Tải bản đầy đủ (.pdf) (197 trang)

Vi phạm cơ bản theo Công ước Viên năm 1980 về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế và định hướng hoàn thiện các quy định có liên quan của pháp luật Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.7 MB, 197 trang )

Header Page 1 of 258.

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP.HỒ CHÍ MINH

VÕ SỸ MẠNH
VI PHẠM CƠ BẢN HỢP ĐỒNG THEO CÔNG ƯỚC VIÊN NĂM 1980
VỀ HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA QUỐC TẾ VÀ ĐỊNH HƯỚNG
HOÀN THIỆN CÁC QUY ĐỊNH CÓ LIÊN QUAN CỦA PHÁP LUẬT
VIỆT NAM
CHUYÊN NGÀNH: LUẬT KINH TẾ
MÃ SỐ: 62.38.50.01

LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC

Người hướng dẫn khoa học: GS. TS. NGƯT MAI HỒNG QUỲ

TP.HỒ CHÍ MINH - 2015
Footer Page 1 of 258.


Header Page 2 of 258.

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu
của riêng tôi. Các số liệu nêu trong luận án là
trung thực. Kết quả nghiên cứu nêu trong luận án
chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công
trình nào khác.
Tác giả luận án


Võ Sỹ Mạnh

Footer Page 2 of 258.


Header Page 3 of 258.

DANH MỤC NHỮNG TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt

Tiếng Anh

Tiếng Việt

Công ước Viên

Công ước Viên năm 1980 của Liên
Hợp quốc về hợp đồng mua bán
hàng hóa quốc tế

CIETAC

China International

Ủy ban trọng tài thương mại và

Economic and Trade

kinh tế quốc tế Trung Quốc


Arbitration Commission
Hợp đồng

Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc

MBHHQT

tế

PICC

Principles of International Những nguyên tắc hợp đồng
thương

Commercial Contract

mại

quốc

tế

của

UNIDROIT
PECL

Principles

of


European Những nguyên tắc Luật hợp đồng

Contract Law

châu Âu

TNHH
ULIS

ULF

Trách nhiệm hữu hạn

Uniform Law on
International
Sale
Goods 1964
Uniform Law on

the Luật thống nhất về mua bán hàng
of hóa quốc tế năm 1964
the Luật thống nhất về giao kết hợp

Formation of Contracts for đồng mua bán hàng hóa quốc tế
the International Sale of năm 1964
Goods 1964
UNCITRAL

Nations Ủy ban về luật thương mại quốc tế


United
Commission

on của Liên hợp quốc

International Trade Law
UNIDROIT

Insitut International pour Viện Thống nhất Tư pháp Quốc tế
l`Unification
Privé

Footer Page 3 of 258.

des

Droits


Header Page 4 of 258.

i
MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU

1

Chương 1. Tổng quan về tình hình nghiên cứu, cơ sở lý thuyết và phương


7

pháp nghiên cứu
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu

7

1.2. Cơ sở lý thuyết của đề tài

15

1.3. Phương pháp nghiên cứu

18

Chương 2. Những vấn đề lý luận về vi phạm cơ bản hợp đồng mua bán

20

hàng hóa quốc tế
2.1. Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế: khái niệm và đặc điểm

20

2.2. Vi phạm cơ bản hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế: khái niệm và đặc

28

điểm

2.3. Cơ chế pháp luật điều chỉnh về vi phạm cơ bản hợp đồng mua bán hàng

46

hóa quốc tế
Kết luận Chương 2

52

Chương 3. Các yếu tố cấu thành tính cơ bản của vi phạm hợp đồng theo

53

Công ước Viên
3.1. Vi phạm cơ bản hợp đồng theo Công ước Viên (có so sánh với pháp luật

53

Việt Nam)
3.2. Quy định và thực tiễn xác định yếu tố cấu thành tính cơ bản của vi phạm

60

hợp đồng theo Công ước Viên
Kết luận Chương 3

86

Chương 4. Chế tài do vi phạm cơ bản hợp đồng theo Công ước Viên


95

4.1. Khái quát về chế tài do vi phạm cơ bản hợp đồng theo Công ước Viên (có

95

so sánh với pháp luật Việt Nam)
4.2. Quy định và thực tiễn áp dụng chế tài do vi phạm cơ bản hợp đồng theo

100

Công ước Viên
Kết luận chương 4

126

Chương 5. Định hướng hoàn thiện quy định về vi phạm cơ bản hợp đồng

127

trong pháp luật Việt Nam
5.1. Một số bất cập của quy định và thực tiễn áp dụng quy định về vi phạm cơ

Footer Page 4 of 258.

127


Header Page 5 of 258.


ii

bản trong pháp luật Việt Nam
5.2. Định hướng hoàn thiện quy định của pháp luật Việt Nam về vi phạm cơ

153

bản hợp đồng
5.3. Một số giải pháp cụ thể sửa đổi, bổ sung quy định về vi phạm cơ bản hợp

161

đồng trong pháp luật Việt Nam
Kết luận Chương 5

173

KẾT LUẬN

175

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

177

NHỮNG CÔNG TRÌNH LIÊN QUAN TỚI LUẬN ÁN ĐÃ CÔNG BỐ

Footer Page 5 of 258.



Header Page 6 of 258.

1
LỜI MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Luật Thương mại được Quốc hội Khóa XI, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày
14/6/2005 (sau đây gọi tắt là Luật Thương mại) và chính thức có hiệu lực từ ngày
1/1/2006, thay thế Luật Thương mại năm 1997. Phải thừa nhận một điều rằng, những
người soạn thảo Luật Thương mại đã rất cố gắng trong việc khắc phục những điểm
chưa phù hợp của Luật Thương mại năm 1997 và đặc biệt là đưa vào Luật Thương mại
nhiều khái niệm, quy định mới nhằm điều chỉnh một số loại hình hoạt động thương
mại mà trước đây Luật Thương mại năm 1997 chưa đề cập tới, ví dụ: mua bán hàng
hóa qua sở giao dịch hàng hóa, nhượng quyền thương mại, logistic, tạm ngừng thực
hiện, đình chỉ thực hiện hợp đồng…
Cũng cần nhấn mạnh thêm rằng, Luật Thương mại có nhiều quy định tốt hơn,
có nhiều điểm mới hơn Luật Thương mại năm 1997. Tuy nhiên, khi xem xét, nghiên
cứu kỹ Luật Thương mại, có thể thấy bên cạnh những điểm mới còn có một số khái
niệm, quy định cần phải được lý giải và làm sáng rõ hơn và một trong số đó là khái
niệm “vi phạm cơ bản” nghĩa vụ hợp đồng với ý nghĩa là căn cứ để áp dụng một số
chế tài do vi phạm hợp đồng thương mại.
Theo quy định tại khoản 13 Điều 3 Luật Thương mại thì vi phạm cơ bản là “sự
vi phạm hợp đồng của một bên gây thiệt hại cho bên kia đến mức làm cho bên kia
không đạt được mục đích của việc giao kết hợp đồng”. Vi phạm cơ bản nghĩa vụ hợp
đồng là cơ sở pháp lý quan trọng để áp dụng các chế tài trong thương mại, như chế tài
tạm ngừng thực hiện hợp đồng, chế tài đình chỉ thực hiện hợp đồng hoặc chế tài hủy
bỏ hợp đồng khi các bên trong hợp đồng không có thỏa thuận về điều kiện áp dụng ba
chế tài này [40, Điều 308, 310, 312]. Tuy nhiên, Luật Thương mại còn thiếu nhiều quy
định có tính hướng dẫn để làm rõ hơn về khái niệm này. Bên cạnh đó, theo Điều 4
Luật Thương mại, trong trường hợp Luật Thương mại hoặc luật chuyên ngành không

quy định thì áp dụng quy định của Bộ luật dân sự [40, Điều 4]. Song, Bộ luật dân sự
năm 1995 cũng như năm 2005 cũng không quy định về vi phạm cơ bản hợp đồng và
các văn bản dưới luật của Việt Nam hiện hành cũng không có quy định hướng dẫn về
vấn đề này. Đây thực sự là những bất cập của pháp luật Việt Nam. Những bất cập này
nếu không được loại bỏ hay sửa đổi thì việc áp dụng ba chế tài nói trên khó có tính khả
thi. Và như vậy thì sẽ dẫn đến một thực tế là quy định “vi phạm cơ bản hợp đồng” sẽ

Footer Page 6 of 258.


