Tải bản đầy đủ (.doc) (42 trang)

Văn hóa gia đình, bí mật tuyệt vời về bố và về mẹ mà không phải ai cũng biết, học làm người, giáo dục trẻ thơ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (752.74 KB, 42 trang )

/>
Dạo gần đây ở cơ quan, ba nghe người ta
thường nhắc tới “văn hóa công ty”, bỗng dưng
ba nghĩ tới các con, nghĩ tới "văn hóa gia đình"
mình. Đó cũng là lúc, ba nhớ tới lời hẹn cuối
tuần, cả nhà mình sẽ đi nhà sách, có khi chẳng
để mua gì, mà đó là việc quen thuộc.
Gần nhà, có hai điểm hẹn mối ruột với mấy cha con, đó là
rạp phim “Trang trí” và nhà sách “Kỳ lạ”. Tên của chúng, là
do các con tự đặt, nhân những sự kiện bí mật chỉ có cha và
con trai biết. Quả là thú vị, khi giữa cha con ta tồn tại những
điều nho nhỏ như thế. Mẹ “ganh tỵ” lắm, nhiều lần dò hỏi,
nhưng ba quyết không nói ra, như lời con trai dặn. Bù lại, mẹ
cũng có những chuyện riêng với con gái, mà ba và con trai
đành ấm ức khi bị gạt ra rìa…
Ba thích vô cùng cái cảm giác cả nhà rong ruổi trên đường.
Con trai ngồi lọt trong lòng ba phía trước, con gái ôm eo ba
phía sau, cả nhà mình “cột” lại với nhau bằng một sợi dây
/>đai an toàn và đôi tay của mẹ bao chót. Những lúc ấy, ba
thấy đời mình sao mà bình yên đến lạ.
Ba chỉ là anh công nhân bình thường, tự biết mình không đủ
sức để dạy các con những điều cao xa, rộng lớn. Ba chỉ có
thể cùng con xem một bộ phim hoạt hình trên ti vi, bàn bạc
với nhau như thể bạn bè trang lứa. Buổi tối, ba luôn gắng giữ
thói quen đọc cho con nghe cuốn truyện tranh nào đấy trước
khi ngủ. Ngày nghỉ, ba dạy con trai kiểm tra xem bóng đèn
nào đã bị cháy, vòi nước nào sắp hư, để rồi cùng nhau đi
mua đồ mới về thay. Con luôn miệng “phụ ba”, nghe sao mà
/>đáng yêu quá. Con gái thì được mẹ mua cho búp bê và đồ
hàng, tỉ mẩn khâu áo đầm, cột tóc cho em búp bê
Khoảnh khắc ba thích nhất là lúc cả nhà mình quây quần ăn


cơm, với những món ruột, mà ba biết, khi lớn lên, dù no ấm
thế nào, mùi vị của chúng cũng theo các con mãi. Bởi vì đó
là thức ăn mẹ nấu. Là những thứ mà “chỉ bếp nhà mình mới
có”. Ba có tham lam và kỳ vọng quá không? Ba răn con phải
biết quý trọng đồ chơi, không có mới nới cũ, lãng phí. Cứ
mỗi dịp gì đó, mẹ lại chụp hình cho cả nhà, như một cách để
các con hiểu rằng, sự sum vầy hiện tại là vô giá. Này là con
gái đang cưỡi chiếc xe đạp ba bánh đầu đời. Đây, con trai
vừa rụng chiếc răng sữa “mặt tiền”, nụ cười hơi sún coi ngộ
quá. Lại nữa, hôm ấy trời mưa, cả nhà mình đang ăn khoai
lang mẹ quạt than nướng đây mà… Những tấm ảnh kỷ niệm
ấy được lưu giữ cẩn thận, lâu lâu cả nhà lại mở ra cùng xem,
tha hồ mà nhắc lại những khoảnh khắc ấm áp đã qua dưới
mái nhà mình.
/>
Gần đây báo chí đăng tải liên tiếp nhiều
vụ hiếp dâm, xâm hại tình dục trẻ em. Là người
có nhiều năm nghiên cứu và công tác trong lĩnh
vực hỗ trợ trẻ em, sau mỗi lần đọc những câu
chuyện đau lòng ấy, tôi luôn bức xúc: “Cha mẹ
cháu ở đâu?”. Tất nhiên, cha mẹ không thể
suốt ngày ở bên cạnh trẻ để cùng đối mặt và can
ngăn kịp thời, nhưng cha mẹ có thể “hiện diện
gián tiếp” bằng những lời dạy dỗ, cảnh báo, lưu
ý đối với trẻ.
Cung cấp kỹ năng để trẻ tự bảo vệ
Cha mẹ cần cung cấp cho các em kỹ năng nhận diện nguy
cơ, kỹ năng tự điều chỉnh bản thân để bảo vệ chính mình. Đó
cũng là kiến thức cơ bản, nằm lòng ở trẻ, như không thò tay
vào ổ điện, vọc phá nước sôi hay chơi giỡn ở cầu thang…

