Tải bản đầy đủ (.pdf) (61 trang)

Giáo trình gia công, lắp đặt cốt thép (nghề xây dựng trình độ cao đẳngtrung cấp)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.07 MB, 61 trang )

TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN
Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thơng tin có thể được phép
dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo.
Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh
thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm.

LỜI GIỚI THIỆU
Trong cơng trình dân dụng hay cơng nghiệp, cốt thép đóng vai trị quyết định đến
sự tồn tại theo thời gian của công trình. Trong kết cấu bê tơng cốt thép thì thép giữ vai
trị giúp kết cấu chống lại các lực xơ, cắt và định hình khung cơng trình.
Giáo trình Gia cơng lắp đặt cốt thép được biên soạn theo trình tự xây dựng một
cơng trình dân dụng: từ cốt thép móng đến cốt thép mái. Người học xong module này
sẽ có được những kỹ năng và kiến thức cần thiết để chọn thép, gia công và lắp đặt cốt
thép cho tất cả các cấu kiện bê tông cốt thép thông thường như: móng, cột, dầm, cầu
thang, sê nơ…
Kết cấu của giáo trình gồm 2 phần:
+ Phần 1: Gia cơng cốt thép;
+ Phần 2: Lắp đặt cốt thép;
+ Trong mỗi phần, mỗi bài cụ thể có kèm cơng tác an tồn lao động và vệ sinh
cơng nghiệp;
Giáo trình này được biên soạn trên cơ sở chương trình đào tạo chi tiết của Tổng
cục dạy nghề và có tham khảo nguồn tài liệu khác. Tác giả xin cảm ơn đồng nghiệp, các
tác giả đã cung cấp nguồn tài liệu quí giá để biên soạn giáo trình này.
Giáo trình sẽ có nhiều thiếu sót, rất mong sự đóng góp ý kiến của đồng nghiệp
và người học để giáo trình hồn thiện hơn.
Cần Thơ, ngày tháng năm 2021
Tác giả
1. Ngô Thanh
2. Nguyễn Trung Quang

1




MỤC LỤC
Nội dung

TT
1
2
3
3.1
3.2
3.3
3.4
3.5
3.6
4
4.1
4.2
4.3
4.4
4.5
4.6
4.7
4.8
4.9
4.10

Lời giới thiệu
Chương trình mơ đun
Phần 1. Gia cơng cốt thép

Bài 1. Nắn thép trịn bằng thủ cơng
Bài 2. Cắt cốt thép bằng thủ công
Bài 3. Cắt cốt thép bằng máy
Bài 4. Uốn cốt thép bằng phương pháp thủ công
Bài 5. Uốn cốt thép bằng máy
Bài 6. Nối cốt thép bằng phương pháp buộc
Phần 2. Lắp đặt cốt thép
Bài 1. Lắp đặt cốt thép móng đơn
Bài 2. Lắp đặt cốt thép móng băng
Bài 3. Lắp đặt cốt thép cột
Bài 4. Lắp đặt cốt thép dầm đơn
Bài 5. Lắp đặt cốt thép hệ dầm
Bài 6. Lắp đặt cốt thép sàn toàn khối
Bài 7. Lắp đặt cốt thép dầm, giằng
Bài 8. Lắp đặt cốt thép cầu thang
Bài 9. Lắp đặt cố thép lanh tô – ô văng
Bài 10. Lắp đặt cốt thép sê nô

4.11 Bài 11. Lắp đặt cốt thép tấm tường

Tài liệu tham khảo

Trang
1
3
4
4
7
9
12

16
19
22
23
27
30
35
38
43
46
48
52
55
58

61

2


GIÁO TRÌNH MODULE
Tên module: Gia cơng, lắp đặt cốt thép
Mã số module: MĐ 16
Thời gian thực hiện:90 giờ (Lý thuyết 30 giờ; Thực hành 52 giờ, kiểm tra 8 giờ)
I. Vị trí, tính chất mơ đun:
Đây là mơ đun cơ bản giúp cho người học hình thành các kỹ năng sử dụng dụng cụ
thủ công và các loại thiết bị dùng cho nghề cốt thép. Học xong mô đun này người học
gia công được các loại cốt thép và lắp đặt được cốt thép dùng trong kết cấu bê tông.
II. Mục tiêu của mơ đun:
Về kiến thức:

- Trình bày được các yêu cầu kỹ thuật và cấu tạo cốt thép trong cấu kiện bê tơng.
- Trình bày được phương pháp sử dụng các máy cắt, uốn cốt thép.
- Nêu được trình tự lắp đặt cốt thép vào ván khn cho cấu kiện bê tơng cốt thép đổ
tại chỗ.
- Phân tích được định mức vật liệu, nhân công trong công tác gia công, lắp đặt cốt
thép.
Về kỹ năng:
- Gia công được các loại cốt thép dùng trong kết cấu bê tông cốt thép.
- Lắp đặt được các loại cốt thép trong kết cấu bê tông cốt thép theo yêu cầu.
Về năng lực tự chủ và trách nhiệm:
- Có ý thức đạo đức, lương tâm nghề nghiệp, ý thức tổ chức kỷ luật tác phong cơng
nghiệp, có sức khoẻ nhằm giúp người học thực hiện tốt các công việc.
III. Nội dung module:

