Tải bản đầy đủ (.doc) (31 trang)

“Giải pháp nâng cao chất lượng và số lượng hàng hoá trên trung tâm giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh”

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (223.92 KB, 31 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Ngày 20/7/2000, trung tâm giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí
Minh chính thức khai trương hoạt động- thị trường chứng khoán Việt Nam ra đời
mang lại những sự thay đổi lớn lao trong nền kinh tế Việt Nam. Sau hơn 6 năm hoạt
động và phát triển, thị trường chứng khoán đã chứng tỏ là kênh huy động và đầu tư
vốn không thể thiếu, mang lại những thành tựu to lớn, gặt hái nhiều thành công, có
nhiều dấu ấn, đặc biệt là sự phát triển vượt bậc của thị trường chứng khoán trong
năm 2006 đã góp phần nâng cao vị thế của thị trường chứng khoán Việt nam trên
trường quốc tế. Thị trường chứng khoán nước ta ngày càng được đánh giá cao, thu
hút được sự tham gia đông đảo của các nhà đầu tư trong nước và các nhà đầu tư
nước ngoài, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế- xã hội của đất nước. Trong đó phải
kể đến sự đóng góp lớn lao của một bộ phận then chốt, luôn dẫn đầu đó là Trung
tâm giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh. Trung tâm giao dịch chứng
khoán thành phố Hồ Chí Minh đang từng bước phát triển, hoàn thiện góp phần vào
quá trình phát triển chung của thị trường chứng khoán. Để trung tâm giao dịch
chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh hoạt động thường xuyên, liên tục và ngày
càng phát triển đáp ứng nhu cầu của thị trường thì một vấn đề cần phải chú ý là làm
thế nào để nâng cao số lượng và chất lượng hàng hoá trên trung tâm. Xuất phát từ
thực tế và nghiên cứu về thị trường chứng khoán trong các năm qua, em xin mạnh
dạn chọn đề tài: “Giải pháp nâng cao chất lượng và số lượng hàng hoá trên
trung tâm giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh” để viết tiểu luận
môn học thị trường chứng khoán. Tiểu luận có kết cấu được chia làm ba chương
bao gồm:
Chương 1. Cơ sở lí luận về thị trường chứng khoán
Chương 2. Thực trạng về số lượng và chất lượng của hàng hóa tại trung
tâm giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh.
Chương III: Giải pháp nâng cao chất lượng và số lượng cho hàng hoá tại
Trung tâm giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh.
Đây là một đề tài rộng, yêu cầu sự phân tích cao, nắm bắt tình hình chắc
chắn, do đó trong quá trình làm tiểu luận còn có nhiều vấn đề còn thiếu sót. Em rất
mong nhận được sự chỉ bảo, chỉnh sửa của các thầy cô trong bộ môn Thị trường


chứng khoán.
Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô! Đồng thời, em chân thành cảm ơn
tiến sĩ Hoàng Văn Quỳnh - trưởng bộ môn đã hướng dẫn em hoàn thành tiểu luận
này.
Hà nội, ngày 27 tháng 02 năm 2007
Sinh viên
Phạm Thị Ngọc Hà
1
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN
1.1. Sự ra đời thị trường chứng khoán trên Thế giới.
1.1.1. Sự hình thành của thị trường chứng khoán.
Cùng với sự phát triển của xã hội, nhu cầu và tích luỹ trong xã hội
không ngừng tăng lên và ngày càng trở nên phong phú, đa dạng hơn. Thị trường tài
chính ra đời đáp ứng các nhu cầu tài chính của xã hội, giúp cho cung và cầu vốn gặp
nhau.Thị trường tài chính là nơi các chủ thể tiến hành trao đổi mua bán quyền sử
dụng nguồn tài chính thông qua những phương thức giao dịch và công cụ nhất định,
là tổng hoà các mối quan hệ cung và cầu về vốn.
Căn cứ vào thời gian luân chuyển vốn, thị trường tài chính được chia
thành hai loại: thị trường tiền tệ và thị trường vốn.
Thị trường tiền tệ là thị trường vốn ngắn hạn, nơi diễn ra các hoạt
động của cung và cầu vốn trong ngắn hạn. Thị trường tiền tệ là thị trường tài chính
gián tiếp, có sự không đồng nhất về thời gian của nhu cầu vay vốn và khả năng có
thể cung cấp vốn; hạn mức cho vay có hạn; người cho vay không được tự kiểm tra,
giám sát khoản vốn của mình; tính thanh khoản của các công cụ của thị trường này
còn thấp lại thêm chi phí sử dụng vốn huy động từ ngân hàng thương mại. Bên cạnh
đó cùng với sự phát triển kinh tế, nhu cầu về vốn dài hạn cho đầu tư phát triển ngày
càng cao. Trước khó khăn, hạn chế của hoạt động trung gian tài chính thì để giải
quyết khó khăn cần có một thể chế thị trường mới đó là thị trường vốn.
Thị trường vốn là nơi diễn ra các hoạt động của cung và cầu về vốn
dài hạn. Thị trường này cung cấp tài chính cho các khoản đầu tư dài hạn của Chính

phủ, của các doanh nghiệp và hộ gia đình. Thị trường vốn có thị trường vay nợ dài
hạn và thị trường chứng khoán.
Để huy động vốn dài hạn lớn, Chính phủ và một số doanh nghiệp còn
thực hiện huy động thông qua việc phát hành các chứng khoán. Khi một bộ phận
các chứng khoán có giá nhất định đã được phát hành thì tất yếu sẽ làm nảy sinh nhu
cầu về mua bán, trao đổi các chứng khoán đó. Vì vậy thị trường chúng khoán đã ra
đời với tư cách là một thị trường vốn.
1.1.2. Khái niệm thị trường chứng khoán .
Thị trường chứng khoán là nơi các chứng khoán được phát hành và
trao đổi, thông qua đó một bộ phận vốn được huy động và luân chuyển trong nền
kinh tế.
Thị trường chứng khoán đầu tiên trên thế giới ra đời vào năm 1780.
Từ năm 1790, chính phủ liên bang Mỹ đã phát hành trái phiếu Chính phủ lên tới 80
triệu USD để tài trợ cho các dự án của Nhà nước. Đến năm 1792, thị trường chứng
2
khoán New York đi vào hoạt động. Thị trường chứng khoán Trung Quốc ra đời vào
năm 1990….
1.1.3. Đặc điểm của thị trường chứng khoán.
Thị trường chứng khoán được đặc trưng bởi hình thức tài chính trực
tiếp, người cần vốn và người có khả năng cung ứng vốn đến trực tiếp tham gia vào
thị trường, giữa họ không có trung gian tài chính.
Thị trường chứng khoán là thị trường gần với thị trường cạnh tranh
hoàn hảo. Mọi người đều được tự do, bình đẳng tham gia vào thị trường. Không có
sự áp dặt giá cả trên thị trưòng mà giá cả ở đây được xác định dựa trên quan hệ
cung cầu về hàng hoá trên thị trường và phản ánh các thông tin có liên quan đến
chứng khoán. Đây là một thị trường có nhiều người mua, nhiều người bán, là thị
trường tương đối đồng nhất.
Thị trường chứng khoán về cơ bản là một thị trường liên tục. Sau khi
các chứng khoán được phát hành trên thị trường sơ cấp thì có thể được mua bán
nhiều lần trên thị trường thứ cấp. Thị trường chứng khoán đảm bảo cho các nhà đầu

tư có thể chuyển đổi các chứng khoán họ nắm giữ thành tiền bất cứ lúc nào mà họ
muốn., cho phép khách hàng có thể mua bán chứng khoán bất cứ lúc nào khi họ
cần.
1.1.4. Chức năng của thị trường chứng khoán.
Chức năng huy động vốn cho nền kinh tế. Đây là một khả năng hết
sức cơ bản của thị trường chứng khoán.Thị trường chứng khoán hoạt động tạo ra
một cơ chế chuyển các nguồn vốn từ nơi thừa đến nơi thiếu, cung cấp phương tiện
huy động số vốn nhàn rỗi trong dân cư cho các doanh nghiệp sử dụng vào nhiều
mục đích khác nhau trong nền kinh tế như đầu tư phát triển sản xuất, thay thế trang
thiết bị máy móc hiện đại… Qua thị trường sơ cấp của thị trường chứng khoán,
những doanh nghiệp nào cần vốn thông qua phát hành chứng khoán mà được các
nhà đầu tư mua thì sẽ huy động một số lượng vốn lớn trong dài hạn mà thời gian
huy động vốn ngắn. Mặt khác thông qua thị trường chứng khoán, chính phủ và các
chính quyền địa phương huy động được các nguồn vốn cho mục đích sử dụng và
đầu tư phát triển hạ tầng kinh tế, phục vụ cho các nhu cầu chung của xã hội.
Chức năng cung cấp khả năng thanh khoản cho các chứng khoán.
Công cụ của thị trường chứng khoán là các chứng khoán. Thị trường chứng khoán
là nơi các chứng khoán được mua bán và trao đổi, nên thông qua thị trường chứng
khoán các nhà đầu tư có thể chuyển đổi các chứng khoán mà họ nắm giữ thành tiền
hoặc các chứng khoán khác mà họ muốn với chi phí thấp nhất. Bộ phận của thị
trường chứng khoán cho phép việc mua bán các chứng khoán diễn ra bất cứ lúc nào
là thị trường thứ cấp. Khả năng thanh khoản hay khả năng chuyển đổi thành tiền
3
của chứng khoán là một trong những yếu tố quyết định tính hấp dẫn của chứng
khoán đối với nhà đầu tư và đảm bảo cho thị trường chứng khoán hoạt động một
cách năng động và hiệu quả.
Chức năng đánh giá giá trị của doanh nghiệp và tình hình của nền
kinh tế. Trong nền kinh tế hiện đại, thì hình thức công ty cổ phần đang phát triển.
Đối với các doanh nghiệp khi có nhu cầu cần vốn thì một trong các cách có hiệu
quả là huy động qua thị trường chứng khoán. Đồng thời thị trường chứng khoán là