Hãy dạy trẻ từng bước, giúp trẻ hình thành nhận thức và biết
/>chọn hành vi để phản ứng tích cực ở hoàn cảnh, tình huống
có vấn đề nguy cơ. Nhiều phụ huynh cho rằng trẻ bước vào
giai đoạn dậy thì, cơ thể nảy nở thì mới sợ bị xâm hại tình
dục. Trên thực tế, từ rất sớm, nhiều trẻ đã là nạn nhân của
“yêu râu xanh”. Với trẻ nhỏ, kẻ thủ ác dễ dụ dỗ bằng quà
bánh. Trẻ cũng không đủ nhận thức, ngôn ngữ để có thể nói
với cha mẹ, do thế mà sự việc dễ bị che khuất.
Tùy mức độ tiếp thu của mỗi trẻ, phụ huynh có thể dạy trẻ
một vài lần hay nhắc đi nhắc lại việc tự bảo vệ bản thân,
phòng tránh nguy cơ xâm hại tình dục. Phụ huynh không nên
sờ mó, nựng nịu bộ phận sinh dục của trẻ vì sẽ tạo kích
thích, khoái cảm. Lẽ khác, nếu những hành động này được
lặp đi lặp lại, trẻ sẽ nghĩ rằng chuyện bị sờ mó là bình
thường và sẽ thỏa hiệp, đáp ứng cả với người lạ có ý xấu.
Phụ huynh cần chỉ ra đâu là hành động nguy cơ và hướng
dẫn trẻ phản kháng bằng thái độ, lời nói, hành động. Cha mẹ
và thầy cô nên dạy trẻ phân vùng trên cơ thể, vùng nào cấm
người khác chạm vào còn vùng nào thì được phép. “Người
khác” là bất cứ ai, không loại trừ cô, dì, cậu, chú, bác, ông,
thầy cô giáo,… thậm chí cha mình.
/>Một phụ huynh chia sẻ với TS Thạch Ngọc Yến (phải)
 !!!"
Con trẻ luôn cần người cha, người mẹ thân thiện để có thể
chia sẻ những bối rối, ngần ngại, bất an. Sự chia sẻ của trẻ
dù ngây ngô, không đầu đuôi rõ ràng nhưng với sự tinh
tường và óc phán đoán, cha mẹ sẽ có thể nắm bắt được điều
con trẻ đang đối mặt. Có nhiều trường hợp trẻ tỏ thái độ
phản ứng gay gắt, chống đối với “yêu râu xanh”, muốn nói
ra (đây là điều rất khó nói), nhưng cha mẹ lại vô tâm phớt lờ,