Header Page 7 of 258.

2

khó được áp dụng trong thực tiễn, thậm chí trao cho tòa án, trọng tài thẩm quyền lớn
trong việc xác định có hay không có vi phạm cơ bản hợp đồng.
Trong khi đó, “vi phạm cơ bản hợp đồng” là một chế định pháp luật được sử
dụng trong Công ước Viên. Được ký kết vào năm 1980, có hiệu lực từ năm 1988, đến
nay đã có 83 quốc gia tham gia [170], Công ước Viên được xem là nguồn luật thống
nhất về hợp đồng MBHHQT, đã dung hòa được quan điểm của các quốc gia theo hệ
thống luật Civil Law và Common Law về vấn đề này. Công ước Viên cũng được các
nhà soạn thảo Luật Thương mại “tham khảo” và “căn cứ các nguyên tắc của Công
ước” [62, tr.11; 5] nhằm khắc phục sự “chưa tương thích của Luật Thương mại với
điều ước đã được thừa nhận rộng rãi trên thế giới như Công ước Viên”[62, tr.2; 5].
Điều 25 Công ước Viên quy định “Vi phạm hợp đồng do một bên gây ra là cơ
bản nếu vi phạm đó gây tổn hại cho bên kia đến mức tước đi đáng kể những gì bên kia
có quyền kỳ vọng từ hợp đồng, trừ khi bên vi phạm không tiên liệu được và một người
có lý trí cũng không tiên liệu được hậu quả đó nếu họ ở vào địa vị và hoàn cảnh tương
tự”. Tương tự Luật Thương mại, Công ước Viên cũng không đưa ra sự giải thích cụ
thể để xác định hành vi vi phạm như thế nào bị coi là vi phạm cơ bản. Tuy nhiên, trải

qua hơn 30 năm tồn tại, thực tiễn giải quyết tranh chấp về hợp đồng MBHHQT có liên
quan đến vi phạm cơ bản hợp đồng, các tòa án và trọng tài tại các quốc gia thành viên
Công ước Viên đã, căn cứ vào từng tình huống cụ thể, xác định có hay không có một
sự vi phạm cơ bản hợp đồng để làm cơ sở áp dụng chế tài hủy hợp đồng, yêu cầu thay
thế hàng hóa…theo Công ước Viên. Vấn đề đặt ra là chế định vi phạm cơ bản hợp
đồng trong Công ước Viên đặt ra những vấn đề gì trong thực tiễn áp dụng?. Việt Nam
học được gì từ những quy định và vận dụng của tòa án, trọng tài một số quốc gia thành
viên của Công ước Viên về vi phạm cơ bản hợp đồng và Việt Nam phải đối mặt với
vấn đề gì khi không sửa đổi để hoàn thiện quy định về vi phạm cơ bản hợp đồng?
Để trả lời được những câu hỏi này, cần phải có sự nghiên cứu kỹ những quy
định về vi phạm cơ bản trong Công ước Viên. Đó là lý do để Nghiên cứu sinh chọn
vấn đề “Vi phạm cơ bản hợp đồng theo quy định của Công ước Viên năm 1980 về
hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế và định hướng hoàn thiện các quy định có liên
quan của pháp luật Việt Nam” làm đề tài Luận án Tiến sĩ Luật học của mình.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của đề tài là trên cơ sở phân tích những vấn đề lý luận và
thực tiễn liên quan đến các quy định về vi phạm cơ bản hợp đồng trong Công ước Viên
Footer Page 7 of 258.


Header Page 8 of 258.

3

(có so sánh với pháp luật Việt Nam), đề tài đề xuất định hướng và giải pháp hoàn thiện
các quy định của pháp luật Việt Nam về vi phạm cơ bản hợp đồng nhằm, một mặt, tạo
sự phù hợp giữa pháp luật Việt Nam và Công ước Viên, mặt khác tạo cơ sở pháp lý
thuận lợi và dễ áp dụng cho các doanh nghiệp Việt Nam trong giao kết và thực hiện
hợp đồng, cho các cơ quan giải quyết tranh chấp của Việt Nam trong việc giải quyết

tranh chấp về hợp đồng MBHHQT khi phải áp dụng quy định về vi phạm cơ bản.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để thực hiện mục tiêu nói trên, luận án có các nhiệm vụ cụ thể sau đây:
- Làm rõ những vấn đề lý luận về hợp đồng MBHHQT, vi phạm cơ bản hợp
đồng MBHHQT;
- Phân tích, làm rõ quy định về vi phạm cơ bản theo Công ước Viên (có so sánh
với pháp luật Việt Nam) và thực tiễn xác định các yếu tố cấu thành tính cơ bản của vi
phạm hợp đồng theo Công ước Viên của tòa án, trọng tài một số quốc gia thành viên
Công ước;
- Phân tích, làm rõ quy định của Công ước Viên về chế tài do vi phạm cơ bản
(có so sánh với Việt Nam) và thực trạng vận dụng các chế tài này của tòa án, trọng tài
một số quốc gia thành viên Công ước;
- Phân tích những bất cập trong quy định và thực tiễn áp dụng quy định về vi
phạm cơ bản hợp đồng trong pháp luật Việt Nam;
- Đề xuất định hướng và giải pháp hoàn thiện quy định pháp luật có liên quan
của Việt Nam về vi phạm cơ bản hợp đồng để giúp các cơ quan giải quyết tranh chấp
thuận lợi trong việc áp dụng các chế tài khi có sự vi phạm cơ bản hợp đồng.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của Luận án là những vấn đề liên quan đến vi phạm cơ
bản, là các quy định của Công ước Viên và của pháp luật Việt Nam về vi phạm cơ bản
hợp đồng, về các chế tài được áp dụng khi có sự vi phạm cơ bản hợp đồng. Đối tượng
nghiên cứu của Luận án là sự vi phạm hợp đồng từ phía người bán và người mua trong
hợp đồng mua bán hàng hóa nói chung, đặc biệt là trong hợp đồng MBHHQT. Đối
tượng nghiên cứu của Luận án còn bao gồm những án lệ, những vụ tranh chấp cũng
như thực tiễn xét xử của các tòa án và trọng tài của một số quốc gia là thành viên của
Công ước Viên liên quan đến việc áp dụng các quy định của Công ước Viên về vi

Footer Page 8 of 258.



Header Page 9 of 258.

4

phạm cơ bản hợp đồng để giải quyết tranh chấp hợp đồng MBHHQT. Ngoài ra, đối
tượng nghiên cứu của Luận án còn bao gồm cả việc phân tích những khó khăn trong
việc áp dụng các quy định về vi phạm cơ bản của pháp luật Việt Nam so với các quy
định của Công ước Viên.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung: Như tên gọi của Công ước Viên là Công ước quốc tế điều chỉnh
hợp đồng MBHHQT, do đó, về phạm vi nghiên cứu, đề tài giới hạn ở việc phân tích vi
phạm cơ bản hợp đồng theo Công ước Viên trong mối quan hệ với khái niệm về vi
phạm cơ bản hợp đồng theo quy định của pháp luật Việt Nam nhưng chỉ đối với hợp
đồng mua bán hàng hóa nói chung và hợp đồng MBHHQT nói riêng.
Vi phạm cơ bản hợp đồng, bản thân nó, luôn gắn liền với việc áp dụng chế tài
hủy hợp đồng. Nói cách khác, phạm vi nghiên cứu về mặt nội dung của Luận án tiến sĩ
này là những vấn đề về vi phạm cơ bản hợp đồng MBHHQT theo Công ước Viên
trong mối quan hệ với việc áp dụng chế tài buộc thực hiện đúng hợp đồng bằng cách
yêu cầu giao hàng thay thế hoặc hủy bỏ hợp đồng khi người bán hoặc người mua vi
phạm hợp đồng. Theo quy định của Luật Thương mại, khi một bên có sự vi phạm cơ
bản, bên kia có quyền áp dụng cả chế tài hủy hợp đồng, chế tài đình chỉ thực hiện hợp
đồng, chế tài tạm ngừng thực hiện hợp đồng, do đó phạm vi nghiên cứu của Luận án
về nội dung còn bao gồm cả việc phân tích các quy định của pháp luật Việt Nam về vi
phạm cơ bản hợp đồng, đặc biệt là quy định của Luật Thương mại về vi phạm cơ bản
hợp đồng trong mối quan hệ với việc áp dụng các chế tài tạm ngừng thực hiện hợp
đồng, đình chỉ thực hiện hợp đồng, hủy bỏ hợp đồng.
- Về không gian: Khi nghiên cứu thực tiễn áp dụng quy định về vi phạm cơ bản
hợp đồng, Luận án phân tích thực tiễn và án lệ tòa án, trọng tài ở một số nước như
Đức, Pháp, Trung Quốc…là những nước đã gia nhập Công ước Viên.