một trong những kênh tạo vốn cho Chính phủ để điều hành, phát triển nền kinh tế
phục vụ cho những mục tiêu xã hội và thông qua thị trường chứng khoán cũng chỉ
báo được tình hình kinh tế trong tương lai.Thị trường chứng khoán là nơi đánh giá
giá trị của doanh nghiệp và tình hình của nền kinh tế một cách tổng hợp và chính
xác thông qua chỉ số giá chứng khoán trên thị trường.
Chức năng giúp Chính phủ thực hiện các chính sách kinh tế vĩ mô.
Thị trường chứng khoán là thị trường nơi cung và cầu dài hạn gặp nhau. Trên thị
trường chứng khoán giá cả của các chứng khoán phản ánh sự phát triển của các
doanh nghiệp nói riêng và của các ngành kinh tế nói chung. Khi giá chứng khoán
tăng lên cho thấy đầu tư đang mở rộng, nền kinh tế tăng trưởng và ngược lại khi giá
chứng khoán giảm sẽ cho thấy các dấu hiệu tiêu cực của nền kinh tế. Thị trường
chứng khoán được coi là một phong vũ biểu của nền kinh tế và là một công cụ quan
trọng giúp Chính phủ thực hiện các chính sách kinh tế vĩ mô. Thông qua thị trường
chứng khoán, Chính phủ có thể mua và bán trái phiếu Chính phủ để tạo ra nguồn
thu bù đắp thâm hụt ngân sách và điều chỉnh cung, cầu tiền trong nền kinh tế, quản
lý lạm phát. Ngoài ra, Chính phủ cũng có thể sử dụng một số biện pháp tác động
vào thị trường chứng khoán nhằm định hướng đầu tư, đảm bảo cho sự phát triển cân
đối của nền kinh tế.
1.1.5. Công cụ của thị trường chứng khoán.
Trên thị trường chứng khoán, công cụ là các loại chứng khoán khác
nhau. Theo điều 6 của luật chứng khoán Việt Nam đã được Quốc hội khoá XI thông
qua tháng 6 năm 2006 và chính thức áp dụng từ ngày 01/01/2007, chứng khoán là
bằng chứng xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu đối với tài sản
hoặc phần vốn của tổ chức phát hành. Chứng khoán được thể hiện dưới hình thức
chứng chỉ, bút toán ghi sổ hoặc dữ liệu điện tử, bao gồm các loại sau đây:
a) Cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ;
b) Quyền mua bán cổ phần, chứng quyền, quyền chọn mua, quyền
chọn bán, hợp đồng tương lai, nhóm chứng khoán hoặc chỉ số chứng khoán.
Cổ phiếu là loại chứng khoán xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của
người sở hữu đối với một phần vốn cổ phần của tổ chức phát hành.

4
Trái phiếu là loại chứng khoán xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp
của người sở hữu đối với một phần vốn nợ của tổ chức phát hành.
Chứng chỉ quỹ là loại chứng khoán xác nhận quyền sở hữu của nhà
đầu tư đối với một phần vốn góp của quỹ đại chúng.
Quyền mua cổ phần là loại chứng khoán do công ty cổ phần phát hành
kèm theo đợt phát hành cổ phiếu bổ sung nhằm đảm bảo cho cổ đông hiện hữu
quyền mua cổ phiếu mới theo những điều kiện đã được xác định.
Chứng quyền là loại chứng khoán được phát hành cùng với việc phát
hành trái phiếu hoặc cổ phiếu ưu đãi, cho phép người sở hữu chứng khoán được
quyền mua một số cổ phiếu phổ thông nhất định theo mức giá đã được xác định
trước trong thời kỳ nhất định.
Quyền chọn mua, quyền chọn bán là quyền được ghi trong hợp đồng
cho phép người mua chọn lựa quyền mua hoặc quyền bán một số lượng chứng
khoán được xác định trước trong khoảng thời gian nhất định với mức giá được xác
định trước.
Hợp đồng tương lai là cam kết mua hoặc bán các loại chứng khoán,
nhóm chứng khoán hoặc chỉ số chứng khoán nhất định với một lượng và mức giá
nhất định vào ngày xác định trước trong tương lai.
1.2. Sự ra đời và phát triển của thị trường chứng khoán Việt Nam.
Xây dựng và phát triển thị trường chứng khoán là mục tiêu đã được
Đảng và Chính phủ Việt Nam định hướng từ những năm đầu thập kỷ 90 (thế kỷ 20)
nhằm xác lập một kênh huy động vốn mới cho đầu tư phát triển. Việc nghiên cứu,
xây dựng đề án thành lập thị trường chứng khoán đã được nhiều cơ quan Nhà nước,
các Viện nghiên cứu phối hợp đề xuất với Chính phủ.
Tháng 9/1994, Chính phủ quyết định thành lập Ban soạn thảo Pháp
lệnh về chứng khoán và thị trường chứng khoán . Trên cơ sở Đề án của Ban soạn
thảo kết hợp với đề án của Ngân hàng Nhà nước và ý kiến của các Bộ, ngành liên
quan ngày 29/6/1995, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 361/QĐ-TTg
thành lập Ban Chuẩn bị tổ chức thị trường chứng khoán giúp Thủ tướng Chính phủ

chỉ đạo chuẩn bị các điều kiện cần thiết cho việc xây dựng thị trường chứng khoán
ở Việt Nam. Đây là bước đi có ý nghĩa rất quan trọng nhằm thúc đẩy quá trình hình
thành thị trường chứng khoán, làm tiền đề cho sự ra đời cơ quan quản lý Nhà nước
với chức năng hoàn chỉnh và đầy đủ hơn.
Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước được thành lập ngày 28/11/1996 theo
Nghị định số 75/CP của Chính phủ, là cơ quan thuộc Chính phủ thực hiện chức
năng tổ chức và quản lý Nhà nước về chứng khoán và thị trường chứng khoán. Việc
thành lập cơ quan quản lý thị trường chứng khoán trước khi thị trường ra đời là
bước đi phù hợp với chủ trương xây dựng và phát triển thị trường chứng khoán ở
5
Việt Nam, có ý nghĩa quyết định cho sự ra đời của thị trường chứng khoán sau đó
hơn 3 năm. Cho đến khi Trung tâm giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh
chính thức đi vào hoạt động ngày 20/07/2000 thì thị trường chứng khoán Việt Nam
ra đời.
Hơn 6 năm thành lập, thị trường chứng khoán Việt Nam dã chứng tỏ
là kênh huy động vốn không thể thiếu, bên cạnh lĩnh vực Ngân hàng.
1.3. Sự ra đời và phát triển của Trung tâm giao dịch chứng khoán thành
phố Hồ Chí Minh.
1.3.1. Lịch sử ra đời của Trung tâm giao dịch chứng khoán thành phố Hồ
Chí Minh.
Trung tâm giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh được thành
lập theo quyết định số 127/1998/QĐ- TTg ngày 11/07/1998 của Thủ tường Chính
phủ và chính thức đi vào hoạt động thực hiện phiên giao dịch đầu tiên ngày
20/07/2000 đã đánh dấu một sự kiện quan trọng trong đời sống kinh tế- xã hội của
đất nước. Sự ra đời của Trung tâm giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh
có ý nghĩa rất lớn trong việc tạo ra một kênh huy động và luân chuyển vốn mới
phục vụ công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, là sản phẩm của nền
kinh tế chuyển đổi cơ cấu kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường định hướng xã
hội của Đảng và Nhà nước ta. Là dơn vị sự nghiệp có thu, có tư cách pháp nhân, có
trụ sở, có con dấu và tài sản riêng, kinh phí hoạt động do Nhà nước cấp. Trung tâm

giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh được Nhà nước giao cho một số
chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn quản lý điều hành hệ thống giao dịch chứng
khoán; quản lý điều hành hệ thống giao dịch, thực hiện hoạt động quản lý niêm yết,
công bố thông tin, giám sát giao dịch và một số hoạt động khác như đấu giá cổ phần
và đấu thầu trái phiếu. Để thực hiện tốt các chức năng, Trung tâm giao dịch chứng
khoán thành phố Hồ Chí Minh có cơ cấu tổ chức khá chặt chẽ, bao gồm: Giám đốc
và các phó giám đốc, có 8 phòng, ban (Phòng Quản lý niêm yết, Phòng Quản lý
thành viên, Phòng Giám sát giao dịch, Phòng công nghệ tin học, Phòng Thông tin
thị trường, Phòng hành chính Tổng hợp, Phòng Tài chính Kế toán và Ban Quản lý
dự án.
1.3.2. Hàng hoá trên Trung tâm giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí
Minh.
Khi mới thành lập hàng hoá trên Trung tâm giao dịch chứng khoán
thành phố Hồ Chí Minh công rất ít về chủng loại, chất lượng chưa cao, mới chỉ có
một số loại cổ phiếu của các công ty và trái phiếu của Chính phủ, chưa có sự xuất
hiện của các chứng khoán khác như trái phiếu công, chứng chỉ quỹ, các công cụ
phái sinh… Trải qua hơn 6 năm xây dựng và phát triển, hiện nay trên Trung tâm
6
giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh đã có rất nhiều loại chứng khoán
khác nhau, phong phú về chủng loại, phần lớn ổn định về chất lượng bao gồm cổ
phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ và các chứng khoán khác.
1.3.3. Các yếu tố ảnh hưởng tới chất lượng và số lượng của trung tâm
giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh .
Để Trung tâm giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh đạt
được các mục tiêu chiến lược luôn là Trung tâm trọng yếu của thị trường chứng
khoán Việt Nam thì đẩy mạnh sự gia tăng của chứng khoán giao dịch trên Trung
tâm cả về chất lượng và số lượng là điều rất quan trọng. Nghiên cứu về vấn đề này,
cần chú ý đến các yếu tố ảnh hưởng tới chất lượng và số lượng của hàng hoá.
Trước hết là sự phát triển của nền kinh tế và thị trường tài chính. Nếu
một nền kinh tế tăng trưởng vững chắc, thị trường tài chính ổn định sẽ cung cấp

cho thị trường chứng khoán những hàng hoá có chất lượng cao, số lượng nhiều và
chủ thể tham gia lớn. Nếu một nền kinh tế suy thoái, thị trường tài chính bất ổn, hay
kém năng động thì hoạt động của các doanh nghiệp niêm yết gặp nhiều khó khăn,
do đó thị trường sẽ kém sôi động. Số luợng hàng hoá trên thị trường sẽ ít đi và kém
chất lượng. Khi đó thị trường hoạt động sẽ kém hiệu quả và bất ổn làm ảnh hưởng
tới trung tâm giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh
Thứ hai là các doanh nghiệp niêm yết. Chứng khoán chỉ đáng tin cậy
khi các tổ chức phát hành ra chúng là các doanh nghiệp làm ăn đứng đắn, có uy tín,
có thành tích kinh doanh tốt, hiệu quả kinh tế phát triển cao, có triển vọng phát triển
với quy mô lớn, có hệ thống quản lý và quản trị tiên tiến, tiềm năng cạnh tranh
mạnh và phải công khai, minh bạch, đảm bảo quyền lợi công bằng cho cổ đông
cũng như quyền lợi của các bên liên quan tới doanh nghiệp. Số lượng của chứng
khoán sẽ tăng khi các doanh nghiệp cổ phần hoá đăng ký niêm yết tăng lên. Tuy
Nhà nước đã có nhiều chính sách khuyến khích doanh nghiệp niêm yết như miễn
giảm thuế thu nhập doanh nghiệp, miễn phí phát hành, niêm yết… nhưng phần lớn
các công ty đã cổ phần hoá vẫn đang đứng ngoài thị trường chứng khoán có tổ
chức, không muốn phát hành chứng khoán ra công chúng.
Thứ ba, một hệ thống pháp luật hoàn chỉnh, đồng bộ, ổn định; các
chính sách hợp lý sẽ lôi kéo sự tham gia vào thị trường chứng khoán của nhiều
doanh nghiệp. Từ đó góp phần nâng cao số lượng của các chứng khoán trên trung
tâm giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh. Hệ thống pháp luật đầy đủ,
đồng bộ, khuyến khích các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh có hiệu quả cao, cạnh
tranh lành mạnh, được đảm bảo về pháp lý, tạo điều kiện mở rộng quy mô sản xuất,
cải tiến kỹ thuật. Do đó giúp cho chất lượng của các chứng khoán được đảm bảo và
nâng cao, tăng khả năng phát hành chứng khoán cho thị trường.
7
Chương 2. THỰC TRẠNG VỀ SỐ LƯỢNG VÀ CHẤT LƯỢNG CỦA
HÀNG HOÁ TẠI TRUNG TÂM GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN
THÀNH PHÓ HỒ CHÍ MINH
2.1. Thực trạng về hoạt động của trung tâm giao dịch chứng khoán