vẫn “giao trứng cho ác” những khi không có điều kiện trông
nom; đến khi biết thì đã muộn.
/>Hiếm khi kẻ xâm hại tình dục tấn công trẻ một cách đường
đột, mà thường có một quá trình thăm dò trẻ bằng cách khen
ngợi, đùa cợt, nhìn soi mói, vuốt ve, ôm ấp, dụ ngọt, rủ rê…
Nếu cha mẹ quan tâm, quan sát thái độ của con trẻ, lắng
nghe con và biết cách gợi ý để con nói thật thì sẽ kịp ngăn
chặn những chuyện đáng tiếc. Ngược lại, nếu thờ ơ, bỏ mặc
hoặc thường xuyên mắng chửi, đánh đập thì các em sẽ không
dám bày tỏ. Trong trường hợp con trẻ đã bị xâm hại tình dục,
phụ huynh cần có cách xử lý đúng: không la mắng mà động
viên, nâng đỡ con; thu thập, giữ nguyên chứng cứ, kịp thời tố
giác; đưa con đi đến công an để được giới thiệu khám, giám
định y khoa; nhờ chuyên gia hỗ trợ tâm lý cho con, có thể
chuyển đổi môi trường sống, học tập để con nguôi ngoai.
Cha mẹ phải tập trung chăm sóc để tạo sự bình tâm cho con
trẻ.
Trong nhiều vụ xâm hại tình dục trẻ, thủ phạm hay kể: “Mấy
lần đầu thì tôi chủ động dụ dỗ, nhưng lần sau thì bé tự tìm
đến…”, đó là điều đáng suy ngẫm. Trẻ là nạn nhân nhưng rất

thể là nạn-nhân-có-nhu-cầu. Điều đó khiến nhiều trẻ chịu
“tổn thương kép”, vừa bị xâm hại tình dục vừa dằn vặt, ray
/>rứt, cho rằng mình có lỗi, tại mình mà “chú ấy” bị bắt giam.
Vì thế, giúp trẻ nhận diện và đối phó với nguy cơ là cần thiết
nhưng chưa đủ, phụ huynh phải dạy trẻ điều chỉnh bản thân,
giữ chừng mực khi tiếp xúc, tránh môi trường không an toàn.
#$%&'()#*+,*-.,/0-
12)3245
Sẽ là “cha hát con khen”, khi cha tôi chỉ

học hết lớp Nhất (nay là lớp 5) mà tôi lại nói
ông uyên bác thì uyên bác nỗi gì. Nhưng, trong
lòng chúng tôi - những công dân có trình độ
thấp nhất là trung cấp - thì cha mãi vẫn là một
người thầy uyên bác.
/>Từ khi chúng tôi còn là những đứa trẻ tranh nhau phần quà,
miếng bánh, cha đã dạy chúng tôi “đói cho sạch/rách cho
thơm”, dù thiếu thốn, đói khổ cũng không được ăn cắp, nói
dối. Mỗi khi cha phát hiện đứa nào phạm hai lỗi trên, dù chỉ
là lấy của anh em mình cây bút chì, viên phấn bảng, hoặc ăn
vụng phần ăn của chị em mình nhưng nói dối là chuột ăn, gà
mổ thì cha đều phạt rất nặng.
Khi chúng tôi vào cấp II, cha lại dạy chị em tôi sự sẻ chia và
trách nhiệm với gia đình. Gần nhà tôi có một khu nhà xưởng
bỏ dở rộng đến hàng chục hecta. Đứa nào đi học buổi sáng
thì buổi chiều phải theo cha mẹ đi đào đá, nhặt sắt vụn ở khu
nhà xưởng đó. Con gái cũng như con trai, không phân biệt.
Đứa không đi thì ở nhà nấu cơm, giặt giũ, trông em nhỏ. Khi
các thành viên về nhà thì bảo đảm ngày đó đã kiếm được ít
sắt vụn và đá bán được ít tiền, đủ đi chợ cho cả nhà. Công
việc đào đá, nhặt sắt vụn kéo dài hàng tháng trời, nặng nhọc
và vất vả hơn cả nghề thợ hồ của cha và buôn gánh bán bưng
của mẹ. Mãi sau này chúng tôi mới hiểu, thời điểm đó cha
“thất nghiệp”, mẹ không muốn chồng vất vả một mình nên
chia sẻ cùng chồng “đày ải” mấy đứa con như thế.
/>Chúng tôi lên cấp III rồi có việc làm ổn định, vài đứa bắt đầu
có chỗ đứng trong xã hội thì bất chợt cha tôi bị hầu tòa vì
quỵt nợ của Nhà nước năm triệu đồng từ Quỹ vay tín chấp
dành cho nông dân. Niềm tin về cha sụp đổ, lại mất mặt với
anh em đồng nghiệp, nhất là làng xóm, những người nông