3


PHẦN 1
GIA CÔNG CỐT THÉP
Mục tiêu của bài:
* Kiến thức :
- Trình bày được phương pháp làm vam khuy để nắn cốt thép.
- Nêu được các yêu cầu kỹ thuật đối với cốt thép.
- Nêu được các yêu cầu về an tồn lao động khi kéo thép.
- Biết tính tốn cắt cốt thép để khi uốn thép có hình dạng, kích thước theo đúng
yêu cầu kỹ thuật.
- Nêu được cấu tạo, nguyên lý làm việc của máy cắt đĩa và máy chuyên dụng.
- Trình bày được các yêu cầu kỹ thuật của cốt thép.
- Mô tả được quy cách của thớt uốn, vam tay và bàn đế tay quay.
- Trình bày được phương pháp uốn cốt thép bằng vam cần.

* Kỹ năng:
- Nắn thẳng được thép tròn dạng cuộn thành sợi thép thẳng.
- Sử dụng được vam và bàn vam khi nắn thép.
- Thao tác đánh búa an toàn.
- Nắn thẳng được thép dạng cây (thép gân);
- Đảm bảo thời gian và an tồn.
- Tính tốn được chiều dài Lc thực tuỳ thuộc và các góc uốn của cốt thép.
- Tính tốn được số thanh để cắt khơng bị lãng phí vật tư.
- Đo kích thước sao cho khơng bị sai số kỹ thuật.
- Thao tác sử dụng búa an toàn.
- Vận hành được máy cắt đĩa và máy chuyên dụng.
- Cắt được cốt thép bằng máy cắt đĩa chính xác, an toàn.
- Sử dụng thành thạo các dụng cụ uốn.
- Uốn được các loại cốt thép đảm bảo yêu cầu kỹ thuật.
* Năng lực tự chủ và trách nhiệm:
- Có ý thức tổ chức kỷ luật, có tác phong cơng nghiệp, có tính cẩn thận chịu khó
và hợp tác theo nhóm để thực hiện cơng việc.

4


BÀI 1.
NẮN THÉP TRỊN BẰNG THỦ CƠNG
1. u cầu kỹ thuật chung về cốt thép.
Cốt thép cần được neo chắc vào trong bê tông để không bị trượt khi chịu lực. Vì
vậy, những cốt thép trịn trơn phải được uốn móc neo ở 2 đầu hoặc hàn thêm một đoạn
thép ngang vào đầu đoạn neo.
Thép có gờ (thép gân) và thép trơn trong khung hoặc lưới hàn khơng phải làm
móc neo 2 đầu.
Cốt thép phải đạt yêu cầu về thiết kế, đúng về số hiệu, đường kính.

Cốt thép trước khi gia cơng phải cịn lớp bảo vệ, sạch (khơng dính bùn đất, dầu
mỡ, sơn…) không bị hoen ghỉ, sức sẹo.

Các loại móc neo và kích thước móc neo
a-Móc trịn: dùng cho cốt thép có đường kính ≥ 12;
b-Móc xiên: dùng cho cốt thép có đường kính < 12;
c-Chiều dài duỗi thẳng của móc trịn;
d-Móc vng: dùng cho cốt thép chịu nén và cốt thép sàn
2. Nắn thẳng thép tròn bằng thủ công.
2.1. Nắn thẳng cốt thép dạng cuộn.
Công tác chuẩn bị:
+ Bãi nắn: có thể là nền nhà, sân xưởng. Bãi nắn phải khô ráo, tương đối bằng phẳng
và không lẫn bùn đất.
+ Dụng cụ: Vam khuy, Vam cần (Càng cua), Bàn nắn bằng, tay quay. Đây là những
dụng cụ được làm từ thép.
Các bước thực hiện:
+ Lăn cuộn thép thành sợi;
+ Cắt thép thành từng sợi theo chiều dài yêu cầu;
+ Đưa ngang thanh thép vào khe hở của vam (chiều cong của van khuy cùng chiều
cong của sợi thép). Dùng sức uốn cho vam và sợi thép lại gần nhau tùy theo thiết kế độ
uốn của sợi thép (45 độ, 90 độ, 135 độ hay uốn cu-đê);

5


Dụng cụ nắn thẳng thép
a-Vam khuy; b-Vam cần; c-Bàn nắn thẳng; d-tay quay
2.2. Nắn thẳng thép trịn dạng cây.
Cơng tác chuẩn bị:
Sân bãi làm khu vực nắn cốt thép phải đủ rộng để quay thanh thép;

