Tải bản đầy đủ (.pdf) (95 trang)

Vi phạm cơ bản do hàng hóa không phù hợp theo công ước viên năm 1980 về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế và khuyến nghị cho việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (41.71 MB, 95 trang )

BO GIAO DUC VA DAO TAO
TRUONG DAI HỌC NGOẠI THƯƠNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ

VI PHẠM CƠ BẢN DO HÀNG HỐ KHƠNG PHÙ HỢP

THEO CƠNG ƯỚC VIÊN NĂM 1980 VÈ HỢP ĐỊNG
MUA BAN HANG HOA QUOC TE VA KHUYEN NGHI

CHO VIET NAM

Nganh: LUAT KINH TE

TRAN THI PHUONG THAO

Hà Nội — năm 2019


BO GIAO DUC VA DAO TAO
TRUONG DAI HỌC NGOẠI THƯƠNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ

Vi phạm cơ bản do hàng hố khơng phù hợp theo Công ước Viên

năm 1980 về Hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế và
khuyến nghị cho Việt Nam

Ngành: Luật Kinh tế
Mã số: 8380107



Họ và tên học viên: Trần Thị Phương Thảo

Người hướng dẫn khoá hoc: PGS,TS Nguyễn Minh Hằng

Hà Nội — năm 2019


LOI CAM DOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên
cứu khoa

học độc

lập của

liệu, tư liệu được sử dụng

trích dẫn
trong luận

rõ ràng.
văn

trong bắt kỳ công

riêng tôi. Các

trong luận văn được


Kết quả

chưa

tài

nghiên

từng được

cứu

nêu

ai cơng

bố

trình nào khác.

Tác giả luận văn

Trần Thị Phương Thảo


MUC LUC
LOI CAM DOAN

MUC LUC
TÓM TẮT KÉT QUÁ NGHIÊN CỨU LUẬN VĂN

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

0080060710777 .....................

1

CHUONG 1: TONG QUAN VE CISG, VI PHAM CO BAN DO HANG HOA
KHÔNG PHÙ HỢP THEO CISG...............................---222s e2 €Ezzetzz©ezzerzsezzserzsee 7
1.1 Khái quát chung về CISG..............................---2-s°sess©+ssezseersserzsserssesrsserse 7
1.2 Hợp đồng mua bán hàng hố quốc tẾ ............................---sse ssssessseszssessz 9

1.2.1 Khái niệm Hợp đồng MBHHQT................................-2se +zee+rsecrzeecrsee 9
1.2.2

Dac diém cia hop đồng mua bán hàng hóa quốc tễ........................ 12

1.2.2.1 Hợp đồng MBHHQT là hợp đơng thương mại có tính quốc tế....... 12
1.2.2.2 Mục đích của hợp đồng MBHHOT là sinh lợi.........................----c--- 14
1.3 Khái quát chung về vi phạm cơ bản hợp đồng theo CISG....

1.3.1 Khái niệm vi phạm cơ bản hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tễ........ I5
1.3.1.1 Khái niệm vi phạm hợp đỗng..........................-.-©25-©55cSccccccecccrecrrrrerrees 15
1.3.1.2 Khái niệm vi phạm cơ bản hợp đồng MBHHQT............................. 16
1.3.2 Đặc điểm của vi phạm cơ bản hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế.19
1.4 Khái qt chung về tính phù hợp với hợp đồng của hàng hố ............... 22
1.4.1 Tính phù hợp của lHg ÌL0đá ú..............................
<- << 5< «5< ==1.42

Căn cứ để xác định mức độ không phù hợp của hàng hóa cấu thành


HỘI VỈ DÏIH €Ơ' ĐỈẲÏH1 ...............................
5 << < << << <<
HH.
mm mm 24
1.4.2.1 Sự thỏa thuận giữa các bên về vi phạm cơ bản hợp đông do hàng
hố khơng pHù ÏỢjD. . . . . . . . . . . .

-ó- + St

Et kh

Hiện 24


1.422 Mức độ nghiêm trọng của hậu quả do hành vi vi phạm hợp đơng do
hàng hố khơng phù ÏIỢjD. . . . . . . . . .

--- ch

St k*EEVEEESEEEEEEEkEkEkkkkekkrrrskrrrkrrke 26

1.4.2.3 Hàng hóa khơng phù hợp với hợp đồng có khả năng thương mại hay

CHƯƠNG 2: THỰC TIỀN ÁP DỤNG QUY ĐỊNH VE VI PHAM CƠ BẢN
DO HÀNG HOÁ KHÔNG PHÙ HỢP THEO CISG..................................-2--2-<2 30
2.1 Các trường hợp hàng hố khơng phù hợp cấu thành vi phạm cơ bản....30

2.1.1. Hàng hóa khơng phù họp với số lượng, phẩm chất và mơ tả như hợp đồng
2.1.2


Hàng hóa khơng được đóng bao bì theo cách thơng thường như

những hàng hố cùng loại, hoặc nếu khơng có cách thơng thường, thì bằng
cách thích hợp để giữ gìn và bảo vệ hàng hố đó.............................----s--c-«ccce 32
2.1.3 Hàng hóa khơng phù hợp với mục đích sử dụng .................................-- 33
2.1.4. Hàng hóa khơng có tính chất của hàng mẫu mà người bán đã cung
CẤP CỈhO HGIỜÏ HHH(...................-25°
2< ©Se<€S2e€ECeeEEzECEEeeCrreeEreecrrrrrrerrrrerrrerrrrerrre 35
2.2 Các chế tài áp dụng cho bên bán trong trường hợp vi phạm cơ bản do
hàng hoá khơng phù hợp theo (CISC.................................--s-s
<< «s5 s5 se 36
2.2.1 Phạm vi trách nhiệm của bên Bán trong trường hợp vỉ phạm

cơ bản

do hàng hố khơng DÌLÙ ÏLQ]D...............................
<< <=< «<< sex xen nxegeesere 36
2.2.2 Các chế tài áp dụng trong trường hợp hàng hố khơng phù họp....... 38
2.2.2.1

Buộc thực hiện đúng hợp đồng "—

38

2.2.2.2 Bồi thường thiệt NGi ..cccceccccccsceesscsssseesssesssesssessssesssessssesssessssessseessees 42
2.2.2.3 Huỷ: hợp đỒng. . . . . . . . . . .
2.3 Một số giới hạn của Bên

--©52-S5ScSCE E2222112211221112211212112

xe 44
Mua

trong việc áp dụng các chế tài trong

trường hợp hàng hoá khơng phù hợp......................................
5 <5 «s5 5< 5< se se sesese 47


2.3.1 Trường hợp người mua không khiếu nại, hoặc không khiếu nại kịp
thời về hàng hố khơng phiù lrợp..........................-----s-cce<©cceecceecceeecreecreecrreecrcee 47
2.3.1.1 Kiếm định chất lượng hàng hố......................-----©7cc2ccscccccscsesrrxcrrrees 47
2.3.1.2. Hình thức và nội dung [?72178.1TRRRRNNNNIARỔỒ. 49

2.3.1.3. Thời hạn khiẾu nại ........................-255:
2255: 2222 22232 22112212111
50
2.3.2 Trường hợp người mua mắt quyền huỷ hợp đồng do không thông báo
Ă{D ẨÏLỜ,. . . . . . . . . .

<< <<

TH TT

HH.

