐẢO VIỆT NAM NHỮNG THÔNG TIN CƠ BẢN
TẬP 3
KHAI THÁC, SỬ DỤNG BIỂN VIỆT NAM

NHÀ XUẤT BẢN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA SỰ THẬT



LỜI NHÀ XUẤT BẢN

T



ài nguyên biển và hải đảo là nguồn lực quan
trọng của đất nước, phải được khai thác, sử dụng

bền vững cho mục đích phát triển kinh tế - xã hội
gắn với bảo vệ môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học,
các giá trị văn hóa, xã hội, lịch sử, nâng cao đời sống
và sinh kế cộng đồng, ứng phó và thích ứng với biến
đổi khí hậu và nước biển dâng, đảm bảo quốc phòng,
an ninh, bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền
tài phán quốc gia trên biển và hải đảo. Nghị quyết số
36-NQ/TW ngày 22/10/2018 Hội nghị Trung ương 8
khóa XII về Chiến lược phát triển bền vững kinh tế
biển Việt Nam đến năm 2030 đã đề ra các giải pháp
về hồn thiện thể chế, chính sách, chiến lược, quy
hoạch, kế hoạch về phát triển bền vững kinh tế biển,
theo đó cần rà sốt, bổ sung và xây dựng mới đồng
bộ các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch liên quan đến
biển, đảo theo hướng quản lý tổng hợp, phù hợp với
hệ sinh thái biển, bảo đảm sự gắn kết hài hòa, đồng
bộ giữa bảo tồn và phát triển các vùng đất liền, vùng
ven bờ, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa. Luật
tài nguyên, môi trường biển và hải đảo năm 2015
quy định một trong những nguyên tắc quản lý tổng
hợp tài nguyên biển và hải đảo là “Tài nguyên biển

5


và hải đảo phải được quản lý thống nhất theo chiến

lược khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên và bảo
vệ môi trường biển và hải đảo; quy hoạch, kế hoạch
sử dụng biển; quy hoạch tổng thể khai thác, sử dụng
bền vững tài nguyên vùng bờ; bảo vệ chủ quyền quốc
gia, bảo đảm quốc phòng, an ninh”.
Dự thảo Chiến lược khai thác, sử dụng bền
vững tài nguyên, bảo vệ môi trường biển và hải đảo
đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 do Bộ Tài
nguyên và Môi trường đang triển khai xây dựng đặt
mục tiêu đến năm 2030: Tài nguyên biển và hải đảo
được khai thác, sử dụng bền vững, công bằng phục
vụ cho phát triển các ngành kinh tế biển, nâng cao
đời sống và sinh kế cộng đồng, bảo tồn và phát huy
giá trị di sản văn hóa biển, ứng phó và thích ứng với
biến đổi khí hậu và nước biển dâng, bảo đảm quốc
phòng, an ninh, bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền,
quyền tài phán quốc gia trên biển và hải đảo; Tầm
nhìn đến năm 2045: Tài nguyên biển và hải đảo được
khai thác, sử dụng bền vững cho phát triển kinh tế
biển, kinh tế tuần hoàn, cácbon thấp, xã hội hài
hịa với thiên nhiên nhằm góp phần quan trọng đưa
Việt Nam trở thành quốc gia biển mạnh, phát triển
bền vững, thịnh vượng, an ninh, an toàn, tham gia
chủ động và có trách nhiệm vào giải quyết các vấn đề
quốc tế và khu vực về biển và đại dương.
Nhằm góp phần cung cấp cho bạn đọc những
thơng tin cơ bản về biển, đảo Việt Nam và tình hình
khai thác, sử dụng biển và phát triển kinh tế biển