Bàn nắn phải được liên kết chắc chắn xuống đất;
Vam để nắn dùng loại thép to có đường kính ≥ 10, phải lựa vam phù hợp với từng
loại đường kính thép;
Vam cần kết hợp với bàn nắn bằng 2 chốt thép có đường kính 30mm hàn vào thớt
nắn bằng thép bản, tất cả được liên kết với bàn thao tác bằng đinh hoặc bu-long;
Khi uốn, có thể tăng chiều dài tay cầm của vam bằng ống tuýp (nối dài cánh tay
đòn) để giảm lực uốn của tay.
Các bước thực hiện:
Duỗi sơ bộ: thép tròn trơn dạng cây thường được uốn thành 2 đoạn để giảm chiều
dài vận chuyển, vì vậy, khi duỗi sơ bộ ta đặt chổ cong của thanh thép vào vị trí, cho
miệng vam ngoạm vào thanh thép gần chổ cong, xoay vam 1 góc (góc này tùy thuộc vào
độ cong của thanh thép).
Nắn thẳng: nắn bằng vam thanh thép sẽ chưa thật sự thẳng, vì vậy khi thanh thép
đã thẳng sơ bộ, tiến hành đưa thanh thép lên đe hoặc nền cứng – phẳng, dùng búa (búa
≥ 2kg hay búa tạ) đánh dần vào chổ cong cho đến khi thép thật thẳng.
Chú ý: khơng nung nóng thanh thép khi nắn thẳng vì sẽ làm thanh thép giảm khả
năng chịu lực;
3. An toàn lao động.
Khi lăn cuộn thép phải cẩn thận, đầu thép có thể co lại khi bị nén xuống sàn –
nền và bật trở lại vào người;
Khi nắn théop to phải thao tác chậm và cẩn thận, đề phòng trượt vam mất đà gây
ngã hoặc trượt vam làm tay cầm vam va vào bàn nắn hoặc bàn thao tác…trước khi uốn
nên kiểm tra xem miệng vam đã ngoạm chặt vào thanh thép hay chưa rồi mới uốn;
Khi nắn thẳng bằng búa, tay cầm thanh thép phải đeo găng, kiểm tra búa trước
khi đánh đề phịng búa tuột đầu;
Khi xoay vam thì xoay chậm, lực tay dồn vào từ từ.

6



 Bài tập.
Mỗi sinh viên làm thẳng 05 thanh thép trịn Ø6; 05 thanh thép Ø8 bằng phương
pháp thủ cơng như hình bên dưới.
Thời gian thực hiện: 02 giờ;
Chuẩn bị trước: thanh thép đủ chiều dài, vam, bàn nắn, búa, đe, găng tay.
Thép Ø6

1260
2080

Thép Ø8

7


BÀI 2
CẮT CỐT THÉP BẰNG THỦ CÔNG
1. Cắt thép.
1.1. Chuẩn bị.
Đối với thép trịn (thép cuộn d6 hoặc d8) thì dùng kéo cắt thép hoặc kìm cộng
lực hoặc dùng má kháp để cắt.
Đối với thép gân (từ d10 trở lên) thì dùng máy cắt chuyên dụng.

Kéo cắt thép và má kháp
Máy cắt thép
1.2. Các bước thực hiện.
1.2.1. Tính chiều dài cắt thép.
Khi uốn, thép sẽ giãn dài ra nên khi cắt thép để uốn phải trừ phần giãn dài ra;
Trị số giãn dài phụ thuộc vào góc uốn như sau:
+ Góc uốn 450, giãn dài 0,5d;

+ Góc uốn 900, giãn dài 01d;
+ Góc uốn 1350, giãn dài 1,5d;
Đây là trị số giãn dài theo lý thuyết, trong thực tế, trị số giãn dài của các loại thép
khác nhau nên người ta thường cắt thép theo lý thuyết rồi uốn thử để tìm ra trị số giãn
dài tương ứng với loại thép đang sử dụng, sau đó mới cắt thép hàng loạt.
Ví dụ.
Tính chiều dài cắt cho 01 thanh cốt
thép đai Ø6 sao cho khi uốn có hình dạng
và kích thước như hình vẽ.
Trả lời.
Cốt đai có 5 góc vng (góc uốn 900).
+ Chiều dài tại các góc uốn là:
5 x 1d = 5 x 1 x 6 = 30 mm;
+ Chiều dài thanh thép theo thiết kế là:
(260 x 2) + (160 x 2) + (40 x 2) = 920 mm;
+ Chiều dài cắt thép sẽ là:
920 – 30 = 890 mm;
1.2.2. Tính số thanh để cắt.
Khi cắt nên kết hợp cắt những thanh có chiều dài khác nhau trên cùng một thanh
hay một sợi thép để sử dụng hết thanh hoặc sợi thép đó, hoặc sau khi cắt xong, đoạn còn
lại trên thanh hay sợi thép bị cắt là ngắn nhất, công thức cắt tham khảo:
8


L   li ni  0  lmin
Trong đó:
L là chiều dài thanh (hoặc sợi) thép trước khi cắt;
li là chiều dài thanh thứ I;
ni là số thanh thứ I;
lmin là chiều dài nhỏ nhất của đoạn thép thừa;