HH

Tnhh


ieieeree 51

CHUONG 3: GIAI PHAP NHAM HAN CHE VI PHAM CO BAN DO HANG
HOÁ KHÔNG PHÙ HỢP VÀ KIÊN NGHỊ CHO VIỆT NAM......................... 54
3.1 Đánh giá các quy định và thực tiễn áp dụng quy định về vi phạm cơ bản
do hàng hố khơng phù hợp theo CS, ....................................-5-5-5 5< 5s s3.1.1. Đánh giá các quy định liên quan đến vi phạm

cơ bản do hàng hố

khơng phù lợp fÏue@ (CS. ................................
5< << << sex
xeeseseeseseeseze 54
3.1.2. Đánh giá thực tiễn áp dụng các chế tài do hàng hố khơng phù hợp
280A SS...................

36

3.2 So sánh các quy định về vi phạm cơ bản do hàng hóa khơng phù hợp
giữa pháp luật Việt Nam và (IS, ..................................
<5 «s1
90986 9 58
3.2.1 Về khái niệm vi PRAM CO DGENL. m.Ắ..............

58

3.2.2 Về vi phạm cơ bản do hàng hố khơng phù hợp............................------ 59
3.2.3 Trách nhiệm do vỉ phạm

cơ bản trong trường hợp hàng hố khơng


0/1, .—................................. 60

3.2.3.1 Buộc thực hiện hop AON ..cceccccccccssscsssssessssesssessssesssesssesssessssessseessees 60
3.2.3.2 Bồi thường thiệt hại........................ả25s S222 2221112211221... 61
3.2.3.3 Hity b6 hop ONG ..ececccccccsssssssseesssesssesssessssesssessssesssessssesssesssseseseessees 63
3.3 Kiến nghị hoàn thiện các quy định pháp luật của Việt Nam có liên quan
tới vi phạm cơ bản do hàng hố khơng phù hợp ...................................--s
<< s<« 64

3.3.1 Sửa đỗi khoản 13, Điều 3 Luật Thương mại 2005 về vi phạm cơ bản 64


3.3.2 Sửa đổi khoản 2 Điều 39 Luật thương mại 2005 về hàng hố khơng
phù hợp với hợp đngg..............................----s-©cce©ceeEceecrreecrreerrerrrrrrrerrrrerrrerrree 66
3.3.3 Sửa đỗi cúc điều khoản liên quan đến chế tài áp dụng trong trường
hợp hàng hố khơng DÏHÌ ÏLQjD..................................-<< << =< << se
xe =eeeeeseeseseeseee 67

3.3.3.1 Sửa đổi, bồ sung khoản 2, khoản 3 Điều 297 về buộc thực hiện đúng
hợp đÊNg. . . . . . . . . . -©25-

55s 2E 22222212211 211221122112211111112re 67

3.3.3.2 Sửa đổi khoản 2 Điều 299 và Điêu 312.........................-----ccccccccccrccee 68
3.4 Giải pháp nhằm hạn chế việc hàng hố khơng phù hợp theo CISG cho
doanh ng hiỆD ...........................
s5 << SH
HH Họ
090081 0e 70

3.4.1 Đảm bảo hàng hoá phù hợp với hợp đồng trong các giao dịch mua bán
hàng hố quốc tẾ nói chung và các giao dịch trong khn khỗ CISG nói

3.4.2. Tăng cường trang bị kiến thức về pháp luật hợp đồng nói chung và
các quy định của CIS Hi FÏÊHHg.............................--- 5< << «<< «se Esesseseeseseese 71
3.4.3 Các bên thoả thuận cụ thể về tính phù hợp của hàng hoá và khả năng
áp dụng các chế tài có liên quan trong hợp đằng...........................-.----------«- 74

3.4.4 Tạo điều kiện thiết lập giao dịch mới giữa các bên trên cơ sở hợp đồng

CH AG DE NUP saecccsseccsssessssssssssesssssessssscssssecssssessssscssssecssssecssssessssecssssecsssseessseesssses 76
3.4.5 Két hop ap dung cdc thoi quen thuong mai, tép quan thwong mai, cac
quy phạm tư pháp quốc tễ trong các giao dịch mua bán hàng hoá quốc tẾ. 76

45000/.022.

. . .

. 4.4-.-+-—-—<—«+«+“—gHaẶẠẶĂẶĂA...........,Ỏ 79

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................-----2222ssccce+eee 81


TÓM TẮT KÉT QUÁ NGHIÊN CỨU LUẬN VĂN
Tên luận văn thạc sĩ: Vi phạm cơ bản do hàng hố khơng phù hợp theo Công
ước Viên năm 1980 về Hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế và khuyến nghị cho
Việt Nam.

Luận văn đã đạt được các kết quả chính như sau:
e Người viết làm rõ những vấn đề lý luận về hợp đồng mua bán hàng hoá quốc

tế, vi phạm cơ bản trong hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế và vi phạm cơ bản do
hàng hố khơng phù hợp.
e Phân tích, làm rõ quy định về vi phạm cơ bản do hàng hố khơng phù hợp
theo CISG, thực tiễn của vi phạm hợp đồng do hàng hố khơng phù hợp theo CISG
của tòa án, trọng tài một số quốc gia thành viên Công ước; các chế tài được áp dụng
trong trường hợp hàng hố khơng phù hợp và một số giới hạn của Bên mua trong
việc áp dụng các chế tài trong trường hợp hàng hố khơng phù hợp.
e Trên cơ sở phân tích, tác giả đánh giá các quy định và thực tiễn áp dụng các
quy định về vi phạm cơ bản hợp đồng do hàng hoá không phù hợp theo Công ước

Viên 1980, đồng thời so sánh các quy định của CISG và pháp luật Việt Nam (cụ thê
là Luật thương mại 2005), tác giả đề xuất định hướng và giải pháp hoàn thiện quy
định pháp luật có liên quan của Việt Nam về vi phạm cơ bản hợp đồng do hàng hố
khơng phù hợp. Trên cơ sở đó, người viết đưa ra khuyến nghị cho các doanh nghiệp
trong việc đàm phán, kí kết hợp đồng, đặc biệt là việc áp dụng các chế tài khi có sự

vi phạm cơ bản hợp đồng do hàng hố không phù hợp theo CISG.


DANH MUC TU VIET TAT

Từ viết tắt
CISG

CIETAC

Tiếng Anh

Tiếng Việt


Convention on Contracts for the
-

International Sale of Goods

Công ước Viên năm 1980 của
ca
x
Liên Hợp qc về hợp đơng

co

mua bán hàng hóa qc tê

China International Economic and | Uy ban trọng tài thương mại và

c

_

Trade Arbitration Commission

ole

.