- Về thời gian: Khi phân tích về những vấn đề phát sinh từ thực tiễn áp dụng
Công ươc Viên, Luận án lấy số liệu từ năm 1988, năm Công ước Viên có hiệu lực cho
đến nay.
4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Về phương diện lý luận, luận án góp phần củng cố và hoàn thiện cơ sở lý luận
về vi phạm cơ bản trong pháp luật hợp đồng Việt Nam để các nhà lập pháp, các cơ
quan có thẩm quyền, các cán bộ nghiên cứu, các nhà kinh doanh vận dụng trong quá
trình thực hiện, giải quyết tranh chấp hay xây dựng và hoàn thiện pháp luật về vi phạm
cơ bản hợp đồng.
Footer Page 9 of 258.


Header Page 10 of 258.

5

Về phương diện thực tiễn, những quan điểm và giải pháp hoàn thiện pháp luật
Việt Nam về vi phạm cơ bản hợp đồng được đề xuất trong luận án sẽ là tài liệu tham
khảo có giá trị cho các nhà lập pháp, cho các cơ quan có thẩm quyền trong việc hoàn
thiện các quy định của pháp luật Việt Nam về vi phạm cơ bản hợp đồng. Luận án cũng
là tài liệu tham khảo cho trọng tài, tòa án khi xem xét vi phạm cơ bản hợp đồng nhằm
áp dụng đúng các chế tài tạm ngừng thực hiện hợp đồng, đình chỉ thực hiện hợp đồng
và hủy bỏ hợp đồng. Luận án cũng là tài liệu tham khảo hữu ích cho các doanh nghiệp
Việt Nam khi soạn thảo hợp đồng mua bán hàng hóa nói chung và hợp đồng
MBHHQT nói riêng.
5. Những điểm mới của Luận án
- Luận án là công trình đầu tiên nghiên cứu có hệ thống và toàn diện cơ sở lý
luận và thực tiễn về vi phạm cơ bản hợp đồng MBHHQT theo Công ước Viên có so
sánh với pháp luật Việt Nam.
- Luận án đã phân tích, bình luận, đánh giá một cách khách quan về quy định và

thực tiễn vận dụng quy định về vi phạm cơ bản hợp đồng MBHHQT theo Công ước
Viên như xác định các yếu tố cấu thành tính cơ bản của vi phạm hợp đồng và chế tài
do vi phạm cơ bản hợp đồng để từ đó có cái nhìn cụ thể và đầy đủ hơn về quy định này
trong Công ước Viên và đặt nó trong mối quan hệ với các quy định về vi phạm cơ bản
theo pháp luật Việt Nam nhằm tìm ra những bất cập, những điểm chưa hợp lý trong
các quy định của pháp luật Việt Nam về vi phạm cơ bản.
- Luận án đã đưa ra kiến nghị về sửa đổi, bổ sung các quy định có liên quan của
pháp luật Việt Nam về vi phạm cơ bản, trên cơ sở chọn lọc các quy định có tính ưu
việt của Công ước Viên về cùng vấn đề nhằm nâng cao tính khả thi cho các quy định
của pháp luật Việt Nam về vi phạm cơ bản.
- Những đề xuất định hướng và giải pháp cụ thể của Luận án sẽ là cơ sở khoa
học cho việc hoàn thiện các quy định cúa pháp luật Việt Nam về vi phạm cơ bản hợp
đồng, từ đó góp phần tạo khung pháp luật phù hợp cho việc giao kết và thực hiện hợp
đồng mua bán hàng hóa của các doanh nghiệp và góp phần thuận lợi cho việc giải
quyết tranh chấp về hợp đồng mua bán hàng hóa nói riêng, hợp đồng thương mại nói
chung.
6. Kết cấu của Luận án
Ngoài Phần mở đầu, Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo, Luận án gồm 5
Chương:

Footer Page 10 of 258.


Header Page 11 of 258.

6

Chương 1. Tổng quan về tình hình nghiên cứu, cơ sở lý thuyết và phương pháp
nghiên cứu.
Chương 2. Những vấn đề lý luận về vi phạm cơ bản hợp đồng mua bán hàng

hóa quốc tế
Chương 3. Các yếu tố cấu thành tính cơ bản của vi phạm hợp đồng theo Công
ước Viên.
Chương 4. Chế tài do vi phạm cơ bản hợp đồng theo Công ước Viên.
Chương 5. Định hướng hoàn thiện quy định về vi phạm cơ bản hợp đồng trong
pháp luật Việt Nam.

Footer Page 11 of 258.


Header Page 12 of 258.

7
CHƯƠNG 1

TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ THUYẾT
VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Việc xác định vi phạm cơ bản hợp đồng luôn mang đến ảnh hưởng nhất định về
quyền lợi và nghĩa vụ đối với các bên và việc áp dụng các chế tài trong thương mại
như tạm ngừng thực hiện hợp đồng, đình chỉ thực hiện hợp đồng hay hủy bỏ hợp đồng.
Chính vì vậy, nội dung này được các nhà lập pháp, các nhà nghiên cứu và kể các các
bên trong quan hệ hợp đồng thương mại trong nước và ngoài nước đánh giá là vấn đề
quan trọng và cơ bản, luôn quan tâm để tìm ra phương hướng hoàn thiện.
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu
1.1.1. Tình hình nghiên cứu ở trong nước
Ở Việt Nam, tính đến nay, chưa có công trình hay sách chuyên khảo nào nghiên
cứu một cách hệ thống, cụ thể về vi phạm cơ bản hợp đồng theo Công ước Viên. Mặc
dù vậy, các nghiên cứu đơn lẻ về vi phạm cơ bản hợp đồng cũng đã có, cụ thể:
Cuốn sách “Chế định hợp đồng trong Bộ luật dân sự Việt Nam” của tác giả
Nguyễn Ngọc Khánh được Nxb Tư pháp xuất bản năm 2007 chỉ dành hơn 2 trang

(tr.382&383) để đề cập rất sơ lược về khái niệm vi phạm cơ bản hợp đồng và tác giả
cuốn sách cho rằng định nghĩa về vi phạm cơ bản hợp đồng tại khoản 13 Điều 3 Luật
Thương mại cũng “tương tự” khái niệm vi phạm cơ bản hợp đồng nêu trong Công ước
Viên.
Cuốn sách “Các biện pháp xử lý việc không thực hiện đúng hợp đồng” của tác
giả Đỗ Văn Đại, Nxb Chính trị quốc gia xuất bản năm 2010 (tái bản năm 2013), cũng
đã đề cập đến khái niệm vi phạm cơ bản hợp đồng. Tác giả cho rằng “chỉ nên coi
những vi phạm có ảnh hưởng lớn tới hợp đồng mới là cơ bản” và việc xác định tính
chất nghiêm trọng của hành vi vi phạm hợp đồng là “phụ thuộc hoàn cảnh cụ thể và
khi có tranh chấp thì Tòa án sẽ tự xác định”.
Cuốn sách “Luật hợp đồng Việt Nam: Bản án và bình luận bản án” của tác giả
Đỗ Văn Đại, Nxb Chính trị Quốc gia xuất bản năm 2013 (tái bản lần thứ tư, tập 2),
trong đó tác giả đã đưa ra một số bản án liên quan đến chấm dứt, hủy bỏ hợp đồng do
không thực hiện đúng hợp đồng từ trang 565-612 có đề cập sơ lược đến vi phạm
nghiêm trọng, vi phạm cơ bản hợp đồng.

Footer Page 12 of 258.


Header Page 13 of 258.

