Tải bản đầy đủ (.docx) (93 trang)

Báo cáo chi tiết đồ án

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.17 MB, 93 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ GTVT
KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

LÊ XUÂN SƠN
XÂY DỰNG WEBSITE QUẢN LÝ HỌC SINH CHO
TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ NGUYỄN VĂN TRỖI

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC HỆ CHÍNH QUY
Ngành: Cơng nghệ thơng tin

Hà Nội – 2023


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ GTVT
KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

LÊ XUÂN SƠN

XÂY DỰNG WEBSITE QUẢN LÝ HỌC SINH CHO
TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ NGUYỄN VĂN TRỖI

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC HỆ CHÍNH QUY
Ngành: Cơng nghệ thơng tin

Cán bộ hướng dẫn: TS. Lê Chí Luận
(Ký tên)

Hà Nội – 2023


LỜI CẢM ƠN


Trước tiên, em xin gửi lời cảm ơn tới các thầy cô trong
trường Đại học Công nghệ Giao thơng vận tải nói chung và các
thầy cơ trong khoa Cơng nghệ thơng tin nói riêng đã tận tình
giảng dạy, truyền đạt vốn kiến thức quý báu cho em trong
những năm học tại trường.
Đặc biệt là, em xin cảm ơn thầy TS. Lê Chí Luận đã trực
tiếp hướng dẫn, giúp đỡ và góp ý kiến để em hồn thành đồ án
này.
Hà nội, ngày

tháng

năm 2023

Sinh viên thực hiện: Lê Xuân Sơn


TÓM TẮT ĐỒ ÁN
Đồ án "Xây dựng hệ thống quản lý học sinh cho trường trung học cơ sở
Nguyễn Văn Trỗi". Hệ thống này nhằm mục đích tự động hóa q trình quản lý
thơng tin học sinh, mang lại sự tiện lợi và hiệu quả cho giáo viên và quản trị
trường.
Đồ án mô tả chi tiết về các công nghệ được sử dụng, bao gồm Vue.js cho
phát triển giao diện người dùng tương tác và .NET Core API (viết bằng C#) để
xử lý logic phía server, cũng như sử dụng MySQL làm hệ quản trị cơ sở dữ liệu.
Giai đoạn phân tích và thiết kế được tiến hành thơng qua sơ đồ use case để xác
định và mô tả các chức năng chính của hệ thống. Các chức năng bao gồm quản
lý thông tin học sinh, tạo và quản lý lớp học, và quản lý điểm, hạnh kiểm.
Trong giai đoạn triển khai, đồ án giới thiệu các thiết kế giao diện người
dùng cho các trang chức năng và tính năng quản lý thông tin học sinh. Vue.js

và .NET Core API được sử dụng để triển khai mỗi chức năng một cách linh hoạt
và hiệu quả.
Cuối cùng, đồ án tổng kết với việc trình bày kết quả đạt được và giải
quyết các thách thức xuất hiện trong quá trình thực hiện. Dựa trên những kinh
nghiệm này, đồ án đề xuất hướng phát triển trong tương lai nhằm nâng cao chức
năng và hiệu suất của hệ thống.
Tóm lại, đồ án "Xây dựng hệ thống quản lý học sinh cho trường trung học
cơ sở Nguyễn Văn Trỗi" sử dụng Vue.js, .NET Core API (viết bằng C#), và
MySQL để xây dựng một hệ thống trực tuyến mạnh mẽ và linh hoạt. Hệ thống
này nhằm mục đích hỗ trợ quy trình quản lý thơng tin học sinh trong ngữ cảnh
của một trường trung học cơ sở.
Từ khóa: Vue.js, .NET Core API, MySQL, Quản lý học sinh.


LỜI CAM ĐOAN
Em xin cam đoan đồ án này là cơng trình của riêng em, các kết quả có
tính độc lập riêng, không sao chép bất kỳ tài liệu nào và chưa công bố nội dung
này ở đâu. Các tài liệu trong đồ án được sử dụng trung thực, nguồn trích dẫn có
chú thích rõ ràng, minh bạch, có tính kế thừa, phát triển từ các tài liệu, các
website.
Em xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời cam đoan danh dự của em.
Hà nội, ngày