Ví dụ.
Thanh thép trịn trơn dài 11,7m; hãy tính số thanh để cắt 3 loại thép có chiều dài
khác nhau như sau:
+ Loại 1:
L1 = 2150 mm;
+ Loại 2:
L2 = 1300 mm;
+ Loại 3:
L3 = 1200 mm;
Trả lời.
Ta tiến hành cắt như sau:
+ Cắt 2 thanh cho loại 1: 2150 x 2 = 4300 mm;
+ Cắt 2 thanh cho loại 2: 1300 x 2 = 2600 mm;
+ Cắt 4 thanh cho loại 3: 1200 x 4 = 4800 mm;
Như vậy thanh thép sau khi cắt còn thừa:
11700 – (4300 + 2600 + 4800) = 0 mm;
1.2.3. Cắt cốt thép.
Cắt kiểu chạm: thông thường dùng kéo cắt thép hay kềm cộng lực cắt vào mỗi
mép thanh thép 1/3 đường kính rồi bẻ đứt thanh thép;
Cắt bằng kháp (đục thép): một má kháp đặt trên đe, đặt thanh thép cần cắt lên má
kháp; một má kháp (hoặc đục thép) đặt trên thanh thép cần cắt sao cho 2 má kháp tạo
thành 1 mặt phẳng; dùng búa tạ đập lên má kháp phía trên tạo ra lực cắt (như nguyên lý
kéo cắt) để cắt thanh thép;
Trước khi cắt cần đo chính xác chiều dài cắt thép, sau khi cắt từ 2 đến 3 thanh có
chiều dài bằng nhau, xong đem uốn thử 1 – 2 thanh, nếu đạt sẽ dùng thanh còn lại làm
cữ để cắt hàng loạt.
2. An toàn lao động.
Khi cắt thép cần có 02 người;
Nếu cắt bằng má kháp thì người đập búa khơng được đứng đối diện, đứng cùng
phía với người cầm má kháp và thanh thép;

Khơng đứng về phía đầu thanh thép sẽ bị cắt rời;
Kéo cắt hay má kháp phải giữ thẳng, vng góc với thanh thép, búa đập phải
chính xác và dứt khốt.
Đầu búa phải liên kết chắc chắn với cán búa;
Không mang găng tay khi cầm búa đập.
Khi cắt đến đoạn cuối, nếu thanh thép thừa q ngắn thì phải có biện pháp phịng
ngừa đoạn thép văng vào người;
 Bài tập.
Nhóm 02 sinh viên thực hiện cắt các thanh thép bằng thủ công (kéo cắt sắt);
+ Thép Ø6: 03 thanh, mỗi thanh dài 890 mm;
+ Thép Ø8: 03 thanh, mỗi thanh dài 890 mm;
+ Thép Ø10: 03 thanh, mỗi thanh dài 1300 mm;
Thời gian thực hiện bài tập: 01 buổi;
9


BÀI 3
CẮT CỐT THÉP BẰNG MÁY
1. Máy cắt thép điều khiển bằng tay.
Máy cắt thép bằng tay chỉ thực hiện khi khối lượng cốt thép không quá lớn và
thiếu thiết bị cắt chuyên dụng. Máy cắt cốt thép điều khiển bằng tay có thể cắt các loại
thép có đường kính từ 20 – 40mm;

2. Máy cắt dĩa.
Máy cắt đĩa bao gồm phần bệ máy, trên bệ máy được gắn một ê tô, một giá đỡ động
cơ và điã cắt. Giá đỡ và bệ máy được liên kết bằng một bản lề.

Nguyên tắc vận hành: thanh thép cần cắt được đưa vào ê-tơ sao cho vị trí cắt quay
lên trên. Kéo tay cầm xuống, nhá thử xuống xem vị trí cắt có ăn khớp với lưỡi cắt hay
khơng. Nếu khớp thì vặn ê-tơ kẹp chặc thanh thép, đóng điện cho lưỡi cắt quay, kéo tay

cầm xuống từ từ để cắt;
3. Máy cắt điều khiển bằng động cơ điện.
Máy có cấu tạo như hình, bao gồm: 1-Động cơ; 2-Truyền đai; 3-Bánh đà; 4Thanh trượt; 5-Trục khủy; 6-Bánh răng; 7-Lưỡi cắt di động; 8-Lượi cắt cố định.

10


Máy dùng để cắt những thanh thép có đường kính từ 22 – 40 mm, máy sử dụng
trong trường hợp số lượng thanh cần cắt lớn.

4. Cắt cốt thép bằng máy.
4.1. Chuẩn bị.
Mặt bằng: có thể là bãi đất rộng, bằng phẳng hoặc sân cứng, nền xưởng…Mỗi
cơng trình xây dựng nên bố trí một khu đất (cơng trình lớn) hoặc một lán trại có mái che
phục vụ cơng tác gia công cốt thép.
Chuẩn bị dụng cụ cắt: máy cắt (nếu có) trước khi sử dụng phải kiểm tra các điều
kiện an toàn như các bu-long, dây điện, nguồn điện…Nên vận hành không tải trước khi
đưa thép vào để cắt.
4.2. Các bước cắt thép.
Cắt thép bằng máy điều khiển bằng tay.
Đo chiều dài đoạn thép cần cắt;
Vạch dấu vị trí cần cắt;
Đặt thanh thép vào vị trí lưỡi cắt má dao cố định sao cho vị trí lưỡi dao cố định
trùng với vị trí cắt;
Dùng lực ấn nhưng vẫn giữ thăng bằng cho máy, ấn mạnh tay dần để cắt thép.
Cắt thép bằng máy cắt đĩa.
11