kinh tê quôc tê Trung Quôc

Hợp đồng


Hợp đơng mua bán hàng hóa

MBHHQT

quốc tế

PICC

PECL

UNCITRAL
UNIDROIT

Principles of European Contract

Những ngun tặc Luật hợp

Law

đồng Châu Âu

Principles

of

European

Những nguyên tắc Luật hợp
À


An

Â

Contract Law

dong chau Au

UnitedNations Commission on

Ủy ban về luật thương mại

International Trade Law

qc tê của Liên hợp qc

Insitut International pour

¬

a

l'Unification des Droits Privé

KT



Viện Thống nhất Tư pháp


i,

Quốc tê


LOI MO DAU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Sau hơn 10 năm gia nhập tổ chức Thương mại thế giới WTO, hoạt động kinh tế
đối ngoại của Việt Nam trong đó nịng cốt là ngoại thương tiến bộ rõ rệt. Các hợp
đồng xuất nhập khâu giữa các thương nhân Việt Nam và các thương nhân nước ngoài
càng nhiều hơn về số lượng và lớn hơn về giá trị hợp đồng. Theo xếp hạng của Tổ
chức thương mại thế giới (WTO), xuất khâu hàng hóa của Việt Nam tăng từ vị trí 50
trong năm 2007 lên vi tri 26 trong năm 2016, nhập khẩu hàng hóa cũng tăng lên từ vị
trí thứ 41 trong năm 2007 lên vị trí 25 trong năm 2016. Trong năm 2017 lần đầu tiên
kim ngạch xuất nhập khâu Việt Nam vượt mức 420 tỷ Đô la Mỹ (USD), trong đó
xuất khâu tăng trên 21%, mức tăng trưởng cao nhất kể từ năm 2011 [1]. Với tình hình
mua bán hàng hố quốc tế diễn ra nhộn nhịp như vậy, tính chất và quy mơ của các
giao dịch ngày càng đa dạng và phức tạp, rất nhiều các thương nhân Việt Nam gặp
khó khăn trong việc tìm hiểu các quy định về mua bán hợp đồng quốc tế và thực tế đã
gặp phải các trường hợp vi phạm cơ bản hợp đồng gây thiệt hại lớn về kinh tế và uy
tín, quan trọng nhất là khiến cho mục đích khi giao kết hợp đồng lúc ban đầu khơng
được thực hiện.

Việc Việt Nam gia nhập vào CISG của Liên Hợp Quốc về hợp đồng mua bán

hàng hóa quốc tế (viết tắt theo tiếng Anh là CISG- Convention on Contracts for the
International Sale of Goods, hay cịn gọi là Cơng ước Viên) vào ngày 01/01/2017 đã
tạo cơ sở pháp lý thuận lợi và dễ áp dụng cho các doanh nghiệp Việt Nam trong
giao kết và thực hiện hợp đồng, cho các cơ quan giải quyết tranh chấp của Việt Nam
trong việc giải quyết tranh chấp về hợp đồng MBHHQT


khi phải áp dụng quy định

về vi phạm cơ bản. Tại Điều 25 CISG quy định “J7 phạm hợp đông do một bên gây
ra là cơ bản nếu vi phạm đó gây tổn hại cho bên kia đến mức tước đi đáng kề những
gì bên kia có qun kỳ vọng từ hợp đồng, trừ khi bên vi phạm không tiên liệu được
và một người có lý trí cũng khơng tiên liệu được hậu quả đó nếu họ ở vào địa vị và

[1]Téng

cục

Hải

quan,

X⁄ấ:

nhập

khẩu

hàng

hóa

của

Việt


Nam

đạt

mốc

400

ty

USD,

toms. gov.vn/Lists/TinHoatDong/ViewDetails.aspx?ID=26699&Category=Théng%20ké%20
Hai%20quan, ngay cap nhat 9/12/2018


hoàn cảnh tương tự”. Trải qua hơn 30 năm tồn tại, thực tiễn giải quyết tranh chấp
về hợp đồng MBHHQT

có liên quan đến vi phạm cơ bản hợp đồng, các tòa án và

trọng tài tại các quốc gia thành viên CISG đã căn cứ vào từng tình huống cụ thể, xác
định có hay khơng có một sự vi phạm cơ bản hợp đồng để làm cơ sở áp dụng các
chế tài theo CISG. Một trong những nguyên nhân phô biến dẫn đến vi phạm cơ bản
hợp đồng là do hàng hố khơng phù hợp với hợp đồng.
Vậy thế nào là hàng hố khơng phù hợp với Hợp đồng? Các chế tài áp dụng
trong trường hợp hàng hố khơng phủ hợp là gì? Các doanh nghiệp cần làm gì
trong trường hợp hàng hố khơng phù hợp? Đề trả lời được những câu hỏi này, cần
phải có sự nghiên cứu những quy định về vi phạm cơ bản do hàng hố khơng phù
hợp trong CISG. Đó là lý do để học viên lựa chọn vấn đề “Vï phạm cơ bản do

hàng hoá không phù hợp theo Công ước Viên năm 1980 về Hợp đồng mua bán

hàng hoá quốc tế và khuyến nghị cho Việt Nam” làm đề tài luận văn Thạc sĩ Luật
Kinh tế của mình.
2. Tình hình nghiên cứu
Ở Việt Nam, tính đến nay, chưa có cơng trình hay sách chun khảo nào
nghiên cứu một cách hệ thống, cụ thể về vi phạm cơ bản do hàng hố khơng phù
hợp theo CISG. Mặc dù vậy, các nghiên cứu đơn lẻ về vi phạm cơ bản hợp đồng
trong đó có dé cập đến trường hợp hàng hố khơng phù hợp cũng đã có, cụ thể:
Cuốn sách

“101 Câu hỏi đáp về Cơng ước của Liên Hợp Quốc về Hợp đơng

mua bán hàng hóa quốc tế”, Nhà xuất bản Thanh niên, 2016 do tác giả Nguyễn Minh
Hằng chủ biên nhằm giải đáp, diễn giải các quy định của CISG, trong đó có đề cập
tới quy định về vi phạm cơ bản và hàng hoá không phù hợp theo CISG.
Luận án tiến sĩ luật học của tác giả Võ Sỹ Mạnh

(2015) “Vï phạm

cơ bản

hợp đồng theo quy định của CISG 1980 về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế
và định hướng hồn thiện các quy định có liên quan của pháp luật việt Nam”.
Tác giả phân tích những vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến các quy định về
vi phạm cơ bản hợp đồng trong CISG (có so sánh với pháp luật Việt Nam), có đề
cập đến một phần nhỏ liên quan đến hàng hố khơng phù hợp như là một trường
hợp về vi phạm cơ bản.



Luan văn của tác giả Nguyễn

Thanh Thoại (2013), Bài thường thiệt hại do

hàng hóa, đề cập đến một chế tài áp dụng trong trường hợp hàng hố khơng phù hợp.
Ngồi ra các bài viết trên trang Công ước Viên 1980 (CISG) cho người Việt
Nam như: So sánh CISG và luật Việt Nam, Bàn về khái niệm vi phạm hợp đồng
theo CISG của tác giả Võ Sỹ Mạnh..., cùng với các án lệ được dịch ra Tiếng
Việt là nguồn tài liệu hữu ích cho người viết tham khaỏ trong qúa trình nghiên
cứu đề tài của mình.
Như vậy, có thê thấy các cơng trình, bài viết của các tác giả ở Việt Nam chủ
yếu đề cập và đến vấn đề về vi phạm cơ bản hợp đồng và các chế tài áp dụng
trong trường hợp vi phạm cơ bản... Chưa có cơng trình nào nghiên cứu vấn đề về
vi phạm cơ bản hợp đồng do hàng hố khơng phù hợp theo CISG trong mối quan
hệ với pháp luật Việt Nam về cùng vẫn đề.
Ở nước ngồi, cũng có một số cơng trình nghiên cứu về vi phạm cơ bản hợp
đồng do hàng hố khơng phủ hợp, tiêu biểu trong số đó là:
Cn

sach cia tac gid Benjamin

K.Leisinger co nhan dé: “Fundamental

Breach considering Non-conformity of the goods” (Dịch ra tiéng Việt là Vi phạm
cơ bản hợp đồng — xem xét về tính khơng phù hợp của hàng hóa) được Nxb Sellier
European Law Publishers xuất bản năm 2007, trong đó phân tích một số vụ tranh
chấp liên quan đến nghĩa vụ của các bên về giao hàng thiếu, giao hàng chậm, giao
hàng kém chất lượng...với ý nghĩa nhấn mạnh vào tính chất khơng phù hợp của
hàng hóa khi một bên vi phạm hợp đồng và coi tính khơng phù hợp của hàng hóa
đến mức như thế nào thì sẽ cầu thành một sự vi phạm cơ bản hợp đồng.

