Tải bản đầy đủ (.pdf) (28 trang)

Minh họa đối với thị trường lúa gạo ở việt nam, giải pháp phát triển thị trường lúa gạo việt nam trong tương lai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (758.68 KB, 28 trang )

lOMoARcPSD|17917457

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
KHOA TIẾNG ANH

BÀI THẢO LUẬN NHÓM 3
HỌC PHẦN: KINH TẾ HỌC

Đề tài:
Lý thuyết cung – cầu về hàng hóa
Minh họa đối với thị trường lúa gạo ở Việt Nam, giải pháp phát triển thị
trường lúa gạo Việt Nam trong tương lai.

Mã lớp học phần: 2160MIEC0821
Giảng viên: Ths. Đỗ Thị Thanh Huyền

Năm học: 2021-2022

Downloaded by DO THI PHUONG THUy ()


lOMoARcPSD|17917457

1

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập- Tự do- Hạnh phúc

BIÊN BẢN HỌP NHĨM
Nhóm: Nhóm 3
Buổi làm việc lần thứ: 1


Thời gian làm việc: từ 20h đến 21h, ngày 01/10/2021
Địa điểm: Google meet
Thành viên có mặt:
-

Phạm Thị Hiên (nhóm trưởng)
Bùi Thị Thanh Hoa (thư ký)
Lê Thị Thúy Hiền
Lưu Thanh Hiền
Trình Minh Hằng
Vũ Thị Thanh Hồi
Nguyễn Minh Hịa
Phan Thúy Hiền
Dương Thanh Hương
Đào Thị Hậu

Mục tiêu:
 Lý thuyết cung – cầu về hàng hóa. Minh họa đối với thị trường lúa gạo ở Việt Nam?
Giải pháp phát triển thị trường lúa gạo VN trong tương lai?

 Phân tích yêu cầu của đề tài thảo luận.
Phân công công việc và thời gian hồn thành:
 Nội dung cơng việc:
1. Nhóm trưởng Phạm Thị Hiên đọc lại nội dung, yêu cầu của đề tài thảo luận cho cả
nhóm thảo luận ý tưởng.
2. Các thành viên trong nhóm thảo luận chi tiết về chủ đề cùng nhau phân chia công
việc cụ thể.
 Phân chia công việc cụ thể:

Downloaded by DO THI PHUONG THUy ()



lOMoARcPSD|17917457

2

STT

Họ và tên

21

Trình Minh Hằng

22

Đào Thị Hậu

23

Phạm Thị Hiên

24

Lê Thị Thúy Hiền

Chỉnh sửa word, mở đầu và kết luận đề tài

25


Lưu Thanh Hiền

Lý thuyết cung về hàng hóa dịch vụ

26

Phan Thúy Hiền

Giải pháp phát triển thị trường lúa gạo trong tương lai

27

Bùi Thị Thanh Hoa

Lý thuyết cầu về hàng hóa và dịch vụ

28

Nguyễn Minh Hòa

Thực tiễn vấn đề nghiên cứu

29

Vũ Thị Thanh Hồi

Powerpoint

30


Dương Thanh Hương

Cơng việc cụ thể
Giải pháp phát triển thị trường lúa gạo trong tương lai
Sự cân bằng cung- cầu
Độ co dãn cung cầu

Thực tiễn vấn đề nghiên cứu

 Đánh giá chung: Các thành viên trong nhóm thảo luận sơi nổi và tích cực tham gia
đóng góp ý kiến.
Nhóm trưởng

Thư ký nhóm

Hiên

Hoa

Phan Thị Hiên

Bùi Thị Thanh Hoa

Downloaded by DO THI PHUONG THUy ()


lOMoARcPSD|17917457

3


CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập- Tự do- Hạnh phúc
BIÊN BẢN HỌP NHĨM
Nhóm: Nhóm 3
Buổi làm việc lần thứ: 2
Thời gian làm việc: từ 20h đến 23h30p, ngày 21/10/2021
Thành viên có mặt:
-

Phạm Thị Hiên (nhóm trưởng)

-

Bùi Thị Thanh Hoa (thư ký)

-

Lê Thị Thúy Hiền

-

Lưu Thanh Hiền

-

Trình Minh Hằng

-

Vũ Thị Thanh Hồi


-

Nguyễn Minh Hịa

-

Phan Thúy Hiền

-

Dương Thanh Hương

-

Đào Thị Hậu

Mục tiêu: Lý thuyết cung – cầu về hàng hóa. Minh họa đối với thị trường lúa gạo ở Việt
Nam? Giải pháp phát triển thị trường lúa gạo VN trong tương lai?
Công việc: Xem và sửa lại bản word trước khi nộp.
 Đánh giá chung: Các thành viên trong nhóm tích cực tham gia đóng góp ý kiến
Nhóm trưởng

Thư ký nhóm

Hiên

Hoa

Phan Thị Hiên


Bùi Thị Thanh Hoa

Downloaded by DO THI PHUONG THUy ()


lOMoARcPSD|17917457

4

MỤC LỤC
MỞ ĐẨU............................................................................................................................ 5
NỘI DUNG........................................................................................................................ 5
I/ LÝ THUYẾT CUNG- CẦU VỀ HÀNG HÓA (CƠ SỞ LÝ LUẬN).......................5
1. Lý thuyết cầu về hàng hóa và dịch vụ................................................................5
1.1

Khái niệm và phân tích khái niệm về cầu.......................................................5

1.2

Quan hệ giữa giá cả hàng hóa và lượng cầu (quy luật cầu).............................6

1.3

Sự di chuyển và dịch chuyển đường cầu.........................................................6

1.4

Các yếu tố ảnh hưởng đến cầu........................................................................6


2. Lý thuyết cung về hàng hóa và dịch vụ..............................................................8
2.1

Khái niệm và phân tích khái niệm về cung.....................................................8

2.2

Quan hệ giữa giá cả hàng hóa và lượng cung (quy luật cung).........................8

2.3

Sự di chuyển và dịch chuyển đường cung.......................................................8

2.4

Các yếu tố tác động đến cung.........................................................................9

3. Cơ chế hoạt động của thị trường.........................................................................11
3.1 Trạng thái cân bằng cung cầu............................................................................11
3.1.1 Khái niệm...................................................................................................11
3.1.2 Thay đổi trạng thái cân bằng.......................................................................12
3.2 Trạng thái dư thừa và thiếu hụt của thị trường..................................................12
3.2.1 Trạng thái dư thừa.......................................................................................12
3.2.2 Trạng thái thiếu hụt.....................................................................................13
II/ MINH HỌA THỊ TRƯỜNG LÚA GẠO Ở VIỆT NAM......................................13
1. Cấu trúc và đặc điểm của thị trường..................................................................13
2. Cung cầu lúa gạo Việt Nam trong những năm gần đây.....................................15
2.1. Phân tích cân đối cung, cầu lúa Việt Nam giai đoạn 2015-2018.....................15
2.2. Thực trạng cung cầu lúa gạo ở Việt Nam hiện nay...........................................17

2.2.1. Về diện tích gieo trồng thu hoạch..............................................................17
2.2.2. Tiêu thụ......................................................................................................17

Downloaded by DO THI PHUONG THUy ()


lOMoARcPSD|17917457

5

2.2.3. Giá gạo......................................................................................................20
3. Các yếu tố tác động đến cung- cầu lúa gạo ở Việt Nam hiện nay.....................21
3.1. Yếu tố tác động đến sản lượng lúa gạo và tiêu thụ...........................................21
3.2. Yếu tố tác động đến giá gạo.............................................................................22
III/ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG LÚA GẠO VIỆT NAM TRONG
TƯƠNG LAI................................................................................................................22
1. Phát triển thị trường lúa gạo trong nước.........................................................22
1.1

