Tải bản đầy đủ (.docx) (31 trang)

Chương 3 chứng khoán

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (447.36 KB, 31 trang )

Chương 3. ĐỊNH GIÁ CHỨNG KHỐN
Mục tiêu chính G3: Hiểu được sự huy động các nguồn tài trợ vốn cơ bản thơng qua các loại
chứng khốn như trái phiếu, cổ phiếu thường, cổ phiếu ưu đãi cho việc tiến hành đầu tư sản
xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Mục tiêu cụ thể
O3.1: Hiểu và vận dụng tính tốn định giá trái phiếu.
O3.2: Hiểu và vận dụng tính tốn định giá cổ phiếu.
Nội dung chương
3.1.

Trái phiếu

3.2.

Cổ phiếu

1.1. Trái phiếu – Bonds
O3.1
Hiểu và vận dụng tính tốn định giá trái phiếu
1.1.1. Một số vấn đề cơ bản về trái phiếu
a) Khái niệm
Là một loại chứng khốn xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu đối với
một phần vốn nợ của tổ chức phát hành (hay chủ thể phát hành). Người sở hữu trái phiếu có
thể:
-

Đem chuyển nhượng, trao tặng, để lại thừa kế

-

Chiết khấu



-

Thế chấp, cầm cố
Người sở hữu trái phiếu gọi là trái chủ (trái phiếu còn gọi là chứng khoán nợ).

Lãi định kỳ
Trái
phiếu khi
đáo hạn
Vốn gốc
b) Yếu tố của trái phiếu
 Yếu tố khách quan


Được thể hiện trên tờ trái phiếu bao gồm 3 yếu tố (có thể có tùy theo loại) xem như là sự
giao kết của nhà phát hành đối với trái chủ là người nắm giữ nó.
-

Mệnh giá (Marginal Value) – MV

-

Thời hạn (Times) – t

-

Lãi suất (Interest) – i
Từ đó tính được tiền lãi định kỳ: I = MV * i


 Yếu tố chủ quan
Phụ thuộc vào sự đánh giá chủ quan của nhà đầu tư đối với trái phiếu đó, hình thành nên
tỷ suất sinh lợi mong đợi của nhà đầu tư, ký hiệu là K D và nhà đầu tư dùng nó để định giá trái
phiếu khi tham gia mua bán trên thị trường.
 Các trường hợp định giá trái phiếu có thể xảy ra
-

Nếu KD < i: Nhà đầu tư sẽ chấp nhận mua trái phiếu cao hơn mệnh giá của trái phiếu

-

Nếu KD > i: Nhà đầu tư sẽ chấp nhận mua trái phiếu thấp hơn mệnh giá của trái phiếu

-

Nếu KD = i: Nhà đầu tư sẽ chấp nhận mua trái phiếu bằng với mệnh giá của trái phiếu

c) Chủ thể phát hành trái phiếu

d) Đặc điểm và phân loại trái phiếu


e) Nguyên tắc định giá trái phiếu
Là ra quyết định về giá trị lý thuyết của trái phiếu (GTLTCTP) một cách chính xác và
cơng bằng. GTLTCTP được xác định bằng tổng hiện giá của toàn bộ thu nhập nhận được
trong thời hạn hiệu lực của trái phiếu.
Định giá trái phiếu phải dựa vào tỷ suất sinh lợi mong muốn chủ quan của nhà đầu tư.
f) Các loại trái phiếu thông dụng hiện nay
1. Trái phiếu có thời hạn hưởng lãi định kỳ
2. Trái phiếu có thời hạn khơng hưởng lãi định kỳ

3. Trái phiếu vô thời hạn (trái phiếu vĩnh cữu) hưởng lãi định kỳ
1.1.2. Định giá trái phiếu
1.1.2.1. Trái phiếu có kỳ hạn hưởng lãi định kỳ hàng năm
V = I×
Cơng thức:

1- (1+ K D )-n
+ MV(1+ K D ) -n
KD


Trong đó:
-

I: Tiền lãi cố định được hưởng hàng năm.

-

KD: Tỷ suất lợi nhuận yêu cầu của nhà đầu tư.