tháng

năm 2023

Sinh viên thực hiện: Lê Xuân Sơn



MỤC LỤC
DANH MỤC HÌNH ẢNH...................................................................................................ii
DANH MỤC BẢNG BIỂU..................................................................................................iv
BẢNG KÝ HIỆU VÀ GIẢI NGHĨA CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT.......................................v
CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU TỔNG QUAN.....................................................................1
1.1. Đặt vấn đề.............................................................................................................1
1.2. Các đóng góp của đồ án..............................................................................................2
1.3. Bố cục của đồ án.........................................................................................................2
CHƯƠNG 2. KIẾN THỨC NỀN TẢNG.........................................................................4
2.1. Cơ sở lý thuyết....................................................................................................4
2.1.1 Ngơn ngữ mơ hình hóa UML....................................................................4
2.1.2. Giới thiệu về Javascript và Framework Vuejs.....................................................5
2.1.3. Giới thiệu về C#( .net core API)..........................................................................7
2.1.4. Hệ quản trị cơ sở dữ liệu MySQL........................................................................8
2.1.5. Giới thiệu về RESTful API................................................................................10
2.2. Công cụ sử dụng...............................................................................................10
2.2.1. Giới thiệu về công cụ StarUML............................................................10
2.2.2. Giới thiệu về công cụ Dbforge studio................................................................11
2.2.3. Giới thiệu về công cụ Postman..........................................................................12
2.2.4. Giới thiệu về công cụ Visual Studio Code(VS Code).......................................13
2.2.5. Giới thiệu về công cụ Visual Studio..................................................................13
CHƯƠNG 3. PHÂN TÍCH VÀ THIẾT KẾ HỆ THỐNG............................................14
3.1. Khảo sát hệ thống............................................................................................14
3.2. Phân tích và thiết kế hệ thống..................................................................20
3.2.1. Xây dựng biểu đồ Use case..................................................................20
3.2.2. Xây dựng biểu đồ trình tự.....................................................................42
3.2.3. Xây dựng biểu đồ hoạt động................................................................46
3.2.4. Xây dựng biểu đồ lớp..............................................................................51
CHƯƠNG 4. XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH............................................................52
4.1. Xây dựng cơ sở dữ liệu...................................................................................52

4.2. Lưu đồ thuật toán.............................................................................................57
4.3. Kiểm thử và đánh giá chương trình...........................................................61
4.4. Xây dựng giao diện hệ thống......................................................................65
KẾT LUẬN..........................................................................................................................74
TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................................76



DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 3.1.1.Hình ảnh Trường THCS Nguyễn Văn Trỗi.........................14
Hình 3.2.1.Hình ảnh Use case tổng quát...........................................21
Hình 3.2.2. Hình ảnh Use case đăng nhập.......................................22
Hình 3.2.3. Hình ảnh Use case quản lý tài khoản..............................23
Hình 3.2.4. Hình ảnh Use case quản lý khối lớp...............................25
Hình 3.2.5. Hình ảnh Use case quản lý lớp học.................................26
Hình 3.2.6. Hình ảnh Use case quản lý mơn học...............................28
Hình 3.2.7. Hình ảnh Use case quản lý thời khóa biểu.....................29
Hình 3.2.8. Hình ảnh Use case quản lý thơng tin giáo viên..............31
Hình 3.2.9. Hình ảnh Use case quản lý thơng tin học sinh................33
Hình 3.2.10. Hình ảnh Use case quản lý thơng tin điểm..................35
Hình 3.2.11. Hình ảnh Use case quản lý hạnh kiểm..........................37
Hình 3.2.12. Hình ảnh Use case quản lý học kỳ...............................39
Hình 3.2.13. Hình ảnh Use case quản lý năm học............................41
Hình 3.2.14. Hình ảnh Sơ đồ tuần tự đăng nhập...............................43
Hình 3.2.15. Hình ảnh Sơ đồ tuần tự quên mật khẩu.......................43
Hình 3.2.16. Hình ảnh Sơ đồ tuần tự thêm mới học sinh..................44
Hình 3.2.17. Hình ảnh Sơ đồ tuần tự cập nhật học sinh....................44
Hình 3.2.18. Hình ảnh Sơ đồ tuần tự xóa học sinh............................45
Hình 3.2.19. Hình ảnh Sơ đồ tuần tự lọc dữ liệu...............................45
Hình 3.2.20. Hình ảnh Sơ đồ hoạt động đăng nhập..........................46