Bai viét “Fundamental Breach of Contract under the UN Sales Convention —
25 years of Article 25 CISG” (Dich ra tiéng Việt là Vĩ phạm cơ bản hợp đồng theo
Công ước viên - 25 năm của Điều 25 Công ước Viên), của tac gia Franco Ferrari
đăng trên tạp chí 25 J.L. & Com. 489 (năm 2006). Bài viết này đã phân tích khái
niệm vi phạm cơ bản hợp đồng theo Cơng ước Viên dưới góc độ xem xét mức độ
của sự vi phạm hợp đồng, về mức độ của tổn hại với ý nghĩa là những điều kiện
tiên quyết để xác định cái gọi là vi phạm cơ bản hợp đồng và khả năng mà người ta
có thê tiên liệu được về những hậu quả do sự vi phạm hợp đồng đó gây ra. Bài viết


này cũng xem xét hành vi vi phạm cơ bản hợp đồng từ phía người bán trong những
tình huống cụ thê như người bán giao hàng có khiếm khuyết, người bán giao chứng
từ chậm hoặc giao chứng từ không phù hợp với hợp đồng.
Ngồi

ra,

các

án

lệ

trên

trang

web

chính


thức

của

CISG

http:/www.cisg.law.pace.edu là nguồn tài liệu thực tế, hữu ích cho tác giả nghiên
cứu về thực tiễn áp dụng các quy định của CISG nói chung và vi phạm cơ bản do
hàng hố khơng phù hợp nói riêng trong việc giải quyết tranh chấp liên quan đến
Hợp đồng mua bán hàng hố quốc tế.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở phân tích những vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến các quy
định về vi phạm cơ bản hợp đồng do hàng hố khơng phù hợp theo CISG (có so
sánh với pháp luật Việt Nam, chủ yếu là Luật Thương mại 2005) mục đích nghiên

cứu của luận văn là đề xuất định hướng và giải pháp hoàn thiện các quy định của
pháp luật Việt Nam về vi phạm cơ bản hợp đồng do hàng hố khơng phủ hợp nhằm
tạo sự phù hợp giữa pháp luật Việt Nam và CISG, đồng thời đưa ra một số khuyến
nghị cho các doanh nghiệp Việt Nam trong việc giao kết và thực hiện hợp đồng,
cho các cơ quan giải quyết tranh chấp của Việt Nam trong việc giải quyết tranh
chấp về hợp đồng MBHHQT khi phải áp dụng quy định về vi phạm cơ bản do giao
hàng không phù hợp.
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Để thực hiện mục tiêu nói trên, luận văn có các nhiệm vụ cụ thể sau đây:

- Làm rõ những vấn đề lý luận về hợp đồng MBHHQT,


vi phạm cơ bản

trong hợp đồng MBHHQT và vi phạm cơ bản do hàng hố khơng phù hợp.
- Phân tích, làm rõ các quy định về vi phạm cơ bản do hàng hoá khơng phù
hợp theo CISG (có so sánh với pháp luật Việt Nam); thực tiễn của vi phạm hợp
đồng do hàng hố khơng phù hợp theo CISG của tịa án, trọng tài một số quốc gia
thành viên Công ước; các chế tài được áp dụng trong trường hợp hàng hố khơng
phù hợp và một số giới hạn của Bên mua trong việc áp dụng các chế tài trong
trường hợp hàng hoá không phù hợp.


Trên cơ sở phân tích, tác giả đánh giá các quy định và thực tiễn áp dụng cá
quy định về vi phạm cơ bản hợp đồng do hàng hố khơng phù hợp theo CISG,
đồng thời so sánh các quy định của CISG và pháp luật Việt Nam (cụ thể là Luật
thương mại 2005), tác giả đề xuất định hướng và giải pháp hồn thiện quy định
pháp luật có liên quan của Việt Nam về vi phạm cơ bản hợp đồng do hàng hố
khơng phù hợp, đồng thời đưa ra khuyến nghị dé giúp các doanh nghiệp và cơ quan
giải quyết tranh chấp áp dụng các chế tài khi có sự vi phạm cơ bản hợp đồng do
hàng hố khơng phù hợp theo CISG.
4. Đối tượng và phạm vi và phương pháp nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của Luận văn là những vấn đề liên quan đến vi phạm
cơ bản do hàng hố khơng phù hợp, là các quy định của CISG và của pháp luật
Việt Nam về vi phạm cơ bản hợp đồng do hàng hoá không phù hợp, về các chế tài
được áp dụng khi có sự vi phạm cơ bản hợp đồng do hàng hố khơng phù hợp. Đối
tượng nghiên cứu của Luận văn còn bao gồm những án lệ, những vụ tranh chấp
cũng như thực tiễn xét xử của các tòa án và trọng tài của một số quốc gia là thành
viên của CISG liên quan đến việc áp dụng các quy định của CISG về vi phạm cơ
bản hợp đồng do hàng hố khơng phù hợp để giải quyết tranh chấp hợp đồng
MBHHQT.


Ngồi ra, đối tượng nghiên cứu của Luận văn cịn bao gồm cả việc

phân tích những khó khăn trong việc áp dụng các quy định về vi phạm cơ bản đo
hàng hố khơng phù hợp của pháp luật Việt Nam so với các quy định của CISG.
4.2 Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung: Đề tài luận văn giới hạn ở việc phân tích vi phạm cơ bản hợp
đồng do hàng hố khơng phù hợp theo CISG trong mối quan hệ với khái niệm về
vi phạm cơ bản hợp đồng do hàng hố khơng phù hợp theo quy định của pháp
luật Việt Nam.
- Về khơng gian: Luận văn phân tích thực tiễn và án lệ tòa án, trọng tài ở
một số nước đã gia nhập CISG.


- Về thời gian: Khi phân tích về những vấn đề phát sinh từ thực tiễn áp dụng
CISG, Luận văn lay số liệu từ năm CISG có hiệu lực - năm 1988 cho đến nay.

4.3 Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu: tổng hợp và phân tích.
5.Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn
Về phương diện lý luận, luận văn góp phần củng có và hoàn thiện cơ sở lý
luận về vi phạm cơ bản do hàng hố khơng phủ hợp trong pháp luật hợp đồng
Việt Nam đề các nhà lập pháp, các cơ quan có thâm quyền, các cán bộ nghiên
cứu, các nhà kinh doanh vận dụng trong quá trình thực hiện, giải quyết tranh chấp
hay xây dựng và hoàn thiện pháp luật về vi phạm cơ bản hợp đồng do hàng hố
khơng phù hợp.
Về phương diện thực tiễn, những quan điểm và giải pháp hoàn thiện pháp
luật Việt Nam về vi phạm cơ bản hợp đồng do hàng hố khơng phù hợp được đề
xuất trong luận văn sẽ là tài liệu tham khảo có giá trị cho các nhà lập pháp, cho
các cơ quan có thâm quyền trong việc hồn thiện các quy định của pháp luật Việt

Nam về vi phạm cơ bản hợp đồng do hàng hố khơng phù hợp.Luận văn cũng là
tài liệu tham khảo hữu ích cho các doanh nghiệp Việt Nam

khi soạn thảo hợp

đồng mua bán hàng hóa nói chung và hợp đồng MBHHQT nói riêng.
6. Kết cấu của Luận văn
Ngoài Phần mở đầu, Kết luận và Danh mục tải liệu tham khảo, Luận văn gồm

3 Chương:
Chương 1. Tổng quan về CISG, vi phạm cơ bản do hàng hố khơng phù hợp

theo CISG.
Chương 2. Thực tiễn áp dụng quy định về vi phạm cơ bản do hàng hoá không
phù hợp theo CISG.
Chương 3. Giải pháp nhằm hạn chế vi phạm cơ bản do hàng hố khơng phù
hợp và kiến nghị cho Việt Nam.