thành phố Hồ Chí Minh từ ngày thành lập (20/7/2000) đến nay.
2.1.1. Giai đoạn từ ngày khai trương 20/07/2000 đến cuối tháng 06/2001.
Ngày 20/07/2000, Trung tâm giao dịch chứng khoán thành phố Hồ
Chí Minh chính thức khai trương hoạt động chỉ với hai cổ phiếu là REE và SAM
và một số trái phiếu Chính phủ. Đến cuối giai đoạn này trên trung tâm giao dịch
chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh chỉ có 11 chứng khoán (trong đó cổ phiếu là 5
loại và trái phiếu là 6 loại). Với lạc quan về nền kinh tế Việt Nam, triển vọng phát
triển nền kinh tế của các nước và cũng là tính tò mò, sự mới lạ của thị trường chứng
khoán Việt Nam… các nhà đầu tư rất hăng hái tham gia thị trường, với số lượng là
từ 3000 tài khoản vào cuối năm 2000 đã tăng lên mức khoảng 7000 tài khoản giao
dịch chứng khoán. Từ đó tạo ra một áp lực cung rất lớn. Cầu vượt cung hàng chục
lần, giá cổ phiếu tăng liên tục và kịch trần qua các phiên giao dịch. Chỉ số VN-
Index từ 100 điểm ngày giao dịch đầu tiên, sau khoảng 11 tháng cho đến ngày
25/06/2001 đạt đỉnh điểm là 571.04 điểm. Cổ phiếu tăng giá liên tục kịch trần qua
các phiên giao dịch, làm cho nhà đầu tư ngộ nhận đây là môi trường đầu tư siêu lợi
nhuận, nên đã đổ xô vào mua cổ phiếu bằng mọi giá, bất chấp đó là loại cổ phiếu gì
và công ty hoạt động như thế nào, dẫn đến tạo ra cơn sốt giá cổ phiếu trên thị
trường chứng khoán Việt Nam. Nhiều loại cổ phiếu tăng giá trên 10 lần trong khi
tình hình hoạt động của công ty vẫn bình thường, thậm chí có xu hướng đi xuống.
Mặc dù, việc tăng giá cổ phiếu đối với thị trường mới đưa vào vận hành là điều
thường thấy, tuy nhiên do khả năng đưa hàng hoá cổ phiếu bổ sung cho thị trường
rất kém, cộng với trình độ dân trí về chứng khoán thấp, tâm lý đầu tư vào chứng
khoán thấp, tâm lý đầu tư vào chứng khoán bằng mọi giá nên đã không đáp ứng
được nhu cầu đầu tư của công chúng, tình trạng đó đã tạo nên một giá ảo qua lớn
gây khó khăn cho các nhà quản lý thị trường. Để tạo điều kiện cho nhà đầu tư sử
dụng hiệu quả nhiều mức giá lựa chọn, tránh lựa chọn mua duy nhất kịch trần
(+2%) UBCKNN đã điều chỉnh biên độ giao dịch cổ phiếu là +2% và -2% từ ngày
đi vào phiên giao dịch lên +7% và -7% vào ngày 13/06/2001. Đồng thời hạn chế
khối lượng đặt lệnh mua cho 1 loại cổ phiếu với số lượng tối đa là 2000 cổ phiếu từ
ngày 22/06/2001; sau đó tăng lên 5000/cổ phiếu/lệnh/ phiên từ ngày 20/7/2001, đưa

8
ra thông tri về thời hạn nắm giữ cổ phiếu đưa thêm hàng hoá vào niêm yết… Tuy
nhiên việc mở rộng biện độ lớn trong khi lượng hàng hoá đưa vào thị trường chứng
khoán không đáp ứng được nhu cầu của nhà đầu tư, nên giá chứng khoán tăng càng
mạnh (mỗi phiên +7%), làm cho thị trường càng mất cân đối cung cầu lớn.
Qua hơn 80 phiên giao dịch chúng ta có thể thấy rõ khó khăn mà
Trung tâm giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh vấp phải đó là sự thiếu
hụt hàng hoá một cách trầm trọng. Điều đó được minh chứng bởi số công ty nêm
yết cổ phiếu (5 công ty) và 3 loại trái phiếu của Chính phủ và một loại trái phiếu
của ngân hàng đầu tư và phát triển. Các loại hàng hoá khác như trái phiếu công,
chứng chỉ quỹ đầu tư, các công cụ phái sinh… hoàn toàn chưa có mặt trên thị
trường.
Chủng loại hàng hoá đã ít, lại thêm sự mất hút của hàng hoá (hàng
hoá mất hút 19 phiên giao dịch liên tiếp như chứng khoán TMS) lại càng làm cho
thị trường trở nên khan hiếm. Nhìn chung sự có mặt thường xuyên của 4 loại cổ
phiếu đã làm giảm đi sự ảm đạm của thị trường. Trái phiếu Chính phủ bao gồm 3
loại đã phát hành với khối lượng lớn thời đầu kỳ. Tuy nhiên, trên thực tế việc thực
hiện không có người mua cũng như không có người bán trái phiếu, chỉ có trái phiếu
của Ngân hàng đầu tư và phát triển là được giao dịch thường xuyên hơn. Thời gian
này, mức cầu chứng khoán thường cao hơn mức cung dẫn đến giá trị của chứng
khoán thường cách xa rất nhiều so với giá trị thực, nó làm ảnh hưởng tới tâm lý của
các nhà đầu tư.
Tính đến hết tháng 2 năm 2001 thì tổng giao dịch trên Trung tâm giao
dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh đạt con số rất khiêm tốn, khoảng 100 tỷ
VNĐ, chỉ bằng 1/4 ngày giao dịch tại Sở giao dịch chứng khoán Jakarta (Indonexia)
và là một khối lượng không đáng kể so với một phiên giao dịch tại Sở chứng khoán
London (Anh) hay Sở giao dịch chứng khoán NewYork (Mỹ). Điều này có thể lý
giải được là do hàng hoá trên Trung tâm giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí
Minh vừa ít về chủng loại vừa ít về số lượng hàng hoá. Chính nguyên nhân trên đã
gây ra hiện tượng cầu trên thị trường luôn luôn căng thẳng gấp nhiều lần cung. Tình

trạng mất cân đối cung- cầu một cách nghiêm trọng kéo dài trong nhiều phiên giao
dịch đã gây không ít hoài nghi về sự thành công của thị trường chứng khoán Việt
Nam và điển hình là Trung tâm giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh. Sự
mất cân đối cung cầu một cách liên tục qua nhiều phiên giao dịch được minh chứng
qua giá của hàng hoá: REE, SAM, HAP, TMS… tăng lên liên tục từ phiên giao dịch
9
ngày 06/9/2000 đến phiên giao dịch ngày 09/2/2001, có cổ phiếu lên đến gần
100.000đồng / cổ phiếu.
2.1.2. Giai đoạn từ tháng 07/2001 đến tháng 10/2003.
Từ đầu tháng 7/2001 đến đầu tháng 10/2001 là giai đoạn giá chứng
khoán giảm liên tục, lúc đó trên thị trường xảy ra tình trạng giảm cầu chứng khoán,
giá cả chứng khoán giảm mạnh. Để tránh biến động lớn cho thị trường trong tình
hình có sự khác biệt giữa khối lượng và các lệnh đặt mua với mức giá cao trong khi
có quá ít lệnh bán, nên đang từ việc áp dụng biên độ giao dịch cổ phiếu +7% và -7%
Uỷ ban chứng khoán Nhà nước đã hạ thấp biên độ xuống +3% và -3% kể từ ngày
9/10/2001, huỷ bỏ những hạn chế đặt lệnh mua bán chứng khoán. Kết quả là giá
chứng khoán liên tục giảm, sau 3 tháng chỉ số VN-Index giảm xuống ở mức khoảng
trên 200 điểm (ngày 8/10/2001 chỉ số VN-Index là 217.1), trên 80% nhà đầu tư bị
thua lỗ nặng. Đây là giai đoạn lòng tin của các nhà đầu tư bị suy giảm.
Từ tháng 10/2001 đến tháng 10/2003 cung hàng hoá chứng khoán tiếp
tục tăng lên cho tới 19 cổ phiếu của 19 công ty niêm yết và 34 loại trái phiếu. Trong
khi đó các cơ quan quản lý lại tiếp tục bơm thêm hàng hóa vào thị trường làm giá
thị trường lại tăng thêm mức độ trầm lắng. Chỉ số VN-Index xoay quanh 190 điểm,
giá các cổ phiếu giao động nhỏ, thậm chí có nhiều loại cổ phiếu không giao dịch,
đại đa số các trái phiếu không giao dịch. Đặc biệt là ngày 20/9/2002 đến
10/02/2003, lòng tin của công chúng liên tục giảm sút rõ rệt do cả về phía công tác
tổ chức vận hành thị trường lẫn hàng hoá trên thị trường tập trung có những vấn đề
từ phía công ty (kế hoạch dề ra quá cao nên không đạt được mục tiêu đề ra như
công ty Bibica, hay việc gian lận về hoàn thuế giá trị gia tăng từ công ty Canfoco
dẫn đến giá cổ phiếu CAN bị đình chỉ giao dịch). Chỉ số giá chứng khoán VN-Index