Đổi mới tư liệu sản xuất................................................................................22

1.2

Cải tạo giống lúa phù hợp.............................................................................23

1.3

Các chính sách hỗ trợ và phát triển...............................................................23

2. Giải pháp phát triển thị trường xuất khẩu lúa gạo ở Việt Nam.....................24

2.1

Giải pháp hoàn thiện hoạt động cung ứng nguyên liệu.................................24

2.2

Giải pháp hoàn thiện hoạt động sản xuất chế biến, bảo quản........................24

2.3

Giải pháp hoàn thiện hoạt động marketing...................................................25

KẾT LUẬN...................................................................................................................... 26
MỞ ĐẨU
Từ xa xưa, trong suốt quá trình xây dựng và phát triển đất nước, Việt Nam chủ yếu vẫn
dựa vào nền kinh tế nông nghiệp với 80% dân số và lao động xã hội làm nông nghiệp.
Chúng ta cần phải xây dựng một nền nông nghiệp mạnh và bền vững, đặc biệt là ngành
lúa gạo, dựa vào công nghệ đang ngày càng tiên tiến hơn để đưa nơng nghiệp Việt Nam
nói chung và lúa gạo Việt Nam nói riêng vươn ra và có chỗ đứng trên thị trường thế giới.
Việt Nam đang trong giai đoạn xây dựng nền kinh tế thị trường, thực hiện chính sách
mở cửa giao lưu thương mại với các nước trên tồn thế giới, tiến hành Cơng nghiệp hóaHiện đại hóa đất nước tiến lên Xã hội Chủ nghĩa. Vì vậy, việc vận dụng quy luật cung cầu
vào việc phát triển thị trường có ý nghĩa chiến lược và là bộ phận trọng yếu của nền kinh
tế.
Với lý do trên, nhóm 3 đã thực hiện một bài tiểu luận về “Lý thuyết cung – cầu về hàng
hóa. Minh họa đối với thị trường lúa gạo ở Việt Nam. Giải pháp phát triển thị trường lúa
gạo VN trong tương lai” nhằm giúp mọi người hiểu hơn được về cung cầu hàng hóa và
đặc biệt là cung cầu lúa gạo của Việt Nam hiện nay.
NỘI DUNG

Downloaded by DO THI PHUONG THUy ()



lOMoARcPSD|17917457

6

I/ LÝ THUYẾT CUNG- CẦU VỀ HÀNG HÓA (CƠ SỞ LÝ LUẬN)
1. Lý thuyết cầu về hàng hóa và dịch vụ
1.1 Khái niệm và phân tích khái niệm về cầu
Khái niệm cầu (D): là số lượng hàng hóa hoặc dịch vụ mà người tiêu dùng mong muốn và
có khả năng mua tại các mức giá khác nhau trong một thời gian nhất định với giả định các
nhân tố khác không đổi.
Cầu khác với nhu cầu thì cầu được hiểu như là nhu cầu và khả năng có thể thanh tốn
đối với một loại sản phẩm hay bất kỳ sản phẩm nào đó trên thị trường, tương ứng với mức
giá khác nhau và trong một khoảng thời gian nhất định.
Khái niệm lượng cầu (QD): là số lượng hàng hóa/ dịch vụ mà người tiêu dùng muốn mua
và có khả năng mua tại mỗi mức giá khác nhau trong một thời gian nhất định với giả định
các nhân tố khác khơng đổi.
Ví dụ: Với mức giá là 13.500 VNĐ/ kg gạo Bắc Thơm vào tháng 09 năm 2021 khu vực
miền Bắc thì số lượng gạo tiêu thụ là 10 tấn gạo.
1.2 Quan hệ giữa giá cả hàng hóa và lượng cầu (quy luật cầu)
-

Giá cả (P): là biểu hiện bằng tiền của giá trị hàng hóa, nghĩa là số lượng tiền phải trả
cho hàng hóa đó. Về nghĩa rộng đó là số tiền phải trả cho một hàng hóa, một dịch vụ,
hay một tài sản nào đó. Giá cả của hàng hóa nói chung là đại lượng thay đổi xoay
quanh giá trị.

-


Quy luật cầu: nếu các điều kiện khác được giữ nguyên, khơng thay đổi, lượng cầu về
một loại hàng hóa điển hình sẽ tăng lên khi khi mức giá của hàng này hạ xuống và
ngược lại.

1.3 Sự di chuyển và dịch chuyển đường cầu
Đường cầu cho biết lượng cầu về một hàng hóa thay đổi như thế nào khi giá cả của nó
thay đổi. Vì giá cả của hàng hóa càng thấp càng làm tăng lượng cầu nên đường cầu dốc
xuống.
 Sự di chuyển dọc theo đường cầu: là sự thay đổi của lượng cầu do giá của chính hàng
hóa đang xét thay đổi, giả định các yếu tố khác không đổi.

Downloaded by DO THI PHUONG THUy ()


lOMoARcPSD|17917457

7

 Sự dịch chuyển (sang trái hoặc sang phải) của đường cầu: do các yếu tố khác ngoài
giá của bản thân hàng hóa thay đổi, khi đó cầu sẽ thay đổi, đường cầu sẽ dịch sang vị
trí mới.
1.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến cầu

 Thu nhập của người tiêu dùng
Thu nhập của người tiêu dùng là yếu tố hàng đầu ảnh hưởng đến cầu trong một khoảng
thời gian nhất định. Vì thu nhập của người dân sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng mua
sắm của người tiêu dùng. Khi thu nhập người tiêu dùng tăng lên thì nhu cầu mua sắm một
số hàng hóa cũng sẽ gia tăng theo và ngược lại.
Ví dụ: Khi tiền lương hàng tháng của bạn tăng lên thì bạn sẽ mua nhiều đồ dùng cá nhân
hơn, tích trữ tiền bạc để du lịch hoặc tham gia nhiều hơn vào các nhu cầu giải trí. Cịn

trong tình hình dịch bệnh phức tạp, thu nhập giảm đi thì nhu cầu mua đồ tiêu dùng cá
nhân, du lịch hay các hoạt động giải trí cùng sẽ giảm đi.

 Giá cả hàng hóa và dịch vụ có liên quan
Hàng hóa thay thế: nếu các yếu tố khác là khơng đổi, cầu đối với một loại hàng hóa nào
đó sẽ giảm (tăng) khi giá của hàng hóa thay thế nó giảm (tăng).
Ví dụ: Khi giá thịt gà giảm xuống thì người tiêu dùng sẽ có xu hướng mua thịt gà nhiều
hơn thay thế cho thịt heo vì thịt gà và heo đều là những hàng hóa có thể thỏa mãn nhu cầu
tương tự nhau trong mỗi bữa ăn của gia đình Việt.
Hàng hóa bổ sung: nếu các yếu tố khác là không đổi, cầu đối với một loại hàng hóa nào
đó sẽ giảm (tăng) khi giá của hàng hóa thay thế nó tăng (giảm).
Ví dụ: Xe máy và xăng; máy tính và phần mềm; điện thoại và trị chơi điện tử.

