Tải bản đầy đủ (.pdf) (353 trang)

bồi dữong kiến thức môn địa lí pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7.13 MB, 353 trang )

7

CHUYÊN ĐỀ 1
NHỮNG VẤN ĐỀ ĐỊA LÍ TỰ NHIÊN ĐẠI CƯƠNG
VÀ ĐỊA LÍ TỰ NHIÊN VIỆT NAM

(Số tiết: 20 tiết)























I. CẤU TRÚC NỘI DUNG


- Chương 1, 2, 3 đề cập đến những vấn đề địa lí tự nhiên đại cương.
- Chương 3, 4, 5 đề cập đến những vấn đề địa lí tự nhiên Việt Nam.
II. MỤC TIÊU
-
Về mặt kiến thức
Trang bị những kiến thức cơ bản, cập nhật về địa lí tự nhiên đại cương, địa
lí tự nhiên Việt Nam, phục vụ cho việc dạy học môn Địa lí ở trường THPT và
nghiên cứu khoa học những vấn đề có liên quan.
- Về mặt kĩ năng
+ Rèn luyện khả năng sử dụng các phương tiện, trang thiết bị dạy học phục
vụ giảng dạy địa lí tự nhiên và các vấn đề có liên quan.
+ Thuyết trình ngắn gọn, sâu sắc một số vấn đề cụ thể về địa lí tự nhiên, địa
lí địa phương và môi trường.
III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
- Thuyết trình của giảng viên có kết hợp sử dụng các phương tiện dạy học
- Nêu vấn đề để học viên chuẩn bị, trao đổi theo các nhóm và thảo luận,
thuyết trình trước lớp.
- Xem băng hình
- Phân tích các bảng số liệu, lược đồ, bản đồ, ảnh minh họa.
IV. KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ
- Sau mỗi vấn đề có nêu các câu hỏi, bài tập để các học viên ôn tập, thực
hiện.
- Có bài kiểm tra viết sau khi kết thúc chuyên đề để đánh giá kết quả học
tập.



8
CHƯƠNG 1
VẬN ĐỘNG CỦA TRÁI ĐẤT

VÀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ CÓ LIÊN QUAN
I. VẬN ĐỘNG CỦA TRÁI ĐẤT
Trái Đất tham gia vào ba vận động chính: vận động trong Thiên
hà, vận động xoay quanh trục của nó và vận động tịnh tiến quanh
Mặt Trời. Ở vận động thứ nhất, Trái Đất thực hiện cùng với Mặt
Trời và các hành tinh khác của hệ Mặt Trời trên quỹ đạo xung quanh
tâm của dải Ngân hà. Vận động này không ảnh hưởng nhiều đến sự
biến đổi của môi trường trên Trái Đất và nó là mục tiêu nghiên cứu
chính của các nhà thiên văn học hơn là các nhà địa lí học. Hai vận
động còn lại là điều lưu tâm lớn của các nhà địa lí tự nhiên. Kết quả
của các vận động này là các hiện tượng ta thấy thường ngày trên
Trái Đất như ngày và đêm, độ dài thay đổi của chúng và sự luân
chuyển của các mùa trong năm.
1. Vận động xoay quanh trục
Trái Đất chuyển động với tốc độ không đổi xung quanh một trục
tưởng tượng nối hai cực Bắc và Nam của nó và hoàn thành một
vòng mất khoảng 24 giờ. Trái Đất xoay từ Tây sang Đông và ta thấy
Mặt Trời xuất hiện hàng ngày từ hướng Đông và di chuyển dần về
phía Tây trên bầu trời. Thực ra không phải Mặt Trời chuyển động
mà chính Trái Đất xoay các múi kinh tuyến của mình về phía Mặt
Trời. Nếu nhìn từ vũ trụ, trực diện trên cao của cực Bắc ta sẽ thấy
Trái Đất liên tục xoay theo hướng ngược chiều kim đồng hồ. Hướng
chuyển động sang phía Đông của Trái Đất xác định các khu vực
được chiếu sáng trên bề mặt Trái Đất cũng như các vòng luân
chuyển của khí quyển và đại dương.
Mọi điểm trên hành tinh đều xoay trọn một vòng 360
0
trong 24
giờ. Điều có nghĩa là vận tốc góc đối với tất cả các khu vực trên
9


hành tinh đều như nhau và bằng 15
0
/h. Tuy nhiên, chuyển động
xoay này lại khiến cho các điểm trên bề mặt Trái Đất dịch chuyển
qua các khoảng cách khác nhau trong những khoảng thời gian như
nhau. Khoảng cách này lớn nhất đối với các điểm nằm trên đường
xích đạo và giảm dần đối với các điểm gần về hai cực. Vận tốc dài
của các điểm trên bề mặt Trái Đất là khoảng cách chúng dịch
chuyển được do vận động xoay chia cho thời gian vận động. Vận tốc
dài của hai cực Trái Đất bằng không vì hai điểm này xoay quanh
chính chúng. Càng ra xa hai cực, vận tốc dài tăng dần và đạt cực đại
ở các điểm nằm trên đường xích đạo, nơi các điểm dịch chuyển với
tốc độ 460m/s hay 1660km/h. Tại Xanh Pêtécbua, vĩ độ 60
0
B tốc độ
này giảm xuống còn một nửa, thành phố này chỉ dịch chuyển với
vận tốc 830km/h.
Thông thường ta không cảm nhận thấy vận tốc góc vì ba lí do.
Thứ nhất, nó đồng đều tại mọi nơi trên Trái Đất; thứ hai, khí quyển
cũng xoay theo Trái Đất; và cuối cùng, quanh ta không có các vật thể
đứng yên hoặc chuyển động với vận tốc góc khác để làm mốc mà mọi
chuyển động đều khó hoặc không thể nhận thấy được nếu không có
các vật làm mốc.