CHUONG 1: TONG QUAN VE CISG, VI PHAM CO BAN DO HANG HOA
KHONG PHU HOP THEO CISG
1.1 Khai quat chung vé CISG
CISG của Liên Hợp Quốc về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế (viết tắt

theo tiếng Anh là CISG- Convention on Contracts for the International Sale of
Goods) được soạn thảo bởi Ủy ban của Liên Hợp Quốc về Luật thương mại quốc tế
(UNCITRAL) nhằm hướng tới việc thống nhất nguồn luật áp dụng cho hợp đồng
mua bán hàng hoá quốc tế. Sự ra đời của CISG về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc
tế đã điều chỉnh các giao dịch chiếm khoảng 80% thương mại hàng hóa thế giới


(Nguyễn Thị Hồng Trinh, 2018).
Công ước này được thông qua tại Viên (Áo) ngày 11 tháng 04 năm 1980 tại
Hội nghị của Ủy ban của Liên hợp quốc về Luật thương mại quốc tế với sự có mặt
của đại diện của khoảng 60 quốc gia và 8 tổ chức quốc tế. Theo thống kê của

UNCITRAL, tính đến ngày 01/08/2018 đã có 91 quốc gia tham gia vào Cơng ước
nay và Việt Nam ra nhập Công ước vào ngày 01/01/2017.
CISG gồm 101 Điều, được chia làm 4 phần với các nội dung chính như sau:
Phân 1: Phạm vi áp dụng và các quy định chung (Điều I— 13)
Phần này quy định trường hợp nào CISG được áp dụng (từ Điều 1 đến Điều
6), đồng thời nêu rõ nguyên tắc trong việc áp dụng CISG, nguyên tắc diễn giải các
tuyên bố, hành vi và xử sự của các bên, nguyên tắc tự do về hình thức của hợp
đồng. Cơng ước cũng nhắn mạnh đến giá trị của tập quán trong các giao dịch mua
bán hàng hóa quốc tế.

Phân 2: Thành lập HĐ (trình tự, thủ tục kỷ kết HĐ) (Điều 14- 24)
Trong phần này, với 11 điều khoản, Công ước đã quy định khá chỉ tiết, đầy đủ
các vấn đề pháp lý đặt ra trong quá trình giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa quốc
tế. Điều 14 của Cơng ước định nghĩa chào hàng, nêu rõ đặc điểm của chào hàng và
phân biệt chào hàng với các “lời mời chào hàng”. Các vấn đề hiệu lực của chào

hàng, thu hồi và hủy bỏ chào hàng được quy định tại các điều 15, l6 và 17. Đặc
biệt, tại các Điều 18, 19, 20 và 21 của Cơng ước có các quy định rất chỉ tiết, cụ thé


về nội dung của chấp

nhận chào hàng; khi nao va trong điều kiện nào, một chấp

nhận chào hàng là có hiệu lực và cùng với chào hàng cấu thành hợp đồng: thời hạn

để chấp nhận, chấp nhận muộn; kéo dài thời hạn chấp nhận. Ngồi ra, Cơng ước cịn

có quy định về thu hồi chấp nhận chào hàng, thời điểm hợp đồng có hiệu lực.

Phân 3: Mua bán hàng hóa (Điêu 25 — 88)
Nội dung của phần 3 này là các vấn đề pháp lý trong quá trình thực hiện HĐ.
Phần này được chia thành 5 chương với những nội dung cơ bản như sau:
“Chương I. Những quy định chung”: bao gồm những quy định về các phạm
trù khác nhau như cách xác định “vi phạm cơ bản”, thông báo huỷ hợp đồng, viện
dẫn thông tin...Các phạm trù này là cơ sở thực tiễn để làm rõ nội dung ở các
chương sau.
Trọng tâm của Phần 3 nằm ở các quy định chỉ tiết về nghĩa vụ của người bán và
người mua trong chương II và chương IIL Tại “Cương II. Nghĩa vụ của người bán ”,
Công ước quy định rất rõ nghĩa vụ giao hàng và chuyên giao chứng từ, đặc biệt là
nghĩa vụ đảm bảo tính phù hợp của hàng hóa được giao (về mặt thực tế cũng như về
mặt pháp lý). Công ước nhắn mạnh đến việc kiểm tra hàng hóa được giao (thời hạn
kiểm tra, thời hạn thơng báo các khiếm khuyết của hàng hóa). Những quy định này
rất phù hợp với thực tiễn và đã góp phần giải quyết có hiệu quả các tranh chấp phát

sinh có liên quan. “Chương III. Nghĩa vụ của người mua” gồm nghĩa vụ thanh toán
và nghĩa vụ nhận hàng, được quy định tại các điều từ Điều 53 đến Điều 60.

CISG khơng có một chương riêng về vi phạm hợp đồng và chế tài do vi phạm
hợp đồng. Các nội dung này được lồng ghép trong chương II, chương III và chương
V. Trong chương II và chương III, sau khi nêu các nghĩa vụ của người bán và người
mua, CISG đề cập đến các biện pháp áp dụng trong trường hợp người bán/người
mua vi phạm hợp đồng. Cách sắp xếp điều khoản như vậy, một mặt, làm cho việc
tra cứu rất thuận lợi; mặt khác, tạo ra sự bình đăng về mặt pháp lý cho người bán và

người mua trong hợp đồng mua bán hàng hóa.

CISG cũng tách riêng vấn đề chuyển rủi ro thành “Chương IV. Chuyển rủi ro” chi
ra tuỳ thuộc vào từng trường hợp và giai đoạn cụ thẻ, rủi ro được quy định thuộc về bên
nao. Day 1a co so để xác định phạm vi trách nhiệm và nghĩa vụ của các bên đặc biệt

trong trường hợp có xảy ra vi phạm hợp đồng.