8

Luận văn Thạc sỹ Luật của tác giả Phạm Thị Minh Nguyệt, trường Đại học
Luật Tp.HCM “Vi phạm cơ bản nghĩa vụ hợp đồng và chế tài khi vi phạm cơ bản
nghĩa vụ hợp đồng” năm 2013. Luận văn này chỉ nghiên cứu khái quát về khái niệm vi
phạm cơ bản nghĩa vụ hợp đồng thương mại nói chung và theo quy định của Luật
Thương mại, các chế tài áp dụng khi có sự vi phạm cơ bản nghĩa vụ hợp đồng.
Bài viết “Hướng tới sự thống nhất pháp luật về xử lý vi phạm hợp đồng ở Việt
Nam” của tác giả Đỗ Văn Đại đăng trong Kỷ yếu Hội thảo “Hoàn thiện các báo cáo rà

soát Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư, Luật Thương mại” do VCCI phối hợp với Văn
phòng Chính phủ tổ chức tại Tp.Hồ Chí Minh ngày 24/8/2011. Tác giả của bài viết này
đã chỉ ra những bất cập trong việc áp dụng chế tài tạm ngừng thực hiện hợp đồng
(được quy định tại Điều 308 Luật Thương mại) và quyền hoãn thực hiện hợp đồng của
bên mua (theo quy định tại khoản 2 Điều 415 Bộ luật dân sự năm 2005) vì những khó
khăn trong việc xác định cái gọi là vi phạm cơ bản hợp đồng – điều kiện để áp dụng
chế tài tạm ngừng thực hiện hợp đồng theo quy định của Luật Thương mại.
Bài viết “Vi phạm cơ bản hợp đồng” của tác giả Nguyễn Minh Hằng đăng trên
Báo Diễn đàn doanh nghiệp, ngày 22/3/2010 [30]. Bài viết này phân tích một tranh
chấp giữa bên mua là các Công ty của Argentina và của Hungary, còn bên bán là một
Công ty của Nga. Bên mua đã khởi kiện bên bán và cho rằng bên bán đã có sự vi phạm
cơ bản hợp đồng vì đã không giao hàng như cam kết. Bên bán thì lại cho rằng bên mua
đã có sự vi phạm cơ bản hợp đồng vì đã chậm thanh toán. Tranh chấp được xét xử tại
Hội đồng trọng tài Zurich, phán quyết tuyên ngày 31/5/1996. Tương tự, bài viết “Hủy
hợp đồng do chậm giao hàng” cũng của tác giả Nguyễn Minh Hằng đăng trên Báo
Diễn đàn doanh nghiệp, ngày 22/3/2010 [29], trong đó tác giả đã phân tích căn cứ mà
tòa án tuyên bố hủy hợp đồng trong vụ tranh chấp giữa Công ty Diversitel
Communications Inc. (Canada) và Công ty Glacier Bay Inc. (Mỹ) là do người bán Mỹ
không giao hàng khi hết thời hạn quy định trong hợp đồng. Tranh chấp này đã được
xét xử tại Tòa Công lý tối cao tại Ontario (Canada), phán quyết tuyên ngày 6/10/2003.
Bài viết “Hoàn thiện chế định hợp đồng” của tác giả Phan Chí Hiếu đăng trên
Tạp chí Nghiên cứu lập pháp số 4/2005, trong đó tác giả này cho rằng khái niệm vi
phạm cơ bản là một sự vi phạm nghiêm trọng và cần có giải thích thế nào là vi phạm
nghiêm trọng.

Footer Page 13 of 258.


Header Page 14 of 258.


9

Bài viết “Vi phạm cơ bản hợp đồng” của tác giả Đỗ Văn Đại đăng trên Tạp chí
Nghiên cứu lập pháp, số 9/2004 đã giải nghĩa thuật ngữ “cơ bản”, “vi phạm cơ bản”.
Tác giả này nhấn mạnh một số văn bản quốc tế về hợp đồng như PICC, PECL đều
không sử dụng khái niệm “vi phạm cơ bản”. Theo quan điểm của tác giả này, không
nên tiếp nhận từ nước ngoài những thuật ngữ cũ hoặc không rõ ràng, gây khó khăn
trong áp dụng thống nhất.
Như vậy, có thể thấy các công trình, bài viết của các tác giả ở Việt Nam mới chỉ
đề cập đơn lẻ đến vấn đề về vi phạm cơ bản hợp đồng…Chưa có công trình nào
nghiên cứu vấn đề về vi phạm cơ bản hợp đồng theo Công ước Viên trong mối quan hệ
với pháp luật Việt Nam về cùng vấn đề.
1.1.2. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài
Ở nước ngoài, cũng có một số công trình nghiên cứu về vi phạm cơ bản hợp
đồng liên quan đến đề tài của luận án đã được công bố. Tiêu biểu trong số đó là:
Cuốn sách của tác giả Djakhongir Saidov có tên: “The Law of Damages in
International Sales: The CISG and other International Instruments” (Dịch ra tiếng
Việt là Luật bồi thường thiệt hại trong mua bán quốc tế: Công ước Viên và các công
cụ quốc tế khác) được Nxb Hart Publishing xuất bản năm 2008. Sau khi phân tích
Công ước Viên với ý nghĩa như là Luật bồi thường thiệt hại trong mua bán hàng hóa
quốc tế, tại Chương 5 của cuốn sách này, tác giả Djakhongir Saidov đã phân tích về
khả năng tiên liệu thiệt hại do hành vi vi phạm hợp đồng gây ra – một trong nhưng yếu
tố cấu thành vi phạm cơ bản hợp đồng theo Công ước Viên. Nói cách khác, tác giả này
phân tích thiệt hại do vi phạm hợp đồng với ý nghĩa là yếu tố cấu thành vi phạm cơ
bản hợp đồng.
Cuốn sách của tác giả Benjamin K.Leisinger có nhan đề: “Fundamental Breach
considering Non-conformity of the goods” (Dịch ra tiếng Việt là Vi phạm cơ bản hợp
đồng – xem xét về tính không phù hợp của hàng hóa) được Nxb Sellier European Law
Publishers xuất bản năm 2007, trong đó phân tích một số vụ tranh chấp liên quan đến
nghĩa vụ của các bên về giao hàng thiếu, giao hàng chậm, giao hàng kém chất

lượng…với ý nghĩa nhấn mạnh vào tính chất không phù hợp của hàng hóa khi một bên
vi phạm hợp đồng và coi tính không phù hợp của hàng hóa đến mức như thế nào thì sẽ
cấu thành một sự vi phạm cơ bản hợp đồng.

Footer Page 14 of 258.


Header Page 15 of 258.

10

Công trình nghiên cứu của tác giả Jorge Ivan Salazar Tamez: “The CISG
Remedies of Specific Performance, Damages and Avoidance, Compared to the
Equivalent in the Mexican Law on Sales” (Dịch ra tiếng Việt là Các chế tài buộc thực
hiện đúng hợp đồng, bồi thường thiệt hại và hủy hợp đồng, so sánh với các chế tài có
liên quan trong Luật mua bán của Mexico) được Nxb ProQuest Information and
Learning Company xuất bản năm 2007. Công trình này nghiên cứu các chế tài buộc
thực hiện đúng hợp đồng, bồi thường thiệt hại và hủy hợp đồng theo Luật mua bán của
Mexico và đặt chúng trong mối quan hệ với khái niệm vi phạm cơ bản hợp đồng là
điều kiện tiên quyết để áp dụng chế tài hủy hợp đồng theo Công ước Viên.
Bài viết “Fundamental Breach of Contract under the CISG: A Controversial
Rule” (Dịch ra tiếng Việt là Vi phạm cơ bản hợp đồng theo Công ước Viên: Một quy
tắc gây tranh cãi) của tác giả Eduardo Grebler, được đăng trên Tạp chí Proceedings of
the Annual Meeting (American Society of International Law), Vol. 101 (năm 2007).
Trong bài viết này, tác giả Eduardo Grebler đã bình luận Điều 25 Công ước Viên cả về
mặt hình thức lẫn nội dung. Theo tác giả này, về mặt hình thức, việc dịch ra nhiều thứ
tiếng có thể tạo sự không thống nhất trong cách hiểu về Điều 25 Công ước Viên. Về
mặt nội dung, tác giả này cho rằng tính chất cơ bản của vi phạm cơ bản hợp đồng phụ
thuộc vào cái gọi là sự lấy đi đáng kể lợi ích của bên bị vi phạm. Tuy nhiên, thế nào là
sự lấy đi đáng kể lợi ích của bên bị vi phạm lại không được giải thích bởi Công ước