 Tâm lý, tập quán và thị hiếu của người tiêu dùng
Khi người tiêu dùng thích một loại hàng hóa nào đó thì sẽ ưu tiên mua nó nhiều hơn
=> cầu tăng và ngược lại
Ví dụ: Việt Nam là quốc ra rất thích thịt lợn và năm 2020 sản lượng thịt lợn là 3,46 triệu
tấn, thịt gia cầm chỉ có 1,42 triệu tấn mặc dù 2 loại thịt này đa phần có chức giống nhau
trong bữa ăn của người Việt.
 Kì vọng của người mua

Downloaded by DO THI PHUONG THUy ()


lOMoARcPSD|17917457

8

Kỳ vọng của người mua là những dự kiến của họ về những thay đổi các yếu tố ảnh hưởng
tới cầu trong tương lai. Nếu người tiêu dùng dự kiến giá của loại hàng hóa đó sẽ giảm

trong tương lai thì họ sẽ khơng mua ở hiện tại => cầu hiện tại giảm.
Ví dụ: Đầu năm 2020 khi giá gạo trong nước tăng lên 8.000 VNĐ/ kg lên tới mức 10.000
VNĐ/ kg, người tiêu dùng cho rằng trong tương lai giá gạo có thể lên tới 20.000 VNĐ/
kg. Với tâm lý đó, họ đổ xơ đi mua gạo với số lượng lớn => cầu tăng.
 Số lượng người tiêu dùng
Số lượng người tiêu dùng chính là nguồn lực tạo ra thị trường chính vì vậy đây là yếu tố
ảnh hưởng rất lớn đến lượng cầu về hàng hóa. Khi dân số gia tăng thì lượng hàng hóa
cũng phải tăng theo để đáp ứng nhu cầu của con người.
Ví dụ: Việt Nam là một nước đông dân, nên nhu cầu tiêu dùng cho thực phẩm nói chung
và nhu cầu tiêu dùng cho gạo nói riêng cao.
 Chính sách của chính phủ
Chính sách của chính phủ sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến thu nhập của người tiêu dùng và giá
cả hàng hóa, dịch vụ. Do đó, ảnh hưởng đến nhu cầu tiêu thụ hàng hóa.
Ví dụ: Các mặt hàng cần hạn chế tiêu dùng thì Nhà nước đặt mức thuế cao, làm cho giá
bán cao, dẫn đến nhu cầu giảm và ngược lại.
2. Lý thuyết cung về hàng hóa và dịch vụ
2.1 Khái niệm và phân tích khái niệm về cung
Khái niệm: Cung (ký hiệu là S) là số lượng hàng hóa hoặc dịch vụ mà người bán muốn
bán và sẵn sàng bán tại các mức giá khác nhau trong một khoảng thời gian nhất định, các
nhân tố khác không đổi.
Khái niệm: Lượng cung (ký hiệu là Qs) là lượng hàng hóa hoặc dịch vụ cụ thể mà người
bán muốn bán và sẵn sàng bán tại mức giá đã cho trong một khoảng thời gian nhất định.
Ví dụ: Với mức giá 60.000 VNĐ/yến gạo, công ty A sẵn sàng cung ứng ra thị trường 2
tấn gạo/ngày. Khi giá lên tới 90.000 VNĐ/yến gạo, lúc này nhận thấy lợi nhuận tăng, nhà
sản xuất cung ứng ra thị trường 3 tấn gạo/ngày. Ta thấy, với mỗi mức giá khác nhau, nhà
sản xuất sẽ và chỉ sẵn sàng cung ứng ra thị trường một lượng hàng hóa khác nhau. Với

Downloaded by DO THI PHUONG THUy ()



lOMoARcPSD|17917457

9

mức giá càng cao, nhà sản xuất sẽ sẵn sàng cung ứng một lượng hàng hóa nhiều hơn so
với mức giá thấp.
Khái niệm: Biểu cung: Là bảng mô tả số lượng hàng hóa hoặc dịch vụ mà người bán sẵn
sàng bán và có khả năng bán ở các mức giá khác nhau trong một khoảng thời gian nhất
định. Biểu cung phản ánh mối quan hệ giữa giá cả và khối lượng hàng hóa cung ứng
(lượng cung), đó là mối quan hệ tỷ lệ thuận.
2.2 Quan hệ giữa giá cả hàng hóa và lượng cung (quy luật cung)
Luật cung: Số lượng hàng hóa được cung trong khoảng thời gian nhất định tăng lên khi
giá của nó tăng lên và ngược lại, giả định các yếu tố khác không đổi.
-

Giá cả tăng thì lượng cung tăng: P↑ => Q↑

-

Giá cả giảm thì lượng cung giảm: P↓ => Q↓

2.3 Sự di chuyển và dịch chuyển đường cung
Sự di chuyển (trượt dọc) trên đường cung: Là sự thay đổi của lượng cung do giá cả của
chính hàng hóa đang xét thay đổi, giả định các yếu tố khác không đổi.
Sự dịch chuyển đường cung là do các yếu tố khác ngoài giá thay đổi dẫn đến cung sẽ thay
đổi làm cho đường cung dịch chuyển sang phải hoặc trái.

Sự di chuyển và dịch chuyển đường cung
2.4 Các yếu tố tác động đến cung
 Tiến bộ công nghệ (ứng dụng công nghệ mới làm tăng năng suất):

Cơng nghệ có ảnh hưởng trực tiếp đến số lượng hàng hóa được sản xuất ra. Cơng nghệ
tiên tiến sẽ làm tăng năng suất, do đó nhiều hàng hóa được sản xuất ra hơn.

Downloaded by DO THI PHUONG THUy ()


lOMoARcPSD|17917457

10

Ví dụ: Sử dụng máy cày, máy gặt lúa, máy sát thóc hiện đại, quy mơ lớn sẽ làm tăng số
lượng lúa gạo được trồng ra mỗi năm.
 Giá của các yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất (chi phí sản xuất):
Chi phí sản xuất bao gồm như tiền công, tiền mua nguyên vật liệu, tiền thuê vốn, tiền thuê
đất đai … Nếu giá của chi phí sản xuất giảm, lợi nhuận sẽ lớn và các doanh nghiệp sẽ
muốn bán nhiều hàng hóa hơn. Ngược lại, khi giá của chi phí sản xuất tăng, khả năng lợi
nhuận giảm, doanh nghiệp sẽ cung ít sản phẩm hơn.
Ví dụ: Giá của hạt giống lúa, giá phân bón, giá thuê người làm… giảm thì các hộ gia đình
hay các doanh nghiệp cung cấp lúa gạo sẽ sản xuất ra nhiều lúa gạo hơn, muốn cung ứng
ra thị trường một lượng lớn; nhưng khi giá hạt giống, phân bón, chi phí th đất ruộng,
thuê người làm… tăng cao thì các hộ gia đình, các doanh nghiệp sẽ cung ít số lúa gạo ra
thị trường bởi lợi nhuận giảm.
 Số lượng nhà sản xuất trong ngành:
 Giá của các hàng hóa liên quan trong sản xuất:
- Hàng hoá thay thế trong sản xuất: là loại hàng hóa khi tăng giá trong hàng hố này,
lượng cung của hàng hóa này tăng lên, nhưng cung của hàng hố thay thế sẽ giảm.
Ví dụ: Trên cùng một mảnh đất, nhà sản xuất đang sử dụng để sản xuất khoai. Nhận
thấy nhu cầu của thị trường và giá gạo đang tăng, nên nhà sản xuất sử dụng mảnh đất
đó chuyển từ trồng khoai sang trồng lúa gạo, nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường và thu
lợi nhuận.