Hình 1. Trục nghiêng và hướng xoay của Trái Đất
10
Vận động xoay của Trái Đất tạo ra sự luân hồi ngày đêm kế tiếp
nhau trên Trái Đất. Điều này có thể minh họa một cách trực quan
khi ta chiếu sáng một quả cầu đang xoay từ Tây sang Đông. Ta sẽ

thấy rằng quả cầu chỉ luôn được chiếu sáng một nửa còn nửa kia
luôn bị che khuất. Ta cũng thấy rằng phần được chiếu sáng trườn
dần qua ranh giới với nửa bị che tối, một vòng cung 180
0
, với vận
tốc góc 15
0
/h. Trong khi đó, ở ranh giới tối sáng bên kia, phần bị che
tối cũng từ từ lấn sang nửa được chiếu sáng với tốc độ tương tự.
Điều này tương tự như chuyển động xoay của Trái Đất và sự rọi
sáng của Mặt Trời lên bề mặt Trái Đất. Trong khi một nửa của Trái
Đất được chiếu sáng và nhận được năng lượng bức xạ từ Mặt Trời,
thì nửa còn lại của nó bị chìm trong bóng tối. Làm ranh giới hai nửa
cầu đó là một đường tròn lớn được gọi là vòng tròn chiếu sáng.
2. Vận động tịnh tiến
Trong khi xoay quanh trục của mình, Trái Đất còn chuyển động
theo quỹ đạo hình elíp gần tròn với bán kính, xấp xỉ 150.000.000km
xung quanh Mặt Trời. Vào ngày 3 tháng giêng, Trái Đất ở gần Mặt
Trời nhất, tại vị trí cận nhật, cách Mặt Trời 147.500.000km. Vào
khoảng ngày 4 tháng bảy, nó nằm ở điểm viễn nhật, khoảng cách xa
nhất tới Mặt Trời trên quỹ đạo của mình, cách Mặt Trời
152.500.000km. Khoảng cách chênh lệch 5.000.000 km giữa vị trí
cận nhật và viễn nhật là một khoảng cách không đáng kể trong vũ
trụ. Nó tạo ra sự xê dịch vô cùng nhỏ (3,5%) tới nguồn nhiệt Trái
Đất nhận được từ Mặt Trời và hầu như không có liên quan gì đến
các hiện tượng mùa.
2.1 Hoàng đạo, độ nghiêng và tính song song của trục Trái Đất
trong chuyển động tịnh tiến
Trái Đất chuyển động xung quanh Mặt Trời trên quỹ đạo nằm
trong một mặt phẳng nhất định gọi là Hoàng đạo. Mặt phẳng Hoàng

11

đạo đi qua tâm Trái Đất và giao với mặt cầu theo một vòng tròn lớn.
So với đường vuông góc với mặt phẳng này, trục của Trái Đất lệch
đi một góc không đổi 23
0
27’ và nghiêng 66
0
33’ so với mặt phẳng
Hoàng đạo. Trong khi chuyển động trên quỹ đạo, trục của Trái Đất
luôn song song với các vị trí trước đó của nó. Đặc tính này gọi là
tính song song. Vì khoảng cách Trái Đất - Mặt Trời là không đáng
kể so với khoảng cách từ Trái Đất đến các ngôi sao khác trong vũ
trụ nên với chuyển động tịnh tiến nói trên, trục Trái Đất có thể coi là
luôn chĩa vào hai điểm cố định trên bầu trời mặc dù trục của Trái
Đất không cố định so với Mặt Trời. Cực Bắc của Trái Đất luôn
hướng tới gần một ngôi sao gọi là sao Bắc đẩu.
Do trục trái đất chuyển động có tính song song nên có khi cực
này của Trái Đất hướng về phía Mặt Trời, có khi là cực kia và cũng
có lúc không cực nào hướng về Mặt Trời cả. Sự biến đổi có hệ
thống của vị trí tương đối của trục Trái Đất so với Mặt Trời tạo ra
cường độ nguồn năng lượng bức xạ Mặt Trời tới bề mặt Trái Đất
luôn không đồng đều theo thời gian và địa điểm. Nhận thức được
đặc tính này của mối quan hệ Mặt Trời - Trái Đất giúp ta nghiên cứu
sự thay đổi các mùa trên Trái Đất và cắt nghĩa cơ chế tạo ra sự biến
đổi năng lượng bức xạ Mặt Trời trong năm.
12







II. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN VẬN ĐỘNG CỦA
TRÁI ĐẤT
1. Các mùa
Nhiều người lầm tưởng rằng sự nóng lạnh khác nhau của các
mùa là do khoảng cách xa gần của Trái Đất tới Mặt Trời khi nó dịch
chuyển trên quỹ đạo elíp. Thực ra, sự khác biệt về nhiệt lượng nhận
được do độ chênh lệch khoảng cách này rất nhỏ, trong khi đó cư dân
sống ở bán cầu Bắc thấy vị trí cận, viễn nhật của Trái Đất không
tương ứng với các diễn biến mùa ở đây (Trái Đất nằm ở vị trí viễn
nhật trong tháng sáu và cận nhật vào tháng giêng). Mùa của Trái Đất
thực chất được tạo ra do đặc tính chuyển động song song của trục
Trái Đất và góc nghiêng 66,5 độ so với mặt phẳng Hoàng đạo của
trục Trái Đất. Vào khoảng ngày 22 tháng sáu, cực Bắc của Trái Đất
hướng về phía Mặt Trời hay bán cầu Bắc đang ở điểm Hạ chí
(solstile) trên quỹ đạo. Vào ngày này Bắc bán cầu và Nam bán cầu
nhận được lượng ánh sáng hoàn toàn khác nhau: Phần lớn của nửa
cầu sáng nằm tại bán cầu Bắc, ngược lại bán cầu Nam chiếm phần
lớn nửa cầu bị che tối. Vì vậy, cư dân sống ở vịnh Repulse ở miền
Bắc Canada, trên vòng cực Bắc được hưởng ngày có Mặt Trời chiếu
sáng cả 24 giờ và có thể đi săn vào lúc 1 giờ sáng. Tại thành phố
Niu Oóc (Hoa Kì), thời gian được chiếu sáng dài hơn nhiều so với
khoảng bị tối, trong khi đó dân cư thành phố Buênôs Aires
Hình 2. Sơ đồ chuyển động của Trái Đất trên mặt phẳng Hoàng đạo
13

(Achentina) thấy ngày chỉ kéo dài chừng 8 tiếng, trong 16 tiếng còn
lại, thành phố của họ bị màn đêm bao phủ. Đối với bán cầu Nam, 22

