Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Uốn cây sứ là 1 nghệ thuật doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (120.61 KB, 3 trang )

Uốn cây sứ là 1 nghệ thuật
Để làm một cây sứ đẹp,cần phải có ý tưởng trước, định hình xem
điều gì nên làm trước làm sau, sau đó mới tác động lên cây sứ của
chúng ta.
(Ý tưởng chiếm 40 % còn bản thân cây sứ chiếm hết 60% tự nhiên
mang lại cho nó )
Ngoài thiên nhiên các cây sứ muôn hình vạn trạng không có cây
nào giống cây nào hết, kể cả bộ củ cũng vậy hình này hình kia

Các dáng sứ thường thấy và dễ phân biệt nhất:
- Dáng trực lắc: Thân cây lắc từ duới thon dần lên ngọn 1 cốt uốn
lắc qua lắc lại ( từ dưới thon dần lên ngọn)
- Dáng Trực (trực quân tử, thẳng) cây sứ 1 cốt
- Dáng Xiên : Thân cây nằm xiên về bên trái hoặc phải, Cũng thon
dần từ gốc lên đến ngọn
-Dáng bay (Huyền, bán huyền nhai…)giống như 1 cây ở sườn núi
ngoài thiên nhiên
-Dáng đổ (Thác đổ ) có các nhánh thấp nhất thấp hơn đáy chậu,
- Dáng nhất trụ kình thiên : 1 cốt tán xòe

Khi có 1 ý tưởng rồi thì các bác tiến hành uốn cây như sau :


-Thời điểm uốn thích hợp nhất vào lúc trưa : cây dẻo khó gãy
- Các bác dùng dây nhôm quấn vải có bán sẵn ở các tiệm cây cảnh
( giá vn :60 000/1kg) tùy theo thân cây to hay nhỏ mà áp dụng uốn cây
sứ cho phù hợp
- Chọn điểm tựa chắc chắn ở các nhánh khác, rồi uốn cho nhánh
mình : vừa uốn, vừa vặn, vừa siết chặt dây nhôm vào nhánh cây định
uốn uốn theo hướng cần quan tâm
( chú ý :


- 3 động tác : uốn, vặn, siết chặt phải kết hợp đồng thời
- uốn làm sao các nhánh phải xen kẽ nhau dạng xương cá mới đẹp )
tùy cây mà uốn cho phù hợp các bác nhé!!
Theo quan điểm cá nhân thì mình nhận thấy sứ rất dễ phá thế : vì
khi uốn song 1 thời gian sau cây sẽ trở lại hình trạng ban đầu
( vì : thân và củ cây sứ rất phụ thuộc nhiều về môi trường , cây mà yếu
các tàng nhánh sẽ ủ rũ., nhánh cây sứ rất mềm rất dễ uốn > có lẽ vì thế
nên có các nghệ nhân áp dụng đặc tính này mà tiến hành chẻ thân cây
sứ ra làm 2 hoặc làm 4, làm 6 )
vì vậy : khi uốn cây song thì các bác không nên tháo dây nhôm ra.
Trường hợp thân sứ càng ngày càng phát triển thì nới dây uốn ra 1
chút thôi
( theo mình được biết các nghệ nhân chỉ tháo dây uốn sứ ra hoàn
toàn khi cho cây đi thi thố , còn thi song thì vẫn uốn y như cũ lại

×