Hình 3.2.21. Hình ảnh Sơ đồ hoạt động quên mật khẩu..................46
Hình 3.2.22. Hình ảnh Sơ đồ hoạt động quản lý diểm.......................47
Hình 3.2.23. Hình ảnh Sơ đồ hoạt động quản lý giáo viên................47
Hình 3.2.24. Hình ảnh Sơ đồ hoạt động quản lý học sinh.................48
Hình 3.2.25. Hình ảnh Sơ đồ hoạt động quản lý thời khóa biểu........48
Hình 3.2.26. Hình ảnh Sơ đồ hoạt động quản lý lớp học..................49
Hình 3.2.27. Hình ảnh Sơ đồ hoạt động quản lý môn học.................49
ii


Hình 3.2.28. Hình ảnh Sơ đồ hoạt động thêm mới điểm...................50
Hình 3.2.29. Hình ảnh Sơ đồ hoạt động cập nhật điểm....................50
Hình 3.2.30. Hình ảnh Sơ đồ hoạt động xóa điểm.............................51
Hình 3.2.31. Hình ảnh Biểu đồ lớp...................................................51
Hình 4.1. Hình ảnh Mơ hình bảng cơ sở dữ liệu................................52
Hình 4.2: Hình ảnh bảng thời khóa biểu............................................53
Hình 4.3: Hình ảnh bảng mơn học.....................................................53
Hình 4.4: Hình ảnh bảng giáo viên....................................................53
Hình 4.5: Hình ảnh bảng điểm..........................................................54
Hình 4.6: Hình ảnh bảng tài khoản...................................................54
Hình 4.7: Hình ảnh bảng năm học.....................................................54
Hình 4.8: Hình ảnh bảng học kỳ........................................................55
Hình 4.9: Hình ảnh bảng lớp học.......................................................55
Hình 4.10: Hình ảnh bảng hạnh kiểm................................................55
Hình 4.11: Hình ảnh bảng khối lớp....................................................56
Hình 4.12: Hình ảnh bảng học sinh...................................................56
Hình 4.13: Hình ảnh bảng phản hồi..................................................56
Hình 4.14: Hình ảnh bảng phân cơng................................................57
Hình 4.15: Hình ảnh bảng thơng báo................................................57
Hình 4.2.1: Hình ảnh lưu đồ đăng nhập............................................58

Hình 4.2.2: Hình ảnh lưu đồ thêm mới học sinh................................59
Hình 4.2.3: Hình ảnh lưu đồ cập nhật học sinh.................................60
Hình 4.2.4: Hình ảnh lưu đồ xóa học sinh.........................................61
Hình 4.4.1: Hình ảnh giao diện đăng nhập........................................65
Hình 4.4.2: Hình ảnh giao diện thơng tin cá nhân.............................66
Hình 4.4.3: Hình ảnh giao diện gửi phản hồi.....................................67
Hình 4.4.4: Hình ảnh giao diện quản lý học sinh...............................68
Hình 4.4.5: Hình ảnh giao diện quản lý giáo viên.............................69
Hình 4.4.6: Hình ảnh giao diện báo cáo thống kê.............................70
Hình 4.4.7: Hình ảnh giao diện thêm mới.........................................71
Hình 4.4.8: Hình ảnh giao diện quản lý giáo viên.............................72
iii


Hình 4.4.9: Hình ảnh giao diện xóa...................................................73

DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 3.1.2. Bảng câu hỏi và câu trả lời khảo sát.........................................................15
Bảng 3.2.2. Bảng đặc tả use case đăng nhập................................................................22
Bảng 3.2.3. Bảng đặc tả use case quản lý tài khoản.....................................................23
Bảng 3.2.4. Bảng đặc tả use case quản lý khối lớp......................................................25
Bảng 3.2.5. Bảng đặc tả use case quản lý lớp học........................................................26
Bảng 3.2.6. Bảng đặc tả use case quản lý môn học......................................................28
Bảng 3.2.7. Bảng đặc tả use case quản lý thời khóa biểu.............................................29
Bảng 3.2.8. Bảng đặc tả use case quản lý thông tin giáo viên......................................31
Bảng 3.2.9. Bảng đặc tả use case quản lý thông tin học sinh.......................................33
Bảng 3.2.10. Bảng đặc tả use case quản lý điểm..........................................................35
Bảng 3.2.11. Bảng đặc tả use case quản lý hạnh kiểm.................................................37
Bảng 3.2.12. Bảng đặc tả use case quản lý học kỳ.......................................................39
Bảng 3.2.13. Bảng đặc tả use case quản lý năm học....................................................41