tháng 6 là ngày Đông chí.
Ta hãy cùng hình dung chuyển động của Trái Đất từ vị trí hạ chí
của bán cầu Bắc cho tới hết 1/4 năm tiếp sau đó, vào tháng 9. Khi
Trái Đất chuyển động tới vị trí mới, một số đổi thay đã xảy ra ở ba
thành phố nhắc tới ở mục trên. Tại Vịnh Repulse, đêm dài dần ra và
ở Niu Oóc, Mặt Trời cũng lặn ngày một sớm hơn. Trong khi đó, tại
Buênôs Aires tình trạng diễn ra ngược lại. Trái Đất đang đi tới vị trí
tháng 9, thời gian chiếu sáng ở đây tăng lên, đêm ngắn dần lại.
Đến ngày 23 tháng 9, Trái Đất tới được vị trí được gọi là ngày
Thu phân. Trong ngày này, tại bán cầu Bắc, ngày và đêm sẽ có chiều
dài bằng nhau tại mọi vị trí trên bề mặt Trái Đất. Nói cách khác, vào
các ngày thu phân, tình trạng được chiếu sáng là hoàn toàn giống
nhau trên cả hai bán cầu. Khi đó cả hai đầu của trục Trái Đất đều
không quay về phía Mặt Trời. Trục quay của nó nằm trên vòng tròn
phân định ngày đêm.
Ta cùng hình dung hai vận động căn bản của Trái Đất trong thời
gian nó chuyển động từ vị trí ngày 23 tháng 9 tới điểm cách đó 1/4
vòng quỹ đạo sau đó. Tại vị trí này, ở vịnh Repulse, đêm vẫn tiếp
tục dài thêm cho tới ngày Đông chí của bán cầu Bắc, ngày 22 tháng
12. Vào ngày này khu vực cực Bắc sẽ chìm trong bóng tối suốt 24
tiếng trong ngày. Các tia sáng Mặt Trời chiếu trên khu vực vịnh sẽ
có hướng song song với đường chân trời. Tại thành phố Niu Oóc,
ngày cũng ngắn dần, Mặt Trời lặn rất sớm, vào khoảng 5h30 chiều.
Quay trở về với Buênôs Aires, tình thế lại đảo ngược so với hai
thành phố nói trên. Ngày 22 tháng 12 là ngày Hạ chí ở đây, tình
trạng giống như Niu Oóc trong tháng 6. Cư dân tại đây nô nức kéo
nhau ra bãi biển mừng ngày Thiên Chúa Giáng sinh.
Từ 22 tháng 12 đến khi Trái Đất đi hết 1/4 quỹ đạo quay xung
14
quanh Mặt Trời của mình, tức là đến khoảng cuối tháng 3, tại vịnh

Repulse và Niu Oóc ngày dài dần, còn ở Buênôs Aires thì trái lại
đêm bắt đầu dài ra (nhưng chưa dài bằng ngày). Sau ngày 21 tháng
3, Trái Đất lại ở vị trí Thu phân như hồi tháng 9. Ngày đêm lại dài
bằng nhau ở cả hai bán cầu, thời gian từ bình minh đến hoàng hôn sẽ
là 12 tiếng. 1/4 vòng quỹ đạo cuối cùng của Trái Đất sẽ từ 21 tháng
3 đến 22 tháng 6 đến ngày Hạ chí của bán cầu Bắc, ngày 22 tháng 6,
vị trí chúng ta bắt đầu cho phần mô tả này. Vịnh Repulse và Niu
Oóc lại có ngày dài hơn đêm. Trong khi đó Mặt Trời lặn ngày càng
sớm ở Buênôs Aires và đến ngày 22 tháng 6 tức là ngày hạ chí ở bán
cầu Bắc, khu vực Nam Cực sẽ bị đêm bao trùm suốt 24 tiếng trong
ngày ngoài những tia sáng le lói là là đường chân trời, tình trạng
tương tự như vịnh Repulse trong ngày 22 tháng 12.
2. Các đường liên quan tới vận động tịnh tiến của Trái Đất
Vì trục Trái Đất hướng về phía Mặt Trời và nghiêng 23
0
27’ độ
so với đường vuông góc với mặt phẳng Hoàng đạo, vào ngày 22
tháng 6 trong suốt 24 giờ các tia sáng của Mặt Trời có thể vươn xa
23
0
27’ độ kể từ cực Bắc của Trái Đất. Khu vực có thời gian chiếu
sáng đặc biệt đó được giới hạn bởi vòng cực Bắc (Artic Circle),
đường tròn tưởng tượng vẽ xung quanh Trái Đất và cách cực Bắc
23
0
27’ độ vĩ (66
0
33’ tính từ xích đạo). Toàn bộ khu vực này nằm
trong vòng tròn được chiếu sáng trong cả ngày hạ chí, các khu vực
phía Nam của vòng cực Bắc sẽ có phần ngày và phần đêm. Duy có

một khu vực được giới hạn bởi đường vĩ tuyến 66
0
33’ N hay vòng
cực Nam thì đêm tối chiếm lĩnh toàn bộ thời gian 24 giờ.
Ngoài ra, các khu vực nằm hai bên đường xích đạo cũng luân
phiên nhau nhận được các tia sáng trực diện (vuông góc) từ Mặt
Trời. Vào lúc 12.00 giờ trưa ngày 22 tháng 6 của tất cả các điểm
nằm cách xích đạo 23
0
27’ về phía bắc sẽ được Mặt Trời chiếu vuông
góc. Đường tròn tưởng tượng nối các điểm đó giới hạn một khu vực
15

phía bắc của Trái Đất có cơ hội được nhận tia Mặt Trời trực diện
trong chu trình chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời gọi là chí
tuyến Bắc hay chí tuyến Cua (Tropic of Cancer). Sáu tháng sau, vào
ngày đông chí 22 tháng 12, mọi điểm 23
0
27’ phía nam đường xích
đạo sẽ được các tia Mặt Trời sẽ chiếu vuông góc vào thời điểm giữa
trưa. Đường tròn tưởng tượng nối các điểm đó của bán cầu nam
được gọi là chí tuyến Nam hay chí tuyến Sơn dương (Tropic of
Capricon). Trong các ngày xuân phân và thu phân, Mặt Trời lần lượt
chiếu vuông góc xuống các điểm nằm trên đường xích đạo vào lúc
12 giờ trưa của các điểm đó.
Cũng cần lưu ý thêm là vào bất kì ngày nào trong năm, Mặt Trời
chỉ có thể chiếu vuông góc trên một trong các dải vĩ tuyến nằm hoặc
phía bắc, hoặc phía nam hoặc ngay chính trên xích đạo. Các khu vực
khác trên Trái Đất sẽ chỉ nhận được các tia sáng chiếu đến với góc
nhỏ hơn 90 độ.