-

MV: Mệnh giá trái phiếu.

-

n: Số năm còn lại cho đến khi trái phiếu đáo hạn (hiệu lực cịn lại)
Ví dụ: Ơng Ba mua trái phiếu Chính phủ có thơng tin ghi trên trái phiếu như sau: Mệnh

giá 100 ngàn đồng; lãi suất 8,5%/năm; thời hạn 5 năm, ngày phát hành: 21/10/2003; ngày đến

hạn 21/10/2008.
a. Định giá trái phiếu lúc mới phát hành?
b. Định giá vào ngày 21/10/2004? (Sau khi phát hành một năm)?
Biết rằng tỷ suất lợi nhuận nhà đầu tư yêu cầu là 12%/năm.
Giải
Lãi định kỳ hàng năm: I = 100.000 x 0,085 = 8.500 đồng.
a. Định giá trái phiếu lúc mới phát hành
V = 8.500 x

1−(1+ 0,12)−5
+100.000 x (1+ 0,12)−5 = 87.383,2833 đồng
0,12

b. Định giá trái phiếu sau 1 năm phát hành
4

V=∑
i=1

8.500
100.000
+
= 83.369,28 đồng.
i
( 1+ 0,12) (1+ 0,12) 4

1−(1+ 0,12)−4
(V = 8,5 x
+100 x 1,12−4 = 83,36928 nghìn đồng)
0,12

1.1.2.2. Trái phiếu có kỳ hạn hưởng lãi định kỳ nửa năm
Công thức:
2n

I /2

V = ∑ ( 1+ K
t =1

V = I/2 x

t

D

/2)

+

MV
(1+ K D /2)2 n

1−(1+ K D / 2)−2 n
−2 n
+ MV x (1+ K D / 2)
K D /2


Ví dụ: Có thơng tin về trái phiếu đơ thị của UBND TP. HCM mệnh giá 100.000 đồng;
kỳ hạn 2 năm; ngày phát hành 23/10/2003; ngày đến hạn 23/10/2005; lãi suất 8,52%/năm; trả

lãi định kỳ nửa năm. Giả sử nhà đầu tư yêu cầu tỷ suất lợi nhuận là là 10%/năm thì giá trái
phiếu này là bao nhiêu?
Giải
-

Tiền lãi định kỳ nửa năm của trái phiếu là:
I/2 = 100.000 x 0,0852/2 = 4.260 đồng.
4

4.260
100.000
+
= 97.376 đồng
t
(1+0,1/2)4
t =1 ( 1+ 0,1/2)

V=∑

V 4.260 x

1  1, 05 4
 100.000 x1, 05 4 97.367VND
0, 05

1.1.2.3. Trái phiếu có kỳ hạn khơng được hưởng lãi
Cơng thức:
MV

V = (1+ K


D

)n

Ví dụ: NH Đầu tư và phát triển Việt Nam phát hành trái phiếu không trả lãi định kỳ có n
= 10 năm và MV = 1.000 USD. Tỷ suất đòi hỏi của nhà đầu tư là 12 %/năm thì giá bán trái
phiếu được người mua chấp nhận là bao nhiêu?
Giải
Giá trái phiếu mà người mua có thể chấp nhận:
V=

MV
1.000
n =
10 = 322 USD
(1+ K D )
(1+0,12)

1.1.2.4. Trái phiếu vô thời hạn (vĩnh cữu) hưởng lãi định kỳ
V=
Cơng thức:

I
KD

Trong đó:
-

I là Tiền lãi mà nhà đầu tư được hưởng từ trái phiếu


-

KD chính là tỷ suất lợi nhuận (kỳ vọng sinh lời) nhà đầu tư đòi hỏi từ việc đầu tư trái
phiếu đó.