tụt xuống mức dưới 170 điểm và mức thấp kỷ lục là 130.9 điểm (tại phiên giao dịch
562 ngày 24/10/2003).
Theo đánh giá của Trung tâm giao dịch chứng khoán thành phố Hồ
Chí Minh năm 2002, chỉ số VN-Index vẫn giảm sút và chỉ xoay quanh mức 200
điểm, cách xa mức 300 điểm cuối tháng 11/2001 và cho đến cuối tháng 3/2003 chỉ
số này giảm xuống còn 180 điểm. Trước tình hình đó Trung tâm đã chính thức tăng
số phiên giao dịch trong tuần từ 3 đến 5 phiên kể từ ngày 1/03/2002 nhằm kích cầu
và ngăn chặn xu hướng giảm sút của chỉ số giá chứng khoán , tuy nhiên cách làm
này cũng làm cho chỉ số VN-Index chững lại và tăng không nhiều.
Từ tháng 6 đến hết tháng 10 năm 2002, xu hướng giảm cả về chứng
khoán cả về khối lượng giao dịch từng phiên lại bắt đầu quay trở lại. Trong thời
10
gian này, việc tổ chức niêm yết công bố thông tin không chính xác về tình hình hoạt
động kinh doanh của mình đã khiến lòng tin của nhà đầu tư đối với thị trường bị
lung lay. Chỉ số VN-Index từ 210 điểm vào thời điểm tháng 5/2002 đã giảm liên tục
và đạt mức thấp nhất là 174.62 vào phiên giao dịch ngày 07/11/2002. Đây không
chỉ là mức thấp nhất của chỉ số VN-Index trong năm 2002 mà còn là mức thấp nhất
kể từ đầu năm 2001. Đúng trong thời gian này, cổ phiếu của công ty đồ hộp Hạ
Long bị ngưng giao dịch do những gian lận trong việc khai báo hoàn thuế giá trị gia
tăng càng làm xói mòn lòng tin của nhà đầu tư.
Tuy hoạt động trong thời gian qua không sôi động nhưng nguyên
nhân chính hoàn toàn không phải do hoạt động kinh doanh kém của các tổ chức
niêm yết. Doanh thu 9 tháng đầu năm 2002 đều đạt mức tăng trưởng cao hơn cùng
kỳ năm 2001 từ 5 đến 20%. Thị giá cổ phiếu giảm trong thời gian dài và đã xuống
mức thấp nhất là 130.9 điểm. Nhưng điều đáng nói ở đây là giá cổ phiếu giảm trong
khi tình hình sản xuất kinh doanh của các công ty niêm yết vẫn còn dẫu hiệu tốt.
Năm 2002, hầu hết các công ty đều có doanh thu và lợi nhuận tăng so với năm 2001
và đều hoàn thành kế hoạch năm 2002.
Về các giao dịch trái phiếu thì trong giai đoạn từ tháng 7/2000 đến
tháng 12/2002, trừ một số ít các nhà đầu tư có tổ chức, phần lớn các nhà đầu tư

chưa quan tâm đến các loại trái phiếu niêm yết. Chỉ tính trong năm 2002, khối
lượng trái phiếu giao dịch bình quân mỗi phiên là 2.595 trái phiếu, tương ứng với
giá trị 252.655.500 VNĐ kể cả giao dịch thoả thuận, trong đó các con số này đối
với cổ phiếu là 151.339 cổ phiếu, tương ứng với 4.064.956.156 VNĐ. Nguyên nhân
của hiện tượng này có thể là do khả năng hưởng chênh lệch giá khi mua bán trái
phiếu không cao như cổ phiếu, lãi suất ngân hàng tại thời điểm này là khá hấp dẫn.
Giai đoạn từ tháng 1/2003, tình hình giao dịch chứng khoán trên thị
trường cũng không có gì là sáng lên, thị trường cổ phiếu gần như đóng băng. Các
nhà đầu tư đã chuyển hướng sang kinh doanh trái phiếu. Giá một loại cổ phiếu đã
xuống dưới mệnh giá, các giải pháp mang tính kỹ thuật của Uỷ ban chứng khoán
Nhà nước và Trung tâm giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh dường như
bất lực trước sự tuột dốc của thị trường.
Về chỉ số VN-Index, nếu so sánh giá đóng cửa phiên giao dich đầu
tiên của năm 2003 thì chỉ số trung bình giá chứng khoán không thay đổi bao nhiêu.
Mức chênh lệch giữa hai giai đoạn này chỉ là -16.47 điểm, tương ứng với 9.87%.
Tuy nhiên trong suốt cả năm 2003, mức biến động của chỉ số này được thiết lập vào
11
ngày 24/10/2003 tại mức điểm 130.9 điểm, chênh lệch so với mức cao nhất kể trên
là -52.51 điểm, tương ứng với -40.18%.
Như vậy, trong suốt thời gian từ đầu năm đến tháng 10/2003, chỉ số
VN-Index liên tục biến động theo xu hướng giảm sút rõ rệt, chỉ gián đoạn trong thời
gian rất ngắn, không đủ để thay đổi xu hướng biến động. Ngược lại với tình hình
trên thì trong hai tháng, từ đầu tháng 11 đến cuối tháng 12, xu hướng biến động của
chỉ số này đã đảo ngược lại, với mức độ tăng lên nhanh chóng.
Tình hình giao dịch khớp lệnh trong năm 2003 cũng biến động cùng
chiều với xu hướng tăng giảm cầu chỉ số VN-Index. Theo các số liệu thống kê, khối
lượng giao dịch khớp lệnh bình quân phiên cổ phiểu tổng khoảng thời gian từ đầu
năm 2003 đến cuối tháng 10/2003 chỉ đạt 77.201 cổ phiếu, trong khi khối lượng
giao dịch trong hai tháng cuối năm đạt mức bình quân 168.196 cổ phiếu, tức là cao
hơn khối lượng bình quân của giai đoạn trước 2.18 lần. Trong số 22 cổ phiếu niêm

yết cho đến ngày 31/12/2003, cổ phiếu REE vẫn tiếp tục là cổ phiếu có tỷ trọng giao
dịch cao nhất trên thị trường với khối lượng giao dịch bình quân đạt 34.678 cổ
phiếu. Trong khi đó khối lượng bình quân thấp nhất toàn thị trường thuộc về cổ
phiếu TS4 với mức giao dịch trung bình đạt 432 cổ phiếu, tức là thấp hơn khối
lượng bình quân giao dịch của cổ phiếu REE đến 80 lần.
Khối lượng giao dịch khớp lệnh của cổ phiếu cao nhất trong năm
được thực hiện vào ngày 17/11/2003 với 506.350 cổ phiếu.Trong phiên giao dịch
này, chỉ riêng cổ phiếu REE đã được giao dịch với khối lượng 237.710 cổ phiếu,
chiếm tỷ trọng 46,35% khối lượng giao dịch toàn thị trường của phiên đấy. Ngược
lại, phiên giao dịch có khối lượng giao dịch thấp nhất trong năm được thực hiện vào
ngày 24/7/2003 với 23.210 cổ phiếu được giao dịch.Giao dịch thoả thuận, nếu như
khối lượng giao dịch thoả thuận năm 2002 đạt trên 6.000.000 cổ phiếu thì trong
năm 2003 đã giảm xuống còn xấp xỉ 4,5 triệu. Tương ứng với tỷ lệ giảm 25,89 %.
Khối lượng giao dịch thoả thuận cao nhất năm được thực hiện vào ngày 18/11/2003
với trên 241.000 cổ phiếu được giao dịch. Toàn bộ khối lượng này thuộc về giao
dịch cổ phiếu LAF, cũng là giao dịch bán ra của nhà đầu tư nước ngoài.
Trong số 22 cổ phiếu niêm yết, khối lượng giao dịch thoả thuận cao
nhất thuộc về cổ phiếu GMD với trên 775.000 cổ phiếu được giao dịch. Ngược lại,
có 4 cổ phiếu không hề giao dịch thoả thuận là BTC, DPC, HAS và PMS.
Trong tình hình thị trường diễn biến không thuận lợi vào những đầu
tháng 5, sự tham gia của nhà đầu tư nước ngoài là yếu tố quan trọng, có thể tác
động tích cực đến hoạt động giao dịch. Tổng cộng khối lượng giao dịch khớp lệnh
12
và thoả thuận là trên 3.000.000 cổ phiếu, tăng hơn 500.000 cổ phiếu so với năm
trước, trong đó bao gồm cả giao dịch 200.000 trái phiếu Chính phủ, là giao dịch trái
phiếu đầu tiên của nhà đầu tư nước ngoài vào thời điểm đó kể từ khi thị trường
được thành lập. Sự kiện quan trọng nhất trong năm đánh dấu sự khuyến khích nhà
đầu tư nước ngoài tham gia vào giao dịch là việc Chính phủ cho phép nâng tỷ lệ
nắm giữ cổ phiếu của nhà đầu tư nước ngoài từ 20% lên 30%. Trong năm 2003, 4
cổ phiếu được nhà nước ngoài mua nhiều nhất đó là: GMD, BT6, AGF, SAM. Đây

cũng là cổ phiếu của các tổ chức niêm yết có hiệu quả hoạt động sản xuất kinh
doanh được giới đầu tư đánh giá là cao nhất trên thị trường trong năm 2003.
2.1.3. Giai đoạn từ cuối tháng 10/2003 đến tháng 7/2004.
Trong giai đoạn này thị trường chứng khoán đã có những chuyển
biến hết sức tích cực. Chỉ số VN-Index ở mức thấp nhất là 130,9 điểm ( phiên thứ
562-ngày 24/10/2003) đã tăng lên 159,98 điểm (phiên 672 ngày 21/1/2003) và từ đó
thị trường đã có nhiều dấu hiệu phục hồi. Có những cổ phiếu trong khoảng thời gian
từ tháng 10/2003 đến nay đã tăng giá100% như REE, BBC, VTC, còn lại đều tăng
khoảng từ 30 đến 40%.
Điều này xuất phát từ hai nguyên nhân chính: thứ nhất là do tình hình
sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp niêm yết ngày càng tốt, thứ hai là do
trong thời gian qua Đảng Cộng Sản Việt Nam đã có nhiều biện pháp tích cực để
bình ổn và tạo điều kiện cho thị trường chứng khoán phát triển. Hội nghị lần thứ IX
BCH TW Đảng Cộng Sản Việt Nam xác định cần phải “hoàn thiện và mở rộng
nhanh hoạt động của thị trường chứng khoán để sớm trở thành một kênh dẫn vốn có
hiệu quả cho đầu tư phát triển. Khuyến khích, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp,
nhất là các doanh nghiệp lớn của nhà nước hoạt động có hiệu quả chuyển thành
công ty cổ phần, phát hành cổ phiếu, trái phiếu tham gia thị trường chứng khoán ”.
Bên cạnh đó, sự tham gia mạnh mẽ của nhà đầu tư nước ngoài khi có sự nới lỏng tỷ
lệ nắm giữ của nhà đầu tư nước ngoài từ 20% lên 30% đã làm cho thị trường sôi
động hơn. Theo các chuyên gia chứng khoán, so với thời điểm 31/10/2003, thị
trường cổ phiếu đã tăng khoảng 57%. Tuy nhiên, có sự phân hoá về mức tăng của
các nhóm cổ phiếu.
2.1.4. Giai đoạn từ tháng 7/2004 cho đến cuối tháng 12/2005.
Đây là giai đoạn tích cực và phát triển của thị trường chứng khoán
Việt Nam, là giai đoạn mà Trung tâm giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí
Minh đã hoạt động khá sôi động và có hiệu quả.
13
Vào ngày 21/3/2005, Trung tâm giao dịch chứng khoán thành phố Hồ
Chí Minh đã chào mừng phiên giao dịch thứ 1000 trên thị trường chứng khoán Việt