3. Analemma
Trong mỗi ngày, độ vĩ của điểm được Mặt Trời chiếu vuông góc
vào giữa trưa chính là độ nghiêng của Mặt Trời so với xích đạo Trái
Đất vào ngày đó hay là độ xích vĩ của Mặt Trời. Như vậy, vào ngày
Mặt Trời chiếu vuông góc trên vĩ tuyến 18 độ nam, độ xích vĩ lúc đó
sẽ là 18 độ Nam. Độ xích vĩ của Mặt Trời vào các thời điểm khác
nhau trong năm, có thể tra cứu trên một biểu đồ hình số 8 đế phồng,
gọi là đường Analemma, được thể hiện trên hình vẽ bên dưới với
trục đứng của biểu đồ này là độ vĩ. Analemma trải dài trên 47 độ vĩ
của Trái Đất, ở những nơi có Mặt Trời lên thiên đỉnh vào hai ngày
nào đó trong năm. Nếu muốn biết vào ngày 16 tháng 10 Mặt Trời sẽ
chiếu vuông góc ở đâu, tìm điểm biểu thị ngày 16 tháng mười trên
số tám, chiếu sang trục tung, ta được 8
0
N.
Tra cứu trên Annalema, ta còn biết một địa điểm nào đó trên
Trái Đất được Mặt Trời chiếu vuông góc vào hai ngày nào trong
16
năm. Ví dụ, ngày 25 tháng tư và ngày 20 tháng tám là hai ngày Mặt
Trời chiếu vuông góc trên vĩ tuyến 12
0
Bắc. Analemma còn cho
phép:
- Tra cứu và tính góc nhập xạ của Mặt Trời vào một ngày bất kì
trong năm tại một vĩ độ bất kì. Nếu vĩ độ đó nằm cùng bán cầu với
vĩ độ có Mặt Trời đang chiếu thẳng góc, góc tới của Mặt Trời được
tính bằng cách lấy 90 trừ đi hiệu hai vĩ độ. Nếu vĩ độ đó nằm khác
bán cầu, lấy 90 trừ đi tổng hai vĩ độ
Ví dụ: Ngày 20 tháng 8, Mặt Trời chiếu vuông góc với 12
0

B:
Tại vĩ độ 30
0
N, khác bán cầu, góc nhập xạ sẽ là 90 - (30 + 12)
= 48
0
.
Tại vĩ độ 30
0
B, cùng bán cầu, góc nhập xạ là 90 - (30- 12) =
72
0
.
- Tra khoảng chênh lệch giữa thời điểm Mặt Trời lên thiên đỉnh
và giữa trưa. Theo lí thuyết, vào lúc 12 giờ trưa, Mặt Trời sẽ lên cao
nhất trên bầu trời. Tuy nhiên do một số yếu tố thiên văn, thời điểm
mặt trời lên cao nhất có thể sớm hoặc muộn hơn 12 giờ trưa từ 0'
00" đến 16'. Khoảng chênh thời gian đó có thể xác định trên trục
ngang của Analemma.
Ví dụ: Ngày 15 tháng 5, Mặt Trời lên thiên đỉnh tại vĩ độ 18
0
B,
trước thời điểm giữa trưa 4 phút, vào lúc 11h 56.
Ngày 10 tháng 11, Mặt Trời chiếu vuông góc tại 17
0
N, vào hồi
11h44, sớm hơn giữa trưa 16 phút.
17





























18


Hình 3. Biểu đồ về Annalema

Còn một điều đặc biệt và hấp dẫn nữa. Nếu tại một địa điểm bất
kì bên ngoài vòng cực vào cùng một thời điểm nhất định của các
ngày khác nhau trong năm nếu chụp ảnh Mặt Trời, rồi chồng xếp
các các vị trí của Mặt Trời trên cùng một nền ảnh, ta cũng sẽ được
một hình số 8. Số 8 đó có thể đứng thẳng, nếu thời điểm chụp vào
khoảng gần giữa trưa, nghiêng theo chiều dấu huyền, nếu chụp vào
buổi sáng và nghiêng theo chiều dấu sắc nếu chụp vào buổi chiều.
Sáu bức ảnh bên là các đường analemma chụp tại các đền thờ cổ Hy
Lạp năm 2002 và 2003. Hình chiếu của Mặt Trời trên bức tường nhà
bạn vào cùng một thời điểm của các ngày khác nhau trong năm cũng
là hình số 8.













Chụp hồi 08:00:00
GMT+2
từ ngày 12/1/02
đến 21/12/02
Đền thờ Tholos,
Delphi, Hy Lạp


Chụp hồi 12:28:16
GMT +2
từ ngày 12/1/02
đến 21/ 12/02
Parthenon,
Athens, Hy Lạp
Chụp hồi 16:00:00
GMT +2
từ ngày 07/1/03 đến
20/12/03
Đền thờ Zeus,

Nemea, Hy Lạp
19



Hình 4a. Các đường Analema chụp vào các thời điểm khác nhau
tại một số địa điểm ở Hy Lạp





















Hình 4b. Các đường Analema chụp vào các thời điểm khác nhau
tại một số địa điểm ở Hy Lạp
Chụp hồi 10:00:00
GMT +2
từ ngày 07/1/03
đến -

20/12/03,

tại Hephaisteion,

Athens, Hy Lạp.

Chụp hồi 15:00:00
GMT +2
từ ngày 07/1/03
đến- 20/12/03
Erechtheion,
Athens, Hy Lạp.



Chụp hồi
09:00:00
GMT +2
từ ngày 07/1/03
đến 20/12/03
Đền thờ Apollo,
Corinth, Hy Lạp
20
4. Lượng nhập xạ và các mùa
Bức xạ Mặt Trời mà hệ thống Trái Đất nhận được gọi là lượng
nhập xạ, là nguồn năng lượng chủ yếu trên hành tinh của chúng ta.
Sự khác biệt về nhiệt độ trong các mùa chủ yếu là do dao động về
lượng nhập xạ.
Vậy điều gì tạo ra sự khác biệt về lượng nhập xạ và sự khác biệt
về mùa? Thực ra thì bầu khí quyển có khả năng giữ lại ít hay nhiều
năng lượng bức xạ của Mặt Trời tới Trái Đất. Bầu trời với các đám
mây lớn có thể giữ lại một lượng bức xạ từ Mặt Trời lớn hơn nhiều
so với bầu trời ít mây. Tuy nhiên, mức độ bao phủ của mây là yếu tố
không thường xuyên, không tiên định trước được và ảnh hưởng của
nó so với tổng lượng nhập xạ sau một khoảng thời gian dài là khá
nhỏ.
Lời đáp chính xác cho câu hỏi điều gì dẫn đến sự khác biệt về
lượng nhập xạ có thể tìm ra nếu như ta nghiên cứu kĩ càng chuyển
động có tính nghiêng và song song của trục Trái Đất khi nó quay
xung quanh Mặt Trời. Độ dài của ngày và góc nhập xạ của tia Mặt
Trời là hai yếu tố thay đổi một cách có quy luật và theo chu kì đối
với bất kì địa điểm nào đó trên Trái Đất khi nó xoay quanh trục của
mình và tịnh tiến trên quỹ đạo quanh Mặt Trời. Thời gian chiếu sáng
quyết định lượng bức xạ đưa tới còn góc tới thì ảnh hưởng trực tiếp