6



Việt Nam, tiếp theo tập 1, 2 của bộ sách Biển, đảo
Việt Nam - Những thông tin cơ bản, Nhà xuất bản
Chính trị quốc gia Sự thật tiếp tục giới thiệu Tập 3
của bộ sách: Khai thác, sử dụng biển Việt Nam do
PGS.TS. Nguyễn Chu Hồi biên soạn.
Cuốn sách trình bày dưới dạng hỏi - đáp, làm rõ
một số khái niệm về tài sản tự nhiên biển; bản chất
của tài nguyên biển; lịch sử khai lấn biển ở Việt Nam
và tình hình khai thác, sử dụng các nguồn tài nguyên
biển theo hướng bền vững, gìn giữ chất lượng mơi
trường biển, chủ động thích ứng với biến đổi khí hậu,
nước biển dâng; ngăn chặn xu thế ơ nhiễm, suy thối
mơi trường biển; phục hồi, bảo tồn các hệ sinh thái
biển quan trọng...
Mặc dù đã có nhiều cố gắng trong q trình biên
tập, xuất bản, song cuốn sách khó tránh khỏi thiếu
sót. Rất mong nhận được ý kiến đóng góp của bạn
đọc để cuốn sách được hoàn thiện hơn trong lần xuất
bản sau.
Xin trân trọng giới thiệu cuốn sách với bạn đọc.
Tháng 12 năm 2022
NHÀ XUẤT BẢN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA SỰ THẬT

7


8



I
MỘT SỐ QUAN NIỆM, KHÁI NIỆM CHUNG
VỀ KHAI THÁC, SỬ DỤNG BIỂN
Câu hỏi 1: Thế nào là vốn, vốn tự nhiên,
vốn tự nhiên biển và tài sản tự nhiên biển?
Trả lời:
Vốn (Capital): được hiểu là của cải, vật chất
hay tài chính có thể sử dụng để tạo ra thu nhập,
hàng hóa hay các dịch vụ phục vụ đời sống và phát
triển của con người.
Vốn tự nhiên (Natural capital) được sử dụng
để mô tả các tài sản tự nhiên (Natural assets), là
các hợp phần tự nhiên, như: các nguồn tài nguyên
thiên nhiên (sinh vật, các hệ sinh thái, khoáng sản,
đất, nước, sơng, hồ, biển, đại dương, khí hậu,...),
mà trên cơ sở đó con người có thể tạo ra thu nhập,
hàng hóa và các dịch vụ. Nói cách khác, vốn tự
nhiên là tập hợp các tài sản của hệ sinh thái (giá
trị dịch vụ và chức năng), kết hợp với các loại vốn
khác (vốn xã hội, vốn con người) tạo ra các dịch vụ
thiết yếu cho sự phát triển kinh tế - xã hội và hỗ
trợ phúc lợi của con người.
Vốn tự nhiên biển là một phần của vốn tự
nhiên, bao gồm tồn bộ các giá trị và lợi ích đem lại
9


từ nguồn vốn hay nguồn cung tài sản tự nhiên dưới
dạng tài ngun địa học, khơng khí, nước và tồn

bộ sinh giới trong biển và đại dương.
Tài sản tự nhiên biển (Marine natural asset)
là tất cả các loại tài nguyên thiên nhiên biển (sinh
vật và phi sinh vật), các hợp phần tự nhiên (vật
chất và phi vật chất) và các hệ sinh thái biển, đảo.
Theo nhà nghiên cứu James K. Boyce, tài nguyên
thiên nhiên biển chỉ trở thành tài sản tự nhiên
biển khi con người có quyền tiếp cận tới các lợi ích
của chúng (sở hữu chúng), như: các di sản tự nhiên
biển, các dịch vụ hệ sinh thái biển tạo ra. Cho nên,
để đảm bảo các dịch vụ này tiếp tục hỗ trợ phúc lợi
và cuộc sống của con người, các tài sản và vốn tự
nhiên biển nói trên cần được bảo vệ, bảo tồn và duy
trì lâu dài. Trong thực tế, con người đã làm mất đi
khơng ít tài sản tự nhiên biển, nhưng con người
cũng có thể tái tạo chúng ở các mức độ khác nhau
tùy thuộc vào hình thức sở hữu tài sản, vào nhận
thức và chính nỗ lực của con người.
Câu hỏi 2: Tăng trưởng xanh là gì?
Trả lời:
Theo Ủy ban Kinh tế - Xã hội châu Á và Thái
Bình Dương của Liên hợp quốc (UNESCAP): Tăng
trưởng xanh là phương thức chiến lược để đạt
được phát triển bền vững. Tăng trưởng xanh là
nội dung quan trọng của phát triển bền vững và
10