Nam. Những lúc này đây dư luận đã quan tâm nhiều hơn đến thị trường chứng
khoán, đến các nhà phát hành. Cho đến lúc này thị trường sơ cấp mới được đặt đúng
chỗ: thị trường sơ cấp là gốc, là nền tảng tạo ra hàng, tạo ra những người nắm cổ
phiếu và có nhu cầu trao đổi với nhau để thị trường thứ cấp hoạt động.
Nếu như những phiên giao dịch đầu tiên Trung tâm giao dịch mới chỉ
có khoảng một vài nghìn người Việt Nam biết đến thì đến nay có hàng triệu người
Việt Nam quan tâm đến thị trường chứng khoán. Nổi trội nhất vẫn là sự trưởng
thành của các nhà đầu tư tâm lý bầy đàn hầu như không còn xuất hiện, cách đầu tư
được chuyển từ cảm tính sang lý tính theo những căn cứ là sự phát triển của doanh
nghiệp và toàn nền kinh tế.
Bước vào phiên giao dịch thứ 1000, chỉ sổ VN- Index bằng với phiên
đầu năm 2005. Thú vị hơn là VN- Indexx tăng đến 5,1% chỉ trong 4 phiên giao dịch
đầu tuần qua và đạt đến điểm tương đương mức đỉnh của chu kì giảm giá từ tháng 6
/2004 đến nay. Giá trị giao dịch trung bình của thị trường từ phiên 1000 đến phiên
1004 đột nhiên tăng vọt lên 12,8 tỷ đồng/phiên, gấp 4 lần so với mức bình quân
3,13 tỷ đồng/phiên của 48 phiên đầu năm 2005 và mức bình quân 998 phiên giao
dịch là 3.78 tỷ đồng/phiên. với nhiều nhà đầu tư, cơ hội dường như đã chín muồi
trong mắt họ khi khối lượng giao dich tăng lên đột ngột và giá cổ phiếu tăng sau
một thời gian dài ổn đình. Nhà đầu tư đến thị trường đông hơn và tiền đổ vào các tài
khoản cá nhân đã nhiều hơn. Diễn đàn website vietstock.com.vn cho rằng “ con
gấu” VN-Index đã vươn vai thức dậy sau thời gian dài ngủ đông.
Bảng quy mô giao dịch chứng khoán từ 01/01/2005 đến 01/01/2006:
Loại giao dịch Khớp lệnh Thoả thuận Tổng cộng
Giá trị giao dịch 44.780.683.913 4.454.847.118 49.235.531.031,30
Khối lượng giao dịch 617.341.230 22.771.284 673.112.514,00
2.1.5. Giai đoạn từ đầu năm 2006 đến nay.
Năm 2006, thị trường chứng khoán Việt Nam tăng trưởng nhanh trên
thế giới; chỉ số VN-Index đạt kỷ lục trong hơn 6 năm qua. Bên cạnh đó, luật chứng
khoán đã tạo ra một cuộc đua mới, và chứng khoán trở thành kênh đầu tư hấp dẫn
nhất. Với sự kiện Việt Nam gia nhập WTO khiến thị trường chứng khoán tăng

nóng; việc cắt giảm ưu đãi thuế các doanh nghiệp đua nhau lên sàn; tổng giá trị thị
trường cổ phiếu chiếm trên 25% GDP cả nước. Chỉ số VN-Index của thị trường
chứng khoán Việt Nam đạt gần 600 điểm vào đầu tháng 4 là chỉ số tăng trưởng
nhanh thứ hai trên thế giới chỉ sau Zimbabwe; nhưng đến cuối năm 2006 chỉ số VN-
14
Index tiếp tục tăng 30%, đạt 751,77 điểm, tăng 144,8% so với cuối năm 2005. Năm
2006, Việt Nam chính thức ghi dấu là thị trường chứng khoán tăng trưởng nhanh
nhất thế giới.
Ngày 11/12 trong tổng 64 cổ phiếu với 2 chứng chỉ quỹ đang niêm yết
tại sàn giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh, có tất cả 37 chứng khoán
tăng giá, 19 chứng khoán giảm giá nhẹ, 10 mã còn lại không thay đổi. Trong đó có
25 cổ phiếu tăng kịch trần gồm: GMD, KDC, REE, SAM, VSH … Đây cũng là cổ
phiếu có khối lượng giao dịch lớn đạt giá trị trên 10 tỷ đồng. Chính các cổ phiếu
này góp phần sự tăng trưởng của thị trường cũng như của VN-Index.
Ngày 20-12 -2006, VN-Index đạt 809,86 điểm khiến tất cả các nhà đầu tư trong và
ngoài nước phải thừa nhận tỷ suất lợi nhuận cực cao của thị trường chứng khoán
Việt Nam. Đây là chỉ số VN-Index đạt mức cao nhất kể từ khi thị trường chứng
khoán chính thức hoạt động 28-7-2000. Điều này cũng khiến hàng loạt quỹ đầu tư
nước ngoài đã và đang gấp rút tìm kiếm cơ hội đầu tư tại thị trường mới nổi nhưng
rất hấp dẫn.
Năm 2006 cổ phiếu ngân hàng thành công rực rỡ. Ngân hàng Á Châu
với phương án phát hành trái phiếu chuyển đổi thành công đến mức khiến giới đầu
tư và hàng loạt ngân hàng khác cũng phát hành trái phiếu như Ngân hàng Sài Gòn,
Ngân hàng Quân đội…giá các cổ phiếu và trái phiếu chuyển đổi của những ngân
hàng này liên tục tăng mạnh. Năm 2006 ghi nhận cổ phiếu đầu tiên ngành ngân
hàng lên niêm yết là Sacombank, cổ phiếu có quy mô vốn cao nhất trên Trung tâm
giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh.
Theo Công văn số 10997/CV-BTC của Bộ Tài chính ngày 8-9-2006,
các doanh nghiệp lên niêm yết và đăng ký giao dịch trên thị trường chứng khoán
sau ngày 31-12-2006 không được hưởng ưu đãi miễn giảm 50% thuế thu nhập

doanh nghiệp trong 2 năm liên tiếp kể từ ngày lên sàn như trước đây, tạo ra cuộc
đua thứ hai trên thị trường chứng khoán là đua lên sàn. Chỉ trong tháng 12 có đến
51 chứng khoán mới niêm yết tại Trung tâm giao dịch chứng khoán thành phố Hồ
Chí Minh.
Tổng giá trị vốn hóa thị trường của cổ phiếu toàn thị trường chứng
khoán Việt Nam đạt 240.000 tỷ đồng, tương đương 15 tỷ USD, chiếm 25% GDP cả
nước. Trong đó, giá trị thị trường cổ phiếu niêm yết tại Trung tâm giao dịch chứng
khoán thành phố Hồ Chí Minh đạt 148.000 tỷ đồng, tương đuơng 9 tỷ USD, chiếm
15,36 GDP.
Nhìn lại những "nét son" trên thị trường chứng khoán Việt Nam năm
2006, nhiều nhà đầu tư đang tin tưởng vào triển vọng tốt đẹp trong năm 2007. Đầu
15
tư vào chứng khoán sẽ tiếp tục là một trong những kênh đầu tư hấp dẫn nhất trong
năm 2007.
Phiên giao dịch ngày 19-1, giá cổ phiếu tăng kỷ lục, đẩy chỉ số VN-
Index lần đầu tiên vượt qua ngưỡng 1.000 điểm, đóng cửa ở mức 1.023,05 điểm,
tăng 39,96 điểm so với phiên giao dịch trước, đánh dấu mốc phát triển quan trọng
của thị trường chứng khoán Việt Nam.
Nguyên nhân khiến thị trường chứng khoán Việt Nam nóng bỏng
trong phiên giao dịch này là một loạt thông tin tích cực đối được đăng tải trên các
phương tiện thông tin đại chúng trong 2 ngày qua. Và thông tin về bảng xếp hạng
mới nhất của Tạp chí tài chính Motley Fool là Thị trường chứng khoán Việt Nam có
tiềm năng sinh lời thứ 3 thế giới; cùng với thông tin giới tài chính quốc tế tiếp tục
tin tưởng vào thị trường chứng khoán Việt Nam và coi đây là một trong những điểm
đến hàng đầu trong năm nay. Kỳ vọng vào tiềm năng của thị trường, các nhà đầu tư
tiếp tục mua vào và đẩy giá lên cao.
Phiên giao dịch ngày 25-1-2007, giá cổ phiếu trên thị trường tiếp tục
giảm mạnh, kéo chỉ số VN-Index xuống dưới mức 1.000 điểm, còn 988,86 điểm,
giảm 27,53 điểm so với phiên giao dịch trước. Đây là phiên giảm giá lớn nhất kể từ
đầu năm 2007. Sang tới phiên giao dịch 1471, ngày 29/01/2007 chỉ số VN-Index