Bảng 4.3.1. Bảng kiểm tra chức năng đăng nhập.........................................................61
Bảng 4.3.2. Bảng kiểm tra một số chức năng khác......................................................62
Bảng 4.4.1. Bảng thành phần giao diện đăng nhập......................................................65
Bảng 4.4.2. Bảng thành phần giao diện thông tin cá nhân...........................................66
Bảng 4.4.3. Bảng thành phần giao diện gửi phản hồi...................................................67
Bảng 4.4.4. Bảng thành phần giao diện quản lý học sinh.............................................68
Bảng 4.4.5. Bảng thành phần giao diện quản lý giáo viên...........................................69
Bảng 4.4.6. Bảng thành phần giao diện báo cáo thống kê............................................70
Bảng 4.4.7. Bảng thành phần giao diện thêm mới.......................................................71
Bảng 4.4.8. Bảng thành phần giao diện quản lý giáo viên...........................................72
Bảng 4.4.9. Bảng thành phần giao diện xóa.................................................................73

iv


BẢNG KÝ HIỆU VÀ GIẢI NGHĨA CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT
Ký hiệu

Viết tắt

Giải thích

UML

Unified Modeling

Là ngơn ngữ mơ hình hóa thống nhất,

Language


dùng để đặc tả, trực quan hóa và tư liệu
hóa phần mềm hướng đối tượng

API

Application Programming

Giao diện lập trình ứng dụng

Interface

ĐTBMCN

Điểm trung bình mơn cả
năm

ĐTBMHK

Điểm trung bình mơn học

Là điểm của mơn học đó dược tính theo cả năm
học
Là điểm của mơn học đó theo từng kì 1 haowjc
kì 2

ĐTB

Điểm trung bình

Là điểm được tính theo cơng thức trung bình

cộng

ĐĐGCK Đ

Điểm đánh giá giữa kỳ,

Điểm đánh giá giữa kỳ, cuối kì là điểm khi thực

ĐGGK, ĐĐGTX

điểm đánh giá cuối kỳ và

hiện thi hoặc kiểm tra và điểm đánh giá thường

điểm đánh giá thường

xuyên là điểm kiểm tra miệng, 15 phút hoặc 1

xuyên

tiết trong quá trình học

v


CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU TỔNG QUAN
1.1. Đặt vấn đề
Ngày nay, với sự tiến bộ không ngừng của công nghệ thông tin, ngành
giáo dục cũng khơng nằm ngồi xu hướng đổi mới và hiện đại hóa. Trong bối
cảnh đó, việc xây dựng và quản lý hệ thống thông tin trong lĩnh vực giáo dục trở

nên ngày càng quan trọng. Một trong những ứng dụng nổi bật của công nghệ
thông tin trong giáo dục là việc xây dựng website quản lý học sinh, đặc biệt là ở
cấp trường Trung học Cơ sở.
Với sự gia tăng đột phá của công nghệ, việc sử dụng website quản lý học
sinh không chỉ giúp trường trung học nâng cao hiệu suất quản lý mà còn tạo ra
một môi trường học tập tối ưu cho học sinh và giáo viên. Đề tài "Xây dựng
website quản lý học sinh cho Trường Trung học Cơ sở Nguyễn Văn Trỗi" khơng
chỉ là một nỗ lực cá nhân mà cịn là sự hồi sinh cho quy trình quản lý truyền
thống.
Trong quá trình nghiên cứu và triển khai đề tài, em đã đặt ra những mục
tiêu cụ thể. Đầu tiên, là tìm hiểu về cơ sở lý luận của hệ thống thông tin giáo
dục, từ việc quản lý thông tin học sinh đến quá trình giao tiếp giữa nhà trường
và phụ huynh. Tiếp theo, là việc nghiên cứu về các hệ thống quản trị cơ sở dữ
liệu phổ biến để chọn lựa phương tiện phù hợp nhất cho đề tài.
Để xây dựng một website quản lý học sinh hoàn chỉnh, em đã đặt tâm
huyết vào việc nắm bắt các ngôn ngữ lập trình hiện đại và phương pháp phát
triển web. Điều này khơng chỉ giúp tối ưu hóa trải nghiệm người dùng mà cịn
đảm bảo tính linh hoạt và dễ dàng mở rộng cho tương lai.
Cuối cùng, để đảm bảo đề tài đạt được kết quả mong muốn, em đã tiến
hành các bước đánh giá kỹ lưỡng. Thử nghiệm và chạy thử website trên nền
thực tế, lắng nghe ý kiến của người sử dụng, và đề xuất những phương án đánh
giá và cải thiện để nâng cao hiệu suất và sự hài lòng.