là q trình phát triển có sự kết hợp chặt chẽ, hợp
lý, hài hòa giữa phát triển kinh tế - xã hội và bảo

vệ môi trường, đáp ứng nhu cầu của thế hệ hiện tại,
nhưng không làm ảnh hưởng đến các thế hệ tương
lai. Tăng trưởng xanh chủ trương tăng trưởng GDP
trong khi vẫn duy trì hoặc khơi phục lại chất lượng
và tính tồn vẹn của mơi trường sinh thái, đồng
thời đáp ứng các nhu cầu của con người với mức tác
động đến mơi trường thấp nhất có thể. Đó là một
chiến lược tìm kiếm tối đa hóa sản lượng kinh tế
trong khi giảm thiểu gánh nặng về sinh thái. Cách
tiếp cận này tìm kiếm sự hài hịa về tăng trưởng
kinh tế và bền vững môi trường bằng cách thúc đẩy
những thay đổi cơ bản trong sản xuất và tiêu thụ
của xã hội. Trong khi đó, Ngân hàng Thế giới (WB)
cho rằng: Tăng trưởng xanh là hiệu quả trong việc
sử dụng tài nguyên thiên nhiên, giảm thiểu tối đa
ô nhiễm và các tác động mơi trường, có khả năng
thích ứng trước các hiểm họa thiên nhiên, và vai
trò của quản lý mơi trường và vốn tự nhiên trong
việc phịng ngừa thiên tai,... Tăng trưởng xanh là
quá trình phát triển kinh tế theo hướng bền vững
với môi trường, thúc đẩy phát triển xã hội toàn
diện và cácbon thấp. Tăng trưởng xanh cũng bao
hàm các phương pháp tiếp cận chính sách mang lại
hiệu quả sinh thái thực sự và chuyển dịch sang mơ
hình phát triển cácbon thấp, kết hợp các ứng phó
khí hậu với mục tiêu phát triển.
11


Tháng 3/2005, UNESCAP đã xem tăng trưởng

xanh như là một trọng tâm chính sách và chiến
lược để thúc đẩy phương pháp tiếp cận cùng có lợi
nhằm hịa giải các xung đột giữa các kết quả của
hai mục tiêu phát triển thiên niên kỷ quan trọng:
mục tiêu 1 (giảm nghèo) và mục tiêu 7 (tính bền
vững mơi trường). Tăng trưởng xanh bao gồm các
nội dung mà các nhà hoạch định chính sách có thể
tập trung can thiệp như: sản xuất và tiêu dùng bền
vững, kinh doanh và thị trường xanh, cơ sở hạ tầng
bền vững, thuế và cải cách ngân sách xanh, đầu tư
vào vốn tự nhiên, và các chỉ số hiệu quả sinh thái1.
Kinh tế xanh và tăng trưởng xanh có những
điểm giống nhau và có sự khác biệt. Kinh tế xanh
là nền kinh tế có khả năng vừa cải thiện chất lượng
cuộc sống và sự công bằng xã hội, đồng thời làm
giảm thiểu nguy cơ rủi ro môi trường sinh thái, tổn
thất về mặt sinh thái học. Còn tăng trưởng xanh là
tăng trưởng nhưng giữ được vốn tự nhiên. Ở Việt
Nam, Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh
(Chiến lược xanh) yêu cầu: “Tăng trưởng xanh dựa
trên tăng cường đầu tư vào bảo tồn, phát triển và sử
dụng hiệu quả các nguồn vốn tự nhiên, giảm phát
thải khí nhà kính, cải thiện nâng cao chất lượng
mơi trường qua đó kích thích tăng trưởng kinh tế”.
Chiến lược có mục tiêu: “Tăng trưởng xanh, tiến tới
1. Tăng trưởng xanh là gì?, />TinTuc/Index/3956.