Trong “Chương V. Các điều khoản chung về nghĩa vụ của người bán và người
mua” quy dinh vé van dé tạm ngừng thực hiện nghĩa vụ hợp đồng, vi phạm trước
hợp đồng, việc áp dụng các biện pháp pháp lý trong trường hợp giao hàng từng
phần, huỷ hợp đồng khi chưa đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ, hậu quả do huỷ hợp
đồng, căn cứ miễn trách. Đặc biệt chương V quy định cụ thể chế tài bồi thường thiệt

hại” — một biện pháp được sử dụng phổ biến trong giải quyết tranh chấp trong

khuôn khổ CISG.
Phân 4: Các quy định cuối cùng (Điều 89 — 101)
Phần này quy định về các thủ tục để các quốc gia ký kết, phê chuẩn, gia nhập

CISG, các bảo lưu có thể áp dụng, thời điểm CISG có hiệu lực và một số vấn đề
khác mang tính chất thủ tục khi tham gia hay từ bỏ CISG này.
Như vậy, sau gần 40 năm có hiệu lực, cùng với các quy định được đánh giá là
hiện đại, mềm dẻo và linh hoạt, CISG được đánh giá là một trong những công ước
thống nhất về luật tư thành công nhất. Được Liên Hợp Quốc bảo trợ soạn thảo và
thực thị, CISG đã tạo ra được sự tin cậy từ phía các quốc gia (trong quá trình soạn

thảo) mà cịn nhận được sự tin tưởng từ đơng đảo doanh nghiệp (trong q trình
thực thi). Sự thành công của CISG được khẳng định trong thực tiễn với hơn 3000 vụ

tranh chấp, riêng từ giai đoạn từ năm 2000-2016 là 1392 vụ tranh chấp đã được Tòa

án và trọng tài các nước/quốc tế giải quyết có liên quan đến việc áp dụng và diễn
giải CISG được thống kê trên trang web của CISG [2]. Không chỉ các nước thành
viên mà các quốc gia chưa phải là thành viên vẫn áp dụng Công ước, hoặc do các
bên trong hợp đồng lựa chọn CISG như là luật áp dụng cho hợp đồng, hoặc do các
tòa án, trọng tài dẫn chiếu đến đề giải quyết tranh chấp.
1.2 Hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế

1.2.1 Khái niệm Hợp đồng MBHHQT
Cùng với sự tác động của q trình tồn cầu hóa nền kinh tế và sự thiết lập các
khuôn khổ pháp lý song phương và đa phương về thương mại, hoạt động mua bán hàng

[2] Yearbook oƒCISG cases:

2000 — 2016

2000.html, truy cập 10/09/2018.

tham khảo tại />B2006-


10

hóa giữa các cá nhân, tơ chức khơng chỉ giới hạn trong phạm vi lãnh thô quốc gia mà
đã vươn ra phạm vi quốc tế. Phương tiện pháp lý cơ bản để các cá nhân, tô chức tiến
hành hoạt động mua bán hàng hóa trong phạm vi quốc tế là hợp đồng MBHHQT.

CISG không quy định về khái niệm hợp đồng MBHHQT nhưng Điều 1 của
Công ước đã gián tiếp xác định phạm vi của hợp đồng MBHHQT

như sau:


“7.

Công ước này áp dụng cho các hợp đồng mua bán hàng hóa giữa các bên có trụ
Sở thương mại tại các quốc gia khác nhau...2. Sự kiện các bên có trụ sở thương

mại tại các quốc gia khác nhau khơng tính đến nếu sự kiện này không xuất phát

từ hợp đông, từ các mối quan hệ đã hình thành hoặc vào thời điểm kỷ hợp đông
giữa các bên hoặc là từ việc trao đổi thông tin giữa các bên... ”. Từ quy định tại

Điều 1, kết hợp với quy định tại Điều 40, Điều 53 Cơng ước có thê hiểu hợp đồng
MBHHOT

là sự thỏa thuận giữa các bên có trụ sở thương mại đặt tại các nước

khác nhau, theo đó một bên (người bán) có nghĩa vụ giao hàng, chuyên giao
chứng từ liên quan đến hàng hóa và quyền sở hữu về hàng hóa cho bên kia (người
mua) và người mua có nghĩa vụ thanh tốn tiền hàng và nhận hàng.
Tại Việt Nam, Luật Thương mại có một chương quy định về mua bán hàng

hóa (Chương II), trong đó chỉ có bảy điều luật quy định riêng về MBHHQT



khơng có điều luật nào xác định cụ thể, trực tiếp về khái niệm và phạm vi nội

hàm của hợp đồng MBHHQT.

Tuy nhiên, dựa vào quy định tại khoản 8 Điều 3


Luật Thương mại và Điều 428 Bộ luật dân sự, có thể rút ra khái niệm về hợp
đồng mua bán hàng hóa như sau: Hợp đồng mua bán hàng hóa là sự thỏa thuận
giữa các bên, theo đó bên bán có nghĩa vụ giao hàng hóa cho bên mua và nhận
tiền, cịn bên mua có nghĩa vụ nhận hàng hóa và trả tiền cho bên bán. Như vậy,

hợp đồng mua bán hàng hóa là dạng cụ thể của hợp đồng mua bán tài sản trong
pháp luật dân sự (theo nghĩa rộng) (Đỗ Minh Ánh, 2011).
Luật

Thương

mại

2005

cũng

khơng

quy

định

về

khái

niệm


hợp

đồng

MBHHQT hoặc yếu tổ quốc tế, nước ngồi của hợp đồng mua bán hàng hóa mà chỉ

quy định về MBHHQT tại Điều 27 như sau: “7. BHHOT được thực hiện dưới các
hình thức xuất khẩu, nhập

khẩu, tạm nhập,

tải xuất, tạm xuất, tái nhập và chuyển

khẩu. 2. MBHHOT phải thực hiện trên cơ sở hợp đông bằng văn bản hoặc bằng


11

hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương”. Luật Thương mại 2005 lẫy tiêu chi
vận chuyên hàng hóa qua biên giới để xác định quan hệ mua bán hàng hóa là

MBHHQT.
Mặt khác, Điều 663 Bộ luật dân sự 2015 quy định: “Quan hệ dân sự có yếu
tơ nước ngoài là quan hệ dân sự thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Có ít nhất một trong các bên tham gia là cá nhân, pháp nhân nước ngoài;
b) Các bên tham gia đều là công dân Việt Nam, pháp nhân

Việt Nam nhưng

việc xác lập, thay đổi, thực hiện hoặc chấm dứt quan hệ đó xảy ra tại nước ngồi;


c) Các bên tham gia đêu là cơng dân Việt Nam, pháp nhân

Việt Nam nhưng

đối tượng của quan hệ dân sự đó ở nước ngồi. ”
Như vậy, khái nệm

“MBHHQT”

với tư cách là hoạt động thương mại hoặc

quan hệ thương mại theo khoản 1 Điều 27 Luật Thương mại có phạm vi hẹp hơn so

với “mua bán hàng hóa có yếu tố nước ngoài” xuất phát từ khái niệm “quan hệ dân sự

có yếu tố nước ngồi” theo Điều 663 Bộ luật dân sự 2015.
về phương diện học thuật, ở trong nước, đã có một số tác giả đưa ra khái niệm

về hợp đồng MBHHQT. Hợp đồng MBHHQT là sự thỏa thuận có hiệu lực bắt buộc
giữa các bên có trụ sở thương mại đóng ở các nước khác nhau, theo đó bên bán có
nghĩa vụ giao hàng hóa và chuyền quyền sở hữu hàng hóa cho bên mua, bên mua có
nghĩa vụ nhận hàng và thanh tốn tiền hàng cho bên bán (Trương Văn Dũng, 2003).
Khái niệm này chưa làm rõ được cơ sở xác định “hiệu lực bắt buộc” ở đây là theo

quy định của pháp luật nào bởi tính chất quốc tế của hợp đồng thì rất nhiều nguồn
luật khác nhau có thể cùng điều chỉnh hợp đồng MBHHQT.