dân vốn chân chất thật thà, nên chúng tôi giận cha lắm. Trốn
trong nhà thì thôi, thò đầu ra khỏi nhà là cha bị người ta chỉ
trỏ: “Thằng cha X. coi vậy mà ăn quỵt!”; “Rồi ở tù cho
xem!”; “Bày đặt nuôi con ăn học cho dữ, ai dè giật tiền của
người ta nuôi tụi nó chứ giỏi giang gì”! Tinh thần cha tôi
xuống dốc rõ rệt. Giọng nói sang sảng ngày nào giờ khàn
đặc nhỏ xíu, dù vẫn khăng khăng là mình không ăn cắp. Tôi
hỏi rõ nguyên nhân… Hóa ra, để chị em tôi được trọn đường
/>ăn học, ngoài việc vắt kiệt mồ hôi và sức lực, cha tôi còn
phải thế chấp giấy đỏ ở ngân hàng, vay Quỹ tín chấp dành
cho nông dân và vài khoản vay lãi ngắn, lãi dài khác nữa.
“Giật gấu vá vai” gần chục năm, cuối cùng chị em tôi cũng
học hành xong. Nông dân nên cha thật thà lắm, lâu nay vì
ông tổ trưởng tổ vay vốn đến nhà thu tiền lãi nên sau này có
tiền, cha gửi luôn ông “trả giùm Nhà nước”. Nhưng, đồng
tiền làm mờ mắt, ông tổ trưởng nhận nhưng không mang trả
cho Quỹ tín chấp mà “mượn lại”, sổ sách, giấy tờ thì vẫn
mang tên người vay nợ là cha tôi. Bẵng đi hai năm, vừa có
thông báo đòi nợ của ngân hàng, vừa có “trát” mời hầu tòa vì
“nợ quá hạn” khiến cha tôi suy sụp. Giấy tờ đâu để chứng
minh mình đã trả rồi? Ông tổ trưởng tổ vay vốn thì khăng
khăng phủ nhận là chưa nhận một đồng nào của cha tôi.
Vài người bạn nhiệt tình đã giúp cha tôi hoàn tất một lá đơn
gửi đến tòa soạn một tờ báo để trình bày sự việc. Khi báo chí
phanh phui, hóa ra sự thật là ông giám đốc Quỹ tín chấp đó
cũng “ăn rơ” với ông tổ trưởng tổ vay vốn. Ghê gớm hơn,
trường hợp của cha tôi không phải là duy nhất. Nhà báo bảo
cha tôi đứng tên viết tiếp một lá đơn tập thể để “dẹp ghế” vị
giám đốc đó, dù ông ta đã chịu trả lại tất cả các khoản tiền đã
“ăn gian” nông dân, nhưng cha bảo: “Thôi, người ta có khi