Ví dụ: Một trái phiếu được hưởng lãi $50 một năm trong suốt thời gian vô hạn và nhà
đầu tư kỳ vọng suất sinh lợi KD = 12%/năm. Hãy định giá trái phiếu này?
Giải
V = 50/ 0,12 = $ 416,67.
Chú thích: Loại trái phiếu này ở Việt Nam hiện nay chưa có.
1.1.3. Lợi suất đầu tư trái phiếu - YTM (Yield To Maturity)
Nếu biết trước được giá trái phiếu (P) ngoài thị trường và các yếu tố khác như: lãi hàng
năm được hưởng, mệnh giá hoặc giá thu hồi của trái phiếu trước hạn và thời hạn của trái
phiếu; ta có thể xác định được tỷ suất sinh lợi hay lợi suất đầu tư của trái phiếu theo phương
trình dưới đây:

1  (1  YTM )  n
P Ix
 MVx (1  YTM )  n
YTM
Ví dụ: Giả sử bạn mua một loại trái phiếu có mệnh giá 1.000$, thời hạn 14 năm và được
hưởng lãi suất hàng năm là 15% với giá là 1.368,31$. Bạn giữ trái phiếu này cho đến khi đáo
hạn thì lợi suất đầu tư của trái phiếu này là bao nhiêu? Giải phương trình dưới đây bằng máy
tính tài chính hoặc dùng Excel ta được YTM = 10%.
Giải

150 x
=>


1  (1  X )  14
 1.000 x(1  X )  14 1.368, 31
X
X = YTM = 10%.


1.1.4. Phân tích sự biến động của giá trái phiếu

Các biến I và MV không thay đổi sau khi trái phiếu được phát hành, trong khi các biến
n và KD thường xuyên thay đổi theo thời gian và tình hình biến động lãi suất trên thị trường.
Phân tích mối quan hệ giữa trái phiếu và các biến này, ta có thể thấy có 4 quan hệ đáng chú ý
sau:
Quan hệ thứ nhất: Nếu những yếu tố khác không đổi, giá trái phiếu giảm dần khi thời
gian hiệu lực của trái phiếu giảm dần.
Quan hệ thứ hai: Giá trị của trái phiếu có quan hệ trái chiều với tỷ suất lợi nhuận mà

Tỷ suất
lợi nhuận

Giá trái
phiếu

G iảm

Tăng

nhà đầu tư yêu cầu.

Quan hệ thứ ba: Giá thị trường của trái phiếu sẽ nhỏ hơn mệnh giá nếu nhà đầu tư yêu

cầu tỷ suất lợi nhuận cao hơn lãi suất công bố trên thị trường trái phiếu và ngược lại.


Lãi suất gia tăng
Giá trái phiếu giảm
Thời gian tiến gần đến ngày đáo hạn => Thị giá của trái phiếu tiến dần đấn mệnh
giá.
Quan hệ thứ tư: Trái phiếu dài hạn có rủi ro lãi suất cao hơn trái phiếu ngắn hạn. Ta có
cơng thức tính độ co giãn giá trái phiếu như sau:
e

=

% thay đổi giá trái phiếu
% thay đổi lãi suất

Ví dụ: Phân tích biến động giá trái phiếu A và B theo lãi suất thị trường, với thông tin
cho ở bảng sau:
Lãi suất thị trường
5%
10%
15%
20%
25%

Giá trị trái phiếu
Trái phiếu A(1 năm) Trái phiếu B(14 năm)
1095,24
1989,86
1045,45

1368,33
1000,00
1000,00
958,33
769,47
920,00
617,59


Giải
Độ co giãn của trái phiếu
-

Trái phiếu 1 năm: e = [(1095,24 – 1000)/1000]: [(5 – 15)/15] = -0,14.

-

Trái phiếu 14 năm: e = [(1989,86 – 1000)/1000]: [(5 – 15)/15] = -1,48.
Dựa vào độ co giãn trên ta có thể kết luận rằng: Khi lãi suất thay đổi, giá của trái phiếu

thay đổi theo và trái phiếu nào có thời hạn dài hơn sẽ có mức biến động giá theo lãi suất lớn
hơn tức là có độ rủi ro lãi suất cao hơn.
1.1.5. Quyết định đầu tư trái phiếu

Lưu ý: Giá trị lý thuyết và giá trị thị thường ít khi ngang bằng nhau.
-

Giá trị lý thuyết lớn hơn giá trị thị trường => Mua trái phiếu.

-


Giá trị lý thuyết nhỏ hơn giá trị thị trường => Bán trái phiếu.