tới cường độ nhập xạ. Vì vậy, cường độ nhập xạ và thời gian chiếu
sáng là hai nhân tố cơ bản ảnh hưởng lượng nhập xạ tại bất kì địa
điểm nào trên bề mặt Trái Đất.
Tình trạng nêu trên tương tự như nấu thức ăn trong một cái lò.
Thức ăn sẽ được nấu kĩ hơn, nếu: 1) Nhiệt độ tăng lên hoặc 2) Thời
gian nấu lâu hơn hoặc, 3) Cả hai trường hợp. Tương tự, một điểm
trên Trái Đất sẽ nhận được nhiều bức xạ hơn khi: 1) Được Mặt Trời
chiếu dưới góc gần 90 độ hoặc hơn, 2) Chiếu lâu hơn hoặc, 3) Cả
hai trường hợp. Khu vực hai chí tuyến trở nên nóng hơn vào các
21

ngày hạ chí của chúng là do được Mặt Trời chiếu trực diện và thời
gian chiếu lâu hơn.
Cường độ bức xạ Mặt Trời (lượng nhập xạ trên một đơn vị diện
tích) nhận được tại các địa điểm khác nhau cũng rất khác nhau do
Trái Đất có dạng cầu. Chỉ có một phần của bề mặt Trái Đất được
chiếu trực diện trong khi trên các phần khác các tia tới bị nghiêng đi
các góc khác nhau. Ta thấy rằng góc chiếu càng gần 90 độ thì diện
tích được chiếu sáng càng nhỏ. Nếu so sánh phạm vi chiếu sáng của
các chùm tia tới cùng kích thước, chùm tia trực diện bao trùm diện
tích bề mặt nhỏ nhất. Vì lượng bức xạ do các chùm tia cùng kích
thước mang tới là như nhau, không phụ thuộc vào góc tới nên cường
độ bức xạ sẽ càng lớn nếu phạm vi chiếu sáng càng nhỏ. Khi góc tới
đạt 90 độ, cường độ bức xạ sẽ đạt cực đại, năng lượng nhận được
trên một đơn vị diện tích lớn nhất. Ngược lại, góc chiếu càng nhỏ thì
diện tích được chiếu càng lớn và năng lượng nhận được trên một
đơn vị diện tích càng nhỏ. Hơn nữa, khi đi qua bầu khí quyển, so với
các tia trực diện các tia nghiêng phải trải qua đoạn đường dài hơn
nên năng lượng bị hao hụt cũng nhiều hơn.
Tại các điểm quan trắc thời gian tiếp nhận năng lượng bức xạ

liên quan tới chiều dài của ngày. Do ban đêm không diễn ra quá
trình tiếp nhận năng lượng nên độ dài của ngày ở điểm quan trắc
càng lớn, năng lượng nhận được ở đó càng nhiều. Như ta đã xét
trong phần trước, độ dài của ngày biến đổi tuỳ theo diễn biến mùa
trong năm và tuỳ theo vị trí trên bề mặt Trái Đất của điểm quan trắc.
22

Hình 5. Sự phụ thuộc của lượng nhập xạ vào góc tới
5. Sự khác biệt về lượng nhập xạ tại các vĩ độ
Nếu không tính đến ảnh hưởng của khí quyển tới lượng nhập xạ
trong khoảng thời gian 24 tiếng của một ngày, thì một khu vực sẽ
nhận được lượng bức xạ lớn nhất vào giữa trưa khi góc tới của Mặt
Trời đạt giá trị lớn nhất trong ngày trên bầu trời địa phương. Khi
không được chiếu sáng, mọi khu vực đều không nhận được năng
lượng bức xạ. Khi một ngày bắt đầu, góc tới của các tia sáng Mặt
Trời ngày một lớn, lượng nhập xạ tăng dần cho đến giữa trưa khi
góc tới đạt cực đại. Lượng nhập xạ sau đó bắt đầu giảm dần theo độ
giảm của góc tới cho tới khi đêm thay thế ngày.
Lượng nhập xạ trong ngày tại mọi địa điểm trên Trái Đất còn
thay đổi theo mùa và sự phân bố năng lượng Mặt Trời nhận được tại
mỗi bán cầu có 3 đặc tính riêng biệt. Chúng là các nhân tố căn bản
xác định 6 vùng theo vĩ tuyến hay ranh giới phân chia vành đai nhập
xạ hay vành đai nhiệt bao quanh Trái Đất.
Trước tiên xét bán cầu Bắc. Ta tạm dùng chí tuyến Bắc và vòng
cực Bắc làm ranh giới chia bán cầu này thành 3 khu vực khác biệt.
23

Khu vực giữa xích đạo và chí tuyến bắc gọi là vùng nhiệt đới. Tại
đây, lượng nhập xạ luôn lớn và đạt lớn nhất hai lần mỗi năm khi
được Mặt Trời chiếu trực diện vào lúc giữa trưa. Hai ngày được

chiếu vuông góc đó ở mỗi địa điểm một khác tuỳ theo vĩ độ. Khu
vực rộng lớn nằm giữa chí tuyến và vòng cực Bắc là vùng ôn đới
hay vùng vĩ độ trung bình. Trong khu vực này, vào ngày Hạ chí
lượng nhập xạ là lớn nhất vì có Mặt Trời giữa trưa lên cao nhất
trong năm và độ dài của ngày là lớn nhất. Lượng nhập xạ nhỏ nhất
vào ngày Đông chí khi Mặt Trời ở vị trí thấp nhất trong năm và
khoảng thời gian được chiếu sáng trong ngày cũng ngắn nhất. Vùng
Bắc Cực trải từ vòng cực Bắc tới điểm cực Bắc. Tại đây lượng
nhập xạ lớn nhất vào ngày Hạ chí và có một giai đoạn bị triệt tiêu
vì các góc tới giảm xuống còn 0 độ do trục Trái Đất nghiêng. Giai
đoạn này kéo dài chừng 6 tháng tại điểm cực Bắc và ngắn dần lại
còn vẻn vẹn 1 ngày tại các điểm nằm trên Vòng cực Bắc. Tương tự,
tại bán cầu nam cũng có vùng nhiệt đới, ôn đới và vùng cực Nam
phân định bởi vòng cực Nam và điểm cực Nam.
Cho dù lượng nhập xạ trong các vùng trên có nhiều khác biệt,
nhưng vẫn có một số điểm tương đồng là hết sức đáng chú ý. Thứ
nhất, lượng bức xạ đưa tới tầng trên cùng của khí quyển theo từng vĩ
tuyến là không đổi theo các năm. Thứ hai, lượng nhập xạ giảm dần
từ vùng vĩ độ thấp tới các vùng vĩ độ cao hơn và càng về gần hai
cực, do dao động nhập xạ, sự khác biệt về mùa càng lớn.
Lượng bức xạ mà Trái Đất nhận được là một khái niệm rất quan
trọng đối với việc tìm hiểu, nhận thức về động lực khí quyển và sự
phân bố khí hậu cũng như thảm thực vật. Các nhân tố khí hậu như
nhiệt độ, lượng mưa và các loại gió phần nào bị kiểm soát bởi lượng
nhập xạ trên Trái Đất. Con người cũng như sinh vật đặc biệt nhạy
cảm với các mức nhập xạ nhất định tuỳ theo chủng loài và khu cư
trú. Cây cối sẽ héo nếu nắng nóng kéo dài bất thường hoặc cằn cỗi
dần nếu bị che tối quá lâu. Hàng năm, các loài cây thay lá có chu
24
trình phát triển lá, ra hoa, kết trái và rụng lá. Chu trình này hiển