Viên. Điều này gây khó khăn và do đó trong thực tiễn, vấn đề này do cơ quan giải
quyết tranh chấp tự xem xét và quyết định. Trên cơ sở đó, Eduardo Grebler cho rằng
đây là bất cập của chính Công ước Viên liên quan đến khái niệm vi phạm cơ bản hợp
đồng được quy định tại Điều 25 Công ước Viên.
Bài viết “Fundamental Breach of Contract under the UN Sales Convention – 25
years of Article 25 CISG” (Dịch ra tiếng Việt là Vi phạm cơ bản hợp đồng theo Công
ước viên – 25 năm của Điều 25 Công ước Viên), của tác giả Franco Ferrari đăng trên
tạp chí 25 J.L. & Com. 489 (năm 2006). Bài viết này đã phân tích khái niệm vi phạm
cơ bản hợp đồng theo Công ước Viên dưới góc độ xem xét mức độ của sự vi phạm hợp
đồng, về mức độ của tổn hại với ý nghĩa là những điều kiện tiên quyết để xác định cái
gọi là vi phạm cơ bản hợp đồng và khả năng mà người ta có thể tiên liệu được về
những hậu quả do sự vi phạm hợp đồng đó gây ra. Bài viết này cũng xem xét hành vi
vi phạm cơ bản hợp đồng từ phía người bán trong những tình huống cụ thể như người
Footer Page 15 of 258.


Header Page 16 of 258.

11

bán giao hàng có khiếm khuyết, người bán giao chứng từ chậm hoặc giao chứng từ
không phù hợp với hợp đồng.
Bài viết “The Concept of fundamental breach: Perspectives from the CISG,
UNIDROIT Principles and PECL and case law” (Dịch ra tiếng Việt là Khái niệm vi
phạm cơ bản hợp đồng: triển vọng từ Công ước Viên, những nguyên tắc UNIDROIT,
PECL và án lệ) của tác giả Chengwei Liu đăng trên tạp chí 20 J.L. & Com. 460 (năm
2005). Bài viết này sau khi giới thiệu khái niệm vi phạm cơ bản hợp đồng theo quy
định tại Điều 25 Công ước Viên, khoản 1 Điều 7.3.1 Bộ nguyên tắc UNIDROIT và
Điều 8:103 của PECL, tác giả Chengwei Liu kết luận rằng cả 3 quy định này là tương
tự nhau mặc dù ngôn từ và nội dung của mỗi điều khoản có một số điểm khác nhau.

Bài viết “Fundamental Breach and the CISG - a Unique Treatment or Failed
Experiment?” (Dịch ra tiếng Việt là Vi phạm cơ bản và Công ước Viên – cách xử lý
duy nhất hay thử nghiệm thất bại) của tác giả Bruno Zeller đăng trên tạp chí 8
Vindobona Journal of International Commercial Law & Arbitration 81 (năm 2004) là
bài đưa ra quan điểm cho rằng việc giải thích Điều 25 Công ước Viên cần phải dựa
vào ý định của các bên giao kết hợp đồng và phải phân tích ý nghĩa của Điều 25 trong
mối quan hệ với hệ thống các chế tài của Công ước Viên đã quy định. Từ đó, tác giả
này cho rằng khái niệm vi phạm cơ bản hợp đồng cần phải được tiếp cận từ vai trò của
khái niệm vi phạm cơ bản hợp đồng trong Công ước Viên hơn là chỉ giải thích nó theo
nghĩa đen.
Bài viết “Avoidance and the notion of fundamental breach under the CISG: An
English perspecitive” (Dịch ra tiếng Việt là Hủy bỏ hợp đồng và khái niệm vi phạm cơ
bản theo Công ước Viên) của tác giả Darren Peacock đăng trên tạp chí 8 Int’l Trade &
Bus. L. Ann. 95 (năm 2003). Bài viết này, sau khi trình bày khái quát về lịch sử ra đời
của Điều 25 Công ước Viên, đã phân tích các khái niệm về “vi phạm”, “tổn hại” và
“khả năng tiên liệu” được sử dụng tại chính khái niệm vi phạm cơ bản trong Điều 25
Công ước Viên. Tác giả của bài viết này cũng so sánh cơ chế áp dụng chế tài hủy hợp
đồng đối với người mua và người bán theo Công ước Viên với cơ chế hủy hợp đồng
theo quy định Luật mua bán hàng hóa của Anh năm 1979.
Bài viết “Case law on the concept of fundamental breach in the Vienna Sales
Convention” (Dịch ra tiếng Việt là Án lệ về khái niệm vi phạm cơ bản hợp đồng theo
Công ước Viên) của tác giả Leonardo Graffi đăng trên tạp chí Int'l Bus. L.J. 338 (năm
Footer Page 16 of 258.


Header Page 17 of 258.

12

2003). Trong bài viết này, dựa trên nội dung quy định của Điều 25 Công ước Viên, tác

giả này chia khái niệm vi phạm cơ bản hợp đồng ra hai góc độ để phân tích, đó là góc
độ liên quan đến bên có quyền lợi bị vi phạm với cái gọi là “tổn hại đáng kể”, “mong
muốn của người này trên cơ sở hợp đồng” và góc độ liên quan đến người vi phạm với
cái gọi là “khả năng tiên liệu”, “người có lý trí ở vào địa vị và hoàn cảnh tương tự”. Từ
đó, tác giả này đã phân tích khái niệm vi phạm cơ bản hợp đồng trong những tình
huống vi phạm cụ thể của các bên như chậm thực hiện hợp đồng, hàng hóa được giao
có khiếm khuyết.
Bài viết “The Concept of fundamental breach as an International Principle to
create uniformity of commercial law” (Dịch ra tiếng Việt là Khái niệm vi phạm cơ bản
hợp đồng như là nguyên tắc quốc tế để thống nhất pháp luật thương mại) của tác giả
Clemens Pauly đăng trên tạp chí 19 J.L. & Com. 221 (năm 2000). Tác giả này sử dụng
phương pháp phân tích theo nghĩa đen của khái niệm vi phạm cơ bản hợp đồng theo
Công ước Viên và có so sánh với Điều 2 Bộ luật thương mại thống nhất Hoa Kỳ
(UCC) và Luật nghĩa vụ trong Bộ luật dân sự của Đức (Bürgerliches Gesetzbuch). Bài
viết này phân tích khái niệm vi phạm cơ bản hợp đồng thông qua 3 vụ tranh chấp được
giải quyết bởi tòa án Đức, đó là: Vụ "Fabrics in Wrong Color" (giao vải sai màu),
"Cobalt Sulphate of Different Quality" (Colablt Sulphate không phù hợp về chất
lượng) và "Compressors of Lower Cooling” (máy nén làm lạnh kém) để nêu ra quan
điểm riêng khi vận dụng quy định của Điều 25 Công ước Viên vào các vụ việc tranh
chấp cụ thể.
Bài viết “The Concept of fundamental Breach of Contract under the United
Nations Convention on Contracts for the International Sale of Goods (CISG)” (Dịch
ra tiếng Việt là Khái niệm vi phạm cơ bản hợp đồng theo Công ước Viên năm 1980 về
hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế) của tác giả Robert Koch đăng trong Cuốn
“Review of the Convention on Contracts for the International Sale of Goods (CISG)”
năm 1998. Tác giả này đã giới thiệu một phương pháp giải thích khái niệm vi phạm cơ
bản hợp đồng đang được tòa án tối cao Đức áp dụng. Đó là phương pháp dựa trên
thuật ngữ có kết hợp chặt chẽ với việc trả lời câu hỏi nhằm xác định rõ mục đích của
hợp đồng có bị mất đi do hành vi vi phạm hay không và xác định bên bị vi phạm có
cần áp dụng chế tài hủy hợp đồng hoặc giao hàng thay thế hay không.


Footer Page 17 of 258.


Header Page 18 of 258.