/>cũng vì miếng cơm manh áo của vợ con mà phải làm như
vậy. Giờ mọi việc đã sáng tỏ, tiền mình được trả lại, tiếng
mình được trong sạch, như thế là đủ rồi. Đừng dồn người ta
tới đường cùng, thất đức lắm!”.
Không biết lúc đó mấy chị em tôi xúc động trước lòng bao
dung của cha mà khóc hay vì “tức” cha quá hiền. Nhưng chị
em tôi thật sự vui sướng vì hiểu cha mình là người nhân hậu.
Giờ tuổi cha đã gần 70, vẫn kiểu ăn nói bỗ bã của nông dân,
cách ăn mặc xuề xòa của một thời nghèo khó, vẫn cần mẫn
với nghề thợ hồ ngày có, ngày không để mỗi tháng góp quỹ
cùng bạn hữu vài trăm ngàn đồng dành giúp đỡ những người
nghèo khó, cơ nhỡ trong ấp, xã. Các con biếu ít tiền để cha
cà phê, cà pháo… cha đều lẳng lặng cất đi, nói “Để dành
giúp người khốn khó chứ cả đời ăn uống biết bao nhiêu rồi.
Cha có tuổi vầy mà không đau bệnh, luôn vui vẻ yêu đời là
đã được quá nhiều phúc của trời rồi!”.
Mỗi câu, mỗi từ của cha đều mang đến cho chị em tôi một
bài học làm người sâu sắc.
/>67!!"78
9:5
$
So với mẹ, bố dường như “lép vế” hơn
nhiều bởi bọn trẻ lúc nào cũng bám mẹ. Mẹ có
“ti ti”, mẹ cho bọn trẻ ăn và chăm sóc chúng,
ôm chúng đi ngủ, nhưng bố lại làm được
những việc khác tuyệt vời chẳng kém mà có thể
bạn chưa nhận ra đâu.
1. 18;!"74<$4)
Những ông bố biết xắn tay làm việc nhà giúp vợ con thực
chất là những ông bố biết bảo vệ, ủng hộ phái yếu. Các cô

con gái có bố không quản ngại việc nhà lớn lên sẽ có hoài
bão hơn, ít phải đối mặt với các vấn đề truyền thống về giới
/>hơn trong công việc, và kiếm được nhiều tiền hơn.
2. 1832 459')=

Có lý do sinh học rõ ràng cho việc vì sao các cô gái thường
muốn hò hẹn với người giống bố của mình. Nhà tâm lý học
Tanya Byro lý giải: Người đàn ông đầu tiên mà con gái gắn
bó chính là cha của mình, cho nên một cách vô thức, họ bị
lôi cuốn trước những người đàn ông có cách đối xử giống
như bố đã đối xử với mẹ hay với họ.
3. 1832>:4 
Những đứa con tuổi teen với tâm lý rắc rối chẳng mấy khi
/>yên, chúng dễ tổn thương và hay thấy mình đau khổ, lúc
đó, bố thực sự là vị cứu tinh. Các ông bố luôn làm tốt việc ở
bên con động viên,an ủi, làm chỗ dựa vững chắc cho cuộc
đời của con gái. Bố đủ nhạy cảm để hiểu cảm xúc của con,
dành thời gian lắng nghe con, thậm chí biết tham gia đầy tích
cực vào những sở thích của con nữa. Những đứa con có
được người cha quan tâm đến cuộc sống của chúng sau này
thường có tính tự tin cao hơn.
4. 18?;'@A;B;8
Không ít nghiên cứu đã cho thấy các cô con gái thân với bố
thường tránh được nguy cơ dính vào các vấn đề nghiệp ngập,
tình dục khi quá chén, tình dục không an toàn Do đó cũng
tránh được bệnh lây truyền qua đường tình dục hay mang
thai ngoài ý muốn.
5. 185@!"C4D2E324:

Cách ăn của bố không chỉ có ảnh hưởng đến cách ăn của con

mà còn đến cả cách chúng nhìn thức ăn nữa. Nghiên cứu cho
/>thấy nếu bố hay ăn đồ ăn nhanh thì con sẽ không đánh giá
đúng được giá trị của bữa ăn, còn những ông bố thường
xuyên dùng cơm với gia đình (ít nhất vài lần 1 tuần) sẽ có
con cái biết trân trọng giá trị thời gian gia đình ăn uống vui
vẻ bên nhau.