Tác giả Lê Thị Nam Giang (2011) cho rằng: “Hợp đồng MBHHOT là sự thỏa
thuận giữa các bên có trụ sở thương mại ở các nước khác nhau, theo đó bên ban có


nghĩa vụ chuyển giao quyên sở hữu tài sản cho bên mua và nhận tiền, cịn bên mua
có nghĩa vụ nhận tài sản và trả tiền”. Khái niệm này chưa thực sự thuyết phục bởi
hàng hóa là một loại tài sản cụ thể nhưng tài sản thì chưa hắn đã là hàng hóa.
Từ nhận thức trên, có thể đưa ra khái niệm về hợp đồng MBHHOT

Hợp đồng MBHHQT

nhu sau:

là hợp đồng mua bán hàng hóa có tính chất quốc tế hay có


12

yếu tơ nước ngồi, theo đó một bên (người bán) có nghĩa vụ giao hàng, chứng từ
liên quan hàng hóa và quyên sở hữu vê hàng hóa cho bên kia (người mua) và người
mua có nghĩa vụ nhận hàng và thanh toán tiền hàng.
1.2.2

Đặc điểm của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tễ

1.2.2.1 Hợp đơng MBHHQT là hợp đồng thương mại có tính quốc tế
Chính tính chất quốc tế hay yếu tố nước ngoài của hợp đồng MBHHQT
ra điểm khác biệt của hợp đồng MBHHQT

đã tạo

so với hợp đồng thương mại trong nước


(Nguyễn Minh Hằng, 2013), cụ thể:
- Thứ nhất, chủ thể của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế thường là thể
nhân hoặc pháp nhân có thể có trụ sở thương mại, nơi cư trú hoặc quốc tịch ở các

quốc gia khác nhau. Trên thực tế thì pháp luật thương mại quốc tế khơng có sự điều
chỉnh đặc biệt nào đối với chủ thê của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế. Vấn đề
này được điều chỉnh bởi pháp luật của các quốc gia có liên quan, miễn là chủ thê đó
được thừa nhận tư cách chủ thể theo pháp luật của các quốc gia có liên quan thì
trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế đương nhiên được công nhận. Theo quy
định của pháp luật Việt Nam, hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế được coi là hợp
pháp khi chủ thể của hợp đồng hợp pháp, tức là có năng lực pháp luật và bên ký kết
có năng lực hành vi và có thẩm quyền ký kết hợp đồng (Nguyễn Văn Luyện, Lê Thị
Bích Thọ và Dương Anh Sơn, 2007).

- Thứ hai, giống như hợp đồng mua bán hàng hóa trong nước, hàng hóa cũng
là đối tượng của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế. Tuy nhiên, hàng hóa là đối
tượng của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế phải là động sản, thường là những
hàng hóa có thê dịch chuyên qua biên giới của một nước. Điều này đồng nghĩa rằng,
đối với các hàng hóa khơng phải là động sản thì hàng hóa đó khơng được xem là đối
tượng của của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế. Đây chính là điểm khác biệt cơ
bản so với đối tượng hợp đồng mua bán hàng hóa trong nước. Hàng hóa là đối
tượng của hợp đồng có thể được chuyên qua biên giới nước người bán sang nước
người mua hoặc sang nước thứ ba. Vì hợp đồng MBHHQT

được ký kết giữa các

bên có trụ sở thương mại đặt ở các nước khác nhau nên trong đa số các trường hợp
hàng hóa được chuyên từ nước người bán sang nước người mua hoặc từ nước người



13

bán sang nước thứ ba (trong trường hợp người mua hàng xuất hàng sang nước thứ

ba) (Nguyễn Bá Diễn, 2005).
- Thứ ba, đồng tiền dùng để thanh toán giữa người bán và người mua có thê là
ngoại tỆ đối với một trong hai bên. Nhìn chung, các bên thường lựa chọn các đồng
tiền mạnh có thể tự do chuyên đổi như USD, Euro, Yên Nhật, Bảng Anh... (ngoại

lệ: các hợp đồng ký giữa các thương nhân EU thì đồng tiền thanh toán Euro sẽ là
đồng tiền chung cho cả hai bên và không là ngoại tệ đối với bên nào).
- Thứ tư, hình thức của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế theo quy định của
pháp luật Việt Nam cũng như hầu hết các quốc gia trên thế giới đều bắt buộc các
bên phải lập thành văn bản. Vấn đề này được quy định cụ thể tại Khoản 2 Điều 27
Luật Thương mại 2005: “Mua bán hàng hóa quốc tế phải được thực hiện trên cơ sở

hợp đồng bằng văn bản hoặc bằng hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương”.
Trong đó, các hình thức có giá trị pháp lý tương đương văn bản bao gồm điện báo,
telex, fax, thơng điệp dữ liệu và các hình thức khác theo quy định của pháp luật.
Tuy nhiên, theo CISG thì hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế khơng nhất thiết phải
được ký kết hoặc xác nhận bằng văn bản hay phải tuân thủ một yêu cầu nào khác về
hình thức của hợp đồng. Hợp đồng có thể được chứng minh bằng mọi cách, kế cả
bằng những lời khai của nhân chứng (Điều 11, CISG).
- Thứ năm, hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế có thể được ký kết bằng tiếng
nước ngoài đối với một bên hoặc cả hai bên trong hợp đồng. Ví dụ: hợp đồng được
ký kết giữa thương nhân Việt Nam với thương nhân Anh, hai bên thỏa thuận chọn
tiếng Anh làm ngôn ngữ sử dụng trong hợp đồng. Trong trường hợp này, tiếng Anh
được xem là ngơn ngữ nước ngồi đối với thương nhân Việt Nam. Bên cạnh đó
cũng có trường hợp ngơn ngữ sử dụng trong hợp đồng là tiếng nước ngoài đối với
các bên trong hợp đồng, như trường hợp thương nhân Việt Nam và thương nhân

Trung Quốc chọn tiếng Anh làm ngơn ngữ sử dụng trong hợp đồng của mình.
- Thứ sáu, cơ quan giải quyết tranh chấp phát sinh từ hợp đồng MBHHQT



thể là Tịa án hoặc Trọng tài nước ngồi đối với một hoặc cả hai bên. Ví dụ, hợp

đồng mua bán hàng hóa giữa một cơng ty của Trung Quốc đóng trụ sở thương mại ở
Trung Quốc với một cơng ty của Việt Nam đóng trụ sở thương mại tại Việt Nam,


14

trong hợp đồng quy định nếu có tranh chấp phát sinh thì giải quyết bằng thương
lượng,

nếu

khơng

thương

lượng

được

thì

kiện


ra

Trọng

tài

thương

mại

tại

Singapore. Như vậy, Trọng tài thương mại tại Singapore là cơ quan giải quyết tranh
chấp và cũng là trọng tài nước ngoài đối với cả 2 công ty.