Đo kích thước, các thanh có kích thước dài nên cần phải đo nhiều lần để tránh

nhầm lẫn;
Vạch dấu lên thanh thép;
Đưa thép vào miệng cắt, đoạn thép ngắn ở phía ngồi bàn kẹp;
Vặn e-tơ kẹp chặt thanh sắt;
Kiểm tra dấu cắt với lưỡi cắt;
Tiến hành kéo tay cầm để hạ lưỡi cắt xuống thanh thép và cắt.
Chú ý: Trước khi cắt phải kiểm tra cho lưỡi cắt trùng với vạch dấu, cắt 2 – 3 thanh, uốn
thử rồi điều chỉnh (nếu có), lấy 1 thanh làm cữ cắt cho các thanh sau.
5. Cắt cốt thép bằng máy cắt có động cơ điện.
Tính năng: Máy có thể cắt cùng lúc nhiều thanh, tùy thuộc vào đường kính và
cường độ của thép, có thể tham khảo theo bảng sau:

Trình tự và phương pháp cắt:
+ Kiểm tra máy, các chi tiết như bu-long, lưỡi cắt…phải bảo đảm an toàn;
+ Kiểm tra nguồn điện và cấp nguồn cho máy;
+ Vận hành không tải để kiểm tra động cơ;
+ Đo chiều dài các thanh thép cần cắt;
+ Đặt thanh thép vào vị trí cắt;
+ Đóng cơng tắc điện để cắt thép;
+ Lấy thanh thép ra;
+ Uốn thử thanh thép nếu đạt mới cắt hàng loạt.
Chú ý: Khi cắt, phải mang bảo hộ đầy đủ nhất là kính và khẩu trang. Khi máy đang cắt,
khơng được cầm thanh thép sẽ gây kẹt làm vỡ đá cắt. Không sửa chữa điều chỉnh máy
khi máy đang chạy.
 Bài tập thực hành.
Nhóm 02 sinh viên thực hiện:
+ Cắt 04 thanh thép phi 12 dài 3200/cây;
+ Cắt 04 thanh thép 10 dài 1200/cây;

12



BÀI 4.
UỐN THÉP BẰNG PHƯƠNG PHÁP THỦ CÔNG
Uốn cốt thép để tạo ra hình dạng va kích thước thanh thép theo yêu cầu; thanh
thép sau khi uốn phải đảm bảo phẳng, thẳng, lắp buộc dễ dàng;
1. Uốn bằng vam tay/càng cua.
Vam tay/càng cua dùng để uốn những
thanh thép có đường kính ≤ 10mm;
Thớt uốn bằng thép dầy từ 6 – 8 mm, mỗi
cạnh 200 – 300 mm, 4 góc có lỗ để đóng đinh
hoặc bắt vít/bu-long xuống bàn thao tác;
Trên thớt uốn cố định 2 cọc tựa và cọc tâm;
Vam uốn thường dùng một đoạn thép góc
40 x 40 mm, 50 x 50 mm, dài từ 350 – 400 mm
được chế tạo như hình bên dưới;
Càng cua được là từ thép gân có đường
kính ≥ 10mm; 2 đầu có kht rãnh, càng cua
thường n được 2 loại thép (ví dụ: 1 đầu uốn
thép d6, 1 đầu uốn thép d10)
Bàn thao tác bằng gỗ, có thể gia cường
khung bàn bằng thép, mặt bàn bằng gỗ hoặc thép.
Bàn cao từ 750 – 800 mm, chiều dài từ 1600 –
1800 mm, rộng từ 300 – 600 mm. Mặt bàn phải
đạt yêu cầu về độ bằng phẳng;

2. Các bước uốn cốt thép.
Kiểm tra chiều dài thanh thép, loại bỏ những thanh không đạt (ngắn) và cắt bớt
những thanh dài;
Đánh dấu những vị trí thanh thép dắt vào sau cọc uốn.

Bắt đầu uốn từ điểm đầu đến điểm cuốu theo sơ đồ uốn mẫu của thanh thép;
Uốn thử 01 thanh để điều chỉnh vị trí uốn và lực uốn để thanh thép sau khi uôn
đạt yêu cầu kỹ thuật;

13


Ví dụ 1: Uốn 01 thanh thép đai như hình bên.
Trình tự thực hiện:
+ Đo chiều dài thanh thép;
+ Đo và vạch các điểm uốn;
+ Uốn theo các bước 1-2-3-4-5;
trong đó: a-Cạnh dài; b-Cạnh ngắn; c-Móc;
+ Tiến hành uốn;
+ Kiểm tra lại thanh thép vừa uốn xong, nếu chưa đạt thì điều chỉnh lại vị trí đánh
dấu;
+ Cố định dấu và tiến hành uốn hàng loạt;

Phương pháp lấy dấu và sơ đồ uốn
3. Uốn móc câu (uốn cu-đê) và uốn góc vng.
14


Trình tự uốn như hình minh họa bên dưới.

Uốn góc 900 và 1800 bằng vam
4. Uốn thép vai bò bằng vam.
Dùng vam cần và bàn thao tác;
Trình tự uốn


như hình minh họa bên dưới.

5. An toàn lao động.
Bàn uốn phải chắc chắn, nên cố định bàn thao tác vào nền;
Khi thao tác phải đứng vững, miệng vam kẹp chặt cốt thép, tay vam phải giữ
ngang bằng;
Khi uốn, dùng lực từ từ, khơng dùng lực q mạnh có thể gây trượt vam;
Khơng uốn cốt thép có đường kính lớn trên cao;
 Bài tập thực hành.
Mỗi sinh viên thực hiện uốn 3 thanh thép như hình vẽ

15


16


BÀI 5.
UỐN CỐT THÉP BẰNG MÁY
1. Cấu tạo máy uốn cốt thép.

