Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (77.49 KB, 2 trang )
Kỹ thuật trồng và chăm sóc lạc đông
Thời vụ trồng: Thường cây lạc đông được trồng trong tháng 9 dương lịch. Nếu
trồng sau tháng 9, khi cây ra hoa đâm tia và phát triển quả (khoảng 30 - 35 ngày
sau trồng) sẽ gặp rét, cây lạc phát triển chậm, năng suất thấp.
Chọn giống, lượng giống: Nên dùng các giống có thời gian sinh trưởng trung bình
khoảng 100 ngày như L14, L23. Lượng giống là 9 - 11 kg lạc vỏ/sào.
Kỹ thuật trồng: Nên chọn chân đất cát pha hoặc đất thịt nhẹ và dễ tưới, tiêu nước.
Làm luống có bề rộng 55 - 60 cm, cao 25 - 35 cm, trồng thành hàng đôi, hàng cách
hàng 30 - 35 cm, trồng hai hạt/gốc với gốc cách gốc 20 - 25 cm.
Lượng phân bón cần cho một sào lạc gồm: Phân chuồng hoai mục 250 - 300 kg,
lân supe 20 kg, urê 3-4 kg, kali 3 kg, vôi bột 15 - 20 kg.
Cách bón: Bón lót phân chuồng và phân lân vào giữa hai hàng lạc khi làm đất cào
luống. Sau khi lạc mọc đều khoảng 20 ngày dùng 80% lượng đạm urê hòa loãng
tưới nhử kết hợp xới nông và vun nhẹ. Sau trồng khoảng 30 - 35 ngày là lạc ra hoa,
lúc này nên tạo điều kiện thuận lợi nhất cho cây lạc sinh trưởng như bón hết lượng
đạm còn lại và toàn bộ phân kali kết hợp tung vôi bột hả lên lá, thân, gốc và vun
hoàn chỉnh luống để tạo quả ngay ở những lớp hoa đầu tiên. Chú ý lựa khi lá khô
sương mới bón vôi.
Điều tiết nước và phòng sâu bệnh: Giai đoạn đầu đất còn ẩm đủ cho lạc phát triển,
nếu gặp mưa gây úng cần thoát nước sớm trước 24h. Thường sau khi lạc đông có
quả non thời tiết bắt đầu khô hanh cần duy trì độ ẩm đất khoảng 75% bằng cách
luân phiên tưới dưỡng 10-15 ngày/lần đến trước thu hoạch 10 ngày.
Phòng sâu bệnh hại lạc đông: Nhìn chung cây lạc đông ít nhiễm sâu bệnh, tuy
nhiên, giai đoạn đầu cần chủ động phòng, trừ rầy xanh chích hút gây xoăn lá bằng
thuốc Regent 800 WG; Actara 20WP. Ngoài ra cần quan tâm đến bệnh đốm lá, gỉ
sắt hại lá lạc ở giai đoạn phát triển quả, nếu xuất hiện bệnh thì dùng các thuốc trừ
nấm phổ rộng như Al vil 5SC; Đacônil.