12



các nền kinh tế cácbon thấp, làm giàu vốn tự nhiên
trở thành xu hướng chủ đạo trong phát triển kinh
tế bền vững; giảm phát thải và tăng khả năng hấp
thụ khí nhà kính dần trở thành chỉ tiêu bắt buộc
và quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội”.
Chiến lược xanh khẳng định xu thế phát triển tất
yếu trong dài hạn của nền kinh tế Việt Nam, chủ
động chuyển dần từ nền kinh tế nâu sang một nền
kinh tế xanh với các lợi ích cơ bản: góp phần xóa
đói, giảm nghèo, giảm nhẹ thiên tai, biến đổi khí
hậu, biến đổi đại dương, duy trì và tiến tới tăng
cường nguồn vốn tự nhiên, cải thiện nguồn vốn văn
hóa, bảo đảm công bằng xã hội và hướng tới phát
triển bền vững.
Câu hỏi 3: Bản chất của tài nguyên biển
là gì?
Trả lời:
Về bản chất, tài nguyên biển/đại dương và vùng
ven biển cấu thành các hệ thống tài nguyên biển và
bờ (Coastal and marine systems), trong đó có các
hệ sinh thái (Ecosystem). Đó là các hệ tài nguyên
chia sẻ (Shared resources) được đặc trưng bởi ba
thuộc tính chính: tính vượt trội (Dominance), tính
đa dụng (Multi-use) và tính liên kết (Connectivity).
Hiểu được tính vượt trội của một hệ thống tài
nguyên biển, ven biển, đảo cụ thể sẽ xác định đúng
lợi thế so sánh vượt trội của hệ thống này so với hệ
thống khác lân cận, tạo cơ sở cho việc tìm kiếm các
13



giải pháp để chuyển lợi thế thành các lợi ích trong
phát triển. Nhận diện đúng tính đa dụng của một
hệ thống tài nguyên biển, ven biển, đảo cụ thể góp
phần xây dựng được các cơ chế phối hợp liên ngành
trong quá trình khai thác, sử dụng tài nguyên biển,
cũng như các chính sách hướng tới hài hịa lợi ích
giữa các ngành, tổ chức và cá nhân khai thác, sử
dụng cùng một vùng biển, đảo và ven biển.
Tài nguyên biển/đại dương được phân bố theo
không gian ba chiều (trên bề mặt biển, trong khối
nước biển, trên bề mặt đáy biển và trong lòng đất
dưới đáy biển), là đối tượng khai thác, sử dụng của
nhiều ngành và thường cạnh tranh. Tức là, nhìn từ
giác độ quản lý thì bất kỳ một vùng biển, đảo hoặc
vùng ven biển sẽ không thuộc quyền khai thác, sử
dụng duy nhất của một ngành, mà ngành nào cũng
có nhu cầu khơng gian biển riêng cho mục đích
phát triển của mình. Trong khi phần lớn các hệ
tài nguyên biển và ven bờ được khai thác, sử dụng
thực tế theo cách tiếp cận mở (Open access) và được
quản lý theo ngành (Sectoral management) trong
bối cảnh cạnh tranh thường làm nảy sinh mâu
thuẫn lợi ích, xung đột khơng gian sử dụng. Điều
này đã đặt ra nhu cầu phải quản lý biển, đảo và
vùng ven biển theo không gian, dựa trên phương
thức quản lý tổng hợp và thống nhất quản lý về
mặt nhà nước, đồng thời phải tiến hành “quy hoạch
không gian biển”. Ở nước ta, tiếp cận quản lý tổng
hợp biển và vùng ven biển đã được áp dụng từ