1.2. Cổ phiếu


1.2.1. Một số vấn đề cơ bản về cổ phiếu (Some of Basic Problems About Stocks)
g) Khái niệm
Cổ phiếu là loại chứng khốn xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu (cổ
đông) đối với một phần vốn góp của tổ chức phát hành và cổ phiếu cịn gọi là chứng khốn
vốn.
h) Phân loại và đặc điểm chung của cổ phiếu
-

Cổ phiếu ưu đãi được chia cổ tức theo một tỷ lệ cam kết nhất định hàng năm mà
không phụ thuộc vào kết quả kinh doanh của công ty.

-

Cổ phiếu thường (cổ phiếu phổ thông) được chia cổ tức theo chính sách cổ tức của
cơng ty và phụ thuộc vào lợi nhuận kinh doanh của công ty hàng năm.

-

Hai loại cổ phiếu đều có chung đặc điểm là vô thời hạn.

i) Đặc điểm của cổ phiếu thường


j) Phân biệt cổ phiếu ưu đãi và cổ phiếu thường


1.2.2. Nhóm tỷ số đánh giá cổ phiếu
Đây là nhóm tỷ số phản ánh giá cổ phiếu của công ty và được sự quan tâm đặc biệt của
các nhà đầu tư vì thơng qua các tỷ số này nó phản ánh kết quả sinh lợi từ việc đầu tư vào cổ
phiếu của công ty.


1.2.2.1. Thu nhập trên một cổ phiếu (EPS) - Earning Per Share
Phản ánh mức thu nhập cho mỗi cổ phiếu của cổ đơng (nhà đầu tư).
Cơng thức

EPS =

Lãi rịng−Cổ tức ưu đãi
Số cổ phiếu thường đang lưu hành

Ví dụ: Giả sử LR = 2.880 trđ, cơng ty có 780 ngàn cổ phiếu thường đang lưu hành và
khơng có cổ phiếu ưu đãi.
Như vậy: EPS = 2.880 / 780 = 3,7 ngàn đồng/CP.
1.2.2.2.

Cổ tức trên một cổ phiếu (DPS) – Divident Per Share

Là một phần của lãi rịng mà cơng ty chia cho cổ đông dưới dạng cổ tức.
Công thức

DPS =

Lãi ròng−Cổ tức ưu đãi−Lợi nhuận giữ lại
Số cổ phiếu thường đang lưu hành


Ví dụ: Tỷ lệ thanh tốn cổ tức là 25%.
Khi đó: Cổ tức = 2.880 x 25% = 720 trđ
=> DPS = 720/780 = 0,9 ngàn đồng/CP
1.2.2.3. Tỷ số giá cổ phiếu trên thu nhập một cổ phiếu (P/E)
Phản ánh để được một đồng thu nhập trong tương lai thì nhà đầu tư phải bỏ ra bao
nhiêu đồng để đầu tư vào cổ phiếu đó. Giả sử rằng, thu nhập khơng đổi thì P/E sẽ cho nhà đầu
tư biết được thời gian thu hồi vốn đầu tư của mình là bao lâu.
Cơng thức

P/E =

Thị giá của một cổ phiếu
Thunhập một cổ phiếu EPS

Ví dụ: Giá cổ phiếu P = 74 ngàn đồng/CP, EPS = 3,7 ngàn đồng.
Khi đó: P/E = 21.


Nghĩa là phải trả cho một đồng thu nhập là 21 đồng và nếu thu nhập khơng đổi thì phải
mất 21 năm mới hoàn vốn.
Để ý: Nếu lấy nghịch đảo của tỷ số này tức là E/P thì được tỷ suất sinh lợi trên vốn đầu
tư là: 5%.
Nhận xét: Tỷ số P/E phụ thuộc vào hai điều là triển vọng thu nhập của nó trong tương
lai và rủi ro để có được thu nhập đó. Nếu P/E càng cao thì điều đó có nghĩa là nhà đầu tư dự
kiến tốc độ tăng cổ tức cao trong tương lai. Tỷ số P/E có ý nghĩa quan trọng trong việc định
giá cổ phiếu mà ta sẽ xem xét dưới đây.
1.2.2.4. Tỷ giá thị giá cổ phiếu trên thư giá cổ phiếu (M/B)
Tỷ số này phản ánh thị trường đánh giá cổ phiếu của công ty như thế nào.
Công thức