1


Với sự đóng góp của đề tài này, em hy vọng rằng Trường Trung học Cơ
sở Nguyễn Văn Trỗi sẽ có một cơng cụ quản lý hiện đại, giúp tối ưu hóa cơng
việc quản lý và tạo ra một mơi trường học tập hiệu quả cho học sinh.
1.2. Các đóng góp của đồ án

Qua q trình nghiên cứu và triển khai đề tài "Xây dựng website quản lý
học sinh cho Trường Trung học Cơ sở Nguyễn Văn Trỗi", em đã đạt được nhiều
đóng góp quan trọng. Website đã được xây dựng hoàn chỉnh với nhiều chức
năng đa dạng, giúp tối ưu hóa q trình quản lý và tạo ra một môi trường học tập
hiệu quả.
Trong phạm vi quản lý thông tin, đề tài của em tập trung vào các chức
năng như quản lý thông tin học sinh, phân quyền cho giáo viên và học sinh,
thống kê kết quả học tập, tạo điều kiện cho người quản lý tiết kiệm thời gian.
Ngồi ra, để tối ưu hóa trải nghiệm của giáo viên, em đã tích hợp các chức năng
như tìm kiếm và xem chi tiết thơng tin học sinh.
Q trình thực hiện đề tài đã đưa em đi sâu vào việc hiểu rõ về các ngơn
ngữ lập trình như MySQL, JavaScript (VueJS), C# (.net core api). Đồng thời,
em đã có cơ hội trau dồi kỹ năng khảo sát và phân tích, từ đó áp dụng chúng vào
thiết kế hệ thống theo yêu cầu thực tế của trường Trung học Cơ sở Nguyễn Văn
Trỗi. Điều này giúp em tích luỹ được nhiều kinh nghiệm thực tế và đảm bảo
rằng website đáp ứng mọi yêu cầu và mong muốn của nhà trường và cộng đồng
học sinh.
1.3. Bố cục của đồ án
Bố cục của đồ án gồm 5 phần chính như sau: Chương 1 đã tổng quan vấn
đề, mô tả lý do lựa chọn đề tài, xác định nhiệm vụ, và mô tả quá trình nghiên
cứu của em trong việc xây dựng đồ án. Chương 2 sẽ trình bày những kiến thức
nền tảng mà em đã áp dụng để xây dựng website. Từ những ngơn ngữ lập trình
cho đến các hệ quản trị cơ sở dữ liệu, em sẽ giải thích cụ thể về các yếu tố này
và cách chúng đóng góp vào quá trình phát triển website. Chương 3 sẽ cung cấp
thơng tin chi tiết từ cuộc khảo sát tại Trường Trung Học Cơ Sở Nguyễn Văn
2


Trỗi. Em sẽ trình bày những điều em đã tìm hiểu về nhu cầu và yêu cầu thực tế
của trường, điều này sẽ hỗ trợ trong quá trình xây dựng website để đảm bảo rằng

nó phản ánh đúng yêu cầu của người sử dụng cuối cùng. Chương 4 tập trung vào
q trình xây dựng website, bao gồm cả mơ tả về giao diện đã hoàn thiện. Em sẽ
giới thiệu về cách em đã thực hiện từng bước, những thách thức đã đối mặt và
cách em đã vượt qua chúng. Đồng thời, em cũng sẽ trình bày về việc áp dụng
các phương pháp kiểm thử để đảm bảo tính tồn vẹn của website. Cuối cùng sẽ
là kết luận, nơi em tổng hợp lại những kết quả đạt được từ đồ án, đồng thời nhìn
nhận và phân tích những hạn chế cũng như đề xuất hướng phát triển trong tương
lai. Những thông tin này sẽ giúp đưa ra cái nhìn tổng quan về đồ án và tầm quan
trọng của nó trong việc giải quyết vấn đề đã đề ra từ đầu.