sau 3 phiên giảm liên tục, phiên này đã tăng 20,79 điểm so với phiên trước, đạt
995,55 điểm. Tổng khối lượng giao dịch trên toàn thị trường là 10.632.640 chứng
khoán với tổng giá trị 1.163,255 tỷ đồng.
Tựu chung lại, thì hoạt động tại Trung tâm giao dịch chứng khoán
TP.Hồ Chí Minh mặc dù tại thời điểm này còn nhiều vấn đề bất cập về chất lượng
cũng như số lượng hàng hoá, nhưng do đặc thù của hoàn cảnh của lịch sử phát triển
của kinh tế nước nhà thì thị trường chứng khoán Việt Nam cũng như trung tâm giao
dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh với những thành tích đạt được trong
những năm qua là khá nổi trội. Vì thế tất cả chúng ta tin rằng, với sự nỗ lực của
Đảng và Nhà nước cũng như của toàn thể các bộ ngành liên quan thì thị trường
chứng khoán của Việt Nam sẽ phát triển, quy mô sẽ được tăng lên cả về chất lượng
và số lượng, nâng cao vị thế của Trung tâm giao dịch chứng khoán thành phố Hồ
Chí Minh trên thị trường chứng khoán.
2.2. Thành tựu đạt được của Trung tâm giao dịch chứng khoán thành
phố Hồ Chí Minh từ khi thành lập đến nay.
Tại thời điểm ra đời, Trung tâm giao dịch chứng khoán thành phố Hồ
Chí Minh gặp rất nhiều khó khăn như: hệ thống luật pháp Việt Nam nói chung chưa
được hoàn thiện, các văn bản, điều chỉnh hoạt động trên thị trường chứng khoán còn
nhiều bất cập, đội ngũ quản lý điều hành chưa có kinh nghiệm thực tiễn, sự hiểu
16
biết của công chúng đầu tư vào thị trường chứng khoán còn hạn chế… Tuy vậy với
sự quan tâm rất lớn của chính phủ, các Bộ ngành nên qua hơn 6 năm hoạt động
Trung tâm giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh đã phát triển nhiều mặt,
thực hiện tốt vai trò tổ chức và vận hành các hoạt động giao dịch chứng khoán tập
trung thông suốt, an toàn và hiệu quả. Trong thời gian qua, hàng hoá trên Trung tâm
giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh đã được nâng cao rất nhiều cả về
chất lượng và số lượng.
Số lượng chứng khoán niêm yết tăng dần qua các năm. Tính cho đến
hết ngày 31/12/2006, toàn bộ thị trường đã có 106 công ty, 2 quỹ đầu tư và 367 loại
trái phiếu được niêm yết với tổng giá trị niêm yết là 72.396.521 triệu đồng. Dự kiến

trong thời gian tới số cổ phiếu niêm yết tại Trung tâm sẽ tăng lên rất nhiều do Chính
phủ đã có chủ trương đẩy mạnh cổ phần hoá, đưa cổ phiếu của 4 ngân hàng thương
mại Nhà nước và 53 tập đoàn và tổng công ty lớn tham gia niêm yết trên thị trường.
Phần lớn các công ty có cổ phiếu niêm yết trên thị trường đều hoạt động kinh doanh
có lãi. Đa số công ty niêm yết đều thực hiện tốt các nghĩa vụ công bố thông tin theo
đúng quy định, duy trì tiêu chuẩn niêm yết và áp dụng nhằm nâng coa quản trị công
ty. Do đó, về chất lượng của các chứng khoán trên Trung tâm cũng được đảm bảo.
Hoạt động quản lý, điều hành thị trường tính cho đến thời điểm ngày 31/12/2006,
Trung tâm giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh đã tổ chức thành công
1451 phiên giao dịch. Các hoạt động giao dịch được diễn ra thông suốt. Bên cạnh
đó, Trung tâm luôn nghiên cứu các giải pháp, kiến nghị Chính phủ và Uỷ ban chứng
khoán Nhà nước ban hành những chính sách, quy định kịp thời để điều tiết thị
trường cho phù hợp với xu hướng phát triển và tạo ra môi trường đầu tư thông
thoáng, công bằng, đúng pháp luật đồng thời bảo vệ lợi ích chính đáng của nhà đầu
tư. Đó là việc điều chỉnh biên độ giá để phù hợp với từng giai đoạn phát triển của
thị trường; tăng phiên giao dịch từ 3 phiên/tuần lên 5 phiên/tuần; sử dụng các kỹ
thuật mới như: tăng từ một đợt khớp lệnh lên ba đợt trong một phiên giao dịch, chia
nhỏ lô giao dịch cổ phiếu từ 100 cổ phiếu xuống còn 10 cổ phiếu, giảm tỷ lệ ký quỹ
tiền mua chứng khoán giảm từ 100% xuống 70%, tăng tỷ lệ nắm giữ của nhà đầu tư
nước ngoài từ 20% lên 39% và 49% trên tổng khối lượng cổ phiếuniêm yết của một
tổ chức phát hành, không có giới hạn đối với trái phiếu; thay đổi phương thức giao
dịch trái phiếu, theo đó cổ phiếu chỉ được giao dịch theo phương thức thoả thuận,
không quy định khối lượng giao dịch, biên độ giao động giá, đơn vị giao dịch và
đơn vị niêm yết và nhiều chính sách giải pháp khác. Bên cạnh đó, hoạt động giám
sát giao dịch của trung tâm được tiến hành thường xuyên nhằm phát hiện và đề xuất
17
Thanh tra Uỷ ban chứng khoán nhà nước xử lý kịp thời các hành vi vi phạm. Nhờ
đó mà khả năng thanh khoản của các chứng khoán được đảm bảo nên chất lượng
chứng khoán được nâng cao.
Trong 1451 phiên giao dịch tính đến cuối năm 2006 thì có tổng khối

lượng giao dịch cổ phiếu đạt được 800 triệu cổ phiếu với tổng giá trị 42.743 tỉ đồng;
tổng khối lượng giao dịch trái phiếu đạt 908 triệu trái phiếu với tổng giá trị 93.000tỉ
đồng. Trong năm 2006, tổng khối lượng giao dịch của nhà đàu tư nước ngoài đạt
295 triệu chứng khoán tương đương 26.620 tỷ đồng. Ngoài ra, Trung tâm giao dịch
chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh đã được thực hiện 94 đợt đấu thầu trái phiếu
Chính phủ với tổng giá trị là 950 tỷ đồng, Trung tâm cũng đã thực hiện bán đấu giá
cổ phiếu lần đầu cho 120 doanh nghiệp Nhà nước, tổng số cổ phiếu bán được là 338
triệu cổ phiếu thu về cho Ngân sách Nhà nước hơn 10.000 tỷ đồng.
Qua hơn 6 năm hoạt động, số công ty chứng khoán thành viên Trung
tâm giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh không ngừng tăng về số lượng,
quy mô và chất lượng dịch vụ. Từ lúc chỉ có 3 công ty chứng khoán thành viên vào
thời điểm đầu, đến nay toàn thị trường đã có 21 công ty chứng khoán đăng ký làm
thành viên Trung tâm giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh với tổng số
vốn đăng ký là 2.600 tỷ đồng. Các thành viên của Trung tâm hầu hết được cấp giấy
phép hoạt động kinh doanh với 5 nghiệp vụ là môi giới, tự doanh, quản lý danh mục
đầu tư, bảo lãnh phát hành, tư vấn đầu tư. Số lượng tài khoản giao dịch chứng
khoán của nhà đầu tư mở tại các công ty chứng khoán thành viên tăng lên liên tục
qua từng năm và cho đến cuối năm 2006 đã có hơn 95.000 tài khoản giao dịch của
nhà đầu tư mở tại các công ty chứng khoán.
Với những sự phát triển về hoạt động quản lý, điều hành thị trường,
quản lý niêm yết, quản lý thành viên, quản lý giao dịch cho đến nay hàng hoá trên
Trung tâm giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh đã đạt được quy mô lớn
về số lượng và chất lượng cao.
Quy mô giao dịch toàn thị trường qua các năm trên Trung tâm giao dịch chứng
khoán thành phố Hồ Chí Minh:
Năm 2000 2001 2002 2003 2004 2005 6 tháng 2006
Khối lượng giao dịch 3.662.790 19.721.930 37.008.649 53.155.990 248.072.240 353.070.662 429.115.870
Cổ phiếu 3.641.000 19.028.200 35.715.939 28.074.150 72.894.288 94.846.187 179.252.194
Trái phiếu 21.790 693.730 1.292.710 25.081.840 171.679.232 232.110.825 213.542.266
Chứng chỉ quỹ 3.498.720 26.113.610 36.321.410

Giá trị giao dịch (tr.đ) 92.357 1.034.721 1.080.891 2.998.321 19.887.150 26.877.959 32.438.892
18
Cổ phiếu 90.215 964.020 959.330 205.022 1.970.969 2.784.291 9.703.144
Trái phiếu 2.143 70.702 121.561 2.896.299 17.883.282 23.837.589 21.728.477
Chứng chỉ quỹ 32.899 256.079 1.007.272
2.3. Một số nguyên nhân cơ bản dẫn đến số lượng hàng hoá chưa nhiều
và chất lượng hàng hoá chưa cao trên trung tâm giao dịch chứng khoán thành
phố Hồ Chí Minh.
2.3.1. Do tâm lý của các nhà đầu tư.
Lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán đã có hơn 6 năm
xây dựng và phát triển ở Việt Nam nhưng vẫn còn là lĩnh vực khá mới mẻ với đại
bộ phần công chúng ở nước ta. Trên thực tế, đa số dân chúng vẫn còn mơ hồ thậm
chí chưa có khái niệm cơ bản về lĩnh vực đầu tư chứng khoán. Hình thức gửi tiền
vào ngân hàng để hưởng lãi và đầu tư vào bất động sản là lĩnh vực quen thuộc và
được công chúng ưa chuộng tham gia thị trường nhưng có xu hướng cảm tính và
theo phong trào, bộ phận này có nhiều biểu hiện ảnh hưởng và chịu tác động bởi
hiệu ứng tâm lý “đám đông”.
Có thể nói tâm lý “đám đông” làm cho hoạt động trên Trung tâm giao
dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh không ổn định. Biểu hiện rõ nét là việc
mua bán chứng khoán ồ ạt, theo trào lưu của thị trường. Khi thị trường đang lên, thì
hầu hết các nhà đầu tư đều đặt lệnh mua và khi thị trường xuống thì ngược lại đăt
lệnh bán nhiều hơn, làm cho quan hệ cung cầu trên thị trường bị mất cân đối, dẫn
đến chỉ số cổ phiếu VN- Index hoặc liên tục tăng hoặc liên tục giảm trong thời gian
khá dài.
Trong 6 tháng cuối năm 2001 nhiều nhà đầu tư phải chịu những mất
mát không nhỏ khi chỉ số VN-Index liên tục giảm sút và điều này đã làm ảnh hưởng
rất nhiều tới tâm lý các nhà đầu tư chứng khoán. Giai đoạn đầu, thị trường chứng
khoán Việt Nam có giá cổ phiếu tăng một cách chóng mặt, nhiều nhà đầu tư bỏ tiền
vào mua cổ phiếu ở mức giá quá cao- giá ảo và thị trường quay trở lại tốc độ tăng
trưởng bình thường, giá cổ phiếu giảm dần theo đúng giá trị thực của nó, thì các nhà