M/B =

Thị giá cổ phiếu
Thư giá cổ phiếu

Ví dụ: Vốn chủ sở hữu E = 38.560 trđ, số CP lưu hành = 780 ngàn cổ phiếu. Thị giá cổ
phiếu = 74 ngàn đồng.
Khi đó: Thư giá cổ phiếu B = 38.560/780 = 49,4 ngàn đồng/CP
=> M/B = 74/49,4 = 1,5 lần


1.2.3. Định giá cổ phiếu
1.2.3.1. Định giá cổ phiếu ưu đãi (Preferred Stock)
Cổ phiếu ưu đãi nhận cổ tức cố định hàng năm và có tính chất như trái phiếu nhưng
khơng có đáo hạn
Cơng thức

V =

Dp
Kp

Trong đó:
-

DP là cổ tức hàng năm của cổ phiếu ưu đãi.

-


KP là tỷ suất lợi nhuận nhà đầu tư u cầu.
Ví dụ: Cơng ty REE phát hành cổ phiếu ưu đãi mệnh giá 1 triệu đồng và tuyên bố trả cổ

tức hàng năm là 9%. Giả sử bạn là nhà đầu tư đòi hỏi tỷ suất lợi nhuận là 14%/năm khi mua
cổ phiếu này thì bạn định giá cổ phiếu này là bao nhiêu?
Giải
-

Cổ tức hàng năm của cổ phiếu: DP = 1.000.000 x 0,09 = 90.000

-

Giá cổ phiếu là: V= 90.000 / 0,14 = 642.857 đồng.

1.2.3.2. Định giá cổ phiếu phổ thơng
Mơ hình chiết khấu theo dòng tiền
 Nhà đầu tư nắm giữ cổ phiếu mãi mãi
Công thức



D

t
V = ∑ ( 1+ K
t =1

e

)t


Trong đó:
-

Dt là cổ tức được chia ở thời kỳ t

-

Ke là tỷ suất lợi nhuận đòi hỏi của nhà đầu tư.

 Nhà đầu tư chỉ nắm giữ cổ phiếu m năm, sau đó bán lại
Cơng thức

V=

D1

D2
Dm
Pm
+
+…+
+
m
m
(1+ K e )1 (1+ K e )2
( 1+ K e ) (1+ K e )


Với Pm là giá bán trên thị trường sau m năm nắm giữ cổ phiếu

Mơ hình chiết khấu theo cổ tức
 Trường hợp tốc độ tăng trưởng cổ tức (g) không đổi
Công thức

V=

D0 (1+ g)1 D 0 (1+ g)2
D0 (1+ g )n
D0 ( 1+ g )∞
+
+…+
+…+
n

(1+ K e )1
(1+ K e )2
( 1+ K e )
( 1+ K e )

Trong đó:
-

D0 là cổ tức năm vừa qua của cổ phiếu, g là tốc độ tăng trưởng cổ tức và K e là tỷ suất
lợi nhuận kỳ vọng của nhà đầu tư.

-

Cổ tức kỳ vọng ở cuối kỳ n, ký hiệu Dn = D0*(1+g)n.
Từ công thức này người ta chứng minh được công thức định giá cổ phiếu nếu nhà đầu tư


giữ nó mãi mãi (theo mơ hình Gordon) như sau:

V=

D 0 (1+ g)
D1
=
K e −g
K e −g

Ví dụ: Năm trước công ty LNK trả cổ tức là 40.000 đồng. Cổ tức cơng ty này được kỳ
vọng có tốc độ tăng trưởng 6% mãi mãi trong tương lai. Hỏi giá cổ phiếu là bao nhiêu nếu nhà
đầu tư đòi hỏi tỷ suất lợi nhuận là 14%?
Giải
D1 = 40.000 (1+ 0,06) = 42.400 đồng.
V = 42.400 / (0,14 – 0,06) = 530.000 đồng
 Trường hợp tốc độ tăng trưởng cổ tức (g) bằng không

V =
Nhận xét:

D0
Ke


Mặc dù ít khi có cổ phiếu nào có tốc độ tăng trưởng bằng 0 mãi nhưng với những cổ
phiếu nào đó có cổ tức ổn định và duy trì trong một thời gian dài thì cơng thức này có thể sử
dụng để xác định gần đúng giá cổ phiếu.
Cổ phiếu ưu đãi có thể xem như là loại cổ phiếu có tốc độ tăng trưởng cổ tức bằng
khơng.