FG4HI4J
54K!"
Young Parent – một tờ tạp chí nổi tiếng
dành cho các bậc cha mẹ đã làm một cuộc điều
tra nho nhỏ với các độc giả nữ với đề bài “Theo
bạn, thế nào là một người mẹ tuyệt vời”. Và thật
/>ngạc nhiên, những ý kiến chia sẻ nhận được
nhiều sự tán đồng, ủng hộ nhất lại là những bí
quyết quá đỗi đơn giản.
Dưới đây là những gợi ý, chia sẻ nhận được nhiều “like”
nhất trong cuộc bình chọn đó.
LM!N4$4%O
Ngay từ khi chuẩn bị sinh con, bạn đừng ngần ngại lên danh
sách những người có thể giúp đỡ mình từ những việc nhỏ
nhất. Điều này là cực kỳ cần thiết bởi vì nó sẽ giúp bạn giải
tỏa được nhiều áp lực trong việc chăm sóc, trông nom đứa
trẻ, đặc biệt là giai đoạn mới sinh. Hãy chia sẻ với họ quan
/>điểm cũng như cách mà bạn đã chăm sóc con mình để mọi
người cùng hiểu và “chung tay” giúp đỡ bạn khi cần.
P*25D;4)!8
Việc trở thành cha mẹ khiến bạn thường xuyên phải chuẩn bị
tinh thần để rơi vào những tình huống mà bạn chưa từng gặp
trước đó. Một ví dụ khi con bạn gặp phải ác mộng, bạn sẽ

làm gì nếu bỗng nửa đêm, chúng bật dậy òa khóc nức nở, sợ
hãi vì một con quái vật vô hình nào đó trong giấc mơ? Đừng
nghiêm trọng hóa vấn đề. Việc đơn giản nhất bạn nên làm là
vớ ngay một cái bình xịt và nói với con rằng, đó là loại thuốc
xịt diệt quái vật tốt nhất mà bạn đã mua, “giả vờ” cùng con
xịt khắp phòng, hay bật quạt thật to để thổi bay quái vật đi…
Nghĩ ra cách xử lý hài hước, nhẹ nhõm thực sự sẽ khiến các
bà mẹ thư giãn hơn rất nhiều!
QM!N2I54K
Nhiều nghiên cứu đã khẳng định rằng: “Bản năng làm cha
mẹ có sẵn trong mỗi chúng ta. Chúng rất tuyệt vời và hãy tin
tưởng vào điều đó. Tuy nhiên, nếu được kết hợp với kiến
thức cơ bản, việc nuôi con sẽ dễ dàng hơn rất nhiều”. Điều
đó cho thấy, sự tự tin vào bản năng làm mẹ là hoàn toàn có
/>căn cứ, sẽ giúp bạn “giảm tải” rất nhiều trước những quyết
định cần phải đưa ra với con.
FR8HD4@I42I
Nếu bạn thực sự có chuyện buồn, hãy nói với con là bạn
muốn ở một mình hay cần được chia sẻ; đừng cố gắng thể
hiện cho con thấy là cho dù bạn đang rất mệt mỏi thì bạn vẫn
gắng sức để chăm sóc và quan tâm đến chúng. Hãy cho con
cơ hội thể hiện sự quan tâm ngược lại dành cho bạn… Đừng
biến con cái thành cái cớ để bạn phải gồng mình lên sống
hoàn hảo hay sống như một người không phải là chính bạn.
Ngược lại, bạn hãy tôn trọng và hòa mình vào những cảm
xúc của con. Ví dụ, khi con giận dữ, đừng cố gắng “cầm
cương” cơn giận của chúng, hãy cho phép con được cáu kỉnh
và “cáu kỉnh” cùng con bằng những lời chia sẻ như: “Con
cáu đúng không? Con thấy mặt nóng bừng lên đúng không?
Con đang muốn uýnh vào cái gì đó phải không? ” Những