Sơ đồ nguyên lý và và các bộ phận của
máy (mặt đứng)
1. Động cơ điện; 2. Đai truyền; 3. Cặp
bánh răng; 4. Khớp nối; 5. Hộp giảm tốc;
6. Cọc tâm; 7. Cọc uốn; 8. Mâm quay.

Sơ đồ mặt máy và các bộ phận của máy
(mặt bằng)
9. Lỗ tra cọc chặn; 10. Lỗ tra chốt chia

độ; 11. Điều chỉnh chặn cọc; 12. Bản
điện điều khiển;
a. Cơng tắc an tồn; b. Đèn báo có điện;
c. Nút trở về; d. Nút uốn; e. Công tắc;

Nguyên lý làm việc: Thanh thép cần uốn được đặt giữa 3 trục. Trục tâm và trục uốn đặt
trên cùng mốt đĩa quay. Đĩa có thể quay theo chiều kim đồng hồ hay quay ngược lại.
Trục tựa đặt cố định trên bàn uốn, gần đĩa quay. Khi máy chạy, đĩa quay và thanh thép
được uốn quanh trục tâm, trục tựa giữ cho thanh thép không quay theo.
Khi uốn, trục tâm và trục uốn đồng thời chuyển động và sẽ kéo thanh thép về
phía trước, do đó khi vạch dấu để uốn cần căn cứ vào các góc uốn khác nhau để trừ đoạn
giãn dài khi uốn và tính thêm chiều dài móc uốn ở đầu. Đó là lý do vì sao nên uốn thử
để vạch dấu điểm uốn cho phù hợp;
Khi uốn cốt thép phải tuân thủ theo các qui phạm hoặc bản vẽ thiết kế. Nếu bản
vẽ khơng thể hiện chi tiết các móc thì phải uốn móc câu theo qui định chung về uốn
cốt thép;
2. Uốn cốt thép.
+ Kiểm tra máy;
+ Cấp nguồn cho máy;
+ Kiểm tra các cọc tâm, cọc uốn, cọc chặn (tựa);
+ Thép uốn có đường kính ≥ 12 mmm;
+ Đóng cầu dao;
+ Đặt chốt xác định góc uốn theo yêu cầu;
+ Bấm nút uốn, cho máy uốn xong trả về vị trí ban đầu;
17


+ Lấy thanh thép ra kiểm tra, nếu đạt thì uốn tiếp, khơng đạt thì điều chỉnh lại
chốt, góc uốn, vạch dấu…


Máy uốn cốt thép
3. An toàn lao động.
Người đứng máy phải được tập huấn vận hành máy, hiểu biết về cấu tạo và
nguyên lý hoạt động của máy;
Phải trang bị đầy đủ trang phục bảo hộ lao động;
Trong quá trình vận hành, nếu có nghỉ thì phải tắt điện và ngắt cầu dao;
Chỉ kiểm tra, bảo trì máy khi động cơ đã ngừng hằn và nguồn điện vào máy đã
được ngắt;
 Bài tập.
Mỗi sinh viên thực hiện gia công và uốn 5 thanh thép như hình vẽ bằng máy
chuyên dụng.

18


BÀI 6.
NỐI CỐT THÉP BẰNG PHƯƠNG PHÁP BUỘC
Mục tiêu của bài:
* Kiến thức:
- Nêu được yêu cầu kỹ thuật của mối nối buộc cốt thép trong kết cấu bê tông cốt
thép.
- Mơ tả được các dụng cụ buộc thép.
- Trình bày được các kiểu nút buộc trong quá trình buộc cốt thép.
* Kỹ năng:
- Sử dụng thành thạo các dụng cụ buộc cốt thép.
- Buộc được cốt thép bằng hai kiểu nút buộc.
* Năng lực tự chủ và trách nhiệm:
- Có tác phong cơng nghiệp, ý thức tổ chức kỷ luật.
- Có tính cẩn thận, tỷ mỷ, chịu khó.
- Hợp tác theo nhóm để thực hiện cơng việc.

1. Nối cốt thép.
1.1. Mục đích.
Nối cốt thép nhằm mục đích đảm bảo chiều dài thanh thép thiết kế hay để tận
dụng những thanh thép thừa.
Có 2 phương pháp nối cốt thép là nối buộc và nối hàn.
1.2. Nối thép bằng phương pháp buộc.
Nối buộc chỉ chịu lực khi bê tông đã đạt cường độ thiết kế.
Khi nối, 2 thanh thép được đặt chồng lên nhau theo đúng chiều dài nối qui định
rồi dùng dây thép mềm (đường kính 1mm) buộc lại.
1.3. Yêu cầu kỹ thuật.
Khơng nối cốt thép tại các vị trí chịu lực nén lớn và chổ chịu lực uốn.
Trong một mặt cắt ngang của tiết diện kết cấu, không nối quá 25% tiết diện tổng
cộng của thép chịu lực (đối với thép trịn trơn) và khơng nối q 50% tiết diện đối với
thép gân.
Trong mỗi mối nối cần ít nhất 3 vị trí buộc như hình.