- Thứ bảy, pháp luật điều chỉnh hợp đồng MBHHQT có thể là pháp luật
nước ngồi đối với một hoặc cả hai bên. Ngoài ra, nguồn luật điều chỉnh hợp
đồng MBHHQT

cũng rất đa dạng và phức tạp bao gồm khơng chỉ pháp luật nước

ngồi đối với một trong hoặc cả hai bên mà còn điều ước thương mại quốc tế, tập
quán thương mại quốc tế và thậm chí là án lệ (tiền lệ xét xử).
Tóm lại, đây là những đặc điểm nỗi bật mang tính chất đặc trưng của hợp

đồng mua bán hàng hóa quốc tế. Tính đặc trưng đó chính là yếu tố “nhận dạng”
hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế so với các hợp đồng thương mại quốc tế
khác nói chung và hợp đồng mua bán hàng hóa trong nước nói riêng.
1.2.2.2 Mục đích của hợp đồng MBHHOT là sinh lợi


Các bên giao kết hợp đồng MBHHQT chính là các thương nhân, tức là chủ thể
tiến hành hoạt động thương mại. Vì vậy, có thể nói, mục đích mua hàng của người

bán cũng như người mua, dù được mô tả trực tiếp hay gián tiếp, thì đó cũng là nhằm
sinh lợi từ việc chun giao hàng, quyền sở hữu đối với hàng và thanh toán. Người
mua có thể mua hàng để bán lại hay để sản xuất nhằm sinh lợi, người bán, đương
nhiên,

muốn

MBHHOT,

bán

hàng

để

nhận

tiền

người bán và người mua

(sinh

lợi).

luôn hướng


Khi

thiết

lập

một

hợp

đồng

đến việc tạo lập “sự ràng buộc

pháp lý” đối với nhau và trông đợi bên kia cùng thực hiện nghĩa vụ phát sinh từ hợp
đồng, nhằm thỏa mãn lợi ích của các bên.

Điều này tạo nên bản chất của hợp đồng MBHHQT,
đồng khác, và là yếu tố cơ bản cho sự tồn tại của

khác với các loại hợp

hợp đồng MBHHQT.

Hợp đồng

MBHHQT chỉ có thể được thiết lập vì lợi ích kinh tế mà các bên hướng tới từ hợp
đồng này và cũng vì lợi ích kinh tế mà các bên thực hiện hợp đồng. Nói cách khác,

khơng có lợi ích kinh tế sẽ khơng có sự giao kết và thực hiện hợp đồng MBHHQT.



15

1.3 Khái quát chung về vi phạm cơ bản hợp đồng theo CISG
Khi hợp đồng MBHHQT

đã được giao kết hợp pháp thì nó có giá trị bắt

buộc thi hành đối với các bên tham gia xác lập và thực hiện hợp đồng. Sự ràng
buộc pháp lý và lợi ích kinh tế của các bên sẽ bị ảnh hưởng ở mức độ khác nhau
khi quyền và nghĩa vụ do các bên tạo ra không được tuân thủ thực hiện bởi một

trong các bên xác lập và thực hiện hợp đồng. Nội dung sau đây làm rõ khái niệm
và đặc điểm vi phạm cơ bản hợp đồng MBHHQT.

1.3.1 Khái niệm vi phạm cơ bản hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tễ
1.3.1.1 Khái niệm vi phạm hợp đồng
Trong khoa học pháp lý, lý thuyết về vi phạm hợp đồng đã ra đời và tồn tại
lâu dài trong tất cả các hệ thống pháp luật trên thế giới:
Theo Từ điển Black°Law (2009, tr. 213): “vi phạm hợp đồng là vi phạm các
nghĩa vụ hợp dong bang việc không thực hiện lời hứa của ai đó, từ chối thực hiện
hoặc ngăn cản việc thực hiện của bên kia.”

- Điều

11(5) Luật mua bán hàng hóa năm

1979 của Anh


quy định

“Ở

Scotland, người bản không thực hiện bất kỳ phần quan trọng nào của hợp đông
mua bán là vi phạm hợp đông... ”. Quy định này cho thấy phạm vi của vi phạm
hợp đồng khá hẹp khi luật chỉ thừa nhận không thực hiện phần quan trọng của
hợp đồng mua bán mới xem là vi phạm hợp đồng.

- Điều 1-201(b)(17) Bộ luật thương mại thống nhất Hoa Kỳ năm 1952
không đưa ra khái niệm vi phạm nhưng quy định “Ji !à khiếm khuyết, vi phạm
hay hành động sai trái hoặc không làm đây đủ”. Từ quy định này có thê hiểu vi
phạm là lỗi, là sự khiếm khuyết hay hành động sai trái hay không làm đầy đủ.
Dù được định nghĩa, giải thích theo các cách khác nhau nhưng nhìn chung cách
hiểu về vi phạm hợp đồng của pháp luật một số quốc gia là việc không thực hiện
hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ mà các bên đã thỏa thuận trong hợp đồng.
Các nhà làm luật đã định nghĩa vi phạm hợp đồng tại khoản 12 Điều 3 Luật
Thương mại 2005 về vi phạm hợp đồng là việc một bên không thực hiện, thực

hiện không đầy đủ hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ theo thỏa thuận giữa các


16
bên hoặc theo quy định của Luật Thương mại. Với quy định này, “vi phạm” được
hiểu là “không

33c

thực hiện”,


“thực hiện không

đầy

đủ” hoặc

“thực hiện không

đúng”. Khoản 1 Điều 302 Bộ luật dân sự không sử dụng thuật ngữ



“vi phạm hợp

đồng” mà thay vào đó là “trách nhiệm dân sự do vi phạm nghĩa vụ dân sự”, trong
đó đề cập

đến “khơng

An?”
thực hiện”
hoặc

“thực hiện khơng

đúng”

nghĩa vụ của

người có nghĩa vụ.

Trong PICC và PECL, thuật ngữ “vi phạm hợp đồng” không xuất hiện mà
thay vào đó là “khơng thực hiện hợp đồng”. Điều 7.1.1 PICC quy định:

“Không

thực hiện hợp đông là việc một bên khơng thực hiện một nghĩa vụ nào đó phát

sinh từ hợp đông, kể cả việc thực hiện hợp đồng không đúng hay chậm trế”. Điều
1.301 PECL quy định:

“Không thực hiện hợp đồng có nghĩa là việc khơng thực

hiện nghĩa vụ theo hợp dong,

bao gom thực hiện chậm, thực hiện không đúng và

khơng hợp tác để làm cho hợp đồng có hiệu lực ”. Như vậy, không thực hiện hợp
đồng là một thuật ngữ có nội hàm rộng chứa trong nó các hình thức thực hiện

khơng đầy đủ hợp đồng, khơng đúng hợp đồng.
Từ nhận thức trên, tác giả đưa ra khái niệm vi phạm hợp đồng như sau:
Vi phạm hợp đông là việc không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa

vụ hợp đồng mà các bên đã thỏa thuận, theo thói quen trong thương mại giữa các
bên, pháp luật điều chỉnh hợp đông hoặc tập quán thương mại quy định.
1.3.1.2 Khải niệm vi phạm cơ bản hợp đông MBHHOT

Vi phạm cơ bản hợp đồng là vi phạm hợp đồng nhưng không phải vi phạm
hợp đồng nào cũng là vi phạm cơ bản hợp đồng. Yếu té tạo nên sự khác biệt giữa
vi phạm cơ bản hợp đồng với các loại vi phạm hợp đồng khác là tính cơ bản của

hành vi vi phạm.
Pháp luật Việt Nam đưa ra định nghĩa về vi phạm cơ bản tại khoản 13 Điều

3 của Luật thương mại như sau: Ƒ¡ phạm cơ bản là sự vi phạm hợp đồng của một
bên gây thiệt hại cho bên kia đến mức làm cho bên kia khơng đạt được mục đích

của việc giao kết hợp đơng. Định nghĩa về vi phạm cơ bản này chú trọng tới tính
nghiêm trọng của hành vi vi phạm bằng việc xác định mỗi tương quan giữa thiệt
hại do hành vi vi phạm gây ra và sự tồn mất mục đích của việc giao kết hợp đồng
của bên bị vi phạm.


×