câu hỏi này sẽ giúp trẻ nhận biết và gọi tên đúng hơn cảm
xúc của mình, đồng thời cũng là cách mẹ gợi ý cho con
những “giải pháp” để tháo gỡ vấn đề.
/>'(S2
2N;)
Mỗi người đều biết quan tâm đến các giá trị
sống, có khả năng sáng tạo cũng như học tập
khi có cơ hội. Đây là một trong những tiền đề
cơ bản của chương trình giáo dục các giá trị
sống.
-H'';TG
Cách đây nhiều năm, tôi có dạy cho một nhóm phạm nhân
nữ tại một trại giam ở New Zealand. Tất cả đều tỏ vẻ khinh
miệt khi tôi giới thiệu lối suy nghĩ dựa trên các giá trị tích
cực. Một phạm nhân còn thẳng thừng tuyên bố rằng chỉ toàn
những lời rác rưởi. Chị nói sao mà chả được. Chị có sống
trong tù như chúng tôi đâu Với một thái độ bình tĩnh, tôi đã
hỏi lại: Vâng, các chị đang ở trong tù, nhưng ai mới là người
/>kiểm soát tâm trí và thái độ của các chị? Câu hỏi bất ngờ làm
các chị im bặt và suy nghĩ
Từ lớp học đó, các phạm nhân đã biết hợp tác, ứng xử tử tế
và cải hóa bản thân. Các chị không còn cộc cằn và phản ứng
thô lỗ nữa mà đã chủ động tham gia các lớp học chữ và học
nghề dành cho phạm nhân. Sau này, nhiều chị đã có thể tái
hòa nhập cộng đồng, thậm chí có chị còn thành công trên
thương trường.
Ở buổi học Nhận diện các giá trị tại trung tâm cai nghiện ma
túy Nhị Xuân, tôi đã hỏi những thanh niên cai nghiện rằng
“người anh hùng của bạn là ai?”. Một cậu thanh niên đã
không ngần ngại trả lời: Hitler. Rõ ràng, đó không phải là

câu trả lời mà tôi mong đợi. Tuy nhiên, tôi vẫn chấp nhận
quan điểm lúc đó của cậu ấy và hỏi “thế Hitler có những giá
trị nào?”. Cậu ấy lập tức đưa ra rất nhiều giá trị mà Hitler có:
nào là quyết đoán, can đảm, nhanh trí Chính câu hỏi này đã
đưa cậu quay trở về các giá trị cốt lõi của con người. Từ
những chia sẻ của cậu ấy và nhiều học viên khác, tôi đã phân
tích giúp họ nhận diện các giá trị sống. Sau này khi ra khỏi
trung tâm, cậu ấy đã trở thành là một trong số các tình
nguyện viên năng động.
/>Trong môi trường học đường, học sinh sẽ có cơ hội phát huy
tốt tiềm năng khi có sự khuyến khích, ủng hộ, quan tâm và
chia sẻ. Mọi hình thức kiểm soát bằng cách đe dọa, trừng
phạt, gây sợ hãi, xấu hổ chỉ khiến học sinh cảm thấy tổn
thương, ngượng ngùng và bất an. Từ đó, học sinh có cảm
giác như mình là người thừa và không còn mấy thích thú với
việc học tập nữa
#:J9$8';T8K
Tôi nhớ mãi trường hợp cậu học trò Wiari khi tôi còn dạy ở
New Zealand. Giờ giải lao, chúng tôi thường tập họp tại
phòng nghỉ dành cho giáo viên để trò chuyện. Một đồng
nghiệp kể lại rằng thầy hiệu trưởng đang gặp một cậu học
/>sinh tên Wiari, dọa mang súng của bố vào lớp để bắn những
bạn đã cười nhạo cậu ấy. Các giáo viên khác cứ đoán già,
đoán non rằng cậu sẽ bị đuổi học bởi vi phạm quy định của
nhà trường.
Hết giờ giải lao, tôi quay trở lại lớp học và bất ngờ thấy một
cậu học sinh mới đang ngồi trong lớp học của tôi với vẻ mặt
thất thần. Cậu bé này có vẻ đang bị tổn thương rất nặng nề.
Từ câu trả lời lí nhí của cậu ấy, tôi biết đó chính là Wiari.
Tôi không hiểu vì sao thầy hiệu trưởng lại đưa cậu ấy vào