13

Ngoài các công trình nghiên cứu về vi phạm cơ bản hợp đồng như đã nêu ở
trên, còn có một số công trình phân tích về chế tài hủy hợp đồng, theo hướng nhấn
mạnh rằng vi phạm cơ bản hợp đồng là một trong những điều kiện để áp dụng chế tài
này. Ví dụ, bài viết “Avoidance for Breach under the Vienna Convention: A Critical
Analysis of Some of the Early Cases” (Dịch ra tiếng Việt là Hủy hợp đồng do vi phạm
theo Công ước Viên: phân tích một số vụ tranh chấp) của tác giả Alastair Mullis đăng
trong Andreas & Jarborg eds., Anglo-Swedish Studies in Law, Lustus Forlag, năm
1998; Bài viết “The remedial provisions of the Vienna Convention on the international
sale of goods 1980: A small business perspective” (Dịch ra tiếng Việt là Quy định chế
tài của Công ước viên về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế năm 1980: triển vọng
kinh doanh nhỏ) của tác giả David G.Fagan đăng trên tạp chí the Journal of Small &
Emerging Business Law, Vol.2:317 (năm 1998); Bài viết “Avoidance of the contract in
case of non-conforming goods (Article 49(1)(a) CISG)” (Dịch ra tiếng Việt là Hủy hợp
đồng khi hàng hóa không phù hợp hợp đồng (Điều 49(1)(a)) của tác giả Ingeborg
Schwenzer đăng trên tạp chí Journal of Law and Commerce, Vol.25:437 (năm 2005);
Bài viết “Avoidance in non-payment situations and fundamental breach under the
1980 U.N Convention on contracts for the international sale of goods” (Dịch ra tiếng
Việt là Hủy hợp đồng trong trường hợp không thanh toán và vi phạm cơ bản hợp đồng
theo Công ước Viên về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế) của tác giả Olof
Clausson đăng trên tạp chí N.Y.L.Sch.J.Int’l & Comp.L, Vol.6 (năm 1986); Bài viết
“Cancellation for “material” or “fundamental” breach: A comparative analysis of
South African Law, the UN Convention on contracts for the international sale of goods

(CISG) and the UNIDROIT Principles of International Commercial Contracts” (Dịch
ra tiếng Việt là Chấm dứt hợp đồng do vi phạm cơ bản: phân tích so sánh Luật Nam
phi, Công ước Viên về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế và Những nguyên tắc
UNIDROIT về hợp đồng thương mại) của tác giả Tjakie Naudé đăng trên tạp chí
Stellenbosch L.Rev, Vol.12 (năm 2001) v.v…
Các công trình nêu trên chỉ phân tích việc áp dụng chế tài hủy hợp đồng theo
Điều 49, Điều 51, Điều 64, Điều 72 và Điều 73 Công ước Viên. Đây là những tài liệu
tham khảo bổ ích vì nó giúp tác giả Luận án Tiến sĩ hiểu rõ hơn về mục đích cuối cùng
của quy định về vi phạm cơ bản hợp đồng là nhằm để giúp các bên trong hợp đồng

Footer Page 18 of 258.


Header Page 19 of 258.

14

MBHHQT có thể áp dụng chế tài hủy hợp đồng, giao hàng thay thế nếu sự vi phạm
hợp đồng của một bên là vi phạm cơ bản.
1.1.3. Đánh giá tổng quan tình hình nghiên cứu
Như đã trình bày ở trên, những công trình nghiên cứu ngoài nước phân tích dưới
nhiều góc độ khác nhau về vi phạm cơ bản hợp đồng với ý nghĩa là khái niệm được
quy định tại Điều 25 Công ước Viên và điều kiện áp dụng chế tài yêu cầu giao hàng
thay thế, hủy hợp đồng theo quy định tại các Điều 46, 49, 51, 64,70, 72 và Điều 73
Công ước Viên. Trong khi đó, ở Việt Nam thì chưa có công trình nào nghiên cứu trực
tiếp khái niệm vi phạm cơ bản hợp đồng theo Công ước Viên mà đơn thuần chỉ là
những quan điểm phản ánh sự khó khăn do tính phức tạp trong quy định về vi phạm cơ
bản hợp đồng tại khoản 13 Điều 3 Luật Thương mại. Nhìn chung, các bài viết, công
trình nghiên cứu chưa đề cập một cách chuyên sâu, toàn diện về những vấn đề liên
quan đến khái niệm vi phạm cơ bản hợp đồng theo Công ước Viên và theo pháp luật

Việt Nam nhằm làm rõ những bất cập của cả Công ước Viên và của cả pháp luật Việt
Nam về vấn đề này. Qua tìm hiểu tình hình nghiên cứu ở trong nước và ngoài nước
liên quan đến đề tài luận án, tác giả đưa ra những nhận định như sau:
1.1.3.1. Những vấn đề đã được giải quyết
- Khái niệm vi phạm cơ bản hợp đồng trong Công ước Viên còn mang tính trừu
tượng, do đó, nhiều tác giả nước ngoài đã phân tích về tổn hại và mức độ tổn hại; về tính
không phù hợp của hàng hóa; về mục đích của việc giao kết hợp đồng.v.v…và coi đó là các
tiêu chí xác định tính chất cơ bản của hành vi vi phạm hợp đồng để giải thích khái niệm vi
phạm cơ bản hợp đồng được quy định trong Công ước Viên. Tùy theo cách tiếp cận, cách
hiểu của từng tác giả mà khái niệm vi phạm cơ bản hợp đồng nên được áp dụng như thế nào
trong thực tiễn. Quan điểm của các tác giả này có giá trị khoa học ở chỗ là họ đã “mổ xẻ”
khái niệm về vi phạm cơ bản hợp đồng theo quy định của Công ước Viên theo nhiều cách
tiếp cận. Điều này cho thấy khái niệm vi phạm cơ bản hợp đồng theo Công ước Viên cũng
đang gây nhiều tranh luận và chưa có sự thống nhất.
- Một số công trình nghiên cứu của các tác giả ở nước ngoài đã tiếp cận khái niệm vi
phạm cơ bản hợp đồng với ý nghĩa là điều kiện để áp dụng chế tài hủy hợp đồng, giao hàng
thay thế. Điều này cho thấy, về mặt lý luận, các tác giả này đã hiểu khá thống nhất về mục
đích của quy định về vi phạm cơ bản hợp đồng tại Điều 25 Công ước Viên là nhằm áp dụng
một số chế tài cụ thể khi có sự vi phạm hợp đồng MBHHQT.
Footer Page 19 of 258.


Header Page 20 of 258.

15

- Trong thực tiễn giải quyết tranh chấp về vi phạm cơ bản hợp đồng MBHHQT, chế
tài hủy hợp đồng đã được Tòa án một số nước áp dụng khi có sự vi phạm cơ bản. Tuy
nhiên, chưa có tác giả nào hệ thống hóa hay rút ra án lệ cho việc áp dụng vi phạm cơ bản
trong giải quyết tranh chấp về vi phạm hợp đồng MBHHQT.

- Ở Việt Nam, chưa có nhiều công trình nghiên cứu về vi phạm cơ bản hợp đồng với ý
nghĩa là một chế định pháp luật, dù ở góc độ hợp đồng dân sự cũng như hợp đồng thương
mại và cả hợp đồng có yếu tố nước ngoài. Trong thực tế, giải quyết tranh chấp về hợp đồng
MBHHQT cũng chưa có nhiều án lệ về vận dụng các quy định về vi phạm cơ bản trong
Luật Thương mại để xem xét việc áp dụng chế tài hủy bỏ hợp đồng hay chế tài đình chỉ
thực hiện hợp đồng và tạm ngừng thực hiện hợp đồng.
1.1.3.2. Những vấn đề còn bỏ ngỏ
- Chưa có công trình hay Luận án tiến sĩ Luật học nào nghiên cứu một cách cụ
thể, toàn diện những vấn đề về vi phạm cơ bản hợp đồng theo Công ước Viên trong
mối liên hệ, so sánh với các quy định này của pháp luật Việt Nam.
- Chưa có các công trình nghiên cứu, đánh giá hay nhận xét về những khó khăn
trong việc vận dụng các quy định của pháp luật Việt Nam về vi phạm cơ bản hợp đồng
và cũng chưa có các công trình nghiên cứu về việc áp dụng các chế tài khi có sự vi
phạm cơ bản trong thực tiễn giao kết và thực hiện hợp đồng thương mại của doanh
nghiệp Việt Nam, đặc biệt là chế tài hủy bỏ hợp đồng.
- Chưa có các công trình nghiên cứu những bất cập của pháp luật Việt Nam trong
các quy định về vi phạm cơ bản hợp đồng nhằm đề xuất giải pháp sửa đổi và hoàn
thiện pháp luật Việt Nam về vấn đề này.
Có thể khẳng định đây là Luận án tiến sĩ Luật học đầu tiên nghiên cứu vấn đề về
vi phạm cơ bản hợp đồng theo Công ước Viên trong mối quan hệ với pháp luật Việt
Nam và định hướng hoàn thiện pháp luật Việt Nam.
1.2. Cơ sở lý thuyết của đề tài
1.2.1. Câu hỏi nghiên cứu
- Hợp đồng MBHHQT là gì? Vi phạm hợp đồng là gì? Vi phạm cơ bản hợp
đồng, vi phạm cơ bản hợp đồng MBHH là gì? Cơ chế điều chỉnh pháp luật đối với vi
phạm cơ bản hợp đồng?.
- Công ước Viên quy định như thế nào về các yếu tố cấu thành tính cơ bản của
vi phạm hợp đồng và thực tiễn xác định các yếu tố này của tòa án, trọng tài một số
quốc gia thành viên Công ước? Các quy định của Công ước Viên về các yếu tố cấu


Footer Page 20 of 258.