14


khoảng 20 năm trước, tuy nhiên chưa đạt hiệu quả
như mong đợi; cịn quy hoạch khơng gian biển ở
cấp quốc gia đã được đưa vào Luật quy hoạch năm
2017 và bước đầu được triển khai thực hiện.
Câu hỏi 4: Việc sử dụng hợp lý và hiệu quả
tài nguyên biển được hiểu như thế nào?
Trả lời:
Tài nguyên biển (bao gồm đảo và vùng ven biển)
hình thành các hệ thống tài nguyên chia sẻ, cho nên
sử dụng hợp lý (Reasonable use) tài nguyên biển
cũng chính là việc sử dụng hợp lý các hệ thống tài
nguyên chia sẻ nói trên. Về đại thể, một hệ thống
tài nguyên biển bất kỳ đều bao gồm hai yếu tố có
chức năng và vai trị khác nhau, nhưng phụ thuộc
lẫn nhau: (1) Yếu tố đóng vai trị tài ngun/nguồn
lợi biển và (2) Yếu tố đóng vai trị nơi cư trú tự nhiên
của loài (habitat). Đã là tài nguyên/nguồn lợi, về
nguyên tắc, con người có quyền khai thác, sử dụng
hạn định để bảo đảm tính bền vững và khả năng
phục hồi nguồn tài nguyên đã tiêu hao (yếu tố có thể
điều chỉnh); cịn yếu tố habitat đóng vai trị “kho”
lưu giữ và “ngơi nhà” duy dưỡng các nguồn và giá
trị tài nguyên/nguồn lợi biển, nên là đối tượng cần
phải được giữ gìn, bảo vệ, bảo tồn và quản lý thích
ứng (yếu tố khơng thể điều chỉnh). Trên cơ sở đó, có
thể hiểu đơn giản: “Sử dụng hợp lý tài nguyên biển
là việc khai thác hạn định các nguồn và giá trị tài

nguyên/nguồn lợi biển trong khi vẫn duy trì yếu tố
15


habitat của hệ thống”. Nếu ưu tiên khai thác các
yếu tố habitat thì tài ngun/nguồn lợi khơng khai
thác cũng tự di cư hoặc biến mất, và hệ sẽ xảy ra sự
cố, thiếu bền vững.
Sử dụng hiệu quả tài nguyên biển nhằm đảm
bảo các nguồn tài nguyên biển được sử dụng trong
sản xuất, chế biến và tiêu dùng một cách bền vững,
giảm thiểu các tác động môi trường trong sản xuất
và tiêu dùng sản phẩm trong tồn bộ vịng đời của
chúng. Bằng cách sản xuất hiệu quả hơn, và tiêu
thụ nguyên vật liệu ít hơn, thì việc sử dụng hiệu
quả tài nguyên sẽ thúc đẩy các phương thức đáp
ứng các nhu cầu của con người mà không vượt quá
sức tải của các hệ sinh thái biển, đảo và ven biển.
Câu hỏi 5: Tại sao nói đại dương thế giới
là hệ thống tự nhiên hỗ trợ đời sống Trái đất?
Trả lời:
Biển và đại dương là cội nguồn của sự sống
trên Trái đất. Bởi lẽ, biển và đại dương có nhiều
chức năng quan trọng liên quan tới đời sống Trái
đất, đến hệ thống khí quyển bao quanh Trái đất.
Theo D.B. Botkin và E.A. Keller1, đại dương thế
giới là một hệ thống tự nhiên mở do thường xuyên
trao đổi tương tác mạnh mẽ với hệ thống khí quyển
1. Daniel B. Botkin, Edward A. Keller: Environmental
Science: Earth as a Living Planet, Third Edition, New YorkChichester-Weinheim-Brisbane-Singapore-Toronto, 2000.