lớp của tôi mà không báo trước. Thế nhưng, tôi vẫn bắt đầu
cho các em tập đọc như thường lệ. Khi đến lượt Wiari, cậu
bé trả lời cộc lốc: không biết đọc! Tôi không ép Wiari ấy, và
để ý thấy cậu ấy đang kín đáo theo dõi phản ứng của tôi và
các học sinh khác. Chợt ánh mắt cậu ánh lên niềm tin khi
thấy một bạn khác đọc bài một cách ngượng nghịu, nhưng
vẫn được các bạn khác khuyến khích. Tới lần kế tiếp, Wiari
không từ chối nữa mà đọc liền một mạch.
Vài ngày sau, tôi được thầy hiệu trưởng cho biết rằng ông
muốn Wiari có thêm một cơ hội nữa ở trong lớp của tôi. Ông
không muốn tôi ác cảm với cậu ấy và ông cũng cho rằng
Wiari có thể sẽ được cải thiện trong một môi trường học tập
/>dựa trên các giá trị như lớp của tôi và ông ấy đã đúng!
Wiari đã thay đổi hoàn toàn và tiến bộ ở nhiều môn. Cậu còn
trở thành học sinh giỏi vào cuối năm học.
Bầu không khí dựa trên các giá trị tích cực là thành tố chính
trong môi trường giáo dục trẻ, đặc biệt đối với trẻ có những
hành vi tiêu cực.
Như Einstein từng nói chưa phạm lỗi lần nào là chưa dám
thử bất cứ việc gì. Tôi cho rằng tất cả chúng ta đều từng trải
qua một giai đoạn tiêu cực nào đó trong cuộc đời mình và
những biên độ tiêu cực ấy dao động ở nhiều mức khác nhau,
từ nhỏ đến nghiêm trọng. Tôi cũng từng phản ứng tiêu cực
và rất may những người thân quanh tôi đều chấp nhận và
nhìn vào những ưu điểm của tôi. Vì lẽ đó mà tôi đã vượt qua
những giai đoạn tiêu cực.
Giống như khi bạn bước vào một phòng tối, bạn không thắc
mắc hay khiển trách gì mà đơn giản chỉ bật đèn sáng lên. Khi
ai đó đang trong phòng tối tiêu cực của họ, bạn cũng đừng
thắc mắc hay quát nạt gì mà hãy giúp họ bật sáng ngọn đèn

giá trị tích cực ở họ bằng chính ánh sáng của ngọn đèn giá trị
tích cực ở bạn. Đó mới là cách mà bạn có thể giúp họ tìm lại
ánh sáng cuộc đời.
/>
UK=
Trong giấc ngủ lơ mơ, chị nghe ai đó kêu
tên mình. Thêm vài tiếng kêu nữa chị mới
choàng tỉnh và nhận ra đó là giọng của má
chồng. Bà gọi có vẻ cấp bách. Theo quán tính,
chị bật dậy, tựa hẳn nửa người lên chiếc
giường có má chồng đang nằm. Chị nhướng
mắt hỏi với trong cơn buồn ngủ: “Chuyện gì
vậy má?”. Bà nhìn con dâu với vẻ rụt rè, nài
khẩn: “Con làm ơn kéo giùm má cái quần lên,

×