- Hàng hoá bổ sung: là loại hàng hoá khi tăng giá hàng hoá này, lượng cung của hàng
hoá này tăng lên, và cung của hàng hoá bổ sung cũng tăng lên.
 Các chính sách kinh tế của chính phủ:
Các chính sách của chính phủ như chính sách thuế, chính sách hỗ trợ, trợ cấp… Đối với
các doanh nghiệp, thuế là chi phí nên khi chính phủ giảm thuế, miễn thuế hoặc trợ cấp có
thể thúc đẩy sản xuất làm tăng cung. Và nếu chính phủ đánh thuế sẽ hạn chế sản xuất và
làm giảm cung.
 Lãi suất: Lãi suất tăng, đầu tư có xu hướng giảm xuống, cung sẽ giảm.
 Kỳ vọng giá cả:
Cũng giống như người tiêu dùng, các nhà sản xuất cũng đưa ra quyết định cung cấp của
mình dựa vào các kỳ vọng.
Ví dụ: Nếu các nhà sản xuất kỳ vọng thời gian tới chính phủ sẽ mở cửa thị trường đối với
các nhà sản xuất nước ngồi - các nhà sản xuất có khả năng cạnh tranh mạnh hơn, họ phải

Downloaded by DO THI PHUONG THUy ()


lOMoARcPSD|17917457

11

cố gắng nâng cao chất lượng và số lượng sản xuất để đủ sức cạnh tranh với các doanh
nghiệp nước ngồi.
 Điều kiện thời tiết khí hậu:
Việc sản xuất của các doanh nghiệp có thể gắn liền với các điều kiện tự nhiên như đất,
nước, thời tiết, khí hậu.... điều kiện tự nhiên là yếu tố kìm hãm hoặc thúc đẩy việc sản
xuất kinh doanh của các sản phẩm nông nghiệp của các doanh nghiệp cung ứng. Đối
tượng của sản xuất nơng nghiệp là cây trồng và vật ni. Đó là những cơ thể sống nên rất
dễ bị tác động bởi điều kiện tự nhiên. Thời tiết - Khí hậu thuận lợi sẽ tạo ra năng suất cao
và ngược lại sẽ làm giảm năng suất. Một nền sản xuất nông nghiệp càng lạc hậu thì càng

dễ bị tự nhiên chi phối và ngược lại.
Ví dụ: Khi thời tiết khí hậu thuận lợi, lúa gạo phát triển tốt, ít sâu bệnh, lượng cung lúa
gạo ra thị trường sẽ tăng, và ngược lại, khi thời tiết khí hậu khơ hạn, bão lũ nhiều, gây ra
nhiều sâu bệnh thì lượng cung lúa gạo ra thị trường sẽ giảm.
 Môi trường kinh doanh thuận lợi: Khả năng sản xuất tăng lên, cung sẽ tăng...
3. Cơ chế hoạt động của thị trường
Thị trường được cấu thành bởi hai bộ phận là cung và cầu. Tại một mức giá nào đó, tương
quan giữa cung và cầu có thể xảy ra ba trường hợp: lượng cung bằng lượng cầu, lượng
cung lớn hơn lượng cầu và lượng cung nhỏ hơn lượng cầu. Tương ứng với ba trường hợp
này thị trường có thể có ba trạng thái: trạng thái cân bằng, trạng thái dư thừa và trạng thái
thiếu hụt hàng hóa.
3.1 Trạng thái cân bằng cung cầu
3.1.1 Khái niệm
Trạng thái cân bằng thị trường là trạng thái mà tại đó lượng cung đối với một hàng hóa
đúng bằng lượng cầu của hàng hóa đó. Tại trạng thái cân bằng khơng cịn sức ép làm thay
đổi giá và sản lượng của hàng hóa.
Tác động qua lại giữa cung và cầu xác định giá và sản lượng hàng hóa, dịch vụ được mua
và bán trên thị trường. Khi tất cả mọi người tham gia vào thị trường có thể mua hoặc bán
một lượng bất kỳ mà họ mong muốn, chúng ta nói rằng thị trường trong trạng thái cân
bằng.
Mức giá mà người mua muốn mua và người bán muốn bán theo ý mình được gọi là mức
giá cân bằng (PE). Sản lượng tại trạng thái cân bằng gọi là sản lượng cân bằng (QE).
Xác định giá và sản lượng cân bằng:
- Xác định trạng thái cân bằng thông qua biểu cung, cầu
Giả sử, cung, cầu của thị trường lúa gạo được cho trong bảng sau:

Downloaded by DO THI PHUONG THUy ()


lOMoARcPSD|17917457


12

Bảng 3.1: Biểu cung, cầu của thị trường lúa gạo

Dựa
biểu

Giá (triệu đồng/ tấn)

Lượng cầu (tấn)

Lượng cung (tấn)

10

20

10

14

15

15

18

10


20

20

5

25

vào

cung, cầu ta thấy tại mức giá 14 triệu đồng/tấn thì lượng cung bằng lượng cầu và bằng 15
tấn.
 Giá cân bằng PE = 14 triệu đồng/tấn và sản lượng cân bằng QE = 15 tấn.
Tuy nhiên, không phải lúc nào cũng xác định được giá và sản lượng thông qua biểu cung,
cầu.
- Xác định trạng thái cân bằng thông qua đồ thị.
- Xác định trạng thái cân bằng thơng qua phương trình (đây là phương pháp thường
được sử dụng nhất).
3.1.2 Thay đổi trạng thái cân bằng
Vị trí cân bằng của thị trường khơng phải là bất biến mà có thể thay đổi khi cung, cầu
thay đổi, chúng ta gọi đó là những biến động của thị trường. Nguyên nhân của những biến
đổi này có thể là do cung hoặc cầu hoặc cả cung và cầu cùng thay đổi.
- Nguyên nhân từ phía cầu (cung không đổi)
 Khi cầu tăng và cung giữ nguyên, giá cân bằng và lượng cân bằng tăng.
 Khi cầu giảm và cung giữ nguyên, giá cân bằng và lượng cân bằng giảm.
- Ngun nhân từ phía cung (cầu khơng đổi)
 Khi cung tăng và cầu không đổi, giá cân bằng sẽ giảm và lượng cân bằng sẽ tăng.
 Khi cung giảm và cầu không đổi, giá cân bằng sẽ tăng và lượng cân bằng sẽ giảm.
- Do cả cung và cầu thay đổi
Khi cả cung và cầu thay đổi đồng thời, nếu thay đổi về lượng (giá) có thể dự đốn thì sự

thay đổi về giá (lượng) là khơng xác định. Thay đổi lượng cân bằng hoặc giá cân bằng là

