Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Học IELTS chăm chỉ mà tiếng Anh vẫn ú-ớ? doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (192.25 KB, 5 trang )

Học IELTS chăm chỉ mà tiếng Anh
vẫn ú-ớ?

Nguyên nhân nào khiến các sinh viên Việt Nam “ì ạch” khi học hai kĩ năng
nói và viết? Vậy làm thế nào để giúp các bạn trẻ tự tin hơn khi sử dụng ngôn
ngữ quốc tế này?


…“Điểm IELTS trung bình của học sinh Việt Nam không quá thấp, thường
là 6.5. Tuy nhiên, điểm ở các kỹ năng nói và viết lại thấp hơn. Có lẽ đây là
hai kỹ năng khó nhất trong bất kỳ ngôn ngữ nào, nhưng lý do chính là do các
bạn đã học tiếng Anh một cách vội vã và không đúng cách nên không có vốn
ngôn ngữ phong phú cần thiết cho kỳ thi…” – Dave Cadman, lý giải nguyên
nhân. (Ảnh: Dave Cadman, nguyên giảng viên trường ĐH Cambridge
(Barcelona), hiện là giảng viên dạy IELTS tại Hà Nội)
Đạt 6.5 IELTS nhưng vẫn không thể giao tiếp và viết tốt

Khi số lượng sinh viên Việt Nam đi du học ngày càng nhiều thì nhu cầu học
tiếng anh và có được trong tay chứng chỉ Tiếng Anh quốc tế đạt yêu cầu
ngày càng lớn. Tuy nhiên, kể cả những người đã đạt 6.5 điểm IELTS và
những người đang học để ôn thi IELTS đều phải vật lộn với 2 kĩ năng nói và
viết. Phương Anh – một du học sinh ở Pháp, cựu sinh viên trường ĐH Quốc
Gia chia sẻ: “Mình đã thi IELTS 3 lần, trong khi điểm các kĩ năng đọc và
nghe đều tăng lên nhưng điểm 2 kĩ năng nói và viết chỉ giậm chân tại chỗ ở
mức dưới 5”

Ngày 19/6/2009, một bài báo đăng trên tờ Guardian báo động về khả năng
giao tiếp bằng tiếng Anh của sinh viên quốc tế khi theo học ở xứ sở sương
mù. Bài báo viết: “Những sinh viên quốc tế (chủ yếu là các nước Trung
Quốc, Việt Nam, Nhật Bản), thậm chí còn không có khả năng tham gia vào
cuộc hội thoại ngắn với người bản địa. Họ gần như phải vật lộn với những


khó khăn do rào cản ngôn ngữ gây ra, bởi họ không thể học tập cũng như
hoà nhập với cuộc sống một cách tốt nhất”.

Ông Tony Lampkin, từng là giảng viên trường Sussex University (Anh)
cũng cho hay: “Tôi đã dạy rất nhiều sinh viên Việt Nam tại Sussex, họ thông
minh, chăm chỉ nhưng lại không thể hiện được hết những kiến thức đã lĩnh
hội vì khả năng viết bài luận tiếng Anh của các bạn rất kém.”
Trong quá trình đi khảo sát tại các trung tâm tiếng Anh lớn tại Hà Nội, người
viết bài này được cho biết rằng, tỷ lệ học sinh Việt Nam có nhu cầu tham gia
học các kỹ năng nói và viết chiếm 80% trong 4 kĩ năng nghe, nói, đọc, viết.
“Mình đã học đến trình độ Advance, nhưng thực sự, gặp người nước ngoài,
vẫn thấy lo lắng, mất tự tin và không dám giao tiếp. Còn việc viết bài luận
tiếng anh thì cực kỳ nan giải, có lẽ phải học nhiều thêm nữa” – Phương
Linh, một sinh viên báo chí đang ôn thi IELTS lo lắng chia sẻ.
Cần thay đổi cách học sáng tạo và năng động
Vậy nguyên nhân nào khiến các sinh viên Việt Nam “ì ạch” trong việc học
hai kĩ năng nói và viết và làm thế nào để giúp các bạn trẻ tự tin hơn khi sử
dụng ngôn ngữ quốc tế này? Dave Cadman, nguyên giảng viên trường ĐH
Cambridge (Barcelona, Tây Ban Nha) lý giải:

Nguyên nhân là các bạn học sinh Việt Nam học quá chăm ngữ pháp, cách
học khô khan, cứng nhắc. Vấn đề cơ bản nữa là cách dạy tiếng Anh tại Việt
Nam chưa tạo cho các bạn sinh viên một môi trường học tiếng Anh năng
động và sáng tạo. Các trường học dạy tiếng anh ở Việt Nam dạy ngữ pháp
rất tốt nhưng lại không tạo cơ hội cho học sinh thực hành nói và viết. Cũng
phải nói rằng một vài trường là ngoại lệ khi mà họ làm khá tốt việc này.
Cuối cùng, có sự khác biệt giữa 2 ngôn ngữ. Tiếng Việt sử dụng âm rất khác
với tiếng Anh, hơn nữa khi nói thì tiếng Anh và tiếng Việt sử dụng miệng để
phát âm rất khác nhau, ví dụ “book” – rất nhiều học sinh nói sai từ đơn giản
này vì họ nói âm “O” trong cổ họng trong khi tiếng Anh lại nên nói bằng

mồm. Giảng viên đi chấm thi lại là người bản ngữ nên đương nhiên họ
không hiểu rõ từ mà học viên nói. Điều này cũng hoàn toàn giống như người
Việt cố gắng hiểu người nước ngoài nói tiếng Việt!

- Trên thực tế, nói và viết cũng là 2 kỹ năng khó nhất để thành thạo trong bất
kỳ ngôn ngữ nào. Người ta gọi chúng là các kỹ năng hữu ích và khi sử dụng
chúng học viên cần phải sử dụng tất cả các khả năng mà họ có để có thể học
tốt chúng. Để nâng cao 2 kĩ năng này, các sinh viên Việt Nam nên học
theo cách nào, thưa ông?
Thời gian để nâng cao kỹ năng nói là lâu nhất so với các kỹ năng khác. Khi
các bạn học một từ mới, ít nhất từ đó phải được sử dụng 6 lần để có thể nhớ
và dùng thành thạo. Có rất nhiều bạn nhầm lẫn giữa ngôn ngữ học thuật và
ngôn ngữ giao tiếp. Thêm nữa, tiếng Việt có âm điệu đều đều, các bạn nên
chú ý điều này vì ngữ điệu tiếng Anh hoàn toàn khác.

Các bạn nên nghe nhạc, xem phim bằng tiếng Anh càng nhiều càng tốt và
chú ý bắt chước ngữ điệu, các luyến câu và trọng âm. Các bạn cũng nên đặc
biệt chú ý về ngữ cảnh sử dụng. Đọc nhiều báo, tạp chí cũng hữu ích cho
phần 3 của bài thi nói. Các bạn nên tư duy bằng tiếng Anh để trả lời câu
hỏi, thay vì nghĩ bằng tiếng Việt sau đó cố gắng dịch sang tiếng Anh. Hãy
thực hành càng nhiều càng tốt và cố gắng sử dụng nhiều từ mới.
Đối với kĩ năng viết thì sao, thưa ông?

Các bạn nên tập trung sử dụng những từ dễ hiểu và dễ dùng khi viết task 1,
những từ thông dụng cho viết phần 2 và khoảng 10 từ liên kết. Một cấu trúc
rõ ràng với đầy đủ mở bài, thân bài, kết luận cũng là điểm cần lưu ý. Hãy tập
trung vào những điều bạn có thể giải thích chi tiết bằng tiếng Anh, và đặc
biệt hạn chế mắc lỗi khi viết, vì càng nhiều lỗi thì càng thấp điểm. Đừng tỏ
ra quá thông minh bằng cách sử dụng những cấu trúc phức tạp mà bạn
không chắc chắn là nó đúng, người chấm bài sẽ trừ nặng điểm khi họ phát

hiện ra lỗi này bởi họ không hiểu ý bạn muốn viết gì và đánh giá trình độ
của bạn thấp.


×