3


CHƯƠNG 2. KIẾN THỨC NỀN TẢNG
Chương 2 trình bày về kiến thức nền tảng và công cụ quan trọng trong
quá trình xây dựng hệ thống. Bao gồm Ngơn ngữ Mơ hình Hóa UML,
JavaScript, Framework Vue.js, C# và .NET Core API. Đồng thời, giới thiệu các
công cụ như StarUML, DbForge Studio, Postman, VS Code, và Visual Studio để
hỗ trợ mơ hình hóa, quản lý cơ sở dữ liệu, kiểm thử API và lập trình hiệu quả để
hỗ trợ quá trình phát triển hệ thống một cách hiệu quả.
2.1. Cơ sở lý thuyết
2.1.1 Ngơn ngữ mơ hình hóa UML
UML là viết tắt của “Unified Modeling Language” – là ngơn ngữ mơ
hình hóa thống nhất, dùng để đặc tả, trực quan hóa và tư liệu hóa phần mềm
hướng đối tượng, có phần chính bao gồm những ký hiệu hình học, được các
phương pháp hướng đối tượng sử dụng để thể hiện và miêu tả các thiết kế của
một hệ thống [1]. Nó là một ngơn ngữ để đặc tả, trực quan hố. Các quan sát
(góc nhìn, view) theo các phương diện khác nhau của hệ thống cần phân tích,
thiết kế. Dựa vào các quan sát để thiết lập kiến trúc cho hệ thống cần phát
triển. Có năm loại quan sát: quan sát theo ca sử dụng, quan sát logic, quan sát

thành phần, quan sát tương tranh và quan sát triển khai
- Quan sát các ca sử dụng (Use Case View): Mô tả các chức năng, nhiệm
vụ của hệ thống. Quan sát này thể hiện mọi yêu cầu của hệ thống [1].
- Quan sát Logic (Logical View) biểu diễn cách tổ chức logic của các
lớp và các quan hệ của chúng với nhau. Nó mô tả cấu trúc tĩnh của các lớp,
đối tượng và sự liên hệ của chúng thể hiện mối liên kết động thông qua sự
trao đổi các thông điệp [1].
- Quan sát thành phần (Component View) xác định các mô đun vật lý
hay tệp mã chương trình và sự liên hệ giữa chúng để tổ chức thành hệ thống
phần mềm [1].
- Quan sát tiến trình (Process view) biểu diễn sự phân chia các luồng
thực hiện công việc, các lớp đối tượng cho các tiến trình và sự đồng bộ giữa
4


các luồng trong hệ thống [1].
- Quan sát triển khai (Deployment view) mô tả sự phân bổ tài nguyên và
nhiệm vụ trong hệ thống. Nó liên quan đến các tầng kiến trúc của phần mềm.
Diagram (Biểu đồ): Đồ thị biểu diễn đồ họa về tập các phần tử trong mô hình
và mối quan hệ của chúng. Trong phiên bản mới nhất có 13 loại biểu đồ trong
đó có 9 loại biểu đồ chính được sử dụng [1].
- Use Case Case Diagram (Biểu đồ ca sử dụng): Mô tả sự tương tác giữa
các tác nhân ngồi và hệ thống thơng qua các ca sử dụng [1].
- Class Diagram (Biểu đồ lớp): Mơ tả cấu trúc tĩnh, mơ hình khái niệm
bao gồm các lớp đối tượng và các mối quan hệ của chúng trong hệ thống
hướng đối tượng [1].
- Object Diagram (Biểu đồ đối tượng): Là một phiên bản của biểu đồ lớp
và thường cũng sử dụng các ký hiệu như biểu đồ lớp [1].
- Sequence diagram (Biểu đồ trình tự): Thể hiện sự tương tác của các đối
tượng với nhau [1].

- Collaboration Diagram (Biểu đồ cộng tác): Tương tự như biểu đồ trình
tự nhưng nhấn mạnh vào sự tương tác của các đối tượng trên cơ sở cộng tác
với nhau bằng cách trao đổi các thông điệp để thực hiện các yêu cầu theo ngữ
cảnh công việc [1].
- Activity Diagram (Biểu đồ hành động): Chỉ ra dòng hoạt động của
hệ thống [1].
2.1.2. Giới thiệu về Javascript và Framework Vuejs
1. JavaScript
Javascript là một ngơn ngữ lập trình kịch bản dựa vào đối tượng phát triển có
sẵn hoặc tự định nghĩa ra tạo ra các trang web có tính tương tác, javascript
được sử dụng rộng rãi trong các ứng dụng Website. Javascript được hỗ trợ
hầu như trên tất cả các trình duyệt như Firefox, Chrome, v.v. thậm chí các
trình duyệt trên thiết bị di động cũng có hỗ trợ.
5