Downloaded by DO THI PHUONG THUy ()


lOMoARcPSD|17917457

13

khơng xác định khi biến có thể tăng hay giảm phụ thuộc vào biên độ dịch chuyển của
đường cầu và đường cung.
Có 4 trường hợp xảy ra: Cung tăng – Cầu tăng; Cung tăng – Cầu giảm; Cung giảm – Cầu
giảm; Cung giảm – Cầu tăng.
3.2 Trạng thái dư thừa và thiếu hụt của thị trường
Thị trường không phải lúc nào cũng đạt được trạng thái cân bằng. Trạng thái cân bằng chỉ
đạt được khi giá thị trường – giá mà thực tế người mua và người bán trao đổi với nhau
bằng giá cân bằng. Nếu giá thị trường khác với giá cân bằng, khi đó thị trường sẽ rơi vào
trạng thái dư thừa hoặc thiếu hụt hàng hóa.
3.2.1 Trạng thái dư thừa
Đây là trạng thái mà tại đó lượng cung lớn hơn lượng cầu tại một mức giá nào đó hay cịn
gọi là dư cung. Trạng thái này xảy ra khi giá thị trường cao hơn giá cân bằng.
Ví dụ: Theo như bảng 3.1 ở trên, nếu giá lúa gạo trên thị trường đang là 18 triệu đồng/tấn
cao hơn giá cân bằng, người bán sẽ muốn bán 20 tấn trong khi người mua chỉ muốn mua
10 tấn. Khi đó, thị trường có hiện tượng dư cung là 10 tấn.
Cơng thức tính: |QS - QD|
Tuy nhiên, trạng thái dư thừa khơng bền vững. Nếu khơng có sự can thiệp của chính phủ,
thị trường sẽ tự điều chỉnh về trạng thái cân bằng. Giá cả sẽ có xu hướng giảm đến khi
nào đạt đến được mức giá cân bằng.
3.2.2 Trạng thái thiếu hụt
Đây là trạng thái mà ở đó lượng cầu lớn hơn lượng tại một mức giá nào đó hay còn gọi là

dư cầu. Trạng thái này xảy ra khi giá thị trường thấp hơn giá cân bằng.
Ví dụ: Theo như bảng 3.1 ở trên, nếu giá hàng hóa X trên thị trường đang là 10 triệu
đồng/tấn thấp hơn giá cân bằng, người mua sẽ muốn mua 20 tấn trong khi người bán chỉ
muốn bán 10 tấn. Khi đó, thị trường sẽ xảy ra hiện tượng thiếu hụt hàng hóa là 10 tấn.
Cơng thức tính: D – S
Tương tự như trạng thái dư thừa, trạng thái thiếu hụt cũng không bền vững. nếu chính phủ
khơng can thiệp điều tiết, thị trường sẽ tự điều chỉnh về trạng thái cân bằng. Giá cả sẽ có
xu hướng tăng đến khi nào đạt được đến mức giá cân bằng, khi đó khơng cịn chênh lệch
giữa lượng mua và lượng bán, khơng có áp lực thay đổi giá và sản lượng trao đổi trên thị
trường.
II/ MINH HỌA THỊ TRƯỜNG LÚA GẠO Ở VIỆT NAM

Downloaded by DO THI PHUONG THUy ()


lOMoARcPSD|17917457

14

1. Cấu trúc và đặc điểm của thị trường
Trước hết, thị trường gạo là một điển hình cho cấu trúc thị trường cạnh tranh hoàn hảo.
Thị trường cạnh tranh hoàn hảo là một trạng thái tồn tại của thị trường, trong đó có nhiều
người sản xuất, mỗi người sản xuất đều khơng có quyền quyết định đối với giá cả của sản
phẩm do mình sản xuất ra. Đặc điểm của loại thị trường này là:
-

Do gạo là loại lương thực chính, thiết yếu nên trên thị trường có vơ số người bán và
người mua, sản lượng của mỗi người sản xuất chiếm tỉ lệ rất nhỏ trong sản lượng
chung của cả ngành, vì vậy nên mỗi người bán và người mua đều khơng gây ảnh
hưởng đến tình hình chung của thị trường.


-

Gạo là loại sản phẩm mang tính đồng nhất, tiêu chuẩn hóa. Nhiều người sản xuất đều
sản xuất cùng một loại gạo, chất lượng gạo của những người sản xuất khác nhau là
giống nhau, làm cho người mua không phân biệt được sản phẩm là do ai sản xuất.
Trên thị trường, gạo ở những nơi sản xuất khác nhau có thể thay thế cho nhau một
cách hồn hảo (VD: gạo tám thơm được sản suất ở Thái Bình, Nam Định, ... là giống
nhau, cùng một loại gạo).

-

Giá gạo hoàn tồn do thị trường quyết định, được hình thành thơng qua mối quan hệ
cung-cầu trên thị trường.

Mỗi người sản xuất trên thị trường đều gặp phải đương cầu nằm ngang như hình vẽ.

Bất kể bán bao nhiêu sản phẩm, người bán đều bán ở mức giá thị trường. Nếu người
bán bán giá cao hơn P 1, người mua sẽ chuyển sang mua hàng của hãng khác. Người bán
cũng có thể bán bao nhiêu sản phẩm tùy thích ở mức giá P 1 nên họ sẽ không bán ở mức
giá thấp hơn→ đường cầu nằm ngang.

Downloaded by DO THI PHUONG THUy ()


lOMoARcPSD|17917457

15

-


Thơng tin về thị trường là hồn hảo.
Ngay cả khi người sản xuất sản xuất các loại gạo giống hệt nhau, mỗi người sản xuất

đều có khả năng ảnh hưởng chút ít đến giá của sản phẩm nếu người mua khơng có thơng
tin hồn hảo về chất lượng và giá cả của sản phẩm. Để loại bỏ trường hợp này khỏi thị
trường, cần phải giả sử rằng người mua có thơng tin hồn hảo về sản phẩm mà họ mua.
Như vậy, bất kì ai, người mua hay người bán dù khơng có mặt tại thị trường họ cũng biết
rõ các thơng tin về sản phẩm nên q trình trao đổi mua bán diễn ra nhanh chóng.
-

Việc gia nhập hoặc rút khỏi thị trường của một cá nhân không bị ràng buộc bởi bất cứ
rào cản nào.
Vì có vơ số người sản xuất tham gia trên thị trường, quy mô sản xuất thường nhỏ nên

khi thâm nhập thị trường đòi hỏi một lượng tiền vốn nhỏ, ngoài ra tỷ phần của mỗi nhà
sản xuất không đáng kể nên việc thâm nhập thị trường trở nên dễ dàng.
Ngay cả khi các nhà sản xuất tập hợp lại với nhau để hạn chế sản lượng và tăng giá thị
trường thì sẽ làm tăng số lượng các hãng mới gia nhập ngành. Điều này sẽ làm tăng cung
và kéo giá giảm xuống.
Ngược lại khi những nhà sản xuất bị lỗ, một vài người sẽ ngừng bán, đóng cửa làm
giảm số lượng hãng trong ngành. Điều này làm cung giảm, giá tăng.
2. Cung cầu lúa gạo Việt Nam trong những năm gần đây
2.1. Phân tích cân đối cung, cầu lúa Việt Nam giai đoạn 2015-2018
Trong những năm qua, các cấp, các ngành và người dân đã thực hiện các chủ trương,
chính sách phát triển nơng nghiệp của Đảng và Nhà nước, tăng sản lượng lúa nhằm đảm
bảo nhu cầu sử dụng trong nước, dự trữ quốc gia đủ để giải quyết các tình huống có thể
xảy ra và còn dư cho xuất khẩu.
Khối lượng gạo xuất khẩu so với khối lượng gạo sản xuất trong nước các năm 20152018 dao động trong khoảng từ 21%-27%, vượt mục tiêu xuất khẩu 4 triệu tấn gạo/năm
của Nghị quyết số 63/NQ-CP ngày 23/12/2009, mang lại nguồn ngoại tệ đáng kể cho

quốc gia.
Năm 2018, diện tích gieo trồng lúa cả nước đạt 7,6 triệu ha, tương đương với 3,9 triệu
ha diện tích đất canh tác (khơng bao gồm diện tích đất lúa bỏ hoang trong năm). Như vậy,