đầu tư bị lỗ nặng. Tâm lý thua lỗ này ảnh hưởng đến sự đầu tư cả các nhà đầu tư,
làm họ chán nản. Hơn nữa, thông tư 110/2002TT-BTC của Bộ Tài chính về “hướng
dẫn thu, nộp, quản lý và sử dụng các khoản phí và lệ phí lĩnh vực ngân hàng, chứng
khoán và bảo hiểm” mới được ban hành đã góp phần làm tăng thêm tâm trạng chán
ngán nơi các nhà đầu tư, mặc dù trong đó có điều khoản quy định có lợi cho các nhà
đầu tư là mức phí giao dịch chỉ là 0.1% thay vì mức trần là 0.5%. Sang năm 2002,
tình hình thị trường tương đối trầm lắng, giao dịch chứng khoán có chiều hướng
giảm sút về khối lượng và giá chứng khoán. Giá giao dịch bình quân một phiên
19
giảm từ 5 tỷ đồng xuống 3 tỷ đồng trong tháng 9 và tháng 10 năm 2002. Đây là đợt
sụt giá kéo dài ảnh hưởng rất lớn đến tâm lý của các nhà đầu tư khi tham gia vào thị
trường chứng khoán .
2.3.2. Do số lượng niêm yết của các doanh nghiệp.
Một trong những nguồn cơ bản tạo ra hàng hoá cho thị trường chứng
khoán chính là các công ty cổ phần đã đủ điều kiện niêm yết. Nhưng cho đến thời
điểm này thì các công ty niêm yết trên Trung tâm giao dịch chứng khoán thành phố
Hồ Chí Minh là rất ít trên tổng số công ty hiện đang hoạt động. Một phần các công
ty, doanh nghiệp chưa thấy hết được vai trò của việc huy động vốn qua thị trường
chứng khoán, các doanh nghiệp nói chung vẫn chủ yếu dựa vào các Ngân hàng để
giải quyết nhu cầu vốn cho các hoạt động sản xuất kinh doanh, cung cấp dịch vụ.
Xuất phát từ trình độ và nhận thức về thị trường chứng khoán của nhiều cơ quan và
các đơn vị quản lý doanh nghiệp Nhà nước và của các doanh nghiệp thuộc mọi khu
vực kinh tế còn thấp nên nhiều doanh nghiệp kinh doanh tốt ha có những dự án mới
có triển vọng nhưng lại chưa biết sử dụng thị trường chứng khoán như một phương
tiện huy động vốn đại chúng, chưa hiểu được lợi ích của việc niêm yết, đăng ký
giao dịch trên thị trường chứng khoán.
Mặt khác, hiện nay đã có hàng trăm công ty đã cổ phần hoá nhưng
vẫn chưa có hàng hoá niêm yết trên thị trường. Đối với các doanh nghiệp cổ phần
hoá cho đến nay chủ yếu vẫn là các doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ, doanh
nghiệp làm ăn thua lỗ hoặc có nhiều bất cập trong quản lý, điều hành, nhiều vấn đề

tồn đọng về giải quyết nguồn nhân lực hoặc thuộc các lĩnh vựa kinh doanh ít lợi
nhuận, vì vậy một số doanh nghiệp bán đáu giá cổ phiếu ra công chúng nhưng
không có người mua. Tuy đã có hàng trăm công ty tổ chức đấu giá cổ phiếu công
khai trên thị trường nhưng tính đại chúng chưa cao, có nhiều doanh nghiệp tổ chức
bán đấu giá cổ phần nhưng chưa đảm bảo phát hành ra công chúng mà chỉ có một
vài tổ chức, các nhân mua hết lượng cổ phiếu đấu giá. Cũng chính vì vậy, cổ phiếu
của các công ty đã đấu giá chưa đáp ứng các tiêu chí đưa vào niêm yết và giao dịch
trên thị trường tập trung.
Bên cạnh đó doanh nghiệp phải tốn kém nhiều chi phí tư vấn, kiểm
toán, đầu tư lại phần mềm, tổ chức lại bộ máy kế toán để đảm bảo việc hạch toán
nhanh chóng kịp thời cung cấp các thông tin cho các nhà đầu tư. Bộ máy lãnh đạo
mất nhiều thời gian nghiên cứu về thị trường chứng khoán , nghiên cứu văn bản
pháp luật để tránh bị phạm luật, doanh nghiệp niêm yết còn chịu sự quản lý của nhà
nước của Uỷ ban chứng khoán và Trung tâm giao dịch chứng khoán thành phố Hồ
Chí Minh . Đa phần các doanh nghiệp cho rằng, khi ra niêm yết điều lệ tối thiểu trên
20
10 tỷ đồng, 2 năm liền họ sẽ chịu nhiều bất lợi như doanh nghiệp tham gia niêm yết
trên thị trường chứng khoán. Khi được niêm yết thì các doanh nghiệp phải thực
hiện rất nhiều nghĩa vụ so với trước khi ra niêm yết như: phải thực hiện chế độ tài
chính công khai công bằng và minh bạch; cung cấp thông tin nhanh chóng kịp thời;
phải áp dụng điều lệ mẫu cho công ty niêm yết khi đối thủ biết được nhiều thông tin
về họ; việc công khai niêm yết thông tin tài chính sẽ làm cho các đối tác và khách
hàng gia tăng áp lực giảm giá bán sản phẩm. Cộng thêm sự thiếu hiểu biết của công
chúng về thị trường chứng khoán , không biết mình tham gia thị trường chứng
khoán thì sẽ mua gì, bán gì ở đó. Khi tham gia thì quyền lợi của doanh nghiệp sẽ
được gì, mất gì. Ngoài ra, thủ tục hành chính khi doanh nghiệp xin giấy phép niêm
yết còn nhiều vướng mắc…
Tóm lại, những doanh nghiệp đủ điều kiện niêm yết tuy rằng lợi ích
tham gia là chưa rõ ràng, nhu cầu chưa cấp bách bản thân thị trường mới đi vàp hoạt
động trong khi đó tham gia thị trường thì gặp không ít những khó khăn. Do vậy, họ

có tâm lý dè dặt và tạm làm “khán giả” trên thị trường chứng khoán .
2.3.3. Do số lượng nhà đầu tư có tổ chức và số lượng các nhà đầu tư nước
ngoài còn ít.
Hiện nay theo báo cáo của Trung tâm giao dịch chứng khoán thành
phố Hồ Chí Minh số lượng tài khoản của các nhà đầu tư mở tại các công ty chứng
khoán là khá lớn (tới hơn 13000 tài khoản) song thực chất chỉ có 500-600 nhà đầu
tư thường xuyên giao dịch, số lượng nhà đầu tư có tổ chức rất ít (hiện chỉ có hơn 30
nhà đầu tư có tổ chức tham gia giao dịch trên thị trường chứng khoán ) chưa có quỹ
đầu tư chứng khoán và công ty quản lý quỹ đầu tư nào được thành lập. Xu hướng
của các nhà đầu tư hiện nay vẫn là đầu tư ngắn hạn, khi mà họ không đạt được lợi
tức mong đợi thị dẫn đến tình trạng rút vốn để đầu tư vào lĩnh vực khác.
Mặt khác sự tham gia đầu tư của các nhà đầu tư nước ngoài ở giai
đoạn này là khá khiêm tốn. Đến cuối tháng 12/2002 chỉ có 77 tài khoản của nhà đầu
tư nước ngoài được mở, trong đó cá nhân là 61 tài khoản. phần lớn, các nhà đầu tư
nước ngoài có xu hướng đặt lệnh mua nhiều hơn lệnh bán. Cụ thể, trong tổng số
5.096.200 cổ phiếu đựơc mua bán với các nhà đầu tư nước ngoài năm 2004 thì đã
có 4.909.000 cổ phiếu là do nhà đầu tư mua vào. Bên cạnh đó qua theo dõi kết quả
các phiên giao dịch trong giai đoạn này cho thấy, các nhà đầu tư trong nước thường
có xu hướng mua bán chứng khoán theo đuôi nhà đầu tư nước ngoài. Quan sát diễn
biến thị trường cho thấy, cứ mỗi lần nhà đầu tư nước ngoài tập trung mua bán ra
một loại cổ phiếu với khối lượng lớn thì giá, khối lượng và giá trị giao dịch của cổ
phiếu đó tăng lên kèm theo sự tham gia mua bán của các nhà đầu tư trong nước.
21
Phần lớn các nhà đầu tư nước ngoài là những người có kinh nghiệm trong đầu tư
chứng khoán , trong khi yếu tố này lại thiếu đối với các nhà đầu tư trong nước.
2.3.4. Do môi trường pháp lý.
Xét từ góc độ chính sách, thể chế và pháp luật, Việt Nam vẫn chưa có
những chính sách hợp lý, thể chế chưa hoàn thiện và luật pháp vẫn còn chồng chéo
chưa đồng bộ. So với những năm đầu khi xây dựng và phát triển thị trường chứng
khoán ở Việt Nam thì hệ thống pháp luật hiện hành đã có nhiều chuyển biến căn

bản, song vẫn còn nhiều khoảng trống trong việc quản lý nhứng hoạt động công
khai, minh bạch, chưa điều chỉnh một cách thống nhất và đồng bộ các công ty đại
chúng về hoạt động phát hành ra công chúng, quản trị công ty, về thiết kế kiểm
toán, thông tin minh bạch công khai thường xuyên…
Hoạt động phát hành chứng khoán ra công chúng của các loại hình
doanh nghiệp cho đến nay vẫn chưa được pháp luật điều chỉnh một cách thống nhất.
Các quy định đối với hoạt động phát hành ra công chúng không thống nhất, không
bình đẳng đối với mọi đối tượng. Chính sự bất bình đẳng về luật pháp làm cho
nhiều doanh nghiệp vẫn có thể phát hành đại chúng mà không bị quản lý, không
phải công khai thông tin, không phải áp dụng cách thức quản trị công ty phù hợp.
Các công ty đã là đại chúng không cần niêm yết trên thị trường chứng khoán vẫn có
thể huy động vốn đại chúng mà không bị pháp luật điều chỉnh. Điều này là một
trong những nguyên nhân chưa khuyến khích thúc đẩy việc niêm yết và giao dịch
chứng khoán trên Trung tâm giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh.
Mặt khác, các quy định pháp luật chuyên ngành về phát hành và niêm
yết chứng khoán tuy đã bước đầu đáp ứng yêu cầu của thị trường, nhưng vẫn chưa
thực sự phù hợp, linh hoạt và chưa thực sự tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp phát
hành, niêm yết và đăng ký giao dịch, chẳng hạn như việc quy định một tiêu chuẩn
cứng duy nhất của tất cả các loại hình tổ chức phát hành hay niêm yết là chưa đầy
đủ và hợp lý, chưa khuyến khích nhiều loại hình tổ chức phát hành và niêm yết.
Do môi trường pháp lý chưa đồng bộ và ổn định nên ảnh hưởng đến chất lượng và
số lượng của chứng khoán giao dịch trên Trung tâm giao dịch chứng khoán thành
phố Hồ Chí Minh.
2.3.5. Tiến trình cổ phần hoá các doanh nghiệp Nhà nước diễn ra qua
chậm.
Sau khi nền kinh tế chuyển sang kinh tế thị trường có sự quản lý của
Nhà nước thì một vấn đề được đặt ra và thực hiện ngay khi đó là cổ phần hoá các
doanh nghiệp Nhà nước. Đó là điều tất yếu vì ngân sách nhà nước không thể ‘bao”
cho một khối lượng doanh nghiệp lớn như vậy. Đa số các doanh nghiệp nhà nước
22