 Trường hợp tốc độ tăng trưởng cổ tức (g) thay đổi
Giả sử một cổ phiếu nào đó có tốc độ tăng trưởng là g 1 trong t1 năm đầu, sau đó ổn định
tốc độ g2 mãi mãi.
Công thức
Hay gọn hơn

t1

V=∑
t =1

t1

V=∑
t =1

D0 (1+ g1 )t
t

(1+ K e )



+



D t (1+ g2)t

t=t 1 +1


1

(1+ K e )t

D t +1
D0 (1+ g1 )t
+
t
t
(1+ K e )
( 1+ K e ) (K e −g2 )
1

1

Cơng thức sử dụng bấm nhanh từ máy tính tài chính cá nhân

V = [(1+g1)1(1+Ke)-1+(1+g1)2(1+Ke)-2+…+(1+g1)t1(1+Ke)-t1+…+
(1+g1)t1(1+Ke)-t1(1+g2)(Ke –g2)-1] x D0
Ví dụ: Năm trước công ty LKN trả cổ tức là 40.000 đồng. Cổ tức cơng ty này được kỳ
vọng có tốc độ tăng trưởng 6%/năm trong 5 năm đầu, sau đó tốc độ tăng trưởng cổ tức chỉ còn
5% mãi mãi. Hỏi giá cổ phiếu là bao nhiêu nếu nhà đầu tư đòi hỏi tỷ suất lợi nhuận là
14%/năm?
Giải
Bước 1: Cổ tức của công ty trong 6 năm đầu như sau:
Năm 1: D1 = 40.000 (1+0,06)1 = 42.400 đồng.
Năm 2: D2 = 40.000(1+0,06)2 = 44.944 đồng.
Năm 3: D3 = 40.000(1+0,06)3 = 47.641 đồng.
Năm 4: D4 = 40.000(1+0,06)4 = 50.499 đồng.

Năm 5: D5 = 40.000(1+0,06)5 = 53.529 đồng.
Năm 6: D6 = D5(1+0,05) = 53.529 (1+0,05) = 56.205 đồng.
Bước 2: Hiện giá cổ tức của 5 năm đầu như sau:


Năm 1: 42.400/(1+0,14)1 = 37.193 đồng.
Năm 2: 44.944 /(1+0,14)2= 34.583 đồng.
Năm 3: 47.641 /(1+0,14)3 = 32.156 đồng.
Năm 4: 50.499 /(1+0,14)4 = 29.899 đồng.
Năm 5: 53.529 /(1+0,14)5 = 27.801 đồng.
=> Tổng hiện giá cổ tức 5 năm đầu V1:
V1 = 37.193 + 34.583 + 32.156 + 29.899 + 27.801 = 161.632 đồng.
Bước 3: Giá cổ phiếu LKN vào năm thứ 5 theo mơ hình Gordon là:
V2 = D6/(Ke – g2) = 56.205/(0,14 – 0,05) = 624.500 đồng
=> Hiện giá cổ phiếu vào năm thứ 5 - PV(V2) là:
PV(V2) = 624.500/(1+0,14)5 = 324.346 đồng.
Bước 4: Giá cổ phiếu của công ty LNK nếu cổ tức thay đổi qua hai giai đọan là:
V = V1 + PV(V2) = 161.632 + 324.346 = 485.978 = 486.000 đ
Cách giải bấm máy tính tài chính trực tiếp:
V = (1,061x 1,14−1 + 1,062 x 1,14−2 + 1,063 x 1,14−3 + 1,06 4 x 1,14−4 + 1,065 x 1,14−5 + 1,065
x 1,14−5x 1,05 x 0,09−1) x 40 = 485,9813 = 486 ngàn VNĐ.
1.2.4. Lợi suất đầu tư cổ phiếu
Ở đây khơng cịn khái niệm định giá mà vấn đề đặt ra là khi bạn chấp nhận mua cổ
phiếu với giá thị trường (P0) thì lúc đó tỷ suất sinh lợi gọi là lợi suất sẽ là bao nhiêu khi bạn
chấp nhận giao dịch đó.
1.2.4.1. Lợi suất cổ phiếu ưu đãi
Cơng thức