nhiên được xác định bởi dao động của lượng nhập xạ tuỳ theo các
mùa. Động vật cũng phản ứng với sự thay đổi lượng nhập xạ. Khi
mùa đông tới, nhiều loài chim vùng vĩ độ cao và trung bình di cư tới
các khu vực ấm áp hơn ở các vùng vĩ độ thấp.
6. Một số ứng dụng liên quan đến vận động của Trái Đất
6.1. Giờ và đường chuyển ngày Quốc tế
Mối quan hệ giữa kinh độ và thời gian là cơ sở để chia múi giờ
trên Trái Đất như ta thường dùng ngày nay. Trước năm 1884, các
nơi trên thế giới vẫn sử dụng cách phân định thời gian gọi là giờ địa
phương. Theo cách phân định này thì giữa trưa là thời điểm trong
ngày khi bóng do Mặt Trời tạo ra cho một chiếc cọc cắm thẳng đứng
là ngắn nhất. Điều đó có nghĩa là Mặt Trời đã lên tới góc cao nhất
trong ngày trên bầu trời và mọi đồng hồ địa phương được đặt ở thời
điểm 12 giờ trưa. Do vận động quay của Trái Đất, một điểm A nào
đó sẽ có giữa trưa sớm hơn điểm nằm phía tây, muộn hơn so với
một điểm khác nằm phía đông của nó. Sử dụng giờ địa phương như
vậy hầu như không gây mấy phiền hà cho tới những năm cuối của
thế kỉ XIX, khi hệ thống đường sắt xuyên quốc gia và các phương
tiện truyền thông như điện tín mới ra đời và bắt đầu phát triển. Sự
phát triển công nghệ và sự kéo dài khoảng cách giao lưu khiến cho
việc sử dụng giờ địa phương trở nên ngày càng bất cập. Năm 1884
Hội nghị Quốc tế nhóm họp tại Washington đưa ra nghị quyết về
kinh tuyến gốc cũng như các múi giờ theo chuẩn Quốc tế. Theo quy
định này, Trái đất được chia thành 24 múi giờ, kinh tuyến gốc được
lấy làm kinh tuyến giữa của múi giờ gốc. Thời điểm giữa trưa của nó
được lấy làm giữa trưa cho toàn bộ múi các kinh tuyến nằm giữa
7
0
30’Đ và 7
0

30’T. Các đường kinh tuyến có giá trị độ kinh chia hết
cho 15 được lấy làm các kinh tuyến giữa cho múi giờ của mọi kinh
tuyến nằm trong khoảng 7
0
30’ Đ và 7
0
30’ T so với nó. Tuy nhiên,
25

ranh giới các múi giờ thực tế lại không phải là các cặp kinh tuyến.
Các đô thị có ranh giới múi giờ đi qua sẽ gặp nhiều bất tiện trong
vấn đề giờ giấc giữa khu Đông và khu Tây. Vì vậy, ranh giới các
múi giờ ở một số nơi có thể đã được dịch sang phải, trái nhằm tránh
những bất cập đã nêu. Tại Hoa Kì, ranh giới múi giờ thường được
lấy dọc theo biên giới giữa các bang để tránh trường hợp trung tâm
một thành phố nằm trong múi giờ này trong khi ngoại ô của nó lại
nằm ở múi giờ bên cạnh. Các quốc gia thường lấy giờ chung cho cả
nước theo múi giờ của thủ đô. Trường hợp các quốc gia lớn hoặc có
lãnh thổ trải quá dài theo hướng Đông - Tây như Nga, Trung Hoa,
Hoa Kì, Canađa thì họ phải sử dụng nhiều múi giờ để tránh tình
trạng sai lệch quá rõ rệt giữa giờ giấc và vị trí của Mặt Trời (chẳng
hạn, đồng hồ chỉ 12 giờ trưa nhưng Mặt Trời mới lên hoặc đã sắp
lặn). Thời gian trong ngày tính theo kinh tuyến gốc được gọi là giờ
chuẩn Quốc tế. Nó còn được gọi với các tên khác như Greenwich
Mean Time (GMT), Universal Time (UT), Universal Time Cordinate
(UTC) hay Zulu Time. Giờ chuẩn được dùng để quy đổi thời gian
trên phạm vi toàn cầu. Giờ của các khu vực về phía đông hay tây
được xác định bằng cách so sánh với giờ chuẩn. Các múi giờ phía
tây Greenwich được gọi là các múi sau. Các múi phía đông được gọi
là múi trước. Theo cách tính như vậy, đồng hồ tại địa điểm cách

kinh tuyến gốc 90
0
về phía đông sẽ chạy trước giờ chuẩn 6 tiếng
trong khi đó tại múi giờ Thái Bình Dương của Hoa Kì và Canađa,
nơi có kinh tuyến giữa là 120
0
Tây đồng hồ sẽ chạy sau hơn giờ
chuẩn 8 tiếng.
Trong công tác hoa tiêu, kinh độ được xác định bằng đồng hồ
lưu trữ, một loại đồng hồ đặc biệt chính xác. Người ta dùng đồng
thời hai đồng hồ lưu trữ, một chiếc đặt theo giờ chuẩn Greenwich,
cái còn lại là giờ địa phương. Đồng hồ này sẽ được cộng thêm hay
trừ đi 1 giờ sau khi tàu đi qua 15 độ kinh tuyến về phía tây hoặc
26
đông. Số giờ chênh lệch giữa đồng hồ cố định và đồng hồ được
chỉnh đổi, cho phép xác định kinh độ (1giờ tương đương 15
0
). Trước
khi phát minh ra hệ thống hoa tiêu điện tử thông qua các trạm Trái
Đất – vệ tinh, đồng hồ lưu trữ là công cụ chủ yếu để xác định kinh
độ.
Đối xứng với kinh tuyến gốc qua trục Trái đất là đường chuyển
ngày Quốc tế, một đường tưởng tượng dọc theo kinh tuyến 180 độ
trừ phần dịch chuyển phân cách Alaska (Hoa Kì) với Xibia (LB
Nga) và phần dịch chuyển bao quanh một số quần đảo Thái Bình
Dương. Khi đi qua đường chuyển ngày Quốc tế, đồng hồ sẽ được
cộng thêm 1 ngày nếu đi từ châu Mĩ sang châu á, trừ đi một ngày
nếu đi ngược lại. Giả sử ta đi từ Tokyo sang San Francisco, khi đi
qua đường chuyển ngày nếu đồng hồ đang chỉ 4.30 chiều ngày thứ
hai thì nó cần được chỉnh lại là 4.30 chiều ngày Chủ nhật. Để dễ nhớ