Downloaded by DO THI PHUONG THUy ()


lOMoARcPSD|17917457

16

mục tiêu “bảo vệ quỹ đất lúa 3,8 triệu ha” của Nghị quyết về an ninh lương thực quốc gia
hiện nay được các địa phương thực hiện đạt và vượt 2,1%. Đồng thời, trong tổng diện tích
gieo trồng lúa có một phần khá lớn diện tích đất đã được sử dụng để sản xuất lúa, gạo cho
xuất khẩu.
Cân đối cung, cầu lúa Việt Nam giai đoạn 2015-2018

Số liệu thống kê từ bảng cân đối lúa phản ánh trong điều kiện hiện nay, an ninh lương
thực nước ta được giữ vững, không những đảm bảo cho nhu cầu sử dụng trong nước mà
còn tham gia đảm bảo an ninh lương thực trên phạm vi toàn cầu. Thời kỳ trước, chúng ta
thường chỉ quan tâm đến mối liên hệ giữa an ninh lương thực và tốc độ gia tăng dân số.
Tuy nhiên, hiện nay bối cảnh và các yếu tố ảnh hưởng đến chiến lược về an ninh lương
thực trở nên phức tạp hơn do có nhiều yếu tố tác động và thách thức cụ thể như sau:
-

Dân số tiếp tục gia tăng dẫn tới diện tích sản xuất lúa bình qn đầu người giảm trong
khi nhu cầu tiêu dùng lương thực tăng.

Downloaded by DO THI PHUONG THUy ()



lOMoARcPSD|17917457

17

-

Năng suất lúa ngày càng có xu hướng giảm dần làm ảnh hưởng đến sản lượng lúa sản
xuất ra.

-

Công nghệ hiện đại chưa được áp dụng rộng rãi và đồng bộ đối với sản phẩm sau thu
hoạch khiến cho tỷ lệ hao hụt lúa vẫn còn lớn.

-

Tỷ lệ gạo đưa vào chế biến lương thực, thực phẩm còn thấp nên giá trị gia tăng từ sản
xuất và chế biến lúa, gạo chưa cao.

-

Chuyển dịch lao động nông, lâm nghiệp và thủy sản sang phi nơng, lâm nghiệp và
thủy sản cịn chậm (Theo kết quả Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp và thủy sản
năm 2016, chuyển dịch lao động từ khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản sang khu
vực phi nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 6,9 điểm phần trăm so với năm 2011).

-

Chất lượng lao động thấp là trở ngại lớn (Kết quả Tổng điều tra nông thôn, nông

nghiệp và thủy sản năm 2016 cho thấy, trong tổng số 31,02 triệu người trong độ tuổi
lao động có khả năng lao động của khu vực nơng thơn, có 20,43 triệu người chưa được
đào tạo nghề, chiếm 65,9% lực lượng lao động trên địa bàn nông thôn cả nước).

-

Thiên tai do biến đổi khí hậu tồn cầu (hạn, xâm nhập mặn và lũ) có thể ảnh hưởng
nghiêm trọng tới sản xuất lúa.

2.2. Thực trạng cung cầu lúa gạo ở Việt Nam hiện nay
Theo báo cáo thị trường gạo của tờ Vietnambiz, thì tình hình thị trường gạo nước ta đang
có những sự biến động:
2.2.1. Về diện tích gieo trồng thu hoạch
-

Ở quý I của năm 2021: Theo số liệu của Tổng Cục Thống kê, tính đến trung tuần
tháng 3, cả nước gieo trồng được 2.973,4 nghìn ha lúa đơng xuân, bằng 99,4% cùng
kỳ năm trước, trong đó các địa phương phía Bắc đạt 1.056,4 nghìn ha, bằng 99% so
với cùng kỳ năm ngối; các địa phương phía Nam đạt 1.917 nghìn ha, bằng 99,6%,
riêng vùng đồng bằng sơng Cửu Long đạt 1.518,1 nghìn ha, bằng 98,2%.

-

Đến quý II năm nay: Theo số liệu của Tổng Cục Thống kê, tính đến ngày 15/6, diện
tích gieo cấy lúa đơng xn cả nước đạt 3.006,7 nghìn ha, bằng 99,4% vụ đơng xn

Downloaded by DO THI PHUONG THUy ()


lOMoARcPSD|17917457


18

năm trước, trong đó các địa phương phía Bắc đạt 1.086,6 nghìn ha, bằng 99%; các địa
phương phía Nam đạt 1.920,1 nghìn ha, bằng 99,7%.
-

Đến tháng 8/2021: Theo số liệu của Tổng Cục Thống kê, tính đến ngày 15/8, cả nước
gieo cấy được 1.409,1 nghìn ha lúa mùa, bằng 98% cùng kỳ năm trước, trong đó các
địa phương phía Bắc đạt 1.037,3 nghìn ha, bằng 99,4%; các địa phương phía Nam đạt
371,8 nghìn ha, bằng 94,4% so với cùng kỳ năm trước.

 Nhìn chung diện tích lúa gieo trồng tăng lên trong 8 tháng đầu năm nay mặc dù trong
quá trình gieo trồng vẫn gặp phải những vấn đề như sâu bệnh, hạn hán,…
2.2.2. Tiêu thụ
 Nhập khẩu
-

Thống kê từ Tổng cục Hải Quan cho biết, trong năm 2020, Việt Nam nhập khẩu 26,2
nghìn tấn gạo từ Ấn Độ với trị giá hơn 9 triệu USD.

-

Một số doanh nhân chuyên xuất khẩu gạo cho biết, trong năm 2021, Việt Nam sẽ nhập
khẩu khoảng 70.000 tấn gạo 100% tấm cho các lô hàng giao tháng 1 và tháng 2.2021,
với giá khoảng 310 USD/tấn, theo giá FOB.

-

Có thể các năm tiếp theo, Việt Nam sẽ tiếp tục nhập khẩu gạo không chỉ của Ấn Độ,

mà còn 1 số nước khác dựa trên các bài toán kinh tế, bởi thực tế hiện nay Việt Nam
đang giảm dần các diện tích lúa phẩm cấp thấp, tập trung trồng và xuất khẩu các loại
gạo chất lượng cao có giá trị kinh tế cao, nên nếu cần gạo cấp thấp để làm nguyên liệu
sản xuất thức ăn chăn ni, phụ phẩm chế biến thực phẩm... thì nhập khẩu với giá rẻ là
có lợi hơn cả.

 Xuất khẩu
-

Trong quý I năm 2021: Theo thống kê số liệu của Cục Chế biến và Phát triển thị
trường nông sản (Bộ NN&PTNT), khối lượng gạo xuất khẩu tháng 3/2021 ước đạt 450
nghìn tấn với giá trị đạt 246 triệu USD, đưa tổng khối lượng gạo xuất khẩu 3 tháng
đầu năm 2021 đạt 1,1 triệu tấn với giá trị 606 triệu USD, giảm 30,4% về khối lượng và
giảm 17,4% về giá trị so với cùng kỳ năm 2020.