16


bao quanh Trái đất, tạo ra chu trình nước tồn
cầu (chu trình mưa - bốc hơi). Biển và đại dương
cũng là các bồn lưu chứa và cấp nước khổng lồ, kể
cả nước ngọt cho các hoạt động phát triển và cuộc
sống sinh hoạt hằng ngày của con người. Nếu thiếu
biển và đại dương các đại lục chúng ta đang sống
sẽ trở thành những “sa mạc khô cằn”, môi trường
sống của con người trên Trái đất sẽ còn khắc nghiệt
hơn rất nhiều hiện nay1.
Sự can thiệp lâu dài và tiêu cực của con người
trong quá trình phát triển nhiều thế kỷ qua đã
ảnh hưởng đến quan hệ tương tác đại dương - khí
quyển nói trên. Ở quy mơ tồn cầu, biến đổi khí
hậu (Climate change) đang hiện hữu và tác động
mạnh mẽ đến biển và đại dương, trái lại biến đổi
đại dương (Ocean change) cũng đã xảy ra trong
một quá trình lâu dài và đang tác động trở lại bầu
khí quyển. Vì thế, đại dương thế giới được xem là
một hệ thống tự nhiên hỗ trợ đời sống Trái đất “ngôi nhà chung” của lồi người, cịn biến đổi khí
hậu và biến đổi đại dương được xem là hai mặt của
một vấn đề trong các kế hoạch ứng phó2.
1. Dẫn theo Nguyễn Chu Hồi: Cơ sở tài nguyên và môi
trường biển (Giáo trình), Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2005.
2. Nguyễn Chu Hồi: “Biến đổi đại dương và biến đổi khí
hậu - Hai mặt của một vấn đề trong ứng phó”, tạp chí Khoa
học và Cơng nghệ biển, t.15, số 2, tháng 6/2015.


17


Các nhà khoa học quan niệm rằng, đại dương
thế giới (World ocean) là một hệ thống tự nhiên cấp
hành tinh. Theo nguyên tắc “thứ bậc”, đại dương
thế giới được chia thành 5 đại dương (Ocean), 57
biển (Sea) và vùng bờ (Coastal area). Đó là những
đại hệ sinh thái, và lần lượt các đại dương, biển và
vùng bờ lại được chia ra thành các hệ tự nhiên (hệ
sinh thái) cấp nhỏ hơn. Ví dụ, trong vùng bờ biển
(hệ bờ) lại có các hệ sinh thái cửa sông, đầm phá,
rừng ngập mặn, thảm cỏ biển, rạn san hô ven bờ và
các vùng đất ngập nước ven biển. Về bản chất, các
hệ thống tự nhiên đều là các hệ thống tài nguyên
có quy mơ lớn nhỏ khác nhau, tồn tại được nhờ q
trình tương tác nội tại hệ, nhưng phát triển được
là nhờ các tương tác giữa hệ với hệ lân cận (tạo ra
tính liên kết). Mỗi hệ tự nhiên được đặc trưng bởi
các quá trình động lực học và sinh thái riêng, kéo
theo là một cơ cấu tài nguyên riêng, đòi hỏi chúng
ta phải có phương cách khai thác, sử dụng phù hợp.
Cần lưu ý rằng, mỗi hệ tự nhiên trong đại
dương thế giới đều có “năng lực tải” (Carrying
capacity) nhất định, nên nếu khai thác/sử dụng
vượt quá năng lực tải này thì hệ xảy ra sự cố, bị suy
thối, suy kiệt. Đây là vấn đề cần phải cân nhắc
và tính tốn (năng lực tải của hệ) trong q trình
hoạch định chính sách, chiến lược và lập kế hoạch

phát triển (khai thác, sử dụng đại dương, biển, đảo
và vùng ven biển,...). Các vấn đề mơi trường biển, đại
dương mang tính xun biên giới (Transboundary),
18