mối quan hệ này, người ta thường vẽ biểu tượng (Mon I Sun) trên
các đường chuyển ngày Quốc tế của bản đồ. Trước năm 1880,
đường này chưa được công nhận chính thức, nhưng sự tồn tại của nó
đã được các thành viên trong đoàn thám hiểm của Magenllan tình cờ
nhận ra sau chuyến hành trình quanh Trái Đất vào những năm 1519-
1521. Khi trở về sau chuyến đi vòng quanh Trái Đất, từ Tây Ban
Nha về hướng tây, họ phát hiện ra nhật kí hành trình trên tàu bị thiếu
mất một ngày. Vì đi ngược hướng xoay của Trái Đất nên so với
những người đã sống ở Tây Ban Nha trong thời gian 1519 - 1521,
thuỷ thủ đoàn đã chứng kiến Mặt Trời lặn và mọc ít hơn một lần.
6.2. Lịch
Khoảng thời gian Trái Đất thực hiện trọn một vòng chuyển động
xoay quanh trục của mình là một ngày và thực hiện xong một vòng
chuyển động tịnh tiến xung quanh Mặt Trời là một năm. Trong
khoảng thời gian đó, Trái Đất tự xoay quanh trục của mình được
27

khoảng 365,25 vòng. Như vậy, độ dài một năm là khoảng 365 ngày
6 giờ. Giữa năm và ngày có thêm đơn vị đo thời gian trung gian là
tháng. Mỗi năm như vậy sẽ có 12 tháng. Mỗi tháng có 30 ngày nếu
là tháng thiếu, 31 ngày nếu là tháng đủ. Các tháng đủ là 1, 3, 5, 7, 8,
10, 12. Các tháng còn lại có 30 ngày. Riêng tháng hai bình thường
chỉ có 28 ngày. Nếu để số ngày trong năm lẻ như vậy sẽ khá bất
tiện, người ta quy định mỗi năm có 365 ngày và cứ bốn năm lại có
một năm nhuận có 366 ngày. Năm nhuận là các năm có số thứ tự
chia hết cho 4, ví dụ như 1988, 1992, 1996, 2000, 2004 v.v…Ngày
thứ 366 của năm nhuận là ngày 29 tháng Hai. Nếu tính chính xác
hơn, khoảng thời gian Trái Đất thực hiện trọn một vòng chuyển
động tịnh tiến xung quanh Mặt Trời chỉ tương đương 365 ngày
5 giờ 48 phút 46 giây. So với năm lịch quy định gần đúng là 365

ngày 6 giờ thì mỗi năm lịch sẽ dài hơn năm thật 11 phút 14 giây và
384 năm lịch sẽ dài hơn 384 chu kì quay quanh Mặt Trời của Trái
Đất là 3 ngày nên cứ sau 100 lần nhuận của 400 năm người ta quy
ước sẽ bỏ bớt đi ba lần. Những năm đầu thế kỉ có hai số đầu không
chia hết cho 4 như 1100, 1300, 1400, 1500, 1700, 1800, 1900 v.v…
được quy ước là những năm không nhuận.
Cách tính thời gian lấy chu kì chuyển động xung quanh mặt trời
của Trái Đất làm một năm được sử dụng đầu tiên tại Ai Cập Cổ đại
và ngày nay được toàn Thế giới công nhận như cách tính thời gian
chính thức. Lịch loại này được gọi là Dương lịch (lịch theo Mặt
Trời). Tuy nhiên, trước khi dương lịch được sử dụng rộng rãi như
ngày nay có nhiều dân tộc sống trong các vùng sa mạc, sinh hoạt
chủ yếu vào ban đêm đã căn cứ vào chu kì chuyển động của Mặt
Trăng làm ra lịch riêng của mình, đó là Âm lịch. Họ lấy khoảng thời
gian giữa hai lần trăng tròn là một tuần trăng (29 ngày 12 giờ 44
phút) hay một tháng. Độ dài các tháng được làm tròn thành 29
28
(tháng thiếu) và 30 ngày (tháng đủ). Tháng nào là thiếu, đủ không
cố định mà xê dịch khác nhau tuỳ theo các năm. Để xác định tháng
đủ, thiếu của một năm cụ thể đòi hỏi phải tính toán rất phức tạp. Âm
lịch rất đúng với nhịp điệu của mặt trăng (đầu tháng không trăng,
giữa tháng trăng tròn) nhưng không phản ánh được chu kì thời tiết
khí hậu theo mùa. Người Trung Hoa về sau đó lại tính năm theo Mặt
Trời và tính tháng theo Mặt Trăng. Kiểu lịch này chúng ta vẫn quen
gọi là Âm lịch, đã được dùng tại Việt Nam ta từ thời kì Bắc thuộc
cho đến ngày nay, song song với Dương lịch. Thực chất, đây là một
dạng hợp lịch hay Âm Dương lịch. Năm của Âm Dương lịch cũng
dài 12 tháng và như vậy mỗi năm âm dương lịch chỉ có 354 ngày,
ngắn hơn năm dương lịch 11 ngày. Để các niên đại theo năm Âm
Dương lịch và theo dương lịch không bị xê dịch nhiều, người ta làm

cho niên đại theo âm lịch chậm lại bằng cách quy định năm nhuận
của Âm Dương lịch sẽ có 13 tháng. Dựa theo kết quả tính toán thì
cứ 19 năm sẽ có 7 lần nhuận. Đó là các năm có số thứ tự chia cho 19
mà dư 0, 3, 6, 9, 11, 14 và 17. Không giống như Dương lịch, ng ày
bù thêm do nhuận luôn rơi vào tháng hai, tháng nhuận của âm lịch
lặp lại mỗi lần sau 26 tháng. Giả sử, năm 2004 nhuận, có 2 tháng hai
thì 26 tháng sau, tức năm 2006 sẽ nhuận với 2 tháng tư. Như vậy, so
với Dương lịch, sử dụng Âm lịch và Âm Dương lịch ít thuận tiện và
kém hiệu quả về nhiều mặt nhưng Âm Dương lịch vẫn được sử dụng
cho đến ngày nay tại Việt Nam vì truyền thống, tập tục của dân tộc
ta có nhiều nghi lễ, hội hè tổ chức theo loại lịch này.
(Phỏng theo cuốn Essentials of Physica Geography)
29