Header Page 21 of 258.

16

thành tính cơ bản của vi phạm hợp đồng có điểm tương đồng với quy định của pháp
luật Việt Nam hay không?
- Khi có vi phạm cơ bản hợp đồng, bên vi phạm phải gánh chịu chế tài nào theo
Công ước Viên và thực tiễn vận dụng các chế tài đó của tòa án, trọng tài ra sao? Các
chế tài do vi phạm cơ bản hợp đồng có điểm tương đồng với các quy định về vi phạm
cơ bản hợp đồng trong pháp luật Việt Nam?
- Những bất cập trong quy định và thực tiễn áp dụng quy định về vi phạm co
bản hợp đồng theo pháp luật Việt Nam là gì? Định hướng nào để hoàn thiện, khắc
phục những bất cập đó? Giải pháp cụ thể để hoàn thiện, khắc phục những bất cập của
quy định về vi phạm cơ bản hợp đồng và các quy định khác có liên quan là gì?
1.2.2. Lý thuyết nghiên cứu
Luận án được thực hiện trên cơ sở phương pháp duy vật biện chứng của chủ
nghĩa Mác – Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước và pháp luật. Các quan
điểm của Đảng về phát triển nền kinh tế thị trường, về hội nhập kinh tế quốc tế và về
xây dựng nhà nước pháp quyền cũng là cơ sở phương pháp luận nghiên cứu của luận
án.
Các lý thuyết liên quan đến hợp đồng, hiệu lực hợp đồng, vi phạm hợp đồng, vi
phạm cơ bản nghĩa vụ hợp đồng của Việt Nam, chế tài do vi phạm hợp đồng và một số
nước trên thế giới.
1.2.3. Các giả thuyết nghiên cứu
- Vi phạm cơ bản hợp đồng là ngoại lệ của nguyên tắc tuân thủ hiệu lực của hợp
đồng, đòi hỏi chế tài áp dụng phù hợp tác động lên hiệu lực của hợp đồng nhằm đảm
bảo quyền lợi của các bên giao kết hợp đồng. Tính cơ bản của hành vi vi phạm hợp

đồng được xác định trên cơ sở lợi ích mà các bên mong muốn khi giao kết hợp đồng,
không phụ thuộc vào loại hợp đồng.
- Bản chất pháp lý của vi phạm cơ bản hợp đồng theo Công ước Viên là dựa
trên tiêu chí chung về lợi ích kỳ vọng của các bên trên cơ sở hợp đồng bị lấy đi đáng
kể. Vì vậy, tổn hại do hành vi vi phạm hợp đồng không phải là yếu tố bắt buộc khi xác
định vi phạm cơ bản hợp đồng.
- Vi phạm cơ bản hợp đồng theo Công ước Viên vừa mang yếu tố khách quan
(cơ quan tài phán ra phán quyết dựa vào những gì bên bị vi phạm mong muốn trên cơ

Footer Page 21 of 258.


Header Page 22 of 258.

17

sở hợp đồng có bị ảnh hưởng nghiêm trọng hay không), vừa mang tính chủ quan (khả
năng tiên liệu được hậu quả của hành vi vi phạm hợp đồng cần được xem xét).
- Chế tài do vi phạm cơ bản hợp đồng là rất nặng nề đối với bên vi phạm nhưng
là cơ sở nhằm đảm bảo kịp thời quyền và lợi ích hợp pháp của bên vi phạm. Vì thế,
quy định của Công ước Viên cho phép các bên lựa chọn biện pháp khác như khắc phục
vi phạm bằng sửa chữa hoặc giao hàng thay thế trước khi lựa chọn giải pháp cuối cùng
là hủy hợp đồng.
- Quy định về vi phạm cơ bản hợp đồng trong pháp luật của Việt Nam cũng ẩn
chứa những bất cập, không tương thích với pháp luật quốc tế, đặc biệt là Công ước
Viên. Thực tiễn áp dụng các quy định pháp luật Việt Nam về vi phạm cơ bản hợp đồng
cũng thể hiện những bất cập nhất định xuất phát từ những bất cập của bản thân quy
định pháp luật về vi phạm cơ bản hợp đồng.
1.2.4. Về hướng tiếp cận của đề tài nghiên cứu
- Là luận án tiến sĩ luật học, chuyên ngành Luật kinh tế, phương pháp tiếp cận

của đề tài là dùng các phương pháp nghiên cứu truyền thống, phù hợp với phương
pháp nghiên cứu luật học để xem xét và luận giải những vấn đề thuộc nội dung nghiên
cứu của Luận án. Đó là các phương pháp hệ thống hóa, phương pháp luận giải, phương
pháp nêu quan điểm và bình luận mang tính phản biện nhằm nêu bật những bất cập
ngay trong quy định về vi phạm cơ bản hợp đồng của Công ước Viên và của pháp luật
Việt Nam.
- Như tên gọi của luận án đã cho thấy, việc nghiên cứu vấn đề vi phạm cơ bản
hợp đồng theo Công ước Viên phải được đặt trong mối quan hệ với việc xem xét vấn
đề về vi phạm cơ bản hợp đồng trong pháp luật Việt Nam nhằm đề xuất giải pháp sửa
đổi các quy định tỏ ra chưa phù hợp trong pháp luật Việt Nam về vấn đề này, do đó,
phương pháp tiếp cận quan trọng của luận án là dựa trên phương pháp luật học so
sánh. Phương pháp luật học so sánh sẽ giúp tìm ra những điểm tích cực, cả trong lý
thuyết và thực tiễn, những điểm bất cập của chính khái niệm vi phạm cơ bản hợp đồng
để từ đó xây dựng được định hướng sửa đổi pháp luật Việt Nam.
- Mặc dù Công ước Viên chỉ điều chỉnh hợp đồng MBHHQT và mục đích của
những quy định về vi phạm cơ bản hợp đồng trong Công ước Viên là nhấn mạnh
quyền của bên bán (hoặc bên mua) được áp dụng chế tài hủy hợp đồng khi bên mua
(hoặc bên bán) có sự vi phạm cơ bản hợp đồng. Tuy nhiên, trong pháp luật Việt Nam
Footer Page 22 of 258.


Header Page 23 of 258.

18

lại không có đạo luật dành riêng cho hợp đồng MBHHQT. Do vậy, hướng tiếp cận của
đề bài nghiên cứu là phải lập luận để làm rõ những điểm tích cực trong các quy định
của Công ước Viên về vi phạm cơ bản hợp đồng làm cơ sở kiến nghị hoàn thiện quy
định về vi phạm cơ bản hợp đồng thương mại của Việt Nam bởi vi phạm cơ bản hợp
đồng không bị chi phối hay ảnh hưởng bởi loại hợp đồng.