điều này dẫn đến sự hình thành các mối liên kết sinh
thái - tựa như các “dây xích sinh thái” khác nhau
trong đại dương, biển và vùng bờ mà một mắt xích
trong số chúng bị liệt sẽ ảnh hưởng đến tồn bộ các
mắt xích cịn lại.
Với tư cách là một hệ tự nhiên, đại dương thế
giới cịn được ví như một “cỗ máy điều hòa nhiệt
độ hai chiều” khổng lồ có tác dụng điều chỉnh cân
bằng các cực trị nhiệt độ thịnh hành và làm dịu các
ảnh hưởng khốc liệt của thời tiết - khí hậu, cũng
như sản sinh ra ôxy nuôi dưỡng nhịp sống của con
người trên Trái đất1. Vì thế, nếu kiểm sốt được
“ngưỡng an tồn” của 9 “giới hạn hành tinh” của
hệ thống Trái đất - Biến đổi khí hậu, tiêu thụ nước
ngọt, suy giảm ơzơn ở tầng bình lưu, biến đổi trong
sử dụng đất, tốc độ mất đa dạng sinh học, ô nhiễm
nitơ và phốt pho, ơ nhiễm hóa học, ơ nhiễm khơng
khí hoặc tải lượng sol khí và axít hóa đại dương, thì
chúng ta sẽ giành được cơ hội để duy trì một tương
lai tươi sáng cho các thế hệ mai sau2.
Thực vật phù du biển và các hệ thực vật khác
trong biển và đại dương (rong tảo, cỏ biển, thực vật
1. Noone, K., Sumaila, R., and Diaz, R.,: Valuing the
Ocean. Stockholm Environment Institute (SEI) publication,

Stockholm, Sweden, 2012.
2. Johan Rockstrom and Mattias Klum: Big World, Small
Planet. Bokforlaget Max Strom, FSC ISBN 978-91-7126-334-6,
Italy, 2015.

19


ngập mặn), cùng với các hệ sinh thái có các giá trị
dịch vụ quan trọng trong đại dương, như: rạn san
hơ có khả năng thu giữ và cố định được một lượng
lớn CO2 thừa của bầu khí quyển gây hiệu ứng nhà
kính. Đặc biệt, thực vật phù du biển có thể tác động
đáng kể đến chu trình cácbon tồn cầu, nhất là so
với lượng con người bổ sung vào1. Như vậy, trong
bối cảnh cả thế giới đang nỗ lực ứng phó với những
tác động khơn lường của biến đổi khí hậu thì biển
và đại dương lại phát huy được vai trò quan trọng
trong việc giảm thiểu những tác động tiêu cực. Bên
cạnh đó, trong các hợp phần của vốn tự nhiên biển,
các hệ sinh thái biển, ven biển và đảo nhỏ đóng vai
trị cực kỳ quan trọng đối với cuộc sống và sự phát
triển lâu dài của con người, cũng như trong việc hỗ
trợ đời sống Trái đất. Bởi vì, đại dương và biển là
mơi trường sống của các lồi sinh vật (tuyệt đại đa
số là sinh vật thủy sinh), là hệ thống “động” có khả
năng điều chỉnh linh hoạt các tác động của biến đổi
mơi trường tồn cầu, nhất là biến đổi khí hậu.
Tuy nhiên, trên thực tế, niềm hy vọng về một
đại dương khỏe mạnh làm chỗ dựa cho cuộc sống

lồi người trên Trái đất đã khơng xảy ra, ngược lại,
chúng ta đang phải sống trong “một thế giới lớn
trên một hành tinh nhỏ” - một nền kinh tế “bão
hòa” (kinh tế “nâu”) với các áp lực từ các vấn đề
1. Dẫn theo Nguyễn Chu Hồi: Cơ sở tài ngun và mơi
trường biển (Giáo trình), Sđd.