CÂU HỎI
1. Hãy căn cứ vào các vận động của Trái Đất giải thích vì sao mùa
đông của Bắc bán cầu không ấm bằng mùa đông của Nam bán
cầu?
2. Hai nhân tố nào tạo nên sự biến đổi thường xuyên của lượng
nhập xạ trong năm? Chúng đã kết hợp để tạo ra các mùa như thế
nào?
3. Hãy sử dụng analemma xác định vĩ độ được Mặt Trời chiếu
vuông góc vào các ngày 12 tháng 2, 27 tháng 6, 3 tháng 10 và 31
tháng 12.
4. Sử dụng analemma tính góc nhập xạ vào các ngày trên tại 2 vòng
cực, hai chí tuyến, xích đạo và địa phương bạn đang sống.
5. Hãy giải thích vì sao vào tháng 7 Mặt Trời trông nhỏ hơn vào tháng
1? Vì sao vào buổi sáng và vào lúc hoàng hôn ta có thể nhìn trực
diện vào Mặt Trời, còn buổi trưa thì không?
6. Vào ngày 21 tháng 3, nếu đứng tại xích đạo vào giữa trưa Mặt

Trời sẽ chiếu thẳng góc trên đầu bạn, nếu di chuyển về phía bắc
hoặc nam thì cứ dịch đi 1 độ vĩ góc tới sẽ giảm đi 1 độ. Hiện
tượng giảm tuyến tính của góc tới theo vĩ độ như vậy có xảy ra
vào ngày 22 tháng 6 và 23 tháng 9 không? Vì sao?
7. Vì sao sử dụng Dương lịch lại thuận tiện và hiệu quả hơn Âm
lịch và Âm Dương lịch? Vì sao Âm lịch lại nhuận cả tháng chứ
không chỉ một ngày như Dương lịch?
30
CHƯƠNG 2
SỰ HÌNH THÀNH CÁC ĐỚI CẢNH QUAN TỰ NHIÊN
I. KHÁI NIỆM VÀ CHỈ TIÊU PHÂN CHIA CÁC ĐỚI
CẢNH QUAN TỰ NHIÊN
Các đới cảnh quan tự nhiên trên Trái Đất được hình thành trên
nền của các vòng đai địa lí, là biểu hiện tổng hợp của sự thay đổi
mang tính địa đới của tất cả các thành phần của cảnh quan. Sự phân
chia các đới cảnh quan tự nhiên dựa trên tương quan nhiệt - ẩm
(biểu thị qua mối quan hệ giữa cân bằng bức xạ và lượng mưa năm).
Có nhiều cách biểu thị tương quan này, song thường được dùng
nhiều nhất là chỉ số khô hạn theo bức xạ K của A. A. Grigoriev và
M.I. Buđưcô, tính theo công thức:
r
.
L
R
K =

Trong đó: R: Cán cân bức xạ - tính bằng kcal/cm
2
/năm.
r: Lượng mưa năm - tính bằng g/cm

2
/năm.
L: Tiềm nhiệt bốc hơi - tính bằng kcal/g.
K càng lớn thì mức độ khô hạn càng tăng.
Sự phân hoá địa đới lớn nhất của vỏ cảnh quan Trái Đất biểu thị
ở sự hình thành các vòng đai địa lí (vòng đai nhiệt).
Cán cân bức xạ (R - tính bằng kcal/cm
2
/năm) là chỉ tiêu để chia
các vòng đai nhiệt (R = (Q + q).(1 - A) – E, trong đó Q là bức xạ
trực tiếp,
q là bức xạ khuếch tán, A là albedo của bề mặt, E là những hữu hiệu
của
bề mặt).
R < 50 kcal/cm
2
/năm: vòng đai cực, cận cực và ôn hoà
R = 50 - 75 kcal/cm
2
/năm: vòng đai cận nhiệt
R > 75 kcal/cm
2
/năm: vòng đai nhiệt đới
31

Trong mỗi vòng đai địa lí có một bộ hệ số tương quan nhiệt ẩm
từ ẩm ướt đến khô hạn. Chỉ số khô hạn K quy định kiểu đới cảnh
quan và các đới cảnh quan là những bộ phận của vòng đai địa lí:

- K < 0,35: đài nguyên,

- K từ 0,35 đến 1,1: rừng
- K từ 1,1 đến 2,3: thảo nguyên
- K từ 2,3 đến 3,4: bán hoang mạc
- K >3,4: hoang mạc
Độ lớn của K quy định kiểu đới cảnh quan tự nhiên và độ lớn
của R quy định đặc tính cụ thể và trạng thái của đới. Ví dụ, K > 3
trong mọi trường hợp biểu thị cảnh quan hoang mạc, nhưng tuỳ
thuộc vào độ lớn của R mà trạng thái của hoang mạc thay đổi: Khi R
= 0 - 50 kcal/cm
2
/năm thì đó là hoang mạc ôn đới; khi R = 50-75
kcal/cm
2
/năm là hoang mạc cận nhiệt và khi R > 75 kcal/cm
2
/năm là
hoang mạc nhiệt đới.
Qua đó, có thể thấy rằng cùng một trị số K lặp lại ở các đới
thuộc các vòng đai địa lí khác nhau. Như vậy, đới cảnh quan địa lí
tự nhiên là một bộ phận lớn của vòng đai địa lí, trong đó thống trị
một kiểu cảnh quan địa đới nào đó (F.N. Minkôv, 1964).
Tên gọi của các đới cảnh quan thường phỏng theo dấu hiệu địa
thực vật đặc trưng, bởi vì thảm thực vật là biểu thị bên ngoài của
cảnh quan và rất nhạy cảm với sự thay đổi của các điều kiện tự
nhiên. Tuy nhiên, đới cảnh quan không giống với đới địa thực vật
hay đới thành phần nào khác, mà là một tổng thể tự nhiên có đặc
trưng riêng về các điều kiện hình thành hiện tại và cả trong quá khứ.
Sự lặp lại có quy luật của các chỉ số biểu thị tương quan nhiệt ẩm
ở các vòng đai địa lí khác nhau thể hiện quy luật tuần hoàn của tính
địa đới địa lí và là cơ sở cấu trúc của vỏ cảnh quan Trái Đất.

Đới cảnh quan tự nhiên là đơn vị địa đới thứ 2 được phân chia

×