Downloaded by DO THI PHUONG THUy ()


lOMoARcPSD|17917457

19

Hai tháng đầu năm, Philippines là thị trường tiêu thụ gạo lớn nhất của Việt Nam với
38,3% thị phần. Xuất khẩu gạo sang thị trường này đạt 225,9 nghìn tấn và 137,6 triệu
USD, giảm 28,3% về khối lượng và giảm 11% về giá trị so với cùng kỳ năm 2020. Trong
kỳ, các thị trường có giá trị xuất khẩu gạo tăng mạnh là Trung Quốc (gấp 2,3 lần) và
Australia (tăng 81,1%).Về chủng loại xuất khẩu, giá trị xuất khẩu gạo trắng chiếm 39,9%
tổng kim ngạch; gạo jasmine và gạo thơm chiếm 30,8%; gạo nếp chiếm 26,3%; gạo
japonica và gạo giống Nhật chiếm 2,9%, còn các loại gạo khác chiếm 0,1%.


Biểu đồ cơ cấu xuất khẩu các giá trị các loại gạo trong tổng kim ngạch 2 tháng đầu năm
2021 (Nguồn: Bộ NN&PTNT).
-

Đến quý II: Theo thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, trong tháng 6 cả nước xuất
khẩu 436.140 tấn gạo, tương đương 241,61 triệu USD, giảm mạnh 30,4% về lượng so
với tháng 5/2021 nhưng tăng nhẹ 2,4% về giá. Tính chung cả 6 tháng đầu năm 2021

Downloaded by DO THI PHUONG THUy ()


lOMoARcPSD|17917457

20

lượng gạo xuất khẩu của cả nước đạt gần 3,03 triệu tấn (giảm 14% so với 6 tháng đầu
năm 2020), thu về gần 1,65 tỷ USD (giảm 4%), giá trung bình đạt 544,4 USD/tấn
(tăng 11,7%).

Philippines vẫn đứng đầu về tiêu thụ gạo của Việt Nam, đạt trên 1,09 triệu tấn, chiếm
36% trong tổng lượng và tổng kim ngạch gạo xuất khẩu của cả nước. Trung Quốc đứng
thứ 2 với 580.942 tấn, tương đương 308,68 triệu USD, chiếm 19% trong tổng lượng và
tổng kim ngạch. Thị trường Ghana đứng thứ 3 đạt 327.551 tấn, tương đương 191,3 triệu
USD.
Đáng chú ý, trong 6 tháng đầu năm 2021 xuất khẩu gạo sang thị trường Malasysia
giảm rất mạnh so với cùng kỳ năm 2020, giảm 55,9% về lượng, nhưng tăng mạnh 23,7%
về giá, đạt 151.104 tấn, tương đương 80,13 triệu USD, giá 530,3 USD/tấn. Ngược lại,
xuất khẩu sang Bangladesh lại tăng rất mạnh 11.181% về lượng, tăng 24,8% về giá, đạt
52.808 tấn, tương đương 31,94 triệu USD.
-


Tháng 8/2021: Nhìn chung sản lượng gạo trong 8 tháng đầu năm có nhiều biến động.
Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, trong tháng 8, cả nước
xuất khẩu 440 nghìn tấn gạo, đem về 210 triệu USD. Xét về thị trường xuất khẩu 8
tháng qua, gạo của Việt Nam xuất khẩu nhiều nhất sang thị trường Philippines, chiếm
36,4% trong tổng lượng và chiếm 35,3% trong tổng kim ngạch gạo xuất khẩu của cả
nước; Trung Quốc đứng vị trí thứ 2, chiếm 18%; Bờ Biển Ngà đứng thứ 3, chiếm trên
7%.

Downloaded by DO THI PHUONG THUy ()


lOMoARcPSD|17917457

21

2.2.3. Giá gạo
-

Trong tháng 3/2021, giá xuất khẩu bình quân gạo Việt Nam đạt 547 USD/tấn, tăng
0,5% so với tháng 2/2021 và tăng 19,1% so với tháng 3/2020. Tính bình quân trong
quý I/2021, giá xuất khẩu bình quân gạo đã tăng 18,6% so với cùng kỳ năm 2020, đạt
547USSD/tấn. Trong khi đó tại thị trường trong nước, giá lúa lại có xu hướng giảm
sau một vụ mùa bội thu.
Ví dụ: Tại các tỉnh Đồng bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL), cụ thể tại An Giang, lúa
IR50404 giảm từ 7.100 đồng/kg xuống 6.600 đồng/kg, với mức thấp là 6.400 đồng/kg
ghi nhận ngày 16/3

-


Trong tháng 6, giá gạo Việt Nam đạt 493 USD/tấn vào đầu tháng và giữ nguyên mức
này. Đối với giá gạo trong nước, nguồn cung nội địa tiếp tục tăng khi nông dân các
tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long bắt đầu thu hoạch lúa vụ Hè thu.
Ví dụ: Giá gạo NL IR 504 mới tăng lên mức 7.700 đồng/kg; gạo TP IR 504 ở mức
8.500 đồng/kg. Giá tấm 7.300 đồng/kg và cám vàng 7.550 đồng/kg.
Như vậy, trong tháng 7 và 8/2021 thị trường lúa gạo diễn biến giảm, với mức giảm

trung bình 500–600 đồng/kg đối với lúa thường, 300–400 đồng/kg đối với lúa chất lượng
cao.

Downloaded by DO THI PHUONG THUy ()


lOMoARcPSD|17917457

22

3. Các yếu tố tác động đến cung- cầu lúa gạo ở Việt Nam hiện nay
3.1. Yếu tố tác động đến sản lượng lúa gạo và tiêu thụ
-

Điều kiện tự nhiên: +) Mưa thuận gió hịa -> năng suất tăng -> cung tăng.
+) Thiên tai sâu bệnh -> năng suất giảm -> cung giảm.

-

Nguồn lao động dồi dào, có kinh nghiệm lâu năm.

-


Việt Nam là nước đông dân và dân số tăng liên tục qua các năm => nhu cầu về gạo
tăng lên.

-

Gạo còn được dùng vào sản xuất, chế biến nhiều loại thực phẩm khác => việc tiêu thụ
gạo càng ngày càng tăng => cầu tăng.

-

Công nghệ sản xuất máy móc hiện đại => sản lượng, năng suất ngày càng tăng.

-

Chính phủ góp phần lớn cho người nơng dân trong việc trợ cấp vốn và mở rộng sản
xuất.

-

Dịch bệnh COVID 19 -> các hoạt động sản xuất, mua bán bị ngưng trệ, cung giảm.

-

Trong tình hình dịch bệnh nhu cầu gạo của nhân dân tăng lên do xu hướng mua gạo
dự trữ -> cầu tăng.

3.2. Yếu tố tác động đến giá gạo
-

Hiện nay tình hình dịch bệnh COVID 19 đang diễn biến phức tạp nhu cầu về gạo tăng

cao do nhân dân ngồi mua đủ dùng cịn mua để dự trữ, cung không đủ cầu -> giá gạo
tăng.

-

Giá gạo trong nước giảm do vào vụ thu hoạch (cung tăng -> giá giảm).

-

Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), giá gạo xuất khẩu của Việt Nam tháng 8
tiếp tục xu hướng giảm từ tháng trước đó, là bởi nhu cầu từ khách hàng nước ngồi
chậm, cước phí vận chuyển cao, dịch COVID-19 tái bùng phát. Ngoài ra, việc giá gạo
Thái Lan và Ấn Độ giảm cũng tác động đẩy giá gạo Việt Nam giảm theo.

-

Mặc dù có sự hỗ trợ về chính sách ngân hàng giúp các doanh nghiệp thu mua, song giá
lúa vẫn giảm do nguồn cung dồi dào, chất lượng lúa gạo không cao khiến thương lái
ép giá và tốc độ thu mua tạm trữ còn chậm.

-

Sự cạnh tranh giá của gạo nước ngoài.