Khi nối buộc thép trịn trơn thì phải uốn móc 2 đầu;
Khi nối thép chịu nén thẳng đứng (thép cột) thì cần uốn nhẹ 2 thanh thép cho
chúng làm việc đồng trục.
Chiều dài mối nối tham khảo theo bảng sau:

19


2. Buộc cốt thép bằng thủ công.
2.1. Chuẩn bị.
Nhận vị trí nối buộc cốt thép tại hiện trường;
Chuẩn bị thép nối, thép nối phải được gia công trước;
Chuẩn bị thép sợi để buộc mối nối, thép buộc nên gập đôi lại và cắt chiều dài
vừa đủ, cắt ngắn quá khi buộc mối nối sẽ không chặt, cắt dài quá sẽ lãng phí;

Dụng cụ nối buộc cốt thép là móc xoay/móc buộc,
được làm từ thép Ø6 đến Ø10, được gia công như hình
bên.
2.2. Buộc cốt thép.
- Có 2 kiểu buộc: buộc chéo và buộc hoa thị.

a) Buộc kiểu chéo; b) Buộc kiểu hoa thị
Kiểu buộc nút chéo: khi buộc, gập đôi dây rồi đặt chéo vào vị trí cần buộc, dùng
móc xoay xoắn sợi thép buộc lại. Nút buộc chéo đơn giản, dễ buộc nhưng có khuyết
điểm là khung hay lưới dễ biến hình, để tránh khung hay lưới biến hình, khi buộc các
nút liền nhau phải đổi chiều.
Buộc kiểu hoa thị phức tạp hơn, khi buộc phải xoay dây buộc 2 vịng, tạo thành
nút chéo (hoa thị) rồi dùng móc xoay xoắn chặt, ưu điểm là các thanh thép trong khung
hay lưới chắc chắn, ít bị biến hình, khuyết điểm là thời gian buộc sẽ tăng lên, năng suất
bị giảm xuống.

20


3. Buộc cốt thép bằng máy.
Máy buộc cốt thép hiện nay đã được sử dụng rộng rãi trên các công trình xây
dựng trong và ngồi nước.
Máy buộc cốt thép cịn được gọi là máy cuốn thép tự động, máy buộc cốt thép tự
động. Là thiết bị cầm tay, sử dụng pin sạc.
Một số ưu điểm của máy như sau:
– Năng suất lao động tăng gấp 5 – 8 lần;
– Làm việc nhanh hơn;
– Dễ dàng sử dụng;
– Làm việc nhẹ nhàng;


4. Thực hành.
Mỗi nhóm 02 sinh viên thực hiện gia cơng, buộc thép vĩ móng có kích thước 800
x 800; 1200 x 1200;
Thép sử dụng: thép d6 và dây kẽm buộc;
Dụng cụ: móc xoay.

21


PHẦN 2
LẮP ĐẶT CỐT THÉP
* Kiến thức:
- Mô tả được cấu tạo cốt thép móng đơn và móng băng
- Trình bày được phương pháp lắp đặt cốt thép móng đơn và móng băng
- Trình bày được cấu tạo, phân loại cột.
- Nêu được các yêu cầu kỹ thuật gia công, lắp đặt cốt thép cột.
- Trình bày được trình tự, phương pháp lắp đặt cốt thép cột.
- Trình bày được cấu tạo, chức năng làm việc cốt thép dầm đơn.
- Nêu được các yêu cầu kỹ thuật lắp đặt cốt thép dầm đơn.
- Trình bày được trình tự, các bước lắp đặt cốt thép dầm.
- Nêu được nguyên lý làm việc của dầm chính dầm phụ.
- Nêu được các yêu cầu kỹ thuật lắp đặt hệ dầm.
- Trình bày được phương pháp lắp đặt cốt thép dầm chính, dầm phụ.
- Nêu được sự làm việc và cấu tạo hệ thống dầm sàn toàn khối.
- Nêu được các yêu cầu kỹ thuật cốt thép hệ thống dầm sàn tồn khối.
- Trình bày được trình tự và phương pháp lắp đặt cốt thép hệ thống dầm sàn
toàn khối.
- Vận dụng kiến thức đã học (Lắp đặt hệ thống dầm) để lắp đặt.
- Mô tả được cấu tạo cuả cốt thép cầu thang.
- Hiểu được chức năng làm việc của từng bộ phận trong cầu thang.