20


mơi trường tồn cầu đang có nguy cơ vượt ra khỏi
năng lực tải của hành tinh Trái đất. Nền kinh tế
thế giới đang phải trả giá cho những chi phí “khổng
lồ” do sự gia tăng các hiện tượng thời tiết cực đoan
liên quan tới biến đổi khí hậu, biến đổi đại dương,
biến động thực phẩm toàn cầu và sự mất mát
nhanh chóng nguồn tài nguyên thiên nhiên biển và
đại dương. Bởi thế, chúng ta cần đổi mới tư duy và
một tầm nhìn khác về mối quan hệ giữa chính con
người với tự nhiên để bảo vệ được đại dương thế
giới, để đại dương có thể mở ra một thời kỳ thịnh
vượng mới cho nhân loại.
Quá nhiều rừng ngập mặn ven biển toàn cầu
bị tàn phá, quá nhiều cá bị bắt khỏi đại dương,
quá nhiều loài sinh vật biển quý hiếm có nguy cơ
tuyệt chủng. Đại dương đang bị con người và thiên
nhiên “tấn công” từ mọi hướng: từ đất liền, từ lịng
đất dưới đáy đại dương, từ khí quyển ép xuống và ở
trong chính đại dương. Nước biển dâng, tăng xâm
nhập mặn và xói lở bờ biển, axít hóa đại dương, ơ

nhiễm biển do hóa chất và rác thải nhựa,... dường
như đã đạt tới “ngưỡng nguy hiểm” cho tương lai
của đại dương. So với thời điểm đầu tiên của lịch
sử loài người, chúng ta đã đẩy hành tinh Trái đất,
bao gồm đại dương thế giới đi quá xa. Điều không
mong đợi đó diễn ra q nhanh và lồi người đã lấn
át khả năng Trái đất, bao gồm đại dương, hỗ trợ
thế giới phát triển theo cách bền vững hơn. Chúng
ta đã đi từ một thế giới nhỏ trong một Trái đất
21


lớn sang một thế giới lớn trong một Trái đất nhỏ.
Ngôi nhà chung Trái đất của chúng ta đang thay
đổi nhanh chóng theo chiều hướng xấu, địi hỏi các
hành động ứng phó tập thể và phải trả lời câu hỏi
lớn rằng chúng ta phải cùng nhau làm gì tiếp theo1.

1. Johan Rockstrom and Mattias Klum: Big World, Small
Planet, Bokforlaget Max Strom, FSC ISBN 978-91-7126-334-6,
Italy, 2015.

22


II
THỰC TRẠNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG, GIẢI PHÁP
KHAI THÁC, SỬ DỤNG BIỂN VIỆT NAM
Câu hỏi 6: Lịch sử khai hoang lấn biển ở
Việt Nam diễn ra như thế nào?

Trả lời:
Từ xưa ông cha ta đã nói, Việt Nam là đất nước
“Tam sơn, tứ hải, nhất phần điền”, ngụ ý rằng,
nước ta có biển rộng, nhiều núi đồi, nhưng rất ít
đất ở và trồng trọt. Đất đã chật, người lại đông, bởi
thế công cuộc khai hoang để mở mang, khai phá
ruộng đất, phát triển kinh tế - xã hội đã được chú ý
và bắt đầu từ lâu đời với quy mô và hình thức khác
nhau. Các hoạt động khai hoang lấn biển được tiến
hành ở các vùng đồng bằng phù sa màu mỡ, đất tốt
và dễ canh tác, nhất là vùng ven biển đồng bằng
sông Hồng và sông Cửu Long. Một cách tự nhiên,
đây là những vùng “châu thổ lấn tiến” ra biển và ở
vùng ven biển của hai đồng bằng này hình thành
nên các bãi bồi phù sa rộng lớn, tốc độ vươn ra biển
hằng năm khá nhanh.
Mục đích chung và xuyên suốt trong thời gian
dài của hoạt động khai hoang lấn biển là để tăng
23


×