III/ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG LÚA GẠO VIỆT NAM TRONG
TƯƠNG LAI

Downloaded by DO THI PHUONG THUy ()



lOMoARcPSD|17917457

23

1. Phát triển thị trường lúa gạo trong nước
Bộ NN&PTNT xác định sản xuất lúa trong nước (trừ Đồng bằng sông Cửu Long) phục
vụ chủ yếu cho tiêu dùng nội địa. Vì vậy, phát triển thị trường gạo trong nước có ý nghĩa
quan trọng đối với sự tăng trưởng bền vững của ngành lúa gạo.
1.1 Đổi mới tư liệu sản xuất
-

-

-

Ứng dụng cơ giới hố và cơng nghệ cao: với Đồng bằng sơng Hồng - vựa lúa của
phía Bắc. Đây là vùng sản xuất lúa hướng đến thị trường nội địa, bao gồm thị trường
lớn là Hà Nội và các đô thị trong vùng, với xu thế tiêu dùng gạo đặc sản, gạo chất
lượng cao gia tăng. Do vậy, cần tăng cường ứng dụng cơ giới hóa và cơng nghệ cao
theo thị hiếu tiêu dùng.
Chương trình Khoa học và cơng nghệ quốc gia: Đảng và Nhà nước đã chỉ đạo Bộ
Khoa học và Công nghệ kết hợp với các Bộ – ngành khác thực hiện các Chương trình
Khoa học và Công nghệ quốc gia nhằm hỗ trợ, thúc đẩy đổi mới khoa học cơng nghệ
trong quy trình sản xuất lúa gạo. Trọng tâm của các chương trình này hiện nay chủ
yếu hướng đến giảm thiểu tối đa tác động của biến đổi khí hậu tới các hoạt động sản
xuất lúa gạo.
Dự án “Hoàn thiện thiết kế và chế tạo hệ thống sấy lúa vỉ ngang năng suất 150
tấn/mẻ”: không chỉ những tập đồn lớn và các viện nghiên cứu tích cực ứng dụng
cơng nghệ vào quy trình sản xuất, các doanh nghiệp nhỏ và vừa và thậm chí người
dân tại các địa phương thời gian qua cũng chủ động đổi mới mơ hình kinh doanh và

sản xuất. Một trong những kết quả KH&CN được doanh nghiệp và người dân ứng
dụng rộng rãi nhất phải kể đến kết quả từ dự án “Hoàn thiện thiết kế và chế tạo hệ
thống sấy lúa vỉ ngang năng suất 150 tấn/mẻ”. Theo báo cáo, kết quả này đã được
triển khai tại nhiều tỉnh thành: Bình Thuận, Hà Tĩnh, Hải Dương… và được chuyển
giao sang cả thị trường Myanmar.

1.2 Cải tạo giống lúa phù hợp
-

Khai thác giống lúa đặc sản địa phương: bộ NN&PTNT nhận định, xu hướng chung
hiện nay trong tiêu thụ gạo nội địa là nhu cầu các loại gạo đặc sản, gạo thơm, chất
lượng cao và gạo hữu cơ, đồng thời là nhu cầu gạo cho chế biến gia tăng. Do vậy, các
vùng sản xuất cho tiêu thụ nội địa cần có cơ cấu giống phù hợp, trong đó ngồi các
giống chủ lực cần khai thác các giống đặc sản địa phương gắn với chỉ dẫn địa lý.

-

Phát triển các giống lúa tối ưu cho năng suất cao, chống chịu được sâu bệnh,
thiên tai: ví dụ các giống lúa cho năng suất cao nhất năm 2021:
o Giống lúa BC15 kháng đạo ôn, năng suất cao.
o Giống lúa TBR225 ngắn ngày, năng suất cao.
o Giống lúa Đông A1.

Downloaded by DO THI PHUONG THUy ()


lOMoARcPSD|17917457

24


1.3 Các chính sách hỗ trợ và phát triển
-

-

-

-

-

Cung cấp vốn cho doanh nghiệp để đầu tư phát triển theo chuỗi giá trị.
Hiện tại, ngành hàng lúa gạo đã có cơ sở chế biến sẵn, hiện đại nhưng lại đang rất
thiếu vốn để bao tiêu, đầu tư và thu mua lúa trong dân....
=> Các cơ quan chức năng tạo ra cơ chế thơng thống hơn cho các doanh nghiệp đẩy
mạnh vay vốn để đầu tư, liên kết với nông dân, bao tiêu sản phẩm lúa gạo để nông
dân yên tâm sản xuất mà không phải lo không tiêu thụ được hàng hóa.
Phát triển trung tâm tiêu thụ lớn nhỏ: hiện nay và trong tương lai về số lượng nguồn
cung gạo cho thị trường nội địa được bảo đảm, tuy nhiên về tính hiệu quả cần tiếp tục
nâng cao theo hướng phát triển chuỗi cung ứng gạo đến các trung tâm tiêu thụ lớn và
phát triển hệ thống bán lẻ ở khu vực nông thôn, đảm bảo người dân vùng sâu, vùng xa
được tiếp cận nguồn cung mọi thời điểm. Đồng thời, mọi loại gạo đều phải đạt tiêu
chuẩn vệ sinh an tồn thực phẩm.
Phân tích thị trường một cách bài bản: nhằm để đưa ra các thông tin đáng tin cậy
cho phép cảnh báo kịp thời trước khi xảy ra mất cân bằng cung cầu, cung cấp căn cứ
tin cậy cho công tác lập kế hoạch sản xuất cho từng vụ, từng năm và cho cả quy
hoạch thu hút đầu tư dài hạn
Có kế hoạch đầu tư hệ thống kho tàng có khả năng bảo quản lưu trữ nơng sản
trong thời gian dài: vẫn đảm bảo chất lượng tại các vùng chun canh chính ở đồng
bằng sơng Cửu Long. Đối với lúa gạo, phải xây dựng một hệ thống kho silo tương đối

hoàn chỉnh với sự tham gia liên kết công tư của các doanh nghiệp lớn
Cải thiện thương hiệu: xây dựng thương hiệu và niềm tin đối với người tiêu dùng,
nhất là các loại gạo đã có chỗ đứng trong thị trường nội địa bằng cách nâng cao chất
lượng gạo, tăng cường chiến dịch quảng bá sản phẩm tới các tỉnh thành khác.

2. Giải pháp phát triển thị trường xuất khẩu lúa gạo ở Việt Nam
2.1 Giải pháp hoàn thiện hoạt động cung ứng nguyên liệu
-

Giống: Cần nghiên cứu và đưa vào sử dụng các giống lúa đảm bảo các tiêu chí như có
hàm lượng dinh dưỡng cao, chất lượng hạt gạo tốt, có thời gian sinh trưởng ngắn…
Phân bón: Để đảm bảo nguồn phân bón phục vụ sản xuất, nhà nước nên xây dựng các
nhà máy phân urea trong nước để tận dụng lợi thế về nguồn khí thiên nhiên. Bên cạnh
đó, thị hiếu người tiêu dùng trên thế giới đang từng bước chuyển sang các loại gạo
sạch, ít sử dụng phân bón hóa học vơ cơ. Vì vậy, Nhà nước nên có chính sách khuyến
khích người dân sử dụng các loại phân bón hữu cơ, phân vi sinh, áp dụng các biện
pháp canh tác mới nhằm giảm lượng phân bón vơ cơ.

Downloaded by DO THI PHUONG THUy ()


×