KP = DP / P0


Ví dụ: Gía thị trường của một cổ phiếu ưu đãi có mệnh giá 100 USD trả cổ tức 10%/năm là
91,25 USD. Lợi suất đầu tư của cổ phiếu này là: KP = 10/91,25 = 10,96%
1.2.4.2.

Lợi suất cổ phiếu thường với tốc độ tăng trưởng (g) không đổi

Bạn đọc sử dụng 4 Công thức dưới đây để giải bài tập và tự chứng minh nó:
P0 = D1/(Ke – g)

(1)

g = Ke – (D1/P0)

(3)

Ke = (D1/P0 ) + g

(2)

g = (P0Ke – D0)/ (D0 + P0) (4)


1.2.5. Đầu tư cổ phiếu
Hoạt động đầu tư cổ phiếu của DN là việc DN bỏ vốn ra mua cổ phiếu trên thị trường
OTC hoặc trên thị trường niêm yết nhằm mục tiêu lợi nhuận. Lợi nhuận có được từ hoạt
động đầu tư cổ phiếu bao gồm cổ tức được hưởng và lợi vốn do cổ phiếu tăng giá.
Nhìn chung khi đầu tư cổ phiếu, các DN thường nhắm vào mục tiêu cổ tức hay lợi vốn
tùy theo tình hình cho phép trong ngắn hạn hay dài hạn.



TĨM TẮT CHƯƠNG 3
-----o0o----Chứng khốn là những loại giấy tờ có giá có nghĩa là có thể chuyển đổi được ra tiền mặt
gọi là tính thanh khoản của nó. Trong phạm vi mơn học Quản trị tài chính ta chỉ đề cập hai
loại chứng khoán chủ yếu là chứng khoán nợ và chứng khoán vốn, cơ sở để nhà đầu tư bỏ vốn
đầu tư và các công ty sử dụng để huy động vốn sản xuất kinh doanh trong trung dài hạn.
Chứng khoán nợ là các loại trái phiếu, nhà phát hành là con nợ còn nhà đầu tư là chủ
nợ. Định kỳ nhà đầu tư được hưởng lãi từ nhà phát hành trả và đến khi đáo hạn nhà phát hành
phải chuộc lại trái phiếu đó bằng chính mệnh giá ghi trên trái phiếu đó cho nhà đầu tư.
Chủ thể phát hành có thể là các cơng ty cổ phần và Nhà nước. Trái phiếu được giao dịch
trên thị trường chứng khoán sơ cấp khi phát hành lần đầu và mua đi bán lại trên thị trường
chứng khoán thứ cấp; giá cả dao động theo quan hệ cung cầu trên thị trường của chứng khốn
đó.
Ngồi các yếu tố mệnh giá, lãi suất và thời gian của trái phiếu được thể hiện bắt buộc
trên trái phiếu nhà đầu tư định giá trái phiếu từ quan điểm chủ quan của mình về loại trái
phiếu đó thơng qua tỷ suất sinh lợi kỳ vọng KD của mình và cũng theo quan hệ cung cầu của
chứng khốn đó trên thị trường để từ đó bỏ vốn tham gia đầu tư.
Chứng khốn vốn là các loại cổ phiếu bao gồm cổ phiếu thường (phổ thơng) và cổ phiếu
ưu đãi nói chung, giao dịch lần đầu lúc mới phát hành trên thị trường sơ cấp. Người mua cổ
phiếu của công ty gọi là cổ đông và trở thành người chủ của công ty. Cổ phiếu có đặc điểm là
vơ thời hạn (nó khơng được cơng ty hồn vốn trực tiếp nhưng nhà đầu tư có thể giao dịch mua
bán trên thị trường thứ cấp và vì vậy nó có tính rủi ro cao hơn trái phiếu). Cổ phiếu ưu đãi có
đặc điểm giống như trái phiếu ở chỗ nó được trả cổ tức định kỳ cịn cổ phiếu thường được trả
cổ tức theo chính sách cổ tức của công ty phụ thuộc vào chiến lược kinh doanh của công ty.
Người ta định giá cổ phiếu theo mơ hình CAPM hoặc theo mơ hình dịng tiền Gordon
và người ta cũng mua bán cổ phiếu theo quy luật cung cầu hàng hóa trên thị trường chứng
khốn.


CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP CHƯƠNG 3
-----o0o----BÀI TẬP TỰ LUẬN

Bài 1: Cổ phiếu SAM đang được mua bán trên thị trường với giá 37.100 đồng/CP. Thu nhập
của công ty (Earnings) được dự đoán sẽ tăng trưởng ở mức 8,5%/năm trong dài hạn. Công ty
hiện trả cổ tức 1.600 đồng/CP.
a. Giả định rằng tỷ lệ tăng trưởng của cổ tức (g) cũng được duy trì liên tục như ở mức
tăng trưởng thu nhập của cơng ty. Anh (chị) hãy tính tỷ suất lợi nhuận yêu cầu (K e)
của các nhà đầu tư?
b. Do ảnh hưởng của lạm phát khiến nhà đầu tư đòi hỏi lợi nhuận cao đến 18%, trong khi
độ tăng trưởng cổ tức (g) không thay đổi. Hỏi giá cổ phiếu sẽ là bao nhiêu?
ĐS:

a/ 13,2%/năm

b/ 18.274 VNĐ

Bài 2: Một nhà đầu tư cá nhân hiện đang nắm giữ ba loại cổ phiếu. Cổ phiếu SAM, AGF và
REE hiện đang trả cổ tức lần lượt là 1.600; 2.400; và 1.200 đồng. Theo kỳ vọng chủ quan của
nhà đầu tư này thì cố phiếu SAM sẽ được chi trả cổ tức tối thiểu ở mức này mãi mãi trong dài
hạn. Cổ phiếu AGF sẽ chi trả cổ tức với mức tăng trưởng 10% trong vịng 3 năm, sau đó sẽ
duy trì tỷ lệ tăng trưởng cổ tức ở mức tối thiểu mãi mãi là 6%/năm trong dài hạn. Cổ phiếu
REE sẽ chi trả cổ tức với mức tăng trưởng 12% vào năm tới, sau đó tỷ lệ tăng trưởng cổ tức
của cổ phiếu REE sẽ được duy trì ở mức 10%/năm trong vịng 5 năm (có nghĩa là cho hết năm
thứ 6). Sau đó tỷ lệ tăng trưởng cổ tức sẽ bằng 0.
a. Với tỷ suất lợi nhuận yêu cầu Ke = 12%, anh (chị) hãy cho biết giá của mỗi cổ phiếu là
bao nhiêu? Giá đó là giá lý thuyết hay giá thị trường?
b. Anh (chị) hãy tính tốn lại giá của ba cổ phiếu nói trên nếu như có lạm phát xảy ra
khiến cho tỷ suất lợi nhuận Ke tăng thêm một mức bằng tỷ lệ lạm phát là 7%/năm.
ĐS:
V(SAM ) = 13.333 VNĐ; V(AGF) = 47.115 VNĐ; V(REE) = 16.025 VNĐ
V(SAM)= 8.421 VNĐ; V(AGF)= 21.621 VNĐ;V(REE)= 9.629 VNĐ
Bài 3: Công ty của bạn đang xem xét đầu tư trái phiếu có mệnh giá 1.000 USD thời hạn 20

năm không trả lãi định kỳ. Nếu tỷ suất lợi nhuận yêu cầu là 7%/năm, công ty sẵn sàng mua
trái phiếu đó giá bao nhiêu? Chuyện gì sẽ xảy ra nếu công ty của bạn trả cao hơn hoặc thấp
hơn mức giá này?



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×