1.2.5. Kết quả nghiên cứu
- Làm rõ những vấn đề lý luận về hợp đồng MBHHQT, vi phạm cơ bản hợp
đồng, vi phạm cơ bản MBHHQT, cơ chế điều chỉnh pháp luật đối với vi phạm cơ bản
hợp đồng.
- Làm rõ quy định và thực tiễn xác định các yếu tố cấu thành tính cơ bản của vi
phạm hợp đồng và chế tài do vi phạm cơ bản hợp đồng theo Công ước Viên (có so sánh
với quy định của pháp luật Việt Nam).
- Phân tích và làm rõ những bất cập của quy định về vi phạm cơ bản trong pháp
luật Việt Nam và bất cập trong việc áp dụng quy định này trên cơ sở quy định và thực
tiễn vận dụng của Công ước Viên. Từ đó, đề xuất định hướng và giải pháp cụ thể cho việc
hoàn thiện các quy định của pháp luật Việt Nam về vi phạm cơ bản hợp đồng.
1.3. Phương pháp nghiên cứu
Để làm rõ các vấn đề nghiên cứu, luận án được hoàn thành trên cơ sở của phương
pháp luận nghiên cứu của đề tài là chủ nghĩa Mác – Lênin về duy vật biện chứng và
duy vật lịch sử.
Ngoài ra, để hoàn thiện luận án, các phương pháp nghiên cứu tổng hợp dưới đây
cũng được sử dụng như: phương pháp kết hợp lý luận với thực tiễn, hệ thống hóa,
phương pháp thống kê, phương pháp phân tích và tổng hợp, luận giải và phương pháp
so sánh luật học, cụ thể:
- Phương pháp kết hợp lý luận, lý thuyết với thực ti n: Phương pháp này được sử
dụng xuyên suốt Chương 2, 3, 4 và 5 của luận án. Cụ thể, tác giả sử dụng lý luận, lý
thuyết về vi phạm cơ bản theo Công ước Viên lồng ghép với thực tiễn vận dụng các
quy định về vi phạm cơ bản hợp đồng theo Công ước Viên của tòa án, trọng tài một số
quốc gia thành viên Công ước (các yếu tố cấu thành vi phạm cơ bản và chế tài do vi
phạm cơ bản) để phân tích, làm rõ quy định của Công ước Viên về vi phạm cơ bản. Từ
đó, làm cơ sở để giải thích, làm rõ những bất cập của quy định về vi phạm cơ bản hợp
đồng trong pháp luật Việt Nam; Kết hợp lý luận và thực tiễn làm cơ sở đề xuất các
Footer Page 23 of 258.



Header Page 24 of 258.

19

định hướng và giải pháp hoàn thiện các quy định có liên quan của pháp luật Việt Nam
về vi phạm cơ bản hợp đồng.
- Phương pháp thống kê: Phương pháp này được sử dụng chủ yếu ở chương 3, 4
và chương 5 của luận án. Bằng việc thống kê, phân tích các vụ tranh chấp có liên quan
đến vi phạm cơ bản hợp đồng, tác giả tổng hợp thành 2 nhóm vấn đề liên quan đến vi
phạm cơ bản hợp đồng do cơ quan giải quyết tranh chấp xử lý trong các vụ tranh chấp
về hợp đồng MBHHQT có áp dụng Công ước Viên, đó là các yếu tố xác định tính cơ
bản của vi phạm hợp đồng và chế tài do vi phạm cơ bản hợp đồng.
- Phương pháp phân tích và tổng hợp: Phương pháp này được sử dụng trong tất
cả các chương của luận án. Cụ thể là được sử dụng để đi sâu vào tìm tòi, trình bày các
quan điểm pháp luật về hợp đồng MBHHQT, vi phạm cơ bản hợp đồng và vi phạm cơ
bản hợp đồng MBHHQT (chương 2); Làm rõ các yếu tố cấu thành tính cơ bản của vi
phạm hợp đồng và chế tài do vi phạm cơ bản hợp đồng theo Công ước Viên và thực
tiễn vận dụng quy định này (chương 3, chương 4); Từ đó, phân tích những bất cập
trong quy định có liên quan của pháp luật Việt Nam và đề xuất định hướng, giải pháp
phù hợp nhằm hoàn thiện pháp luật Việt Nam về vi phạm cơ bản hợp đồng (chương 5).
- Phương pháp hệ thống hóa: Được sử dụng xuyên suốt toàn bộ luận án nhằm
trình bày các vấn đề, các nội dung trong luận án theo một trình tự, một bố cục hợp lý,
chặt chẽ, có sự gắn kết, kế thừa, phát triển các vấn đề, các nội dung để đạt được mục
đích, yêu cầu đã được xác định cho luận án.
- Phương pháp so sánh luật học: Phương pháp này được sử dụng xuyên suốt
trong toàn văn luận án. Cụ thể là được vận dụng trong việc tham khảo, so sánh quy
định về vi phạm cơ bản hợp đồng của Việt Nam với Công ước Viên, Công ước Viên
với quy định về vi phạm cơ bản hợp đồng của một số quốc gia và tổ chức quốc tế. Đặc
biệt, chương 5 của luận án, tác giả sử dụng phương pháp này để so sánh và kiến nghị
định hướng, giải pháp hoàn thiện pháp luật Việt Nam về vi phạm cơ bản hợp đồng với

thực tế của đất nước trong điều kiện hội nhập hiện nay.

Footer Page 24 of 258.


Header Page 25 of 258.

20
CHƯƠNG 2

NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ VI PHẠM CƠ BẢN HỢP ĐỒNG MUA BÁN
HÀNG HÓA QUỐC TẾ
Vấn đề vi phạm cơ bản hợp đồng MBHHQT bao gồm và liên quan tới nhiều
vấn đề như hợp đồng MBHHQT, vi phạm hợp đồng MBHHQT và các chế tài áp dụng
cũng như cơ chế pháp luật điều chỉnh loại vi phạm hợp đồng này. Để làm rõ nội dung
của vi phạm cơ bản hợp đồng, tạo tiền đề lý luận cho việc nghiên cứu tiếp các phần
sau của luận án, chương này trình bày khái quát vi phạm cơ bản hợp đồng MBHHQT,
gồm các nội dung sau: khái niệm và đặc điểm của hợp đồng MBHHQT, khái niệm vi
phạm cơ bản hợp đồng MBHHQT và cơ chế điều chỉnh pháp luật đối với vi phạm cơ
bản hợp đồng MBHHQT.
2.1.

Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế: khái niệm và đặc điểm

2.1.1. Khái niệm về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế
Cùng với sự tác động của quá trình toàn cầu hóa nền kinh tế và sự thiết lập các
khuôn khổ pháp lý song phương và đa phương về thương mại, hoạt động mua bán
hàng hóa giữa các cá nhân, tổ chức không chỉ giới hạn trong phạm vi lãnh thổ quốc gia
mà đã vươn ra phạm vi quốc tế. Phương tiện pháp lý cơ bản để các cá nhân, tổ chức
tiến hành hoạt động mua bán hàng hóa trong phạm vi quốc tế là hợp đồng MBHHQT.

Về mặt thuật ngữ, đến nay, theo những cứ liệu thu thập được thì chưa có Từ
điển chuyên ngành Luật nào đưa ra giải thích thuật ngữ “hợp đồng MBHHQT”, có
chăng chỉ là việc giải thích các thuật ngữ cấu thành thuật ngữ “hợp đồng MBHHQT”,
đó là “hợp đồng”, “mua bán”, “hàng hóa”, “mua bán hàng hóa”…
Về phương diện học thuật, ở trong nước, đã có một số tác giả đưa ra khái niệm
về hợp đồng MBHHQT. Chẳng hạn, theo tác giả Trương Văn Dũng, hợp đồng
MBHHQT là sự thỏa thuận có hiệu lực bắt buộc giữa các bên có trụ sở thương mại
đóng ở các nước khác nhau, theo đó bên bán có nghĩa vụ giao hàng hóa và chuyển
quyền sở hữu hàng hóa cho bên mua, bên mua có nghĩa vụ nhận hàng và thanh toán
tiền hàng cho bên bán [17, tr.10]. Người viết cho rằng, khái niệm này chưa làm rõ
được cơ sở xác định “hiệu lực bắt buộc” ở đây là theo quy định của pháp luật nào bởi
tính chất quốc tế của hợp đồng thì rất nhiều nguồn luật khác nhau có thể cùng điều
chỉnh hợp đồng MBHHQT. Bên cạnh đó, bản thân hợp đồng mua bán hàng hóa đã là
sự thỏa thuận giữa bên bán và bên mua, sự thỏa thuận này phải đảm bảo tuân thủ quy
Footer Page 25 of 258.


×