Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Bỏ phiếu thay pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (114.38 KB, 3 trang )

Bỏ phiếu thay
Có một thực tế trong các cuộc bầu cử ở nước ta lâu nay ai cũng biết, đó là
một người bỏ phiếu thay cho nhiều người. Hầu như không được nhắc đến trên báo
chí, trong các cuộc hội thảo, hội nghị, họp hành, nhưng nó vẫn được hồn nhiên kể
lại trong dân chúng như một việc bình thường. Không ai biết được tỷ lệ đi bỏ
phiếu thay là bao nhiêu, nhưng dù thế nào chăng nữa, nó cho thấy một điều: cử tri
còn có phần dửng dưng với bầu cử. Trách ai đây?
Dĩ nhiên trước hết phải trách những ai đã nhờ người bỏ phiếu thay và trách
chính những người bỏ phiếu thay. Khi làm vậy họ đã phạm luật bầu cử, vì mỗi
công dân đến tuổi bầu cử chỉ có quyền của một lá phiếu trong mỗi cuộc bầu cử.
Họ cũng không sử dụng được quyền của mình để chọn lựa những đại biểu đại diện
cho quyền lợi của mình. Ai là người đưa các ứng viên vào nghị trường? Chính là
cử tri, bằng lá phiếu của mình, chứ không ai khác. Chính cử tri là người chọn lựa
đại biểu, những người bảo vệ cho lợi ích của mình. Thế mà đến lúc theo dõi kỳ
họp, hoặc mỗi khi có chuyện khiếu kiện muốn trông cậy, những người nhờ bỏ
phiếu thay lại trách những ông nghị, bà nghị “gật” đã được đưa lên chính nhờ
những lá phiếu “hờ hững” của họ. Mình làm mình chịu kêu mà ai thương!
Tuy nhiên, đáng trách hơn là phía chính quyền. Chắc hẳn những người có
trách nhiệm tổ chức bầu cử ở các khu vực bầu cử đều biết tình trạng này, nhưng tại
sao họ vẫn bỏ qua? Phải chăng là vì muốn đạt tỷ lệ cử tri đi bỏ phiếu cao? Hơn
nữa, công tác tổ chức bầu cử lâu nay là nguyên nhân chủ yếu khiến cử tri thờ ơ với
bầu cử. Tỷ lệ cử tri đi bỏ phiếu lúc nào cũng rất cao, cao đến phát thèm đối với
ngay cả những nước phát triển. Thế nhưng, điều này không hẳn là cử tri đã mặn
mà với việc đi bầu cử. Đã có ai thử nghiên cứu xem trong số đó bao nhiêu người
thực sự soi xét, cân nhắc khi bỏ phiếu, và bao nhiêu người coi ứng viên nào cũng
như nhau?
Sự lựa chọn của cử tri phụ thuộc nhiều vào các yếu tố bên ngoài như có
được thực sự tiếp xúc với cử tri hay không, hay chỉ có các “đại cử tri” mới có dịp;
có đủ các ứng viên ưu tú trong danh sách được đưa ra sau các vòng hiệp thương để
cử tri lựa chọn; cơ cấu có đi đôi với năng lực không…Trong khi đó, xung quanh
các yếu tố này từ trước đến nay còn nhiều điều phải bàn. Ngay cả trong quá trình