2. VueJS
Vue.js là một framework JavaScript nguồn mở được sử dụng để xây
dựng ứng dụng web động và giao diện người dùng (UI) tương tác. Nó được
thiết kế để dễ dàng tích hợp vào các dự án web hiện có hoặc sử dụng độc lập
để phát triển ứng dụng web từ đầu. Dưới đây là một số điểm quan trọng trong
việc giới thiệu về Vue.js:
Nguyên tắc của Vue.js:
- Component-Based: Vue.js thúc đẩy phát triển dựa trên thành phần, cho
phép bạn xây dựng ứng dụng bằng cách tạo và kết hợp các thành phần
độc lập.
- Reactive: Vue.js cung cấp một hệ thống theo dõi dữ liệu và tự động cập
nhật giao diện người dùng khi dữ liệu thay đổi.
- Declarative: Bạn chỉ cần tập trung vào mô tả "cách" giao diện người
dùng nên hiển thị dựa trên trạng thái dữ liệu, chứ không cần lo lắng về

cách thực hiện.
- Linh hoạt và Dễ sử dụng: Vue.js được thiết kế để dễ dàng học và sử
dụng. Bạn có thể tích hợp Vue.js vào dự án hiện có hoặc bắt đầu một
dự án mới với một số ví dụ đơn giản.
- Thư viện phong phú: Vue.js có một cộng đồng đơng đảo và nhiều thư
viện và plugin có sẵn, giúp bạn giải quyết các vấn đề phức tạp hoặc mở
rộng khả năng của ứng dụng dễ dàng hơn.
- Hướng đối tượng: Vue.js hỗ trợ việc xây dựng ứng dụng theo hướng
đối tượng (OOP), cho phép bạn tổ chức mã của bạn thành các đối
tượng và tái sử dụng chúng dễ dàng.
- Hiệu suất: Vue.js tối ưu hóa hiệu suất và cung cấp cơ chế để tải trang
một cách linh hoạt, giúp ứng dụng của bạn chạy nhanh và mượt.
- Cộng đồng mạnh mẽ: Vue.js có một cộng đồng lớn và nhiều tài liệu
hữu ích, giúp bạn tìm giải pháp cho các vấn đề cụ thể và học hỏi từ
người khác.
6


- Tích hợp dễ dàng: Vue.js có khả năng tích hợp với các thư viện và
framework khác như Vuex (quản lý trạng thái), Vue Router (định
tuyến), và nhiều thư viện UI khác.
- Khả năng phát triển tiếp: Vue.js không ngừng phát triển và cập nhật,
giúp ứng dụng của bạn luôn có thể tận dụng các tính năng và hiệu suất
mới nhất.
Tóm lại, Vue.js là một framework JavaScript mạnh mẽ, dễ sử dụng, và
linh hoạt, là lựa chọn tốt cho việc phát triển ứng dụng web hiện đại và
tương tác.
2.1.3. Giới thiệu về C# ( .net core API)
C# (C Sharp) là một ngơn ngữ lập trình phát triển bởi Microsoft và được
sử dụng chủ yếu trong hệ thống phát triển ứng dụng Windows. C# là một

phần quan trọng của nền tảng .NET, và .NET Core là một phần của .NET,
cho phép bạn phát triển ứng dụng đa nền tảng và có tích hợp chặt chẽ
với .NET Core API [2]. Dưới đây là một giới thiệu về C# và .NET Core API:
- C# (C Sharp):
Lịch sử: C# được ra đời vào năm 2000 và phát triển bởi Microsoft. Nó là một
ngơn ngữ lập trình hiện đại và mạnh mẽ được thiết kế đặc biệt cho việc phát
triển ứng dụng trên nền tảng Windows.
Đa năng: C# là một ngơn ngữ đa năng, có thể được sử dụng để phát triển một
loạt ứng dụng, từ ứng dụng Windows đến ứng dụng web và di động. Nó cũng
được sử dụng trong phát triển trị chơi và ứng dụng Internet of Things (IoT).
Tích hợp với .NET: C# được tích hợp chặt chẽ với .NET Framework, giúp
bạn dễ dàng truy cập các thư viện và công cụ mạnh mẽ của .NET để phát triển
ứng dụng đa dạng.
An toàn và kiểm tra lỗi: C# hỗ trợ kiểm tra lỗi tại thời điểm biên dịch
(compile-time type checking), giúp ngăn ngừa nhiều lỗi thời gian chạy.
Thư viện và Ecosystem: C# có một hệ sinh thái (ecosystem) phong phú với
7