- Nêu được các yêu cầu kỹ thuật của cốt thép cầu thang.
- Trình bày được trình tự và phương pháp lắp đặt.
- Mô tả được cấu tạo cốt thép sê nô.
- Nêu được tầm quan trọng của sê nô.
- Nêu được các yêu cầu kỹ thuật của cốt thép sê nơ.
- Trình bày được trình tự và phương pháp lắp đặt cốt thép sê nô.
- Lắp đặt được cốt thép sê nô đạt yêu cầu kỹ thuật
* Kỹ năng
- Xác định được tim, trục móng.
- Kiểm tra được độ cao đáy móng.
- Đặt được lưới cốt thép đáy móng và khung cốt thép chờ cổ móng vào vị trí và
ổn định.
- Xác định được tim móng và cao độ đáy móng.
- Lắp đặt được cốt thép móng băng bảo đảm yêu cầu kỹ thuật.
- Xác định được tim cột.
- Lắp đặt được cốt thép cột bảo đảm yêu cầu kỹ thuật.
- Buộc được cốt thép bằng phương pháp buộc nút hoa thị.
- Lắp đặt được cốt thép dầm đơn đảm bảo đảm bảo yêu cầu kỹ thuật.
- Lắp đặt được cốt thép hệ dầm đảm bảo yêu cầu kỹ thuật
- Lắp đặt được cốt thép sàn toàn khối bảo đảm các yêu cầu kỹ thuật..
- Gia công được cốt thép các bộ phận cầu thang
- Lắp đặt được cốt thép cầu thang bảo đảm yêu cầu kỹ thuật.
* Năng lực tự chủ và trách nhiệm:
- Có tác phong cơng nghiệp, ý thức tổ chức kỷ luật.
- Có tính cẩn thận, tỷ mỷ, chịu khó.
- Hợp tác theo nhóm, tổ để thực hiện cơng việc.
22


BÀI 1.

LẮP ĐẶT CỐT THÉP MĨNG ĐƠN
1. Cấu tạo móng đơn.
Móng đơn có một số dạng cấu tạo như sau:

a-Hình tháp; b-Hình bậc thang; c-Cốt thép móng đơn
1-Khung cốt thép cổ móng; 2 và 3-Cốt thép dọc chịu kéo của thép vĩ đế móng
Đáy móng có hình vng hoặc hình chữ nhật, đặt dưới mỗi trụ hoặc bệ đỡ máy.

Cốt thép vĩ đế móng đơn
Mặt cắt ngang của móng thường có dạng hình tháp hoặc hình bậc thang (móng
tồn khối với cột) hoặc hình cốc (móng lắp ghép).
Cốt thép đế móng có dạng lưới ơ vng và đặt sát mép dưới đế móng;
Cổ móng có khung cốt thép chờ của cột gồm: cốt thép đứng (cốt dọc; thép chịu
lực) và cốt đai (tay dê);
2. Yêu cầu kỹ thuật khi lắp đặt.
Đặt đúng vị trí các lớp của cốt thép;
Khoảng cách các thanh thép phải đều nhau và bằng khoảng cách qui định;
23


Buộc tất cả các nút ngoài cùng của vĩ lưới, các nút bên trong buộc theo hình hoa
mai (buộc cách khoảng) hoặc buộc tất cả các nút bên trong;
Các nút đối diện nhau thì phải buộc ngược chiều nhau (buộc chéo);
Dùng các viên kê bằng bê tông hoặc vữa xi măng cát vàng để kê lưới cốt thép,
các viên kê có chiều dầy bằng lớp bê tơng bảo vệ cốt thép đáy móng;
3. Lắp đặt cốt thép.
3.1. Chuẩn bị.
Chuẩn bị vật liệu và dụng cụ theo yêu cầu (theo bản vẽ);
Xác định tim móng;
Từ các cọc, dẫn tim, code cơng trình; căng dây ngang bằng theo các phương trục

dọc và phương trục ngang;
Tại vị trí giao nhau giữa hai dây căng, dùng phương pháp dọi để truyền tim xuống
hố móng  được tim móng;

Dọi xuống xác
định tim móng

Đường trục móng

Dọi tiếp mỗi phương 01 điểm nữa rồi nối với điểm tim móng  kẻ đường trục
móng và kiểm tra cao độ đáy móng bằng cách đo theo phương trục tim;
3.2. Lắp đặt cốt thép vĩ.
Vĩ (hay lưới) cốt thép đáy móng có thể được gia cơng và buộc sẵn rồi lắp đặt
xuống hố móng hoặc buộc dưới hố móng nếu hố có kích thước lớn, dùng kiểu buộc nút
chéo để buộc;
+ Cốt thép theo cạnh dài nằm phía dưới;
+ Cốt thép theo cạnh ngắn nằm phía trên;
+ Căn cứ vào bản vẽ, vạch dấu khoảng cách giữa các thanh thép, khi lắp đặt tâm
vĩ thép phải trùng với tâm của cổ cột;
+ Cốt thép cổ cột được gia công trước, đặt trùng với tâm vĩ móng rồi cố định
bằng cây chống, chân thép cổ cột được bẻ góc 450 và có chiều dài tùy thuộc kích thước
cột và vĩ móng (thường dài từ 300 – 600) và được liên kết với vĩ móng bằng dây buộc
hoặc liên kết hàn;
+ Dùng viên kê (có chiều dầy bằng chiều dầy lớp bê tơng bảo vệ) đặt dưới vĩ
móng ở 4 góc và một vài vị trí bên trong vĩ;
24


4. An tồn lao động.
Khi lắp đặt, tuyệt đối khơng ném, quăng thép, vật liệu, dụng cụ, cây chống từ trên

xuống hố móng;
Các mối buộc khi buộc xong phải gập vào dưới vĩ thép hoặc vào trong cấu kiện;
Không để bùn đất dính vào vĩ thép, cổ cột;
Nếu có kéo điện xuống đáy móng thì dây điện phải đảm bảo an tồn, khơng bong
tróc, hở;
5. Thực hành.
Thực hiện gia cơng và lắp đặt các thanh thép số 1, 2, 3, 4 như hình vẽ:

25


×