hiệp thương lần 1 cho cuộc bầu cử tháng 5/2007 các chuyên gia vẫn kiến nghị tăng
thành phần đại biểu ngoài Đảng, tăng lượng người tự ứng cử, để cho các ứng viên
trải qua “sát hạch” trước cử tri…
Ở các nước, cử tri thường đánh giá ứng viên qua các thông số như thành
phần đảng phái, phẩm chất, năng lực, kinh nghiệm, sự đáp ứng các nhu cầu của cư
tri. Còn ở nước ta, để đánh giá ứng viên, các cử tri chủ yếu sẽ dựa trên các tiêu chí
về năng lực, phẩm chất, kinh nghiệm. Nhưng chúng lại đòi hỏi phải có đủ thông
tin, trong khi đó, nguồn thông tin gần như duy nhất về các ứng viên là tờ giấy dán
ở phòng bỏ phiếu hao hao như sơ yếu lý lịch. Các nguồn thông tin khác còn thiếu
nhiều. Chẳng hạn, một trong những hoạt động mà qua đó cử tri có cơ hội hiểu
thêm và đánh giá ứng viên là các cuộc tiếp xúc cử tri. Thế nhưng, từ lâu công luận
vẫn phàn nàn nhiều về chuyện chỉ có các “đại cử tri” mới được tham dự các cuộc
gặp đó. Nguyên Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Văn An từng nhận xét những cuộc tiếp
xúc như vậy là “đại biểu thì kiêm nhiệm, còn cử tri thì chuyên nghiệp”. Đây chỉ là
một ví dụ về việc cử tri thiếu thông tin về ứng viên. Kết quả là đông đảo cử tri
không những không biết ông A bà B là ai, mà họ cũng không được biết các ông bà
ấy định làm gì, có thể làm gì cho cử tri. Trong điều kiện như thế, hoặc cử tri sẽ
chọn lựa theo cảm tính, hoặc chọn bừa, hoặc thấy “lý lịch” ai sạch đẹp hơn thì
chọn, hoặc thậm chí không cần đến tận nơi bỏ phiếu, mà nhờ người khác chọn ai
thì chọn.
Tiếp theo, nếu trách móc sự tổ chức bầu cử chưa tạo điều kiện tốt cho cử tri
lựa chọn, thì một câu hỏi không khỏi đặt ra: vậy trách nhiệm của Quốc hội đến
đâu? Vì chính Quốc hội có quyền sửa đổi Luật bầu cử cho phù hợp hơn, nhưng đã
qua mấy khoá rồi vẫn từng ấy câu chuyện lặp lại. Nhiều đại biểu đương nhiệm
cũng đáng trách, vì họ không đại diện tốt cho cử tri, khiến cử tri hao mòn lòng tin.
Một nguồn thông tin tác động khá lớn đến sự lựa chọn của cử tri là thông tin về
quá trình hoạt động của các đại biểu Quốc hội khoá trước. Trong số họ có nhiều
đại biểu ra ứng cử lại, nhưng ngay cả khi đánh giánhững ứng viên mới ứng cử lần
đầu thì cử tri cũng dựa nhiều vào nguồn thông tin về các đại biểu cũ. Làm cho cử
tri hài lòng là điều hết sức quan trọng. Bởi vậy, nếu qua quan sát nhiều khoá liên

tục mà cử tri chỉ có thể đếm trên đầu ngón tay một số ít đại biểu Quốc hội làm
được điều đó, còn phần lớn chủ yếu “lặng lẽ như Sa Pa” trong các kỳ họp, thì
không có gì ngạc nhiên khi đến một lúc nào đó cử tri cảm thấy hờ hững với bầu
cử. Hơn thế, cử tri cũng phần nào đó bị tác động tiêu cực khi đánh giá các ứng
viên mới. Thế nhưng, khi có nhiều đại biểu đương nhiệm chưa làm được sứ mệnh
làm cử tri hài lòng, điều đó cũng khiến nảy sinh câu hỏi về cuộc bầu cử lần trước:
nó đã được tiến hành thế nào mà lại chọn ra những đại biểu như vậy?
Thực ra, những điều nói trên đây không mới, chúng đã được nói đến ở
nhiều nơi rồi. Nhưng “biết rồi, khổ lắm”, mà vẫn phải “nói mãi”, vì nói là nhằm để
góp thêm một tiếng nói thúc đẩy sự hoàn thiện quy trình bầu cử tốt hơn. Từ đó mà
ngay cả trong khuôn khổ “cơ cấu” hiện nay, chỉ có những ứng viên ưu tú nhất
được “trình làng” cho cử tri lựa chọn. Lúc ấy, dù cho tỷ lệ cử tri đi bỏ phiếu cao
hay không cao thì cũng sẽ không còn tình trạng nhờ bỏ phiếu thay nữa.

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×