nhiều thư viện và framework hỗ trợ, bao gồm ASP.NET Core cho phát triển
ứng dụng web, Xamarin cho phát triển ứng dụng di động đa nền tảng, và
nhiều thư viện khác.
- .NET Core API:
.NET Core: .NET Core là một nền tảng phát triển ứng dụng đa nền tảng
nguồn mở, được Microsoft phát triển. Nó cho phép bạn phát triển và triển
khai ứng dụng trên Windows, Linux, và macOS.
ASP.NET Core API: ASP.NET Core là một phần của .NET Core và được sử
dụng để phát triển các dịch vụ web, ứng dụng web, và API. Nó hỗ trợ HTTP
và cho phép bạn xây dựng các API dựa trên kiến trúc RESTful.
Đa nền tảng: .NET Core API là đa nền tảng, có nghĩa là bạn có thể triển khai

ứng dụng trên nhiều hệ điều hành và môi trường máy chủ khác nhau.
Middleware và Routing: .NET Core API sử dụng middleware để xử lý yêu
cầu HTTP và routing để xác định cách xử lý yêu cầu dựa trên URL và HTTP
methods.
Quản lý Trạng Thái: .NET Core API hỗ trợ quản lý trạng thái phiên (Session
State) và trạng thái phía máy chủ (Server-Side State Management) thông qua
các công cụ như Dependency Injection.
Hỗ trợ Entity Framework: .NET Core API có thể tương tác với cơ sở dữ liệu
thông qua Entity Framework Core hoặc các công cụ ORM khác để lấy và cập
nhật dữ liệu.
Kết hợp C# với .NET Core API cho phép bạn phát triển các ứng dụng web và
dịch vụ đa nền tảng, mạnh mẽ và bảo mật. Nó cung cấp một sự linh hoạt và
tích hợp mạnh mẽ với các cơng nghệ khác trong môi trường phát triển ứng
dụng.
2.1.4. Hệ quản trị cơ sở dữ liệu MySQL
MySQL là 1 hệ thống quản trị về cơ sở dữ liệu với mã nguồn mở (được
gọi tắt là RDBMS) và đang hoạt động theo mơ hình dạng client-server [3].
8


Đối với RDBMS – Relational Database Management System thì MySQL đã
được tích hợp apache và PHP.
Ưu điểm:
- Nhanh chóng: Nhờ vào việc đưa ra một số những tiêu chuẩn và cho
phép MySQL làm việc hiệu quả cũng như tiết kiệm chi phí, giúp gia tăng tốc độ
thực thi.
- Mạnh mẽ và khả năng mở rộng: MySQL hồn tồn có thể xử lý số
lượng lớn dữ liệu và đặc biệt hơn thế nữa thì nó cịn có thể mở rộng nếu như cần
thiết.
- Đa tính năng: Ưu điểm MySQL là gì? MySQL hiện đang hỗ trợ nhiều

những chức năng SQL rất được mong chờ từ 1 hệ quản trị CSDL quan hệ cả
gián tiếp cũng như trực tiếp.
- Độ bảo mật cao: MySQL là gì? Hiện tại nó đang rất thích hợp cho
những ứng dụng truy cập CSDL thông qua internet khi sở hữu rất nhiều những
tính năng về bảo mật và thậm chí là đang ở cấp cao.
- Dễ dàng sử dụng: MySQL đang là cơ sở dữ liệu dễ sử dụng, ổn định,
tốc độ cao và hoạt động trên rất nhiều những hệ điều hành đang cung cấp 1 hệ
thống lớn những hàm tiện ích rất mạnh.
Nhược điểm:
- Dung lượng hạn chế: Trong trường hợp nếu như số lượng bản ghi của
bạn đang lớn dần lên thì khi đó q trình truy xuất dữ liệu sẽ diễn ra vơ cùng
khó khăn. Như vậy cần phải áp dụng rất nhiều những biện pháp khác nhau để có
thể gia tăng được tốc độ truy xuất những dữ liệu ví dụ như tạo cache MySQL
hoặc chia tải database ra nhiều server.
- Độ tin cậy: Nhược điểm MySQL là gì? Theo đó cách thức nhận chức
năng cụ thể đang được xử lý cùng với MySQL (ví dụ như kiểm tốn, những giao
dịch, tài liệu tham khảo…) khiến cho nó trở nên kém tin cậy hơn một số những
hệ quản trị về cơ sở dữ liệu có quan hệ khác.

9



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×