làm ăn thua lỗ, kém hiệu quả, đặc biệt năm 1996 chuẩn bị cho thị trường chứng
khoán ra đời thì tốc độ cổ phần hoá mặc dù đạt được những kết quả đáng khích lệ
nhưng còn rất nhiều hạn chế. Hiện nay, tốc độ cổ phần hoá ở một số địa phương và
ở một số ngành nghề có nhiều lợi nhuận còn rất chậm, như trong lĩnh vực Ngân
hàng theo kế hoạch thì đến năm 2008 mới cổ phần hoá hết các Ngân hàng thương
mại Nhà nước, hay như trong các lĩnh vực dầu khí, dược, bảo hiểm, hàng không,
than, hoá chất, bưu điện, viễn thông… đây đều là các lĩnh vực then chốt, quy mô
lớn, làm ăn hiệu quả ở trong nước. Điều này là một nguyên nhân quan trọng dẫn
đến tỷ lệ doanh nghiệp niêm yết và đăng ký giao dịch trên Trung tâm giao dịch
chứng khoán chỉ chiếm gần 2% so với tổng doanh nghiệp Nhà nước đã cổ phần hoá.
2.3.6. Do hệ thống công bố thông tin, giám sát và điều hành thị trường
trên Trung tâm giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh còn yếu kém,
thiếu tính linh hoạt, kịp thời.
Hiện nay, đội ngũ cán bộ, nhân viên am tường về chứng khoán còn
giới hạn, kinh nghiệm còn thiếu, trình độ chưa cao. Thêm vào đó, hệ thống điện tử
của Trung tâm giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh còn lạc hậu. Vụ
“sập” sàn giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh vào ngày 08/12/2006 đã
gây hoang mang cho rất nhiều nhà đầu tư khi toàn bộ hệ thống giao dịch điện tử của
Trung tâm giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh và hơn 20 công ty chứng
khoán bị tê liệt, các bảng giao dịch trực tuyến trống trơn không có bất cứ số liệu nào
nên Trung tâm đã phải ngừng giao dịch ít phút sau khi mở cửa. Vào ngày
26/01/2007, bảng chứng khoán điện tử lại bị lỗi, mã cổ phiếu PPC của Nhiệt điện
Phả lại xuất hiện 2 lần trên bảng điện tử. Số liệu mã chứng khoán khác cũng lệch rất
nhiều so với thực tế nên vào đầu phiên giao dịch có rất ít nhà đầu tư lên sàn. Rất
may Trung tâm giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh đã phát hiện lỗi sớm
và nhanh chóng khắc phục sự cố đến 8 giờ 30 bảng giao dịch trở lại hoạt động bình
thường. Qua sự việc lần này cũng như sự số “sập sàn” trước đây, nhiều nhà đầu tư
lo lắng với mức độ nóng của thị trường chứng khoán hiện nay mà hệ thống cơ sở hạ
tầng của các Trung tâm giao dịch cũng như công ty chứng khoán không được nâng
cấp thì sẽ rất nguy hiểm cho các nhà đầu tư, bởi đây là một trong số những cơ sở để

họ ra quyết định mua bán chứng khoán. Mà khi có hoạt động giao dịch của các nhà
đầu tư sẽ phản ánh được chất lượng của hàng hoá hoạt động trên thị trường. Từ đó
giúp các doanh nghiệp đưa ra các quyết định đúng đắn cho doanh nghiệp trong việc
niêm yết mới, bổ sung các chứng khoán kịp thời, góp phần tăng số lượng hàng hoá
trên Trung tâm.
23
Chương III: GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG VÀ SỐ LƯỢNG
CHO HÀNG HÓA TẠI TRUNG TÂM GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
3.1. Giải pháp ổn định kinh tế vĩ mô và phát huy nhịp độ tăng trưởng
kinh tế.
Đây là giải pháp bao trùm vì thị trường chứng khoán không chỉ phụ
thuộc vào bản thân nó mà sâu xa hơn là nó phụ thuộc vào chính môi trường mà nó
đang tồn tại. Thật vậy, một nền kinh tế tăng trưởng vững chắc sẽ cung cấp cho thị
trường chứng khoán những hàng hoá có chất lượng cao, số lượng nhiều và chủ thể
tham gia vào thị trường chắc chắn sẽ sôi động. Điều đó được thể hiện bằng sự ra đời
của thị trường chứng khoán Singapo trước đây. Ngược lại, một nền kinh tế suy thoái
hay kém năng động thì hoạt động của các doanh nghiệp sẽ khó khăn, do đó thị
trường mà các chủ thể tham gia sẽ kém sôi động. Số luợng hàng hoá trong thị
trường sẽ ít đi và kém chất lượng. Khi đó thị trường hoạt động sẽ kém hiệu quả và
bất ổn. Ví dụ như thị trường chứng khoán Nhật Bản hay Mỹ chỉ cần một dấu hiệu
suy thoái của nền kinh tế thì tác động ngay đến thị trường chứng khoán ngay tức
khắc. Đối với Việt Nam cũng vậy, muốn thị trường chứng khoán phát triển thì nền
kinh tế phải giữ được tốc độ tăng trưởng ổn định. Sau sự suy thoái liên tục trong
giai đoạn 1995-1999 thì từ năm 2000 cho đến nay tốc độ tăng trưởng của nền kinh
tế nước ta cũng đã làm sáng sủa đôi chút cho nền kinh tế nói chung và cho thị
trường chứng khoán nói riêng. Sự tăng trưởng của nền kinh tế đã thổi một luồng gió
mát cho thị trường bởi các doanh nghiệp làm ăn hiệu quả hơn, môi trường đầu tư
hấp dẫn hơn, từ đó kéo người đầu tư đến với thị trường nhiều hơn cũng như các
công ty niêm yết sẽ tăng và đặc biệt là nguồn vốn nước ngoài sẽ chảy vào nền kinh

tế nhiều hơn.
Đặc biệt với sự kiện Việt Nam gia nhập vào Tổ chức thương mại kinh
tế Thế giới vào tháng 11/2006 đã mở ra nhiều cơ hội phát triển cho thị trường chứng
khoán Việt Nam. Theo cam kết trong đàm phán với các thành viên Tổ chức Thương
mại Thế giới (WTO), sau 5 năm gia nhập, Việt Nam sẽ chính thức rộng cửa đón các
công ty chứng khoán nước ngoài vào hoạt động.Cánh cửa hội nhập của thị trường
chứng khoán Việt Nam thực sự rộng mở khi các nhà đầu tư nước ngoài được phép
thành lập doanh nghiệp chứng khoán 100% vốn trực thuộc.Cũng từ thời điểm sau 5
năm kể từ khi Việt Nam gia nhập WTO, các nhà cung cấp dịch vụ chứng khoán
nước ngoài sẽ được thành lập chi nhánh ở những loại hình như cung cấp dịch vụ
quản lý tài sản như quản lý danh mục đầu tư, quản lý quỹ hưu trí, các dịch vụ lưu ký
và tín thác; dịch vụ tư vấn, trung gian và các dịch vụ phụ trợ liên quan đến chứng
24
khoán, bao gồm tư vấn và nghiên cứu đầu tư, danh mục đầu tư, tư vấn về mua lại
công ty, lập chiến lược và cơ cấu lại công ty. Nền kinh tế tăng trưởng ổn định chú
trọng khuyến khích đầu tư và tiết kiệm của công chúng; mức độ lạm phát được
kiềm chế vừa đủ để duy trì nền kinh tế phát triển; mức thâm hụt ngân sách trong
giới hạn an toàn, các chiến lược phát triển kinh tế, xoá đói giảm nghèo và tạo công
ăn việc làm được thực hiện có hiệu quả. Từ đó gián tiếp ảnh hưởng đến trung tâm
giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh một bộ phận quan trọng của thị
trường chứng khoán Việt Nam. Vì vậy, Nhà nước cũng như các bộ ngành cần duy
trì tốc độ tăng trưởng kinh tế ổn định, vững chắc như hiện nay và thực hiện tốt các
chỉ tiêu đề ra trong kế hoạch phát triển kinh tế của cả nước. Nó không chỉ mang tính
tích cực trong việc thúc đẩy tiến trình xây dựng chế độ xã hội chủ nghĩa thành công
mà còn thúc đẩy cho việc xây dựng, hoàn thiện thị trường chứng khoán Việt Nam
nói chung và sự phát triển của trung tâm giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí
Minh nói riêng.
3.2. Giải pháp hoàn thiện khuôn khổ pháp luật.
Xây dựng luật chứng khoán đồng bộ, hoàn chỉnh tạo cơ sở pháp lý
cho thị trường chứng khoán Việt Nam phát triển ổ định, an toàn, lành mạnh và hiệu

quả nhằm tạo lập một hệ thống văn bàn pháp luật đồng bộ điều chỉnh thị trường
chứng khoán một cách toàn diện, phù hợp với thực tiễn thị trường cũng như các
thông lệ và chuẩn mực Quốc tế. Để công tác tạo hàng cho thị trường chứng khoán
có thể thuận lợi và hiệu quả hơn phải triển khai Luật chứng khoán và các pháp luật
liên quan nhằm bình đẳng hoá các đối tượng doanh nghiệp có chứng khoán phát
hành đại chúng về mọi nghĩa vụ và quyền lợi, đặc biệt là nghĩa vụ công khai minh
bạch thông tin, các quyền lợi ưu đãi từ phía Nhà nước.
Bên cạnh đó, thường xuyên rà soát, sửa đổi, bổ sung các văn bản pháp
quy về thị trường chứng khoán để đảm bảo đáp ứng được thực tiễn phát triển của
thị trường. Nghiên cứu hoàn chỉnh các quy định về sự tham gia của các nhà đầu tư
nước ngoài vào thị trường chứng khoán Việt Nam theo lộ trình và phù hợp với điều
kiện của Việt Nam, chính sách tuế, quy định về kế toán đối với các tổ chức tài chính
khi tham gia thị trường. Phối hợp với các cơ quan hữu quan trong việc xây dựng,
ban hành, sửa đổi, bổ sung các văn bản pháp luật có liên quan để giảm thiểu sự mâu
thuẫn, khác biệt và sự chồng chéo giữa các văn bản pháp luật.
3.3. Giải pháp thúc đẩy tiến trình cổ phần hoá các doanh nghiệp.
Trước hết cần có chính sách và chỉ đạo kiên quyết, sâu sát hơn của
Chính phủ và các cơ quan hữu quan đối với việc cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà
nước ở các lĩnh vực hoạt động có lãi, các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh có hiệu
quả và có quy mô vốn lớn đủ điều kiện thu hút người đầu tư và tham gia vào thị
trường chứng khoán như Ngân hàng, dầu khí, viễn thông… Đổi mới chính sách cổ
25

×